Bát Tư Ba lại lấy ra một cuốn sách khác, cung kính trình lên:
- May sao bần tăng cũng có một cuốn Đạo đức kinh ở đây, xin mời trưởng lão kiểm chứng.
Các đạo sĩ chuyền tay nhau đọc một lượt, rồi tất cả đều gật đầu xác nhận, nhưng không ai biết Bát Tư Ba định làm gì. Cậu mỉm cười:
- Xin hỏi các vị, trong cuốn Đạo đức kinh này, có câu nào Lão Tử thuật lại việc ngài đến Thiên Trúc giáo hóa người Hồ không?
Bị giáng tiếp một đòn nữa, các đạo sĩ mặt mày đều tái xám. Những kiểu câu hỏi chỉ cho phép trả lời đúng hoặc không này khiến các vị không thể xảo biện, đành phải hậm hực trả lời:
- Không có.
Đôi mắt thông thái của Bát Tư Ba lướt quanh một lượt quan khách, nụ cười hồn hậu vẫn nở trên môi, cậu ấy dõng dạc nói tiếp:
- Lão Tử sống vào thời Xuân Thu, Tư Mã Thiên sống vào đầu thời Hán, cách ngài vài trăm năm. Trong cuốn Sử ký mà đạo trưởng dùng làm căn cứ không hề có ghi chép nào về việc Lão Tử giáo hóa người Hồ. Cuốn Đạo đức kinh do chính Lão Tử viết cũng không có. Vậy xin hỏi, cuốn Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ trên tay đạo trưởng từ đâu mà có, và nó ra đời vào triều đại nào?
Trương chân nhân tái mặt. Các đạo sĩ đứng sau ông ta vẫn chưa chịu nhận thua, ra sức vớt vát:
- Đó là… đó là do người đời sau…
Bát Tư Ba nghiêm nghị ngắt lời đạo sĩ:
- Vậy tức là, đạo trưởng đã thừa nhận cuốn Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ này là do người đời sau sáng tạo ra?
Cậu ấy ngừng lại một lát, người hơi ngả về phía trước, giọng nói nghiêm nghị, ánh mắt sắc lạnh:
- Bởi vậy, những điều trong cuốn sách này là nhảm nhí, vô căn cứ. Người viết ra cuốn sách đã cố tình bịa đặt, dựng chuyện, hòng bôi nhọ thanh danh của Phật giáo, hạ thấp Phật pháp!
Trương chân nhân run rẩy, đứng không vững, ông ta chao đảo rồi ngã ngửa về phía sau. Các đệ tử của ông ta vội đỡ lấy sư phụ nhưng Trương chân nhân đã ngất xỉu. Chỉ trong chốc lát, phía Đạo giáo, người khóc người gào, rối như canh hẹ. Hốt Tất Liệt khoát tay ra hiệu cho mọi người trật tự, sau đó gật đầu với viên quan Thượng thư Diêu Khu đang làm nhiệm vụ ghi chép ở bên cạnh. Diêu Khu lĩnh ý, dõng dạc tuyên bố:
- Đạo giáo thua cuộc!
Lời tuyên bố là kết quả cuối cùng, cuộc tranh biện kết thúc. Phía Phật giáo hò reo vang dội. Tôi hưng phấn đến độ suýt nữa thì hiện hình. Phật giáo Tạng truyền đặc biệt coi trọng logic học Nhân minh, các cao tăng của Phật giáo Tạng truyền đều là những nhà hùng biện xuất chúng, huống hồ Bát Tư Ba lại người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc. Nếu như cậu ấy không đưa ra những luận chứng sắc sảo thì cũng khó nói trước phần thắng sẽ thuộc về bên nào.
Bát Tư Ba vẫn rất mực điềm đạm, khiêm nhường. Cậu ấy chắp tay vái lạy Bồ Tát Văn Thù, lầm rầm đọc kệ, ngữ điệu rất mực thành kính:
- Trên trời dưới đất không gì bằng,
Mười phương thế giới cũng không sánh;
Toàn thể thế gian con thấy hết,
Tất cả không ai bằng Phật được.
Hốt Tất Liệt ra lệnh cho các đạo sĩ tuân thủ hình phạt như giao ước, mười bảy vị đạo sĩ tham gia tranh biện sẽ phải xuống tóc làm sư. Hốt Tất Liệt buộc họ lưu lại trong các ngôi chùa ở Ngũ Đài Sơn để tu hành.
Tôi ẩn mình sau lễ đài, ngẩn ngơ ngắm nhìn vẻ an nhiên, tự tại của cậu ấy. Sự tự tin ấy, gương mặt thánh khiết ấy, đôi mắt trong suốt ấy khiến trái tim tôi ngày một chìm sâu vào bể trầm luân. Tôi ước mình mau chóng có được hình hài của con người. Khát khao thầm kín ấy cứ lớn dần và đè nặng lên trái tim nhỏ bé của tôi.
Kể từ hôm đó, ban đêm tôi ngủ rất ít, dành hết thời gian cho việc tu luyện. Những lúc mệt mỏi, hình ảnh thiếu nữ với gương mặt mơ hồ và nụ cười ngọt ngào cứ thấp thoáng trong đầu, giúp tôi hồi sức rất nhanh.
Khi ấy, khát vọng duy nhất của tôi, suy nghĩ duy nhất lấp đầy tâm trí tôi là: tôi phải hóa thành người trước khi cậu ấy thọ giới Cụ túc.
r
- Tuy danh tiếng của Bát Tư Ba lừng lẫy khắp đất Tạng nhưng không nhiều người trong giới Phật giáo Trung Nguyên biết đến cậu. Sau cuộc biện luận này, tiếng tăm của vị Lạt Ma mới hai mươi tuổi đã vang xa khắp chốn. Tuy chỉ là một trong số mười bảy người của phía Phật giáo tham gia biện luận nhưng phần biện luận của Bát Tư Ba lại giữ vai trò then chốt trong việc quyết định thắng thua. Kể từ đó, giới Phật giáo Trung Nguyên không thể không nể trọng Bát Tư Ba.
Sau khi lắng nghe tôi mô tả lại một cách chi tiết và sinh động cuộc biện luận đầy kịch tính, chàng trai trẻ đưa ra một nhận xét sắc bén:
- Phật giáo vốn là tôn giáo ngoại lai, tôn giáo này bắt đầu du nhập vào Trung Quốc từ giữa thời Đông Hán. Thời gian đầu khi mới đến Trung Nguyên, Phật giáo và tôn giáo bản địa không thể tránh khỏi xung đột.
Tôi đồng tình:
- Đúng vậy. Sau khi cuốn sách ra đời, cuộc tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo giáo lại càng khốc liệt, thậm chí nhiều đời hoàng đế đã can dự vào cuộc tranh chấp này. Sự can thiệp bằng vũ trang của chính quyền thường khiến cho cục diện giữa Phật giáo và Đạo giáo diễn ra như sau: một bên được sùng bái, một bên bị đồ sát. Lịch sử đã ghi lại những cuộc thảm sát tôn giáo tàn khốc,
đẫm máu.
Lúc này cũng là giai đoạn mà lịch sử Trung Quốc xảy ra những biến động lớn. Người Khiết Đan, người Nữ Chân, người Đảng Hạng, người Mông Cổ luân phiên thống trị miền Bắc Trung Quốc. Xã hội rối ren, mâu thuẫn dân tộc và biết bao áp lực khác đã đè nặng lên vai những con người khốn khổ. Không làm gì để thay đổi được số phận bi thảm, họ chỉ còn cách tìm đến với tôn giáo như một nơi nương tựa về tinh thần. Nhưng của cải thì có hạn, số lượng tín đồ cũng có hạn, cuộc tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo giáo tưởng chừng đã lắng xuống vào thời nhà Tống lại được dịp bùng lên dữ dội.
Tôi ngồi bó gối trên đệm trải:
- Khi đó, quý tộc Mông Cổ là những người có thế lực chính trị mạnh nhất. Tín ngưỡng truyền thống của người Mông Cổ là Saman giáo nguyên thủy, nhưng kể từ thời Thành Cát Tư Hãn, hoàng thất Mông Cổ thực hiện chính sách cởi mở, tiếp nhận tất cả các tôn giáo ngoại lai, thu nạp các nhân sĩ của tất cả các giáo phái làm người giúp việc cho mình. Bởi vậy, cả Phật giáo và Đạo giáo đều ra sức giành giật sự ưu ái của người Mông Cổ, ra sức hạ bệ, phỉ báng những tôn giáo khác, quyết không
nhân nhượng.
Chàng trai trẻ diễn vẻ mặt già dặn, rành rẽ sự đời, kết luận:
- Đúng vậy. Thế nên cuộc tranh biện này là khó tránh khỏi.
- May sao bần tăng cũng có một cuốn Đạo đức kinh ở đây, xin mời trưởng lão kiểm chứng.
Các đạo sĩ chuyền tay nhau đọc một lượt, rồi tất cả đều gật đầu xác nhận, nhưng không ai biết Bát Tư Ba định làm gì. Cậu mỉm cười:
- Xin hỏi các vị, trong cuốn Đạo đức kinh này, có câu nào Lão Tử thuật lại việc ngài đến Thiên Trúc giáo hóa người Hồ không?
Bị giáng tiếp một đòn nữa, các đạo sĩ mặt mày đều tái xám. Những kiểu câu hỏi chỉ cho phép trả lời đúng hoặc không này khiến các vị không thể xảo biện, đành phải hậm hực trả lời:
- Không có.
Đôi mắt thông thái của Bát Tư Ba lướt quanh một lượt quan khách, nụ cười hồn hậu vẫn nở trên môi, cậu ấy dõng dạc nói tiếp:
- Lão Tử sống vào thời Xuân Thu, Tư Mã Thiên sống vào đầu thời Hán, cách ngài vài trăm năm. Trong cuốn Sử ký mà đạo trưởng dùng làm căn cứ không hề có ghi chép nào về việc Lão Tử giáo hóa người Hồ. Cuốn Đạo đức kinh do chính Lão Tử viết cũng không có. Vậy xin hỏi, cuốn Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ trên tay đạo trưởng từ đâu mà có, và nó ra đời vào triều đại nào?
Trương chân nhân tái mặt. Các đạo sĩ đứng sau ông ta vẫn chưa chịu nhận thua, ra sức vớt vát:
- Đó là… đó là do người đời sau…
Bát Tư Ba nghiêm nghị ngắt lời đạo sĩ:
- Vậy tức là, đạo trưởng đã thừa nhận cuốn Kinh Lão Tử giáo hóa người Hồ này là do người đời sau sáng tạo ra?
Cậu ấy ngừng lại một lát, người hơi ngả về phía trước, giọng nói nghiêm nghị, ánh mắt sắc lạnh:
- Bởi vậy, những điều trong cuốn sách này là nhảm nhí, vô căn cứ. Người viết ra cuốn sách đã cố tình bịa đặt, dựng chuyện, hòng bôi nhọ thanh danh của Phật giáo, hạ thấp Phật pháp!
Trương chân nhân run rẩy, đứng không vững, ông ta chao đảo rồi ngã ngửa về phía sau. Các đệ tử của ông ta vội đỡ lấy sư phụ nhưng Trương chân nhân đã ngất xỉu. Chỉ trong chốc lát, phía Đạo giáo, người khóc người gào, rối như canh hẹ. Hốt Tất Liệt khoát tay ra hiệu cho mọi người trật tự, sau đó gật đầu với viên quan Thượng thư Diêu Khu đang làm nhiệm vụ ghi chép ở bên cạnh. Diêu Khu lĩnh ý, dõng dạc tuyên bố:
- Đạo giáo thua cuộc!
Lời tuyên bố là kết quả cuối cùng, cuộc tranh biện kết thúc. Phía Phật giáo hò reo vang dội. Tôi hưng phấn đến độ suýt nữa thì hiện hình. Phật giáo Tạng truyền đặc biệt coi trọng logic học Nhân minh, các cao tăng của Phật giáo Tạng truyền đều là những nhà hùng biện xuất chúng, huống hồ Bát Tư Ba lại người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc. Nếu như cậu ấy không đưa ra những luận chứng sắc sảo thì cũng khó nói trước phần thắng sẽ thuộc về bên nào.
Bát Tư Ba vẫn rất mực điềm đạm, khiêm nhường. Cậu ấy chắp tay vái lạy Bồ Tát Văn Thù, lầm rầm đọc kệ, ngữ điệu rất mực thành kính:
- Trên trời dưới đất không gì bằng,
Mười phương thế giới cũng không sánh;
Toàn thể thế gian con thấy hết,
Tất cả không ai bằng Phật được.
Hốt Tất Liệt ra lệnh cho các đạo sĩ tuân thủ hình phạt như giao ước, mười bảy vị đạo sĩ tham gia tranh biện sẽ phải xuống tóc làm sư. Hốt Tất Liệt buộc họ lưu lại trong các ngôi chùa ở Ngũ Đài Sơn để tu hành.
Tôi ẩn mình sau lễ đài, ngẩn ngơ ngắm nhìn vẻ an nhiên, tự tại của cậu ấy. Sự tự tin ấy, gương mặt thánh khiết ấy, đôi mắt trong suốt ấy khiến trái tim tôi ngày một chìm sâu vào bể trầm luân. Tôi ước mình mau chóng có được hình hài của con người. Khát khao thầm kín ấy cứ lớn dần và đè nặng lên trái tim nhỏ bé của tôi.
Kể từ hôm đó, ban đêm tôi ngủ rất ít, dành hết thời gian cho việc tu luyện. Những lúc mệt mỏi, hình ảnh thiếu nữ với gương mặt mơ hồ và nụ cười ngọt ngào cứ thấp thoáng trong đầu, giúp tôi hồi sức rất nhanh.
Khi ấy, khát vọng duy nhất của tôi, suy nghĩ duy nhất lấp đầy tâm trí tôi là: tôi phải hóa thành người trước khi cậu ấy thọ giới Cụ túc.
r
- Tuy danh tiếng của Bát Tư Ba lừng lẫy khắp đất Tạng nhưng không nhiều người trong giới Phật giáo Trung Nguyên biết đến cậu. Sau cuộc biện luận này, tiếng tăm của vị Lạt Ma mới hai mươi tuổi đã vang xa khắp chốn. Tuy chỉ là một trong số mười bảy người của phía Phật giáo tham gia biện luận nhưng phần biện luận của Bát Tư Ba lại giữ vai trò then chốt trong việc quyết định thắng thua. Kể từ đó, giới Phật giáo Trung Nguyên không thể không nể trọng Bát Tư Ba.
Sau khi lắng nghe tôi mô tả lại một cách chi tiết và sinh động cuộc biện luận đầy kịch tính, chàng trai trẻ đưa ra một nhận xét sắc bén:
- Phật giáo vốn là tôn giáo ngoại lai, tôn giáo này bắt đầu du nhập vào Trung Quốc từ giữa thời Đông Hán. Thời gian đầu khi mới đến Trung Nguyên, Phật giáo và tôn giáo bản địa không thể tránh khỏi xung đột.
Tôi đồng tình:
- Đúng vậy. Sau khi cuốn sách ra đời, cuộc tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo giáo lại càng khốc liệt, thậm chí nhiều đời hoàng đế đã can dự vào cuộc tranh chấp này. Sự can thiệp bằng vũ trang của chính quyền thường khiến cho cục diện giữa Phật giáo và Đạo giáo diễn ra như sau: một bên được sùng bái, một bên bị đồ sát. Lịch sử đã ghi lại những cuộc thảm sát tôn giáo tàn khốc,
đẫm máu.
Lúc này cũng là giai đoạn mà lịch sử Trung Quốc xảy ra những biến động lớn. Người Khiết Đan, người Nữ Chân, người Đảng Hạng, người Mông Cổ luân phiên thống trị miền Bắc Trung Quốc. Xã hội rối ren, mâu thuẫn dân tộc và biết bao áp lực khác đã đè nặng lên vai những con người khốn khổ. Không làm gì để thay đổi được số phận bi thảm, họ chỉ còn cách tìm đến với tôn giáo như một nơi nương tựa về tinh thần. Nhưng của cải thì có hạn, số lượng tín đồ cũng có hạn, cuộc tranh chấp giữa Phật giáo và Đạo giáo tưởng chừng đã lắng xuống vào thời nhà Tống lại được dịp bùng lên dữ dội.
Tôi ngồi bó gối trên đệm trải:
- Khi đó, quý tộc Mông Cổ là những người có thế lực chính trị mạnh nhất. Tín ngưỡng truyền thống của người Mông Cổ là Saman giáo nguyên thủy, nhưng kể từ thời Thành Cát Tư Hãn, hoàng thất Mông Cổ thực hiện chính sách cởi mở, tiếp nhận tất cả các tôn giáo ngoại lai, thu nạp các nhân sĩ của tất cả các giáo phái làm người giúp việc cho mình. Bởi vậy, cả Phật giáo và Đạo giáo đều ra sức giành giật sự ưu ái của người Mông Cổ, ra sức hạ bệ, phỉ báng những tôn giáo khác, quyết không
nhân nhượng.
Chàng trai trẻ diễn vẻ mặt già dặn, rành rẽ sự đời, kết luận:
- Đúng vậy. Thế nên cuộc tranh biện này là khó tránh khỏi.
/96
|