Đại Tây, tức chỉ Âu châu, người xưa gọi các nước ở Âu châu là ‘Đại Tây chư quốc’, hay ngày nay vẫn gọi là ‘các nước phương tây’ (người xưa thích thêm chữ Đại vào để chỉ những thứ lớn, như Đại Việt, Đại Minh, Đại Hàn, đại quân, đại tướng, …). Do đó, đại dương ở bên cạnh Đại Tây chư quốc được gọi là Đại Tây Dương.
Âu châu, Đại Tây chư quốc, với trung tâm là Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Đế quốc La – Đức). Lân cận có các vương quốc lớn là Pháp Lan Tây (France), Anh Cách Lan (England), Hungary, Ba Lan (Poland). Và ở vòng ngoài nữa là các vương quốc yếu hơn : Tô Cách Lan (Scotland), Ái Nhĩ Lan (Ireland), Na Uy (Norway), Thụy Điển (Sweden), Đan Mạch (Denmark), Bồ Đào Nha (Portugal), Castile, Aragon, Sicily, Napoli, Papal of State. Giữa các vương quốc đó có xen lẫn nhiều công quốc hay nước cộng hòa nhỏ khác, như : Cộng hòa Genoa, Cộng hòa Venice, Thụy Sĩ (Swiss), Milan, Majorca, Navarre, … hay các lĩnh địa hiệp sĩ : Knight of Saint John, tonic Knights. Cuộc ‘chiến tranh trăm năm’ có sự tham gia của gần như toàn thể Đại Tây chư quốc, với hai phe là :
1. Pháp Lan Tây (France), Castile, Tô Cách Lan (Scotland), Genoa, Majorca, Bohemia, Aragon, Brittany (Blois).
2. Anh Cách Lan (England), Plantag, Burgundy, Aquitaine, Brittany (Montfort), Bồ Đào Nha, Navarre, Flanders, Hainaut, Luxembourg, Đế quốc La – Đức, Đan Mạch.
Ngoài ra còn có các cuộc chiến tranh nhỏ khác, như các cuộc chiến giữa Papal of State và Ladislaus of Napoli, Đế quốc La – Đức và vương quốc Hungary, Công tước xứ Anjou và Ladislaus of Napoli, Vương tử - Giám mục Trento và Công tước Áo, … Ở phía đông thì chiến tranh giữa Đế quốc Byzantine và Đế quốc Ottoman cũng đã kéo dài cả trăm năm. Nói chung, cả Âu châu gần như ngập chìm trong chiến tranh loạn lạc.
Khoảng nửa năm trở lại đây, thông qua các thương nhân ngang dọc khắp Đại Tây chư quốc, những lời ca về ‘Vương tử của bi thương’ được truyền tụng khắp nơi. Từ các vương quốc Ba Lan, Hungary ở phía đông; cho đến Bồ Đào Nha, Castile ở phía tây; Tô Cách Lan, Đan Mạch ở phía bắc; Sicily, Napoli ở phía nam, đâu đâu cũng nghe thấy những vần điệu đó. Trong cảnh tăm tối u buồn của ‘Đêm dài Trung Cổ’, những vần điệu đó mang đến cho những người dân nghèo ít nhiều hy vọng – hy vọng về Ánh sáng ở tương lai.
“Cậu vốn là vương tử của bóng tối, cậu vốn là một vị vương cô độc, cậu vốn là một chương buồn của vở kịch cuộc đời.
Bên dưới cuộc đời đầy sóng gió, che giấu một tâm hồn cô độc. Cậu vô lực tránh né, cậu vô pháp thoát ra, chỉ còn cách dụng tâm hồn cô độc an ủi trái tim bi thương.
Trong tuổi thơ ngắn ngủi của mình, cậu chứng kiến hết bi kịch này đến bi kịch khác. Cung đình phản loạn, vương quốc bị chiếm, quê hương loạn lạc, gia đình phân ly, đã khiến cho bóng dáng nhỏ bé của cậu dần dần nhiễm lấy sắc màu bi thương. Vương giả trước sau vẫn luôn cô độc.
Có lẽ cậu là một vị vương yếu đuối. Cho dù cậu phản kháng thế nào, kiên cường thế nào, cậu vẫn không thể cải biến được số phận của vương quốc và của bản thân mình. Một vị vương cô độc, phải tịch mịch suốt đời. Có lẽ đó là kết cục đã được định sẵn. Một vị vương cô độc, có lẽ sẽ vẫn mãi mãi cô độc, cùng với những dòng lệ tuôn rơi, hóa thành hư vô, chìm vào dĩ vãng.
Thế nhưng, may mắn cho cậu, tinh thần của cậu cảm động Thiên đế. Khi cậu lần đầu tiên được đối diện Thiên đế, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy thế gian không chỉ toàn là hắc ám. Ánh sáng của hy vọng dẫn đường cho cậu tiến đến tương lai.”
“Cậu có đôi mắt màu tím, với con ngươi màu đen đầy ôn nhu. Màu sắc của ôn nhu thường chỉ là những màu nhẹ nhàng, tại sao sự ôn nhu của cậu lại có màu đen ? Bởi vì cuộc đời u buồn, khiến cho sự ôn nhu của cậu quá đỗi thâm trầm. Bởi vì cuộc đời hắc ám, khiến cho sự ôn nhu của cậu nhuốm màu bi thương.
Có ai biết chăng ? Sự ôn nhu đó, chỉ cần chạm nhẹ vào, sẽ có cảm giác đau đớn đến tận tâm hồn. Sự ôn nhu đó, thật ra cũng là sự tuyệt vọng gắn liền với tịch mịch, với cô độc. Sự ôn nhu đó, so với những sự ôn nhu khác, càng thêm trầm trọng.
Chân chính hạnh phúc, cậu đã từng có. Thế nhưng chiến tranh, phản bội và sự lừa dối, đã khiến cho hạnh phúc rời xa cậu, rất xa, rất xa. Sự hy vọng của cậu, bất quá cũng chỉ là có được một niềm vui nhỏ bé. Thậm chí, sự truy cầu hạnh phúc, đối với cậu, cũng đã là hạnh phúc.”
“Cậu là một vị vương cô độc. Thế gian thì vĩnh hằng, đời người thì hữu hạn. Giữa thế gian bao la, cậu phải làm gì, cậu phải đi đâu về đâu ? Sinh mệnh của cậu, lẽ nào chỉ gắn liền với bất hạnh, với bi thương ? Cho dù đóa hoa mỹ lệ, rồi cũng có lúc úa tàn. Cho dù cuộc đời bất hạnh, rồi cũng có lúc sang trang. Ánh sáng cuối cùng, chỉ đến với người có ý chí, có niềm tin – niềm tin về hy vọng, niềm tin về tương lai.”
Không ai biết vị vương tử đó là ai, là người ở đâu. Nhưng những người dân bình thường, từ nông dân cho đến thị dân, dù ở thôn quê hay nơi thành thị, mọi người đều nhận thấy bối cảnh của câu chuyện đó sao mà quen thuộc. Chiến tranh, loạn lạc, bất hạnh, bi thương, chẳng phải đang bao trùm toàn cõi Âu châu hay sao ? Từ đó, những vần điệu kia ngày càng đi sâu vào lòng dân chúng.
Và lúc này, nhân vật chính trong câu chuyện đó đang hướng về Âu châu, đang hướng về Đại Tây chư quốc.
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.518 (Bính Thân, 1416). Xuân vương chính nguyệt. Đại Tây hành cung.
Để dễ dàng tiến hành chiến tranh với Pháp Lan Tây, Anh Cách Lan có một tiền đồn, đồng thời cũng là căn cứ địa, là thành phố cảng Calais. Thần Thánh Đế quốc cũng có một căn cứ địa để chuẩn bị cho việc kinh lược Đại Tây chư quốc, đặt ở Sinai. Nơi đây không chỉ có một căn cứ Hải quân nằm bên trong vịnh Buhayrat al Mazilah, mà còn tập trung nhiều đạo quân trú đóng huấn luyện. Ngoài ra, ở bên bờ Địa Trung Hải, gần căn cứ Hải quân còn có một tòa hành cung được xây dựng theo kiểu Trường Thanh Cung, nhưng quy mô nhỏ hơn, dự phòng sử dụng đến nếu một lúc nào đó Thánh hoàng ngự giá kinh lược tây phương. Hành cung này được đặt tên là Đại Tây hành cung, ngụ ý hướng về Đại Tây chư quốc.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, tình hình ở Hoa Bắc đã tạm ổn định, với sự tồn tại của 7 nước : Đại Tống ở Sơn Đông, Đại Hán ở Hà Nam, Đại Đường ở Thiểm Tây, Đại Minh ở Hà Bắc, Tấn ở Sơn Tây, Hạ ở Tứ Xuyên và Lương ở Cam Túc. Thần Thánh Đế quốc chỉ để lại Hoa lục 4 đạo quân : Thần Long quân ở Kim Lăng, Thần Uy quân ở Quảng Châu, Thần Vũ quân ở Trường Sa và Định Hải quân ở Liêu Đông. Các đạo quân Uy Vũ, Uy Nghĩa, Uy Đức, Trấn Biên tiến về xứ Thái, đánh đuổi quân Miến Điện đang xâm chiếm vùng bắc Thái, nhân tiện bình định các xứ Miến Điện. Còn các đạo quân Uy Tiệp, Long Tiệp, Linh Tiệp, Bảo Tiệp, Trấn Phong, Trấn Ninh đều được triệu hồi về phương nam.
Cuộc bắc phạt đã kết thúc, Giang Phong lúc này mới rảnh tay lo việc của Long nhi, cũng là việc kinh lược Âu châu. Trước đó, từ cuối năm Giáp Ngọ (1414), Giang Phong đã phái 2 đạo tân quân là Chiêu Viễn, Chiêu Đức đến Sinai huấn luyện. Giờ đây, 4 đạo Uy Tiệp, Long Tiệp, Linh Tiệp, Bảo Tiệp cũng được lệnh lên đường đến Sinai. Cùng đi còn có Long nhi và Hải quân bộ bộ trưởng Chiêu Đức Vương Đinh An Bình.
Trên danh nghĩa, Long nhi là quốc vương của Napoli và Sicily (thừa kế từ Louis II de Anjou và Louis I de Anjou), đồng thời còn tranh chấp ngôi quốc vương của Aragon (thừa kế từ mẹ là Yolande de Aragon). Cuộc tranh chấp ngôi quốc vương này gần giống cuộc tranh ngôi giữa quốc vương hai nước Anh Cách Lan và Pháp Lan Tây, dẫn đến cuộc ‘chiến tranh trăm năm’. Quốc vương John I de Aragon qua đời, Yolande de Aragon là người con duy nhất còn sống, nên được thừa kế ngai vàng. Nhưng giới quý tộc Aragon lại muốn ưu tiên cho thân nhân nam hơn nữ, vì thế ngai vàng đã thuộc về chú của Yolande de Aragon là Martin I de Aragon. Đến khi Martin I de Aragon qua đời, không có người thừa kế hợp pháp, Yolande de Aragon đã đòi lại ngai vàng. Trong khi đó thì một số họ hàng xa của Martin I de Aragon cũng đòi quyền thừa kế. Những người tranh chấp ngai vàng gồm :
1. Fadrique de Aragon y Luna, Bá tước xứ Luna, cháu nội của Martin I de Aragon, người con không được thừa nhận (bastard) của con trai Martin I de Aragon.
2. Jaume, Công tước xứ Urgel, cháu nội của Alfonso IV de Aragon, con trai của em họ của Martin I de Aragon.
3. Alfonso, Công tước xứ Gandia, đã 80 tuổi (qua đời năm 1412), chú họ của Martin I de Aragon.
4. Louis III de Anjou (tức là Long nhi), cháu ngoại của John I de Aragon, thừa kế qua mẹ là Yolande de Aragon.
5. Fernando de Trastamara el de Antequera (Ferdinand), nhiếp chính của Castile, cháu nội của Peter IV de Aragon, thừa kế qua mẹ là Eleanor de Aragon, nữ vương của Castile. Cháu họ xa của Martin I de Aragon.
Cuộc tranh chấp kéo dài, và trong thời gian đó, Aragon không có quốc vương.
Âu châu, Đại Tây chư quốc, với trung tâm là Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức (Đế quốc La – Đức). Lân cận có các vương quốc lớn là Pháp Lan Tây (France), Anh Cách Lan (England), Hungary, Ba Lan (Poland). Và ở vòng ngoài nữa là các vương quốc yếu hơn : Tô Cách Lan (Scotland), Ái Nhĩ Lan (Ireland), Na Uy (Norway), Thụy Điển (Sweden), Đan Mạch (Denmark), Bồ Đào Nha (Portugal), Castile, Aragon, Sicily, Napoli, Papal of State. Giữa các vương quốc đó có xen lẫn nhiều công quốc hay nước cộng hòa nhỏ khác, như : Cộng hòa Genoa, Cộng hòa Venice, Thụy Sĩ (Swiss), Milan, Majorca, Navarre, … hay các lĩnh địa hiệp sĩ : Knight of Saint John, tonic Knights. Cuộc ‘chiến tranh trăm năm’ có sự tham gia của gần như toàn thể Đại Tây chư quốc, với hai phe là :
1. Pháp Lan Tây (France), Castile, Tô Cách Lan (Scotland), Genoa, Majorca, Bohemia, Aragon, Brittany (Blois).
2. Anh Cách Lan (England), Plantag, Burgundy, Aquitaine, Brittany (Montfort), Bồ Đào Nha, Navarre, Flanders, Hainaut, Luxembourg, Đế quốc La – Đức, Đan Mạch.
Ngoài ra còn có các cuộc chiến tranh nhỏ khác, như các cuộc chiến giữa Papal of State và Ladislaus of Napoli, Đế quốc La – Đức và vương quốc Hungary, Công tước xứ Anjou và Ladislaus of Napoli, Vương tử - Giám mục Trento và Công tước Áo, … Ở phía đông thì chiến tranh giữa Đế quốc Byzantine và Đế quốc Ottoman cũng đã kéo dài cả trăm năm. Nói chung, cả Âu châu gần như ngập chìm trong chiến tranh loạn lạc.
Khoảng nửa năm trở lại đây, thông qua các thương nhân ngang dọc khắp Đại Tây chư quốc, những lời ca về ‘Vương tử của bi thương’ được truyền tụng khắp nơi. Từ các vương quốc Ba Lan, Hungary ở phía đông; cho đến Bồ Đào Nha, Castile ở phía tây; Tô Cách Lan, Đan Mạch ở phía bắc; Sicily, Napoli ở phía nam, đâu đâu cũng nghe thấy những vần điệu đó. Trong cảnh tăm tối u buồn của ‘Đêm dài Trung Cổ’, những vần điệu đó mang đến cho những người dân nghèo ít nhiều hy vọng – hy vọng về Ánh sáng ở tương lai.
“Cậu vốn là vương tử của bóng tối, cậu vốn là một vị vương cô độc, cậu vốn là một chương buồn của vở kịch cuộc đời.
Bên dưới cuộc đời đầy sóng gió, che giấu một tâm hồn cô độc. Cậu vô lực tránh né, cậu vô pháp thoát ra, chỉ còn cách dụng tâm hồn cô độc an ủi trái tim bi thương.
Trong tuổi thơ ngắn ngủi của mình, cậu chứng kiến hết bi kịch này đến bi kịch khác. Cung đình phản loạn, vương quốc bị chiếm, quê hương loạn lạc, gia đình phân ly, đã khiến cho bóng dáng nhỏ bé của cậu dần dần nhiễm lấy sắc màu bi thương. Vương giả trước sau vẫn luôn cô độc.
Có lẽ cậu là một vị vương yếu đuối. Cho dù cậu phản kháng thế nào, kiên cường thế nào, cậu vẫn không thể cải biến được số phận của vương quốc và của bản thân mình. Một vị vương cô độc, phải tịch mịch suốt đời. Có lẽ đó là kết cục đã được định sẵn. Một vị vương cô độc, có lẽ sẽ vẫn mãi mãi cô độc, cùng với những dòng lệ tuôn rơi, hóa thành hư vô, chìm vào dĩ vãng.
Thế nhưng, may mắn cho cậu, tinh thần của cậu cảm động Thiên đế. Khi cậu lần đầu tiên được đối diện Thiên đế, cũng là lần đầu tiên cậu cảm thấy thế gian không chỉ toàn là hắc ám. Ánh sáng của hy vọng dẫn đường cho cậu tiến đến tương lai.”
“Cậu có đôi mắt màu tím, với con ngươi màu đen đầy ôn nhu. Màu sắc của ôn nhu thường chỉ là những màu nhẹ nhàng, tại sao sự ôn nhu của cậu lại có màu đen ? Bởi vì cuộc đời u buồn, khiến cho sự ôn nhu của cậu quá đỗi thâm trầm. Bởi vì cuộc đời hắc ám, khiến cho sự ôn nhu của cậu nhuốm màu bi thương.
Có ai biết chăng ? Sự ôn nhu đó, chỉ cần chạm nhẹ vào, sẽ có cảm giác đau đớn đến tận tâm hồn. Sự ôn nhu đó, thật ra cũng là sự tuyệt vọng gắn liền với tịch mịch, với cô độc. Sự ôn nhu đó, so với những sự ôn nhu khác, càng thêm trầm trọng.
Chân chính hạnh phúc, cậu đã từng có. Thế nhưng chiến tranh, phản bội và sự lừa dối, đã khiến cho hạnh phúc rời xa cậu, rất xa, rất xa. Sự hy vọng của cậu, bất quá cũng chỉ là có được một niềm vui nhỏ bé. Thậm chí, sự truy cầu hạnh phúc, đối với cậu, cũng đã là hạnh phúc.”
“Cậu là một vị vương cô độc. Thế gian thì vĩnh hằng, đời người thì hữu hạn. Giữa thế gian bao la, cậu phải làm gì, cậu phải đi đâu về đâu ? Sinh mệnh của cậu, lẽ nào chỉ gắn liền với bất hạnh, với bi thương ? Cho dù đóa hoa mỹ lệ, rồi cũng có lúc úa tàn. Cho dù cuộc đời bất hạnh, rồi cũng có lúc sang trang. Ánh sáng cuối cùng, chỉ đến với người có ý chí, có niềm tin – niềm tin về hy vọng, niềm tin về tương lai.”
Không ai biết vị vương tử đó là ai, là người ở đâu. Nhưng những người dân bình thường, từ nông dân cho đến thị dân, dù ở thôn quê hay nơi thành thị, mọi người đều nhận thấy bối cảnh của câu chuyện đó sao mà quen thuộc. Chiến tranh, loạn lạc, bất hạnh, bi thương, chẳng phải đang bao trùm toàn cõi Âu châu hay sao ? Từ đó, những vần điệu kia ngày càng đi sâu vào lòng dân chúng.
Và lúc này, nhân vật chính trong câu chuyện đó đang hướng về Âu châu, đang hướng về Đại Tây chư quốc.
Giang lịch năm thứ 3 vạn 9.518 (Bính Thân, 1416). Xuân vương chính nguyệt. Đại Tây hành cung.
Để dễ dàng tiến hành chiến tranh với Pháp Lan Tây, Anh Cách Lan có một tiền đồn, đồng thời cũng là căn cứ địa, là thành phố cảng Calais. Thần Thánh Đế quốc cũng có một căn cứ địa để chuẩn bị cho việc kinh lược Đại Tây chư quốc, đặt ở Sinai. Nơi đây không chỉ có một căn cứ Hải quân nằm bên trong vịnh Buhayrat al Mazilah, mà còn tập trung nhiều đạo quân trú đóng huấn luyện. Ngoài ra, ở bên bờ Địa Trung Hải, gần căn cứ Hải quân còn có một tòa hành cung được xây dựng theo kiểu Trường Thanh Cung, nhưng quy mô nhỏ hơn, dự phòng sử dụng đến nếu một lúc nào đó Thánh hoàng ngự giá kinh lược tây phương. Hành cung này được đặt tên là Đại Tây hành cung, ngụ ý hướng về Đại Tây chư quốc.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, tình hình ở Hoa Bắc đã tạm ổn định, với sự tồn tại của 7 nước : Đại Tống ở Sơn Đông, Đại Hán ở Hà Nam, Đại Đường ở Thiểm Tây, Đại Minh ở Hà Bắc, Tấn ở Sơn Tây, Hạ ở Tứ Xuyên và Lương ở Cam Túc. Thần Thánh Đế quốc chỉ để lại Hoa lục 4 đạo quân : Thần Long quân ở Kim Lăng, Thần Uy quân ở Quảng Châu, Thần Vũ quân ở Trường Sa và Định Hải quân ở Liêu Đông. Các đạo quân Uy Vũ, Uy Nghĩa, Uy Đức, Trấn Biên tiến về xứ Thái, đánh đuổi quân Miến Điện đang xâm chiếm vùng bắc Thái, nhân tiện bình định các xứ Miến Điện. Còn các đạo quân Uy Tiệp, Long Tiệp, Linh Tiệp, Bảo Tiệp, Trấn Phong, Trấn Ninh đều được triệu hồi về phương nam.
Cuộc bắc phạt đã kết thúc, Giang Phong lúc này mới rảnh tay lo việc của Long nhi, cũng là việc kinh lược Âu châu. Trước đó, từ cuối năm Giáp Ngọ (1414), Giang Phong đã phái 2 đạo tân quân là Chiêu Viễn, Chiêu Đức đến Sinai huấn luyện. Giờ đây, 4 đạo Uy Tiệp, Long Tiệp, Linh Tiệp, Bảo Tiệp cũng được lệnh lên đường đến Sinai. Cùng đi còn có Long nhi và Hải quân bộ bộ trưởng Chiêu Đức Vương Đinh An Bình.
Trên danh nghĩa, Long nhi là quốc vương của Napoli và Sicily (thừa kế từ Louis II de Anjou và Louis I de Anjou), đồng thời còn tranh chấp ngôi quốc vương của Aragon (thừa kế từ mẹ là Yolande de Aragon). Cuộc tranh chấp ngôi quốc vương này gần giống cuộc tranh ngôi giữa quốc vương hai nước Anh Cách Lan và Pháp Lan Tây, dẫn đến cuộc ‘chiến tranh trăm năm’. Quốc vương John I de Aragon qua đời, Yolande de Aragon là người con duy nhất còn sống, nên được thừa kế ngai vàng. Nhưng giới quý tộc Aragon lại muốn ưu tiên cho thân nhân nam hơn nữ, vì thế ngai vàng đã thuộc về chú của Yolande de Aragon là Martin I de Aragon. Đến khi Martin I de Aragon qua đời, không có người thừa kế hợp pháp, Yolande de Aragon đã đòi lại ngai vàng. Trong khi đó thì một số họ hàng xa của Martin I de Aragon cũng đòi quyền thừa kế. Những người tranh chấp ngai vàng gồm :
1. Fadrique de Aragon y Luna, Bá tước xứ Luna, cháu nội của Martin I de Aragon, người con không được thừa nhận (bastard) của con trai Martin I de Aragon.
2. Jaume, Công tước xứ Urgel, cháu nội của Alfonso IV de Aragon, con trai của em họ của Martin I de Aragon.
3. Alfonso, Công tước xứ Gandia, đã 80 tuổi (qua đời năm 1412), chú họ của Martin I de Aragon.
4. Louis III de Anjou (tức là Long nhi), cháu ngoại của John I de Aragon, thừa kế qua mẹ là Yolande de Aragon.
5. Fernando de Trastamara el de Antequera (Ferdinand), nhiếp chính của Castile, cháu nội của Peter IV de Aragon, thừa kế qua mẹ là Eleanor de Aragon, nữ vương của Castile. Cháu họ xa của Martin I de Aragon.
Cuộc tranh chấp kéo dài, và trong thời gian đó, Aragon không có quốc vương.
/130
|