Năm mẹ Mùa lấy bố Mùa bà đã ngoài 40 tuổi, Mùa năm nay xấp xỉ 20 rồi. Bởi vậy các chị lớn của cô con bà cả đương nhiên là nhiều tuổi hơn cô, nói ko chừng con cái của các anh chị ấy cũng tầm tuổi Mùa cũng nên. Mùa rửa ráy chân tay ngoài bến nước đầu miên man nghĩ ngợi tính toán tuổi tác của người chị đang ngồi trong nhà.
Công nhận là nhìn chị ta đẹp thật, ở làng, Mùa chưa từng nhìn thấy ai có nước da sáng mịn mà ăn vận sành điệu như thế. Hôm nay con gái về thăm nên bố cô vui lắm, mẹ Mùa lại có chút ngượng ngùng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không biết lấy gì để đãi khách. Cô cùng mẹ nhanh tay giết con gà giò, xào nấu qua loa rồi cả nhà ăn cơm. Có lẽ chị Vân vốn sinh ra là con nhà nông nên không chú ý việc ăn uống như thế nào, vui vẻ ăn cơm cùng mọi người. Vừa ăn chị vừa tung hứng:
Muà này, em làm ở nhà máy gạch lương có kha khá không em?
Dạ. Cũng tạm ổn chị ạ. So với ở nhà trồng lúa trồng khoai thì ổn định hơn, lúc nào cũng có đồng tiền dư giả!
Thế à? Dư là dư bao nhiêu vậy em?
Chút ít thôi chị ạ. Không có nhiều đâu, chị nghĩ xem lao động công nhân không yêu cầu trình độ văn hóa thì sao có thể nhiều tiền được ạ.
Nhưng mà nếu so với trồng hoa màu thì lại khá hơn, vì trồng cấy bây giờ cũng phó mặc cho ông giời, chẳng may thu hoạch ko ra gì thì coi như mấy tháng giời làm không có công. Lại bán mặt cho đất bán lưng cho giời nữa chị ạ...
Bởi vậy, lương ở nhà máy tuy ko cao nhưng với em thì đó là ổn...
Trên chỗ chị làm ăn dễ lắm. Khi nãy em còn ở ruộng màu chị đã nói chuyện với bố, với dì rồi, chị bán hàng ở cửa khẩu đông khách vô cùng, riêng tiền thuê người bán hàng mỗi tháng chị trả đã cao gấp 4 lần tiền lương em làm công nhân nhà máy gạch.
Cái gì? Gấp 4 lần cơ à chị!
Mùa thốt lên vẻ ngạc nhiên.
Ừ. Em ngạc nhiên lắm à? Đấy là chưa nói công việc nhàn hạ, ngồi trong mát, ăn sung mặc sướng.
Em xem chị này, da dẻ trắng trẻo đâu có giống như người phải lam lũ bươn chải.. đúng ko?
Nghe chị Vân nói, Mùa lại nhìn da dẻ chị ấy lượt nữa. Quả đúng vậy, nếu ko nhàn hạ thì làm sao chị Vân có thể trẻ đẹp đến thế kia... dù năm nay chị đã ở ngưỡng cửa của tuổi 40! Vân quan sát biểu hiện của Mùa, biết cô bé đang mơ hồ suy nghĩ về lời mình nói nên chị ta lại tiếp lời:
Chị thấy em cũng xinh xắn, dễ thương mà đi làm ở nhà máy gạch... thế này thì uổng quá! Chân lấm tay bùn đến là thương...
Hay là... nghỉ việc ở nhà máy đi em rồi lên ở với chị, bán hàng cho chị, nhàn hạ mà lại lương cao... thỉnh thoảng có dịp chị lại đưa về thăm bố và dì.
Vân vừa dứt lời thì bố cô cũng nói hùa theo giống như là mọi người đã bàn bạc với nhau rồi vậy... chỉ chờ Mùa gật đầu là ngay lập tức Vân sẽ đưa Mùa đi cùng:
Đúng đấy con ạ. Theo chị lên đó mà làm, có chị có em bố cũng yên tâm. Ở nhà lao động vất vả thế này nó phí cái sức lao động và thời gian của mình đi!
Riêng mẹ Mùa thì bà không nói gì, trong ánh mắt chứa đựng sự buồn rầu. Mùa dẫu sao cũng là con gái của bà với bố cô, đi đâu làm gì cũng là ông quyết định nhiều hơn... biết ông có ý muốn để con gái đi xa, có mặt Vân ở đây bà không nói thêm câu gì. Song ở trong tâm can, bà không nỡ để Mùa đi. Suốt cuộc đời của bà, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một đứa con duy nhất mà ở tuổi xế chiều bà mới sinh nở được. Bởi vậy, để con đi xa bà không nỡ lòng... vì nhớ và vì thương con!
Mùa thì không hiểu được tâm tư của bố mẹ, cô hãy còn trẻ dại, bởi vậy khi nghe đề nghị của chị Vân, Mùa cũng háo hức lắm, có phần tò mò và thích thú... muốn được một lần thoát khỏi lũy tre làng, đặt chân tới vùng đất mới
Muốn thử xem cái công việc chị Vân nói nó như thế nào... Nghe chừng biểu cảm trên khuôn mặt và ánh mắt của Mùa đã cho Vân câu trả lời. Chị ta khôn khéo nói:
Không vội đâu Mùa ạ. Em cứ suy nghĩ đi, chị còn ở lại chơi mấy ngày đi thăm quan đây đó, gặp gỡ bạn bè chút xíu. Em cứ bàn bạc cho kỹ với bố và dì, nếu như muốn thử sức với nghề bán hàng thì mới quyết định... không cần quá vội vàng, Mùa nhé!
Dạ!
Nghe bảo được suy nghĩ mấy ngày nên Mùa càng thích hơn, cô có thời gian để suy nghĩ xem nên làm thế nào, và có thể bàn bạc với mẹ. Mà trong thời gian này, Hải cũng đi làm ăn xa. Nếu cứ ở nhà chờ đợi anh ấy về e là lâu lắm. Nói là muốn suy nghĩ thêm, song trong thâm tâm Mùa đã tự quyết định cho mình rồi. Rằng chuyến này cô nhất định bỏ việc ở nhà máy và đi theo chị Vân.
Vân ở lại chơi thêm một ngày rồi xin phép bố và dì, chị ta nói đi du lịch và gặp gỡ một vài người bạn. Hai ngày sau sẽ quay lại đây, lúc đấy Mùa đi hay ở thì cũng cho chị ta câu trả lời. Đêm đến đi ngủ, Mùa bàn bạc với mẹ.
Mẹ ơi, mẹ xem con có thể đi lên chỗ chị Vân được không mẹ?
Mẹ cô biết rõ tính con gái tò mò, muốn đi xa nên bà cũng nói thật.
Con nhìn thì cũng biết rồi đấy, cái Vân nó lăn lộn kiếm sống bao năm qua, nó kinh doanh buôn bán thế nào thì mẹ không được rõ. Vì mình có đến đó bao giờ.
Nhưng mẹ nghĩ, làm ăn kinh doanh buôn bán là phải mồm miệng lanh lợi, khéo ăn nói... giống như chị Vân con ấy!
Con xem mình có làm đc không?
Mẹ cô nói vậy vì quả thực so với chị gái cùng cha khác mẹ... khoản nói năng giao tiếp cô kém xa chị gái mình quá nhiều. Bà muốn so sánh như vậy để xem Mùa có suy nghĩ lại mà ko đi hay không. Nhưng Mùa lại ko nghĩ vậy, cô non trẻ nên đâu có hiểu đc ý tứ mà mẹ muốn nói với mình, bà thực lòng là ko muốn để con gái đi xa. Nhưng chồng bà- bố của Mùa lại muốn thế, hơn cả bản thân cô cũng muốn đi. Nếu như bà ngăn cản thì chồng và con gái sẽ quay ra chỉ trích bà lạc hậu rồi các thứ... rồi con gái riêng của chồng lại nghĩ bà hẹp hòi, ko tin tưởng cả con ruột của chồng... bởi vậy bà tìm cách khuyên giải né tránh.
Hạn chế tối đa sự tranh luận ko cần thiết...
Và đúng như Mẹ cô nghĩ, Mùa thật lòng muốn đi. Xem ra lần này bà ko cần phải khuyên nhủ gì thêm, bởi vì con gái bà đã lớn, có quyền quyết định bản thân làm gì, ở đâu nếu như cô muốn.
Con nghĩ là mình có thể làm được mẹ ạ! Cái gì khó thì cũng phải học thì mới biết được, huống chi có chị Vân rồi, con là em gái chị ấy, chắc chắn chị sẽ kèm cặp và chỉ bảo cho con...
Con đã quyết như vậy thì mẹ cũng ko có gì để bàn bạc thêm. Nhưng nên nhớ, ở nhà chị gái ruột chứ ko phải là nhà bố ruột. Con nên nhớ, con vẫn là khách, hoặc nói cách khác là người làm thuê cho chị.
Con ko nên quá dựa dẫm vào chị ấy, phải chăm chỉ, chịu khó kẻo người ta coi thường! Nhìn người khác làm thế nào thì học tập mà làm theo, con nhớ chưa?
Dạ. Con xin nghe lời mẹ.
Mẹ Mùa dường như vẫn ko tin tưởng con gái mình qua chuyện lần trước với cậu thanh niên tên Hải ở xã bên, bà dặn dò thêm:
Mẹ nói này, đã một lần con phạm lỗi rồi. Mẹ hy vọng lần này con tỉnh táo ra và đừng phạm phải sai lầm ấy nữa.
Đi ra ngoài xã hội ắt hẳn sẽ va chạm và gặp gỡ nhiều người. Bời vậy con đừng vội đem lòng yêu ai... tránh xảy ra điều không mong muốn...
Con phạm sai lầm thì bản thân con phải chịu khổ đầu tiên... cố gắng đừng để mẹ phải mất mặt với chị gái con... và cũng đừng để chị gái con phải khó xử. Nghe chưa??
Từng câu từng chữ mà bà nói ra đều là những gì bà lo lắng cho cô con gái của mình. Tâm tư nặng trĩu ấy bà chỉ mong con gái hiểu được đôi ba phần, bởi bà biết cái xã hội ngoài kia... nhiều cám dỗ lắm. Mấy ai mà giữ được lòng mình... nhất là khi Mùa đã từng nếm trái cấm.
Mẹ. Con nhớ rồi, con hứa sẽ không lặp lại như lần trước đâu ạ...
Nói đoạn cô vòng tay ôm lấy người mẹ, từ nhỏ đến lớn cô và mẹ rất gần gũi thân thiết với nhau. Tình cảm mẹ dành cho Mùa là vô bờ bến, ko gì có thể đong đếm được. Chính vì thương con nên bà đành chấp nhận để con rời khỏi vòng tay của mình. Yêu thương là cho đi chứ ko phải nhận lại.. bà không muốn trở thành người ích kỷ trong mắt của con.
Hôm sau, Mùa đi làm buổi cuối cùng và xin phép quản đốc cho cô được nghỉ việc. Vì xin nghỉ đột ngột và giữa chừng nên họ ko thanh toán cho cô một đồng tiền lương nào của tháng này, đã vậy còn dọa phạt tiền nữa. Nhưng rất may là họ chỉ dọa thôi, vì muốn đi xa làm ăn, muốn đổi đời nên dù nghỉ ko lương cô vẫn vui vẻ đồng ý, không những thế lại thầm nghĩ rằng đó là một chuyện may mắn nữa! Mùa tranh thủ chia tay mấy chị em bạn dì trong nhà máy, ai cũng buồn khi cô nói nghỉ việc. Duy chỉ có mấy thành phần chuyên sân si cô là ko buồn khi biết Mùa nghỉ, ko những vậy họ còn thấy vui khi biết tin.
Ngày hôm sau nữa thì chị Vân quay lại, lần này chị ấy xuất hiện không phải là một người mà đi cũng với mấy người trong một chiếc xe 7 chỗ tối màu. Nhìn chị rất ra dáng của bà chủ nhiều tiền và quyền uy, bố Mùa thấy vậy thì vui vẻ ra mặt, nở mày nở mặt với bà con lối xóm. Xe chị Vân ghé qua nhà đón Mùa rồi đi ngay chứ ko ở lại lâu, Mùa chuẩn bị đồ đạc từ hôm trước, chỉ chờ chị Vân quay lại là cô đi ngay. Mùa chào bố mẹ, dặn dò đôi ba câu rồi leo lên xe, từ bé đến giờ cô mới đi xe đạp, xe máy còn chưa từng ngồi qua.
Bởi vậy cảm giác khi nhìn thấy xe ô tô nó háo hức và hồi hộp, khó tả lắm. Như người khác, lần đầu khi xa quê hương, cảm giác đầu tiên sẽ là nhớ nhà, bứt rứt không nỡ rời đi. Mùa lại khác, ngồi lên xe cô tò mò quan sát xe chạy rồi vật dụng trong xe.. bởi vậy cảm giác nhớ nhà nhanh chóng quên đi.
Xe đi khỏi, mẹ cô lủi thủi chui vào góc buồng ngồi khóc, bà thương con gái. Gần 2 chục năm trời giờ đây bà mới xa con lần đầu, nỗi lòng của người làm mẹ này ai có thể thấu hiểu đây... phải chi bà giàu có, bà nhiều tiền bà có thể cho con gái cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn.. THÌ có lẽ Mùa đã không háo hức, không khao khát có được nhiều tiền hơn như vậy. Chỉ mong con gái đi xa có thể học hỏi được nhiều điều và trưởng thành hơn mà thôi..
Công nhận là nhìn chị ta đẹp thật, ở làng, Mùa chưa từng nhìn thấy ai có nước da sáng mịn mà ăn vận sành điệu như thế. Hôm nay con gái về thăm nên bố cô vui lắm, mẹ Mùa lại có chút ngượng ngùng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không biết lấy gì để đãi khách. Cô cùng mẹ nhanh tay giết con gà giò, xào nấu qua loa rồi cả nhà ăn cơm. Có lẽ chị Vân vốn sinh ra là con nhà nông nên không chú ý việc ăn uống như thế nào, vui vẻ ăn cơm cùng mọi người. Vừa ăn chị vừa tung hứng:
Muà này, em làm ở nhà máy gạch lương có kha khá không em?
Dạ. Cũng tạm ổn chị ạ. So với ở nhà trồng lúa trồng khoai thì ổn định hơn, lúc nào cũng có đồng tiền dư giả!
Thế à? Dư là dư bao nhiêu vậy em?
Chút ít thôi chị ạ. Không có nhiều đâu, chị nghĩ xem lao động công nhân không yêu cầu trình độ văn hóa thì sao có thể nhiều tiền được ạ.
Nhưng mà nếu so với trồng hoa màu thì lại khá hơn, vì trồng cấy bây giờ cũng phó mặc cho ông giời, chẳng may thu hoạch ko ra gì thì coi như mấy tháng giời làm không có công. Lại bán mặt cho đất bán lưng cho giời nữa chị ạ...
Bởi vậy, lương ở nhà máy tuy ko cao nhưng với em thì đó là ổn...
Trên chỗ chị làm ăn dễ lắm. Khi nãy em còn ở ruộng màu chị đã nói chuyện với bố, với dì rồi, chị bán hàng ở cửa khẩu đông khách vô cùng, riêng tiền thuê người bán hàng mỗi tháng chị trả đã cao gấp 4 lần tiền lương em làm công nhân nhà máy gạch.
Cái gì? Gấp 4 lần cơ à chị!
Mùa thốt lên vẻ ngạc nhiên.
Ừ. Em ngạc nhiên lắm à? Đấy là chưa nói công việc nhàn hạ, ngồi trong mát, ăn sung mặc sướng.
Em xem chị này, da dẻ trắng trẻo đâu có giống như người phải lam lũ bươn chải.. đúng ko?
Nghe chị Vân nói, Mùa lại nhìn da dẻ chị ấy lượt nữa. Quả đúng vậy, nếu ko nhàn hạ thì làm sao chị Vân có thể trẻ đẹp đến thế kia... dù năm nay chị đã ở ngưỡng cửa của tuổi 40! Vân quan sát biểu hiện của Mùa, biết cô bé đang mơ hồ suy nghĩ về lời mình nói nên chị ta lại tiếp lời:
Chị thấy em cũng xinh xắn, dễ thương mà đi làm ở nhà máy gạch... thế này thì uổng quá! Chân lấm tay bùn đến là thương...
Hay là... nghỉ việc ở nhà máy đi em rồi lên ở với chị, bán hàng cho chị, nhàn hạ mà lại lương cao... thỉnh thoảng có dịp chị lại đưa về thăm bố và dì.
Vân vừa dứt lời thì bố cô cũng nói hùa theo giống như là mọi người đã bàn bạc với nhau rồi vậy... chỉ chờ Mùa gật đầu là ngay lập tức Vân sẽ đưa Mùa đi cùng:
Đúng đấy con ạ. Theo chị lên đó mà làm, có chị có em bố cũng yên tâm. Ở nhà lao động vất vả thế này nó phí cái sức lao động và thời gian của mình đi!
Riêng mẹ Mùa thì bà không nói gì, trong ánh mắt chứa đựng sự buồn rầu. Mùa dẫu sao cũng là con gái của bà với bố cô, đi đâu làm gì cũng là ông quyết định nhiều hơn... biết ông có ý muốn để con gái đi xa, có mặt Vân ở đây bà không nói thêm câu gì. Song ở trong tâm can, bà không nỡ để Mùa đi. Suốt cuộc đời của bà, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một đứa con duy nhất mà ở tuổi xế chiều bà mới sinh nở được. Bởi vậy, để con đi xa bà không nỡ lòng... vì nhớ và vì thương con!
Mùa thì không hiểu được tâm tư của bố mẹ, cô hãy còn trẻ dại, bởi vậy khi nghe đề nghị của chị Vân, Mùa cũng háo hức lắm, có phần tò mò và thích thú... muốn được một lần thoát khỏi lũy tre làng, đặt chân tới vùng đất mới
Muốn thử xem cái công việc chị Vân nói nó như thế nào... Nghe chừng biểu cảm trên khuôn mặt và ánh mắt của Mùa đã cho Vân câu trả lời. Chị ta khôn khéo nói:
Không vội đâu Mùa ạ. Em cứ suy nghĩ đi, chị còn ở lại chơi mấy ngày đi thăm quan đây đó, gặp gỡ bạn bè chút xíu. Em cứ bàn bạc cho kỹ với bố và dì, nếu như muốn thử sức với nghề bán hàng thì mới quyết định... không cần quá vội vàng, Mùa nhé!
Dạ!
Nghe bảo được suy nghĩ mấy ngày nên Mùa càng thích hơn, cô có thời gian để suy nghĩ xem nên làm thế nào, và có thể bàn bạc với mẹ. Mà trong thời gian này, Hải cũng đi làm ăn xa. Nếu cứ ở nhà chờ đợi anh ấy về e là lâu lắm. Nói là muốn suy nghĩ thêm, song trong thâm tâm Mùa đã tự quyết định cho mình rồi. Rằng chuyến này cô nhất định bỏ việc ở nhà máy và đi theo chị Vân.
Vân ở lại chơi thêm một ngày rồi xin phép bố và dì, chị ta nói đi du lịch và gặp gỡ một vài người bạn. Hai ngày sau sẽ quay lại đây, lúc đấy Mùa đi hay ở thì cũng cho chị ta câu trả lời. Đêm đến đi ngủ, Mùa bàn bạc với mẹ.
Mẹ ơi, mẹ xem con có thể đi lên chỗ chị Vân được không mẹ?
Mẹ cô biết rõ tính con gái tò mò, muốn đi xa nên bà cũng nói thật.
Con nhìn thì cũng biết rồi đấy, cái Vân nó lăn lộn kiếm sống bao năm qua, nó kinh doanh buôn bán thế nào thì mẹ không được rõ. Vì mình có đến đó bao giờ.
Nhưng mẹ nghĩ, làm ăn kinh doanh buôn bán là phải mồm miệng lanh lợi, khéo ăn nói... giống như chị Vân con ấy!
Con xem mình có làm đc không?
Mẹ cô nói vậy vì quả thực so với chị gái cùng cha khác mẹ... khoản nói năng giao tiếp cô kém xa chị gái mình quá nhiều. Bà muốn so sánh như vậy để xem Mùa có suy nghĩ lại mà ko đi hay không. Nhưng Mùa lại ko nghĩ vậy, cô non trẻ nên đâu có hiểu đc ý tứ mà mẹ muốn nói với mình, bà thực lòng là ko muốn để con gái đi xa. Nhưng chồng bà- bố của Mùa lại muốn thế, hơn cả bản thân cô cũng muốn đi. Nếu như bà ngăn cản thì chồng và con gái sẽ quay ra chỉ trích bà lạc hậu rồi các thứ... rồi con gái riêng của chồng lại nghĩ bà hẹp hòi, ko tin tưởng cả con ruột của chồng... bởi vậy bà tìm cách khuyên giải né tránh.
Hạn chế tối đa sự tranh luận ko cần thiết...
Và đúng như Mẹ cô nghĩ, Mùa thật lòng muốn đi. Xem ra lần này bà ko cần phải khuyên nhủ gì thêm, bởi vì con gái bà đã lớn, có quyền quyết định bản thân làm gì, ở đâu nếu như cô muốn.
Con nghĩ là mình có thể làm được mẹ ạ! Cái gì khó thì cũng phải học thì mới biết được, huống chi có chị Vân rồi, con là em gái chị ấy, chắc chắn chị sẽ kèm cặp và chỉ bảo cho con...
Con đã quyết như vậy thì mẹ cũng ko có gì để bàn bạc thêm. Nhưng nên nhớ, ở nhà chị gái ruột chứ ko phải là nhà bố ruột. Con nên nhớ, con vẫn là khách, hoặc nói cách khác là người làm thuê cho chị.
Con ko nên quá dựa dẫm vào chị ấy, phải chăm chỉ, chịu khó kẻo người ta coi thường! Nhìn người khác làm thế nào thì học tập mà làm theo, con nhớ chưa?
Dạ. Con xin nghe lời mẹ.
Mẹ Mùa dường như vẫn ko tin tưởng con gái mình qua chuyện lần trước với cậu thanh niên tên Hải ở xã bên, bà dặn dò thêm:
Mẹ nói này, đã một lần con phạm lỗi rồi. Mẹ hy vọng lần này con tỉnh táo ra và đừng phạm phải sai lầm ấy nữa.
Đi ra ngoài xã hội ắt hẳn sẽ va chạm và gặp gỡ nhiều người. Bời vậy con đừng vội đem lòng yêu ai... tránh xảy ra điều không mong muốn...
Con phạm sai lầm thì bản thân con phải chịu khổ đầu tiên... cố gắng đừng để mẹ phải mất mặt với chị gái con... và cũng đừng để chị gái con phải khó xử. Nghe chưa??
Từng câu từng chữ mà bà nói ra đều là những gì bà lo lắng cho cô con gái của mình. Tâm tư nặng trĩu ấy bà chỉ mong con gái hiểu được đôi ba phần, bởi bà biết cái xã hội ngoài kia... nhiều cám dỗ lắm. Mấy ai mà giữ được lòng mình... nhất là khi Mùa đã từng nếm trái cấm.
Mẹ. Con nhớ rồi, con hứa sẽ không lặp lại như lần trước đâu ạ...
Nói đoạn cô vòng tay ôm lấy người mẹ, từ nhỏ đến lớn cô và mẹ rất gần gũi thân thiết với nhau. Tình cảm mẹ dành cho Mùa là vô bờ bến, ko gì có thể đong đếm được. Chính vì thương con nên bà đành chấp nhận để con rời khỏi vòng tay của mình. Yêu thương là cho đi chứ ko phải nhận lại.. bà không muốn trở thành người ích kỷ trong mắt của con.
Hôm sau, Mùa đi làm buổi cuối cùng và xin phép quản đốc cho cô được nghỉ việc. Vì xin nghỉ đột ngột và giữa chừng nên họ ko thanh toán cho cô một đồng tiền lương nào của tháng này, đã vậy còn dọa phạt tiền nữa. Nhưng rất may là họ chỉ dọa thôi, vì muốn đi xa làm ăn, muốn đổi đời nên dù nghỉ ko lương cô vẫn vui vẻ đồng ý, không những thế lại thầm nghĩ rằng đó là một chuyện may mắn nữa! Mùa tranh thủ chia tay mấy chị em bạn dì trong nhà máy, ai cũng buồn khi cô nói nghỉ việc. Duy chỉ có mấy thành phần chuyên sân si cô là ko buồn khi biết Mùa nghỉ, ko những vậy họ còn thấy vui khi biết tin.
Ngày hôm sau nữa thì chị Vân quay lại, lần này chị ấy xuất hiện không phải là một người mà đi cũng với mấy người trong một chiếc xe 7 chỗ tối màu. Nhìn chị rất ra dáng của bà chủ nhiều tiền và quyền uy, bố Mùa thấy vậy thì vui vẻ ra mặt, nở mày nở mặt với bà con lối xóm. Xe chị Vân ghé qua nhà đón Mùa rồi đi ngay chứ ko ở lại lâu, Mùa chuẩn bị đồ đạc từ hôm trước, chỉ chờ chị Vân quay lại là cô đi ngay. Mùa chào bố mẹ, dặn dò đôi ba câu rồi leo lên xe, từ bé đến giờ cô mới đi xe đạp, xe máy còn chưa từng ngồi qua.
Bởi vậy cảm giác khi nhìn thấy xe ô tô nó háo hức và hồi hộp, khó tả lắm. Như người khác, lần đầu khi xa quê hương, cảm giác đầu tiên sẽ là nhớ nhà, bứt rứt không nỡ rời đi. Mùa lại khác, ngồi lên xe cô tò mò quan sát xe chạy rồi vật dụng trong xe.. bởi vậy cảm giác nhớ nhà nhanh chóng quên đi.
Xe đi khỏi, mẹ cô lủi thủi chui vào góc buồng ngồi khóc, bà thương con gái. Gần 2 chục năm trời giờ đây bà mới xa con lần đầu, nỗi lòng của người làm mẹ này ai có thể thấu hiểu đây... phải chi bà giàu có, bà nhiều tiền bà có thể cho con gái cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn.. THÌ có lẽ Mùa đã không háo hức, không khao khát có được nhiều tiền hơn như vậy. Chỉ mong con gái đi xa có thể học hỏi được nhiều điều và trưởng thành hơn mà thôi..
/63
|