Hứa Kính Tông cuối cùng đã nhận ra một mình đấu đá là không thể tồn tại trong giới huân quý, cho nên hắn bắt đầu tìm kiếm bằng hữu, Tiết Tử Hoài là một cơ hội tốt, chỉ cần thu nó làm môn hạ, huynh đệ Tiết Vạn Triệt, Tiết Vạn Nhận sẽ thành đồng minh của mình, còn về Đơn Dương công chúa, Hứa Kính Tông không cho rằng một nữ nhân dâm dục nóng tính sẽ thành trở ngại của mình.
Phàm là người có chút nhãn quang đều nhìn ra thời đại mới đã tới, người hòa được vào làn sóng lịch sử sẽ như cá gặp nước, không theo kịp thời đại sẽ bị gạt bên lề, tư tưởng cũ và làn sóng mới sẽ va chạm với nhau, Vân Diệp cho rằng răng nanh của thời đại mới đã nhe ra cắn vào yết hầu quá khứ.
Lý Nhị và Trường Tôn thị vẫn dạo quanh đường lớn ngõ nhỏ ở Nhạc Châu, đôi khi còn xuất hiện trong nông điền ngoại ô, bọn họ không che dấu thân phận của mình, mà kết bạn với Tiền Thăng, Hàn Thành xem xem tân thành.
Năm xưa nơi Vân Diệp tùy tiện ném mạ đã biến thành một cái miếu nhỏ, tấm bia vẫn còn, lời mỉa mai không thay đổi, chỉ có điều phía dưới tấm bia thêm vào một câu :" Cuối năm ruộng nơi này được mùa thêm một thành!"
Trong miếu có tượng của Vân Diệp, chẳng biết ai khắc, là dáng vẻ lười biếng đang cầm nắm mạ ném bừa vào ruộng.
- Quấy phá cũng được bách tính tự động làm tượng cho y, trẫm không còn gì để nói.
Lý Nhị vào miếu vỗ đầu bức tượng cảm khái vô cùng, tên này may mắn thật hay là trong cõi u minh đúng là có thần thánh phù hộ.
- Nương nương không biết, khi đó Vân hầu mũ áo là lượt đi làm ruộng, vi thần thấy không ổn, chẳng qua vì nghĩ y là quý nhân có tâm tư làm ruộng là hiếm có lắm rồi, ai ngờ cách làm ruộng của y là cầm mạ ném tứ tung. Nương nương không thấy ruộng khác mạ cắm chỉnh tề, chỉ mảnh ruộng Vân hầu là lộn xộn.
- Thần cho rằng y nghịch ngợm, lấy chuyện đại sự ra chơi đùa, giận vô cùng, định từ quan về quê dạy học, ai ngờ ruộng người khác khổ công vất vả lại không phát triển tốt bằng y ném lung tung. Vì thế thu lại sớ từ chức, đợi mùa thu xem sao, kết quả nương nương thấy rồi, vi thần phải tự vả miệng, khắc thêm mấy chữ cuối cùng trên bia.
Trường Tôn thị không lạ gì chuyện thần kỳ của Vân Diệp nữa, nhìn ruộng sắp thu hoạch, hỏi:
- Bản cung thấy lúa trong ruộng vẫn trồng chỉnh tề, Vân Diệp tùy tiện ném mạ có thể thêm một thành lương thực, vì sao bách tính không học theo?
Tiền Thăng cười khổ:
- Nương nương, bách tính cả năm chỉ trông vào thu hoạch trong ruộng mà sống, ai dám lấy mạ ném lung tung, chuyện này xưa nay chưa từng có, Vân hầu thành công, bách tính cho rằng có tổ tông phù hộ, mình là phẩn cỏ rác không có phúc đó, nên vẫn làm theo cách cũ.
Trường Tôn thị thở dài nhìn Lý Nhị một cái rồi tiếp tục đi tới. Lý Nhị quan sát núi xanh xung quanh, lại hỏi:
- Nơi này ba mặt là núi, một mặt gần nước, đầm lầy khắp nơi, muỗi hoành hành, vì sao ít thấy dã thú? Trước kia trẫm nghe nói trong Vân Mộng trạch giao long bạo ngược, trên núi hổ báo thành bầy, nay quân thần chúng ta đi cả ngày sao cả thú nhỏ như hồ ly cũng khó thấy?
Hàn Thành khom người đáp:
- Bẩm bệ hạ, hiện thần chỉ than giao long quá ít, hố báo khó tìm.
- Hả? Vì sao, giao long và hổ báo đều là thứ gây hại, sao khanh lại cảm khái như thế?
Lý Nhị biết bên trong nhất định có nguyên do, không tùy tiện ra kết luận, chuyện hôm qua vẫn không quên được, Nhạc Châu có nhiều chỗ không giống châu phủ khác, một điều trong đó là cửa thành chưa bao giờ đóng, chỉ cần qua nửa đêm là có xe ngựa liên miên vào thành, hỏi ra mới biết thành Nhạc Châu không cho thương gia nhập hàng vào ban ngày, chỉ ban đêm đường xá không người mới có thể chuyển hàng, nguyên nhân do thứ sử cho rằng lợn dê qua đường không đẹp.
- Bệ hạ, giao long hổ báo tuy là thứ gây hại, nhưng toàn thân là báu vật, da giao long là đồ da tốt nhất, làm giày đi cả năm không hỏn, thợ da tốt nhất có thể tách da giao lòng thành bốn lớp, thế mà Vân Hầu chưa hài lòng, nói rằng tách được thành mười lớp mới hợp cách. Da giao long tách ra mỏng như lụa, bền như gai, đem làm các loại rương là đồ thượng phẩm. Bệ hạ xem, túi mà nữ quân kia đeo là do hiệu của Vân gia làm ra, bổng lộc một năm của thân không mua nổi mấy cái.
- Thịt giao long giờ lại càng được ưa chuộng, y sinh cho rằng nó có thể bổ khí dưỡng huyết, giảm ho, nên đại hộ đều có thịt giao long sấy khô dữ trữ. Còn về phần hổ báo cũng như thế, áo da do thợ bậc cao làm ra đã bán tới cả Đại Thực, hai thành sản nghiệp của Nhạc Châu là dựa vào giao long hổ báo.
- Nay quanh thành Nhạc Châu cả giao long nhỏ cũng chẳng thấy đâu, hổ báo phải vào sâu trong rừng mới có. Thế nên giá đồ da ở Nhạc Châu cao lên rất nhiều, nên thần cực lo thứ họa hại này không còn sẽ ảnh hưởng tới Nhạc Châu, không ngờ người Vân gia lại mang tiểu giao long ở hồ Bà Dương về nuôi, đoán chừng nuôi hổ báo cũng nằm trong kế hoạch của Vân gia rồi.
Lý Nhị gọi nữ quan tới, bảo nàng đưa túi đeo cho mình, Lý Nhị xé mấy lần, lại mở ra xem, mặt nữ quan đỏ rực, bên trong đều là vật phẩm riêng tư của nữ nhân, Lý Nhị kệ, đổ hết lên bàn cúng trước tượng Vân Diệp, nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Loại túi này thiếp thân có rất nhiều, Vân gia chỉ cần có hàng mới là đưa vào trong cung một ít, nhưng giá trị ra sao thì thiếp không rõ, một cái túi thôi làm sao đắt được. Hoan Nô, ngươi biết cái tùi này bao tiền không?
Trường Tôn thị hờ hững nhận lấy cái túi hỏi nữ quan của mình:
- Bẩm nương nương, nô tỳ tích góp hai năm hôm qua mới mua ở cửa hiệu của Vân gia, tốn mười hai ngân tệ.
Nữ quan cúi gằm mặt, không dám nhìn Trường Tôn thị, nương nương xưa nay tiết kiệm, không thích hành vi này:
- Mười hai ngân tệ.
Trường Tôn thị thét lên, vỗ lên đầu nữ quân:
- Đồ Vân gia xưa nay ra giá luôn bất lương, lấy năm mươi thạch lương để đổi lấy cái thứ này à?
Hoan Nô vội quỳ xuống thỉnh tội, các nữ quan khác cũng đặt túi trước mặt Trường Tôn thị quỳ xuống, không ngờ mỗi người có một cái.
Hàn Thành chắp tay nói đỡ cho mấy nữ quan:
- Nương nương bớt giận, trong nhà vi thần có một thê, một thiếp ba nữ, loại túi thế này có hơn mười cái, với họ mà nói đây là thứ ao ước nhất ngoài đồ trang sức rồi, họ theo nương nương tới đây, không mua một ít mới là lạ.
- Ngươi nói phụ nhân mua thứ này đã thành chuyện bình thường?
Trường Tôn thị không dám tin, thứ này quá đắt, nhà bình thường không mua nổi:
- Đúng là thế ạ, vi thần có mấy vị lão hữu ở Sở Châu, Thành Châu đều viết thư nhờ lão phu thay bọn họ mua mấy chiếc túi kiểu mới, nói ra hổ thẹn, bổng lộc của vi thần ném cả vào đó rồi.
Tiền Thăng cũng nói giúp:
- Khốn kiếp, đem tâm tư bỏ vào chỗ nào rồi, một cái túi bằng năm mươi thạch lương, bản cung phải đi hỏi tên khốn kiếp Vân Diệp vơ vét tiền của người dân như thế, lẽ trời ở đâu!
Lý Nhị lại cười ấn tay Trường Tôn thị xuống:
- Trẫm lại thấy giá cao chút là đúng, người mua được đều là nhà không phải là cơm ăn áo mặc, thứ này có thể chia phụ nhân từ căn bản thành hai giai tầng, mười hai ngân tệ không đắt. Tiền Thăng, Vân Diệp nói sao?
- Trước kia vi thần hỏi người Vân gia, bọn họ đáp, họ không bán túi da, mà bán cuộc sống tôn quý, cái túi chẳng qua thể hiện chủ nhân sống trong phú quý thôi.
Lý Nhị cười ha hả:
- Trẫm nhớ ra rồi, Vân Diệp trước kia tấu xin trưng thu thuế xa xỉ, khi đó trẫm không tán thành, giờ nghĩ lại Vân Diệp gõ chuông cảnh báo trẫm, năm mươi thạch lương đi mua một cái túi đúng là quá đáng. Người đâu soạn chỉ, lệnh trung thư tỉnh định ra danh sách sa xỉ phẩm nâng thuế lên ba lần ..
Lý Nhị tuyên chỉ xong cho các nữ quan đứng dậy, không trách mắng họ, mình vô tình phát hiện ra sơ hỏ đồng thời nhanh chóng sửa chữa là một thắng lợi.
Phàm là người có chút nhãn quang đều nhìn ra thời đại mới đã tới, người hòa được vào làn sóng lịch sử sẽ như cá gặp nước, không theo kịp thời đại sẽ bị gạt bên lề, tư tưởng cũ và làn sóng mới sẽ va chạm với nhau, Vân Diệp cho rằng răng nanh của thời đại mới đã nhe ra cắn vào yết hầu quá khứ.
Lý Nhị và Trường Tôn thị vẫn dạo quanh đường lớn ngõ nhỏ ở Nhạc Châu, đôi khi còn xuất hiện trong nông điền ngoại ô, bọn họ không che dấu thân phận của mình, mà kết bạn với Tiền Thăng, Hàn Thành xem xem tân thành.
Năm xưa nơi Vân Diệp tùy tiện ném mạ đã biến thành một cái miếu nhỏ, tấm bia vẫn còn, lời mỉa mai không thay đổi, chỉ có điều phía dưới tấm bia thêm vào một câu :" Cuối năm ruộng nơi này được mùa thêm một thành!"
Trong miếu có tượng của Vân Diệp, chẳng biết ai khắc, là dáng vẻ lười biếng đang cầm nắm mạ ném bừa vào ruộng.
- Quấy phá cũng được bách tính tự động làm tượng cho y, trẫm không còn gì để nói.
Lý Nhị vào miếu vỗ đầu bức tượng cảm khái vô cùng, tên này may mắn thật hay là trong cõi u minh đúng là có thần thánh phù hộ.
- Nương nương không biết, khi đó Vân hầu mũ áo là lượt đi làm ruộng, vi thần thấy không ổn, chẳng qua vì nghĩ y là quý nhân có tâm tư làm ruộng là hiếm có lắm rồi, ai ngờ cách làm ruộng của y là cầm mạ ném tứ tung. Nương nương không thấy ruộng khác mạ cắm chỉnh tề, chỉ mảnh ruộng Vân hầu là lộn xộn.
- Thần cho rằng y nghịch ngợm, lấy chuyện đại sự ra chơi đùa, giận vô cùng, định từ quan về quê dạy học, ai ngờ ruộng người khác khổ công vất vả lại không phát triển tốt bằng y ném lung tung. Vì thế thu lại sớ từ chức, đợi mùa thu xem sao, kết quả nương nương thấy rồi, vi thần phải tự vả miệng, khắc thêm mấy chữ cuối cùng trên bia.
Trường Tôn thị không lạ gì chuyện thần kỳ của Vân Diệp nữa, nhìn ruộng sắp thu hoạch, hỏi:
- Bản cung thấy lúa trong ruộng vẫn trồng chỉnh tề, Vân Diệp tùy tiện ném mạ có thể thêm một thành lương thực, vì sao bách tính không học theo?
Tiền Thăng cười khổ:
- Nương nương, bách tính cả năm chỉ trông vào thu hoạch trong ruộng mà sống, ai dám lấy mạ ném lung tung, chuyện này xưa nay chưa từng có, Vân hầu thành công, bách tính cho rằng có tổ tông phù hộ, mình là phẩn cỏ rác không có phúc đó, nên vẫn làm theo cách cũ.
Trường Tôn thị thở dài nhìn Lý Nhị một cái rồi tiếp tục đi tới. Lý Nhị quan sát núi xanh xung quanh, lại hỏi:
- Nơi này ba mặt là núi, một mặt gần nước, đầm lầy khắp nơi, muỗi hoành hành, vì sao ít thấy dã thú? Trước kia trẫm nghe nói trong Vân Mộng trạch giao long bạo ngược, trên núi hổ báo thành bầy, nay quân thần chúng ta đi cả ngày sao cả thú nhỏ như hồ ly cũng khó thấy?
Hàn Thành khom người đáp:
- Bẩm bệ hạ, hiện thần chỉ than giao long quá ít, hố báo khó tìm.
- Hả? Vì sao, giao long và hổ báo đều là thứ gây hại, sao khanh lại cảm khái như thế?
Lý Nhị biết bên trong nhất định có nguyên do, không tùy tiện ra kết luận, chuyện hôm qua vẫn không quên được, Nhạc Châu có nhiều chỗ không giống châu phủ khác, một điều trong đó là cửa thành chưa bao giờ đóng, chỉ cần qua nửa đêm là có xe ngựa liên miên vào thành, hỏi ra mới biết thành Nhạc Châu không cho thương gia nhập hàng vào ban ngày, chỉ ban đêm đường xá không người mới có thể chuyển hàng, nguyên nhân do thứ sử cho rằng lợn dê qua đường không đẹp.
- Bệ hạ, giao long hổ báo tuy là thứ gây hại, nhưng toàn thân là báu vật, da giao long là đồ da tốt nhất, làm giày đi cả năm không hỏn, thợ da tốt nhất có thể tách da giao lòng thành bốn lớp, thế mà Vân Hầu chưa hài lòng, nói rằng tách được thành mười lớp mới hợp cách. Da giao long tách ra mỏng như lụa, bền như gai, đem làm các loại rương là đồ thượng phẩm. Bệ hạ xem, túi mà nữ quân kia đeo là do hiệu của Vân gia làm ra, bổng lộc một năm của thân không mua nổi mấy cái.
- Thịt giao long giờ lại càng được ưa chuộng, y sinh cho rằng nó có thể bổ khí dưỡng huyết, giảm ho, nên đại hộ đều có thịt giao long sấy khô dữ trữ. Còn về phần hổ báo cũng như thế, áo da do thợ bậc cao làm ra đã bán tới cả Đại Thực, hai thành sản nghiệp của Nhạc Châu là dựa vào giao long hổ báo.
- Nay quanh thành Nhạc Châu cả giao long nhỏ cũng chẳng thấy đâu, hổ báo phải vào sâu trong rừng mới có. Thế nên giá đồ da ở Nhạc Châu cao lên rất nhiều, nên thần cực lo thứ họa hại này không còn sẽ ảnh hưởng tới Nhạc Châu, không ngờ người Vân gia lại mang tiểu giao long ở hồ Bà Dương về nuôi, đoán chừng nuôi hổ báo cũng nằm trong kế hoạch của Vân gia rồi.
Lý Nhị gọi nữ quan tới, bảo nàng đưa túi đeo cho mình, Lý Nhị xé mấy lần, lại mở ra xem, mặt nữ quan đỏ rực, bên trong đều là vật phẩm riêng tư của nữ nhân, Lý Nhị kệ, đổ hết lên bàn cúng trước tượng Vân Diệp, nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Loại túi này thiếp thân có rất nhiều, Vân gia chỉ cần có hàng mới là đưa vào trong cung một ít, nhưng giá trị ra sao thì thiếp không rõ, một cái túi thôi làm sao đắt được. Hoan Nô, ngươi biết cái tùi này bao tiền không?
Trường Tôn thị hờ hững nhận lấy cái túi hỏi nữ quan của mình:
- Bẩm nương nương, nô tỳ tích góp hai năm hôm qua mới mua ở cửa hiệu của Vân gia, tốn mười hai ngân tệ.
Nữ quan cúi gằm mặt, không dám nhìn Trường Tôn thị, nương nương xưa nay tiết kiệm, không thích hành vi này:
- Mười hai ngân tệ.
Trường Tôn thị thét lên, vỗ lên đầu nữ quân:
- Đồ Vân gia xưa nay ra giá luôn bất lương, lấy năm mươi thạch lương để đổi lấy cái thứ này à?
Hoan Nô vội quỳ xuống thỉnh tội, các nữ quan khác cũng đặt túi trước mặt Trường Tôn thị quỳ xuống, không ngờ mỗi người có một cái.
Hàn Thành chắp tay nói đỡ cho mấy nữ quan:
- Nương nương bớt giận, trong nhà vi thần có một thê, một thiếp ba nữ, loại túi thế này có hơn mười cái, với họ mà nói đây là thứ ao ước nhất ngoài đồ trang sức rồi, họ theo nương nương tới đây, không mua một ít mới là lạ.
- Ngươi nói phụ nhân mua thứ này đã thành chuyện bình thường?
Trường Tôn thị không dám tin, thứ này quá đắt, nhà bình thường không mua nổi:
- Đúng là thế ạ, vi thần có mấy vị lão hữu ở Sở Châu, Thành Châu đều viết thư nhờ lão phu thay bọn họ mua mấy chiếc túi kiểu mới, nói ra hổ thẹn, bổng lộc của vi thần ném cả vào đó rồi.
Tiền Thăng cũng nói giúp:
- Khốn kiếp, đem tâm tư bỏ vào chỗ nào rồi, một cái túi bằng năm mươi thạch lương, bản cung phải đi hỏi tên khốn kiếp Vân Diệp vơ vét tiền của người dân như thế, lẽ trời ở đâu!
Lý Nhị lại cười ấn tay Trường Tôn thị xuống:
- Trẫm lại thấy giá cao chút là đúng, người mua được đều là nhà không phải là cơm ăn áo mặc, thứ này có thể chia phụ nhân từ căn bản thành hai giai tầng, mười hai ngân tệ không đắt. Tiền Thăng, Vân Diệp nói sao?
- Trước kia vi thần hỏi người Vân gia, bọn họ đáp, họ không bán túi da, mà bán cuộc sống tôn quý, cái túi chẳng qua thể hiện chủ nhân sống trong phú quý thôi.
Lý Nhị cười ha hả:
- Trẫm nhớ ra rồi, Vân Diệp trước kia tấu xin trưng thu thuế xa xỉ, khi đó trẫm không tán thành, giờ nghĩ lại Vân Diệp gõ chuông cảnh báo trẫm, năm mươi thạch lương đi mua một cái túi đúng là quá đáng. Người đâu soạn chỉ, lệnh trung thư tỉnh định ra danh sách sa xỉ phẩm nâng thuế lên ba lần ..
Lý Nhị tuyên chỉ xong cho các nữ quan đứng dậy, không trách mắng họ, mình vô tình phát hiện ra sơ hỏ đồng thời nhanh chóng sửa chữa là một thắng lợi.
/1414
|