P/S: Chương này rất đáng chú ý nhé...
Tôi không biết phải phản ứng thế nào, tình huống quái quỷ này là sao chứ? Tam hoàng tử tộc Giáng Long – Tam điện hạ sao lại xuất hiện ở đây, trong bộ dạng nửa người nửa quỷ, lại thuộc địa phận Thái tử bị giam giữ? Anh ta trước thì xuất hiện ở dạng Vong Ảnh, giờ lại là xác sống lạnh ngắt biết đi, muốn dọa chết tôi sao? Khốn kiếp là tôi không thể hỏi được bất cứ điều gì khi ở trong thứ bóng tối ma thuật này. Tâm tư dồn nén như sắp nổ tung mà chỉ biết lặng thinh.
Vương tử ra hiệu cho tôi đi theo Hỏa Kỳ Lân, rồi anh quay lưng luôn mà không ngoảnh lại lấy một lần. Tôi sau cùng cũng đành miễn cưỡng bước theo. Đương nhiên tôi cũng không quên kéo cả Tam điện hạ đi cùng. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, chuyện đã đến nước này, tôi sẽ không bỏ sót bất cứ một sơ hở nào cả.
Tam điện hạ dường như cũng không có ý phản kháng, rất tự nguyện bước theo tôi. Sau đó lại thành anh ta cõng tôi chạy khi Hỏa Kỳ Lân tăng tốc.
Chúng tôi di chuyển trong bóng tối phải hơn hai tiếng, không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy gì. Chỉ biết bám sát nhau mà đi. Có điều tôi vẫn không dám đi quá gần Vương tử, lỡ tôi lại khiến anh đau đớn thì với sức lực hiện tại anh sẽ chẳng chịu đựng nổi. Vì vậy cứ mỗi khi Tam điện hạ tiến sát Hỏa Kỳ Lân tôi liền siết cổ anh ta mấy cái, kéo giật lọn tóc anh ta lại. Tam điện hạ rõ là rất khó chịu nhưng rồi cũng phải chịu làm ngựa cho tôi cưỡi và nghe theo ý của tôi. Người anh ta lạnh thật, cơ thể tôi cũng sắp đông cứng theo rồi. Nếu cứ tiếp tục di chuyển thế này tôi e là không chịu nổi mất. Nhưng sức tôi lại không theo kịp Hỏa Kỳ Lân...
Đến một quãng đột ngột Hỏa Kỳ Lân dừng lại, cứ như phát hiện ra điều gì đó, nó ngúc ngoắc cái đầu đầy bờm lửa liên tục. Vương tử lúc này mới quay lại nhìn tôi, rồi nhìn sang Tam hoàng tử Hoàng Nhãn Long nói:
“Tu ta tu ti tu ta tu ti?”
Tam điện hạ cũng không chần chừ trả lời: “Ta ta tu ti...”
Chuyện gì đây? Trong bóng tối này chẳng phải không tồn tại bất kì thứ âm thanh nào sao? Sao tôi lại nghe được họ nói thứ tiếng ngoại ngữ giống như Vệ Môn Thần, Mộc Trụ và gã người khói kia đã từng nói. Chẳng lẽ chỉ duy loại ngôn ngữ khó hiểu đó mới hóa giải được ma pháp ở trong này?
Hai người bọn họ tiếp tục nói thêm vài câu bằng ngôn ngữ đó, khẩu khí rất chân thực, không chút vòng vo.
Nghe tiếp mấy câu nữa thì tôi hiểu bập bõm được vài từ. Dần dần thì nghe hiểu được vài câu. Sau cùng thì hiểu tất cả. Đến cả tôi cũng chẳng biết thế này là thế quái nào cả, nhưng tôi không muốn làm gián đoạn cuộc nói chuyện của hai vị vương tôn quý tộc đây, bởi chuyện của họ đang bàn bạc vô cùng hệ trọng. Có thể ban nãy Tam điện hạ đã làm phép gì đó với tôi khiến tôi có thể hiểu được loại ngôn ngữ đặc biệt ấy.
Vương tử nói chúng tôi đang ở trong một thông đạo bí mật được thiết lập giữa kỳ môn và khu trung tâm lăng mộ. Vậy lăng mộ là ở đâu ra thì Vương tử có khẳng định trước đó rằng Cửu Kỳ Môn Trận kì thực là một khu lăng mộ với quy mô hoành tráng. Khi nghe câu này sắc mặt Tam điện hạ mươi phần kinh ngạc, tôi còn thấy anh ta khẽ giật mình.
Vương tử nhấn mạnh rằng; bức tường thành có bốn cổng vòm khảm đầy sành sứ là nhân tố quyết định giúp anh khẳng định được suy đoán của mình. Thoạt đầu nhìn vào Cửu Kỳ Môn Trận biến hóa khôn lường như vậy sẽ lầm tưởng rằng đây là chín cánh cửa bí mật thiết lập thành một trận địa bao quanh Long Vĩ Thành, nội bất xuất ngoại bất nhập, và được canh giữ bằng chín Vệ Môn Thần. Thực chất, chữ ‘Cửu’ trong Cửu Kỳ Môn Trận không có nghĩa là số chín, mà là ám chỉ sự vĩnh hằng. Những kỳ môn này dù có mở ra được cũng vẫn trường tồn theo thời gian.
Bức tường bằng đá hoa cương cao gần bằng ngọn núi - cái mà tôi tưởng là tường thành Long Vĩ thực chất lại là vòng thành bên ngoài khu lăng mộ. Bức tường đó chạy vòng quanh đảo, xen lẫn với núi đá và có bốn cổng ẩn quay bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, tôi mới chỉ thấy một trong số bốn cánh cổng đó. Địa thế bên trong thì đã rõ là có hào nước trải dài như sông, sau nữa là khoảng đất trống như thung lũng được núi đá bao bọc, dưới hào nước có chín cửa án chặt vào vách hào do chín bức tượng thần thú trấn. Sau mỗi cổng thành đều có một dải hào nước như vậy. Kết cấu dưới mỗi hào nước cũng có chín cửa tương tự. Tổng cộng quanh đảo Long Vĩ là ba mươi sáu cửa bí mật dưới hào nước. Điểm đặc biệt là thứ tự các tượng thần thú ngồi trấn ở mỗi một dải hào nước lại khác nhau. Khi chọn được một cánh cửa 'đúng' trong chín cửa bí mật đó thì đi vào khu lăng mộ bằng hướng nào cũng được. Tôi đã đi vào Cửu Kỳ Môn Trận bằng cửa có tượng Bí Hí ngồi trấn tại cổng thành phía Tây hòn đảo. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao khi đó Linh Ảnh của Quận chúa lại đi ra khỏi mật đạo và ngồi chờ sẵn trên hào nước để phục kích tôi với Thái tử, bởi Quận chúa đã đi vào Cửu Kỳ Môn Trận bằng lối có cổng thành và dải hào nước khác. Vương tử và Dương Dương vào đây theo lối cổng thành phía Nam hòn đảo...
Những chuyện quỷ dị ở trong Cửu Kỳ Môn thì tôi đã trải qua rồi, Vương tử về phần này lại không nói quá chi tiết. Sau đó Vương tử dự đoán về kết cấu kiến trúc trong cùng là nơi đặt mộ phần - chính là địa điểm gã quái vật Tâm Nhân Ảnh canh giữ. Trước khi xảy ra giao chiến với gã Tâm Nhân Ảnh, Vương tử và Ngô Thông đã phát hiện ra hai nhà bia nằm ẩn mình sau khe núi cách đều bức tường thành khảm sành sứ không xa. Mỗi nhà bia có bốn đôi rồng đá tạc trên thành các bậc cấp quay về bốn hướng. Tường được khảm sứ rất kỳ công. Bao trùm toàn bộ phần mái nhà bia là tượng chim Lạc khổng lồ đậu - linh thú đặc trưng của tộc Giáng Long. Lối kiến trúc được bài trí kiểu này thường thấy ở các khu lăng mộ.
Vương tử giải thích rất ngắn gọn về giả thiết này của mình. Nếu chỉ loanh quanh ở bên ngoài; mật đạo tà khí, hốc núi ma quái, chín mộ yểm mà không vào tận địa phận của gã Tâm Nhân Ảnh thì sẽ không thể nào đoán ra được. Đến cả tôi cũng chỉ nghĩ trong này là lãnh địa của Tâm Nhân Ảnh mà thôi, chứ nào ngờ được lại là bí mật tày đình như thế. Lãnh địa hoang tàn, tự dưng có một bức tường thành được xây dựng công phu nhưng không có lối đi bị thiết đặt cơ quan hoặc phong ấn, Vương tử dám khẳng định đây không có kỳ môn. Xung quanh khu vực tường thành khảm sành sứ lại chẳng có gì khác, thực khó tránh khiến người ta phải đặt câu hỏi. Khi nhìn kết cấu và cách sắp đặt của bức tường thành có bốn cổng vòm cùng những bức bình phong khảm sành sứ Vương tử mới hiểu ra vấn đề. Nhất là bốn cặp tượng thần thú đá được khảm kín bằng sành sứ đứng chầu đăng đối dưới bốn bức bình phong: tê giác, ngựa, hổ, nghê. Cộng thêm sự xuất hiện của tượng chim Lạc đậu trên hai nhà bia...
Xâu chuỗi mọi sự việc, với nhiều đầu mối cơ sở, Vương tử mới kết luận nơi này là vòng trong khu lăng mộ hoàng thất của tộc Giáng Long. Nhưng, đây không phải là lăng mộ của Giáng Long Vương. Đây chỉ có thể là lăng mộ của các vị hoàng tử. Bức tường có bốn cổng vòm vững chãi như vậy, lại được bài trí kiên cố, điều đó khẳng định mộ phần của hoàng tử là ở đây. Nhưng xung quanh khu vực tường thành khảm đầy sành sứ lại không có gì khác, cũng không được thiết đặt bất kì cơ quan nào ngoài gã quái vật Tâm Nhân Ảnh. Vậy thì mộ phần hoàng tử tộc Giáng Long được cất giấu ở đâu?
Tôi gần như chết lặng khi nghe những chuyện quái quỷ đó. Tôi muôn phần kinh khiếp hơn khi thấy Anh Nhi nói về nó với vẻ mặt thản nhiên đáng sợ ấy.
Tam hoàng tử hoàn toàn chú tâm khi nghe Vương tử phân tích, theo nhận định của tôi thì sự im lặng này có nghĩa là đồng tình.
Vương tử lý giải tiếp về việc tại sao lại nói chúng tôi đang ở trong thông đạo và thông đạo được tạo ra như nào. Khi tôi vô tình phát hiện Thái tử bị giam giữ ở trong hốc mắt của gã quái vật tôi đã dùng Kiếm Tiên đâm vào mắt gã. Việc này đã mở ra thông đạo tối om, rồi tôi và Vương tử cũng bị cuốn vào trong này. Vậy là chúng tôi đang ở trong một thông đạo.
Thông đạo với loại bóng tối ma pháp này thường có trong mộ phần. Người xưa quan niệm trong không gian tĩnh mịch tuyệt đối như này linh hồn sẽ được thanh tịnh, rũ bỏ mọi vương vấn. Trong thông đạo lại xuất hiện Tam hoàng tử tộc Giáng Long với cơ thể xác sống. Vương tử nghi ngờ rằng đây chính là mộ phần đã bị cất giấu. Và mộ phần này là của Tam hoàng tử tộc Giáng Long.
Tam điện hạ không ậm ừ gì khi đối đáp với Vương tử chứng tỏ anh ta rất nghiêm túc với vấn đề này. Bị Vương tử đoán gần chính xác hết nên Hoàng Nhãn Long không muốn chối cãi. Anh ta cười nhạt, giọng điệu muôn phần thán phục:
“Ta chờ đợi cả ngàn năm mới có người mò được vào đây. Bí mật khủng khiếp như vậy mà cũng bị Vương tử Việt Quốc khám phá ra. Ta không khỏi thán phục kẻ tàn tật như ngươi. Nếu ngươi không phải phế nhân ta chắc rằng ngươi là kẻ nguy hiểm nhất Việt Quốc. Ngươi đủ sức quyết định sự tồn vong của cả Việt Quốc. Nhưng ngươi có nhầm đôi chút. Mộ phần này không phải là của ta, mà là của Đại hoàng tử tộc Giáng Long. Tam hoàng tử ta là Vệ Môn Thần cuối cùng trong Cửu Kỳ Môn Trận.”
Tôi nghe đến đây còn giật mình mà siết cổ Tam điện hạ một cái. Anh ta không bị tôi làm cho phân tâm vẫn tiếp tục nói với Anh Nhi. Có thể Hoàng Nhãn Long nghĩ tôi nghe được hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm. Suy cho cùng thì dù tôi có khả năng can thiệp sâu đến đâu cũng chỉ là kẻ ngoại đạo với nơi này, sẽ chẳng có gì thay đổi cả.
Vương tử không mấy ngạc nhiên, anh châm chọc:
“Tam điện hạ đùa chăng?”
Tam điện hạ giọng điệu còn mỉa mai hơn:
“Vương tử Việt Quốc gian manh vậy không tốt chút nào... Cái đầu nhạy bén cùng khả năng vượt trội của ngươi thực khiến Tam hoàng tử ta phải trân trọng và kính nể. Những chuyện ngươi biết đâu chỉ có thế phải không? Ngươi đã biết ít nhiều chuyện của tộc Giáng Long mấy trăm năm trước khi xem trộm ký ức của Vệ Môn Thần đội lốt Bí Hí khi còn ở mật đạo tà khí, ngươi còn dám đảo lộn kí ức của cô ta, tự ý sắp xếp mọi việc theo ý mình. Theo ta thấy ngươi làm vậy đâu được lợi ích gì? Ngươi còn mở đường cho Quận chúa Thu Sa làm loạn Cửu Kỳ Môn Trận, bức hại Thái tử, đi ngược với ý chỉ của Giáng Long Vương.”
Vương tử vẫn giữ giọng điệu thản nhiên đáng nguyền rủa đó:
“Ta không nghĩ mình tính sai bước nào cả... Chỉ riêng hành tung của Bảo Bình là nằm ngoài dự đoán của ta.”
Tôi không khỏi oán thán thốt lên:
“Anh nói gì vậy Anh Nhi, kể cả việc Thái tử bị tra tấn dã man như kia cũng không có nghĩa lý gì sao?”
Tiếc thay lời tôi nói không phải là thứ ngôn ngữ kì quặc kia nên chẳng có âm thanh nào thoát ra cả. Thấy tôi phản ứng, Tam điện hạ vỗ vỗ lên tay tôi như thể trấn an, ý nhắc nhở tôi hãy kiên nhẫn.
Tam điện hạ tiếp tục nói về bí mật kinh hoàng của tộc Giáng Long khi xưa.
Cách đây gần một nghìn năm, khi Giáng Long Vương dẹp loạn biên ải thì Việt Quốc vẫn chưa chính thức thiết lập. Việt Quốc thời bấy giờ vẫn có nhiều bộ tộc riêng lẻ, chưa thống nhất. Giáng Long Vương xưng Vương một cõi, trấn giữ vùng vịnh Bái Tử Long, hợp sức cùng các con tạo ra trận pháp Sơn Hải Giáng Long huyền thoại. Giáng Long Vương có ba người con trai. Nghi vấn Giáng Long Vương có chín người con là chín loài thần thú do thiên hạ tự mượn truyền thuyết để thần thánh hóa mà thôi. Năm đó Giáng Long Vương quyết định chọn Tam hoàng tử kế nhiệm ngôi Vương nhưng không được lòng Đại hoàng tử. Đại hoàng tử thông minh nhưng quỷ kế đa đoan, ra tay bạo tàn, từ lâu đã mưu đồ thâu tóm các tộc quy thuận dưới trướng mình, hòng bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ, thiết lập đế chế riêng. Việc này không được Giáng Long Vương chấp thuận. Biên ải vừa mới dẹp loạn, còn chưa kịp phục hồi, giờ xảy ra cuộc nội chiến giữa các hoàng tử, Giáng Long Vương rất lo ngại cho trận pháp trấn biên bị hóa giải, giặc tràn vào sâu lãnh thổ, chiến tranh loạn lạc sẽ chẳng biết bao giờ chấm dứt. Oái oăm thay trận pháp Sơn Hải Giáng Long không thể thiếu sức mạnh của Đại hoàng tử nếu y chết.
Suy nghĩ trăn trở bao đêm, Giáng Long Vương quyết định bắt giam Đại hoàng tử vĩnh viễn vào trong Cửu Kỳ Môn Trận, biệt phái các Vệ Môn Thần canh giữ cẩn mật và Tam hoàng tử là người gác cửa cuối cùng. Không một ai có thể hóa giải Cửu Kỳ Môn Trận để giải thoát Đại hoàng tử. Đồng thời Cửu Kỳ Môn Trận cũng là thỏi nam châm hút năng lượng bao gồm: dương khí (khí trời đất theo vị trí đắc địa), âm khí (khí sống của sinh vật) để duy trì trận pháp cả ngàn năm. Vì vậy, xét tổng thể, Cửu Kỳ Môn Trận bao gồm hai phần. Phần dương khí là cả hòn đảo linh khí nổi trên mặt biển. Phần âm khí là công trình bí ẩn dưới đáy biển, song song cùng hòn đảo. Cả hai phần khí này luôn tạo thế âm dương song hành, không cái nào được mạnh hơn cái nào, đây chính là thiên tài của Giáng Long Vương. Cho đến bây giờ, rất nhiều người đã tiến hành khai phá và xâm lăng Cửu Kỳ Môn Trận nhưng cũng chưa một ai có thể hóa giải được nó. Như Tam điện hạ ở đây cũng thừa nhận chính anh ta cũng không biết có bao nhiêu Vệ Môn Thần, có bao nhiêu bí mật chưa được khám phá và Trận pháp Cửu Kỳ Môn có thể hóa giải ra sao.
Tam điện hạ thở dài một hơi rồi hạ giọng kể tiếp. Dù Giáng Long Vương có thế nào thì cũng không muốn ra tay tàn nhẫn với con mình. Tiếc thay Đại hoàng tử lại không hiểu được nỗi lòng của mẹ, vì quá oán thán và ham mê quyền lực đã cấu kết với các bộ tộc khác, bí mật trong đêm gây binh biến, ám sát Giáng Long Vương, giết hại toàn bộ tộc Giáng Long - những người chống lại Đại hoàng tử. Ngay trong đêm đó Giáng Long Vương đã phải vội vã thi triển Cửu Kỳ Môn Trận, đau xót bắt giam Đại hoàng tử, đồng thời cũng phải đưa tiễn cả Tam hoàng tử cùng các Vệ Môn Thần. Sau đó Giáng Long Vương cùng Nhị hoàng tử đã phải chiến đấu suốt đêm giặc trong giặc ngoài, thương vong và mất mát bao nhiêu không ai biết được. Tung tích về Giáng Long Vương cùng tòa thành Long Vĩ bí ẩn từ đó chỉ còn trong truyền thuyết.
Bí mật của tộc Giáng Long tưởng như đã bị chôn vùi mãi mãi, không bao giờ được hậu thế biết đến cho đến hai mươi năm trước, Quốc Vương Phước Nhân – Quốc Vương Việt Quốc, Đông Thiên Vương – Vương tộc Tiên, Tây Sương Vương – Vương thành Tây Sương, Sa Đạ Vương – Vương vùng hang sâu nhất Việt Quốc thời trẻ là bốn người đầu tiên đột nhập thành công lên đảo. Nhưng bốn người họ đã làm gì và đã lấy những thứ gì khỏi Cửu Kỳ Môn Trận thì Tam hoàng tử không được rõ. Chỉ biết rằng sau khi bốn người bọn họ rời đảo thì linh khí của Tam hoàng tử tộc Giáng Long đã tụ lại hóa thành thanh kiếm thuộc sở hữu của Đông Thiên Vương, và chỉ hiện thân Hoàng Nhãn Long khi gặp được khí của Hỏa Kỳ Lân trên người Vương tử Anh Nhi, hoặc của Bảo Bình tôi.
Tam điện hạ còn nhấn mạnh vấn đề rằng Giáng Long Vương luôn muốn che dấu chuyện tộc mình đã xảy ra nội chiến. Bà đặt hết kỳ vọng vào Thái tử kế nhiệm sẽ là người hóa giải mọi thù oán để thống nhất Việt Quốc, mang lại thái bình cho toàn lãnh thổ. Trước đó Giáng Long Vương có nhắc đến Tứ Trụ. Thái tử có Tứ Trụ trong tay sẽ nắm chắc được giang sơn. Nhưng Tứ Trụ là cái gì thì bà không tiết lộ, bởi cuộc tranh giành nội tộc đã gây ra quá nhiều tổn thất rồi. Tam hoàng tử đặt nghi vấn rằng rất có thể bốn người năm xưa thoát khỏi Cửu Kì Môn Trận đã khám phá ra bí mật của Tứ Trụ. Sau khi Quốc Vương Phước Nhân đăng cơ đã thống nhất Việt Quốc. Nhưng sau đó thì Đông Thiên Vương lại biến mất một cách bí ẩn, Tây Sương Vương đã chết, Sa Đạ Vương ẩn náu trong hang sâu không ai biết tới, Quốc Vương nắm quyền chưa bao lâu cũng bị ám sát. Vậy là bí mật của Tứ Trụ lại bị chôn vùi mãi mãi.
Những chuyện bí ẩn chưa có lời giải này nghe thì tưởng chẳng có gì liên quan đến nhau; Tộc Giáng Long - Cửu Kỳ Môn Trận - Đại hoàng tử - Bốn vị cao nhân - Tứ Trụ. Nhưng nếu suy xét kĩ đến tận cùng gốc rễ thì lại thấy không tránh khỏi có liên quan.
Tam điện hạ nói đến đây chợt nhìn sang Vương tử, biểu tình rõ là chờ đợi, cứ như thể ám chỉ rằng Vương tử đã biết điều gì đó nhưng quyết giấu kín đến cùng. Toàn chuyện kinh thiên động địa, bí mật tày trời như vậy mà vẻ mặt Anh Nhi nãy giờ chẳng hề biến sắc một chút nào. Tôi như muốn phát điên mà không làm gì được, sau cùng bức bách quá liền lấy đà đạp Anh Nhi một cái. Vương tử khẽ à một tiếng như đã nhận ra sự có mặt của tôi ở đây. Nhưng chỉ thế thôi rồi lại im lặng. Tôi thực muốn bổ đầu Anh Nhi ra xem rốt cuộc trong đó chứa những gì.
Tam điện hạ chẳng rõ đang tâm trạng gì đành buông lơi:
“Ta biết ngươi đã tính toán cẩn trọng như vậy cũng là để chừa đường sống cho Thái tử và cô gái người trời này. Dù ta chẳng biết ngươi đang tính toán gì. Có điều, Anh Nhi à, ta sợ rằng dù ngươi có định làm gì thì cũng đã không kịp nữa rồi, khi thể trạng ngươi gần như suy tàn. Khí sống của ngươi đã cạn kiệt. Khí ta truyền cho ngươi hồi ở mật đạo tà khí cũng chỉ giúp ngươi cầm cự được nhiêu đó thôi... Nhưng ý chí của ngươi quả thực rất đáng nể...”
Tôi không biết phải phản ứng thế nào, tình huống quái quỷ này là sao chứ? Tam hoàng tử tộc Giáng Long – Tam điện hạ sao lại xuất hiện ở đây, trong bộ dạng nửa người nửa quỷ, lại thuộc địa phận Thái tử bị giam giữ? Anh ta trước thì xuất hiện ở dạng Vong Ảnh, giờ lại là xác sống lạnh ngắt biết đi, muốn dọa chết tôi sao? Khốn kiếp là tôi không thể hỏi được bất cứ điều gì khi ở trong thứ bóng tối ma thuật này. Tâm tư dồn nén như sắp nổ tung mà chỉ biết lặng thinh.
Vương tử ra hiệu cho tôi đi theo Hỏa Kỳ Lân, rồi anh quay lưng luôn mà không ngoảnh lại lấy một lần. Tôi sau cùng cũng đành miễn cưỡng bước theo. Đương nhiên tôi cũng không quên kéo cả Tam điện hạ đi cùng. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, chuyện đã đến nước này, tôi sẽ không bỏ sót bất cứ một sơ hở nào cả.
Tam điện hạ dường như cũng không có ý phản kháng, rất tự nguyện bước theo tôi. Sau đó lại thành anh ta cõng tôi chạy khi Hỏa Kỳ Lân tăng tốc.
Chúng tôi di chuyển trong bóng tối phải hơn hai tiếng, không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy gì. Chỉ biết bám sát nhau mà đi. Có điều tôi vẫn không dám đi quá gần Vương tử, lỡ tôi lại khiến anh đau đớn thì với sức lực hiện tại anh sẽ chẳng chịu đựng nổi. Vì vậy cứ mỗi khi Tam điện hạ tiến sát Hỏa Kỳ Lân tôi liền siết cổ anh ta mấy cái, kéo giật lọn tóc anh ta lại. Tam điện hạ rõ là rất khó chịu nhưng rồi cũng phải chịu làm ngựa cho tôi cưỡi và nghe theo ý của tôi. Người anh ta lạnh thật, cơ thể tôi cũng sắp đông cứng theo rồi. Nếu cứ tiếp tục di chuyển thế này tôi e là không chịu nổi mất. Nhưng sức tôi lại không theo kịp Hỏa Kỳ Lân...
Đến một quãng đột ngột Hỏa Kỳ Lân dừng lại, cứ như phát hiện ra điều gì đó, nó ngúc ngoắc cái đầu đầy bờm lửa liên tục. Vương tử lúc này mới quay lại nhìn tôi, rồi nhìn sang Tam hoàng tử Hoàng Nhãn Long nói:
“Tu ta tu ti tu ta tu ti?”
Tam điện hạ cũng không chần chừ trả lời: “Ta ta tu ti...”
Chuyện gì đây? Trong bóng tối này chẳng phải không tồn tại bất kì thứ âm thanh nào sao? Sao tôi lại nghe được họ nói thứ tiếng ngoại ngữ giống như Vệ Môn Thần, Mộc Trụ và gã người khói kia đã từng nói. Chẳng lẽ chỉ duy loại ngôn ngữ khó hiểu đó mới hóa giải được ma pháp ở trong này?
Hai người bọn họ tiếp tục nói thêm vài câu bằng ngôn ngữ đó, khẩu khí rất chân thực, không chút vòng vo.
Nghe tiếp mấy câu nữa thì tôi hiểu bập bõm được vài từ. Dần dần thì nghe hiểu được vài câu. Sau cùng thì hiểu tất cả. Đến cả tôi cũng chẳng biết thế này là thế quái nào cả, nhưng tôi không muốn làm gián đoạn cuộc nói chuyện của hai vị vương tôn quý tộc đây, bởi chuyện của họ đang bàn bạc vô cùng hệ trọng. Có thể ban nãy Tam điện hạ đã làm phép gì đó với tôi khiến tôi có thể hiểu được loại ngôn ngữ đặc biệt ấy.
Vương tử nói chúng tôi đang ở trong một thông đạo bí mật được thiết lập giữa kỳ môn và khu trung tâm lăng mộ. Vậy lăng mộ là ở đâu ra thì Vương tử có khẳng định trước đó rằng Cửu Kỳ Môn Trận kì thực là một khu lăng mộ với quy mô hoành tráng. Khi nghe câu này sắc mặt Tam điện hạ mươi phần kinh ngạc, tôi còn thấy anh ta khẽ giật mình.
Vương tử nhấn mạnh rằng; bức tường thành có bốn cổng vòm khảm đầy sành sứ là nhân tố quyết định giúp anh khẳng định được suy đoán của mình. Thoạt đầu nhìn vào Cửu Kỳ Môn Trận biến hóa khôn lường như vậy sẽ lầm tưởng rằng đây là chín cánh cửa bí mật thiết lập thành một trận địa bao quanh Long Vĩ Thành, nội bất xuất ngoại bất nhập, và được canh giữ bằng chín Vệ Môn Thần. Thực chất, chữ ‘Cửu’ trong Cửu Kỳ Môn Trận không có nghĩa là số chín, mà là ám chỉ sự vĩnh hằng. Những kỳ môn này dù có mở ra được cũng vẫn trường tồn theo thời gian.
Bức tường bằng đá hoa cương cao gần bằng ngọn núi - cái mà tôi tưởng là tường thành Long Vĩ thực chất lại là vòng thành bên ngoài khu lăng mộ. Bức tường đó chạy vòng quanh đảo, xen lẫn với núi đá và có bốn cổng ẩn quay bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, tôi mới chỉ thấy một trong số bốn cánh cổng đó. Địa thế bên trong thì đã rõ là có hào nước trải dài như sông, sau nữa là khoảng đất trống như thung lũng được núi đá bao bọc, dưới hào nước có chín cửa án chặt vào vách hào do chín bức tượng thần thú trấn. Sau mỗi cổng thành đều có một dải hào nước như vậy. Kết cấu dưới mỗi hào nước cũng có chín cửa tương tự. Tổng cộng quanh đảo Long Vĩ là ba mươi sáu cửa bí mật dưới hào nước. Điểm đặc biệt là thứ tự các tượng thần thú ngồi trấn ở mỗi một dải hào nước lại khác nhau. Khi chọn được một cánh cửa 'đúng' trong chín cửa bí mật đó thì đi vào khu lăng mộ bằng hướng nào cũng được. Tôi đã đi vào Cửu Kỳ Môn Trận bằng cửa có tượng Bí Hí ngồi trấn tại cổng thành phía Tây hòn đảo. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao khi đó Linh Ảnh của Quận chúa lại đi ra khỏi mật đạo và ngồi chờ sẵn trên hào nước để phục kích tôi với Thái tử, bởi Quận chúa đã đi vào Cửu Kỳ Môn Trận bằng lối có cổng thành và dải hào nước khác. Vương tử và Dương Dương vào đây theo lối cổng thành phía Nam hòn đảo...
Những chuyện quỷ dị ở trong Cửu Kỳ Môn thì tôi đã trải qua rồi, Vương tử về phần này lại không nói quá chi tiết. Sau đó Vương tử dự đoán về kết cấu kiến trúc trong cùng là nơi đặt mộ phần - chính là địa điểm gã quái vật Tâm Nhân Ảnh canh giữ. Trước khi xảy ra giao chiến với gã Tâm Nhân Ảnh, Vương tử và Ngô Thông đã phát hiện ra hai nhà bia nằm ẩn mình sau khe núi cách đều bức tường thành khảm sành sứ không xa. Mỗi nhà bia có bốn đôi rồng đá tạc trên thành các bậc cấp quay về bốn hướng. Tường được khảm sứ rất kỳ công. Bao trùm toàn bộ phần mái nhà bia là tượng chim Lạc khổng lồ đậu - linh thú đặc trưng của tộc Giáng Long. Lối kiến trúc được bài trí kiểu này thường thấy ở các khu lăng mộ.
Vương tử giải thích rất ngắn gọn về giả thiết này của mình. Nếu chỉ loanh quanh ở bên ngoài; mật đạo tà khí, hốc núi ma quái, chín mộ yểm mà không vào tận địa phận của gã Tâm Nhân Ảnh thì sẽ không thể nào đoán ra được. Đến cả tôi cũng chỉ nghĩ trong này là lãnh địa của Tâm Nhân Ảnh mà thôi, chứ nào ngờ được lại là bí mật tày đình như thế. Lãnh địa hoang tàn, tự dưng có một bức tường thành được xây dựng công phu nhưng không có lối đi bị thiết đặt cơ quan hoặc phong ấn, Vương tử dám khẳng định đây không có kỳ môn. Xung quanh khu vực tường thành khảm sành sứ lại chẳng có gì khác, thực khó tránh khiến người ta phải đặt câu hỏi. Khi nhìn kết cấu và cách sắp đặt của bức tường thành có bốn cổng vòm cùng những bức bình phong khảm sành sứ Vương tử mới hiểu ra vấn đề. Nhất là bốn cặp tượng thần thú đá được khảm kín bằng sành sứ đứng chầu đăng đối dưới bốn bức bình phong: tê giác, ngựa, hổ, nghê. Cộng thêm sự xuất hiện của tượng chim Lạc đậu trên hai nhà bia...
Xâu chuỗi mọi sự việc, với nhiều đầu mối cơ sở, Vương tử mới kết luận nơi này là vòng trong khu lăng mộ hoàng thất của tộc Giáng Long. Nhưng, đây không phải là lăng mộ của Giáng Long Vương. Đây chỉ có thể là lăng mộ của các vị hoàng tử. Bức tường có bốn cổng vòm vững chãi như vậy, lại được bài trí kiên cố, điều đó khẳng định mộ phần của hoàng tử là ở đây. Nhưng xung quanh khu vực tường thành khảm đầy sành sứ lại không có gì khác, cũng không được thiết đặt bất kì cơ quan nào ngoài gã quái vật Tâm Nhân Ảnh. Vậy thì mộ phần hoàng tử tộc Giáng Long được cất giấu ở đâu?
Tôi gần như chết lặng khi nghe những chuyện quái quỷ đó. Tôi muôn phần kinh khiếp hơn khi thấy Anh Nhi nói về nó với vẻ mặt thản nhiên đáng sợ ấy.
Tam hoàng tử hoàn toàn chú tâm khi nghe Vương tử phân tích, theo nhận định của tôi thì sự im lặng này có nghĩa là đồng tình.
Vương tử lý giải tiếp về việc tại sao lại nói chúng tôi đang ở trong thông đạo và thông đạo được tạo ra như nào. Khi tôi vô tình phát hiện Thái tử bị giam giữ ở trong hốc mắt của gã quái vật tôi đã dùng Kiếm Tiên đâm vào mắt gã. Việc này đã mở ra thông đạo tối om, rồi tôi và Vương tử cũng bị cuốn vào trong này. Vậy là chúng tôi đang ở trong một thông đạo.
Thông đạo với loại bóng tối ma pháp này thường có trong mộ phần. Người xưa quan niệm trong không gian tĩnh mịch tuyệt đối như này linh hồn sẽ được thanh tịnh, rũ bỏ mọi vương vấn. Trong thông đạo lại xuất hiện Tam hoàng tử tộc Giáng Long với cơ thể xác sống. Vương tử nghi ngờ rằng đây chính là mộ phần đã bị cất giấu. Và mộ phần này là của Tam hoàng tử tộc Giáng Long.
Tam điện hạ không ậm ừ gì khi đối đáp với Vương tử chứng tỏ anh ta rất nghiêm túc với vấn đề này. Bị Vương tử đoán gần chính xác hết nên Hoàng Nhãn Long không muốn chối cãi. Anh ta cười nhạt, giọng điệu muôn phần thán phục:
“Ta chờ đợi cả ngàn năm mới có người mò được vào đây. Bí mật khủng khiếp như vậy mà cũng bị Vương tử Việt Quốc khám phá ra. Ta không khỏi thán phục kẻ tàn tật như ngươi. Nếu ngươi không phải phế nhân ta chắc rằng ngươi là kẻ nguy hiểm nhất Việt Quốc. Ngươi đủ sức quyết định sự tồn vong của cả Việt Quốc. Nhưng ngươi có nhầm đôi chút. Mộ phần này không phải là của ta, mà là của Đại hoàng tử tộc Giáng Long. Tam hoàng tử ta là Vệ Môn Thần cuối cùng trong Cửu Kỳ Môn Trận.”
Tôi nghe đến đây còn giật mình mà siết cổ Tam điện hạ một cái. Anh ta không bị tôi làm cho phân tâm vẫn tiếp tục nói với Anh Nhi. Có thể Hoàng Nhãn Long nghĩ tôi nghe được hay không cũng chẳng ảnh hưởng gì lắm. Suy cho cùng thì dù tôi có khả năng can thiệp sâu đến đâu cũng chỉ là kẻ ngoại đạo với nơi này, sẽ chẳng có gì thay đổi cả.
Vương tử không mấy ngạc nhiên, anh châm chọc:
“Tam điện hạ đùa chăng?”
Tam điện hạ giọng điệu còn mỉa mai hơn:
“Vương tử Việt Quốc gian manh vậy không tốt chút nào... Cái đầu nhạy bén cùng khả năng vượt trội của ngươi thực khiến Tam hoàng tử ta phải trân trọng và kính nể. Những chuyện ngươi biết đâu chỉ có thế phải không? Ngươi đã biết ít nhiều chuyện của tộc Giáng Long mấy trăm năm trước khi xem trộm ký ức của Vệ Môn Thần đội lốt Bí Hí khi còn ở mật đạo tà khí, ngươi còn dám đảo lộn kí ức của cô ta, tự ý sắp xếp mọi việc theo ý mình. Theo ta thấy ngươi làm vậy đâu được lợi ích gì? Ngươi còn mở đường cho Quận chúa Thu Sa làm loạn Cửu Kỳ Môn Trận, bức hại Thái tử, đi ngược với ý chỉ của Giáng Long Vương.”
Vương tử vẫn giữ giọng điệu thản nhiên đáng nguyền rủa đó:
“Ta không nghĩ mình tính sai bước nào cả... Chỉ riêng hành tung của Bảo Bình là nằm ngoài dự đoán của ta.”
Tôi không khỏi oán thán thốt lên:
“Anh nói gì vậy Anh Nhi, kể cả việc Thái tử bị tra tấn dã man như kia cũng không có nghĩa lý gì sao?”
Tiếc thay lời tôi nói không phải là thứ ngôn ngữ kì quặc kia nên chẳng có âm thanh nào thoát ra cả. Thấy tôi phản ứng, Tam điện hạ vỗ vỗ lên tay tôi như thể trấn an, ý nhắc nhở tôi hãy kiên nhẫn.
Tam điện hạ tiếp tục nói về bí mật kinh hoàng của tộc Giáng Long khi xưa.
Cách đây gần một nghìn năm, khi Giáng Long Vương dẹp loạn biên ải thì Việt Quốc vẫn chưa chính thức thiết lập. Việt Quốc thời bấy giờ vẫn có nhiều bộ tộc riêng lẻ, chưa thống nhất. Giáng Long Vương xưng Vương một cõi, trấn giữ vùng vịnh Bái Tử Long, hợp sức cùng các con tạo ra trận pháp Sơn Hải Giáng Long huyền thoại. Giáng Long Vương có ba người con trai. Nghi vấn Giáng Long Vương có chín người con là chín loài thần thú do thiên hạ tự mượn truyền thuyết để thần thánh hóa mà thôi. Năm đó Giáng Long Vương quyết định chọn Tam hoàng tử kế nhiệm ngôi Vương nhưng không được lòng Đại hoàng tử. Đại hoàng tử thông minh nhưng quỷ kế đa đoan, ra tay bạo tàn, từ lâu đã mưu đồ thâu tóm các tộc quy thuận dưới trướng mình, hòng bành trướng thế lực, mở rộng lãnh thổ, thiết lập đế chế riêng. Việc này không được Giáng Long Vương chấp thuận. Biên ải vừa mới dẹp loạn, còn chưa kịp phục hồi, giờ xảy ra cuộc nội chiến giữa các hoàng tử, Giáng Long Vương rất lo ngại cho trận pháp trấn biên bị hóa giải, giặc tràn vào sâu lãnh thổ, chiến tranh loạn lạc sẽ chẳng biết bao giờ chấm dứt. Oái oăm thay trận pháp Sơn Hải Giáng Long không thể thiếu sức mạnh của Đại hoàng tử nếu y chết.
Suy nghĩ trăn trở bao đêm, Giáng Long Vương quyết định bắt giam Đại hoàng tử vĩnh viễn vào trong Cửu Kỳ Môn Trận, biệt phái các Vệ Môn Thần canh giữ cẩn mật và Tam hoàng tử là người gác cửa cuối cùng. Không một ai có thể hóa giải Cửu Kỳ Môn Trận để giải thoát Đại hoàng tử. Đồng thời Cửu Kỳ Môn Trận cũng là thỏi nam châm hút năng lượng bao gồm: dương khí (khí trời đất theo vị trí đắc địa), âm khí (khí sống của sinh vật) để duy trì trận pháp cả ngàn năm. Vì vậy, xét tổng thể, Cửu Kỳ Môn Trận bao gồm hai phần. Phần dương khí là cả hòn đảo linh khí nổi trên mặt biển. Phần âm khí là công trình bí ẩn dưới đáy biển, song song cùng hòn đảo. Cả hai phần khí này luôn tạo thế âm dương song hành, không cái nào được mạnh hơn cái nào, đây chính là thiên tài của Giáng Long Vương. Cho đến bây giờ, rất nhiều người đã tiến hành khai phá và xâm lăng Cửu Kỳ Môn Trận nhưng cũng chưa một ai có thể hóa giải được nó. Như Tam điện hạ ở đây cũng thừa nhận chính anh ta cũng không biết có bao nhiêu Vệ Môn Thần, có bao nhiêu bí mật chưa được khám phá và Trận pháp Cửu Kỳ Môn có thể hóa giải ra sao.
Tam điện hạ thở dài một hơi rồi hạ giọng kể tiếp. Dù Giáng Long Vương có thế nào thì cũng không muốn ra tay tàn nhẫn với con mình. Tiếc thay Đại hoàng tử lại không hiểu được nỗi lòng của mẹ, vì quá oán thán và ham mê quyền lực đã cấu kết với các bộ tộc khác, bí mật trong đêm gây binh biến, ám sát Giáng Long Vương, giết hại toàn bộ tộc Giáng Long - những người chống lại Đại hoàng tử. Ngay trong đêm đó Giáng Long Vương đã phải vội vã thi triển Cửu Kỳ Môn Trận, đau xót bắt giam Đại hoàng tử, đồng thời cũng phải đưa tiễn cả Tam hoàng tử cùng các Vệ Môn Thần. Sau đó Giáng Long Vương cùng Nhị hoàng tử đã phải chiến đấu suốt đêm giặc trong giặc ngoài, thương vong và mất mát bao nhiêu không ai biết được. Tung tích về Giáng Long Vương cùng tòa thành Long Vĩ bí ẩn từ đó chỉ còn trong truyền thuyết.
Bí mật của tộc Giáng Long tưởng như đã bị chôn vùi mãi mãi, không bao giờ được hậu thế biết đến cho đến hai mươi năm trước, Quốc Vương Phước Nhân – Quốc Vương Việt Quốc, Đông Thiên Vương – Vương tộc Tiên, Tây Sương Vương – Vương thành Tây Sương, Sa Đạ Vương – Vương vùng hang sâu nhất Việt Quốc thời trẻ là bốn người đầu tiên đột nhập thành công lên đảo. Nhưng bốn người họ đã làm gì và đã lấy những thứ gì khỏi Cửu Kỳ Môn Trận thì Tam hoàng tử không được rõ. Chỉ biết rằng sau khi bốn người bọn họ rời đảo thì linh khí của Tam hoàng tử tộc Giáng Long đã tụ lại hóa thành thanh kiếm thuộc sở hữu của Đông Thiên Vương, và chỉ hiện thân Hoàng Nhãn Long khi gặp được khí của Hỏa Kỳ Lân trên người Vương tử Anh Nhi, hoặc của Bảo Bình tôi.
Tam điện hạ còn nhấn mạnh vấn đề rằng Giáng Long Vương luôn muốn che dấu chuyện tộc mình đã xảy ra nội chiến. Bà đặt hết kỳ vọng vào Thái tử kế nhiệm sẽ là người hóa giải mọi thù oán để thống nhất Việt Quốc, mang lại thái bình cho toàn lãnh thổ. Trước đó Giáng Long Vương có nhắc đến Tứ Trụ. Thái tử có Tứ Trụ trong tay sẽ nắm chắc được giang sơn. Nhưng Tứ Trụ là cái gì thì bà không tiết lộ, bởi cuộc tranh giành nội tộc đã gây ra quá nhiều tổn thất rồi. Tam hoàng tử đặt nghi vấn rằng rất có thể bốn người năm xưa thoát khỏi Cửu Kì Môn Trận đã khám phá ra bí mật của Tứ Trụ. Sau khi Quốc Vương Phước Nhân đăng cơ đã thống nhất Việt Quốc. Nhưng sau đó thì Đông Thiên Vương lại biến mất một cách bí ẩn, Tây Sương Vương đã chết, Sa Đạ Vương ẩn náu trong hang sâu không ai biết tới, Quốc Vương nắm quyền chưa bao lâu cũng bị ám sát. Vậy là bí mật của Tứ Trụ lại bị chôn vùi mãi mãi.
Những chuyện bí ẩn chưa có lời giải này nghe thì tưởng chẳng có gì liên quan đến nhau; Tộc Giáng Long - Cửu Kỳ Môn Trận - Đại hoàng tử - Bốn vị cao nhân - Tứ Trụ. Nhưng nếu suy xét kĩ đến tận cùng gốc rễ thì lại thấy không tránh khỏi có liên quan.
Tam điện hạ nói đến đây chợt nhìn sang Vương tử, biểu tình rõ là chờ đợi, cứ như thể ám chỉ rằng Vương tử đã biết điều gì đó nhưng quyết giấu kín đến cùng. Toàn chuyện kinh thiên động địa, bí mật tày trời như vậy mà vẻ mặt Anh Nhi nãy giờ chẳng hề biến sắc một chút nào. Tôi như muốn phát điên mà không làm gì được, sau cùng bức bách quá liền lấy đà đạp Anh Nhi một cái. Vương tử khẽ à một tiếng như đã nhận ra sự có mặt của tôi ở đây. Nhưng chỉ thế thôi rồi lại im lặng. Tôi thực muốn bổ đầu Anh Nhi ra xem rốt cuộc trong đó chứa những gì.
Tam điện hạ chẳng rõ đang tâm trạng gì đành buông lơi:
“Ta biết ngươi đã tính toán cẩn trọng như vậy cũng là để chừa đường sống cho Thái tử và cô gái người trời này. Dù ta chẳng biết ngươi đang tính toán gì. Có điều, Anh Nhi à, ta sợ rằng dù ngươi có định làm gì thì cũng đã không kịp nữa rồi, khi thể trạng ngươi gần như suy tàn. Khí sống của ngươi đã cạn kiệt. Khí ta truyền cho ngươi hồi ở mật đạo tà khí cũng chỉ giúp ngươi cầm cự được nhiêu đó thôi... Nhưng ý chí của ngươi quả thực rất đáng nể...”
/102
|