Hôm nay là một ngày cực kì náo nhiệt. Trời xanh, mây trắng, điểm một vài cánh chim. Dân trong thành cực kì hào hứng. Vòng một của Thi hội sẽ diễn ra vào ngày hôm nay. Từ sáng sớm, các sòng bạc đã mở cửa đánh cược.
Hai mươi lăm người dự thi đã cùng có mặt tại tòa biệt viện hôm trước
Không ai buồn nói chuyện với ai cả.
Không khí khá căng thẳng.
Ai cũng nhìn nhau bằng ánh mắt xem thường. Những người này đúng là mắt mọc trên trán mà (tự cao).
Dĩ nhiên, người "được" xem thường nhất ở đây, ngoại trừ Thanh Nguyên thì còn ai có "vinh dự" đó.
Đây là lần đầu tiên một kẻ xuất thân bần hàn được vào vòng trong.
Không ai bắt chuyện hay đứng chung với nàng. Làm vậy là điều sỉ nhục.
Nhưng chả sao, vậy thì càng yên tĩnh.
Đột nhiên có khoảng năm người cùng đi ra từ một căn phòng lớn.
Ông lão giám khảo hôm trước đi lên trên một chiếc bục cao, nói: "Chào mừng các bạn đến tham gia vòng một. Qui tắc ở vòng một như sau, các bạn sẽ cùng làm một bài thơ chủ đề tùy thích, giám khảo sẽ chọn ra hai mươi bài thơ hay nhất, chính là hai mươi người được vào vòng sau. Thành phần ban giám khảo có cựu đại học sỹ Lý Thế"
Là một ông già lụ khụ ngồi ở hàng đầu.
"Nhà thơ Tống Tường"
Một người đàn ông trung niên nho nhã.
"Thầy giáo, kì thủ nổi tiếng Lâm Thông."
Không hiểu sao nàng cứ thấy ông ta nhìn rất quen mắt.
"Người đoạt giải kì thi trước Tô Hào ngự sử."
Người này đậm chất thư sinh, nghĩa là xanh xao, trắng trẻo, tao nhã.
"Cuối cùng là nhà phê bình thơ Lê Nghĩa"
Hình như đây là người trẻ nhất trong năm người, vóc dáng nhỏ bé, lùn, gương mặt hơi thô.
"Bây giờ cuộc thi bắt đầu. Các bạn có một nén nhang. Sau khi hết giờ chúng tôi sẽ thu hết các bài thơ của các bạn, đọc công khai, rồi phê bình và cùng xem xét với nhau. Bắt đầu."
Có hai mươi lăm người đi ra, mỗi người cầm một cái khay, trên đó có giấy, viết, khiên mực.
Trên mỗi cái khay đều có ghi tên từng người. Một người đi đến trước mặt nàng, dẫn nàng vào một căn rất đẹp. Những người khác cũng được dẫn vào những căn phòng khác.
Tên đó cung kính đứng bên cạnh nàng suốt, nhưng tuyệt nhiên không nói một câu nào.
Hiểu rồi, giám sát xem những người dự thi có gian lận không ấy mà.
Thanh Nguyên suy nghĩ một lúc lâu, rồi đặt bút viết.
Viết xong, quay qua nói với tên "giám thị": "Chừng nào hết giờ thì gọi ta dậy"
Rồi lăn ra bàn...ngủ.
Tên người hầu dở khóc dở cười.
----------
Lát sau, người kia lay nàng dậy.
Thanh Nguyên mơ màng đứng dậy, ra khỏi phòng, đến một sân vườn lớn, có xếp sẵn chỗ ngồi và thức ăn. Những cái bàn nhỏ xếp thành vòng tròn lớn.
Không ai có tâm trạng ăn uống.
Những món trên bàn đều cực ngon, toàn là đồ hảo hạng. Thanh Nguyên ăn như hổ đói.
Một tên thư sinh ngồi kế thấy vậy, châm biếm: "Làm như chưa từng được thấy qua những thứ này vậy. Ý, xin lỗi, ta quên mất, ngươi đúng là chưa bao giờ thấy nhỉ"
Một kẻ khác phụ họa. "Mặc xác người ta, anh Từ ơi. Dù sao sau hôm nay cũng bị loại mà, cứ để người ta tranh thủ một bữa cuối đi."
Những người khác nghe vậy cười ầm lên.
Thanh Nguyên cứ thản nhiên ăn uống như không biết người bị châm biếm là mình.
Thái độ quá mức thờ ơ của nàng khiến bọn họ không còn hứng thú trêu chọc nữa.
Năm giám khảo đi ra, ngồi vào những cái ghế được sắp sẵn ngay giữa vòng tròn.
Ông già lụ khụ cầm một khay đầu tiên lên, đọc lớn
"Từ Vân, làm trong một nén nhang, bài...."
"Cậu bị loại." một trong những giám khảo lên tiếng. Là ngươi phê bình thơ Lê Nghĩa.
Người ngồi kế bên vừa chế giễu Thanh Nguyên, đứng bật dậy phản đối
"Tại sao? Ngài thậm chí còn chưa đọc bài của ta mà"
Lê Nghĩa thong thả trả lời: "Cho dù hay cách mấy, chúng tôi cũng không chấp nhận một kẻ gian lận"
Hắn lúng túng, xấu hổ đỏ cả mặt, nhưng vẫn cãi chày cãi cối: "Ta không có."
"Cậu đừng chối làm gì. Người hầu của chúng tôi đã khai hết rồi. Cậu dùng tiền hối lộ nó rồi lấy bài thơ của người khác chép vào. Cậu có thể ở lại làm khán giả nếu muốn, nhưng xin hãy trả lại bảng tên."
Những người xung quanh đều che miệng cười thầm, cũng có kẻ tái mặt đi. Có lẽ cũng là phường gian lận.
Hắn thẹn quá hóa giận, cởi miếng bảng tên, vứt phăng ra, rồi hầm hầm bỏ đi.
Lê Nghĩa lấy một khay khác, đọc: "La Viện Kỳ, làm trong nửa nén nhang, bài "Tuyệt cú" (Chú thích: Tác giả thật sự là nhà thơ Đỗ Phủ)
Tuyệt cú
Giang bích điểu du bạch
Sơn thanh hoa dục nhiên
Kim xuân khan hựu quá
Hà nhật thị qui niên?
Dịch thể lục bát
Non xanh thêm vẻ hoa tươi
Cánh chim thêm trắng trắng ngời non xanh.
Lựu hoa đã nở trên cành
Ngày về quê cũ biết đành năm nao?
Dịch nguyên thể
Nước biếc chim thêm trắng
Nước xanh hoa tươi sao.
Xuân này thôi đã quá
Quê cũ về năm nao. "
Lê Nghĩa hưng phấn khen ngợi: "Không hổ danh là La Viện Kỳ tài nữ, thơ hay. Nàng đậu. Có ai có ý kiến gì không?"
Ông ta nhìn bốn người còn lại. Không ai có ý kiến. Bài thơ này thực sự rất hay.
Những thí sinh không hẹn mà gặp đều nhìn về phía La Viện Kỳ. Ánh mắt có chút kính nể pha chút ghen tị.
Lê Nghĩa để bài thơ lên một chiếc khay bằng vàng cực đẹp, chuẩn bị đem đi in ấn.
Tô Hào đứng dậy, lấy một chiếc khay khác, một bài thơ rất bình thường, các giám khảo cũng không mặn mà gì, chỉ ghi ghi chép chép gì đó.
Đến chiếc khay thứ ba.
Tới lượt Lâm Thông đứng dậy, đọc: "Bài "Tạp Thi"(Thơ vặt) của Lâm Công Khanh, làm xong trong nửa nén nhang. (Chú thích : bài thơ này của Vương Duy)
Tạp thi
Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trước hoa vị?
Dịch thể lục bát:
Anh vừa từ biệt quê hương
Chuyện quê anh hẳn tỏ tường hơn ai.
Cửa buồng thêu đó cành mai
Trời đêm lạnh lẽo hoa thì nở chưa?
Dịch nguyên thể:
Chàng ra đi bấy chầy
Cửi canh mặc nhện vầy
Đêm lại đêm mòn mỏi
Nhớ chàng như trăng đầy"
Ông già lụ khụ lên tiếng: "Bài này đạt rồi, không cần chấm thêm chi nữa."
Ba người khác đều gật đầu tán thành. Lâm Thông nhìn Lâm Công Khanh, cười: "Thật sự là một bài thơ rất hay, Lâm công tử không hổ danh là tài tử đệ nhất Lục quốc."
Lâm Công Khanh gật đầu tỏ ý cảm ơn, không có chút kiêu ngạo nào.
Sau đó là một vài bài thơ lặt vặt bình thường.
Chiếc khay thứ mười, Tống Tường đứng dậy, đọc: "Tiêu Lam, bài "Tự Quân Chi Xuất Hĩ " (Từ buổi chàng ra đi), làm trong một nén nhang. (Tác giả bài này là Trương Cửu Linh)
Tự Quân Chi Xuất Hĩ
Tự quân chi xuất hĩ
Bất phục lý tàn ky
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm thanh huy
Dịch thể lục bát
Từ chàng cất bước lên đường
Cửi canh thiếp bỏ cho màng nhện giăng.
Nhớ chàng như ánh trăng rằm
Đêm đêm ánh sáng giảm dần quang huy.
Dịch nguyên thể:
Chàng ra đi bấy chầy
Cửi canh mặc nhện vầy
Đêm lại đêm mòn mỏi
Nhớ chàng như trăng đầy"
Đọc xong, Tống Tường trầm ngâm. Sau, ông ta nói: "Bài thơ này hay nhưng chỉ chứa đầy tình ý nhi nữ thường tình, không có chút khí khái. Thơ là nơi để chứa đựng những lý tưởng to lớn, tâm hồn phóng khoáng, những nỗi buồn nước non. Há lại dùng tài năng của mình để làm ra những bài thơ tình yêu, oán than tầm thường như vậy."
Tiêu Lam đứng dậy, dịu dàng đáp trả: "Thưa, ta chỉ là một nhi nữ, suốt ngày nhốt mình trong thư phòng, chỉ biết đến những thú vui khuê phòng, mơ màng về tình yêu. Chí làm trai, đội trời đạp đất vốn không dành cho nhi nữ như ta. Vả lại, theo ta, chính tấm lòng nhi nữ nhỏ nhặt mới làm nên những cái lớn lao của nam nhi, nếu không có những người phụ nữ bình thường đứng sau giải quyết những việc nhỏ như đong gạo, nấu cơm, thì những trang nam nhi sao có thể yên tâm thả lòng với trời đất, tận tụy với xã tắc. Không có bàn tay chăm sóc của nữ nhi, không có tình yêu nhi nữ, nam nhi chỉ là những kẻ thô lỗ, cục cằn, làm gì mà phóng khoáng vĩ đại. Nước nhà phải đi chung với nhau. Không có nước thì sao có nhà. Mà nước là tập hợp của nhiều "nhà", không phải sao? Một nhà thơ thông thái như ngài, chẳng lẽ không hiểu đạo lí đó sao? "
Tống Tường là một người hiểu lí lẽ, biết những gì Tiêu Lam nói không sai, cũng không tức giận hay phản bác, chỉ đưa bài thơ cho những giám khảo còn lại, hỏi: "Các ngài nghĩ sao?"
Lâm Thông, Tô Hào đồng ý cho đỗ, nhưng Lý Thế vốn cổ hủ, luôn tâm niệm đàn bà phải là cái bóng của đàn ông, bỏ phiếu chống. Lê Nghĩa từng có xích mích với Tiêu gia cũng không đồng ý. Thế là phán quyết cuối cùng trở về tay Tống Tường.
Tiêu Lam cười khẽ, thái độ như không thèm để ý thắng thua, nhưng bàn tay đã xiết chặt cái khăn, trán lấm tấm mồ hôi.
Tống Tường suy nghĩ rất lung, cuối cùng cũng gật đầu nói: "Tiêu Lam đỗ"
Lúc này, Tiêu Lam không thể giấu được một tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Lại thêm một vài bài khác nữa, có thêm một người gian lận, bị loại thẳng, những chiếc khay vơi dần, chỉ còn một khay cuối.
Khỏi hỏi cũng bết, đấy là khay của Thanh Nguyên.
Người cầm khay của cô là ông lão Lý Thế.
Ông ta dõng dạc: "Trần Thanh Nguyên, làm xong trong thời gian chưa tới nửa nén hương...."
Ông ta cứ ngỡ nhìn lầm, nên để tờ giấy sát lại, xem cho kỹ, sau khi thấy đúng là không lầm, bèn đưa mắt khắp nơi tìm kiếm, cuối cùng, ánh mắt dừng lại trên người nàng, tỏ vẻ nghi hoặc. Những người khác cũng quay sang nhìn nàng, chưa tới nửa nén nhang ư? Tô Hạo ngoắc tay gọi một người hầu đứng bên những cái khay tới. Thanh Nguyên nhận ra đó là người lúc nãy đã giám sát nàng.
Tô Hạo hỏi nhỏ gì đó, tên người hầu lắc đầu.
Tô Hào nhìn Lý Thế lắc đầu, ý là không có gì khuất tất.
Lý Thế thu hồi ánh mắt lại, nhìn vào tờ giấy đọc tiếp. "Bài thơ "Tĩnh Dạ Tư" (Đêm yên tĩnh suy nghĩ)
Tĩnh Dạ Tư
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Dịch thể lục bát
Trước giường trăng sáng như gương
Ngờ trên mặt đất màn sương phủ mờ.
Ngửng đầu trăng sáng như thơ
Cố hương ta những hồn mơ cúi đầu.
Dịch nguyên thể
Trước giường trăng sáng gương
Ngờ đất phủ màn sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương."
(Bài thơ này chắc bạn nào cũng biết là của Tiên thơ Lí bạch mà, phải không )
"Thơ hay. Đúng là thơ hay." Lý Thế trầm trồ.
"Tất nhiên hay rồi, đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Lí Bạch, bài thơ mà không người Trung Quốc tha phương cầu thực nào không thuộc lòng." Thanh Nguyên nghĩ thầm.
"Cậu có thể cho ta biết, tại sao cậu lại làm một bài thơ nhớ nhà tha thiết như vậy không? Hình như gia đình cậu cũng ở Phong thành này mà."
Thanh Nguyên than thầm "Toi rồi", đáp lại. "Thưa, lúc nhỏ ta sống Lộc thành với ông bà, sau này mới chuyển về Phong thành. Mấy ngày nay nghe nói Lộc thành thiên tai lũ lụt, chẳng biết chốn cũ có còn cảnh đẹp non xanh nước biếc làm say lòng người như ngày nào không? Ta làm bài thơ này để tưởng niệm cảnh xưa, người xưa" nói dối không chớp mắt, cao thủ. Chính nàng cũng phải tự thán phục bản thân mình mà.
Nghe vậy, Lý Thế não lòng thở dài, nói: "Cậu trai trẻ à, ta cũng ở Lộc thành, đúng là đáng buồn"
Rồi dừng lại một lúc, ông ta nói tiếp: "Cậu còn trẻ mà đã biết đau với nỗi đau của thiên hạ, buồn với nổi buồn của xã tắc như vậy, thật đáng khen, cậu đỗ."
Thanh Nguyên mặt dày mấy cũng thấy hơi xấu hổ, xin lỗi Lý Bạch đại gia.
Xong, năm người ngồi vào bàn thảo luận thêm một chút, rồi chọn ra hai mươi bài thơ, đọc danh sách hai mươi người được vào vòng hai.
Cả Thanh Nguyên, Tiêu Lam, La Viện Kỳ, Lâm Công Khanh đều được chọn.
Những người bị loại nhanh chóng trả lại thẻ tên, rồi thất vọng buồn bã ra về.
Thanh Nguyên cũng lục tục đi ra, Lâm Công Khanh đi lướt qua nàng, bất chợt dừng lại, quay đầu nhìn nàng chằm chằm rồi bỏ đi mất.
Ra khỏi biệt viện, tam gia cho người đến báo tin, kiếm được hơn mười ngàn lượng bạc rồi.
Thanh Nguyên nhắn lại: "Vòng hai vẫn như cũ."
Hai mươi lăm người dự thi đã cùng có mặt tại tòa biệt viện hôm trước
Không ai buồn nói chuyện với ai cả.
Không khí khá căng thẳng.
Ai cũng nhìn nhau bằng ánh mắt xem thường. Những người này đúng là mắt mọc trên trán mà (tự cao).
Dĩ nhiên, người "được" xem thường nhất ở đây, ngoại trừ Thanh Nguyên thì còn ai có "vinh dự" đó.
Đây là lần đầu tiên một kẻ xuất thân bần hàn được vào vòng trong.
Không ai bắt chuyện hay đứng chung với nàng. Làm vậy là điều sỉ nhục.
Nhưng chả sao, vậy thì càng yên tĩnh.
Đột nhiên có khoảng năm người cùng đi ra từ một căn phòng lớn.
Ông lão giám khảo hôm trước đi lên trên một chiếc bục cao, nói: "Chào mừng các bạn đến tham gia vòng một. Qui tắc ở vòng một như sau, các bạn sẽ cùng làm một bài thơ chủ đề tùy thích, giám khảo sẽ chọn ra hai mươi bài thơ hay nhất, chính là hai mươi người được vào vòng sau. Thành phần ban giám khảo có cựu đại học sỹ Lý Thế"
Là một ông già lụ khụ ngồi ở hàng đầu.
"Nhà thơ Tống Tường"
Một người đàn ông trung niên nho nhã.
"Thầy giáo, kì thủ nổi tiếng Lâm Thông."
Không hiểu sao nàng cứ thấy ông ta nhìn rất quen mắt.
"Người đoạt giải kì thi trước Tô Hào ngự sử."
Người này đậm chất thư sinh, nghĩa là xanh xao, trắng trẻo, tao nhã.
"Cuối cùng là nhà phê bình thơ Lê Nghĩa"
Hình như đây là người trẻ nhất trong năm người, vóc dáng nhỏ bé, lùn, gương mặt hơi thô.
"Bây giờ cuộc thi bắt đầu. Các bạn có một nén nhang. Sau khi hết giờ chúng tôi sẽ thu hết các bài thơ của các bạn, đọc công khai, rồi phê bình và cùng xem xét với nhau. Bắt đầu."
Có hai mươi lăm người đi ra, mỗi người cầm một cái khay, trên đó có giấy, viết, khiên mực.
Trên mỗi cái khay đều có ghi tên từng người. Một người đi đến trước mặt nàng, dẫn nàng vào một căn rất đẹp. Những người khác cũng được dẫn vào những căn phòng khác.
Tên đó cung kính đứng bên cạnh nàng suốt, nhưng tuyệt nhiên không nói một câu nào.
Hiểu rồi, giám sát xem những người dự thi có gian lận không ấy mà.
Thanh Nguyên suy nghĩ một lúc lâu, rồi đặt bút viết.
Viết xong, quay qua nói với tên "giám thị": "Chừng nào hết giờ thì gọi ta dậy"
Rồi lăn ra bàn...ngủ.
Tên người hầu dở khóc dở cười.
----------
Lát sau, người kia lay nàng dậy.
Thanh Nguyên mơ màng đứng dậy, ra khỏi phòng, đến một sân vườn lớn, có xếp sẵn chỗ ngồi và thức ăn. Những cái bàn nhỏ xếp thành vòng tròn lớn.
Không ai có tâm trạng ăn uống.
Những món trên bàn đều cực ngon, toàn là đồ hảo hạng. Thanh Nguyên ăn như hổ đói.
Một tên thư sinh ngồi kế thấy vậy, châm biếm: "Làm như chưa từng được thấy qua những thứ này vậy. Ý, xin lỗi, ta quên mất, ngươi đúng là chưa bao giờ thấy nhỉ"
Một kẻ khác phụ họa. "Mặc xác người ta, anh Từ ơi. Dù sao sau hôm nay cũng bị loại mà, cứ để người ta tranh thủ một bữa cuối đi."
Những người khác nghe vậy cười ầm lên.
Thanh Nguyên cứ thản nhiên ăn uống như không biết người bị châm biếm là mình.
Thái độ quá mức thờ ơ của nàng khiến bọn họ không còn hứng thú trêu chọc nữa.
Năm giám khảo đi ra, ngồi vào những cái ghế được sắp sẵn ngay giữa vòng tròn.
Ông già lụ khụ cầm một khay đầu tiên lên, đọc lớn
"Từ Vân, làm trong một nén nhang, bài...."
"Cậu bị loại." một trong những giám khảo lên tiếng. Là ngươi phê bình thơ Lê Nghĩa.
Người ngồi kế bên vừa chế giễu Thanh Nguyên, đứng bật dậy phản đối
"Tại sao? Ngài thậm chí còn chưa đọc bài của ta mà"
Lê Nghĩa thong thả trả lời: "Cho dù hay cách mấy, chúng tôi cũng không chấp nhận một kẻ gian lận"
Hắn lúng túng, xấu hổ đỏ cả mặt, nhưng vẫn cãi chày cãi cối: "Ta không có."
"Cậu đừng chối làm gì. Người hầu của chúng tôi đã khai hết rồi. Cậu dùng tiền hối lộ nó rồi lấy bài thơ của người khác chép vào. Cậu có thể ở lại làm khán giả nếu muốn, nhưng xin hãy trả lại bảng tên."
Những người xung quanh đều che miệng cười thầm, cũng có kẻ tái mặt đi. Có lẽ cũng là phường gian lận.
Hắn thẹn quá hóa giận, cởi miếng bảng tên, vứt phăng ra, rồi hầm hầm bỏ đi.
Lê Nghĩa lấy một khay khác, đọc: "La Viện Kỳ, làm trong nửa nén nhang, bài "Tuyệt cú" (Chú thích: Tác giả thật sự là nhà thơ Đỗ Phủ)
Tuyệt cú
Giang bích điểu du bạch
Sơn thanh hoa dục nhiên
Kim xuân khan hựu quá
Hà nhật thị qui niên?
Dịch thể lục bát
Non xanh thêm vẻ hoa tươi
Cánh chim thêm trắng trắng ngời non xanh.
Lựu hoa đã nở trên cành
Ngày về quê cũ biết đành năm nao?
Dịch nguyên thể
Nước biếc chim thêm trắng
Nước xanh hoa tươi sao.
Xuân này thôi đã quá
Quê cũ về năm nao. "
Lê Nghĩa hưng phấn khen ngợi: "Không hổ danh là La Viện Kỳ tài nữ, thơ hay. Nàng đậu. Có ai có ý kiến gì không?"
Ông ta nhìn bốn người còn lại. Không ai có ý kiến. Bài thơ này thực sự rất hay.
Những thí sinh không hẹn mà gặp đều nhìn về phía La Viện Kỳ. Ánh mắt có chút kính nể pha chút ghen tị.
Lê Nghĩa để bài thơ lên một chiếc khay bằng vàng cực đẹp, chuẩn bị đem đi in ấn.
Tô Hào đứng dậy, lấy một chiếc khay khác, một bài thơ rất bình thường, các giám khảo cũng không mặn mà gì, chỉ ghi ghi chép chép gì đó.
Đến chiếc khay thứ ba.
Tới lượt Lâm Thông đứng dậy, đọc: "Bài "Tạp Thi"(Thơ vặt) của Lâm Công Khanh, làm xong trong nửa nén nhang. (Chú thích : bài thơ này của Vương Duy)
Tạp thi
Quân tự cố hương lai
Ưng tri cố hương sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trước hoa vị?
Dịch thể lục bát:
Anh vừa từ biệt quê hương
Chuyện quê anh hẳn tỏ tường hơn ai.
Cửa buồng thêu đó cành mai
Trời đêm lạnh lẽo hoa thì nở chưa?
Dịch nguyên thể:
Chàng ra đi bấy chầy
Cửi canh mặc nhện vầy
Đêm lại đêm mòn mỏi
Nhớ chàng như trăng đầy"
Ông già lụ khụ lên tiếng: "Bài này đạt rồi, không cần chấm thêm chi nữa."
Ba người khác đều gật đầu tán thành. Lâm Thông nhìn Lâm Công Khanh, cười: "Thật sự là một bài thơ rất hay, Lâm công tử không hổ danh là tài tử đệ nhất Lục quốc."
Lâm Công Khanh gật đầu tỏ ý cảm ơn, không có chút kiêu ngạo nào.
Sau đó là một vài bài thơ lặt vặt bình thường.
Chiếc khay thứ mười, Tống Tường đứng dậy, đọc: "Tiêu Lam, bài "Tự Quân Chi Xuất Hĩ " (Từ buổi chàng ra đi), làm trong một nén nhang. (Tác giả bài này là Trương Cửu Linh)
Tự Quân Chi Xuất Hĩ
Tự quân chi xuất hĩ
Bất phục lý tàn ky
Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm thanh huy
Dịch thể lục bát
Từ chàng cất bước lên đường
Cửi canh thiếp bỏ cho màng nhện giăng.
Nhớ chàng như ánh trăng rằm
Đêm đêm ánh sáng giảm dần quang huy.
Dịch nguyên thể:
Chàng ra đi bấy chầy
Cửi canh mặc nhện vầy
Đêm lại đêm mòn mỏi
Nhớ chàng như trăng đầy"
Đọc xong, Tống Tường trầm ngâm. Sau, ông ta nói: "Bài thơ này hay nhưng chỉ chứa đầy tình ý nhi nữ thường tình, không có chút khí khái. Thơ là nơi để chứa đựng những lý tưởng to lớn, tâm hồn phóng khoáng, những nỗi buồn nước non. Há lại dùng tài năng của mình để làm ra những bài thơ tình yêu, oán than tầm thường như vậy."
Tiêu Lam đứng dậy, dịu dàng đáp trả: "Thưa, ta chỉ là một nhi nữ, suốt ngày nhốt mình trong thư phòng, chỉ biết đến những thú vui khuê phòng, mơ màng về tình yêu. Chí làm trai, đội trời đạp đất vốn không dành cho nhi nữ như ta. Vả lại, theo ta, chính tấm lòng nhi nữ nhỏ nhặt mới làm nên những cái lớn lao của nam nhi, nếu không có những người phụ nữ bình thường đứng sau giải quyết những việc nhỏ như đong gạo, nấu cơm, thì những trang nam nhi sao có thể yên tâm thả lòng với trời đất, tận tụy với xã tắc. Không có bàn tay chăm sóc của nữ nhi, không có tình yêu nhi nữ, nam nhi chỉ là những kẻ thô lỗ, cục cằn, làm gì mà phóng khoáng vĩ đại. Nước nhà phải đi chung với nhau. Không có nước thì sao có nhà. Mà nước là tập hợp của nhiều "nhà", không phải sao? Một nhà thơ thông thái như ngài, chẳng lẽ không hiểu đạo lí đó sao? "
Tống Tường là một người hiểu lí lẽ, biết những gì Tiêu Lam nói không sai, cũng không tức giận hay phản bác, chỉ đưa bài thơ cho những giám khảo còn lại, hỏi: "Các ngài nghĩ sao?"
Lâm Thông, Tô Hào đồng ý cho đỗ, nhưng Lý Thế vốn cổ hủ, luôn tâm niệm đàn bà phải là cái bóng của đàn ông, bỏ phiếu chống. Lê Nghĩa từng có xích mích với Tiêu gia cũng không đồng ý. Thế là phán quyết cuối cùng trở về tay Tống Tường.
Tiêu Lam cười khẽ, thái độ như không thèm để ý thắng thua, nhưng bàn tay đã xiết chặt cái khăn, trán lấm tấm mồ hôi.
Tống Tường suy nghĩ rất lung, cuối cùng cũng gật đầu nói: "Tiêu Lam đỗ"
Lúc này, Tiêu Lam không thể giấu được một tiếng thở phào nhẹ nhõm.
Lại thêm một vài bài khác nữa, có thêm một người gian lận, bị loại thẳng, những chiếc khay vơi dần, chỉ còn một khay cuối.
Khỏi hỏi cũng bết, đấy là khay của Thanh Nguyên.
Người cầm khay của cô là ông lão Lý Thế.
Ông ta dõng dạc: "Trần Thanh Nguyên, làm xong trong thời gian chưa tới nửa nén hương...."
Ông ta cứ ngỡ nhìn lầm, nên để tờ giấy sát lại, xem cho kỹ, sau khi thấy đúng là không lầm, bèn đưa mắt khắp nơi tìm kiếm, cuối cùng, ánh mắt dừng lại trên người nàng, tỏ vẻ nghi hoặc. Những người khác cũng quay sang nhìn nàng, chưa tới nửa nén nhang ư? Tô Hạo ngoắc tay gọi một người hầu đứng bên những cái khay tới. Thanh Nguyên nhận ra đó là người lúc nãy đã giám sát nàng.
Tô Hạo hỏi nhỏ gì đó, tên người hầu lắc đầu.
Tô Hào nhìn Lý Thế lắc đầu, ý là không có gì khuất tất.
Lý Thế thu hồi ánh mắt lại, nhìn vào tờ giấy đọc tiếp. "Bài thơ "Tĩnh Dạ Tư" (Đêm yên tĩnh suy nghĩ)
Tĩnh Dạ Tư
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
Dịch thể lục bát
Trước giường trăng sáng như gương
Ngờ trên mặt đất màn sương phủ mờ.
Ngửng đầu trăng sáng như thơ
Cố hương ta những hồn mơ cúi đầu.
Dịch nguyên thể
Trước giường trăng sáng gương
Ngờ đất phủ màn sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương."
(Bài thơ này chắc bạn nào cũng biết là của Tiên thơ Lí bạch mà, phải không )
"Thơ hay. Đúng là thơ hay." Lý Thế trầm trồ.
"Tất nhiên hay rồi, đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Lí Bạch, bài thơ mà không người Trung Quốc tha phương cầu thực nào không thuộc lòng." Thanh Nguyên nghĩ thầm.
"Cậu có thể cho ta biết, tại sao cậu lại làm một bài thơ nhớ nhà tha thiết như vậy không? Hình như gia đình cậu cũng ở Phong thành này mà."
Thanh Nguyên than thầm "Toi rồi", đáp lại. "Thưa, lúc nhỏ ta sống Lộc thành với ông bà, sau này mới chuyển về Phong thành. Mấy ngày nay nghe nói Lộc thành thiên tai lũ lụt, chẳng biết chốn cũ có còn cảnh đẹp non xanh nước biếc làm say lòng người như ngày nào không? Ta làm bài thơ này để tưởng niệm cảnh xưa, người xưa" nói dối không chớp mắt, cao thủ. Chính nàng cũng phải tự thán phục bản thân mình mà.
Nghe vậy, Lý Thế não lòng thở dài, nói: "Cậu trai trẻ à, ta cũng ở Lộc thành, đúng là đáng buồn"
Rồi dừng lại một lúc, ông ta nói tiếp: "Cậu còn trẻ mà đã biết đau với nỗi đau của thiên hạ, buồn với nổi buồn của xã tắc như vậy, thật đáng khen, cậu đỗ."
Thanh Nguyên mặt dày mấy cũng thấy hơi xấu hổ, xin lỗi Lý Bạch đại gia.
Xong, năm người ngồi vào bàn thảo luận thêm một chút, rồi chọn ra hai mươi bài thơ, đọc danh sách hai mươi người được vào vòng hai.
Cả Thanh Nguyên, Tiêu Lam, La Viện Kỳ, Lâm Công Khanh đều được chọn.
Những người bị loại nhanh chóng trả lại thẻ tên, rồi thất vọng buồn bã ra về.
Thanh Nguyên cũng lục tục đi ra, Lâm Công Khanh đi lướt qua nàng, bất chợt dừng lại, quay đầu nhìn nàng chằm chằm rồi bỏ đi mất.
Ra khỏi biệt viện, tam gia cho người đến báo tin, kiếm được hơn mười ngàn lượng bạc rồi.
Thanh Nguyên nhắn lại: "Vòng hai vẫn như cũ."
/83
|