*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Biên tập: Bột
Rõ ràng là Cận Tiêu không nhớ được anh. Đừng thấy cô mỏng manh, liễu yếu đào tơ mà cho rằng cô cũng giống như những cô gái khác. Thực chất, cô luôn thận trọng từng li từng tí, thường giữ mọi chuyện trong lòng.
Tuy sắc sảo, cô hiếm khi để bụng tới những chuyện không liên quan tới mình. Cận Tiêu xử lý mọi việc như vậy đấy, đôi lúc cậu Tư có giận, nhưng cũng không hết cách với cô.
Cô sẽ không nhớ anh Dương Dương gì đó đâu. Nếu không tin có thể hỏi thử, xem cô còn nhớ trúc hay củi khô viết chữ gì đó không. Chắc chắn cô sẽ không hiểu được.
Cậu Tư nhận trà rồi thổi nguội, mặt mày vẫn lạnh nhạt, chút tự giễu cũng bị tầm mắt che khuất. Hương trà dày đặc bốc lên tới cổ rồi tản mất. Mới nhấp ngụm đầu có hơi nóng, nhưng dần dần sẽ cảm nhận được chút nhẹ nhàng, khoan khoái.
Cuộc sống yên bình trong chốc lát này do anh liều mạng giành được, vậy càng phải giữ trong tầm tay, không để người khác cướp mất. Cận Tiêu để bụng, phớt lờ, nghi ngờ hay không nghi ngờ chuyện thôn Đại Liên và nhà nội nhà họ Cận, anh cũng sẽ không hé răng nửa lời.
Những đứa trẻ sinh ra trong an yên, thường cho rằng hạnh phúc thật bền vững, có thế nào cũng sẽ không sụp đổ. Bởi khi họ chào đời, có cha mẹ che chở đã là bức tường thành kiên cố nhất rồi. Ngày sau có sầu muộn, chỉ là nhà này kiếm được hơn họ chút tiền, nhà kia có người quyền cao chức trọng. Nhưng liệu họ có lo trời kia sập xuống hay không? Hẳn là không rồi, cứ nhàn hạ rảnh rang, nâng ly cạn chén, đâu mảy may nảy sinh chút sầu lo, cảnh giác?
Anh không giống vậy. Anh biết suôn sẻ ngắn ngủi và mong manh tới mức nào, non nửa chúng sẽ chỉ như vẻ tươi cười của cha anh mà thôi. Phải xem thời, phải nắm chắc cái “chốc lát” này. Anh dồn hết sức lực, khả năng xây dinh thự nhà họ Nhan ở Thiều Quan, vậy không phải để ý tới nét mặt của người khác, càng không phải lo chuyện sống chết ngày mai.
Từ một thiếu niên yếu đuối tiến được đến ngày hôm nay, lòng cảnh giác đã dần ăn sâu bén rễ trong anh. Mỗi nửa đêm choàng tỉnh sau giấc mộng hay mỗi một lần thất bại, bóng ma kia lại được dịp xuất hiện, len lỏi vào từng kẽ rạn.
Mọi nguy hiểm đều có thể dẫn tới sụp đổ, mà thất bại thường là thể nghiệm cắt da cắt thịt qua những hy sinh và đổ máu. Để rủi ro chất đống vốn không hề chắc chân, đó không phải việc anh sẽ làm.
Anh đặt chén trà xuống, nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh nắng vẫn chói chang như trước. Rèm cửa khép lại quá nửa, chỉ còn lại chút khe hở nho nhỏ, một, hai tia nắng chói mắt thoáng qua cũng bị che mắt.
Cận Tiêu đang nghiêng người thu dọn chén trà. Do đi gấp, họ không mang theo cả hầu gái hay bà mụ. Nay chỉ có một sĩ quan đi cùng, những việc này ắt đến tay cô.
Xe lửa xóc nảy, cậu Tư đưa tay cầm ấm trà giúp cô, giọng còn khàn khàn vì mới tỉnh: “Đáng lẽ phải đưa Oanh Yến hoặc mẹ Ngô theo, không để em phải động tay vào mấy việc này.”
Sĩ quan Lưu đi hứng nước nóng về nghe anh nói vậy, bèn cuống cuồng bỏ món đồ trong tay xuống, giành việc Cận Tiêu đang làm. Anh ấy là đàn ông, làm thì vẫn làm được, nhưng chung quy vẫn vụng về lắm.
Sĩ quan Lưu vừa thu dọn vừa nghe Cận Tiêu dặn, nào là phải rửa sạch chén, nào là rửa xong để chén ở đâu. Cận Tiêu còn đang kiên nhẫn dặn dò, cậu Tư đã cau mày, ngứa mắt vẻ vụng về của anh ấy: “Đến Phong Châu rồi đi xem thử đi, mua hầu gái về đỡ việc.”
Cậu Tư vừa tỉnh đã lạnh mặt, chắc hẳn là ngủ không ngon giấc. Mấy việc mình làm đều không được thuận mắt, sĩ quan Lưu đành im lặng, cúi đầu thu dọn nốt.
Cận Tiêu thấy vậy thì đẩy anh ấy: “Anh đi vội thế mà, được thế này là tốt lắm rồi.”
Cô lại xua tay với sĩ quan Lưu, bảo anh ấy ra ngoài trước rồi mới nói: “Cậu tưởng mua hầu gái giống mua trái cây hay sao? Mua không cẩn thận còn thêm phiền.”
Lúc này chỉ còn hai bọn họ, cậu Tư mới “ừm” một tiếng, không giận cá chém thớt nữa. Anh xoay cổ, miệng vẫn phàn nàn nhưng đã mềm giọng, như cáu kỉnh với đồng bạn: “Ngủ kiểu gì mà đau hết mình mẩy.”
Cận Tiêu cười, vừa đưa tay xoa bóp gáy giúp anh vừa giễu cợt: “Vậy đừng mua hầu gái nữa, thuê người xoa bóp là được rồi.”
Toa tàu vốn nóng bức, quạt chạy vù vù nhưng vẫn hầm hập như lồng hấp. Mở cửa sổ cho gió lùa cũng đều là gió nóng, táp lên e là bỏng rát nửa mặt. Cận Tiêu mới chạm vào nước, lúc này đặt lên gáy làm cậu Tư không kìm được mà thở nhẹ một hơi.
Sau giấc mơ nặng lòng kia, tỉnh dậy lại ê ẩm toàn thân khiến anh bực bội không thôi. Lúc trước quên béng mất, giờ anh mới hỏi cô: “Anh ngủ bao lâu, có đè tê vai em không?”
Cô xoa bóp giúp thoải mái thật, nhưng tay trái không dùng được sức. Cậu Tư xoay người, giữ lấy tay cô: “Hết đau rồi.”
Cận Tiêu rút tay lại, đáp: “Chưa đến một tiếng.”
Cô không muốn nhắc thêm về vai với anh nữa, tránh lân thêm chuyện rồi thành mua hầu gái gì đó cho cô. Cận Tiêu đưa tay kéo rèm: “Bao lâu nữa mới đến?”
Cậu Tư lại gần, lúc mới lên tàu, ngoài cửa sổ vẫn là ruộng lúa, lúc này đã dần biến thành lúa mạch và ngô rồi. Anh ngắm với cô một lúc, sau đó nói: “Còn lâu nữa, tối muộn mới đến nơi.”
Anh gần như bao lấy cô, toàn thân áp xuống nhìn khe hở nho nhỏ của rèm kia. Nếu rèm hé nhiều sẽ rất chói mắt, nửa kín nửa hở như vậy lại giống hai đứa bé đang xem trộm kịch đèn chiếu (1). Cận Triêu nhìn về phía trước. Đây là lần đầu tiên cô rời nhà tới một nơi xa thế này, lần trước đó là lúc ngồi tàu tới Thiều Quan. Nghe cậu Tư nói, có lẽ Phong Châu còn xa hơn Thiều Quan nhiều.
(1) Kịch đèn chiếu
Cô đưa tay chỉ chú chim bay ngoài cửa sổ mà cười: “Ồ… Vậy chúng ta có thể cùng ngắm mặt trời lặn rồi.”
Cận Tiêu ngắm một lúc lại sực nhớ tới gì, tiếp đó quay đầu hỏi anh: “Cậu từng vượt biển, chắc thấy mặn trời lặn trên biển rồi nhỉ? Cảnh đó thế nào?”
Anh hiểu vì sao Cận Tiêu đột nhiên nhắc tới chuyện này, chung quy vẫn do vài trang sách từng đọc khiến cô nhớ tới mà thôi. Cậu Tư thầm nghĩ vậy, ngoài mặt vẫn tỏ vẻ kiên nhẫn đáp.
“Trên biển ấy à…” Anh lau mồ hôi trên trán cô, sau còn định bóp mũi nhưng Cận Tiêu tránh được. Vì người đầy mồ hôi dính dấp, cô không muốn gần gũi cho lắm. Anh đành phải sửa lại tóc giúp cô, vẫn chơi xấu bằng được: “Phải nói bắt đầu từ đâu nhỉ? Hay là nói từ “đã băng qua Biển Đỏ từ sớm” nhé.”
Cận Tiêu ngẩn người, nhận ra là anh đang trêu mình. Bởi câu anh vừa nhắc đến là dòng thứ nhất tại trang đầu của cuốn sách trên bàn. Cô cầm cuốn tiểu thuyết kia lên tàu lâu lắm rồi, nhưng thẻ đánh dấu sách vẫn còn nằm ở trang đầu tiên, nơi kể về chiếc du thuyền Pháp đang tiến về phía Trung Quốc.
Cô muốn cãi lại, cậu Tư đã cướp lời.
“Khi hoàng hôn tới, bọn anh sẽ ngồi trên boong tàu. Gió biển lúc chạng vạng lớn hơn, nhưng cũng mát lắm.”
Anh vào chuyện, bắt đầu kể lại những trải nghiệm trước đó cho cô nghe. Từ con tàu lênh đên trên Thái Bình Dương vào lúc mặt trời lặn như đang hướng đến những tia nắng cuối cùng, tới người hầu Ấn Độ cung kính và ông cụ ca hát lúc chập tối, tất cả đều khiến Cận Tiêu ngồi yên, lắng nghe tới mê mẩn, mê mẩn tới mức quên cả lời trêu đùa vừa rồi của anh.
Anh kể có ả đàn bà da trắng thượng đẳng, luôn xem thường những người da màu trên thuyền. Có vẻ như ông trời cũng gai mắt vẻ phách lối đó, nên đã nổi trận gió thổi bay tóc giả của bà ta, để lộ cái đầu trụi lủi. Cận Tiêu tưởng tượng cảnh ả đàn bà da trắng vừa ôm đầu, vừa đuổi theo tóc giả mà không nhịn được cười.
Cô cứ cười mãi, vừa quệt nước mắt ở khóe mắt vừa hỏi anh: “Vậy cậu thì sao? Cậu cũng cười theo à?”
Cậu Tư gật khẽ, có lẽ cũng đang nhớ lại tình cảnh lúc đó. Anh đưa tay ôm eo cô, nói bằng giọng uể oải: “Trông bà ta tức cười lắm, cả mấy người áo mũ chỉnh tề và lịch sự phía sau còn cười, sao anh lại không?”
Chính Cận Tiêu cũng thấy buồn cười, nhưng vẫn tỏ ra nghiêm túc, đẩy anh: “Chắc bà ta sẽ nghĩ cậu không phải người lịch thiệp.”
“Ừm.” Cậu Tư nghĩ tới đây, mặt mang theo vẻ trào phúng: “Bà ta cũng mắng anh không lễ phép, là loại hạ đẳng chưa được khai hóa thật.”
Giọng kể của anh không vui vẻ chút nào, vậy là biểu cảm nhẹ nhõm của Cận Tiêu cũng mau chóng biến mất. Anh một thân một mình lang bạt bên ngoài, không rõ đã nếm trải bao đắng cay. Cậu Tư thấy biểu cảm của cô thì cong khóe miệng: “Sao nào, thấy oan ức thay anh à?”
Cô đánh mắt đi nơi khác lại bị cậu Tư bắt kịp. Anh cười hỏi, khiến cô trở thành người bị bắt nạt. Cận Tiêu đành kiên trì trả lời: “Bà ta thẹn quá hóa giận, nhưng cũng không nên sỉ nhục người khác như thế.”
Lời này vốn đã mang ý bênh vực cậu Tư. Cận Tiêu ngước mắt, cảm thấy anh không phải người để mình chịu thiệt, cô hoài nghi: “Cậu trả lời bà ta thế nào?”
Anh nhún vai: “Không có gì, chỉ nói ‘Lễ phép cũng không khiến tóc mọc dài hơn được’.”
Đó chính là không để mình chịu thiệt. Cậu Tư rũ mắt, nắm tay cô: “Người Hoa luôn nghĩ phải nhẫn nhịn, phải tỏ ra lễ độ mới đẹp lòng người khác.”
“Nhưng trên thế gian này, xưa nay đều lấn yếu sợ mạnh. Nếu không có khả năng, còn nhẫn nhịn và lễ độ nữa, sẽ càng đánh mất danh dự sống của mình.”
Cận Tiêu gật khẽ. Anh nói lời này rất nghiêm túc, khác hẳn vẻ ôn hòa ngày thường. Dù không sượng sùng, cô vẫn thấy bầu không khí hơi kỳ lạ, bèn cười nói: “Em có phải đàn ông toan khai cương khoách thổ đâu, cậu định huấn luyện em thành nữ tướng hay sao?”
Cậu Tư nhìn cô, cũng cười theo: “Này, chính em tham vọng hừng hực, muốn bán tập san «Tulip» cho tỉnh phía Bắc và Tây Bắc đấy nhé.”
Cô còn chưa tới làm ở xã tập san, mà đã lên rất nhiều kế hoạch cho họ rồi. Cô thường tự nghĩ tới nghĩ lui, đêm khuya tới phòng sách của anh thường lao vào xem những tuyến đường chính nối từ Thiếu Quan đến Tây Bắc.
Cận Tiêu chưa làm ăn bao giờ, mới có suy nghĩ viển vông tới vậy. Nhưng mãi mới có thứ khiến cô hứng thú, dù có viển vông một chút cũng khiến vị chủ chi phía sau cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo.
Cô đảo mắt, chắc lại đang nghĩ con gái Tây Bắc có thích đọc chuyện lãng tử bạc tình bạc nghĩa hay không. Cậu Tư ôm cô lại gần, đùa giỡn: “Đợi em sinh con trai, anh lại nói những chuyện này cho con nghe.”
Anh muốn chơi xấu, còn hà hơi nóng lên vành tai cô.
Cận Tiêu chỉ né đi, vẻ mặt vẫn lạnh nhạt.
Đã kết hôn rồi, nhắc tới chuyện sinh con nối dõi cũng là bình thường. Có điều hai người thành đôi vội va, liệu có thể trở thành cha mẹ được ngay không đây?
Đối với mọi người, làm cha làm mẹ tựa như bản năng ngấm sâu trong máu. Tỉ như cô gái trước đó còn là nữ sinh và cậu chủ nhỏ trong quán rượu vậy, cô vợ mang thai mười tháng rồi sinh, vậy là cả hai bọn họ bỗng nằm lòng cách nuôi nấng, chăm sóc con gái trong một thời gian ngắn.
Trị quốc tề gia phải khổ học mười năm, có chăng dạy bảo một đứa trẻ thành tài lại dễ hơn nhiều?
Cận Tiêu nhìn cậu Tư, đáng lý cô phải ngượng ngùng, sau đó nhận lời thuận theo ý anh. Vậy mà cô lại khách sáo, cúi đầu, rũ mắt nói: “Ồ, ra là cậu thích con trai.”
Cô sinh ra trong gia đình như vậy, cậu Tư ắt hiểu được sự mẫn cảm của cô. Anh vội vàng cười dỗ: “Đương nhiên là thích con gái hơn rồi, nhưng con gái thì sao đe nẹt được?”
Anh ngẫm nghĩ, mặt mày cũng dịu dàng hơn: “Phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, để con làm lá ngọc cành vàng.”
Cô ngước mắt, cảm thấy lúc nhắc tới chuyện con cái, anh không còn vẻ tùy tiện và trác táng trước đó nữa. Cận Tiêu nở nụ cười, đánh mắt nhìn ra ngoài cửa sổ: “Số trời khó dò cả, nghĩ nhiều như vậy làm gì?”
Hết chương 56.
Tác giả: Câu “Đã băng qua Biển Đỏ từ sớm” trích từ cuốn «Vây Thành », vì xuất bản năm 1947 nên không nhắc tới tên trong chương.
Biên tập: Bột
Rõ ràng là Cận Tiêu không nhớ được anh. Đừng thấy cô mỏng manh, liễu yếu đào tơ mà cho rằng cô cũng giống như những cô gái khác. Thực chất, cô luôn thận trọng từng li từng tí, thường giữ mọi chuyện trong lòng.
Tuy sắc sảo, cô hiếm khi để bụng tới những chuyện không liên quan tới mình. Cận Tiêu xử lý mọi việc như vậy đấy, đôi lúc cậu Tư có giận, nhưng cũng không hết cách với cô.
Cô sẽ không nhớ anh Dương Dương gì đó đâu. Nếu không tin có thể hỏi thử, xem cô còn nhớ trúc hay củi khô viết chữ gì đó không. Chắc chắn cô sẽ không hiểu được.
Cậu Tư nhận trà rồi thổi nguội, mặt mày vẫn lạnh nhạt, chút tự giễu cũng bị tầm mắt che khuất. Hương trà dày đặc bốc lên tới cổ rồi tản mất. Mới nhấp ngụm đầu có hơi nóng, nhưng dần dần sẽ cảm nhận được chút nhẹ nhàng, khoan khoái.
Cuộc sống yên bình trong chốc lát này do anh liều mạng giành được, vậy càng phải giữ trong tầm tay, không để người khác cướp mất. Cận Tiêu để bụng, phớt lờ, nghi ngờ hay không nghi ngờ chuyện thôn Đại Liên và nhà nội nhà họ Cận, anh cũng sẽ không hé răng nửa lời.
Những đứa trẻ sinh ra trong an yên, thường cho rằng hạnh phúc thật bền vững, có thế nào cũng sẽ không sụp đổ. Bởi khi họ chào đời, có cha mẹ che chở đã là bức tường thành kiên cố nhất rồi. Ngày sau có sầu muộn, chỉ là nhà này kiếm được hơn họ chút tiền, nhà kia có người quyền cao chức trọng. Nhưng liệu họ có lo trời kia sập xuống hay không? Hẳn là không rồi, cứ nhàn hạ rảnh rang, nâng ly cạn chén, đâu mảy may nảy sinh chút sầu lo, cảnh giác?
Anh không giống vậy. Anh biết suôn sẻ ngắn ngủi và mong manh tới mức nào, non nửa chúng sẽ chỉ như vẻ tươi cười của cha anh mà thôi. Phải xem thời, phải nắm chắc cái “chốc lát” này. Anh dồn hết sức lực, khả năng xây dinh thự nhà họ Nhan ở Thiều Quan, vậy không phải để ý tới nét mặt của người khác, càng không phải lo chuyện sống chết ngày mai.
Từ một thiếu niên yếu đuối tiến được đến ngày hôm nay, lòng cảnh giác đã dần ăn sâu bén rễ trong anh. Mỗi nửa đêm choàng tỉnh sau giấc mộng hay mỗi một lần thất bại, bóng ma kia lại được dịp xuất hiện, len lỏi vào từng kẽ rạn.
Mọi nguy hiểm đều có thể dẫn tới sụp đổ, mà thất bại thường là thể nghiệm cắt da cắt thịt qua những hy sinh và đổ máu. Để rủi ro chất đống vốn không hề chắc chân, đó không phải việc anh sẽ làm.
Anh đặt chén trà xuống, nhìn ra ngoài cửa sổ, ánh nắng vẫn chói chang như trước. Rèm cửa khép lại quá nửa, chỉ còn lại chút khe hở nho nhỏ, một, hai tia nắng chói mắt thoáng qua cũng bị che mắt.
Cận Tiêu đang nghiêng người thu dọn chén trà. Do đi gấp, họ không mang theo cả hầu gái hay bà mụ. Nay chỉ có một sĩ quan đi cùng, những việc này ắt đến tay cô.
Xe lửa xóc nảy, cậu Tư đưa tay cầm ấm trà giúp cô, giọng còn khàn khàn vì mới tỉnh: “Đáng lẽ phải đưa Oanh Yến hoặc mẹ Ngô theo, không để em phải động tay vào mấy việc này.”
Sĩ quan Lưu đi hứng nước nóng về nghe anh nói vậy, bèn cuống cuồng bỏ món đồ trong tay xuống, giành việc Cận Tiêu đang làm. Anh ấy là đàn ông, làm thì vẫn làm được, nhưng chung quy vẫn vụng về lắm.
Sĩ quan Lưu vừa thu dọn vừa nghe Cận Tiêu dặn, nào là phải rửa sạch chén, nào là rửa xong để chén ở đâu. Cận Tiêu còn đang kiên nhẫn dặn dò, cậu Tư đã cau mày, ngứa mắt vẻ vụng về của anh ấy: “Đến Phong Châu rồi đi xem thử đi, mua hầu gái về đỡ việc.”
Cậu Tư vừa tỉnh đã lạnh mặt, chắc hẳn là ngủ không ngon giấc. Mấy việc mình làm đều không được thuận mắt, sĩ quan Lưu đành im lặng, cúi đầu thu dọn nốt.
Cận Tiêu thấy vậy thì đẩy anh ấy: “Anh đi vội thế mà, được thế này là tốt lắm rồi.”
Cô lại xua tay với sĩ quan Lưu, bảo anh ấy ra ngoài trước rồi mới nói: “Cậu tưởng mua hầu gái giống mua trái cây hay sao? Mua không cẩn thận còn thêm phiền.”
Lúc này chỉ còn hai bọn họ, cậu Tư mới “ừm” một tiếng, không giận cá chém thớt nữa. Anh xoay cổ, miệng vẫn phàn nàn nhưng đã mềm giọng, như cáu kỉnh với đồng bạn: “Ngủ kiểu gì mà đau hết mình mẩy.”
Cận Tiêu cười, vừa đưa tay xoa bóp gáy giúp anh vừa giễu cợt: “Vậy đừng mua hầu gái nữa, thuê người xoa bóp là được rồi.”
Toa tàu vốn nóng bức, quạt chạy vù vù nhưng vẫn hầm hập như lồng hấp. Mở cửa sổ cho gió lùa cũng đều là gió nóng, táp lên e là bỏng rát nửa mặt. Cận Tiêu mới chạm vào nước, lúc này đặt lên gáy làm cậu Tư không kìm được mà thở nhẹ một hơi.
Sau giấc mơ nặng lòng kia, tỉnh dậy lại ê ẩm toàn thân khiến anh bực bội không thôi. Lúc trước quên béng mất, giờ anh mới hỏi cô: “Anh ngủ bao lâu, có đè tê vai em không?”
Cô xoa bóp giúp thoải mái thật, nhưng tay trái không dùng được sức. Cậu Tư xoay người, giữ lấy tay cô: “Hết đau rồi.”
Cận Tiêu rút tay lại, đáp: “Chưa đến một tiếng.”
Cô không muốn nhắc thêm về vai với anh nữa, tránh lân thêm chuyện rồi thành mua hầu gái gì đó cho cô. Cận Tiêu đưa tay kéo rèm: “Bao lâu nữa mới đến?”
Cậu Tư lại gần, lúc mới lên tàu, ngoài cửa sổ vẫn là ruộng lúa, lúc này đã dần biến thành lúa mạch và ngô rồi. Anh ngắm với cô một lúc, sau đó nói: “Còn lâu nữa, tối muộn mới đến nơi.”
Anh gần như bao lấy cô, toàn thân áp xuống nhìn khe hở nho nhỏ của rèm kia. Nếu rèm hé nhiều sẽ rất chói mắt, nửa kín nửa hở như vậy lại giống hai đứa bé đang xem trộm kịch đèn chiếu (1). Cận Triêu nhìn về phía trước. Đây là lần đầu tiên cô rời nhà tới một nơi xa thế này, lần trước đó là lúc ngồi tàu tới Thiều Quan. Nghe cậu Tư nói, có lẽ Phong Châu còn xa hơn Thiều Quan nhiều.
(1) Kịch đèn chiếu
Cô đưa tay chỉ chú chim bay ngoài cửa sổ mà cười: “Ồ… Vậy chúng ta có thể cùng ngắm mặt trời lặn rồi.”
Cận Tiêu ngắm một lúc lại sực nhớ tới gì, tiếp đó quay đầu hỏi anh: “Cậu từng vượt biển, chắc thấy mặn trời lặn trên biển rồi nhỉ? Cảnh đó thế nào?”
Anh hiểu vì sao Cận Tiêu đột nhiên nhắc tới chuyện này, chung quy vẫn do vài trang sách từng đọc khiến cô nhớ tới mà thôi. Cậu Tư thầm nghĩ vậy, ngoài mặt vẫn tỏ vẻ kiên nhẫn đáp.
“Trên biển ấy à…” Anh lau mồ hôi trên trán cô, sau còn định bóp mũi nhưng Cận Tiêu tránh được. Vì người đầy mồ hôi dính dấp, cô không muốn gần gũi cho lắm. Anh đành phải sửa lại tóc giúp cô, vẫn chơi xấu bằng được: “Phải nói bắt đầu từ đâu nhỉ? Hay là nói từ “đã băng qua Biển Đỏ từ sớm” nhé.”
Cận Tiêu ngẩn người, nhận ra là anh đang trêu mình. Bởi câu anh vừa nhắc đến là dòng thứ nhất tại trang đầu của cuốn sách trên bàn. Cô cầm cuốn tiểu thuyết kia lên tàu lâu lắm rồi, nhưng thẻ đánh dấu sách vẫn còn nằm ở trang đầu tiên, nơi kể về chiếc du thuyền Pháp đang tiến về phía Trung Quốc.
Cô muốn cãi lại, cậu Tư đã cướp lời.
“Khi hoàng hôn tới, bọn anh sẽ ngồi trên boong tàu. Gió biển lúc chạng vạng lớn hơn, nhưng cũng mát lắm.”
Anh vào chuyện, bắt đầu kể lại những trải nghiệm trước đó cho cô nghe. Từ con tàu lênh đên trên Thái Bình Dương vào lúc mặt trời lặn như đang hướng đến những tia nắng cuối cùng, tới người hầu Ấn Độ cung kính và ông cụ ca hát lúc chập tối, tất cả đều khiến Cận Tiêu ngồi yên, lắng nghe tới mê mẩn, mê mẩn tới mức quên cả lời trêu đùa vừa rồi của anh.
Anh kể có ả đàn bà da trắng thượng đẳng, luôn xem thường những người da màu trên thuyền. Có vẻ như ông trời cũng gai mắt vẻ phách lối đó, nên đã nổi trận gió thổi bay tóc giả của bà ta, để lộ cái đầu trụi lủi. Cận Tiêu tưởng tượng cảnh ả đàn bà da trắng vừa ôm đầu, vừa đuổi theo tóc giả mà không nhịn được cười.
Cô cứ cười mãi, vừa quệt nước mắt ở khóe mắt vừa hỏi anh: “Vậy cậu thì sao? Cậu cũng cười theo à?”
Cậu Tư gật khẽ, có lẽ cũng đang nhớ lại tình cảnh lúc đó. Anh đưa tay ôm eo cô, nói bằng giọng uể oải: “Trông bà ta tức cười lắm, cả mấy người áo mũ chỉnh tề và lịch sự phía sau còn cười, sao anh lại không?”
Chính Cận Tiêu cũng thấy buồn cười, nhưng vẫn tỏ ra nghiêm túc, đẩy anh: “Chắc bà ta sẽ nghĩ cậu không phải người lịch thiệp.”
“Ừm.” Cậu Tư nghĩ tới đây, mặt mang theo vẻ trào phúng: “Bà ta cũng mắng anh không lễ phép, là loại hạ đẳng chưa được khai hóa thật.”
Giọng kể của anh không vui vẻ chút nào, vậy là biểu cảm nhẹ nhõm của Cận Tiêu cũng mau chóng biến mất. Anh một thân một mình lang bạt bên ngoài, không rõ đã nếm trải bao đắng cay. Cậu Tư thấy biểu cảm của cô thì cong khóe miệng: “Sao nào, thấy oan ức thay anh à?”
Cô đánh mắt đi nơi khác lại bị cậu Tư bắt kịp. Anh cười hỏi, khiến cô trở thành người bị bắt nạt. Cận Tiêu đành kiên trì trả lời: “Bà ta thẹn quá hóa giận, nhưng cũng không nên sỉ nhục người khác như thế.”
Lời này vốn đã mang ý bênh vực cậu Tư. Cận Tiêu ngước mắt, cảm thấy anh không phải người để mình chịu thiệt, cô hoài nghi: “Cậu trả lời bà ta thế nào?”
Anh nhún vai: “Không có gì, chỉ nói ‘Lễ phép cũng không khiến tóc mọc dài hơn được’.”
Đó chính là không để mình chịu thiệt. Cậu Tư rũ mắt, nắm tay cô: “Người Hoa luôn nghĩ phải nhẫn nhịn, phải tỏ ra lễ độ mới đẹp lòng người khác.”
“Nhưng trên thế gian này, xưa nay đều lấn yếu sợ mạnh. Nếu không có khả năng, còn nhẫn nhịn và lễ độ nữa, sẽ càng đánh mất danh dự sống của mình.”
Cận Tiêu gật khẽ. Anh nói lời này rất nghiêm túc, khác hẳn vẻ ôn hòa ngày thường. Dù không sượng sùng, cô vẫn thấy bầu không khí hơi kỳ lạ, bèn cười nói: “Em có phải đàn ông toan khai cương khoách thổ đâu, cậu định huấn luyện em thành nữ tướng hay sao?”
Cậu Tư nhìn cô, cũng cười theo: “Này, chính em tham vọng hừng hực, muốn bán tập san «Tulip» cho tỉnh phía Bắc và Tây Bắc đấy nhé.”
Cô còn chưa tới làm ở xã tập san, mà đã lên rất nhiều kế hoạch cho họ rồi. Cô thường tự nghĩ tới nghĩ lui, đêm khuya tới phòng sách của anh thường lao vào xem những tuyến đường chính nối từ Thiếu Quan đến Tây Bắc.
Cận Tiêu chưa làm ăn bao giờ, mới có suy nghĩ viển vông tới vậy. Nhưng mãi mới có thứ khiến cô hứng thú, dù có viển vông một chút cũng khiến vị chủ chi phía sau cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo.
Cô đảo mắt, chắc lại đang nghĩ con gái Tây Bắc có thích đọc chuyện lãng tử bạc tình bạc nghĩa hay không. Cậu Tư ôm cô lại gần, đùa giỡn: “Đợi em sinh con trai, anh lại nói những chuyện này cho con nghe.”
Anh muốn chơi xấu, còn hà hơi nóng lên vành tai cô.
Cận Tiêu chỉ né đi, vẻ mặt vẫn lạnh nhạt.
Đã kết hôn rồi, nhắc tới chuyện sinh con nối dõi cũng là bình thường. Có điều hai người thành đôi vội va, liệu có thể trở thành cha mẹ được ngay không đây?
Đối với mọi người, làm cha làm mẹ tựa như bản năng ngấm sâu trong máu. Tỉ như cô gái trước đó còn là nữ sinh và cậu chủ nhỏ trong quán rượu vậy, cô vợ mang thai mười tháng rồi sinh, vậy là cả hai bọn họ bỗng nằm lòng cách nuôi nấng, chăm sóc con gái trong một thời gian ngắn.
Trị quốc tề gia phải khổ học mười năm, có chăng dạy bảo một đứa trẻ thành tài lại dễ hơn nhiều?
Cận Tiêu nhìn cậu Tư, đáng lý cô phải ngượng ngùng, sau đó nhận lời thuận theo ý anh. Vậy mà cô lại khách sáo, cúi đầu, rũ mắt nói: “Ồ, ra là cậu thích con trai.”
Cô sinh ra trong gia đình như vậy, cậu Tư ắt hiểu được sự mẫn cảm của cô. Anh vội vàng cười dỗ: “Đương nhiên là thích con gái hơn rồi, nhưng con gái thì sao đe nẹt được?”
Anh ngẫm nghĩ, mặt mày cũng dịu dàng hơn: “Phải nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, để con làm lá ngọc cành vàng.”
Cô ngước mắt, cảm thấy lúc nhắc tới chuyện con cái, anh không còn vẻ tùy tiện và trác táng trước đó nữa. Cận Tiêu nở nụ cười, đánh mắt nhìn ra ngoài cửa sổ: “Số trời khó dò cả, nghĩ nhiều như vậy làm gì?”
Hết chương 56.
Tác giả: Câu “Đã băng qua Biển Đỏ từ sớm” trích từ cuốn «Vây Thành », vì xuất bản năm 1947 nên không nhắc tới tên trong chương.
/59
|