Ngày 25 tháng 10 năm 1415 theo Tây lịch, tức Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.517 (Ất Mùi).
Quân Anh Cách Lan gồm 8.500 người (1.500 trường thương binh và 7.000 trường cung thủ) thiếu lương thực và bệnh tật đã đụng độ cùng 36.000 quân Pháp Lan Tây được trang bị tốt (trong đó có 10.000 hiệp sĩ và 12.000 cung thủ) ở Agincourt. Trong khi quân Anh lo cầu nguyện trước trận chiến thì quân Pháp rất thoải mái vì tin tưởng vào chiến thắng.
Trái với lệ thường, trong hàng ngũ quân Pháp, giới quý tộc đều tranh nhau dẫn đầu, trong khi binh sĩ bình dân thì chỉ ở phía sau và phần lớn không thể hoặc không muốn triển khai, bởi địa hình khá hẹp, và đối với dân chúng, chiến tranh không mang lại nhiều lợi ích. Trong khi đó thì giới quý tộc lại háo hức với cuộc chiến, vì bọn họ hy vọng tù binh sau trận chiến sẽ mang lại cho bọn họ một khoản tiền chuộc đáng kể. Ngân khố của giới quý tộc Pháp hiện giờ đã bị thâm hụt rất nghiêm trọng. Với số lượng áp đảo, người Pháp tin rằng sẽ dễ dàng đánh bại quân Anh. Thêm nữa, trong hàng ngũ quân Pháp có rất nhiều quý tộc mà cha ông của họ đã từng đại bại nhục nhã ở Crecy và Poitiers, nên bọn họ đang rất khao khát báo thù.
Trận chiến bùng nổ. Giới quý tộc và các hiệp sĩ Pháp tranh nhau dẫn đầu tấn công, đội hình hỗn loạn, không ai chỉ huy được. Hơn nữa, bọn họ không lo giết giặc mà chỉ mải lo bắt tù binh. Phía bên kia thì quân Anh bắn tên ra như mưa, chỉ giết chết chứ không bắt sống. Quân Pháp xung phong nhiều đợt, nhưng không có đội hình gì và thiếu sự thống nhất chỉ huy nên không sao phá vỡ được hàng phòng ngự của quân Anh. Lại do không lo giết giặc, nên quân Pháp tổn thất thảm trọng. Đến giữa trưa, quân Anh bắt được hàng nghìn tù binh, nhưng vì không đủ khả năng canh giữ, và sợ bọn họ tái vũ trang phản kháng với vũ khí rơi vãi đầy mặt đất, nên Henry V đã ra lệnh tàn sát tất cả tù binh (trừ những tù binh có giá trị).
Đến chiều, quân Pháp thiệt hại hơn một phần ba, đành phải rút lui. Trận này, quân Anh tử trận khoảng 450 người, trong đó có Công tước York và Edward of Norwich, bị thương khoảng 1.600 người. Quân Pháp tử trận khoảng 4.000 người, bị thương khoảng 11.000 người và bị bắt hơn 2.000 người. Người Pháp còn tổn thất 3 Công tước, 8 Bá tước, 1 Tử tước, 1 Giám mục và rất nhiều quý tộc, trong đó có Công tước Charles de Orléans, Công tước John I de Alençon, Thống chế Jean Le Maingre. Trận Agincourt đã khiến cho phe Armagnacs suy sụp, bởi quân đội của họ bị thiệt hại nặng nề và phần lớn giới lãnh đạo đã thương vong hay bị người Anh bắt làm tù binh.
Dù vậy, phía quân Anh cũng bị tổn thất đáng kể, không còn khả năng tiếp tục chiến tranh mà phải tạm nghỉ ngơi chỉnh đốn. Chỉ có phe Burgundy là được lợi, chỉ 10 ngày sau trận chiến, bọn họ đã thừa cơ dẫn quân tiến vào Paris.
Sau trận Agincourt, tình thế Pháp Lan Tây rất nguy ngập, các lĩnh địa phía bắc và phía tây đa số bị Anh Cách Lan và các đồng minh của họ kiểm soát. Tuy quân Anh đã rút về Calais chỉnh đốn lại lực lượng, nhưng Paris đã rơi vào tay phe Burgundy, lực lượng đồng minh thân cận nhất của quân Anh, và cũng là lực lượng chống đối chính với triều đình Pháp Lan Tây. Đặc biệt, vùng chiến sự đã áp sát Maine và Anjou, các lĩnh địa chính của nhà Anjou, khiến họ buộc phải lên kế hoạch phản công.
Ngày 10 tháng 11, Nam tước Jean de Rais suất lĩnh 1 vạn quân Anjou, gồm 4.000 cung thủ, 6.000 trường thương binh, rời Provence tây tiến. Đại quân vượt qua Languedoc tiến vào vùng Guyenne (còn gọi là vùng Gascony), tấn công Borx, thủ phủ của lĩnh địa quốc vương Anh Cách Lan tại đấy. Ngày 28, quân Anjou bao vây Borx. Quân Anh tại đây chỉ có 1.200 người, không chống cự nổi, sau 5 ngày bị vây đã dâng thành đầu hàng. Nam tước Jean de Rais chia quân thành 10 đạo, đánh dẹp các nơi. Đến ngày 13 tháng 12, toàn cảnh Guyenne đã rơi vào tay quân Anjou. Anh Cách Lan chính thức mất lĩnh địa cuối cùng ở phía nam của mình.
Cũng trong ngày 10 tháng 11, Hạm đội Angers đang thao luyện ở Sinai thì được lệnh rời Địa Trung Hải, di chuyển sang vùng biển phía tây của Pháp Lan Tây. Hạm đội gồm 8 chiến thuyền, 102 khẩu thần công, 1.000 thủy quân và 17 tướng lĩnh. Tiểu hình chiến thuyền 5 chiếc, mỗi chiếc trang bị 10 khẩu thần công, có 100 thủy quân, 2 tướng lĩnh. Trung hình chiến thuyền 2 chiếc, mang tên ‘Comte de Maine’ và ‘Comte de Provence’, mỗi chiếc trang bị 16 khẩu thần công, có 150 thủy quân, 2 tướng lĩnh. Đại hình chiến thuyền 1 chiếc, mang tên ‘Réne de Anjou’, đồng thời cũng là Soái thuyền, được trang bị 20 khẩu thần công, có 200 thủy quân, 3 tướng lĩnh, do Đô đốc Frederick du Guesclin chỉ huy. Frederick du Guesclin là con trai của Bertrand du Guesclin, được Louis II de Anjou phong tước Hiệp sĩ và trở thành cận thần của nhà Anjou. Khi lão quản gia Ferdinand Caracciolo về đến Provence thì đã cử Frederick du Guesclin cùng với 1.000 thủy quân sang Sinai huấn luyện. Hạm đội Angers được tổ chức theo biên chế của Thần Thánh Đế quốc, nên Frederick du Guesclin đã được phong làm Đô đốc.
Ngày 3 tháng 12, Hạm đội vượt qua eo biển Gibraltar, men theo bán đảo Iberia tiến lên phía bắc. Ngày 16, Hạm đội đến Borx, lấy thêm 8.000 quân trong số 1 vạn quân Anjou tại đấy, rồi tiếp tục tiến về phía bắc.
Ngày 28 tháng 12. Giữa trưa. Eo biển Manche. Chiến thuyền ‘Réne de Anjou’, phòng chỉ huy.
- Đô đốc. Gặp phải Hạm đội Anh Cách Lan.
Thuyền trưởng Deprezgene của chiến thuyền ‘Réne de Anjou’ báo cáo với thanh âm đầy hưng phấn. Đô đốc Frederick du Guesclin nhíu mày hỏi :
- Lực lượng địch quân thế nào ?
Thuyền trưởng Deprezgene đáp :
- Trình Đô đốc. Hạm đội Anh Cách Lan có 42 chiến thuyền Balinger và 3 đại hình chiến thuyền (great ship), trong đó phần lớn là thuyền vận tải.
Đô đốc Frederick du Guesclin gật đầu nói :
- Quân Anh Cách Lan đang trú đóng ở Calais. Chắc Hạm đội này chở vật tiếp tế cho Calais.
Calais là một hải cảng ở phía bắc Pháp Lan Tây, nằm ở eo hẹp nhất của biển Manche, đối diện với Dover bên phía Anh Cách Lan. Đây là căn cứ tiếp tế chủ yếu của quân Anh Cách Lan trong cuộc ‘chiến tranh trăm năm’. Sau trận Agingourt, quân Anh Cách Lan thiệt hại nặng, nên quốc vương Henry V of England đã dẫn quân về đấy nghỉ ngơi, và bản thân Henry V of England thì đã về nước chuẩn bị thêm viện quân.
Đô đốc Frederick du Guesclin cùng thuyền trưởng bước lên đài chỉ huy, nhìn ra phía xa chỉ thấy nhiều chấm đen nhỏ xíu ở phía chân trời. Vì khoảng cách quá xa, chỉ có thủy thủ trên đài quan sát mới có thể nhìn thấy rõ. Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Cho Hạm đội tiến gần hơn. Bày trận.
Kỳ hiệu phất phới, mệnh lệnh được truyền đi toàn Hạm đội. Khoảng cách song phương lúc này chỉ còn hơn 5 dặm Anh, nếu không bày trận thì sẽ không còn kịp nữa. Các khẩu thần công trên chiến thuyền tuy thuộc vào loại lạc hậu (đối với Thần Thánh Đế quốc), nhưng cũng có tầm bắn xa hơn 1 dặm Anh.
Soái thuyền ‘Réne de Anjou’ dẫn đầu Hạm đội Angers tiến thẳng về phía Hạm đội Anh Cách Lan. Khi chỉ còn cách khoảng 3 dặm, Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Dàn trận chiến đấu.
Mệnh lệnh truyền xuống, các chiến thuyền lập tức phân tán ra. Những chiến thuyền ở giữa hạ nửa buồm, giảm tốc độ. Hạm đội dàn thành trận hình chữ V, có ý bao vây Hạm đội quân địch. Các chiến thuyền đều dần dần chuyển hướng để hướng mạn thuyền về phía địch hạm. Phía bên kia, Hạm đội Anh Cách Lan cũng đã nhìn thấy đối phương, quay đầu chuẩn bị chiến đấu.
Sau một lúc, thủy thủ trên đài quan sát hô lớn :
- Cách địch hạm 2 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Xạ thủ chuẩn bị !
Các xạ thủ đều vào vị trí, thuốc pháo được cho vào nòng. Lát sau, thủy thủ trên đài quan sát lại hô :
- Cách địch hạm 1 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Bắn thử.
Bắn thử tức là mỗi đội có một khẩu thần công sẽ điều chỉnh biên độ, bắn thử xem cự ly có chính xác hay không. Thời kỳ này kỹ thuật còn lạc hậu, thủy thủ trên đài quan sát chỉ có thể ước tính cự ly bằng kinh nghiệm, cần phải bắn thử mới biết chính xác hay không.
Đùng. Đùng. Đùng …
Mỗi chiến thuyền đều có một khẩu thần công bắn thử, xác định cự ly. Sau đó các khẩu thần công còn lại đều theo đó mà điều chỉnh biên độ nòng pháo. Giây lát, thủy thủ trên đài quan sát lại hô :
- Cách địch hạm 3 phần 4 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Pháo kích.
Xạ thủ lần lượt khai hỏa. Các khẩu thần công lần lượt pháo kích về phía Hạm đội Anh Cách Lan, từng phát từng phát, liên miên không ngớt. Thời kỳ chưa có thiết giáp hạm, dù là tối cao cấp chiến hạm cũng chỉ có thể phát xạ từng phát từng phát, hiếm khi nào toàn bộ đại pháo đồng loạt phát xạ, trừ khi cận thân hỗn chiến. Sở dĩ phải làm thế là vì lực phản chấn của đại pháo. Thử tưởng tượng, mấy chục khẩu đại pháo nặng hàng tấn, hàng chục tấn đồng loạt phát xạ, phản chấn lực cực lớn, thân thuyền thì được đóng bằng gỗ, làm sao chịu đựng nổi.
Đùng. Đùng. Đùng …
Mặt biển đang yên tĩnh đột nhiên nổi lên những thanh âm vang dội. Từ các khẩu thần công phát ra những đạo hỏa quang, cùng với nó là rất nhiều thiết đạn lao vun vút về phía thuyền địch.
Quân Anh Cách Lan gồm 8.500 người (1.500 trường thương binh và 7.000 trường cung thủ) thiếu lương thực và bệnh tật đã đụng độ cùng 36.000 quân Pháp Lan Tây được trang bị tốt (trong đó có 10.000 hiệp sĩ và 12.000 cung thủ) ở Agincourt. Trong khi quân Anh lo cầu nguyện trước trận chiến thì quân Pháp rất thoải mái vì tin tưởng vào chiến thắng.
Trái với lệ thường, trong hàng ngũ quân Pháp, giới quý tộc đều tranh nhau dẫn đầu, trong khi binh sĩ bình dân thì chỉ ở phía sau và phần lớn không thể hoặc không muốn triển khai, bởi địa hình khá hẹp, và đối với dân chúng, chiến tranh không mang lại nhiều lợi ích. Trong khi đó thì giới quý tộc lại háo hức với cuộc chiến, vì bọn họ hy vọng tù binh sau trận chiến sẽ mang lại cho bọn họ một khoản tiền chuộc đáng kể. Ngân khố của giới quý tộc Pháp hiện giờ đã bị thâm hụt rất nghiêm trọng. Với số lượng áp đảo, người Pháp tin rằng sẽ dễ dàng đánh bại quân Anh. Thêm nữa, trong hàng ngũ quân Pháp có rất nhiều quý tộc mà cha ông của họ đã từng đại bại nhục nhã ở Crecy và Poitiers, nên bọn họ đang rất khao khát báo thù.
Trận chiến bùng nổ. Giới quý tộc và các hiệp sĩ Pháp tranh nhau dẫn đầu tấn công, đội hình hỗn loạn, không ai chỉ huy được. Hơn nữa, bọn họ không lo giết giặc mà chỉ mải lo bắt tù binh. Phía bên kia thì quân Anh bắn tên ra như mưa, chỉ giết chết chứ không bắt sống. Quân Pháp xung phong nhiều đợt, nhưng không có đội hình gì và thiếu sự thống nhất chỉ huy nên không sao phá vỡ được hàng phòng ngự của quân Anh. Lại do không lo giết giặc, nên quân Pháp tổn thất thảm trọng. Đến giữa trưa, quân Anh bắt được hàng nghìn tù binh, nhưng vì không đủ khả năng canh giữ, và sợ bọn họ tái vũ trang phản kháng với vũ khí rơi vãi đầy mặt đất, nên Henry V đã ra lệnh tàn sát tất cả tù binh (trừ những tù binh có giá trị).
Đến chiều, quân Pháp thiệt hại hơn một phần ba, đành phải rút lui. Trận này, quân Anh tử trận khoảng 450 người, trong đó có Công tước York và Edward of Norwich, bị thương khoảng 1.600 người. Quân Pháp tử trận khoảng 4.000 người, bị thương khoảng 11.000 người và bị bắt hơn 2.000 người. Người Pháp còn tổn thất 3 Công tước, 8 Bá tước, 1 Tử tước, 1 Giám mục và rất nhiều quý tộc, trong đó có Công tước Charles de Orléans, Công tước John I de Alençon, Thống chế Jean Le Maingre. Trận Agincourt đã khiến cho phe Armagnacs suy sụp, bởi quân đội của họ bị thiệt hại nặng nề và phần lớn giới lãnh đạo đã thương vong hay bị người Anh bắt làm tù binh.
Dù vậy, phía quân Anh cũng bị tổn thất đáng kể, không còn khả năng tiếp tục chiến tranh mà phải tạm nghỉ ngơi chỉnh đốn. Chỉ có phe Burgundy là được lợi, chỉ 10 ngày sau trận chiến, bọn họ đã thừa cơ dẫn quân tiến vào Paris.
Sau trận Agincourt, tình thế Pháp Lan Tây rất nguy ngập, các lĩnh địa phía bắc và phía tây đa số bị Anh Cách Lan và các đồng minh của họ kiểm soát. Tuy quân Anh đã rút về Calais chỉnh đốn lại lực lượng, nhưng Paris đã rơi vào tay phe Burgundy, lực lượng đồng minh thân cận nhất của quân Anh, và cũng là lực lượng chống đối chính với triều đình Pháp Lan Tây. Đặc biệt, vùng chiến sự đã áp sát Maine và Anjou, các lĩnh địa chính của nhà Anjou, khiến họ buộc phải lên kế hoạch phản công.
Ngày 10 tháng 11, Nam tước Jean de Rais suất lĩnh 1 vạn quân Anjou, gồm 4.000 cung thủ, 6.000 trường thương binh, rời Provence tây tiến. Đại quân vượt qua Languedoc tiến vào vùng Guyenne (còn gọi là vùng Gascony), tấn công Borx, thủ phủ của lĩnh địa quốc vương Anh Cách Lan tại đấy. Ngày 28, quân Anjou bao vây Borx. Quân Anh tại đây chỉ có 1.200 người, không chống cự nổi, sau 5 ngày bị vây đã dâng thành đầu hàng. Nam tước Jean de Rais chia quân thành 10 đạo, đánh dẹp các nơi. Đến ngày 13 tháng 12, toàn cảnh Guyenne đã rơi vào tay quân Anjou. Anh Cách Lan chính thức mất lĩnh địa cuối cùng ở phía nam của mình.
Cũng trong ngày 10 tháng 11, Hạm đội Angers đang thao luyện ở Sinai thì được lệnh rời Địa Trung Hải, di chuyển sang vùng biển phía tây của Pháp Lan Tây. Hạm đội gồm 8 chiến thuyền, 102 khẩu thần công, 1.000 thủy quân và 17 tướng lĩnh. Tiểu hình chiến thuyền 5 chiếc, mỗi chiếc trang bị 10 khẩu thần công, có 100 thủy quân, 2 tướng lĩnh. Trung hình chiến thuyền 2 chiếc, mang tên ‘Comte de Maine’ và ‘Comte de Provence’, mỗi chiếc trang bị 16 khẩu thần công, có 150 thủy quân, 2 tướng lĩnh. Đại hình chiến thuyền 1 chiếc, mang tên ‘Réne de Anjou’, đồng thời cũng là Soái thuyền, được trang bị 20 khẩu thần công, có 200 thủy quân, 3 tướng lĩnh, do Đô đốc Frederick du Guesclin chỉ huy. Frederick du Guesclin là con trai của Bertrand du Guesclin, được Louis II de Anjou phong tước Hiệp sĩ và trở thành cận thần của nhà Anjou. Khi lão quản gia Ferdinand Caracciolo về đến Provence thì đã cử Frederick du Guesclin cùng với 1.000 thủy quân sang Sinai huấn luyện. Hạm đội Angers được tổ chức theo biên chế của Thần Thánh Đế quốc, nên Frederick du Guesclin đã được phong làm Đô đốc.
Ngày 3 tháng 12, Hạm đội vượt qua eo biển Gibraltar, men theo bán đảo Iberia tiến lên phía bắc. Ngày 16, Hạm đội đến Borx, lấy thêm 8.000 quân trong số 1 vạn quân Anjou tại đấy, rồi tiếp tục tiến về phía bắc.
Ngày 28 tháng 12. Giữa trưa. Eo biển Manche. Chiến thuyền ‘Réne de Anjou’, phòng chỉ huy.
- Đô đốc. Gặp phải Hạm đội Anh Cách Lan.
Thuyền trưởng Deprezgene của chiến thuyền ‘Réne de Anjou’ báo cáo với thanh âm đầy hưng phấn. Đô đốc Frederick du Guesclin nhíu mày hỏi :
- Lực lượng địch quân thế nào ?
Thuyền trưởng Deprezgene đáp :
- Trình Đô đốc. Hạm đội Anh Cách Lan có 42 chiến thuyền Balinger và 3 đại hình chiến thuyền (great ship), trong đó phần lớn là thuyền vận tải.
Đô đốc Frederick du Guesclin gật đầu nói :
- Quân Anh Cách Lan đang trú đóng ở Calais. Chắc Hạm đội này chở vật tiếp tế cho Calais.
Calais là một hải cảng ở phía bắc Pháp Lan Tây, nằm ở eo hẹp nhất của biển Manche, đối diện với Dover bên phía Anh Cách Lan. Đây là căn cứ tiếp tế chủ yếu của quân Anh Cách Lan trong cuộc ‘chiến tranh trăm năm’. Sau trận Agingourt, quân Anh Cách Lan thiệt hại nặng, nên quốc vương Henry V of England đã dẫn quân về đấy nghỉ ngơi, và bản thân Henry V of England thì đã về nước chuẩn bị thêm viện quân.
Đô đốc Frederick du Guesclin cùng thuyền trưởng bước lên đài chỉ huy, nhìn ra phía xa chỉ thấy nhiều chấm đen nhỏ xíu ở phía chân trời. Vì khoảng cách quá xa, chỉ có thủy thủ trên đài quan sát mới có thể nhìn thấy rõ. Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Cho Hạm đội tiến gần hơn. Bày trận.
Kỳ hiệu phất phới, mệnh lệnh được truyền đi toàn Hạm đội. Khoảng cách song phương lúc này chỉ còn hơn 5 dặm Anh, nếu không bày trận thì sẽ không còn kịp nữa. Các khẩu thần công trên chiến thuyền tuy thuộc vào loại lạc hậu (đối với Thần Thánh Đế quốc), nhưng cũng có tầm bắn xa hơn 1 dặm Anh.
Soái thuyền ‘Réne de Anjou’ dẫn đầu Hạm đội Angers tiến thẳng về phía Hạm đội Anh Cách Lan. Khi chỉ còn cách khoảng 3 dặm, Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Dàn trận chiến đấu.
Mệnh lệnh truyền xuống, các chiến thuyền lập tức phân tán ra. Những chiến thuyền ở giữa hạ nửa buồm, giảm tốc độ. Hạm đội dàn thành trận hình chữ V, có ý bao vây Hạm đội quân địch. Các chiến thuyền đều dần dần chuyển hướng để hướng mạn thuyền về phía địch hạm. Phía bên kia, Hạm đội Anh Cách Lan cũng đã nhìn thấy đối phương, quay đầu chuẩn bị chiến đấu.
Sau một lúc, thủy thủ trên đài quan sát hô lớn :
- Cách địch hạm 2 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Xạ thủ chuẩn bị !
Các xạ thủ đều vào vị trí, thuốc pháo được cho vào nòng. Lát sau, thủy thủ trên đài quan sát lại hô :
- Cách địch hạm 1 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Bắn thử.
Bắn thử tức là mỗi đội có một khẩu thần công sẽ điều chỉnh biên độ, bắn thử xem cự ly có chính xác hay không. Thời kỳ này kỹ thuật còn lạc hậu, thủy thủ trên đài quan sát chỉ có thể ước tính cự ly bằng kinh nghiệm, cần phải bắn thử mới biết chính xác hay không.
Đùng. Đùng. Đùng …
Mỗi chiến thuyền đều có một khẩu thần công bắn thử, xác định cự ly. Sau đó các khẩu thần công còn lại đều theo đó mà điều chỉnh biên độ nòng pháo. Giây lát, thủy thủ trên đài quan sát lại hô :
- Cách địch hạm 3 phần 4 dặm.
Đô đốc Frederick du Guesclin truyền lệnh :
- Pháo kích.
Xạ thủ lần lượt khai hỏa. Các khẩu thần công lần lượt pháo kích về phía Hạm đội Anh Cách Lan, từng phát từng phát, liên miên không ngớt. Thời kỳ chưa có thiết giáp hạm, dù là tối cao cấp chiến hạm cũng chỉ có thể phát xạ từng phát từng phát, hiếm khi nào toàn bộ đại pháo đồng loạt phát xạ, trừ khi cận thân hỗn chiến. Sở dĩ phải làm thế là vì lực phản chấn của đại pháo. Thử tưởng tượng, mấy chục khẩu đại pháo nặng hàng tấn, hàng chục tấn đồng loạt phát xạ, phản chấn lực cực lớn, thân thuyền thì được đóng bằng gỗ, làm sao chịu đựng nổi.
Đùng. Đùng. Đùng …
Mặt biển đang yên tĩnh đột nhiên nổi lên những thanh âm vang dội. Từ các khẩu thần công phát ra những đạo hỏa quang, cùng với nó là rất nhiều thiết đạn lao vun vút về phía thuyền địch.
/130
|