Nam Thiên Trúc.
Đất Thiên Trúc lúc bấy giờ bao gồm cả đất Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Butan, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan). Vương triều Vijayanagara chỉ thống trị khu vực nam Thiên Trúc, kể từ cao nguyên Decan trở về nam, bao gồm phần đất các bang Andhra Pradesh, Goa, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu, trong đó phần lĩnh thổ do Vương triều Vijayanagara trực tiếp kiểm soát chỉ gồm phần cao nguyên Decan ở phía bắc Vương triều. Các tiểu quốc ở nam Thiên Trúc thần phục và cống nạp cho Vijayanagara chẳng qua là vì Vijayanagara giúp bọn họ kháng cự sự xâm lấn của các thế lực người Mông Cổ ở miền bắc. Quân đội của toàn vương triều gồm khoảng 1,1 triệu người (tức 110 vạn, ít hơn quân đội Minh triều một chút), nhưng gồm có hai bộ phận rõ rệt : Quân đội triều đình bao gồm 100.000 bộ binh (shieldmen), 20.000 kỵ binh (cavalrymen) và hơn 900 con voi; phần còn lại là quân đội địa phương, tức quân đội của các tiểu quốc chư hầu.
Triệu Phong đặt đại bản doanh tại Jaffna, một đại thành thị ở phía bắc Tích Lan. Các đạo quân đã lần lượt đến Tích Lan hội họp. Riêng 4 đạo quân Thần Vũ, Thần Sách, Thần Uy, Thần Long đã đổ bộ lên đất nam Thiên Trúc, tiến về phía cao nguyên Decan, giúp các tiểu quốc bị Vương triều Vijayanagara chiếm giữ phục quốc. Triệu Phong không phải không muốn trực tiếp suất quân tác chiến, nhưng vì bản thân là Thống soái, đành phải ở lại hậu phương chủ trì đại cục. Xung phong hãm trận là việc của các vị tướng quân. Cũng giống như cuộc bao vây Kim Lăng và đánh nhau với trăm vạn đại quân của Minh triều trước đây, bọn Triệu Phong chỉ ở Trường Hưng Thành chủ trì đại cục.
Nghe tin Thần Thánh Đế quốc cử binh chinh phạt, Vương triều Vijayanagara vội vã dốc toàn bộ quốc lực nghênh chiến, đồng thời chinh triệu quân đội các tiểu quốc chư hầu tham chiến. Bọn họ biết trận chiến này quan hệ đến sự sinh tử tồn vong của Vương triều, nên buộc phải dốc toàn tâm toàn lực nghênh chiến.
Do quân đội Đế quốc viện cớ giúp các tiểu vương phục quốc, trong quân còn có các vị tiểu vương tùy hành, nên sư xuất hữu danh, không bị dân chúng trong vùng xem là hành vi xâm lược. Bốn đạo quân chia làm hai đường, mỗi đường 6 vạn quân, lần lượt tiến vào các tiểu quốc bị quân Vijayanagara chiếm giữ, đánh bại số thủ quân tại đấy, rồi giao lại cho các tiểu vương bản địa khôi phục chính quyền. Quân đội Đế quốc tạm trú đóng lại đấy giữ gìn trật tự, chờ các vị tiểu vương chinh triệu tân quân bảo vệ quốc thổ. Do quân đội Đế quốc không can thiệp vào việc chính sự ở đây, nên không gây bất mãn trong giới quý tộc bản địa.
Tiếp theo đó, lần lượt 8 đạo quân còn lại cũng tiến vào khu vực giáp giới với vùng kiểm soát của Vương triều Vijayanagara. Tất cả 12 đạo quân, 36 vạn đại quân vân tập biên giới khiến kinh đô Vijayanagara nhân tâm hoàng hoàng. Đại quân áp cảnh. Trong lúc quân đội của Vương triều Vijayanagara chỉ có 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, cùng với 900 con voi chiến. Các tiểu quốc chư hầu nhìn rõ hình thế, không nước nào mang quân đến trợ chiến cả. Tình thế hiện tại, chỉ cần người có chút trí thương đều có thể thấy rõ, nếu như Thần Thánh Đế quốc thất bại thì còn có thể tái lập viễn chinh quân, tiếp tục chinh phạt, còn nếu như Vương triều Vijayanagara thất bại, thì hậu quả trực tiếp là diệt vong. Mà xem ra Vương triều Vijayanagara chẳng có mấy cơ hội giành được chiến thắng. Cả về số lượng, trang bị, chiến lực, … quân đội Vương triều Vijayanagara chẳng thể nào so sánh được với quân đội Thần Thánh Đế quốc.
Đối diện đại quân áp cảnh, Vương triều Vijayanagara chỉ có thể huy động được 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, 900 con voi. Quân lực chênh lệch quá lớn. Quốc vương Deva Raya I của Vijayanagara vội chinh tập dân binh được thêm 30 vạn nữa, quân số tạm thời tăng lên 42 vạn, đông hơn đối phương, khiến cho sĩ khí quân đội dâng cao một chút, còn về chiến lực thì … không đáng tin tưởng lắm. Hỗn hợp 10 vạn chính quy quân với 30 vạn quân nông dân, khiến cho toàn thể chiến lực của quân đội suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt đây lại là quân đội Thiên Trúc, chiến lực không thể nào sánh bằng quân đội Trung Hoa. Do vậy mà Quốc vương Deva Raya I lo lắng không thôi.
Quốc vương Deva Raya I là cháu nội của Quốc vương Harihara Raya II (trị vì 1377 - 1404). Sau khi Harihara Raya II qua đời, đã có cuộc tranh ngôi giữa các vị vương tử. Virupaksha Raya trị vì trong vài tháng thì bị con trai là Bukka Raya II ám sát. Ông này trị vì được một thời gian trong giai đoạn 1405 – 1406, rồi cũng bị em trai là Deva Raya I lật đổ. Deva Raya I bắt đầu trị vì từ năm 1406. Trong suốt triều đại của mình, Deva Raya I đã liên tục chiến đấu chống lại Velamas xứ Telangana, Sultan Bahmani xứ Gulbarga, Reddis xứ Kondavidu và Gajaptis xứ Kalinga. Gần đây nhất là chiến tranh với Thần Thánh Đế quốc. Nội loạn, chiến tranh đã khiến cho quốc lực của Vương triều Vijayanagara ngày càng suy kiệt, dẫn đến quốc thế suy vi, chư hầu ly tán. Deva Raya I rất hối hận, không ngờ Thần Thánh Đế quốc lại có phản ứng cường ngạnh như thế. Nhưng giờ đây có hối hận cũng đã muộn, chỉ còn cách chuẩn bị chiến tranh mà thôi.
Thông qua thám tử báo cáo, Triệu Phong được biết đại quân Vijayanagara cơ bản so với một đám nông dân không có gì khác biệt, so ra còn kém hơn cả dân binh của Đế quốc. Tuy 12 vạn chính quy quân còn có chút chiến lực, nhưng khi bị hỗn hợp chung với 30 vạn nông dân, thì chiến lực suy giảm rất nhiều. Suy tính hồi lâu, Triệu Phong quyết định xuất chiến.
12 đạo quân được lệnh tiến sát đô thành Vijayanagara của Vương triều Vijayanagara. Do phải mang theo thần công đại pháo cùng rất nhiều đạn dược, đại quân phải mất hơn 1 tháng mới tiến được đến ngoại vi thành Vijayanagara. Song phương đại quân an doanh lập trại đối diện bên ngoài thành. Triều đình Vijayanagara đã biết đại pháo của Thần Thánh Đế quốc lợi hại, nên đã từ bỏ việc cố thủ thành trì, quyết định chính diện quyết chiến. Trong quân đội Vijayanagara có quá nhiều dân binh (thực chất là nông dân), nếu thành môn bị đại pháo phá hủy tất sĩ khí đại giảm, nhiều khả năng sẽ phát sinh đại quy mô đào binh. Thà rằng dựa vào ưu thế quân số mà quyết chiến một trận, nhất chiến định càn khôn.
Bình minh, ở bầu trời phương đông, ánh thái dương đã bắt đầu le lói. Aliva Rama và Sriranga, hai vị tướng quân của Vương triều Vijayanagara, đích thân thống suất bản bộ kỵ binh công kích doanh trại đối phương. Theo mệnh lệnh của Quốc vương Deva Raya I, bọn họ sẽ lợi dụng địch nhân đang lúc mê ngủ mà tấn công cướp trại. Cưỡi trên lưng chiến mã, cả 2 vạn kỵ binh đều giương cung lắp tên, chuẩn bị bắn ra những mũi tên lửa.
Khi kỵ binh áp sát doanh trại đối phương, gần đến tầm bắn, thần kinh chúng kỵ binh đều căng thẳng tột độ, chuẩn bị buông cung. Đột nhiên …
A a a …
Phịch phịch phịch …
Hàng loạt kỵ binh, chiến mã ở hàng đầu bị vướng cạm bẫy, ngã ngựa. Bên ngoài doanh trại bố trí rất nhiều cạm bẫy, chưa gì mà đã có vài trăm kỵ binh thương vong. Tiếp đó là một hồi tù và rúc lên lanh lảnh, báo động có địch quân đến cướp doanh.
Aliva Rama và Sriranga thấy bản bộ kỵ binh rơi vào hỗn loạn, cả kinh thất sắc, giục ngựa chạy ngược chạy xuôi, luôn miệng quát tháo cố ổn định trận hình. Sau hơn 1 khắc, đội ngũ mới ổn định. Hai người bọn họ vừa định tiếp tục xung phong thì đột nhiên …
Đoàng đoàng đoàng …
Một trận đại pháo gầm vang báo hiệu đối phương đã phản kích. Tiếp đó, hàng nghìn viên đạn pháo bắn tới, rực hồng cả nửa bầu trời. Theo đúng biên chế của quân đội Thần Thánh Đế quốc, 36 vạn quân có đến 7.200 khẩu thần công, mỗi phương hướng được bố trí trận địa pháo gồm 1.800 khẩu. Bởi đã xác định từ trước cự ly pháo kích đối ứng với cạm bẫy bên ngoài, nên đa số đạn pháo đều tìm thấy mục tiêu. Tuy đều là thật tâm đạn, mỗi viên đạn khi bắn trúng mới sát tử được đối phương, nhưng chỉ loạt pháo kích kia cũng đã khiến đối phương thương vong thảm trọng. Do đang trong trận hình xung phong, đội ngũ rất mật tập, thành ra chỉ 1.800 viên đạn pháo đã khiến cho hơn 5.000 kỵ binh thương vong hoặc mất sức chiến đấu.
Thấy chưa gặp địch nhân mà đã tổn thất 1 phần tư quân số, Aliva Rama quả đoạn quyết định rút lui. Gã cao giọng quát :
- Lui. Lui mau.
Tiếng chiêng thu quân khua vang. Aliva Rama và Sriranga đích thân dẫn quân đoạn hậu. Nào ngờ, chúng kỵ binh vừa mới quay đầu ngựa định tháo lui thì đột ngột phát hiện địch quân từ bốn phương tám hướng ùn ùn áp tới. Trông tình hình đối phương ít ra cũng có đến hơn chục vạn quân tinh nhuệ, đao thương kiếm kích sáng ngời. Quân đội của Thần Thánh Đế quốc đều là những kẻ năng chinh thiện chiến, lẽ nào lại không đề phòng địch quân đến cướp doanh. Bọn Aliva Rama chính là tự đưa cổ vào tròng.
Aliva Rama trông thấy địch quân đông đảo, và có vẻ rằng càng lúc càng đông hơn, liền vội quát lớn :
- Phá vây. Sống hay chết chỉ ở lúc này !
Quân Vijayanagara giơ cao vũ khí, chuẩn bị liều chết phá vây. Cùng lúc đó, hàng vạn mũi tên từ phía đối phương liên tục bắn ra như mưa, liên miên bất tuyệt. Chỉ trong chốc lát, đã có gần vạn kỵ binh Vijayanagara trúng tên ngã ngựa. Aliva Rama cả kinh thất sắc, vội dẫn đầu chúng thân binh toàn lực phá vây, cuối cùng bởi bị ‘đặc thù chiếu cố’ mà chết trong đám loạn binh. Chỉ có Sriranga nhanh trí cởi bỏ khôi giáp, giả trang làm phổ thông kỵ binh, nên chạy thoát cùng với hơn nghìn tàn binh bại tướng.
Đất Thiên Trúc lúc bấy giờ bao gồm cả đất Ấn Độ, Pakistan, Nepan, Butan, Bangladesh, Sri Lanka (Tích Lan). Vương triều Vijayanagara chỉ thống trị khu vực nam Thiên Trúc, kể từ cao nguyên Decan trở về nam, bao gồm phần đất các bang Andhra Pradesh, Goa, Karnataka, Kerala và Tamil Nadu, trong đó phần lĩnh thổ do Vương triều Vijayanagara trực tiếp kiểm soát chỉ gồm phần cao nguyên Decan ở phía bắc Vương triều. Các tiểu quốc ở nam Thiên Trúc thần phục và cống nạp cho Vijayanagara chẳng qua là vì Vijayanagara giúp bọn họ kháng cự sự xâm lấn của các thế lực người Mông Cổ ở miền bắc. Quân đội của toàn vương triều gồm khoảng 1,1 triệu người (tức 110 vạn, ít hơn quân đội Minh triều một chút), nhưng gồm có hai bộ phận rõ rệt : Quân đội triều đình bao gồm 100.000 bộ binh (shieldmen), 20.000 kỵ binh (cavalrymen) và hơn 900 con voi; phần còn lại là quân đội địa phương, tức quân đội của các tiểu quốc chư hầu.
Triệu Phong đặt đại bản doanh tại Jaffna, một đại thành thị ở phía bắc Tích Lan. Các đạo quân đã lần lượt đến Tích Lan hội họp. Riêng 4 đạo quân Thần Vũ, Thần Sách, Thần Uy, Thần Long đã đổ bộ lên đất nam Thiên Trúc, tiến về phía cao nguyên Decan, giúp các tiểu quốc bị Vương triều Vijayanagara chiếm giữ phục quốc. Triệu Phong không phải không muốn trực tiếp suất quân tác chiến, nhưng vì bản thân là Thống soái, đành phải ở lại hậu phương chủ trì đại cục. Xung phong hãm trận là việc của các vị tướng quân. Cũng giống như cuộc bao vây Kim Lăng và đánh nhau với trăm vạn đại quân của Minh triều trước đây, bọn Triệu Phong chỉ ở Trường Hưng Thành chủ trì đại cục.
Nghe tin Thần Thánh Đế quốc cử binh chinh phạt, Vương triều Vijayanagara vội vã dốc toàn bộ quốc lực nghênh chiến, đồng thời chinh triệu quân đội các tiểu quốc chư hầu tham chiến. Bọn họ biết trận chiến này quan hệ đến sự sinh tử tồn vong của Vương triều, nên buộc phải dốc toàn tâm toàn lực nghênh chiến.
Do quân đội Đế quốc viện cớ giúp các tiểu vương phục quốc, trong quân còn có các vị tiểu vương tùy hành, nên sư xuất hữu danh, không bị dân chúng trong vùng xem là hành vi xâm lược. Bốn đạo quân chia làm hai đường, mỗi đường 6 vạn quân, lần lượt tiến vào các tiểu quốc bị quân Vijayanagara chiếm giữ, đánh bại số thủ quân tại đấy, rồi giao lại cho các tiểu vương bản địa khôi phục chính quyền. Quân đội Đế quốc tạm trú đóng lại đấy giữ gìn trật tự, chờ các vị tiểu vương chinh triệu tân quân bảo vệ quốc thổ. Do quân đội Đế quốc không can thiệp vào việc chính sự ở đây, nên không gây bất mãn trong giới quý tộc bản địa.
Tiếp theo đó, lần lượt 8 đạo quân còn lại cũng tiến vào khu vực giáp giới với vùng kiểm soát của Vương triều Vijayanagara. Tất cả 12 đạo quân, 36 vạn đại quân vân tập biên giới khiến kinh đô Vijayanagara nhân tâm hoàng hoàng. Đại quân áp cảnh. Trong lúc quân đội của Vương triều Vijayanagara chỉ có 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, cùng với 900 con voi chiến. Các tiểu quốc chư hầu nhìn rõ hình thế, không nước nào mang quân đến trợ chiến cả. Tình thế hiện tại, chỉ cần người có chút trí thương đều có thể thấy rõ, nếu như Thần Thánh Đế quốc thất bại thì còn có thể tái lập viễn chinh quân, tiếp tục chinh phạt, còn nếu như Vương triều Vijayanagara thất bại, thì hậu quả trực tiếp là diệt vong. Mà xem ra Vương triều Vijayanagara chẳng có mấy cơ hội giành được chiến thắng. Cả về số lượng, trang bị, chiến lực, … quân đội Vương triều Vijayanagara chẳng thể nào so sánh được với quân đội Thần Thánh Đế quốc.
Đối diện đại quân áp cảnh, Vương triều Vijayanagara chỉ có thể huy động được 10 vạn bộ binh, 2 vạn kỵ binh, 900 con voi. Quân lực chênh lệch quá lớn. Quốc vương Deva Raya I của Vijayanagara vội chinh tập dân binh được thêm 30 vạn nữa, quân số tạm thời tăng lên 42 vạn, đông hơn đối phương, khiến cho sĩ khí quân đội dâng cao một chút, còn về chiến lực thì … không đáng tin tưởng lắm. Hỗn hợp 10 vạn chính quy quân với 30 vạn quân nông dân, khiến cho toàn thể chiến lực của quân đội suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt đây lại là quân đội Thiên Trúc, chiến lực không thể nào sánh bằng quân đội Trung Hoa. Do vậy mà Quốc vương Deva Raya I lo lắng không thôi.
Quốc vương Deva Raya I là cháu nội của Quốc vương Harihara Raya II (trị vì 1377 - 1404). Sau khi Harihara Raya II qua đời, đã có cuộc tranh ngôi giữa các vị vương tử. Virupaksha Raya trị vì trong vài tháng thì bị con trai là Bukka Raya II ám sát. Ông này trị vì được một thời gian trong giai đoạn 1405 – 1406, rồi cũng bị em trai là Deva Raya I lật đổ. Deva Raya I bắt đầu trị vì từ năm 1406. Trong suốt triều đại của mình, Deva Raya I đã liên tục chiến đấu chống lại Velamas xứ Telangana, Sultan Bahmani xứ Gulbarga, Reddis xứ Kondavidu và Gajaptis xứ Kalinga. Gần đây nhất là chiến tranh với Thần Thánh Đế quốc. Nội loạn, chiến tranh đã khiến cho quốc lực của Vương triều Vijayanagara ngày càng suy kiệt, dẫn đến quốc thế suy vi, chư hầu ly tán. Deva Raya I rất hối hận, không ngờ Thần Thánh Đế quốc lại có phản ứng cường ngạnh như thế. Nhưng giờ đây có hối hận cũng đã muộn, chỉ còn cách chuẩn bị chiến tranh mà thôi.
Thông qua thám tử báo cáo, Triệu Phong được biết đại quân Vijayanagara cơ bản so với một đám nông dân không có gì khác biệt, so ra còn kém hơn cả dân binh của Đế quốc. Tuy 12 vạn chính quy quân còn có chút chiến lực, nhưng khi bị hỗn hợp chung với 30 vạn nông dân, thì chiến lực suy giảm rất nhiều. Suy tính hồi lâu, Triệu Phong quyết định xuất chiến.
12 đạo quân được lệnh tiến sát đô thành Vijayanagara của Vương triều Vijayanagara. Do phải mang theo thần công đại pháo cùng rất nhiều đạn dược, đại quân phải mất hơn 1 tháng mới tiến được đến ngoại vi thành Vijayanagara. Song phương đại quân an doanh lập trại đối diện bên ngoài thành. Triều đình Vijayanagara đã biết đại pháo của Thần Thánh Đế quốc lợi hại, nên đã từ bỏ việc cố thủ thành trì, quyết định chính diện quyết chiến. Trong quân đội Vijayanagara có quá nhiều dân binh (thực chất là nông dân), nếu thành môn bị đại pháo phá hủy tất sĩ khí đại giảm, nhiều khả năng sẽ phát sinh đại quy mô đào binh. Thà rằng dựa vào ưu thế quân số mà quyết chiến một trận, nhất chiến định càn khôn.
Bình minh, ở bầu trời phương đông, ánh thái dương đã bắt đầu le lói. Aliva Rama và Sriranga, hai vị tướng quân của Vương triều Vijayanagara, đích thân thống suất bản bộ kỵ binh công kích doanh trại đối phương. Theo mệnh lệnh của Quốc vương Deva Raya I, bọn họ sẽ lợi dụng địch nhân đang lúc mê ngủ mà tấn công cướp trại. Cưỡi trên lưng chiến mã, cả 2 vạn kỵ binh đều giương cung lắp tên, chuẩn bị bắn ra những mũi tên lửa.
Khi kỵ binh áp sát doanh trại đối phương, gần đến tầm bắn, thần kinh chúng kỵ binh đều căng thẳng tột độ, chuẩn bị buông cung. Đột nhiên …
A a a …
Phịch phịch phịch …
Hàng loạt kỵ binh, chiến mã ở hàng đầu bị vướng cạm bẫy, ngã ngựa. Bên ngoài doanh trại bố trí rất nhiều cạm bẫy, chưa gì mà đã có vài trăm kỵ binh thương vong. Tiếp đó là một hồi tù và rúc lên lanh lảnh, báo động có địch quân đến cướp doanh.
Aliva Rama và Sriranga thấy bản bộ kỵ binh rơi vào hỗn loạn, cả kinh thất sắc, giục ngựa chạy ngược chạy xuôi, luôn miệng quát tháo cố ổn định trận hình. Sau hơn 1 khắc, đội ngũ mới ổn định. Hai người bọn họ vừa định tiếp tục xung phong thì đột nhiên …
Đoàng đoàng đoàng …
Một trận đại pháo gầm vang báo hiệu đối phương đã phản kích. Tiếp đó, hàng nghìn viên đạn pháo bắn tới, rực hồng cả nửa bầu trời. Theo đúng biên chế của quân đội Thần Thánh Đế quốc, 36 vạn quân có đến 7.200 khẩu thần công, mỗi phương hướng được bố trí trận địa pháo gồm 1.800 khẩu. Bởi đã xác định từ trước cự ly pháo kích đối ứng với cạm bẫy bên ngoài, nên đa số đạn pháo đều tìm thấy mục tiêu. Tuy đều là thật tâm đạn, mỗi viên đạn khi bắn trúng mới sát tử được đối phương, nhưng chỉ loạt pháo kích kia cũng đã khiến đối phương thương vong thảm trọng. Do đang trong trận hình xung phong, đội ngũ rất mật tập, thành ra chỉ 1.800 viên đạn pháo đã khiến cho hơn 5.000 kỵ binh thương vong hoặc mất sức chiến đấu.
Thấy chưa gặp địch nhân mà đã tổn thất 1 phần tư quân số, Aliva Rama quả đoạn quyết định rút lui. Gã cao giọng quát :
- Lui. Lui mau.
Tiếng chiêng thu quân khua vang. Aliva Rama và Sriranga đích thân dẫn quân đoạn hậu. Nào ngờ, chúng kỵ binh vừa mới quay đầu ngựa định tháo lui thì đột ngột phát hiện địch quân từ bốn phương tám hướng ùn ùn áp tới. Trông tình hình đối phương ít ra cũng có đến hơn chục vạn quân tinh nhuệ, đao thương kiếm kích sáng ngời. Quân đội của Thần Thánh Đế quốc đều là những kẻ năng chinh thiện chiến, lẽ nào lại không đề phòng địch quân đến cướp doanh. Bọn Aliva Rama chính là tự đưa cổ vào tròng.
Aliva Rama trông thấy địch quân đông đảo, và có vẻ rằng càng lúc càng đông hơn, liền vội quát lớn :
- Phá vây. Sống hay chết chỉ ở lúc này !
Quân Vijayanagara giơ cao vũ khí, chuẩn bị liều chết phá vây. Cùng lúc đó, hàng vạn mũi tên từ phía đối phương liên tục bắn ra như mưa, liên miên bất tuyệt. Chỉ trong chốc lát, đã có gần vạn kỵ binh Vijayanagara trúng tên ngã ngựa. Aliva Rama cả kinh thất sắc, vội dẫn đầu chúng thân binh toàn lực phá vây, cuối cùng bởi bị ‘đặc thù chiếu cố’ mà chết trong đám loạn binh. Chỉ có Sriranga nhanh trí cởi bỏ khôi giáp, giả trang làm phổ thông kỵ binh, nên chạy thoát cùng với hơn nghìn tàn binh bại tướng.
/130
|