Trở lại Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.516 (Giáp Ngọ, 1414), mùa hạ, tháng 5.
Hai người bọn Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn được Phạm Thế Căng sắp xếp cho theo thương thuyền để vào Gia Định. Tuy Trung Hoa chiến loạn, nhưng vùng Đông Doanh đã trở nên phồn vinh hơn. Các tuyến thương mại cũng chuyển dần về hướng đó. Nhân cuộc bắc phạt của Thần Thánh Đế quốc, hải tặc Đông Doanh sang cướp phá Trung Hoa, mang về rất nhiều tài bảo, trở nên giàu có, thành ra nhu cầu hưởng thụ cũng trở nên cao hơn nhiều. Đó là cơ hội cho các thương nhân.
Cả hai được Phạm Thế Căng cấp cho ‘thông hành chứng thư’ rồi lên thuyền vào nam. Ở Thần Thánh Đế quốc, không có ‘thông hành chứng thư’ thì không thể tự do đi lại trong các thành thị, nếu bị phát hiện thì sẽ bị tống giam vào lao ngục. Người ngoại quốc muốn vào lãnh thổ Đế quốc bắt buộc phải đến Ngoại vụ ban, trực thuộc Chính vụ ty ở các tỉnh, xin cấp ‘thông hành chứng thư’ để chứng minh thân phận, đề phòng gian tế, gián điệp, tặc khấu, yếu phạm, …
Thương thuyền đi đến Hội An thì dừng lại, tiếp thêm vật tư, nước uống, cũng như để cho thương nhân lên Hội An Thành mua bán. Hội An là một tân thành thị, được thành lập vào năm Ất Dậu (1405) theo lệnh của Giang Phong. Thành Hội An không nằm tại vị trí Hội An ngày nay, mà nằm ở khu vực phía nam đèo Hải Vân, ngay khu vực Đà Nẵng. Tại đó có một vịnh nước sâu, thuận lợi cho các hạm thuyền cỡ lớn neo đậu.
Thuyền ghé vào Hội An. Bọn Nguyễn Trãi cũng lên bờ, vào dạo phố phường để cảm nhận phong cách phố thị phương nam. Đến trước cổng thành, bọn họ phải trình ‘thông hành chứng thư’ thì mới được thủ thành sĩ binh cho vào.
Bọn họ trước tiên đi dạo một vòng phố thị, để thỏa mãn tâm nguyện nghiên cứu cuộc sống của người phương nam. Ở đây, bọn họ dễ dàng nhận ra phong cách sống của người dân khác hẳn vùng Thăng Long. Không khí thương nghiệp bao trùm mọi nơi. Các cửa hiệu buôn bán sầm uất, khách ra vào nhộn nhịp. Hội An là một trong những trạm trung chuyển của tuyến thương mại từ phương bắc đến Gia Định, kinh đô của Đế quốc, nên dù chỉ mới thành lập chưa đến 10 năm, mà đã trở thành một tòa đại thành thị, dân số hơn 10 vạn người, là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả tỉnh Phú Yên (tức đất Chiêm Thành cũ).
Đặc biệt, bọn Nguyễn Trãi phát hiện trong thành có đủ mọi thành phần dân tộc. Người Hán, người Việt, người Mường, người Chiêm, người Lào, người Thái, người Khmer, người Mã Lai, người Java, người Thiên Trúc, người Đông Doanh, người Mông Cổ, … thậm chí có cả người Âu da trắng và người Phi da đen. Nguyễn Trãi cố tìm cách nói chuyện với một người da trắng, và biết được rằng bọn họ đến từ một nơi rất xa, rất xa, ở tận bên kia bờ đại dương, ở một xứ gọi là A Lạp Bá, và bọn họ cũng là thần dân của Đế quốc.
Đi dạo khắp thành, cả hai đều kinh ngạc trước những đường phố thẳng tắp, đều đặn như bàn cờ, mặt đường bằng phẳng, nhà cửa hai bên đường đều được xây bằng gạch ngói, cao 2, 3 tầng, không hề nhìn thấy những ngôi nhà gỗ xập xệ như các thành thị ở vùng Thăng Long. Nhất là cảnh phồn vi nhộn nhịp ở đây. Trần Nguyên Hãn nói :
- Nguyễn Trãi. Ta không thể tin rằng đây chỉ là một tòa tân thành mới được xây dựng chưa đến 10 năm. Nếu ở phương bắc, kể cả bên Trung Nguyên, thì cũng có thể kể là một tòa đại thành.
Theo quan niệm của hai người bọn họ trước đây, trừ người Hán và người Việt là văn minh, còn lại đều là ngu muội, lạc hậu, dã man. Còn ở đây, người Hán và người Việt đều không chiếm ưu thế. Tỷ lệ người Chiêm, người Mường và người Java cao hơn nhiều (điều này cũng không có gì khó hiểu, bởi quan niệm sĩ, nông, công, thương; trọng nông khinh thương, thương nhân tối tiện của nho gia đã thâm căn cố đế trong tư tưởng của người Việt thời bấy giờ).
Nguyễn Trãi ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :
- Nguyên Hãn. Đừng quên thế lực của Đế quốc. Đã có thể kiến lập một Đế quốc rộng mênh mông như thế, thì ở Đế quốc không điều gì là không thể. Ở đây đã vậy, ta tin chắc rằng khi đến Gia Định chúng ta sẽ nhìn thấy những điều không thể tưởng tượng nổi.
Trần Nguyên Hãn nói :
- Nãy giờ ta chú ý một điều : tất cả người dân ở đây đều đối xử bình đẳng với nhau, không phân biệt đối xử dù thuộc bất kỳ dân tộc nào.
Nguyễn Trãi nói :
- Nghe nói ở Đế quốc mọi thần dân, dù thuộc bất kỳ dân tộc nào, cũng đều bình đẳng trước pháp luật. Đế quốc chỉ phân biệt thần dân thành 3 loại : thuận dân, là những người có thể nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; lương dân, là những người không chống đối Đế quốc, nhưng chưa nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; và nghịch dân, là những người chống đối lại Đế quốc.
Trần Nguyên Hãn ngẫm nghĩ giây lát, đột nhiên nói :
- Vậy thì chúng ta …
Đến đây, bọn Nguyễn Trãi mới phát hiện một vấn đề nghiêm trọng : giao tiếp nói chuyện thì không vấn đề gì, nhưng bọn họ lại trở thành những người mù chữ. Ở Đế quốc, người dân không sử dụng chữ Hán, mà sử dụng một thứ chữ trông giống như những phù hào của các pháp sư thường sử dụng (chữ Latinh do cong cong ngoằn ngèo trông giống phù hào). Bọn Nguyễn Trãi không đọc được thứ chữ này, nên biến thành người mù chữ. Các cửa hiệu, thương điếm, khách sạn, … đều có biển hiệu, nhưng bọn họ không thể đọc được. Cảm giác mù chữ đối với những người có học thức cao như bọn họ thật là khốn khổ. Đặc biệt là khi bọn họ phát hiện đại bộ phận người dân đều biết chữ, bất kể thuộc dân tộc nào. Thế là, bọn họ quyết tâm khi về thuyền phải nhờ chúng thương nhân dạy cho học chữ. Dù sao thì từ nay về sau bọn họ cũng đã trở thành thần dân của Đế quốc rồi. Nếu không đọc viết được văn tự của Đế quốc, bọn họ chỉ có thể kể là thần dân hạng hai - lương dân mà thôi.
Dạo phố một hồi cũng mỏi chân, cả hai quyết định ghé vào hàng quán nào đó bên đường để nghỉ ngơi ăn uống. Đi được mấy bước, cả hai chợt nghe từ một quán trà gần đó có tiếng ca ngâm vọng ra :
“Đất quê ta khi mưa chẳng thấm,
Người quê ta tuy lấm mà vui.
Đất nước ta gian lao mà anh dũng,
Quê hương ta ra ngõ gặp anh hùng.”
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đưa mắt nhìn nhau, rồi rảo bước đi vào trà quán. Vào bên trong, bọn họ nhìn thấy một trung niên nhân vận thanh y trường bào, tóc cột dây tơ, tay cầm quạt lông, ung dung phe phẩy. Trên chiếc bàn trước mặt có một chiếc khay gỗ, một chiếc phách để gõ nhịp và một bình trà. Qua lời nói của những người trong quán, bọn Nguyễn Trãi biết được đó là thuyết thư nhân, và bọn họ không biết rằng thuyết thư nhân còn là quan viên của Đế quốc, dù chức vị nhỏ, nhưng được Giang Phong đặc biệt trọng thị.
Tìm bàn ngồi xuống, gọi một bình trà và vài món bánh trái, cả hai ngồi yên chờ nghe thuyết thư nhân nói chuyện, sẵn tiện tìm hiểu phong tục phương nam. Ở nơi đất lạ quê người, bọn họ trở nên cẩn thận hơn, không dám mạo muội xen vào những việc không liên quan đến mình.
Thuyết thư nhân nhấp nháp chung trà thấm giọng xong, cầm phách lên gõ nhịp, hắng giọng ngâm rằng :
“Đại Việt xưa,
Có lắm trang tuấn kiệt hùng anh.
Trải mấy ngàn năm lịch sử lừng danh
Biết bao gương oai hùng sáng lạn
Một lòng tranh đấu, gìn giữ cho giang san
Cho nước nhà thịnh trị bình an
Lòng không nề nguy hiểm gian nan
Chỉ mong Tổ quốc bền vững vinh quang.
Xưa kia dân ta lắm điều khổ cực
Dưới quyền thống trị của nước Tàu
Thuở ấy có vị nữ anh hùng họ Trưng
Cùng đứng lên để lo dẹp giặc
Trước là bảo vệ đất nước non sông
Sau quyết tâm rửa hận thù chồng
Hai bà phất cờ cưỡi voi ra trận
Đánh đuổi lũ quân Tàu
Mê Linh từ nay rạng ánh thanh bình
Nước non nhà dứt nạn chiến chinh.”
Mọi người vỗ tay cổ vũ. Nhiều người bỏ tiền vào chiếc khay gỗ trước mặt thuyết thư nhân. Có ai đó nói :
- Đào tiên sinh. Tấu một đoạn nào nói về quê ta đi.
Những người khác đua nhau khen phải. Thuyết thư nhân tươi cười gật đầu, gõ phách ca rằng :
“Chín năm qua,
Xây dựng quê nhà,
Hào hùng thay khúc tráng ca.
Hội An quê ta
Trải chín mùa xuân ngát hương hoa
Trên quê hương sâu nặng nghĩa tình
Thương sao miền đất quê mình
Đã từng bước trưởng thành
Từ sau cuộc chiến tranh
Biết bao mất mát đau thương
Của những năm tháng u buồn
Thuở nơi đây là bãi chiến trường
Một thời tang tóc bởi đao thương.
Chín năm qua ngày hòa bình lập lại
Quê ta chuyển mình cất cánh vươn vai
Hội An phố thị hôm nay
Ước hẹn sáng ngời tương lai.”
Ở trà quán cả buổi, nghe thuyết thư nhân ca ngâm cho đến xế chiều, thấy đã đến giờ phải về thuyền, bọn Nguyễn Trãi mới rời Hội An, ra bến xuống thuyến. Nguyễn Trãi có quan hệ khá tốt với một thương nhân trên thuyền, do đó cả hai liền theo người đó nhờ dạy cho văn tự của Đế quốc. Thứ chữ này đọc sao viết vậy, rất đơn giản, đối với bọn Nguyễn Trãi sẽ chẳng mất nhiều thời gian để có thể đọc viết thông thạo.
Hai người bọn Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn được Phạm Thế Căng sắp xếp cho theo thương thuyền để vào Gia Định. Tuy Trung Hoa chiến loạn, nhưng vùng Đông Doanh đã trở nên phồn vinh hơn. Các tuyến thương mại cũng chuyển dần về hướng đó. Nhân cuộc bắc phạt của Thần Thánh Đế quốc, hải tặc Đông Doanh sang cướp phá Trung Hoa, mang về rất nhiều tài bảo, trở nên giàu có, thành ra nhu cầu hưởng thụ cũng trở nên cao hơn nhiều. Đó là cơ hội cho các thương nhân.
Cả hai được Phạm Thế Căng cấp cho ‘thông hành chứng thư’ rồi lên thuyền vào nam. Ở Thần Thánh Đế quốc, không có ‘thông hành chứng thư’ thì không thể tự do đi lại trong các thành thị, nếu bị phát hiện thì sẽ bị tống giam vào lao ngục. Người ngoại quốc muốn vào lãnh thổ Đế quốc bắt buộc phải đến Ngoại vụ ban, trực thuộc Chính vụ ty ở các tỉnh, xin cấp ‘thông hành chứng thư’ để chứng minh thân phận, đề phòng gian tế, gián điệp, tặc khấu, yếu phạm, …
Thương thuyền đi đến Hội An thì dừng lại, tiếp thêm vật tư, nước uống, cũng như để cho thương nhân lên Hội An Thành mua bán. Hội An là một tân thành thị, được thành lập vào năm Ất Dậu (1405) theo lệnh của Giang Phong. Thành Hội An không nằm tại vị trí Hội An ngày nay, mà nằm ở khu vực phía nam đèo Hải Vân, ngay khu vực Đà Nẵng. Tại đó có một vịnh nước sâu, thuận lợi cho các hạm thuyền cỡ lớn neo đậu.
Thuyền ghé vào Hội An. Bọn Nguyễn Trãi cũng lên bờ, vào dạo phố phường để cảm nhận phong cách phố thị phương nam. Đến trước cổng thành, bọn họ phải trình ‘thông hành chứng thư’ thì mới được thủ thành sĩ binh cho vào.
Bọn họ trước tiên đi dạo một vòng phố thị, để thỏa mãn tâm nguyện nghiên cứu cuộc sống của người phương nam. Ở đây, bọn họ dễ dàng nhận ra phong cách sống của người dân khác hẳn vùng Thăng Long. Không khí thương nghiệp bao trùm mọi nơi. Các cửa hiệu buôn bán sầm uất, khách ra vào nhộn nhịp. Hội An là một trong những trạm trung chuyển của tuyến thương mại từ phương bắc đến Gia Định, kinh đô của Đế quốc, nên dù chỉ mới thành lập chưa đến 10 năm, mà đã trở thành một tòa đại thành thị, dân số hơn 10 vạn người, là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả tỉnh Phú Yên (tức đất Chiêm Thành cũ).
Đặc biệt, bọn Nguyễn Trãi phát hiện trong thành có đủ mọi thành phần dân tộc. Người Hán, người Việt, người Mường, người Chiêm, người Lào, người Thái, người Khmer, người Mã Lai, người Java, người Thiên Trúc, người Đông Doanh, người Mông Cổ, … thậm chí có cả người Âu da trắng và người Phi da đen. Nguyễn Trãi cố tìm cách nói chuyện với một người da trắng, và biết được rằng bọn họ đến từ một nơi rất xa, rất xa, ở tận bên kia bờ đại dương, ở một xứ gọi là A Lạp Bá, và bọn họ cũng là thần dân của Đế quốc.
Đi dạo khắp thành, cả hai đều kinh ngạc trước những đường phố thẳng tắp, đều đặn như bàn cờ, mặt đường bằng phẳng, nhà cửa hai bên đường đều được xây bằng gạch ngói, cao 2, 3 tầng, không hề nhìn thấy những ngôi nhà gỗ xập xệ như các thành thị ở vùng Thăng Long. Nhất là cảnh phồn vi nhộn nhịp ở đây. Trần Nguyên Hãn nói :
- Nguyễn Trãi. Ta không thể tin rằng đây chỉ là một tòa tân thành mới được xây dựng chưa đến 10 năm. Nếu ở phương bắc, kể cả bên Trung Nguyên, thì cũng có thể kể là một tòa đại thành.
Theo quan niệm của hai người bọn họ trước đây, trừ người Hán và người Việt là văn minh, còn lại đều là ngu muội, lạc hậu, dã man. Còn ở đây, người Hán và người Việt đều không chiếm ưu thế. Tỷ lệ người Chiêm, người Mường và người Java cao hơn nhiều (điều này cũng không có gì khó hiểu, bởi quan niệm sĩ, nông, công, thương; trọng nông khinh thương, thương nhân tối tiện của nho gia đã thâm căn cố đế trong tư tưởng của người Việt thời bấy giờ).
Nguyễn Trãi ngẫm nghĩ giây lát, rồi nói :
- Nguyên Hãn. Đừng quên thế lực của Đế quốc. Đã có thể kiến lập một Đế quốc rộng mênh mông như thế, thì ở Đế quốc không điều gì là không thể. Ở đây đã vậy, ta tin chắc rằng khi đến Gia Định chúng ta sẽ nhìn thấy những điều không thể tưởng tượng nổi.
Trần Nguyên Hãn nói :
- Nãy giờ ta chú ý một điều : tất cả người dân ở đây đều đối xử bình đẳng với nhau, không phân biệt đối xử dù thuộc bất kỳ dân tộc nào.
Nguyễn Trãi nói :
- Nghe nói ở Đế quốc mọi thần dân, dù thuộc bất kỳ dân tộc nào, cũng đều bình đẳng trước pháp luật. Đế quốc chỉ phân biệt thần dân thành 3 loại : thuận dân, là những người có thể nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; lương dân, là những người không chống đối Đế quốc, nhưng chưa nói viết được ngôn ngữ của Đế quốc; và nghịch dân, là những người chống đối lại Đế quốc.
Trần Nguyên Hãn ngẫm nghĩ giây lát, đột nhiên nói :
- Vậy thì chúng ta …
Đến đây, bọn Nguyễn Trãi mới phát hiện một vấn đề nghiêm trọng : giao tiếp nói chuyện thì không vấn đề gì, nhưng bọn họ lại trở thành những người mù chữ. Ở Đế quốc, người dân không sử dụng chữ Hán, mà sử dụng một thứ chữ trông giống như những phù hào của các pháp sư thường sử dụng (chữ Latinh do cong cong ngoằn ngèo trông giống phù hào). Bọn Nguyễn Trãi không đọc được thứ chữ này, nên biến thành người mù chữ. Các cửa hiệu, thương điếm, khách sạn, … đều có biển hiệu, nhưng bọn họ không thể đọc được. Cảm giác mù chữ đối với những người có học thức cao như bọn họ thật là khốn khổ. Đặc biệt là khi bọn họ phát hiện đại bộ phận người dân đều biết chữ, bất kể thuộc dân tộc nào. Thế là, bọn họ quyết tâm khi về thuyền phải nhờ chúng thương nhân dạy cho học chữ. Dù sao thì từ nay về sau bọn họ cũng đã trở thành thần dân của Đế quốc rồi. Nếu không đọc viết được văn tự của Đế quốc, bọn họ chỉ có thể kể là thần dân hạng hai - lương dân mà thôi.
Dạo phố một hồi cũng mỏi chân, cả hai quyết định ghé vào hàng quán nào đó bên đường để nghỉ ngơi ăn uống. Đi được mấy bước, cả hai chợt nghe từ một quán trà gần đó có tiếng ca ngâm vọng ra :
“Đất quê ta khi mưa chẳng thấm,
Người quê ta tuy lấm mà vui.
Đất nước ta gian lao mà anh dũng,
Quê hương ta ra ngõ gặp anh hùng.”
Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đưa mắt nhìn nhau, rồi rảo bước đi vào trà quán. Vào bên trong, bọn họ nhìn thấy một trung niên nhân vận thanh y trường bào, tóc cột dây tơ, tay cầm quạt lông, ung dung phe phẩy. Trên chiếc bàn trước mặt có một chiếc khay gỗ, một chiếc phách để gõ nhịp và một bình trà. Qua lời nói của những người trong quán, bọn Nguyễn Trãi biết được đó là thuyết thư nhân, và bọn họ không biết rằng thuyết thư nhân còn là quan viên của Đế quốc, dù chức vị nhỏ, nhưng được Giang Phong đặc biệt trọng thị.
Tìm bàn ngồi xuống, gọi một bình trà và vài món bánh trái, cả hai ngồi yên chờ nghe thuyết thư nhân nói chuyện, sẵn tiện tìm hiểu phong tục phương nam. Ở nơi đất lạ quê người, bọn họ trở nên cẩn thận hơn, không dám mạo muội xen vào những việc không liên quan đến mình.
Thuyết thư nhân nhấp nháp chung trà thấm giọng xong, cầm phách lên gõ nhịp, hắng giọng ngâm rằng :
“Đại Việt xưa,
Có lắm trang tuấn kiệt hùng anh.
Trải mấy ngàn năm lịch sử lừng danh
Biết bao gương oai hùng sáng lạn
Một lòng tranh đấu, gìn giữ cho giang san
Cho nước nhà thịnh trị bình an
Lòng không nề nguy hiểm gian nan
Chỉ mong Tổ quốc bền vững vinh quang.
Xưa kia dân ta lắm điều khổ cực
Dưới quyền thống trị của nước Tàu
Thuở ấy có vị nữ anh hùng họ Trưng
Cùng đứng lên để lo dẹp giặc
Trước là bảo vệ đất nước non sông
Sau quyết tâm rửa hận thù chồng
Hai bà phất cờ cưỡi voi ra trận
Đánh đuổi lũ quân Tàu
Mê Linh từ nay rạng ánh thanh bình
Nước non nhà dứt nạn chiến chinh.”
Mọi người vỗ tay cổ vũ. Nhiều người bỏ tiền vào chiếc khay gỗ trước mặt thuyết thư nhân. Có ai đó nói :
- Đào tiên sinh. Tấu một đoạn nào nói về quê ta đi.
Những người khác đua nhau khen phải. Thuyết thư nhân tươi cười gật đầu, gõ phách ca rằng :
“Chín năm qua,
Xây dựng quê nhà,
Hào hùng thay khúc tráng ca.
Hội An quê ta
Trải chín mùa xuân ngát hương hoa
Trên quê hương sâu nặng nghĩa tình
Thương sao miền đất quê mình
Đã từng bước trưởng thành
Từ sau cuộc chiến tranh
Biết bao mất mát đau thương
Của những năm tháng u buồn
Thuở nơi đây là bãi chiến trường
Một thời tang tóc bởi đao thương.
Chín năm qua ngày hòa bình lập lại
Quê ta chuyển mình cất cánh vươn vai
Hội An phố thị hôm nay
Ước hẹn sáng ngời tương lai.”
Ở trà quán cả buổi, nghe thuyết thư nhân ca ngâm cho đến xế chiều, thấy đã đến giờ phải về thuyền, bọn Nguyễn Trãi mới rời Hội An, ra bến xuống thuyến. Nguyễn Trãi có quan hệ khá tốt với một thương nhân trên thuyền, do đó cả hai liền theo người đó nhờ dạy cho văn tự của Đế quốc. Thứ chữ này đọc sao viết vậy, rất đơn giản, đối với bọn Nguyễn Trãi sẽ chẳng mất nhiều thời gian để có thể đọc viết thông thạo.
/130
|