Trưởng Tôn rốt cuộc không nhịn được khẽ hỏi, Tân Nguyệt dừng lại nghiêm túc trả lời:
- Phu quân thiếp nói du ngoạn cùng vui chơi thật ra cũng là một loại sinh hoạt, tự mình phải tham gia từ đầu đến cuối, thì khi hưởng thụ mới thấy vui vẻ vì công sức bỏ ra. Kỳ thực thiếp cũng cho du ngoạn của chúng ta giờ mới bắt đầu.
Trưởng Tôn mỉm cười tán đồng ý kiến, hoàng cung tịch mịch, nếu như không tự mình làm vài việc, thì sao có thể sống nổi qua ngày.
Một thuyền chích từ từ áp vào Công Chúa. Lúc này mặt trời cũng dần khuất núi, tranh tối tranh sáng chính là thời gian tốt để xuất phát, Đông Ngư vững vàng bánh lái, Trưởng Tôn, Tân Nguyệt, Lý Thái, Vân Diệp và cả Hứa Kính Tông một đám nai nịt gọn gàng, nữ thị vệ lưng đeo hai cây trường đao cũng nhẹ nhàng nhảy lên, đây là lần đầu tiên các nàng theo hoàng hậu dạ du nên rất tò mò, nhất là với hai ngọn đèn cực lớn phía mũi tàu.
Thuyền chậm rãi rời thủy trại, phía sau liền có 3 chiếc mông đồng lặng lẽ đi theo, Vân Diệp giả bộ không nhìn thấy, ngẩng đầu thưởng thức vầng trăng khuyết đã lên phía góc trời.
- Năm Kiến An 12 (Công nguyên 207), Tào Tháo bình định Hà Bắc, bắc chinh 3 quận Ô Hoàn, tiêu diệt tàn dư Viên thị. Tháng giêng năm Kiến An 13, Tào Tháo trở lại Nghiệp quận, tạo Huyền Vũ trì huấn luyện thuỷ quân chuẩn bị Nam chinh, thống nhất thiên hạ.
Tháng 7 năm Kiến An 13, Tào Tháo lĩnh hơn mười vạn đại quân Nam chinh Lưu Biểu, tháng 8 Lưu Biểu bệnh chết, tháng 9 Tào Tháo đến Tân Dã, Lưu Tông đầu hàng, Tào Tháo không đánh mà thắng được Kinh Châu.
Lưu Bị thua chạy đến dốc Trường Bản, bị Tào Tháo phái kỵ binh tinh nhuệ đuổi theo, chủ lực Lưu Bị bị tiêu diệt. Lưu Bị may mắn chạy trốn tới Hạ Khẩu, hội hợp cùng Quan Vũ, Lưu Kỳ.
Cùng lúc đó, sứ giả Lỗ Túc của Tôn Quyền liên lạc được với Lưu Bị, Lưu Bị phái Gia Cát Lượng làm sứ tới Tôn Ngô, chuẩn bị liên hợp kháng Tào. Gia Cát Lượng dùng thủ đoạn ngoại giao cao minh thành công ký kết liên minh Tôn Lưu, liên hợp kháng Tào.
Tôn Quyền phái đô đốc Chu Du chỉ huy 3 vạn Ngô quân tinh nhuệ, nghênh chiến Tào Tháo ở Ô Lâm, Xích Bích. Tháng 12 năm Kiến An 13, Chu Du trước bảy trận bại Tào quân, sau đó hỏa công Ô Lâm, Tào Tháo thua chạy trối chết, dẫn quân về bắc, để mất cơ hội tốt thống nhất thiên hạ, thực sự là đáng tiếc.
Thuyền chưa tới Xích Bích, Hứa Kính Tông nhìn mặt sông bát ngát đã vô cùng cảm khái, không hổ miệng lưỡi lợi hại, chỉ mấy câu đã nói rõ ràng một đoạn lịch sử, than tiếc sau cùng cũng không biết là cho Tào Tháo hay cho chính bản thân hắn. Theo lời Vân Diệp nói với Hứa Kính Tông, điều y hứng thú nhất chính là phần mộ Tào Tháo ở đâu, nếu có cơ hội có thể đi trộm mộ thì thật hay, về phần bình luận nhân vật Hứa Kính Tông chẳng hứng thú gì, loại chuyện này thỉnh thoảng đắc tội với người, nói không chừng vị đại lão kia cùng với nhân vật lịch sử lại có dây mơ rễ má gì thì toi, chuyện lợi bất cập hại như vậy hắn chưa bao giờ làm.
Mỹ cảnh mờ mờ khiến mọi người càng thêm say sưa nghe giọng nam trung trầm ấm của Hứa Kính Tông kể chuyện, tất cả mọi người im lặng, Trưởng Tôn dựa trên gối gấm, Tân Nguyệt phía dưới đấm chân cho nàng. Ba nam nhân cách một bình phong đều tự nâng chén nghĩ tâm sự của mình.
Trên trời trăng non như câu, trên đất loạn sơn như rồng, một mạch nước sông cuồn cuộn, người ngồi ngoài sáng, cây gần núi xa ẩn trong bóng tối, chẳng cần tự thân kịch chiến cũng có cảm giác như người trong cuộc. Nghĩ lại trường khổ chiến 400 năm trước, một trận hỏa hoạn đốt hùng tâm vạn trượng của Tào Tháo thành tro bụi. Từ đó về sau, Tào Ngụy không còn lực nam chinh, chỉ lợi cho Tôn, Lưu, đất đai Cửu Châu bị chia cắt thành tam quốc.
Dân số cũng giảm từ 5000 vạn thời Hán mạt xuống hơn 700 vạn, Vân Diệp không khỏi vỗ sàn thuyền nói:
- Trước ngựa treo đầu người, sau xe chở phụ nữ. Xương trắng phơi đồng hoang, ngàn dặm không gà gáy. Trăm người còn sót một, nghe mà đứt ruột gan. Tào Tháo đáng chết, Chu Du đáng chết, Gia Cát thôn phu cũng đáng chết.
- Giải thích thế nào?
Thanh âm Trưởng Tôn khẽ truyền tới:
- Tào Tháo cưỡng ép thiên tử có thể đáng chết, Chu Du thiếu niên oai hùng chẳng lẽ không khiến các ngươi vui mừng sao? Như thế nào lại đáng chết?
Vân Diệp uống cạn ly rượu, nói:
- Tào Tháo không nên thua trận, Chu Du không nên thắng trận, cuối cùng khiến cho Lưu Bị có cơ hội không đáng có, kết quả làm chết mấy triệu bách tính, cho nên đều đáng chết.
Hứa Kính Tông yên lặng ra ngoài, Lý Thái nằm thẳng cẳng trên sàn, nói:
- Chuyện cũ như nước chảy về đông, không ai có thể thay đổi được, nếu là Tào Ngụy được thiên hạ thì nhà chúng ta làm sao?
Hỏng bét, thế nào quên Lý gia chính là một trong Ngũ hồ chứ, quả nhiên thanh âm Trưởng Tôn lại nhẹ truyền tới:
- Miệng không có rọ xem ra lại vênh váo rồi, mình ăn được mấy miếng cơm còn quên.
- Không có, ta chỉ thương tiếc Giang Đông nhị kiều, Ngụy Vũ một đời nhân kiệt lại vô duyên tương kiến, thật là đáng tiếc. Uổng công xây Đồng Tước đài, thật là Gió Đông không giúp Chu Lang, khóa xuân Đồng Tước đã giam hai Kiều.
- Xấu xa.
Trưởng Tôn không nhịn được lật người dậy:
- Ngươi đã có tâm tư thơ thì làm đi, Thanh Tước cũng là tài cao, thị lang cũng là học giả uyên thâm có tài văn chương, bổn cung rửa tai lắng nghe.
- Cái này có gì khó, ngươi thương tiếc Tào Tháo, ta liền làm một bài bác bỏ hắn cho ngươi nghe. Trước trướng đập bàn quyết đại kế, Xích Bích hỏa thuyền thiêu chiến kỳ, nếu như Tào Man trung Hán thất, Chu lang đâu dám phá vương sư.
Hứa Kính Tông vỗ tay thở dài:
- Điện hạ quả nhiên tài cao, nếu như Tào Man trung Hán thất, Chu lang đâu dám phá vương sư. Hai câu này đã nói rõ căn nguyên thịnh suy, cổ nhân nói danh bất chính thì ngôn bất thuận, Tào A Man ép thiên tử lệnh chư hầu không được lòng thiên hạ, tướng sĩ đương nhiên sẽ không hết sức khổ chiến, Chu Du được thiên thời địa lợi nhân hoà sao lại không thắng, thật là thơ hay.
Trưởng Tôn cũng lên tiếng khen ngợi, chỉ thiếu nước ôm nhi tử vào lòng hôn vài cái, mấy nữ thị vệ cũng ầm ĩ cả lên, thái độ a dua của Hứa Kính Tông khiến người ta phát ói, một bài phá thơ tam biển tứ bất viên lại có thể khiến đồng cảm, thật là quái dị.
Hứa Kính Tông thấy bầu không khí đã sôi nổi, cũng phe phẩy chiết phiến làm bốn câu:
- Trên bờ Xích Bích ngắm đại giang, Chu Du nơi đây phá Tào công, ông trời đã định ba phần thế, thật tiếc gian hùng không tự lượng.
Trưởng Tôn nghe Hứa Kính Tông so Tào Tháo với gian hùng thì hài lòng, cả bài thơ rất phù hợp với chính khí huy hoàng, liền sai người chép lại, còn tán dương Hứa Kính Tông một trận.
- Vân Diệp, đến phiên ngươi, làm một bài thơ cho hay, tâm tình bổn cung hôm nay rất tốt, nếu ngươi dám phá hỏng thì liệu hồn.
Vân Diệp như không nghe thấy Trưởng Tôn đe dọa, không cần làm thơ như hai người kia, nhưng Nhị kiều thì phải nói thêm chút nữa. Đỗ Mục làm một bài không tệ, cứ lấy ra dùng cũng được. Lúc xẩm tối hôm nay Đông Ngư đã tìm cho y một đầu thương gỉ mò được dưới sông, cho rằng Hầu gia muốn làm kỉ niệm, nào biết hầu gia là vì làm thơ mà chuẩn bị. Đỗ Mục khi làm bài thơ này cũng lượm một đầu thương, mình không thể không chiếm, nếu không có cảnh thì thơ từ đâu ra? Vân Diệp lấy ra đầu thương gỉ, lấy giẻ lau lau, há mồm đọc:
- Giáo chìm, sắt vẫn còn trơ, rửa xem nhận biết triều xưa rõ ràng. Gió Đông không giúp Chu Lang, khóa xuân Đồng Tước đã giam hai Kiều.
- Ngươi vẫn còn mê luyến nhị kiều không dứt được phải không? Ngươi xem đi, Tân Nguyệt, Na Nhật Mộ, Linh Đang, có người nào không thể so với nhị kiều, sao ngươi còn không thỏa mãn? Bảo sao không có tiền đồ, bổn cung không tin nhị kiều xinh đẹp đến vậy, tước vị Ngô hầu Tôn Sách cũng chỉ ngang với ngươi, có thể có được dạng mỹ nhân gì? Đúng là không có tiền đồ.
Vân Diệp vừa định cãi thì phía xa truyền tới tiếng trống chiêng, một chiếc cự hạm đèn đuốc sáng trưng từ chỗ khúc quanh lái tới, bóng người trên tàu đông đúc, tiếng hét phẫn nộ, tiếng mắng chửi, tiếng binh khí va chạm, tiếng thét chói tai của cung nhân loạn thành một mảnh. Kỳ nhất là còn tiếng ngựa hí, mủi thuyền có một đại hán đang gõ đồng la rung trời, chẳng phải Trình Giảo Kim thì là ai?
Trưởng Tôn đau đầu lấy tay day huyệt Thái dương, tiệc rượu hoàng đế chính là dạng này, nàng thấy cũng đã nhiều. Đều nói tiệc rượu hoàng gia phải trang nghiêm, lễ tiết, nhưng chỉ cần có đám võ tướng kia có mặt, tiệc rượu nói chung sẽ biến thành dạng này, mà người khởi xướng không phải ai khác, chính là hoàng đế phu quân của nàng, hắn cho rằng vậy mới tỏ ra thân tình như một nhà với võ tướng, đây chính là di chứng cả đời dẫn binh để lại.
Đang định mệnh Đông Ngư chạy xa thì đã nghe tiếng hoàng đế oang oang:
- Hoàng hậu sao lại đến đây, trẫm đã du lãm xong, lòng rất vui vẻ, nàng chờ một chút, trẫm tới đây.
Tối nay hoàng đế cũng chỉ mặc trường bào đỏ sậm, vạt áo còn vắt ở đai lưng, vừa rồi không biết là đọ sức cùng ai, Lý Nhị tự xưng là danh gia khiêu vũ, cao thủ đấu sức. Lần trước Vân Diệp cùng Nhan Chi Thôi nói nhăng cuội bị Lý Nhị nghe được, liền lấy đó làm của mình, cho nên trong tiệc rượu cũng như trong ca vũ, cứ vui lên là hát: Sang bên này, bên kia đi, lại uống kim tôn tửu, sang bên này, bên kia đi, chẳng qua là tìm hoa thôi. Dâm từ và lời lẽ nhàm chán từ lần Vân Diệp uống say hát liền biến thành của hắn.
- Phu quân thiếp nói du ngoạn cùng vui chơi thật ra cũng là một loại sinh hoạt, tự mình phải tham gia từ đầu đến cuối, thì khi hưởng thụ mới thấy vui vẻ vì công sức bỏ ra. Kỳ thực thiếp cũng cho du ngoạn của chúng ta giờ mới bắt đầu.
Trưởng Tôn mỉm cười tán đồng ý kiến, hoàng cung tịch mịch, nếu như không tự mình làm vài việc, thì sao có thể sống nổi qua ngày.
Một thuyền chích từ từ áp vào Công Chúa. Lúc này mặt trời cũng dần khuất núi, tranh tối tranh sáng chính là thời gian tốt để xuất phát, Đông Ngư vững vàng bánh lái, Trưởng Tôn, Tân Nguyệt, Lý Thái, Vân Diệp và cả Hứa Kính Tông một đám nai nịt gọn gàng, nữ thị vệ lưng đeo hai cây trường đao cũng nhẹ nhàng nhảy lên, đây là lần đầu tiên các nàng theo hoàng hậu dạ du nên rất tò mò, nhất là với hai ngọn đèn cực lớn phía mũi tàu.
Thuyền chậm rãi rời thủy trại, phía sau liền có 3 chiếc mông đồng lặng lẽ đi theo, Vân Diệp giả bộ không nhìn thấy, ngẩng đầu thưởng thức vầng trăng khuyết đã lên phía góc trời.
- Năm Kiến An 12 (Công nguyên 207), Tào Tháo bình định Hà Bắc, bắc chinh 3 quận Ô Hoàn, tiêu diệt tàn dư Viên thị. Tháng giêng năm Kiến An 13, Tào Tháo trở lại Nghiệp quận, tạo Huyền Vũ trì huấn luyện thuỷ quân chuẩn bị Nam chinh, thống nhất thiên hạ.
Tháng 7 năm Kiến An 13, Tào Tháo lĩnh hơn mười vạn đại quân Nam chinh Lưu Biểu, tháng 8 Lưu Biểu bệnh chết, tháng 9 Tào Tháo đến Tân Dã, Lưu Tông đầu hàng, Tào Tháo không đánh mà thắng được Kinh Châu.
Lưu Bị thua chạy đến dốc Trường Bản, bị Tào Tháo phái kỵ binh tinh nhuệ đuổi theo, chủ lực Lưu Bị bị tiêu diệt. Lưu Bị may mắn chạy trốn tới Hạ Khẩu, hội hợp cùng Quan Vũ, Lưu Kỳ.
Cùng lúc đó, sứ giả Lỗ Túc của Tôn Quyền liên lạc được với Lưu Bị, Lưu Bị phái Gia Cát Lượng làm sứ tới Tôn Ngô, chuẩn bị liên hợp kháng Tào. Gia Cát Lượng dùng thủ đoạn ngoại giao cao minh thành công ký kết liên minh Tôn Lưu, liên hợp kháng Tào.
Tôn Quyền phái đô đốc Chu Du chỉ huy 3 vạn Ngô quân tinh nhuệ, nghênh chiến Tào Tháo ở Ô Lâm, Xích Bích. Tháng 12 năm Kiến An 13, Chu Du trước bảy trận bại Tào quân, sau đó hỏa công Ô Lâm, Tào Tháo thua chạy trối chết, dẫn quân về bắc, để mất cơ hội tốt thống nhất thiên hạ, thực sự là đáng tiếc.
Thuyền chưa tới Xích Bích, Hứa Kính Tông nhìn mặt sông bát ngát đã vô cùng cảm khái, không hổ miệng lưỡi lợi hại, chỉ mấy câu đã nói rõ ràng một đoạn lịch sử, than tiếc sau cùng cũng không biết là cho Tào Tháo hay cho chính bản thân hắn. Theo lời Vân Diệp nói với Hứa Kính Tông, điều y hứng thú nhất chính là phần mộ Tào Tháo ở đâu, nếu có cơ hội có thể đi trộm mộ thì thật hay, về phần bình luận nhân vật Hứa Kính Tông chẳng hứng thú gì, loại chuyện này thỉnh thoảng đắc tội với người, nói không chừng vị đại lão kia cùng với nhân vật lịch sử lại có dây mơ rễ má gì thì toi, chuyện lợi bất cập hại như vậy hắn chưa bao giờ làm.
Mỹ cảnh mờ mờ khiến mọi người càng thêm say sưa nghe giọng nam trung trầm ấm của Hứa Kính Tông kể chuyện, tất cả mọi người im lặng, Trưởng Tôn dựa trên gối gấm, Tân Nguyệt phía dưới đấm chân cho nàng. Ba nam nhân cách một bình phong đều tự nâng chén nghĩ tâm sự của mình.
Trên trời trăng non như câu, trên đất loạn sơn như rồng, một mạch nước sông cuồn cuộn, người ngồi ngoài sáng, cây gần núi xa ẩn trong bóng tối, chẳng cần tự thân kịch chiến cũng có cảm giác như người trong cuộc. Nghĩ lại trường khổ chiến 400 năm trước, một trận hỏa hoạn đốt hùng tâm vạn trượng của Tào Tháo thành tro bụi. Từ đó về sau, Tào Ngụy không còn lực nam chinh, chỉ lợi cho Tôn, Lưu, đất đai Cửu Châu bị chia cắt thành tam quốc.
Dân số cũng giảm từ 5000 vạn thời Hán mạt xuống hơn 700 vạn, Vân Diệp không khỏi vỗ sàn thuyền nói:
- Trước ngựa treo đầu người, sau xe chở phụ nữ. Xương trắng phơi đồng hoang, ngàn dặm không gà gáy. Trăm người còn sót một, nghe mà đứt ruột gan. Tào Tháo đáng chết, Chu Du đáng chết, Gia Cát thôn phu cũng đáng chết.
- Giải thích thế nào?
Thanh âm Trưởng Tôn khẽ truyền tới:
- Tào Tháo cưỡng ép thiên tử có thể đáng chết, Chu Du thiếu niên oai hùng chẳng lẽ không khiến các ngươi vui mừng sao? Như thế nào lại đáng chết?
Vân Diệp uống cạn ly rượu, nói:
- Tào Tháo không nên thua trận, Chu Du không nên thắng trận, cuối cùng khiến cho Lưu Bị có cơ hội không đáng có, kết quả làm chết mấy triệu bách tính, cho nên đều đáng chết.
Hứa Kính Tông yên lặng ra ngoài, Lý Thái nằm thẳng cẳng trên sàn, nói:
- Chuyện cũ như nước chảy về đông, không ai có thể thay đổi được, nếu là Tào Ngụy được thiên hạ thì nhà chúng ta làm sao?
Hỏng bét, thế nào quên Lý gia chính là một trong Ngũ hồ chứ, quả nhiên thanh âm Trưởng Tôn lại nhẹ truyền tới:
- Miệng không có rọ xem ra lại vênh váo rồi, mình ăn được mấy miếng cơm còn quên.
- Không có, ta chỉ thương tiếc Giang Đông nhị kiều, Ngụy Vũ một đời nhân kiệt lại vô duyên tương kiến, thật là đáng tiếc. Uổng công xây Đồng Tước đài, thật là Gió Đông không giúp Chu Lang, khóa xuân Đồng Tước đã giam hai Kiều.
- Xấu xa.
Trưởng Tôn không nhịn được lật người dậy:
- Ngươi đã có tâm tư thơ thì làm đi, Thanh Tước cũng là tài cao, thị lang cũng là học giả uyên thâm có tài văn chương, bổn cung rửa tai lắng nghe.
- Cái này có gì khó, ngươi thương tiếc Tào Tháo, ta liền làm một bài bác bỏ hắn cho ngươi nghe. Trước trướng đập bàn quyết đại kế, Xích Bích hỏa thuyền thiêu chiến kỳ, nếu như Tào Man trung Hán thất, Chu lang đâu dám phá vương sư.
Hứa Kính Tông vỗ tay thở dài:
- Điện hạ quả nhiên tài cao, nếu như Tào Man trung Hán thất, Chu lang đâu dám phá vương sư. Hai câu này đã nói rõ căn nguyên thịnh suy, cổ nhân nói danh bất chính thì ngôn bất thuận, Tào A Man ép thiên tử lệnh chư hầu không được lòng thiên hạ, tướng sĩ đương nhiên sẽ không hết sức khổ chiến, Chu Du được thiên thời địa lợi nhân hoà sao lại không thắng, thật là thơ hay.
Trưởng Tôn cũng lên tiếng khen ngợi, chỉ thiếu nước ôm nhi tử vào lòng hôn vài cái, mấy nữ thị vệ cũng ầm ĩ cả lên, thái độ a dua của Hứa Kính Tông khiến người ta phát ói, một bài phá thơ tam biển tứ bất viên lại có thể khiến đồng cảm, thật là quái dị.
Hứa Kính Tông thấy bầu không khí đã sôi nổi, cũng phe phẩy chiết phiến làm bốn câu:
- Trên bờ Xích Bích ngắm đại giang, Chu Du nơi đây phá Tào công, ông trời đã định ba phần thế, thật tiếc gian hùng không tự lượng.
Trưởng Tôn nghe Hứa Kính Tông so Tào Tháo với gian hùng thì hài lòng, cả bài thơ rất phù hợp với chính khí huy hoàng, liền sai người chép lại, còn tán dương Hứa Kính Tông một trận.
- Vân Diệp, đến phiên ngươi, làm một bài thơ cho hay, tâm tình bổn cung hôm nay rất tốt, nếu ngươi dám phá hỏng thì liệu hồn.
Vân Diệp như không nghe thấy Trưởng Tôn đe dọa, không cần làm thơ như hai người kia, nhưng Nhị kiều thì phải nói thêm chút nữa. Đỗ Mục làm một bài không tệ, cứ lấy ra dùng cũng được. Lúc xẩm tối hôm nay Đông Ngư đã tìm cho y một đầu thương gỉ mò được dưới sông, cho rằng Hầu gia muốn làm kỉ niệm, nào biết hầu gia là vì làm thơ mà chuẩn bị. Đỗ Mục khi làm bài thơ này cũng lượm một đầu thương, mình không thể không chiếm, nếu không có cảnh thì thơ từ đâu ra? Vân Diệp lấy ra đầu thương gỉ, lấy giẻ lau lau, há mồm đọc:
- Giáo chìm, sắt vẫn còn trơ, rửa xem nhận biết triều xưa rõ ràng. Gió Đông không giúp Chu Lang, khóa xuân Đồng Tước đã giam hai Kiều.
- Ngươi vẫn còn mê luyến nhị kiều không dứt được phải không? Ngươi xem đi, Tân Nguyệt, Na Nhật Mộ, Linh Đang, có người nào không thể so với nhị kiều, sao ngươi còn không thỏa mãn? Bảo sao không có tiền đồ, bổn cung không tin nhị kiều xinh đẹp đến vậy, tước vị Ngô hầu Tôn Sách cũng chỉ ngang với ngươi, có thể có được dạng mỹ nhân gì? Đúng là không có tiền đồ.
Vân Diệp vừa định cãi thì phía xa truyền tới tiếng trống chiêng, một chiếc cự hạm đèn đuốc sáng trưng từ chỗ khúc quanh lái tới, bóng người trên tàu đông đúc, tiếng hét phẫn nộ, tiếng mắng chửi, tiếng binh khí va chạm, tiếng thét chói tai của cung nhân loạn thành một mảnh. Kỳ nhất là còn tiếng ngựa hí, mủi thuyền có một đại hán đang gõ đồng la rung trời, chẳng phải Trình Giảo Kim thì là ai?
Trưởng Tôn đau đầu lấy tay day huyệt Thái dương, tiệc rượu hoàng đế chính là dạng này, nàng thấy cũng đã nhiều. Đều nói tiệc rượu hoàng gia phải trang nghiêm, lễ tiết, nhưng chỉ cần có đám võ tướng kia có mặt, tiệc rượu nói chung sẽ biến thành dạng này, mà người khởi xướng không phải ai khác, chính là hoàng đế phu quân của nàng, hắn cho rằng vậy mới tỏ ra thân tình như một nhà với võ tướng, đây chính là di chứng cả đời dẫn binh để lại.
Đang định mệnh Đông Ngư chạy xa thì đã nghe tiếng hoàng đế oang oang:
- Hoàng hậu sao lại đến đây, trẫm đã du lãm xong, lòng rất vui vẻ, nàng chờ một chút, trẫm tới đây.
Tối nay hoàng đế cũng chỉ mặc trường bào đỏ sậm, vạt áo còn vắt ở đai lưng, vừa rồi không biết là đọ sức cùng ai, Lý Nhị tự xưng là danh gia khiêu vũ, cao thủ đấu sức. Lần trước Vân Diệp cùng Nhan Chi Thôi nói nhăng cuội bị Lý Nhị nghe được, liền lấy đó làm của mình, cho nên trong tiệc rượu cũng như trong ca vũ, cứ vui lên là hát: Sang bên này, bên kia đi, lại uống kim tôn tửu, sang bên này, bên kia đi, chẳng qua là tìm hoa thôi. Dâm từ và lời lẽ nhàm chán từ lần Vân Diệp uống say hát liền biến thành của hắn.
/1414
|