Tóm lại, thời gian trôi vèo trong nháy mắt.
Chắc chắn là chẳng có gì đáng để viết vào cuốn sách của đời tôi. Nếu ngay trang đầu tiên kể về một ngày của một gã đàn ông nhàm chán, chẳng có gì đáng nói, thì ở các trang sau, chỉ cần viết “giống như trang trước” là đủ.
Cậu có tin nổi không? Tôi đã sống như thế suốt ba mươi năm trời.
Em tôi mất năm bốn mươi bốn tuổi. Còn tôi khi ấy, ba năm nữa là tròn sáu mươi.
Nhưng tôi có thể cam đoan một điều, đó là đời tôi không hề “trống rỗng”. Thậm chí cuộc đời của một gã đàn ông nhàm chán, chẳng có gì đáng nói thực ra vẫn chứa đựng điều gì đó. Không trống rỗng chút nào.
Có niềm vui, có những xúc cảm khác, dù chỉ là rất nhỏ. Sau một ngày làm việc, niềm vui của tôi là được trở về nhà, nơi em gái đang đợi, và kể cho em tôi nghe những sự kiện xảy ra trong ngày.
Đó là cuộc đời tôi.
Có lẽ, nếu được sống một cuộc đời khác, chắc hẳn tôi đã là một con người khác với tôi bây giờ. Con người chẳng ai chọn được cuộc đời của mình cả.
Và hôm nay, thầy Nombre vẫn sống cuộc đời của riêng ông.
Cùng với con Pooh già nua, lông xù.
Yuji xoa xoa dưới cằm con Pooh, lập tức cổ họng con Pooh phát ra tiếng kì lạ. Chính xác thì đó là một dao động thoảng qua của không khí. Dù vậy, dao động ấy vẫn đầy đủ vần điệu.
Nếu phải viết hẳn ra, có thể diễn tả tiếng ấy thế này: “~?”
Thầy Nombre từng kể cho tôi, người chủ trước đã tiến hành phẫu thuật để lấy đi giọng của con Pooh.
Giờ đây mỗi khi được các con chó khác trong công viên chào “gâu gâu”, Pooh chỉ có thể đáp lại ”~?”. Nhưng bản thân nó có vẻ chẳng bận tâm lắm đến chuyện này.
“Tối nay hai bố con ăn cà ri à?”
Thầy Nombre nhìn vào túi ni lông đi chợ của tôi, hỏi.
“Vâng. Còn thầy?”
“Của tôi đây.”
Trong túi ni lông ông giơ lên cho tôi xem có một hộp cá trích tẩm bột rán.
“Hàng tồn nên được giảm nửa giá. Đỡ được bao nhiêu.”
Ông đưa chiếc túi lên gần mũi ngửi, vẻ mặt mãn nguyện.
“Đây cũng là một trong những niềm vui nho nhỏ của tôi đấy.”
Trông gương mặt rạng ngời của thầy Nombre lúc ấy, tự nhiên tôi thấy buồn.
Chẳng rõ tại sao nữa. Chỉ biết là buồn.
Có phải vì niềm vui của thầy Nombre quá tằn tiện? Một người đang ở chương cuối của cuộc đời đáng ra vẫn có thể hưởng nhiều trái ngọt hơn chứ.
Bởi thế nên tôi thấy buồn?
Tôi và thầy Nombre ngồi trên ghế đá nói đủ thứ chuyện, cùng lúc quan sát Yuji và con Pooh chơi đùa. Tôi thổ lộ với ông kế hoạch tôi ấp ủ gần đây.“Chuyện là, em đang có ý định viết tiểu thuyết.”
Thầy Nombre khẽ nhích ra khỏi vị trí đang ngồi, hơi ngả người lại phía sau, mắt nheo lại như muốn thu trọn hình ảnh của tôi vào tầm mắt. Thầy đưa cả hai tay lên, đoạn bảo tôi:
“Tuyệt! Tuyệt lắm!”
“Thầy nghĩ vậy ạ?”
“Ừ. Tiểu thuyết là nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn. Là ngọn đèn trong đêm đen, là hạnh phúc vượt lên trên cả tình yêu.”
“Cũng không đến mức to tát vậy đâu thầy ạ. Em chỉ định viết chuyện của em và Mio, để sau này Yuji đọc thôi.”
“Ừ, ý hay đấy. Cô ấy là một phụ nữ tuyệt vời.”
Yuji kéo cổ con Pooh xuống, giả vờ cắn vào tai con chó. Con Pooh khó chịu ra mặt, liên tục kêu “~?” “~?”.
“Có lẽ em bị bệnh hay sao đó mà dạo này trí nhớ rất kém.”
Cho nên, tôi tiếp tục.
“Em muốn viết lại trước khi quên hết mọi chuyện.”
Thầy Nombre khẽ gật đầu.
“Quên là một việc đáng buồn. Tôi cũng quên mất nhiều chuyện rồi. Nếu nhớ được ta sẽ sống lại khoảnh khắc xưa kia thêm một lần nữa. Sống lại trong đầu mình ấy.”
Thầy Nombre chỉ vào đầu mình. Đầu ngón tay run rẩy trông như thể thầy đang cố viết từ gì đó vào bên thái dương.
“Mất trí nhớ rồi thì không thể sống lại những ngày tháng ấy nữa. Như cuộc đời dần trôi tuột khỏi kẽ tay ta.”
Thầy Nombre gật gù trước câu nói của mình đến mấy lần trước khi tiếp tục.
“Vì vậy, tôi nghĩ, ghi chép lại các thứ là một việc nên làm. Biết đâu, cuốn sách của cậu sẽ có nội dung đầy đủ hơn cuốn sách của tôi (nói đến đây, ông nháy một bên mắt rất điệu nghệ). Một trong những tiểu thuyết được coi là vĩ đại nhất thế kỉ hai mươi cũng bắt đầu từ việc lần lại ký ức tuổi thơ đấy.”
Thầy Nombre chậm rãi đứng lên.Trông ông chật vật đến nỗi tưởng chừng lực hấp dẫn dưới chân ông mạnh gấp đôi những người khác.
“Đến giờ tôi phải về rồi. Niềm vui nho nhỏ đang đợi tôi.”
Đoạn ông chậm chạp bước từng bước ngắn. Con Pooh nhận ra, liền chạy tới, đi theo chủ.
“Chào thầy nhé,” tôi nói.
Thầy Nombre không ngoảnh lại, chỉ giơ tay phải lên chào, chân vẫn bước.
“Chào Pooh nhé!” Yuji nói.
Con Pooh ngoái lại kêu “~?” rồi chạy theo thầy Nombre.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi kể cho Yuji chuyện về tinh cầu Lưu Trữ. Tôi kể thêm nhiều chi tiết nhằm tăng thêm tính hiện thực cho tinh cầu này. Bản thân tinh cầu cũng trở nên sống động hơn qua mỗi câu hỏi của Yuji.
“Tinh cầu này có hình gì ạ?”
Với câu hỏi này, tinh cầu có thêm hình thù cụ thể.Tôi lấy chiếc bút dạ, vẽ phác hình tinh cầu lên mặt sau một tờ quảng cáo rao vặt.
Tinh cầu trông thế này.
“Toàn bộ bề mặt tinh cầu được bao phủ bởi các tòa nhà giống như thư viện.”
“Không có núi hay biển gì ạ?”
“Không có. Người ta san núi đi rồi dùng đất đó để lấp sông và biển. Sau khi san phẳng những chỗ mấp mô, họ xây các tòa nhà lên trên đó.”
“Sao lại thế ạ?”
“Vì nơi đó đông người lắm. Không được để lãng phí bất kỳ khoảnh đất nào.”
“Thật ạ?”
“Con thử nghĩ xem. Có bao nhiêu là người ở trong trái tim bố. Giờ họ không còn trên Trái Đất này nữa mà đang sống trên tinh cầu Lưu Trữ.”
“Bố có kể rồi.”
“Như vậy, nếu cộng cả những người có trong tim mọi người trên Trái Đất thì tất cả sẽ là bao nhiêu người?”
“Ừm. Con không biết.” (Động não chút đi chứ, Yuji!)
“Thế này nhé, giả sử trong tim mỗi người có khoảng mười người, như vậy tính ra có hơn sáu mươi tỷ người sống trên tinh cầu Lưu Trữ. (Con số này sẽ nhỏ hơn nếu loại đi những trường hợp trùng lặp, nhưng thật khó giải thích cho Yuji hiểu được.)
“Sáu mươi tỷ là bao nhiêu ạ?”
“Xem nào, chẳng hạn trường của Yuji có khoảng một nghìn học sinh, tính từ lớp Một đến lớp Sáu. Con đã thấy tất cả các bạn vào giờ tập trung buổi sáng rồi phải không?”
“Rồi ạ.”
“Như vậy, sẽ là… đợi bố chút (tôi nhẩm đếm các số 0 bằng ngón tay), tương đương với khoảng sáu mươi triệu lần như vậy.”
“Sáu mươi triệu là bao nhiêu ạ?”
(Một câu hỏi rất đỗi hiển nhiên.)
“Là… xem nào. Cái chai đặt trên nóc ti vi nhà mình đầy ắp đồng xu một yên phải không?”
“Vâng. Con để dành suốt bao lâu rồi.”
“Đúng rồi. Trong đấy phải có chừng một nghìn đồng xu, vậy sáu mươi triệu sẽ là khoảng sáu mươi nghìn cái chai giống thế kia.”
“Sáu mươi nghìn là bao nhiêu ạ?”
(Một câu hỏi rất hay.)
“Là… sáu mươi nghìn là…à bố nghĩ ra rồi, bố và Yuji vẫn thường đến thư viện phải không nào?”
“Vâng.”
“Có lần bố nghe nói rằng ở thư viện có khoảng sáu mươi nghìn quyển sách.”
“Tất cả sách ở thư viện?”
“Ừ.”
“Vậy chỗ đấy là sáu mươi nghìn ạ…”
Nằm trong chăn bên cạnh, Yuji ngẫm nghĩ một lúc. Yuji nghĩ rất lâu, tôi tưởng thằng bé đã ngủ rồi, nhưng đột nhiên nó thì thào:
“Takkun ơi?” (Yuji vẫn gọi tôi như vậy.)
Chắc chắn là chẳng có gì đáng để viết vào cuốn sách của đời tôi. Nếu ngay trang đầu tiên kể về một ngày của một gã đàn ông nhàm chán, chẳng có gì đáng nói, thì ở các trang sau, chỉ cần viết “giống như trang trước” là đủ.
Cậu có tin nổi không? Tôi đã sống như thế suốt ba mươi năm trời.
Em tôi mất năm bốn mươi bốn tuổi. Còn tôi khi ấy, ba năm nữa là tròn sáu mươi.
Nhưng tôi có thể cam đoan một điều, đó là đời tôi không hề “trống rỗng”. Thậm chí cuộc đời của một gã đàn ông nhàm chán, chẳng có gì đáng nói thực ra vẫn chứa đựng điều gì đó. Không trống rỗng chút nào.
Có niềm vui, có những xúc cảm khác, dù chỉ là rất nhỏ. Sau một ngày làm việc, niềm vui của tôi là được trở về nhà, nơi em gái đang đợi, và kể cho em tôi nghe những sự kiện xảy ra trong ngày.
Đó là cuộc đời tôi.
Có lẽ, nếu được sống một cuộc đời khác, chắc hẳn tôi đã là một con người khác với tôi bây giờ. Con người chẳng ai chọn được cuộc đời của mình cả.
Và hôm nay, thầy Nombre vẫn sống cuộc đời của riêng ông.
Cùng với con Pooh già nua, lông xù.
Yuji xoa xoa dưới cằm con Pooh, lập tức cổ họng con Pooh phát ra tiếng kì lạ. Chính xác thì đó là một dao động thoảng qua của không khí. Dù vậy, dao động ấy vẫn đầy đủ vần điệu.
Nếu phải viết hẳn ra, có thể diễn tả tiếng ấy thế này: “~?”
Thầy Nombre từng kể cho tôi, người chủ trước đã tiến hành phẫu thuật để lấy đi giọng của con Pooh.
Giờ đây mỗi khi được các con chó khác trong công viên chào “gâu gâu”, Pooh chỉ có thể đáp lại ”~?”. Nhưng bản thân nó có vẻ chẳng bận tâm lắm đến chuyện này.
“Tối nay hai bố con ăn cà ri à?”
Thầy Nombre nhìn vào túi ni lông đi chợ của tôi, hỏi.
“Vâng. Còn thầy?”
“Của tôi đây.”
Trong túi ni lông ông giơ lên cho tôi xem có một hộp cá trích tẩm bột rán.
“Hàng tồn nên được giảm nửa giá. Đỡ được bao nhiêu.”
Ông đưa chiếc túi lên gần mũi ngửi, vẻ mặt mãn nguyện.
“Đây cũng là một trong những niềm vui nho nhỏ của tôi đấy.”
Trông gương mặt rạng ngời của thầy Nombre lúc ấy, tự nhiên tôi thấy buồn.
Chẳng rõ tại sao nữa. Chỉ biết là buồn.
Có phải vì niềm vui của thầy Nombre quá tằn tiện? Một người đang ở chương cuối của cuộc đời đáng ra vẫn có thể hưởng nhiều trái ngọt hơn chứ.
Bởi thế nên tôi thấy buồn?
Tôi và thầy Nombre ngồi trên ghế đá nói đủ thứ chuyện, cùng lúc quan sát Yuji và con Pooh chơi đùa. Tôi thổ lộ với ông kế hoạch tôi ấp ủ gần đây.“Chuyện là, em đang có ý định viết tiểu thuyết.”
Thầy Nombre khẽ nhích ra khỏi vị trí đang ngồi, hơi ngả người lại phía sau, mắt nheo lại như muốn thu trọn hình ảnh của tôi vào tầm mắt. Thầy đưa cả hai tay lên, đoạn bảo tôi:
“Tuyệt! Tuyệt lắm!”
“Thầy nghĩ vậy ạ?”
“Ừ. Tiểu thuyết là nguồn dinh dưỡng cho tâm hồn. Là ngọn đèn trong đêm đen, là hạnh phúc vượt lên trên cả tình yêu.”
“Cũng không đến mức to tát vậy đâu thầy ạ. Em chỉ định viết chuyện của em và Mio, để sau này Yuji đọc thôi.”
“Ừ, ý hay đấy. Cô ấy là một phụ nữ tuyệt vời.”
Yuji kéo cổ con Pooh xuống, giả vờ cắn vào tai con chó. Con Pooh khó chịu ra mặt, liên tục kêu “~?” “~?”.
“Có lẽ em bị bệnh hay sao đó mà dạo này trí nhớ rất kém.”
Cho nên, tôi tiếp tục.
“Em muốn viết lại trước khi quên hết mọi chuyện.”
Thầy Nombre khẽ gật đầu.
“Quên là một việc đáng buồn. Tôi cũng quên mất nhiều chuyện rồi. Nếu nhớ được ta sẽ sống lại khoảnh khắc xưa kia thêm một lần nữa. Sống lại trong đầu mình ấy.”
Thầy Nombre chỉ vào đầu mình. Đầu ngón tay run rẩy trông như thể thầy đang cố viết từ gì đó vào bên thái dương.
“Mất trí nhớ rồi thì không thể sống lại những ngày tháng ấy nữa. Như cuộc đời dần trôi tuột khỏi kẽ tay ta.”
Thầy Nombre gật gù trước câu nói của mình đến mấy lần trước khi tiếp tục.
“Vì vậy, tôi nghĩ, ghi chép lại các thứ là một việc nên làm. Biết đâu, cuốn sách của cậu sẽ có nội dung đầy đủ hơn cuốn sách của tôi (nói đến đây, ông nháy một bên mắt rất điệu nghệ). Một trong những tiểu thuyết được coi là vĩ đại nhất thế kỉ hai mươi cũng bắt đầu từ việc lần lại ký ức tuổi thơ đấy.”
Thầy Nombre chậm rãi đứng lên.Trông ông chật vật đến nỗi tưởng chừng lực hấp dẫn dưới chân ông mạnh gấp đôi những người khác.
“Đến giờ tôi phải về rồi. Niềm vui nho nhỏ đang đợi tôi.”
Đoạn ông chậm chạp bước từng bước ngắn. Con Pooh nhận ra, liền chạy tới, đi theo chủ.
“Chào thầy nhé,” tôi nói.
Thầy Nombre không ngoảnh lại, chỉ giơ tay phải lên chào, chân vẫn bước.
“Chào Pooh nhé!” Yuji nói.
Con Pooh ngoái lại kêu “~?” rồi chạy theo thầy Nombre.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi kể cho Yuji chuyện về tinh cầu Lưu Trữ. Tôi kể thêm nhiều chi tiết nhằm tăng thêm tính hiện thực cho tinh cầu này. Bản thân tinh cầu cũng trở nên sống động hơn qua mỗi câu hỏi của Yuji.
“Tinh cầu này có hình gì ạ?”
Với câu hỏi này, tinh cầu có thêm hình thù cụ thể.Tôi lấy chiếc bút dạ, vẽ phác hình tinh cầu lên mặt sau một tờ quảng cáo rao vặt.
Tinh cầu trông thế này.
“Toàn bộ bề mặt tinh cầu được bao phủ bởi các tòa nhà giống như thư viện.”
“Không có núi hay biển gì ạ?”
“Không có. Người ta san núi đi rồi dùng đất đó để lấp sông và biển. Sau khi san phẳng những chỗ mấp mô, họ xây các tòa nhà lên trên đó.”
“Sao lại thế ạ?”
“Vì nơi đó đông người lắm. Không được để lãng phí bất kỳ khoảnh đất nào.”
“Thật ạ?”
“Con thử nghĩ xem. Có bao nhiêu là người ở trong trái tim bố. Giờ họ không còn trên Trái Đất này nữa mà đang sống trên tinh cầu Lưu Trữ.”
“Bố có kể rồi.”
“Như vậy, nếu cộng cả những người có trong tim mọi người trên Trái Đất thì tất cả sẽ là bao nhiêu người?”
“Ừm. Con không biết.” (Động não chút đi chứ, Yuji!)
“Thế này nhé, giả sử trong tim mỗi người có khoảng mười người, như vậy tính ra có hơn sáu mươi tỷ người sống trên tinh cầu Lưu Trữ. (Con số này sẽ nhỏ hơn nếu loại đi những trường hợp trùng lặp, nhưng thật khó giải thích cho Yuji hiểu được.)
“Sáu mươi tỷ là bao nhiêu ạ?”
“Xem nào, chẳng hạn trường của Yuji có khoảng một nghìn học sinh, tính từ lớp Một đến lớp Sáu. Con đã thấy tất cả các bạn vào giờ tập trung buổi sáng rồi phải không?”
“Rồi ạ.”
“Như vậy, sẽ là… đợi bố chút (tôi nhẩm đếm các số 0 bằng ngón tay), tương đương với khoảng sáu mươi triệu lần như vậy.”
“Sáu mươi triệu là bao nhiêu ạ?”
(Một câu hỏi rất đỗi hiển nhiên.)
“Là… xem nào. Cái chai đặt trên nóc ti vi nhà mình đầy ắp đồng xu một yên phải không?”
“Vâng. Con để dành suốt bao lâu rồi.”
“Đúng rồi. Trong đấy phải có chừng một nghìn đồng xu, vậy sáu mươi triệu sẽ là khoảng sáu mươi nghìn cái chai giống thế kia.”
“Sáu mươi nghìn là bao nhiêu ạ?”
(Một câu hỏi rất hay.)
“Là… sáu mươi nghìn là…à bố nghĩ ra rồi, bố và Yuji vẫn thường đến thư viện phải không nào?”
“Vâng.”
“Có lần bố nghe nói rằng ở thư viện có khoảng sáu mươi nghìn quyển sách.”
“Tất cả sách ở thư viện?”
“Ừ.”
“Vậy chỗ đấy là sáu mươi nghìn ạ…”
Nằm trong chăn bên cạnh, Yuji ngẫm nghĩ một lúc. Yuji nghĩ rất lâu, tôi tưởng thằng bé đã ngủ rồi, nhưng đột nhiên nó thì thào:
“Takkun ơi?” (Yuji vẫn gọi tôi như vậy.)
/27
|