Là lịch sử tạo nên anh hùng hay anh hùng tạo ra lịch sử?
Một mối quan hệ khó giải thích rõ, nhưng bắt đầu từ Hồng Nguyệt lịch năm 203, một Dong binh trẻ tên là Ngả Mễ Cáp Bá đã bước vào lịch sử đại lục Ngả Mễ, 10 năm trước lịch sử tạo nên anh hùng, 10 năm sau anh hùng và lịch sử cuốn chặt lấy nhau.
Ni Nhĩ Cáp Bá, đại lục sử gia, cháu 12 đời thủ bút
"U… U... U..." Tiếng tù và nổi lên phía bắc thôn Hải Khắc, từ phía bắc thôn xuất hiện một thợ săn cưỡi tuyết lộc, thanh âm hoảng hốt: “Tuyết lang đến rồi, có tầm 20 mươi con, mọi người người mau mau trốn đi.”
Nam nữ già trẻ trong thôn lập tức dừng hết công việc, nhanh chóng chạy lại tháo công cụ trên lưng con tuyết lộc đang làm việc, ôm lấy gia súc gia cầm rồi chạy vào trong nhà đẩy hết vật dụng trên giường xuống. Chỗ trước đây là giường hiện ra một cái hầm có cửa bằng sắt. Sau khi đưa hết gia súc gia cầm xuống, mọi người chui vào rồi đóng chặt thiết bản lại.
Trong một ngôi nhà nhỏ phía nam thôn cất lên tiếng già nua: “Ngả Mễ, nhanh chân lên, Tuyết lang sắp đến rồi…”
“Gia gia chờ cháu một chút, cháu tới liền, hôm qua có hai con tuyết kê con trốn vào đám cỏ.”
Tiếng trẻ con từ bên ngoài ngôi nhà vọng vào... "À… ú… ú…" Có tiếng sói tru từ xa truyền lại. Từ trong nhà một ông lão tóc bạc lao nhanh ra, chạy tới đám cỏ trong sân ôm lấy đứa bé mặc kệ nó vừa giẫy vừa la: “Gia gia thả cháu ra, nếu không tìm thấy chúng sẽ bị ăn mất… Hu hu... gia gia thả cháu ra.”
Khi hai người vừa kịp đóng thiết bản lại thì Tuyết lang đã lao vào nhà, con Tuyết lang to nhất dùng móng cào thiết bản, những con khác đánh hơi xung quanh, hơi thở của chúng xuyên qua cửa hầm phả xuống. Đứa trẻ không để ý đến âm thanh trên đầu, khóc dỗi: “Gia gia, gà con chắc chắn bị ăn mất rồi, hu hu...”
Ông lão an ủi đứa cháu: “Ngả Mễ ngoan nào, gà con sau này sẽ sinh ra thêm nhiều nhiều nữa mà.”
Ngả Mễ nín khóc hỏi: "Gia gia, tại sao trong thôn nhiều thợ săn vậy mà không xử lí được chúng? Trước đây chúng ta săn gấu tuyết, so với Tuyết lang khoẻ hơn nhiều còn bị chúng ta hạ. Sao không giết được Tuyết lang?"
"Ai..!" Ông lão thở dài nói:
“Tuyết lang không phải cứ muốn giết là giết, ai dám giết sẽ phải mang mạng mình ra bồi thường đó.”
Ngả Mễ không phục hỏi lại:
“Tại sao thúc thúc từ bên ngoài tới lại có thể giết Tuyết lang, hơn nữa còn giết hơn 30 con?”
Ông lão không muốn giải thích nhiều cho đứa cháu, chỉ nói: “Họ là dong binh cho nên có thể giết Tuyết lang.”
Ngả Mễ nắm chặt tay, kiên quyết nói: “Sau này lớn lên cháu sẽ làm một dong binh.”
Thôn Hải Khắc nằm phía đông Noãn Thuỷ hà thuộc Băng Phong đại lục, nằm giữa Ngả Mễ đế quốc với Cáp Mễ Nhân vương quốc, trên bản đồ thì thuộc lãnh địa Cáp Mễ Nhân. Người Cáp Mễ Nhân từ xưa tới nay quen sống chung với băng tuyết nhưng Noãn Thuỷ hà sau cơn bùng nổ của một ngọn núi lửa đã hình thành nên một hồ nước nóng (Tuyết Nguyệt hồ). Xung quanh Tuyết Nguyệt hồ và hai bên bờ Noãn Thuỷ Hà tạo ra một khu vực đặc biệt trên Băng Phong đại lục hoàn toàn không bị tuyết phủ.
Trong 500 năm lịch sử của mình, Ngả Mễ đế quốc dùng mọi thủ đoạn từ ngoại giao, quân sự, âm mưu để nhằm lấy được Tuyết Nguyệt hồ và khu vực Noãn Thuỷ hà nhưng đều không thành công. Hồng Nguyệt lịch năm 3, Hồng Nguyệt lịch năm 12, Hồng Nguyệt lịch năm 25, Hồng Nguyệt lịch năm 47, Hồng Nguyệt lịch năm 52, trong vòng 50 năm hai đời Quân chủ (vua) của Ngả Mễ đế quốc vì Tuyết Nguyệt hồ và Noãn Thuỷ hà đã 5 lần phát động chiến tranh qui mô lớn, điều động Long kị binh toàn quốc nhưng mỗi lần tấn công lại là một lần thất bại.
Trong thời gian này Ngải Mế đế quốc công chiếm đất đai phía nam Băng Phong đại lục... cũng có thể không cần dùng từ "công chiếm" vì Cáp Mễ Nhân vương quốc vốn dĩ không có một binh một tốt ở khu vực này. Sau khi chiến tranh xảy ra, từ Băng Tuyết sâm lâm cực bắc Ngả Mễ đế quốc Bắc Bộ liên bang, một lượng lớn Lang kị binh theo đường huyết mạch Long Nha sơn phát động tổng tiến công Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang Băng Chi bảo luỹ, ép quân đội Ngả Mễ phải rút lui.
Tại Băng Phong đại lục, bất kể đội quân nào khi đối diện với đội quân Cáp Mễ Nhân râu tóc trắng bạc, đối diện đội quân mặc bạch sắc tuyết hùng chiến y, đối diện bạch sắc lang kị binh, đối diện với cả một góc trời đầy tuyết chỉ có thể nhớ tới 2 chữ: chạy trốn! Trên thế giới băng tuyết này bất kì binh chủng nào cũng không thể phát huy quá 10% thực lực, ngay cả Long kị binh vô địch thiên hạ cũng không thể hiện nổi quá 50% sức mạnh của mình. Ngả Mễ đế quốc có bao nhiêu Long kị binh đi nữa cũng không vượt quá một tiểu đội Lang kị binh.
Do đó một số vị Ngả Mễ đế quốc Quân chủ hi vọng thông qua thủ đoạn ngoại giao hoặc đe doạ để chiếm lấy Tuyết Nguyệt hồ và Noãn Thuỷ hà, nhưng Cáp Mễ Nhân đầu óc đơn giản, chỉ cần thấy có chữ liên quan đến quốc thổ là từ chối ngay lập tức.
Nguyên nhân sâu xa của điều này là do Ngả Mễ khai quốc Quân chủ Ngả Mễ I đã lừa Cáp Mễ Nhân Quân chủ lấy mất một khu vực tương đương 1/4 diện tích Cáp Mễ Nhân vương quốc, tạo lập Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang.
Ngả Mễ I lừa đảo Cáp Mễ Nhân Quốc chủ, đem đổi mảnh đất quan trọng nhất của đế quốc - Bình nguyên Hoa Ngữ - đổi lấy mảnh đất phía nam Băng Phong đại lục, dụ hoặc Cáp Mễ Nhân Quốc chủ bằng các loại hoa quả, động vật phong phú của bình nguyên. Cáp Mễ Nhân Quốc chủ Mậu Á VII lòng tham nổi lên, bỏ mặc lời khuyên can của Hoàng thái hậu và Vương đệ kí kết hiệp định chấn kinh cả đại lục. Sau khi hiệp định được kí kết, nhiều người cho rằng Ngả Mễ I bị điên, đem đổi mảnh đất màu mỡ lấy một xứ bần cùng, chó ăn đá gà ăn sỏi... chỉ trừ Hoàng thái hậu và Vương đệ lúc đó của Cáp Mễ Nhân vương quốc phẫn hận trở về lãnh địa của riêng mình, bất chấp nguy cơ xử tử tuyên bố độc lập, tạo thành Bắc Cáp Mễ Nhân vương quốc.
Trong lúc đó Mậu Á VII dời đô về bình nguyên Hoa Ngữ, bỏ mặc lãnh thổ cũ không quan tâm, do đó không tính toán với Vương đệ. Vương đệ tận dụng thời gian này từ địa bàn của mình cho đến Kinh đô cũ nhanh chóng khuếch trương lãnh thổ cho đến khi chiếm cả Long Nha sơn và cả phía Đông và Bắc đại lục.
Mậu Á VII cùng quần thần đang vui mừng khi đến bình nguyên Hoa Ngữ, cảm giác như tìm được thế ngoại đào viên. Phía Bắc bình nguyên không khí trong lành bốn mùa hoa nở, cưỡi ngựa chạy 3 ngày 3 đêm toàn trời đầy hoa, mũi ngào ngạt hương thơm. Phía Nam bình nguyên là vùng đất mưa ẩm ướt, toàn rừng cây với các chủng hoa quả thơm ngọt.
Nhưng định đô được 5 năm, Kinh đô mới của Mậu Á VII 3 lần bị chư quốc xung quanh tấn công, trong lần cuối cùng Mậu Á VII tự thân dẫn binh, dùng máu của chính mình trả giá cho quyết định sai lầm trước đây.
Vì lẽ gì vương quốc mạnh nhất Băng Phong đại lục khi đến đại lục của Ngả Mễ Nhân thì như "Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh"? Đội quân Lang kị binh vô địch, bách chiến bách thắng đã ở đâu?
Sau này các binh pháp gia hậu thế nói rằng: "Học thuyết Binh chủng tương khắc và học thuyết Binh chủng gia trì (tăng cường) là do máu của Quân chủ và 10 vạn Lang kị binh viết thành."
Người Cáp Mễ Nhân cư ngụ lâu đời ở Băng Phong đại lục, râu tóc rất dài, lông mày và lông mi cũng vậy, vì để tránh bị ánh nắng phản xạ từ băng tuyết gây mù nên lông mày và lông mi không chỉ dài mà còn mọc rất nhanh. Khi đến khu vực bình nguyên Hoa Ngữ ẩm ướt khiến họ khó chịu vô cùng, mồ hôi liên tục đổ ra. Quí tộc và quan lại còn có thời gian chỉnh sửa, còn binh lính thì chỉ biết chịu khổ. Tuyết lang lông dài trắng muốt, nhưng khi đến đây không hợp thuỷ thổ nên mất hết sức chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu, màu sắc được thiên nhiên bảo vệ bỗng biến thành màu áo tang.
Cuối cùng 10 vạn người đi chưa đến 1 vạn người về được cố hương. Từ đó về sau, Cáp Mễ Nhân học được một điều là không bao giờ cùng người khác bàn chuyện lãnh thổ.
Tuyết Nguyệt hồ sau khi Cáp Mễ Nhân quay về Băng Phong đại lục được 100 năm mới hình thành do núi lửa phun. Lần này Cáp Mễ Nhân không thể để lặp lại sai lầm.
Cũng do nguyên nhân là bình nguyên Hoa Ngữ, Cáp Mễ Nhân đối với Tuyết Nguyệt hồ "kính nhi viễn chi", không phái quân đội đến trấn thủ nhưng cũng không để mất đi. Một khi chiến tranh bạo phát, lập tức xuất quân từ Băng Tuyết sâm lâm uy hiếp kinh đô của Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang, ép Ngả Mễ đế quốc thối binh.
Noãn Thuỷ hà và Tuyết Nguyệt hồ đối với Cáp Mễ Nhân cũng có chỗ dùng, đó là làm nơi nuôi Tuyết lang. Vì để bảo tồn sức chiến đấu của Tuyết lang, người Cáp Mễ Nhân không nuôi nhốt mà thả chúng ra tự nhiên. Hoặc có thể nói theo cách khác là khi có chiến tranh, Cáp Mễ Nhân bằng vào trực giác của mình tìm kiếm dã lang chiêu mộ nhập ngũ, dã lang phối hợp cực tốt, chúng tự phân chia cho các Lang kị binh đoàn đội: Lang đầu lĩnh trở thành thú cưỡi của đội trưởng, các con còn lại tuỳ theo vị trí trong bầy mà phân chia đến các chiến sĩ cấp bậc khác nhau.
Kì thật Cáp Mễ Nhân không có khả năng nuôi nhiều Tuyết lang như vậy, một khi tổng động viên thì không thể duy trì quá 6 tháng, không thì kinh tế sẽ bị phá huỷ, nguyên nhân là do chiến lang ăn quá nhiều.
Số lượng Tuyết lang không quá 15 vạn phân bố khắp Băng Phong đại lục, nhưng từ khi Ngả Mễ đế quốc đặt chân đến Băng Phong đại lục, Tuyết lang tự động lui về Cáp Mễ Nhân vương quốc và Bắc Cáp Mễ Nhân vương quốc, số lượng còn khoảng 7 vạn. Động thực vật của Băng Phong đại lục cực kì ít, Tuyết lang rất khó kiếm mồi, có khi chạy vài ngày vài đêm mới bắt được một con mồi. Do đó tập kích các thôn làng không phải của Cáp Mễ Nhân là một cách sinh tồn của chúng. Cáp Mễ Nhân không ngăn cản các chủng tộc khác sinh sống trên Băng Phong đại lục... khi đã đóng thuế, nhưng không cho phép ai sát hại Tuyết lang. Phàm là thôn làng nào cũng có cách để đối phó với Tuyết lang. Dần dần hình thành tập quán "lang đến người núp, lang đi người ra", coi đây là một loại thuế của Cáp Mễ Nhân vương quốc. Cũng vì Cáp Mễ Nhân vương quốc sống đạm bạc, thuế thu rất ít nên mọi người cũng không phản đối "lang đầu thuế" này.
Hải Khắc thôn cũng thuộc những thôn làng phải nộp thuế này, thôn dân theo thói quen khi Tuyết lang đến thì chỉ tẩu tán gia súc lớn, còn gia cầm để lại cho Tuyết lang hưởng thụ. Bầy Tuyết lang cũng không ở lại lâu do không phù hợp khí hậu và các thôn làng khác cũng không xa, do đó cần đi "thu thuế" nơi khác nữa. Bọn chúng không lưu lại nơi này quá nửa ngày.
"Bang… Bang… Bang…" Tiếng Tuyết lang cào thiết bản vang trên đầu Ngả Mễ, bỗng một âm thanh đàn ông xuất hiện:
“Cho hỏi đây là nhà Cáp Bá thúc thúc phải không?”
Một mối quan hệ khó giải thích rõ, nhưng bắt đầu từ Hồng Nguyệt lịch năm 203, một Dong binh trẻ tên là Ngả Mễ Cáp Bá đã bước vào lịch sử đại lục Ngả Mễ, 10 năm trước lịch sử tạo nên anh hùng, 10 năm sau anh hùng và lịch sử cuốn chặt lấy nhau.
Ni Nhĩ Cáp Bá, đại lục sử gia, cháu 12 đời thủ bút
"U… U... U..." Tiếng tù và nổi lên phía bắc thôn Hải Khắc, từ phía bắc thôn xuất hiện một thợ săn cưỡi tuyết lộc, thanh âm hoảng hốt: “Tuyết lang đến rồi, có tầm 20 mươi con, mọi người người mau mau trốn đi.”
Nam nữ già trẻ trong thôn lập tức dừng hết công việc, nhanh chóng chạy lại tháo công cụ trên lưng con tuyết lộc đang làm việc, ôm lấy gia súc gia cầm rồi chạy vào trong nhà đẩy hết vật dụng trên giường xuống. Chỗ trước đây là giường hiện ra một cái hầm có cửa bằng sắt. Sau khi đưa hết gia súc gia cầm xuống, mọi người chui vào rồi đóng chặt thiết bản lại.
Trong một ngôi nhà nhỏ phía nam thôn cất lên tiếng già nua: “Ngả Mễ, nhanh chân lên, Tuyết lang sắp đến rồi…”
“Gia gia chờ cháu một chút, cháu tới liền, hôm qua có hai con tuyết kê con trốn vào đám cỏ.”
Tiếng trẻ con từ bên ngoài ngôi nhà vọng vào... "À… ú… ú…" Có tiếng sói tru từ xa truyền lại. Từ trong nhà một ông lão tóc bạc lao nhanh ra, chạy tới đám cỏ trong sân ôm lấy đứa bé mặc kệ nó vừa giẫy vừa la: “Gia gia thả cháu ra, nếu không tìm thấy chúng sẽ bị ăn mất… Hu hu... gia gia thả cháu ra.”
Khi hai người vừa kịp đóng thiết bản lại thì Tuyết lang đã lao vào nhà, con Tuyết lang to nhất dùng móng cào thiết bản, những con khác đánh hơi xung quanh, hơi thở của chúng xuyên qua cửa hầm phả xuống. Đứa trẻ không để ý đến âm thanh trên đầu, khóc dỗi: “Gia gia, gà con chắc chắn bị ăn mất rồi, hu hu...”
Ông lão an ủi đứa cháu: “Ngả Mễ ngoan nào, gà con sau này sẽ sinh ra thêm nhiều nhiều nữa mà.”
Ngả Mễ nín khóc hỏi: "Gia gia, tại sao trong thôn nhiều thợ săn vậy mà không xử lí được chúng? Trước đây chúng ta săn gấu tuyết, so với Tuyết lang khoẻ hơn nhiều còn bị chúng ta hạ. Sao không giết được Tuyết lang?"
"Ai..!" Ông lão thở dài nói:
“Tuyết lang không phải cứ muốn giết là giết, ai dám giết sẽ phải mang mạng mình ra bồi thường đó.”
Ngả Mễ không phục hỏi lại:
“Tại sao thúc thúc từ bên ngoài tới lại có thể giết Tuyết lang, hơn nữa còn giết hơn 30 con?”
Ông lão không muốn giải thích nhiều cho đứa cháu, chỉ nói: “Họ là dong binh cho nên có thể giết Tuyết lang.”
Ngả Mễ nắm chặt tay, kiên quyết nói: “Sau này lớn lên cháu sẽ làm một dong binh.”
Thôn Hải Khắc nằm phía đông Noãn Thuỷ hà thuộc Băng Phong đại lục, nằm giữa Ngả Mễ đế quốc với Cáp Mễ Nhân vương quốc, trên bản đồ thì thuộc lãnh địa Cáp Mễ Nhân. Người Cáp Mễ Nhân từ xưa tới nay quen sống chung với băng tuyết nhưng Noãn Thuỷ hà sau cơn bùng nổ của một ngọn núi lửa đã hình thành nên một hồ nước nóng (Tuyết Nguyệt hồ). Xung quanh Tuyết Nguyệt hồ và hai bên bờ Noãn Thuỷ Hà tạo ra một khu vực đặc biệt trên Băng Phong đại lục hoàn toàn không bị tuyết phủ.
Trong 500 năm lịch sử của mình, Ngả Mễ đế quốc dùng mọi thủ đoạn từ ngoại giao, quân sự, âm mưu để nhằm lấy được Tuyết Nguyệt hồ và khu vực Noãn Thuỷ hà nhưng đều không thành công. Hồng Nguyệt lịch năm 3, Hồng Nguyệt lịch năm 12, Hồng Nguyệt lịch năm 25, Hồng Nguyệt lịch năm 47, Hồng Nguyệt lịch năm 52, trong vòng 50 năm hai đời Quân chủ (vua) của Ngả Mễ đế quốc vì Tuyết Nguyệt hồ và Noãn Thuỷ hà đã 5 lần phát động chiến tranh qui mô lớn, điều động Long kị binh toàn quốc nhưng mỗi lần tấn công lại là một lần thất bại.
Trong thời gian này Ngải Mế đế quốc công chiếm đất đai phía nam Băng Phong đại lục... cũng có thể không cần dùng từ "công chiếm" vì Cáp Mễ Nhân vương quốc vốn dĩ không có một binh một tốt ở khu vực này. Sau khi chiến tranh xảy ra, từ Băng Tuyết sâm lâm cực bắc Ngả Mễ đế quốc Bắc Bộ liên bang, một lượng lớn Lang kị binh theo đường huyết mạch Long Nha sơn phát động tổng tiến công Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang Băng Chi bảo luỹ, ép quân đội Ngả Mễ phải rút lui.
Tại Băng Phong đại lục, bất kể đội quân nào khi đối diện với đội quân Cáp Mễ Nhân râu tóc trắng bạc, đối diện đội quân mặc bạch sắc tuyết hùng chiến y, đối diện bạch sắc lang kị binh, đối diện với cả một góc trời đầy tuyết chỉ có thể nhớ tới 2 chữ: chạy trốn! Trên thế giới băng tuyết này bất kì binh chủng nào cũng không thể phát huy quá 10% thực lực, ngay cả Long kị binh vô địch thiên hạ cũng không thể hiện nổi quá 50% sức mạnh của mình. Ngả Mễ đế quốc có bao nhiêu Long kị binh đi nữa cũng không vượt quá một tiểu đội Lang kị binh.
Do đó một số vị Ngả Mễ đế quốc Quân chủ hi vọng thông qua thủ đoạn ngoại giao hoặc đe doạ để chiếm lấy Tuyết Nguyệt hồ và Noãn Thuỷ hà, nhưng Cáp Mễ Nhân đầu óc đơn giản, chỉ cần thấy có chữ liên quan đến quốc thổ là từ chối ngay lập tức.
Nguyên nhân sâu xa của điều này là do Ngả Mễ khai quốc Quân chủ Ngả Mễ I đã lừa Cáp Mễ Nhân Quân chủ lấy mất một khu vực tương đương 1/4 diện tích Cáp Mễ Nhân vương quốc, tạo lập Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang.
Ngả Mễ I lừa đảo Cáp Mễ Nhân Quốc chủ, đem đổi mảnh đất quan trọng nhất của đế quốc - Bình nguyên Hoa Ngữ - đổi lấy mảnh đất phía nam Băng Phong đại lục, dụ hoặc Cáp Mễ Nhân Quốc chủ bằng các loại hoa quả, động vật phong phú của bình nguyên. Cáp Mễ Nhân Quốc chủ Mậu Á VII lòng tham nổi lên, bỏ mặc lời khuyên can của Hoàng thái hậu và Vương đệ kí kết hiệp định chấn kinh cả đại lục. Sau khi hiệp định được kí kết, nhiều người cho rằng Ngả Mễ I bị điên, đem đổi mảnh đất màu mỡ lấy một xứ bần cùng, chó ăn đá gà ăn sỏi... chỉ trừ Hoàng thái hậu và Vương đệ lúc đó của Cáp Mễ Nhân vương quốc phẫn hận trở về lãnh địa của riêng mình, bất chấp nguy cơ xử tử tuyên bố độc lập, tạo thành Bắc Cáp Mễ Nhân vương quốc.
Trong lúc đó Mậu Á VII dời đô về bình nguyên Hoa Ngữ, bỏ mặc lãnh thổ cũ không quan tâm, do đó không tính toán với Vương đệ. Vương đệ tận dụng thời gian này từ địa bàn của mình cho đến Kinh đô cũ nhanh chóng khuếch trương lãnh thổ cho đến khi chiếm cả Long Nha sơn và cả phía Đông và Bắc đại lục.
Mậu Á VII cùng quần thần đang vui mừng khi đến bình nguyên Hoa Ngữ, cảm giác như tìm được thế ngoại đào viên. Phía Bắc bình nguyên không khí trong lành bốn mùa hoa nở, cưỡi ngựa chạy 3 ngày 3 đêm toàn trời đầy hoa, mũi ngào ngạt hương thơm. Phía Nam bình nguyên là vùng đất mưa ẩm ướt, toàn rừng cây với các chủng hoa quả thơm ngọt.
Nhưng định đô được 5 năm, Kinh đô mới của Mậu Á VII 3 lần bị chư quốc xung quanh tấn công, trong lần cuối cùng Mậu Á VII tự thân dẫn binh, dùng máu của chính mình trả giá cho quyết định sai lầm trước đây.
Vì lẽ gì vương quốc mạnh nhất Băng Phong đại lục khi đến đại lục của Ngả Mễ Nhân thì như "Hổ xuống đồng bằng bị chó khinh"? Đội quân Lang kị binh vô địch, bách chiến bách thắng đã ở đâu?
Sau này các binh pháp gia hậu thế nói rằng: "Học thuyết Binh chủng tương khắc và học thuyết Binh chủng gia trì (tăng cường) là do máu của Quân chủ và 10 vạn Lang kị binh viết thành."
Người Cáp Mễ Nhân cư ngụ lâu đời ở Băng Phong đại lục, râu tóc rất dài, lông mày và lông mi cũng vậy, vì để tránh bị ánh nắng phản xạ từ băng tuyết gây mù nên lông mày và lông mi không chỉ dài mà còn mọc rất nhanh. Khi đến khu vực bình nguyên Hoa Ngữ ẩm ướt khiến họ khó chịu vô cùng, mồ hôi liên tục đổ ra. Quí tộc và quan lại còn có thời gian chỉnh sửa, còn binh lính thì chỉ biết chịu khổ. Tuyết lang lông dài trắng muốt, nhưng khi đến đây không hợp thuỷ thổ nên mất hết sức chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu, màu sắc được thiên nhiên bảo vệ bỗng biến thành màu áo tang.
Cuối cùng 10 vạn người đi chưa đến 1 vạn người về được cố hương. Từ đó về sau, Cáp Mễ Nhân học được một điều là không bao giờ cùng người khác bàn chuyện lãnh thổ.
Tuyết Nguyệt hồ sau khi Cáp Mễ Nhân quay về Băng Phong đại lục được 100 năm mới hình thành do núi lửa phun. Lần này Cáp Mễ Nhân không thể để lặp lại sai lầm.
Cũng do nguyên nhân là bình nguyên Hoa Ngữ, Cáp Mễ Nhân đối với Tuyết Nguyệt hồ "kính nhi viễn chi", không phái quân đội đến trấn thủ nhưng cũng không để mất đi. Một khi chiến tranh bạo phát, lập tức xuất quân từ Băng Tuyết sâm lâm uy hiếp kinh đô của Ngả Mễ Bắc Bộ liên bang, ép Ngả Mễ đế quốc thối binh.
Noãn Thuỷ hà và Tuyết Nguyệt hồ đối với Cáp Mễ Nhân cũng có chỗ dùng, đó là làm nơi nuôi Tuyết lang. Vì để bảo tồn sức chiến đấu của Tuyết lang, người Cáp Mễ Nhân không nuôi nhốt mà thả chúng ra tự nhiên. Hoặc có thể nói theo cách khác là khi có chiến tranh, Cáp Mễ Nhân bằng vào trực giác của mình tìm kiếm dã lang chiêu mộ nhập ngũ, dã lang phối hợp cực tốt, chúng tự phân chia cho các Lang kị binh đoàn đội: Lang đầu lĩnh trở thành thú cưỡi của đội trưởng, các con còn lại tuỳ theo vị trí trong bầy mà phân chia đến các chiến sĩ cấp bậc khác nhau.
Kì thật Cáp Mễ Nhân không có khả năng nuôi nhiều Tuyết lang như vậy, một khi tổng động viên thì không thể duy trì quá 6 tháng, không thì kinh tế sẽ bị phá huỷ, nguyên nhân là do chiến lang ăn quá nhiều.
Số lượng Tuyết lang không quá 15 vạn phân bố khắp Băng Phong đại lục, nhưng từ khi Ngả Mễ đế quốc đặt chân đến Băng Phong đại lục, Tuyết lang tự động lui về Cáp Mễ Nhân vương quốc và Bắc Cáp Mễ Nhân vương quốc, số lượng còn khoảng 7 vạn. Động thực vật của Băng Phong đại lục cực kì ít, Tuyết lang rất khó kiếm mồi, có khi chạy vài ngày vài đêm mới bắt được một con mồi. Do đó tập kích các thôn làng không phải của Cáp Mễ Nhân là một cách sinh tồn của chúng. Cáp Mễ Nhân không ngăn cản các chủng tộc khác sinh sống trên Băng Phong đại lục... khi đã đóng thuế, nhưng không cho phép ai sát hại Tuyết lang. Phàm là thôn làng nào cũng có cách để đối phó với Tuyết lang. Dần dần hình thành tập quán "lang đến người núp, lang đi người ra", coi đây là một loại thuế của Cáp Mễ Nhân vương quốc. Cũng vì Cáp Mễ Nhân vương quốc sống đạm bạc, thuế thu rất ít nên mọi người cũng không phản đối "lang đầu thuế" này.
Hải Khắc thôn cũng thuộc những thôn làng phải nộp thuế này, thôn dân theo thói quen khi Tuyết lang đến thì chỉ tẩu tán gia súc lớn, còn gia cầm để lại cho Tuyết lang hưởng thụ. Bầy Tuyết lang cũng không ở lại lâu do không phù hợp khí hậu và các thôn làng khác cũng không xa, do đó cần đi "thu thuế" nơi khác nữa. Bọn chúng không lưu lại nơi này quá nửa ngày.
"Bang… Bang… Bang…" Tiếng Tuyết lang cào thiết bản vang trên đầu Ngả Mễ, bỗng một âm thanh đàn ông xuất hiện:
“Cho hỏi đây là nhà Cáp Bá thúc thúc phải không?”
/143
|