Cuối tuần, tôi vẫn đến sân vận động như đã hẹn.
Mười tám tuổi nhưng chỉ cao có 1m55, rốt cuộc tôi vẫn tin vào những chuyện tâm linh như thế này.
Tục ngữ đã nói: Thà rằng tin là có, còn hơn tin là không.
Kể từ khi tôi lớn thì không còn phát triển nhiều về chiều cao nữa, chiều cao là nỗi đau của cuộc đời tôi.
Lúc tôi đến sân vận động, Trần Việt đã đứng tại điểm hẹn chờ tôi.
Một lý do khác thôi thúc tôi đến đây để hoàn thành cuộc hẹn là vì muốn giải thích với anh.
Lần gần nhất chúng tôi gặp nhau, tôi đã bị mấy câu nói lươn lẹo của anh xoay như chong chóng, làm cho tôi quên mất mục đích chính của mình – đó là giải thích trực tiếp với anh về món quà sinh nhật bí ẩn gây nên vụ việc đội quần.
Lần này, tôi sẽ kiên định với ý nghĩ ban đầu của mình, nhanh chóng giải quyết đống chuyện lộn xộn ấy cho xong và vãn hồi hình tượng chính trực của mình.
Nhưng Trần Việt không cho tôi cơ hội vung dao.
Trần Việt đánh Thái Cực Quyền cực kì tệ.
Chẳng phải vì động tác đánh Thái Cực của anh không đạt chuẩn, trái lại, tư thế khi anh đánh Thái Cực rất đẹp và ưu nhã.
Trong đó, gương mặt là một phần đã giúp anh thêm điểm.
Vấn đề lớn nhất của anh là nhớ động tác này thì sẽ quên động tác sau, đến khi dạy động tác sau thì lại quên động tác này.
Hoá ra đây là một anh chàng đẹp trai ngốc nghếch ư?
Tôi dạy tới nỗi miệng đắng lưỡi khô, mồ hôi nhễ nhại đầy đầu.
Bỗng dưng Trần Việt hỏi tôi: “Em muốn uống gì?”
Gần đây trên mạng hay có một cách nói rất phổ biến, đó là nói cái gì cũng thêm từ “ớ”* vào cuối câu. Miệng tôi cũng bị nhiễm cách nói chuyện này.
*Raw (子), pinyin (zǐ): Từ này thường được giới trẻ thêm vào mỗi cuối câu nói giúp tạo cảm giác đáng yêu. Mình biên tập lại theo đúng ngữ cảnh và tham khảo trên Zhihu, nghĩa thuần thì có vẻ không hợp cảnh lắm. (Ngoài ra, cảm ơn bạn Dii đã giúp mình hiểu rõ hơn về trường hợp này).
Vì vậy, một thanh niên yêu thích sữa bò Vượng Tử* như tôi đã bật thốt: “Sữa bò ớ.”
*Vượng Tử là một thương hiệu sữa bò nổi tiếng ở Trung Quốc.
Trần Việt sững người một lúc và nhìn tôi.
Tôi cũng sững người một hồi rồi nhìn anh.
“Sữa bò ớ” nghe vào thì thấy rất bình thường. Thế nhưng, văn hoá Trung Hoa bác đại tinh thâm, ba từ kia chỉ cần đổi trọng âm nhấn nhá thì sẽ không còn bình thường được nữa.
Mà tôi sai chỗ nào không sai, lại sai vị trí nhấn âm mới chết.
Thứ tôi nói không phải là “Sữa bò ớ”, mà là “Vú bò”*.
*Đều có cách viết là 牛奶子. Trong đó, 牛奶 (niúnǎi) là sữa bò + 子 (zǐ) sẽ thành “Sữa bò ớ” là một cách nói dễ thương. Nhưng 牛 (niú) là bò + 奶子 (nǎizǐ) là ngực/vú sẽ ra nghĩa là vú bò.
“…”
Không khí im lặng một cách khó hiểu.
Tôi và Trần Việt trừng mắt nhìn nhau trong không gian yên tĩnh này.
Trần Việt phản ứng lại trước.
Tiếng cười to của anh đã phá tan cơn trầm mặc lúng túng.
Nhưng đồng thời cũng khiến cho tôi càng thêm khó xử và im lặng hơn.
Trần Việt nói: “Đàn em dũng mãnh hơn anh nghĩ đấy, nhưng nếu trong siêu thị không có thứ em muốn thì sao?”
Tôi: “…”
Chán quá đi.
Phải huỷ diệt thế giới này thôi.
Vừa hay để tôi chuyển sang hành tinh khác sống.
Tôi sẽ từ bỏ việc giải thích, bởi vì hình tượng chính trực của tôi đã hoàn toàn bị sụp đổ sau cú “trượt lưỡi” này.
Có lẽ… trước mặt Trần Việt, tôi chưa bao giờ là một con người chính trực cả.
Trong lúc Trần Việt đi vào siêu thị để mua sữa bò cho tôi, tôi lại tiếp tục bỏ chạy.
Thời điểm Hương Phi cùng Mông Đan* đào hôn cũng chẳng chạy trốn nhanh bằng tôi.
*Hương Phi (Hàm Hương) và Mông Đan: Nhân vật trong phim Hoàn Châu Cách Cách.
Mười tám tuổi nhưng chỉ cao có 1m55, rốt cuộc tôi vẫn tin vào những chuyện tâm linh như thế này.
Tục ngữ đã nói: Thà rằng tin là có, còn hơn tin là không.
Kể từ khi tôi lớn thì không còn phát triển nhiều về chiều cao nữa, chiều cao là nỗi đau của cuộc đời tôi.
Lúc tôi đến sân vận động, Trần Việt đã đứng tại điểm hẹn chờ tôi.
Một lý do khác thôi thúc tôi đến đây để hoàn thành cuộc hẹn là vì muốn giải thích với anh.
Lần gần nhất chúng tôi gặp nhau, tôi đã bị mấy câu nói lươn lẹo của anh xoay như chong chóng, làm cho tôi quên mất mục đích chính của mình – đó là giải thích trực tiếp với anh về món quà sinh nhật bí ẩn gây nên vụ việc đội quần.
Lần này, tôi sẽ kiên định với ý nghĩ ban đầu của mình, nhanh chóng giải quyết đống chuyện lộn xộn ấy cho xong và vãn hồi hình tượng chính trực của mình.
Nhưng Trần Việt không cho tôi cơ hội vung dao.
Trần Việt đánh Thái Cực Quyền cực kì tệ.
Chẳng phải vì động tác đánh Thái Cực của anh không đạt chuẩn, trái lại, tư thế khi anh đánh Thái Cực rất đẹp và ưu nhã.
Trong đó, gương mặt là một phần đã giúp anh thêm điểm.
Vấn đề lớn nhất của anh là nhớ động tác này thì sẽ quên động tác sau, đến khi dạy động tác sau thì lại quên động tác này.
Hoá ra đây là một anh chàng đẹp trai ngốc nghếch ư?
Tôi dạy tới nỗi miệng đắng lưỡi khô, mồ hôi nhễ nhại đầy đầu.
Bỗng dưng Trần Việt hỏi tôi: “Em muốn uống gì?”
Gần đây trên mạng hay có một cách nói rất phổ biến, đó là nói cái gì cũng thêm từ “ớ”* vào cuối câu. Miệng tôi cũng bị nhiễm cách nói chuyện này.
*Raw (子), pinyin (zǐ): Từ này thường được giới trẻ thêm vào mỗi cuối câu nói giúp tạo cảm giác đáng yêu. Mình biên tập lại theo đúng ngữ cảnh và tham khảo trên Zhihu, nghĩa thuần thì có vẻ không hợp cảnh lắm. (Ngoài ra, cảm ơn bạn Dii đã giúp mình hiểu rõ hơn về trường hợp này).
Vì vậy, một thanh niên yêu thích sữa bò Vượng Tử* như tôi đã bật thốt: “Sữa bò ớ.”
*Vượng Tử là một thương hiệu sữa bò nổi tiếng ở Trung Quốc.
Trần Việt sững người một lúc và nhìn tôi.
Tôi cũng sững người một hồi rồi nhìn anh.
“Sữa bò ớ” nghe vào thì thấy rất bình thường. Thế nhưng, văn hoá Trung Hoa bác đại tinh thâm, ba từ kia chỉ cần đổi trọng âm nhấn nhá thì sẽ không còn bình thường được nữa.
Mà tôi sai chỗ nào không sai, lại sai vị trí nhấn âm mới chết.
Thứ tôi nói không phải là “Sữa bò ớ”, mà là “Vú bò”*.
*Đều có cách viết là 牛奶子. Trong đó, 牛奶 (niúnǎi) là sữa bò + 子 (zǐ) sẽ thành “Sữa bò ớ” là một cách nói dễ thương. Nhưng 牛 (niú) là bò + 奶子 (nǎizǐ) là ngực/vú sẽ ra nghĩa là vú bò.
“…”
Không khí im lặng một cách khó hiểu.
Tôi và Trần Việt trừng mắt nhìn nhau trong không gian yên tĩnh này.
Trần Việt phản ứng lại trước.
Tiếng cười to của anh đã phá tan cơn trầm mặc lúng túng.
Nhưng đồng thời cũng khiến cho tôi càng thêm khó xử và im lặng hơn.
Trần Việt nói: “Đàn em dũng mãnh hơn anh nghĩ đấy, nhưng nếu trong siêu thị không có thứ em muốn thì sao?”
Tôi: “…”
Chán quá đi.
Phải huỷ diệt thế giới này thôi.
Vừa hay để tôi chuyển sang hành tinh khác sống.
Tôi sẽ từ bỏ việc giải thích, bởi vì hình tượng chính trực của tôi đã hoàn toàn bị sụp đổ sau cú “trượt lưỡi” này.
Có lẽ… trước mặt Trần Việt, tôi chưa bao giờ là một con người chính trực cả.
Trong lúc Trần Việt đi vào siêu thị để mua sữa bò cho tôi, tôi lại tiếp tục bỏ chạy.
Thời điểm Hương Phi cùng Mông Đan* đào hôn cũng chẳng chạy trốn nhanh bằng tôi.
*Hương Phi (Hàm Hương) và Mông Đan: Nhân vật trong phim Hoàn Châu Cách Cách.
/9
|