Tiểu quốc Puni, còn được gọi là Poni, là tiền thân của Vương quốc Hồi giáo Brunei sau này. Các tư liệu Trung Hoa cổ có nói đến một vương quốc tên là Puni, ở bờ tây bắc của đảo Kalimantan, từng cống nạp cho các hoàng đế Trung Hoa từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9. Khi Tam Bảo thái giám của nhà Minh là Trịnh Hòa đến Puni vào đầu thế kỷ 15, trong chuyến thám sát vùng Đông Nam Á, ông đã phát hiện một cảng thương mại quan trọng có nhiều thương buôn người Hoa làm ăn phát đạt với chính quốc.
Phải đến giữa thế kỷ 15, vương triều Majapahit theo đạo Hindu suy yếu, đạo Hồi tràn ngập các quần đảo Nam Dương, tiểu vương Puni mới theo đạo Hồi, và thành lập Vương quốc Hồi giáo Brunei. Còn giờ đây, tiểu quốc Puni vẫn là một bộ phận của vương triều Majapahit, và vẫn chưa theo đạo Hồi. Chỉ vì vương quốc đang xảy ra nội chiến, nên tiểu quốc có được phần nào độc lập hơn mà thôi. Đó cũng là nền tảng để tiểu vương Puni tuyên bố độc lập sau này. Đương nhiên, nếu như không có sự xuất hiện của Giang Phong. Giang Phong xuất hiện, bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục vận chuyển, nhưng đã lệch hướng.
Khu dân cư ở vùng vịnh Mã Ni trước đây thuộc quyền cai quản của tiểu vương Puni. Do đó, tiểu vương Puni đang tích cực họp quân, chuẩn bị chiếm lại nó. Hạm đội của Puni đã sẵn sàng bắc tiến. Có điều, khái niệm chiến tranh của tiểu vương Puni vẫn bị cục hạn trong khu vực các quần đảo Nam Dương.
An Phú Thành. Thái An Cung, Kính Thiên Điện.
Giang Phong cùng chúng thủ hạ hội họp nghị sự. Thương mại Tổng quản Cát Ti, kiêm nhiệm chủ quản Hướng đạo đoàn hồi báo :
- Đại nhân. Theo tin hồi báo, tiểu vương Puni đang chuẩn bị xuất quân chiếm lại vùng vịnh An Phú. Theo thông tin sơ bộ, lần này tiểu vương Puni phái xuất đại bộ phận binh lực cùng phần lớn chiến thuyền của tiểu quốc, định phát động đại quy mô chiến tranh.
Tiểu quốc Puni, lãnh thổ bé xíu, cư dân ít ỏi, có phát động ‘đại’ quy mô chiến tranh, cũng chẳng ‘đại’ được là bao. Giang Phong mỉm cười hỏi :
- ‘Đại’ đến mức nào ?
Cát Ti đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Binh lực khoảng 4.000 người, chiến thuyền 60 chiếc. Chiến thuyền lớn nhất dài khoảng 5 trượng, rộng hơn 1 trượng. Còn đa số chỉ dài khoảng 3 trượng, rộng 7, 8 thước.
Chúng nhân đều bật cười. Đối diện những chiến hạm dài hơn trăm mét, rộng hơn 60 mét thì những chiến thuyền chỉ dài khoảng 20 mét, rộng 4, 5 mét thật là bé tí xíu. Có điều, đối với tình hình các tiểu quốc ở Nam Dương, lực lượng quân sự như thế đã được xem là hùng hậu; tiểu quốc Puni cũng là một thế lực đáng kể ở đây. Nam Dương không giống như Trung Hoa và Đại Việt, mỗi cuộc chiến tranh động một chút là hàng chục vạn đến cả trăm vạn quân.
Nam Dương Hạm đội Đô đốc Đinh An Bình bước ra nói :
- Đại nhân. Xin giao cho thuộc hạ giải quyết bọn chúng.
Chúng tướng cũng không ai tranh giành, bởi hải chiến là đặc trường của Hạm đội, và đó cũng là công việc của Nam Dương Hạm đội. Định Hải quân chỉ là lục quân, chuyên trách công thành chiếm đất chứ không phải hải chiến. Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Mọi người còn có ý kiến gì nữa không ?
Định Hải Tướng quân Triệu Phong bước ra nói :
- Đại nhân. Nếu như tiểu quốc Puni đã phái xuất đại bộ phận binh lực, trong nước chắc chắn hư nhược. Xin đại nhân cho thuộc hạ xuất quân chiếm lĩnh Puni.
Giang Phong ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói :
- ‘Tiểu’ hạm đội của Puni giao cho An Bình phụ trách, nên giải quyết nó ngay trên biển. Tuyệt đối không cho chúng đến gần vịnh An Phú.
Vịnh An Phú giờ đã là một thương cảng quan trọng, mỗi ngày có rất nhiều thương thuyền ra vào, không thể để bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Giang Phong không muốn sinh ý của mình bị đình trệ. Đinh An Bình vâng dạ nói :
- Đại nhân an tâm. Thuộc hạ sẽ giải quyết bọn chúng thật êm thắm. Những tiểu chiến thuyền đó, mấy loạt thần công là giải quyết được ngay thôi.
Giang Phong gật đầu, bảo Triệu Phong :
- Còn Triệu Phong thì khẩn trương lo việc luyện quân, chuẩn bị công chiếm Puni. Ta quyết định tăng quân số lên 2 vạn. Định Hải quân chia làm hai, thành Định Hải nhất sư và Định Hải nhị sư, mỗi sư 5.000 người, bổ sung thêm 5.000 tân quân cho đủ 1 vạn. Định Hải nhất sư phụ trách công chiếm Puni, Định Hải nhị sư trấn giữ Lã Tống.
Triệu Phong vâng dạ, lập tức đi tuyển quân và luyện quân. Mở rộng khu vực kiểm soát, tăng quân là chuyện tất nhiên. Nguồn cung cấp binh nguyên tốt nhất là các trại khổ công ở An Hòa trấn và An Hiệp trấn. Nơi đó có rất nhiều thanh tráng vốn là chiến sĩ của liên minh các bộ lạc trước đây, có sẵn sức lực và khả năng chiến đấu, chỉ cần huấn luyện một chút là có thể cho xuất trận.
Triệu Phong và Đinh An Bình đi rồi, Giang Phong lại bảo viên thủ hạ phụ trách quản lý các kho khí giới :
- Định Hải quân tăng quân số, khí giới trong kho đủ dùng không ?
Gã ta cung kính đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Kho khí giới được tích trữ mấy năm liền, đủ cung cấp cho 5 vạn đại quân. Nhưng vẫn còn một nửa còn ở Hải Tân và Tư Dung, chưa kịp chuyển sang đây.
Giang Phong nói :
- Số khí giới ở Hải Tân và Tư Dung cứ để ở đấy. Thông tri cho xưởng khí giới ở An Hiệp sản xuất thêm khí giới cho kho An Phú. Chỉ tiêu là đủ trang bị cho 5 vạn quân.
Gã ta cung kính vâng dạ. Giang Phong lại hỏi viên thủ hạ phụ trách quản lý các kho lương thực :
- Dự trữ lương thực thế nào ?
Gã ta cung kính đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Lương thực chỉ đủ cho quân dân của An Phú Thành, An Hòa trấn và An Hiệp trấn dùng trong 1 năm. Đến cuối xuân, vụ mùa thu hoạch, nếu không gặp thiên tai, sẽ đủ dùng cho đến cuối năm mà không cần đến lương thực dự trữ trong kho.
Đầu mùa vụ, Giang Phong đã huy động toàn bộ dân chúng đi khai khẩn đồng ruộng để trồng lúa, nếu đến cuối vụ mà không bị thiên tai mưa bão, thì sản lượng sẽ rất khả quan. Kho lương của Giang Phong chỉ phải cung cấp cho quân dân đến cuối xuân mà thôi. Tổng dân số của An Phú, An Hòa và An Hiệp đã lên đến hơn 20 vạn người, do đó mà lượng lương thực dự trữ suốt mấy năm nay giờ chỉ đủ dùng trong 1 năm. Giang Phong ngẫm nghĩ một lúc, đoạn bảo :
- Cát Ti. Ngươi cho các thương đội tăng cường thu mua lương thực ở các nơi. Chiêm Thành, Chân Lạp, Đại Việt, Đại Minh, … ở đâu có bán thì mua hết. Mở rộng các kho lương. Chỉ tiêu ít nhất dự trữ đủ lương thực cung cấp cho 20 vạn quân dân trong 3 năm.
Hiện tại Giang Phong có 20 vạn quân dân, dự trữ như thế, nếu sau này khu vực kiểm soát mở rộng, dân số gia tăng thì cũng đủ dùng. Thật ra thì sau khi chiếm lĩnh một khu vực nào đó, dân bản địa vẫn có sẵn nguồn cung cấp lương thực riêng của họ để dùng, không cần bọn Giang Phong cung cấp. Nhưng nếu Giang Phong di dời bọn họ đến các thành trấn thì khác. Dân chúng rời nơi ở cũ, bắt đầu một cuộc sống mới tại nơi ở mới, do đó thời gian đầu phải được cung cấp lương thực. Tại Lã Tống hiện giờ không phải chỉ có 20 vạn người. Đó chỉ là dân số của ba thành trấn An Phú, An Hòa và An Hiệp mà Giang Phong phải cung cấp lương thực cho đến vụ thu hoạch.
Cát Ti cung kính vâng dạ, rồi lại nói thêm :
- Đại nhân. Tôm cá hải sản cũng là một nguồn cung cấp lương thực đáng kể đấy ạ.
Giang Phong mỉm cười :
- Không cần ngươi phải nói. Gần một nửa số thực phẩm cung cấp cho cư dân các thành trấn là thủy hải sản đấy. Bên bờ Lâm Hải Hồ đã hình thành nhiều làng chài.
Cát Ti cung kính nói :
- Đại nhân anh minh.
Giang Phong khẽ cười, bãi hầu. Bộ máy chiến tranh của An Phú Thành bắt đầu vận chuyển. Lương thực, vũ khí được tập trung ra bờ vịnh. Nhân dịp này, Giang Phong cũng đi thị sát vịnh An Phú. Đây là một vịnh lớn và gần kín, diện tích xấp xỉ 2.000 kilômét vuông, nơi rộng nhất khoảng 50 kilômét, trong khi đó cửa vịnh rộng chưa đến 20 kilômét, lại bị một hòn đảo ngăn đôi, với cửa phía bắc rộng khoảng 3 kilômét, cửa phía nam rộng khoảng 10 kilômét; giữa cửa phía nam còn có một số hòn đảo nhỏ rộng chỉ vài hécta. Nhìn địa hình của vịnh, Giang Phong nghĩ đến việc xây dựng các pháo đài để khống chế hai cửa ra vào. Nhưng trước hết cần phải cải tiến thần công đại pháo. Thời này thần công đại pháo hỏa lực kém quá, dù vấn đề hỏa dược đã được chúng Thái học sinh giải quyết, nhưng bản thân đại pháo vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu. Cũng may tại Lã Tống có rất nhiều khoáng sản : lưu hoàng (lưu huỳnh), tiêu thạch (nitrat kali), đồng, sắt, thủy ngân, … không sợ thiếu nguyên vật liệu.
An Phú Thành phát triển rất thuận lợi. Ngân khố của Giang Phong cũng ngày một đầy thêm. Nhưng Giang Phong vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Khoảng cách đến với mục tiêu vẫn còn xa.
Phải đến giữa thế kỷ 15, vương triều Majapahit theo đạo Hindu suy yếu, đạo Hồi tràn ngập các quần đảo Nam Dương, tiểu vương Puni mới theo đạo Hồi, và thành lập Vương quốc Hồi giáo Brunei. Còn giờ đây, tiểu quốc Puni vẫn là một bộ phận của vương triều Majapahit, và vẫn chưa theo đạo Hồi. Chỉ vì vương quốc đang xảy ra nội chiến, nên tiểu quốc có được phần nào độc lập hơn mà thôi. Đó cũng là nền tảng để tiểu vương Puni tuyên bố độc lập sau này. Đương nhiên, nếu như không có sự xuất hiện của Giang Phong. Giang Phong xuất hiện, bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục vận chuyển, nhưng đã lệch hướng.
Khu dân cư ở vùng vịnh Mã Ni trước đây thuộc quyền cai quản của tiểu vương Puni. Do đó, tiểu vương Puni đang tích cực họp quân, chuẩn bị chiếm lại nó. Hạm đội của Puni đã sẵn sàng bắc tiến. Có điều, khái niệm chiến tranh của tiểu vương Puni vẫn bị cục hạn trong khu vực các quần đảo Nam Dương.
An Phú Thành. Thái An Cung, Kính Thiên Điện.
Giang Phong cùng chúng thủ hạ hội họp nghị sự. Thương mại Tổng quản Cát Ti, kiêm nhiệm chủ quản Hướng đạo đoàn hồi báo :
- Đại nhân. Theo tin hồi báo, tiểu vương Puni đang chuẩn bị xuất quân chiếm lại vùng vịnh An Phú. Theo thông tin sơ bộ, lần này tiểu vương Puni phái xuất đại bộ phận binh lực cùng phần lớn chiến thuyền của tiểu quốc, định phát động đại quy mô chiến tranh.
Tiểu quốc Puni, lãnh thổ bé xíu, cư dân ít ỏi, có phát động ‘đại’ quy mô chiến tranh, cũng chẳng ‘đại’ được là bao. Giang Phong mỉm cười hỏi :
- ‘Đại’ đến mức nào ?
Cát Ti đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Binh lực khoảng 4.000 người, chiến thuyền 60 chiếc. Chiến thuyền lớn nhất dài khoảng 5 trượng, rộng hơn 1 trượng. Còn đa số chỉ dài khoảng 3 trượng, rộng 7, 8 thước.
Chúng nhân đều bật cười. Đối diện những chiến hạm dài hơn trăm mét, rộng hơn 60 mét thì những chiến thuyền chỉ dài khoảng 20 mét, rộng 4, 5 mét thật là bé tí xíu. Có điều, đối với tình hình các tiểu quốc ở Nam Dương, lực lượng quân sự như thế đã được xem là hùng hậu; tiểu quốc Puni cũng là một thế lực đáng kể ở đây. Nam Dương không giống như Trung Hoa và Đại Việt, mỗi cuộc chiến tranh động một chút là hàng chục vạn đến cả trăm vạn quân.
Nam Dương Hạm đội Đô đốc Đinh An Bình bước ra nói :
- Đại nhân. Xin giao cho thuộc hạ giải quyết bọn chúng.
Chúng tướng cũng không ai tranh giành, bởi hải chiến là đặc trường của Hạm đội, và đó cũng là công việc của Nam Dương Hạm đội. Định Hải quân chỉ là lục quân, chuyên trách công thành chiếm đất chứ không phải hải chiến. Giang Phong mỉm cười hỏi :
- Mọi người còn có ý kiến gì nữa không ?
Định Hải Tướng quân Triệu Phong bước ra nói :
- Đại nhân. Nếu như tiểu quốc Puni đã phái xuất đại bộ phận binh lực, trong nước chắc chắn hư nhược. Xin đại nhân cho thuộc hạ xuất quân chiếm lĩnh Puni.
Giang Phong ngẫm nghĩ một lúc, rồi nói :
- ‘Tiểu’ hạm đội của Puni giao cho An Bình phụ trách, nên giải quyết nó ngay trên biển. Tuyệt đối không cho chúng đến gần vịnh An Phú.
Vịnh An Phú giờ đã là một thương cảng quan trọng, mỗi ngày có rất nhiều thương thuyền ra vào, không thể để bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Giang Phong không muốn sinh ý của mình bị đình trệ. Đinh An Bình vâng dạ nói :
- Đại nhân an tâm. Thuộc hạ sẽ giải quyết bọn chúng thật êm thắm. Những tiểu chiến thuyền đó, mấy loạt thần công là giải quyết được ngay thôi.
Giang Phong gật đầu, bảo Triệu Phong :
- Còn Triệu Phong thì khẩn trương lo việc luyện quân, chuẩn bị công chiếm Puni. Ta quyết định tăng quân số lên 2 vạn. Định Hải quân chia làm hai, thành Định Hải nhất sư và Định Hải nhị sư, mỗi sư 5.000 người, bổ sung thêm 5.000 tân quân cho đủ 1 vạn. Định Hải nhất sư phụ trách công chiếm Puni, Định Hải nhị sư trấn giữ Lã Tống.
Triệu Phong vâng dạ, lập tức đi tuyển quân và luyện quân. Mở rộng khu vực kiểm soát, tăng quân là chuyện tất nhiên. Nguồn cung cấp binh nguyên tốt nhất là các trại khổ công ở An Hòa trấn và An Hiệp trấn. Nơi đó có rất nhiều thanh tráng vốn là chiến sĩ của liên minh các bộ lạc trước đây, có sẵn sức lực và khả năng chiến đấu, chỉ cần huấn luyện một chút là có thể cho xuất trận.
Triệu Phong và Đinh An Bình đi rồi, Giang Phong lại bảo viên thủ hạ phụ trách quản lý các kho khí giới :
- Định Hải quân tăng quân số, khí giới trong kho đủ dùng không ?
Gã ta cung kính đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Kho khí giới được tích trữ mấy năm liền, đủ cung cấp cho 5 vạn đại quân. Nhưng vẫn còn một nửa còn ở Hải Tân và Tư Dung, chưa kịp chuyển sang đây.
Giang Phong nói :
- Số khí giới ở Hải Tân và Tư Dung cứ để ở đấy. Thông tri cho xưởng khí giới ở An Hiệp sản xuất thêm khí giới cho kho An Phú. Chỉ tiêu là đủ trang bị cho 5 vạn quân.
Gã ta cung kính vâng dạ. Giang Phong lại hỏi viên thủ hạ phụ trách quản lý các kho lương thực :
- Dự trữ lương thực thế nào ?
Gã ta cung kính đáp :
- Hồi bẩm đại nhân. Lương thực chỉ đủ cho quân dân của An Phú Thành, An Hòa trấn và An Hiệp trấn dùng trong 1 năm. Đến cuối xuân, vụ mùa thu hoạch, nếu không gặp thiên tai, sẽ đủ dùng cho đến cuối năm mà không cần đến lương thực dự trữ trong kho.
Đầu mùa vụ, Giang Phong đã huy động toàn bộ dân chúng đi khai khẩn đồng ruộng để trồng lúa, nếu đến cuối vụ mà không bị thiên tai mưa bão, thì sản lượng sẽ rất khả quan. Kho lương của Giang Phong chỉ phải cung cấp cho quân dân đến cuối xuân mà thôi. Tổng dân số của An Phú, An Hòa và An Hiệp đã lên đến hơn 20 vạn người, do đó mà lượng lương thực dự trữ suốt mấy năm nay giờ chỉ đủ dùng trong 1 năm. Giang Phong ngẫm nghĩ một lúc, đoạn bảo :
- Cát Ti. Ngươi cho các thương đội tăng cường thu mua lương thực ở các nơi. Chiêm Thành, Chân Lạp, Đại Việt, Đại Minh, … ở đâu có bán thì mua hết. Mở rộng các kho lương. Chỉ tiêu ít nhất dự trữ đủ lương thực cung cấp cho 20 vạn quân dân trong 3 năm.
Hiện tại Giang Phong có 20 vạn quân dân, dự trữ như thế, nếu sau này khu vực kiểm soát mở rộng, dân số gia tăng thì cũng đủ dùng. Thật ra thì sau khi chiếm lĩnh một khu vực nào đó, dân bản địa vẫn có sẵn nguồn cung cấp lương thực riêng của họ để dùng, không cần bọn Giang Phong cung cấp. Nhưng nếu Giang Phong di dời bọn họ đến các thành trấn thì khác. Dân chúng rời nơi ở cũ, bắt đầu một cuộc sống mới tại nơi ở mới, do đó thời gian đầu phải được cung cấp lương thực. Tại Lã Tống hiện giờ không phải chỉ có 20 vạn người. Đó chỉ là dân số của ba thành trấn An Phú, An Hòa và An Hiệp mà Giang Phong phải cung cấp lương thực cho đến vụ thu hoạch.
Cát Ti cung kính vâng dạ, rồi lại nói thêm :
- Đại nhân. Tôm cá hải sản cũng là một nguồn cung cấp lương thực đáng kể đấy ạ.
Giang Phong mỉm cười :
- Không cần ngươi phải nói. Gần một nửa số thực phẩm cung cấp cho cư dân các thành trấn là thủy hải sản đấy. Bên bờ Lâm Hải Hồ đã hình thành nhiều làng chài.
Cát Ti cung kính nói :
- Đại nhân anh minh.
Giang Phong khẽ cười, bãi hầu. Bộ máy chiến tranh của An Phú Thành bắt đầu vận chuyển. Lương thực, vũ khí được tập trung ra bờ vịnh. Nhân dịp này, Giang Phong cũng đi thị sát vịnh An Phú. Đây là một vịnh lớn và gần kín, diện tích xấp xỉ 2.000 kilômét vuông, nơi rộng nhất khoảng 50 kilômét, trong khi đó cửa vịnh rộng chưa đến 20 kilômét, lại bị một hòn đảo ngăn đôi, với cửa phía bắc rộng khoảng 3 kilômét, cửa phía nam rộng khoảng 10 kilômét; giữa cửa phía nam còn có một số hòn đảo nhỏ rộng chỉ vài hécta. Nhìn địa hình của vịnh, Giang Phong nghĩ đến việc xây dựng các pháo đài để khống chế hai cửa ra vào. Nhưng trước hết cần phải cải tiến thần công đại pháo. Thời này thần công đại pháo hỏa lực kém quá, dù vấn đề hỏa dược đã được chúng Thái học sinh giải quyết, nhưng bản thân đại pháo vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu. Cũng may tại Lã Tống có rất nhiều khoáng sản : lưu hoàng (lưu huỳnh), tiêu thạch (nitrat kali), đồng, sắt, thủy ngân, … không sợ thiếu nguyên vật liệu.
An Phú Thành phát triển rất thuận lợi. Ngân khố của Giang Phong cũng ngày một đầy thêm. Nhưng Giang Phong vẫn chưa cảm thấy hài lòng. Khoảng cách đến với mục tiêu vẫn còn xa.
/130
|