Hôm sau, đúng giờ Thìn, Thanh Nguyên đến quán nước chờ. Một lúc sau, một người hầu của tam gia bước đến.
Nhìn trước nhìn sau như sợ có kẻ theo dõi, thấy không có gì bất thường, mới yên tâm ngồi xuống.
Thanh Nguyên phì cười trước độ "lẩm cẩm" của hắn. Khi người đó giở chiếc nón lá ra, Thanh Nguyên mới biết hoá ra là cậu bé ăn mày nọ.
Thanh Nguyên cười nhẹ nhàng, nói: "Sao rồi? Làm việc ở Huỳnh gia quen chưa?"
Cậu bé đỏ mặt nhìn nàng, cúi đầu xuống, giọng lí nhí như muỗi kêu: "Cám ơn tỷ tỷ. Ta nhất định sẽ cố gắng. Ông chủ kêu ta đưa vật này cho tỷ tỷ."
Thanh Nguyên cầm lấy tấm thẻ dự thi. Đó là một miếng bạc mỏng, trên đó khắc tên nàng Trần Thanh Nguyên
Huỳnh Tân đúng là có bản lĩnh, một người không lai lịch, xuất thân không rõ ràng như nàng mà hắn cũng xoay sở lấy được tấm thẻ này. Quả là hao tổn không ít tâm trí.
Thanh Nguyên đứng dậy, véo mặt cậu bé rồi nói: "Em phải cố gắng phấn đấu đấy. Tương lai của em do chính em nắm giữ, nhớ chưa?"
Nàng quay người bước đi, để lại cậu bé tim đập thình thịch, mặt đỏ gấc.
----------
Thanh Nguyên có mặt ở một căn biệt viện cực kì lộng lẫy. Đấy là nơi diễn ra vòng loại.
Có khoảng một một trăm ngươi đến dự thi.
Trên mặt họ là nét căng thẳng, lo sợ dễ nhận ra.
Hai vị tiểu thư đứng một góc nói chuyện với nhau.
Tam tiểu thư đứng ở một góc khác, nhìn họ cứ như người dưng. Tiêu Lam rất thoải mái, luôn miệng mỉm cười, chẳng có vẻ gì lo lắng.
La Viện Kỳ vừa đến, thấy Tiêu Lam, bèn chạy qua chỗ nàng ta.
La Viện Kỳ rất đẹp, không phải kiểu đẹp dịu dàng như Tiêu Lam, đó là một vẻ đẹp trẻ con, có chút ngay thơ. Đôi mắt to, tinh nghịch. Gò má bụ bẩm nhìn rất đáng yêu. Nụ cười rất trong sáng, không hề giả tạo. Thanh Nguyên đã từng đọc câu bày ở đâu đó rồi "Nụ cười đẹp nhất là nụ cười thật lòng."
Tuy khuôn mặt không đẹp đến mức khó thở như Tiêu Lam, nhưng nụ cười thì đẹp hơn hẳn.
Nụ cười tạo cảm giác vui vẻ cho người đối diện.
Một cô gái như vậy, luôn sống trong sự bao bọc, không nhìn thấy sự đen tối của cuộc đời. Một cô gái như vậy chỉ thích hợp với cuộc sống vô lo vô nghĩ. Đẩy một bông hoa thuần khiết như vậy vào cung thỉ thật tàn nhẫn.
Nàng ấy cứ líu lo nói chuyện với Tiêu Lam. Tiêu Lam cũng đáp lại rất thân thiết. Nhìn họ càng giống chị em hơn khi Tiêu lam nói chuyện với hai cô chị.
Phía xa hơn nữa, Hứa Thu và Lâm Công Khanh.
Nàng chưa từng gặp mặt họ, nhưng chỉ cần nhìn vẻ nhún nhường của các thí sinh khác là dễ dàng đoán ra.
Hứa Thu không đẹp lắm, chỉ được xem là thanh tú, dễ nhìn. Thua xa Tiêu Lam và La Viện Kỳ.
Lâm Công Khanh thì rất đẹp trai. Mày rậm, mắt sáng, một nét đệp mạnh mẽ, anh tuấn.
Cả hai người đều rất lạnh lùng, không nói chuyện với ai cả, chỉ lẳng lặng đứng một góc, nhưng vẫn hấp dẫn ánh mắt người khác.
Đợi khoảng nửa canh giờ, có một lão già đi ra, đứng trên bục cao, giọng nói mạch lạc mạnh mẽ, đối lập với vẻ già khọm bên ngoài.
"Ta tên Vương Kiên, từng là thầy giáo của Tông đế, bây giờ làm việc ở Tàng thư các (thư viện hoàng gia). Rất hoan nghênh các vị tài tử, tài nữ đến tham dự cuộc thi. Chắc các vị ở đây đều biết rõ quy tắc của cuộc thi, ta cũng không cần nói nhiều. Vòng loại này có một trăm người hết thảy, chia làm năm nhóm, mỗi nhóm có hai mươi lăm người. Các vị sẽ tự đấu thơ với nhau, sau một canh giờ mỗi nhóm sẽ tự chọn ra năm người vào vòng một. Bây giờ, ta sẽ phân loại xem ai vào nhóm nào."
Nói xong, ông lão bắt đầu đọc tên sắp xếp từng nhóm một.
Thanh Nguyên vào nhóm hai, chung với hai vị tiểu thư.
La Viện Kỳ vào nhóm một, chung với Hứa Thu.
Lâm Công Khanh vào nhóm ba.
Tiêu Lam được xếp vào nhóm bốn.
Sắp xếp xong, cả năm nhóm tản ra về năm căn phòng khác nhau.
Nhóm hai của Thanh Nguyên đi vào căn phòng số hai.
Vừa vào phòng, mọi người im lặng, bắt đầu nhìn nhau bằng vẻ thù địch.
Một người khá nổi bật trong nhóm, nói: "Cứ nhìn nhau như vậy thì cũng chẳng giải quyết được gì. Chúng ta cứ chia làm năm nhóm để tự thi với nhau nhé. Người có tài thì thắng, thế nhé."
Mọi người không phản đối gì, dù sao đây cũng là cách tốt nhất.
Thanh Nguyên vào chung một nhóm với bốn cậu thanh niên khác.
Họ nhìn nhau, không biết nói gì. Cuối cùng Thanh Nguyên đành lên tiếng trước: "Chúng ta thi đối câu. Được không? Thời gian không còn nhiều, cứ dây dưa mãi thì đến tối cũng không xong đâu."
Bồn người còn lại gật đầu tán thành. Một thư sinh mặt xanh môi tái nói: "Vậy để ta ra câu đối trước nhé. Cúc dục ân thâm Đông hải đại"
Ba anh thư sinh còn lại suy nghĩ một lát, một anh đối lại. "Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao." hớn hở đọc tiếp
"Tôi có một câu đối :"Rễ sâu chẳng sợ cành lay động", xin các vị đối lại."
Ba anh kia cũng nghĩ ngẫm nghĩ một lúc, một anh đối lại.
"Tôi xin phép đối lại: "Cây thẳng đừng lo bóng xế chiều". Rồi đọc thêm một câu đối khác nữa
"Đạo mẹ, đức cha, biển rộng trời cao khôn sánh"
Anh thư sinh ra câu đối đầu tiên, nghĩ ra câu đối, đáp lại: "Tình chồng, nghĩa vợ, buồn ân bể ái nào tày"
Thấy mọi người không có ý kiến gì, khoan thai định đọc tiếp, thì Thanh Nguyên cắt lời. "Các anh em, ta thấy cứ kiểu này sẽ không chọn ra người thắng đâu. Các huynh đều là những nhân tài hiếm thấy, "Kỳ phùng địch thủ" với nhau. Ta tự nhận bản thân tài học thô thiển, nhưng nếu bảo ta rút lui như vậy thì ta cũng không phục. Hay là vậy đi, cũng gần hết một canh giờ rồi, ta sẽ ra một câu đối, nếu các huynh đối lại được, ta lập tức nhận thua. Các huynh bắt cặp với nhau mà đấu tiếp. Còn nếu không ai đối được, thì ta sẽ là người vào vòng sau, các huynh nghĩ sao?"
Họ nhìn nhau, ngẫm lại thấy cũng có lý. Lại thấy Thanh Nguyên râu ria xồm xoàm, thô lỗ, (Ở đất nước này, chỉ có dân lao động tay chân, ít học mới để râu.) nhìn không giống kẻ có tài, vả lại từ đầu tới cuối không đối lại được một câu, cũng vui vẻ gật đầu đồng ý, nói: "Được, vậy mời anh bạn ra câu đối."
Thanh Nguyên ra chiều nghĩ ngợi, rồi đọc: "Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách" ("Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại") (Chú thích : câu đối này là của Nguyễn Giản Thanh)
Bốn người còn lại nhìn nhau. Rất lâu sau đó cũng không ai đối lại được.
Tất nhiên rồi, đây là một câu đối nổi tiếng của một danh nhân mà, đám thư sinh bình thường này sao đối lại được chứ.
"Boong", một tiếng trống vang lên, báo hiệu đã hết một canh giờ.
Bốn chàng thư sinh kia, mặt nhăn như khỉ ăn ớt, buồn bực bỏ đi. Một trong bốn người nhìn nàng chằm chắm rồi cười cười: "Anh bạn thắng rồi. Thì ra là cao nhân. Chúng tôi đúng là múa rìu mà đòi qua mắt thợ mà. Bái phục."
"Huynh quá khen. Ta không giỏi vậy đâu." Thật đấy, ta chỉ đạo thôi.
Thanh Nguyên cực kì xấu hổ. Câu đối này vốn dĩ không phải của nàng. Hy vọng không bị kiện đòi bồi thưởng tiền bản quyền.
Cũng may, trước đây nàng từng có một ông boss người Trung Quốc thích thơ Đường, thích câu đối. Lúc trước còn chửi rủa ông ta có những sở thích điên khùng, bây giờ mới thấy hữu dụng.
"Huynh không cần khiêm tốn. Đây quả thực là một câu đối hay, đơn giản mà thâm thúy. Xin huynh có thể cho ta biết câu đối còn lại được không?"
Thanh Nguyên mở miệng đọc nốt câu còn lại. "Sắc bất ba đào, dị nịch nhân" ("Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm") (Của Nguyễn Giản Thanh nốt )
Anh thư sinh lẩm nhẩm câu đối, rồi cười tươi: "Ta đã thua một cách tâm phục khẩu phục. Cũng không uổng công đến tham dự. Chúc anh bạn vào được vòng cuối. Tạm biệt"
Thanh Nguyên rất thích anh chàng này, có dũng khí nhận thua, thắng không kiêu ngạo, bại không không nản chí.
Cả nhóm người cùng bước ra khỏi phòng. Có người vẻ mặt hớn hở, có người buồn ảm đạm. Hai vị tiểu thư cũng không vào được vòng trong. Nhưng họ không có vẻ thất vọng. Nghe nói họ đã từng tham gia hết thảy ba lần nhưng chưa bao giờ qua được vòng loại.
Thí sinh từ các phòng khác cũng lục tục đi ra. Cũng có những gương mặt thất vọng xen lẫn những gương mặt vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng như dự đoán, La Viện Kỳ, Lâm Công Khanh, Hứa Thu, Tiêu Lam, đều được vào vòng trong.
Những người thua bị thu hồi thẻ dự thi, những tấm thẻ này sẽ bị tiêu hủy. Năm ngày sau, vòng một sẽ bắt đầu. Mọi người có vẻ kinh ngạc khi thấy tấm thẻ của nàng không bị thiêu hủy, họ không ngờ một kẻ trông thô lỗ, không học thức như vậy lại đánh bại được những anh chàng thư sinh sách vở đầy bụng.
Phía bên ngoài Phong thành, bản danh sách những người qua vòng loại vừa được đưa ra, mọi người đã nhốn nháo, sôi sục cả lên. Bởi trong danh sách đó có cái tên Trần Thanh Nguyên. Cách đây một giờ, thậm chí họ còn không biết có người này tham gia. Các sòng bạc mở ra đã gần cả tháng nay nhưng không ai đặt một đồng nào cho người này.
Thế mà hôm nay, lại có rất nhiều người cùng cược hắn sẽ vào vòng loại. Thần kỳ hơn là, hắn quả thực đã qua được vòng loại. Tất cả những người tham gia cuộc thi này đều con cháu của những gia tộc thư hương, là những trí sĩ, tài tử nổi danh. Không ai nghĩ một người có lai lịch bình thường như hắn sẽ vào được vòng trong.
Tam gia cố tình tạo một gia thế vô cùng tầm thường cho nàng, để tránh sự chú ý. Người ta thường nhìn vào gia cảnh một người để đánh giá người đó. Gia cảnh của Thanh Nguyên là con một gia đình bán giấy bút. Không ai đặt một cắc bạc nào cho nàng, vậy là tam gia "bội thu". Không cần nói cũng hiểu, "nhiều người cùng đặt cược" cho nàng, đều là người của tam gia.
Thanh Nguyên lẩn trong đám đông, đi mất.
Đi đến một ngõ vắng, dừng lại, nói to: "Nhắn với tam gia là mọi chuyện như cũ ở vòng một."
Rồi đi mất.
Một bóng đen đi sau nàng nghe vậy, quay đầu về hướng ngược lại, không đi theo nàng nữa.
Năm ngày sau, vòng một bắt đầu.
Nhìn trước nhìn sau như sợ có kẻ theo dõi, thấy không có gì bất thường, mới yên tâm ngồi xuống.
Thanh Nguyên phì cười trước độ "lẩm cẩm" của hắn. Khi người đó giở chiếc nón lá ra, Thanh Nguyên mới biết hoá ra là cậu bé ăn mày nọ.
Thanh Nguyên cười nhẹ nhàng, nói: "Sao rồi? Làm việc ở Huỳnh gia quen chưa?"
Cậu bé đỏ mặt nhìn nàng, cúi đầu xuống, giọng lí nhí như muỗi kêu: "Cám ơn tỷ tỷ. Ta nhất định sẽ cố gắng. Ông chủ kêu ta đưa vật này cho tỷ tỷ."
Thanh Nguyên cầm lấy tấm thẻ dự thi. Đó là một miếng bạc mỏng, trên đó khắc tên nàng Trần Thanh Nguyên
Huỳnh Tân đúng là có bản lĩnh, một người không lai lịch, xuất thân không rõ ràng như nàng mà hắn cũng xoay sở lấy được tấm thẻ này. Quả là hao tổn không ít tâm trí.
Thanh Nguyên đứng dậy, véo mặt cậu bé rồi nói: "Em phải cố gắng phấn đấu đấy. Tương lai của em do chính em nắm giữ, nhớ chưa?"
Nàng quay người bước đi, để lại cậu bé tim đập thình thịch, mặt đỏ gấc.
----------
Thanh Nguyên có mặt ở một căn biệt viện cực kì lộng lẫy. Đấy là nơi diễn ra vòng loại.
Có khoảng một một trăm ngươi đến dự thi.
Trên mặt họ là nét căng thẳng, lo sợ dễ nhận ra.
Hai vị tiểu thư đứng một góc nói chuyện với nhau.
Tam tiểu thư đứng ở một góc khác, nhìn họ cứ như người dưng. Tiêu Lam rất thoải mái, luôn miệng mỉm cười, chẳng có vẻ gì lo lắng.
La Viện Kỳ vừa đến, thấy Tiêu Lam, bèn chạy qua chỗ nàng ta.
La Viện Kỳ rất đẹp, không phải kiểu đẹp dịu dàng như Tiêu Lam, đó là một vẻ đẹp trẻ con, có chút ngay thơ. Đôi mắt to, tinh nghịch. Gò má bụ bẩm nhìn rất đáng yêu. Nụ cười rất trong sáng, không hề giả tạo. Thanh Nguyên đã từng đọc câu bày ở đâu đó rồi "Nụ cười đẹp nhất là nụ cười thật lòng."
Tuy khuôn mặt không đẹp đến mức khó thở như Tiêu Lam, nhưng nụ cười thì đẹp hơn hẳn.
Nụ cười tạo cảm giác vui vẻ cho người đối diện.
Một cô gái như vậy, luôn sống trong sự bao bọc, không nhìn thấy sự đen tối của cuộc đời. Một cô gái như vậy chỉ thích hợp với cuộc sống vô lo vô nghĩ. Đẩy một bông hoa thuần khiết như vậy vào cung thỉ thật tàn nhẫn.
Nàng ấy cứ líu lo nói chuyện với Tiêu Lam. Tiêu Lam cũng đáp lại rất thân thiết. Nhìn họ càng giống chị em hơn khi Tiêu lam nói chuyện với hai cô chị.
Phía xa hơn nữa, Hứa Thu và Lâm Công Khanh.
Nàng chưa từng gặp mặt họ, nhưng chỉ cần nhìn vẻ nhún nhường của các thí sinh khác là dễ dàng đoán ra.
Hứa Thu không đẹp lắm, chỉ được xem là thanh tú, dễ nhìn. Thua xa Tiêu Lam và La Viện Kỳ.
Lâm Công Khanh thì rất đẹp trai. Mày rậm, mắt sáng, một nét đệp mạnh mẽ, anh tuấn.
Cả hai người đều rất lạnh lùng, không nói chuyện với ai cả, chỉ lẳng lặng đứng một góc, nhưng vẫn hấp dẫn ánh mắt người khác.
Đợi khoảng nửa canh giờ, có một lão già đi ra, đứng trên bục cao, giọng nói mạch lạc mạnh mẽ, đối lập với vẻ già khọm bên ngoài.
"Ta tên Vương Kiên, từng là thầy giáo của Tông đế, bây giờ làm việc ở Tàng thư các (thư viện hoàng gia). Rất hoan nghênh các vị tài tử, tài nữ đến tham dự cuộc thi. Chắc các vị ở đây đều biết rõ quy tắc của cuộc thi, ta cũng không cần nói nhiều. Vòng loại này có một trăm người hết thảy, chia làm năm nhóm, mỗi nhóm có hai mươi lăm người. Các vị sẽ tự đấu thơ với nhau, sau một canh giờ mỗi nhóm sẽ tự chọn ra năm người vào vòng một. Bây giờ, ta sẽ phân loại xem ai vào nhóm nào."
Nói xong, ông lão bắt đầu đọc tên sắp xếp từng nhóm một.
Thanh Nguyên vào nhóm hai, chung với hai vị tiểu thư.
La Viện Kỳ vào nhóm một, chung với Hứa Thu.
Lâm Công Khanh vào nhóm ba.
Tiêu Lam được xếp vào nhóm bốn.
Sắp xếp xong, cả năm nhóm tản ra về năm căn phòng khác nhau.
Nhóm hai của Thanh Nguyên đi vào căn phòng số hai.
Vừa vào phòng, mọi người im lặng, bắt đầu nhìn nhau bằng vẻ thù địch.
Một người khá nổi bật trong nhóm, nói: "Cứ nhìn nhau như vậy thì cũng chẳng giải quyết được gì. Chúng ta cứ chia làm năm nhóm để tự thi với nhau nhé. Người có tài thì thắng, thế nhé."
Mọi người không phản đối gì, dù sao đây cũng là cách tốt nhất.
Thanh Nguyên vào chung một nhóm với bốn cậu thanh niên khác.
Họ nhìn nhau, không biết nói gì. Cuối cùng Thanh Nguyên đành lên tiếng trước: "Chúng ta thi đối câu. Được không? Thời gian không còn nhiều, cứ dây dưa mãi thì đến tối cũng không xong đâu."
Bồn người còn lại gật đầu tán thành. Một thư sinh mặt xanh môi tái nói: "Vậy để ta ra câu đối trước nhé. Cúc dục ân thâm Đông hải đại"
Ba anh thư sinh còn lại suy nghĩ một lát, một anh đối lại. "Sinh thành nghĩa trọng Thái sơn cao." hớn hở đọc tiếp
"Tôi có một câu đối :"Rễ sâu chẳng sợ cành lay động", xin các vị đối lại."
Ba anh kia cũng nghĩ ngẫm nghĩ một lúc, một anh đối lại.
"Tôi xin phép đối lại: "Cây thẳng đừng lo bóng xế chiều". Rồi đọc thêm một câu đối khác nữa
"Đạo mẹ, đức cha, biển rộng trời cao khôn sánh"
Anh thư sinh ra câu đối đầu tiên, nghĩ ra câu đối, đáp lại: "Tình chồng, nghĩa vợ, buồn ân bể ái nào tày"
Thấy mọi người không có ý kiến gì, khoan thai định đọc tiếp, thì Thanh Nguyên cắt lời. "Các anh em, ta thấy cứ kiểu này sẽ không chọn ra người thắng đâu. Các huynh đều là những nhân tài hiếm thấy, "Kỳ phùng địch thủ" với nhau. Ta tự nhận bản thân tài học thô thiển, nhưng nếu bảo ta rút lui như vậy thì ta cũng không phục. Hay là vậy đi, cũng gần hết một canh giờ rồi, ta sẽ ra một câu đối, nếu các huynh đối lại được, ta lập tức nhận thua. Các huynh bắt cặp với nhau mà đấu tiếp. Còn nếu không ai đối được, thì ta sẽ là người vào vòng sau, các huynh nghĩ sao?"
Họ nhìn nhau, ngẫm lại thấy cũng có lý. Lại thấy Thanh Nguyên râu ria xồm xoàm, thô lỗ, (Ở đất nước này, chỉ có dân lao động tay chân, ít học mới để râu.) nhìn không giống kẻ có tài, vả lại từ đầu tới cuối không đối lại được một câu, cũng vui vẻ gật đầu đồng ý, nói: "Được, vậy mời anh bạn ra câu đối."
Thanh Nguyên ra chiều nghĩ ngợi, rồi đọc: "Vũ vô kiềm tỏa, năng lưu khách" ("Mưa, dù không xích không khóa, cũng có thể giữ chân khách ở lại") (Chú thích : câu đối này là của Nguyễn Giản Thanh)
Bốn người còn lại nhìn nhau. Rất lâu sau đó cũng không ai đối lại được.
Tất nhiên rồi, đây là một câu đối nổi tiếng của một danh nhân mà, đám thư sinh bình thường này sao đối lại được chứ.
"Boong", một tiếng trống vang lên, báo hiệu đã hết một canh giờ.
Bốn chàng thư sinh kia, mặt nhăn như khỉ ăn ớt, buồn bực bỏ đi. Một trong bốn người nhìn nàng chằm chắm rồi cười cười: "Anh bạn thắng rồi. Thì ra là cao nhân. Chúng tôi đúng là múa rìu mà đòi qua mắt thợ mà. Bái phục."
"Huynh quá khen. Ta không giỏi vậy đâu." Thật đấy, ta chỉ đạo thôi.
Thanh Nguyên cực kì xấu hổ. Câu đối này vốn dĩ không phải của nàng. Hy vọng không bị kiện đòi bồi thưởng tiền bản quyền.
Cũng may, trước đây nàng từng có một ông boss người Trung Quốc thích thơ Đường, thích câu đối. Lúc trước còn chửi rủa ông ta có những sở thích điên khùng, bây giờ mới thấy hữu dụng.
"Huynh không cần khiêm tốn. Đây quả thực là một câu đối hay, đơn giản mà thâm thúy. Xin huynh có thể cho ta biết câu đối còn lại được không?"
Thanh Nguyên mở miệng đọc nốt câu còn lại. "Sắc bất ba đào, dị nịch nhân" ("Sắc đẹp, dù chẳng phải sóng gió, cũng dễ làm cho người ta chìm đắm") (Của Nguyễn Giản Thanh nốt )
Anh thư sinh lẩm nhẩm câu đối, rồi cười tươi: "Ta đã thua một cách tâm phục khẩu phục. Cũng không uổng công đến tham dự. Chúc anh bạn vào được vòng cuối. Tạm biệt"
Thanh Nguyên rất thích anh chàng này, có dũng khí nhận thua, thắng không kiêu ngạo, bại không không nản chí.
Cả nhóm người cùng bước ra khỏi phòng. Có người vẻ mặt hớn hở, có người buồn ảm đạm. Hai vị tiểu thư cũng không vào được vòng trong. Nhưng họ không có vẻ thất vọng. Nghe nói họ đã từng tham gia hết thảy ba lần nhưng chưa bao giờ qua được vòng loại.
Thí sinh từ các phòng khác cũng lục tục đi ra. Cũng có những gương mặt thất vọng xen lẫn những gương mặt vui vẻ, hạnh phúc.
Đúng như dự đoán, La Viện Kỳ, Lâm Công Khanh, Hứa Thu, Tiêu Lam, đều được vào vòng trong.
Những người thua bị thu hồi thẻ dự thi, những tấm thẻ này sẽ bị tiêu hủy. Năm ngày sau, vòng một sẽ bắt đầu. Mọi người có vẻ kinh ngạc khi thấy tấm thẻ của nàng không bị thiêu hủy, họ không ngờ một kẻ trông thô lỗ, không học thức như vậy lại đánh bại được những anh chàng thư sinh sách vở đầy bụng.
Phía bên ngoài Phong thành, bản danh sách những người qua vòng loại vừa được đưa ra, mọi người đã nhốn nháo, sôi sục cả lên. Bởi trong danh sách đó có cái tên Trần Thanh Nguyên. Cách đây một giờ, thậm chí họ còn không biết có người này tham gia. Các sòng bạc mở ra đã gần cả tháng nay nhưng không ai đặt một đồng nào cho người này.
Thế mà hôm nay, lại có rất nhiều người cùng cược hắn sẽ vào vòng loại. Thần kỳ hơn là, hắn quả thực đã qua được vòng loại. Tất cả những người tham gia cuộc thi này đều con cháu của những gia tộc thư hương, là những trí sĩ, tài tử nổi danh. Không ai nghĩ một người có lai lịch bình thường như hắn sẽ vào được vòng trong.
Tam gia cố tình tạo một gia thế vô cùng tầm thường cho nàng, để tránh sự chú ý. Người ta thường nhìn vào gia cảnh một người để đánh giá người đó. Gia cảnh của Thanh Nguyên là con một gia đình bán giấy bút. Không ai đặt một cắc bạc nào cho nàng, vậy là tam gia "bội thu". Không cần nói cũng hiểu, "nhiều người cùng đặt cược" cho nàng, đều là người của tam gia.
Thanh Nguyên lẩn trong đám đông, đi mất.
Đi đến một ngõ vắng, dừng lại, nói to: "Nhắn với tam gia là mọi chuyện như cũ ở vòng một."
Rồi đi mất.
Một bóng đen đi sau nàng nghe vậy, quay đầu về hướng ngược lại, không đi theo nàng nữa.
Năm ngày sau, vòng một bắt đầu.
/83
|