Hết giờ làm, đang đạp xe về nhà thì tôi trông thấy thầy Nombre và con Pooh đi đằng trước. Khi đuổi kịp được thầy, tôi xuống xe, gọi:
“Thầy Nombre.”
Thầy ngớ người ra trong một giây rồi thốt lên: “Ôi ôi.”
(“Ngớ người” cũng là sở trường của tôi. Mỗi lần như thế, Mio lại hỏi tôi: Hồn vía anh vừa bay đi đâu vậy?)
“Anh vừa đi làm về à?”
“Vâng ạ.”
“Yuji vẫn khỏe chứ?”
“Khỏe ạ. Còn thầy?”
“Cũng tàm tạm. Con người ta đến tuổi này rồi thì làm sao không có chuyện được. Bị đau mười nhưng khỏi được năm cũng tốt lắm rồi.”
“Vậy hôm nay thầy khỏi được năm?”
“Cũng cỡ đó.”
Con Pooh ngước lên nhìn tôi, cố gắng sủa “~?” Tôi bảo “nào nào” rồi lấy chân xoa bụng nó.
“Tiểu thuyết của anh vẫn tiến triển chứ?” thầy Nombre hỏi.
“Dạ không, dạo này em đang tạm nghỉ.”
“Ôi trời!” thầy thốt lên. Một câu cảm thán diễn đạt thay cho câu hỏi “Lại có chuyện gì à?” một cách rất súc tích.
Tôi cảm thấy cơn bốc đồng trong người dâng lên dồn dập.
“Hay là nói ra luôn?”
“Nói luôn cho thầy chuyện của Mio?”
Một cơn bốc đồng kiểu như vậy. Nhưng liệu thầy có tin lời tôi?
“Mio,” tôi thử mào đầu.
“~?” con Pooh sủa.
Thầy Nombre làm bộ mặt giống hệt con Pooh, nhìn tôi.
“Cô ấy?”
“Vâng.”
“Vâng?”
“Nếu em bảo vợ em đã về thì thầy nghĩ sao?”
“À, à,” có vẻ như thầy Nombre đã hiểu ra.
“Cuốn tiểu thuyết của anh hả?” thầy Nombre nói “Anh định lấy đó làm bối cảnh?”
Tôi gật đầu lấp lửng trước khi tiếp tục.
“Hồi còn sống, cô ấy đã nói thế này. Đến mùa mưa, cô ấy sẽ trở về. Để xem hai bố con em sống có ổn không.
Thầy Nombre im lặng lắng nghe.
“Và cô ấy đã về thật. Cô ấy đã xuất hiện ở nhà máy bỏ hoang phía bên kia cánh rừng.”
Mặt thầy Nombre thoáng hiện lên vẻ nghi ngờ.
“Em đưa cô ấy về nhà nhưng cô ấy bị mất trí nhớ; không biết mình là ai, cũng chẳng còn nhớ chuyện mình đã rời bỏ thế giới này từ một năm trước.”
“Đây là mạch truyện của anh?”
“Không ạ, đây là chuyện có thật ạ. Hiện cô ấy đang ở nhà đợi em về.”
“Mio đợi?”
“Vâng. Mio đợi.”
“Nghĩa là...”
“Là linh hồn của nàng!” tôi cướp lời thầy.
“Không phải tiểu thuyết ?”
“Không phải ạ.”
Thầy Nombre chuyển ánh mắt từ tôi xuống con Pooh đang ngồi dưới chân. Con Pooh cũng ngẩng lên nhìn lại thầy. Có vẻ như thầy và con Pooh đang hội ý về tính xác thực trong câu chuyện của tôi.
Tôi quyết định im lặng chờ thầy đưa ra kết luận.
Mio rất quý thầy Nombre.
Khi chuyển đến sống ở thị trấn này, thầy Nombre là người đầu tiên bắt chuyện với vợ chồng tôi. Chúng tôi gặp ông ở công viên số 17 khi đi mua thức ăn cho bữa tối ở trung tâm mua sắm về. Chuyện xảy ra cách đây bảy năm.
Hồi ấy, thầy Nombre đã là một ông lão có tuổi. (Giống như ông giám đốc văn phòng tôi).
Con Pooh trẻ hơn bây giờ, có phong thái của một thanh niên trầm ngâm, suy tư. Tuy hồi đấy nó cũng chỉ sủa được mỗi “~?”
Sau đó, chúng tôi duy trì mối quan hệ không thân cũng không sơ, một tuần gặp nhau vài lần ở công viên số 17, trao đổi những cậu chuyện không ngắn cũng không dài. Cả hai vợ chồng đều không giỏi ngoại giao nên có thể nói việc việc thỉnh thoảng gặp thầy Nombre là mối quan hệ xã hội duy nhất của chúng tôi. Thầy Nombre quý Mio như cháu gái, ngược lại, Mio cũng rất quý trọng ông.
Bởi vậy...
Bởi vậy, tôi muốn hai người gặp lại nhau trước khi mùa mưa kết thúc. Trước khi nàng trở về tinh cầu Lưu Trữ.
Tuy Mio không nhớ thầy Nombre nhưng nếu gặp nhau, chắc chắn hai người vẫn có chuyện để nói. Do đó, cần phải để thầy Nombre biết sự thật trước. Nếu làm thầy bất ngờ, nhịp tim thầy tăng vọt quá chỉ số quy định rồi cứ thế rơi vào im lặng thì nguy.
“Vậy...” thầy Nombre nói, “Mio trông thế nào?”
Thầy lúng túng huơ tay để diễn đạt ý muốn nói. Hình như thầy muốn hỏi Mio có chân không.
“Trông như bình thường ạ,” tôi nói. “Giống hệt như Mio ngày xưa. Từ ngoại hình, tính cách, giọng nói cho đến mùi hương. Chỉ có điều là nàng không còn trí nhớ.”
“Ra là vậy,” thầy Nombre thở phào nhẹ nhõm.
“Thầy gặp Mio nhé?”
Thầy khẽ gật đầu mấy cái. Cử chỉ này không khác mấy so với lúc thầy run lẩy bẩy nhưng tôi chắc chắn đó là cử chỉ xác nhận đồng ý.
“Vậy thì,” tôi nói, “hẹn thầy ngày mai tại công viên số 17.”
“Thời gian vẫn như mọi khi ?”
“Vâng. Em sẽ đưa Mio đến.”
“Được rồi. Tôi vẫn ngồi ở cái ghế mọi khi thôi.”
“Vâng ạ.”
Tôi chào tạm biệt thầy Nombre và con Pooh rồi leo lên xe, đạp về nhà.
“Thầy Nombre.”
Thầy ngớ người ra trong một giây rồi thốt lên: “Ôi ôi.”
(“Ngớ người” cũng là sở trường của tôi. Mỗi lần như thế, Mio lại hỏi tôi: Hồn vía anh vừa bay đi đâu vậy?)
“Anh vừa đi làm về à?”
“Vâng ạ.”
“Yuji vẫn khỏe chứ?”
“Khỏe ạ. Còn thầy?”
“Cũng tàm tạm. Con người ta đến tuổi này rồi thì làm sao không có chuyện được. Bị đau mười nhưng khỏi được năm cũng tốt lắm rồi.”
“Vậy hôm nay thầy khỏi được năm?”
“Cũng cỡ đó.”
Con Pooh ngước lên nhìn tôi, cố gắng sủa “~?” Tôi bảo “nào nào” rồi lấy chân xoa bụng nó.
“Tiểu thuyết của anh vẫn tiến triển chứ?” thầy Nombre hỏi.
“Dạ không, dạo này em đang tạm nghỉ.”
“Ôi trời!” thầy thốt lên. Một câu cảm thán diễn đạt thay cho câu hỏi “Lại có chuyện gì à?” một cách rất súc tích.
Tôi cảm thấy cơn bốc đồng trong người dâng lên dồn dập.
“Hay là nói ra luôn?”
“Nói luôn cho thầy chuyện của Mio?”
Một cơn bốc đồng kiểu như vậy. Nhưng liệu thầy có tin lời tôi?
“Mio,” tôi thử mào đầu.
“~?” con Pooh sủa.
Thầy Nombre làm bộ mặt giống hệt con Pooh, nhìn tôi.
“Cô ấy?”
“Vâng.”
“Vâng?”
“Nếu em bảo vợ em đã về thì thầy nghĩ sao?”
“À, à,” có vẻ như thầy Nombre đã hiểu ra.
“Cuốn tiểu thuyết của anh hả?” thầy Nombre nói “Anh định lấy đó làm bối cảnh?”
Tôi gật đầu lấp lửng trước khi tiếp tục.
“Hồi còn sống, cô ấy đã nói thế này. Đến mùa mưa, cô ấy sẽ trở về. Để xem hai bố con em sống có ổn không.
Thầy Nombre im lặng lắng nghe.
“Và cô ấy đã về thật. Cô ấy đã xuất hiện ở nhà máy bỏ hoang phía bên kia cánh rừng.”
Mặt thầy Nombre thoáng hiện lên vẻ nghi ngờ.
“Em đưa cô ấy về nhà nhưng cô ấy bị mất trí nhớ; không biết mình là ai, cũng chẳng còn nhớ chuyện mình đã rời bỏ thế giới này từ một năm trước.”
“Đây là mạch truyện của anh?”
“Không ạ, đây là chuyện có thật ạ. Hiện cô ấy đang ở nhà đợi em về.”
“Mio đợi?”
“Vâng. Mio đợi.”
“Nghĩa là...”
“Là linh hồn của nàng!” tôi cướp lời thầy.
“Không phải tiểu thuyết ?”
“Không phải ạ.”
Thầy Nombre chuyển ánh mắt từ tôi xuống con Pooh đang ngồi dưới chân. Con Pooh cũng ngẩng lên nhìn lại thầy. Có vẻ như thầy và con Pooh đang hội ý về tính xác thực trong câu chuyện của tôi.
Tôi quyết định im lặng chờ thầy đưa ra kết luận.
Mio rất quý thầy Nombre.
Khi chuyển đến sống ở thị trấn này, thầy Nombre là người đầu tiên bắt chuyện với vợ chồng tôi. Chúng tôi gặp ông ở công viên số 17 khi đi mua thức ăn cho bữa tối ở trung tâm mua sắm về. Chuyện xảy ra cách đây bảy năm.
Hồi ấy, thầy Nombre đã là một ông lão có tuổi. (Giống như ông giám đốc văn phòng tôi).
Con Pooh trẻ hơn bây giờ, có phong thái của một thanh niên trầm ngâm, suy tư. Tuy hồi đấy nó cũng chỉ sủa được mỗi “~?”
Sau đó, chúng tôi duy trì mối quan hệ không thân cũng không sơ, một tuần gặp nhau vài lần ở công viên số 17, trao đổi những cậu chuyện không ngắn cũng không dài. Cả hai vợ chồng đều không giỏi ngoại giao nên có thể nói việc việc thỉnh thoảng gặp thầy Nombre là mối quan hệ xã hội duy nhất của chúng tôi. Thầy Nombre quý Mio như cháu gái, ngược lại, Mio cũng rất quý trọng ông.
Bởi vậy...
Bởi vậy, tôi muốn hai người gặp lại nhau trước khi mùa mưa kết thúc. Trước khi nàng trở về tinh cầu Lưu Trữ.
Tuy Mio không nhớ thầy Nombre nhưng nếu gặp nhau, chắc chắn hai người vẫn có chuyện để nói. Do đó, cần phải để thầy Nombre biết sự thật trước. Nếu làm thầy bất ngờ, nhịp tim thầy tăng vọt quá chỉ số quy định rồi cứ thế rơi vào im lặng thì nguy.
“Vậy...” thầy Nombre nói, “Mio trông thế nào?”
Thầy lúng túng huơ tay để diễn đạt ý muốn nói. Hình như thầy muốn hỏi Mio có chân không.
“Trông như bình thường ạ,” tôi nói. “Giống hệt như Mio ngày xưa. Từ ngoại hình, tính cách, giọng nói cho đến mùi hương. Chỉ có điều là nàng không còn trí nhớ.”
“Ra là vậy,” thầy Nombre thở phào nhẹ nhõm.
“Thầy gặp Mio nhé?”
Thầy khẽ gật đầu mấy cái. Cử chỉ này không khác mấy so với lúc thầy run lẩy bẩy nhưng tôi chắc chắn đó là cử chỉ xác nhận đồng ý.
“Vậy thì,” tôi nói, “hẹn thầy ngày mai tại công viên số 17.”
“Thời gian vẫn như mọi khi ?”
“Vâng. Em sẽ đưa Mio đến.”
“Được rồi. Tôi vẫn ngồi ở cái ghế mọi khi thôi.”
“Vâng ạ.”
Tôi chào tạm biệt thầy Nombre và con Pooh rồi leo lên xe, đạp về nhà.
/27
|