Tùng quay mặt đi nhìn ra về một khác tránh ánh mắt tôi đang nhìn chằm chằm như thể biết là có cơ hội tôi sẽ nhào tới bóp cổ Tùng luôn cho đỡ tức.
- hả? tao làm gì mày?
- thì, thì mày phá đám.
- tưởng mày nói gì nữa chứ.
- mày, định chọc tao đến phát điên mày mới chịu à? quá đáng vừa thôi chứ?
- cái đó bình thường mà mày?
- vậy sao mày làm vậy với tao. giờ thì tao bị đình chỉ rồi đấy.
Tùng nhếch mép, tôi cứ nghĩ là Tùng sẽ bảo là vì chán hay là đơn giản chỉ muốn chọc cho tôi giận, hay chỉ là vì thấy thích như thế. Nhưng Tùng lại trả lời.
- Vì mày giống tao?
- Tao giống mày?
- Mày chả quan tâm đến cái gì cả mà cứ luôn giả vờ ngoan ngoãn và cắm đầu vào học, nhìn khó chịu chết đi được. - Tùng lấy tay véo má tôi rồi vừa lấy tay xoa bên mắt bị tôi đánh cho bầm tím vừa lẩm bẩm nói nhỏ gì đó tôi nghe cũng không rõ nữa.
Tôi chẳng thèm đánh Tùng một trận nữa dù rất muốn, bỏ đi về trước, Tùng gọi với theo đằng sau.
- Mai mày cứ đến trường như bình thường nhé, tao dắt mày đi chơi!
Tôi cứ cắm đầu mà đi không thèm trả lời lại câu nói của Tùng, trong thâm tâm tôi biết rất rõ mình là loại người như thế nào. Nhưng tôi không thể ngờ rằng Tùng lại có thể thấy được bản chất thật sự của tôi, và cũng đúng như những gì Tùng đã nói.
Mọi người đều cho tôi là một thiên tài hoặc đại khái gần như vậy, ban đầu tôi cảm thấy rất vui vì mình được khen, cái cảm rất đầu tiên luôn luôn rất vui. Nhưng dần dần sau đó, không phải chỉ ở nhà, thêm cả trên lớp, mọi người bắt đầu gán cho tôi cái trọng trách phải đáp ứng kì vọng của tất cả. Và từ đó tôi chỉ biết cố gắng, bỗng dưng tôi lại trở thành thần tượng của em tôi và trở thành trụ cột tương lai cho gia đình, trở thành một đứa học sinh mà tháng nào cũng phải có điểm cao.
Nhiều lúc tôi thấy việc này là một gánh nặng, nó khiến tôi phát điên lên và phiền chết đi được. Nhưng tôi chưa đủ điên để bỏ hết lại tất cả mọi thứ, và ở thời điểm này, tôi thấy mọi thứ mình cố gắng đều thật vô nghĩa. Không có gì có thể làm cho tôi cảm thấy vui vẻ hay hứng thú trước bất kì một điều gì đó hơn. Cũng như là ngay trong việc học, tôi chỉ biết cắm đầu vào mọi bài tập và sách một cách nhàm chán.
Từ khi gặp Tùng. và có thể tôi biết, Tùng đã nhìn rõ tôi và hiểu rõ bộ mặt của một học sinh giả tạo mà tôi đang cố gắng gìn giữ nên dù mới là bạn chưa được bao lâu mà lại có thể hiểu rõ tôi hơn ai hết. Chắc hẳn con đường mà Tùng đang đi cũng đang mịt mù như tôi vậy. Tối hôm đấy, tôi cũng đã quyết định đồng y với lời Tùng nói.
- Mày làm gì mà lâu thế? - Tùng nghiêng đâu nhìn tôi với ánh mắt nhạt, có vẻ như đã đứng đợi sẵn từ khá lâu rồi.
- Thế mày vội cái gì?
- Đi thôi!
Tôi ngồi nên chiếc xe máy của Tùng, sau cái vụ bị đình chỉ thì tôi đã quyết định giấu chuyện đó với mẹ và vẫn mang cặp giả vờ đi học bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.
- Này Tùng, như vậy có ổn không?
- Hả?
- Thì... tao thấy!
- Dù sao thì mày chả bị đình chỉ rồi? mất nguyên một tuần thì mày lo cái gì, cứ đi chơi với tao.
Tùng lái xe đưa tôi đi xa khỏi ngôi trường thân quen ấy, phóng thẳng xe lên trung tâm Hà Nội, tiếng gió vù vù và những làn gió lạnh tạt qua tai tôi.
- Sao mày phóng nhanh thế?
- Ừ, chút thôi.
- Vậy mai mặc ấm vào, không lại kêu.
Tùng nói, tuy giọng không quan tâm nhưng vẫn cố giảm tốc đọ lại, những làn gió tạt qua tai tôi cũng nhẹ đi rất nhiều. Đến nơi, Tùng dừng xe lại trước một khu vui chơi.
- Ê mày, tao không có tiền đâu đấy!
- Ha ha, không thấy mày đang đi với ai à? đi theo tao, vào thôi.
Tôi vẫn còn đứng ngơ ngác một chỗ nhìn mọi thứ xung quanh thì Tùng đã nắm lấy tay tôi kéo vào trong. Đi qua quầy bán Tùng mua lấy hai hộp cà phê nóng rồi hai đứa vào sâu trong khu vui chơi.
Tùng dạy tôi chơi game, rất nhiều trò và dẫn tôi đi thụt bi - a, cảm giác thời gian khi hai đứa chơi đủ thứ thật sự trôi rất nhanh nhưng trong tôi lại thấy nó thật chậm.
- Mày chơi cũng tốt phết đấy chứ!
- Thế cơ á?
- Cũng giỏi hơn tao lúc đầu rồi.
- Thế hử, được mày khen tự nhiên tao cũng thấy vui hẳn ra ý.
- À qua tao mày chụp mấy kiểu ảnh rồi về!
Lát sau, hai đứa tôi rời khỏi khu chơi game các loại, Tùng kéo tay tôi chạy ra khu chụp ảnh. Tùng vẫn vậy, dù tôi có cau có mặt nói bao nhiêu lần đi nữa thì Tùng vẫn thản nhiên vô tư rồi kéo tôi chạy đi mọi nơi theo ý mình.
Tùng dẫn tôi đi ăn phở trên phố, đa phần là vỗ béo tôi là chính vì hầu hết gọi phở trong khi tôi cắm đầu vào ăn thì Tùng chỉ biết nhìn tôi và đáp lại câu.
- Ăn đi tao không đói!
Cho dù chính Tùng là người đề nghị trước, rồi phóng xe tới một nơi nào đó thật xa rồi lại phóng như điên về. Ngồi sau xe tôi chỉ biết quàng tay quanh người và tựa vào lưng Tùng.
Mọi thứ, khung cảnh của những con phố cứ trôi dần trước mắt tôi, Tùng không nói gì suốt cả đoạn đường mà chỉ im lặng đưa tôi về. Dừng xe lại ở gần cổng trường, xuống khỏi xe, Tùng nhìn tôi cười rồi phóng xe đi về.
Tôi đi bộ về quán mà Tùng làm lấy chiếc xe đạp để gọn ở một góc mà hồi sáng gửi nhờ, tiếng chuông điện thoại có tin nhắn cũng reo ngay lên. Tôi lấy từ trong túi mở khóa ra đọc.
- Mai mày qua nhà tao nhé!
- Không đi chơi khắp nơi nữa.
- Thấy mày bảo lạnh nên thôi, ở nhà cho ấm.
- Mai qua, nhớ đấy!
Vẫn như lần đầu, Tùng gửi nguyên một đống tin nhắn lập đi lặp lại liền cho tôi một lúc mà có lẽ chả cần thiết tôi phải trả lời.
- Biết rồi, gửi cái là được rồi! hiểu không? mày cũng nhắn đi ít hơn đi cho gọn hộ tao.
Cất máy lại, tôi đeo cặp lên rồi dắt xe ra ngoài về, những làn gió đầu mùa đông lạnh nhẹ thổi qua làn tóc tôi, Tôi thấy nhớ lúc đi với Tùng, về mặt nào đó có lẽ Tùng rất giống tôi.
Cách mà Tùng đang sống, vô tư không phải quan tâm đến một điều bất cứ một điều gì. Trái ngược với tôi, từ nhỏ đã phải lo nghĩ đủ mọi thứ đến việc bản thân muốn gì cũng không rõ, và cứ thế tôi chỉ biết bước đi, có lẽ việc duy nhất tôi quan tâm đến là gia đình.
Đôi môi tôi nở một nụ cười nhẹ, cười cho sự ngu ngốc của tôi hay là vì cho cuộc sống mà tôi đang đi, mọi thứ thật nhạt nhòa. Cứ như vậy, cho đến khi một người bước đến kéo tôi ra, ra khỏi con đường và tôi đã chọn. Tùng đã cho tôi lối thoát, kéo tôi đi, đi theo con đường mà Tùng đã chọn cho bản thân hay là vì tôi muôn như vậy?
Những suy nghĩ càng lúc càng lớn dần lên và rối bời trong đầu tôi, lắc nhẹ vài cái tôi tận hưởng những làn gió mát thỏi qua và thở dài.
- Mình ngốc thật đấy!
- Về nhà thôi...
- hả? tao làm gì mày?
- thì, thì mày phá đám.
- tưởng mày nói gì nữa chứ.
- mày, định chọc tao đến phát điên mày mới chịu à? quá đáng vừa thôi chứ?
- cái đó bình thường mà mày?
- vậy sao mày làm vậy với tao. giờ thì tao bị đình chỉ rồi đấy.
Tùng nhếch mép, tôi cứ nghĩ là Tùng sẽ bảo là vì chán hay là đơn giản chỉ muốn chọc cho tôi giận, hay chỉ là vì thấy thích như thế. Nhưng Tùng lại trả lời.
- Vì mày giống tao?
- Tao giống mày?
- Mày chả quan tâm đến cái gì cả mà cứ luôn giả vờ ngoan ngoãn và cắm đầu vào học, nhìn khó chịu chết đi được. - Tùng lấy tay véo má tôi rồi vừa lấy tay xoa bên mắt bị tôi đánh cho bầm tím vừa lẩm bẩm nói nhỏ gì đó tôi nghe cũng không rõ nữa.
Tôi chẳng thèm đánh Tùng một trận nữa dù rất muốn, bỏ đi về trước, Tùng gọi với theo đằng sau.
- Mai mày cứ đến trường như bình thường nhé, tao dắt mày đi chơi!
Tôi cứ cắm đầu mà đi không thèm trả lời lại câu nói của Tùng, trong thâm tâm tôi biết rất rõ mình là loại người như thế nào. Nhưng tôi không thể ngờ rằng Tùng lại có thể thấy được bản chất thật sự của tôi, và cũng đúng như những gì Tùng đã nói.
Mọi người đều cho tôi là một thiên tài hoặc đại khái gần như vậy, ban đầu tôi cảm thấy rất vui vì mình được khen, cái cảm rất đầu tiên luôn luôn rất vui. Nhưng dần dần sau đó, không phải chỉ ở nhà, thêm cả trên lớp, mọi người bắt đầu gán cho tôi cái trọng trách phải đáp ứng kì vọng của tất cả. Và từ đó tôi chỉ biết cố gắng, bỗng dưng tôi lại trở thành thần tượng của em tôi và trở thành trụ cột tương lai cho gia đình, trở thành một đứa học sinh mà tháng nào cũng phải có điểm cao.
Nhiều lúc tôi thấy việc này là một gánh nặng, nó khiến tôi phát điên lên và phiền chết đi được. Nhưng tôi chưa đủ điên để bỏ hết lại tất cả mọi thứ, và ở thời điểm này, tôi thấy mọi thứ mình cố gắng đều thật vô nghĩa. Không có gì có thể làm cho tôi cảm thấy vui vẻ hay hứng thú trước bất kì một điều gì đó hơn. Cũng như là ngay trong việc học, tôi chỉ biết cắm đầu vào mọi bài tập và sách một cách nhàm chán.
Từ khi gặp Tùng. và có thể tôi biết, Tùng đã nhìn rõ tôi và hiểu rõ bộ mặt của một học sinh giả tạo mà tôi đang cố gắng gìn giữ nên dù mới là bạn chưa được bao lâu mà lại có thể hiểu rõ tôi hơn ai hết. Chắc hẳn con đường mà Tùng đang đi cũng đang mịt mù như tôi vậy. Tối hôm đấy, tôi cũng đã quyết định đồng y với lời Tùng nói.
- Mày làm gì mà lâu thế? - Tùng nghiêng đâu nhìn tôi với ánh mắt nhạt, có vẻ như đã đứng đợi sẵn từ khá lâu rồi.
- Thế mày vội cái gì?
- Đi thôi!
Tôi ngồi nên chiếc xe máy của Tùng, sau cái vụ bị đình chỉ thì tôi đã quyết định giấu chuyện đó với mẹ và vẫn mang cặp giả vờ đi học bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.
- Này Tùng, như vậy có ổn không?
- Hả?
- Thì... tao thấy!
- Dù sao thì mày chả bị đình chỉ rồi? mất nguyên một tuần thì mày lo cái gì, cứ đi chơi với tao.
Tùng lái xe đưa tôi đi xa khỏi ngôi trường thân quen ấy, phóng thẳng xe lên trung tâm Hà Nội, tiếng gió vù vù và những làn gió lạnh tạt qua tai tôi.
- Sao mày phóng nhanh thế?
- Ừ, chút thôi.
- Vậy mai mặc ấm vào, không lại kêu.
Tùng nói, tuy giọng không quan tâm nhưng vẫn cố giảm tốc đọ lại, những làn gió tạt qua tai tôi cũng nhẹ đi rất nhiều. Đến nơi, Tùng dừng xe lại trước một khu vui chơi.
- Ê mày, tao không có tiền đâu đấy!
- Ha ha, không thấy mày đang đi với ai à? đi theo tao, vào thôi.
Tôi vẫn còn đứng ngơ ngác một chỗ nhìn mọi thứ xung quanh thì Tùng đã nắm lấy tay tôi kéo vào trong. Đi qua quầy bán Tùng mua lấy hai hộp cà phê nóng rồi hai đứa vào sâu trong khu vui chơi.
Tùng dạy tôi chơi game, rất nhiều trò và dẫn tôi đi thụt bi - a, cảm giác thời gian khi hai đứa chơi đủ thứ thật sự trôi rất nhanh nhưng trong tôi lại thấy nó thật chậm.
- Mày chơi cũng tốt phết đấy chứ!
- Thế cơ á?
- Cũng giỏi hơn tao lúc đầu rồi.
- Thế hử, được mày khen tự nhiên tao cũng thấy vui hẳn ra ý.
- À qua tao mày chụp mấy kiểu ảnh rồi về!
Lát sau, hai đứa tôi rời khỏi khu chơi game các loại, Tùng kéo tay tôi chạy ra khu chụp ảnh. Tùng vẫn vậy, dù tôi có cau có mặt nói bao nhiêu lần đi nữa thì Tùng vẫn thản nhiên vô tư rồi kéo tôi chạy đi mọi nơi theo ý mình.
Tùng dẫn tôi đi ăn phở trên phố, đa phần là vỗ béo tôi là chính vì hầu hết gọi phở trong khi tôi cắm đầu vào ăn thì Tùng chỉ biết nhìn tôi và đáp lại câu.
- Ăn đi tao không đói!
Cho dù chính Tùng là người đề nghị trước, rồi phóng xe tới một nơi nào đó thật xa rồi lại phóng như điên về. Ngồi sau xe tôi chỉ biết quàng tay quanh người và tựa vào lưng Tùng.
Mọi thứ, khung cảnh của những con phố cứ trôi dần trước mắt tôi, Tùng không nói gì suốt cả đoạn đường mà chỉ im lặng đưa tôi về. Dừng xe lại ở gần cổng trường, xuống khỏi xe, Tùng nhìn tôi cười rồi phóng xe đi về.
Tôi đi bộ về quán mà Tùng làm lấy chiếc xe đạp để gọn ở một góc mà hồi sáng gửi nhờ, tiếng chuông điện thoại có tin nhắn cũng reo ngay lên. Tôi lấy từ trong túi mở khóa ra đọc.
- Mai mày qua nhà tao nhé!
- Không đi chơi khắp nơi nữa.
- Thấy mày bảo lạnh nên thôi, ở nhà cho ấm.
- Mai qua, nhớ đấy!
Vẫn như lần đầu, Tùng gửi nguyên một đống tin nhắn lập đi lặp lại liền cho tôi một lúc mà có lẽ chả cần thiết tôi phải trả lời.
- Biết rồi, gửi cái là được rồi! hiểu không? mày cũng nhắn đi ít hơn đi cho gọn hộ tao.
Cất máy lại, tôi đeo cặp lên rồi dắt xe ra ngoài về, những làn gió đầu mùa đông lạnh nhẹ thổi qua làn tóc tôi, Tôi thấy nhớ lúc đi với Tùng, về mặt nào đó có lẽ Tùng rất giống tôi.
Cách mà Tùng đang sống, vô tư không phải quan tâm đến một điều bất cứ một điều gì. Trái ngược với tôi, từ nhỏ đã phải lo nghĩ đủ mọi thứ đến việc bản thân muốn gì cũng không rõ, và cứ thế tôi chỉ biết bước đi, có lẽ việc duy nhất tôi quan tâm đến là gia đình.
Đôi môi tôi nở một nụ cười nhẹ, cười cho sự ngu ngốc của tôi hay là vì cho cuộc sống mà tôi đang đi, mọi thứ thật nhạt nhòa. Cứ như vậy, cho đến khi một người bước đến kéo tôi ra, ra khỏi con đường và tôi đã chọn. Tùng đã cho tôi lối thoát, kéo tôi đi, đi theo con đường mà Tùng đã chọn cho bản thân hay là vì tôi muôn như vậy?
Những suy nghĩ càng lúc càng lớn dần lên và rối bời trong đầu tôi, lắc nhẹ vài cái tôi tận hưởng những làn gió mát thỏi qua và thở dài.
- Mình ngốc thật đấy!
- Về nhà thôi...
/31
|