Quý Châu là một địa phương có nhiều núi nhất, người ta cho rằng đó là một vùng mà bất cứ trong diện tích ba dặm vuông nào cũng có hòn thấp hòn cao.
Hắc Thánh Du Long cùng Phạm Thiếu Hoa, Tiết Châu Nhi sáng sớm hôm sau khởi hành, xuôi theo Tương Giang về phía Tây, đến đất Kiềm, ra khỏi trấn Hùng Quang, từ đó đi tới, dân cư dần dần thưa thới, họ đã đến vùng cô tịch hoang vu, vẳng lặng lạnh lùng.
Nếu không có Hắc Thánh Du Long dẫn đường thì chắc chắn Phạm Thiếu Hoa chẳng bao giờ tìm đến tận Xuân Hương cốc.
Địa phương vừa cô tịch vừa hiểm trở phi thường, Phạm Thiếu Hoa tự hỏi một nơi hoang vắng như thế này thì làm sao yêu nữ tìm ra mà đến tận nơi sát hại song thân của chàng?
Hắc Thánh Du Long chỉ cho chàng biết nơi lão ngã bịnh may mắn nhờ Phạm Xuân Hoa cứu nạn, nhắc đến việc đó lão bùi ngùi, tưởng vọng đến người đã khuất.
Lão tìm lại tảng đá năm xưa, lão khắc ghi mấy hàng chữ, kỷ niệm cuộc gặp gỡ với Phạm Xuân Hoa, tảng đá vẫn còn tại chỗ và mấy hàng chữ vẫn y nguyên.
- Minh kiên kim thạch - Năm, tháng, ngày, giờ này.
Tang Cửu và Phạm Xuân Hoa lạy trời, lạy đất kết nghĩa kim bằng.
Cạnh đó có một mô đá cao, trên bề mặt có hai chữ: “Đáng chết!” Nét chữ ăn sâu hơn năm phân, tỏ rõ người khắc mấy chữ đó dùng lực quá mạnh, hoặc do lúc phẫn nộ.
Phạm Thiếu Hoa lấy làm lạ hỏi :
- Còn hai chữ này ai khắc đó hả sư phó?
Hắc Thánh Du Long trầm buồn :
- Còn ai ngoài yêu nữ? Nàng thấy mấy dòng chữ kia căm hận, nên khắc hai chữ đó như để trả đũa vậy mà!
Phạm Thiếu Hoa rít lên :
- Đáng hận cho tiện phụ! Thì ra tiện phụ nhìn thấy mấy dòng chữ kia, đoán chắc song thân đệ tử ẩn náu tại vùng này, nên bỏ công tìm kiếm, mãi rồi cũng phát hiện ra!
Chàng bước tới dùng chỉ phong khắc thêm bốn chữ: “Hoán Hoa yêu nữ”, trước hai chữ “đáng chết”, thành ra câu: “Hoán Hoa yêu nữ đáng chết”.
Hắc Thánh Du Long nhìn nét bút của chàng cau mày thầm nghĩ :
- “Nét bút của hắn thực sự có sâu hơn nét bút của yêu nữ, điều đó chứng tỏ công lực của hắn khá cao. Song công lực đó là công lực hiện tại, còn công lực của yêu nữ thuộc mười lăm năm về trước, trong mười lăm năm về trước, trong mười lăm năm qua nàng đã khổ luyện dĩ nhiên có tiến bộ quan trọng, thì chắc gì Thiếu Hoa đã thắng nổi nàng?”
Đừng nói chi công lực, chỉ bằng vào căn cơ già dặn qua năm tháng tu vi, Thiếu Hoa phải kém hơn yêu nữ rồi, dù chàng đã được hai lão nhân tận tâm bồi dưỡng.
Nhận xét đó khiến cho Hắc Thánh Du Long lo ngại phần nào.
Tiết Châu Nhi vụt hỏi :
- Xuân Hương cốc còn cách đây xa lắm không hả tiền bối?
Hắc Thánh Du Long đáp :
- Sắp đến nơi rồi!
Họ đi quanh quẩn trong núi một lúc nữa, đến bên trên ghềnh đá nhìn xuống một cốc sâu, sâu hằng trăm trượng. Từ bên trên xuống, vách đá thẳng đứng, lại lởm chởm những mũi nhọn, thân đá lại trơn lắng, khó đặt chân lên vững chắc.
Hắc Thánh Du Long nhìn Tiết Châu Nhi hỏi :
- Hiền điệt nữ có thể tự lực xuống tận bên dưới chăng?
Tiết Châu Nhi đáp nhanh :
- Tiểu nữ tin chắc là mình có thể xuống đó được tiền bối!
Hắc Thánh Du Long gật đầu bảo cả hai chuẩn bị, rồi lão vận khí buông mình xuống trước, chốc chốc chạm chân vào các mũi nhọn lấy đà, lần đi xuống theo thế vòng cung, hai đầu cung chạm vào mũi nhọn.
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cũng làm y như lão từ từ xuống cốc.
Bên dưới đá mọc lởm chởm, nước suối chảy quanh chỗ ngập sâu, ba người lại phải đi quanh một lúc, mới tìm gặp một cửa động, cao độ bằng đầu người.
Bên trong động tối đen, nhìn vào chẳng trông thấy gì cả, nên chẳng rõ động sâu hay cạn, vào trong có mở rộng hay vẫn hẹp như vậy.
Biết là càng đi tới càng đến gần di tích của song thân, Phạm Thiếu Hoa hồi hộp vô cùng, Tiết Châu Nhi cũng có cảm giác như chàng, Hắc Thánh Du Long cũng chẳng bình tĩnh hơn.
Dừng chân nơi cửa động, Hắc Thánh Du Long rút chiếc tiêu cầm tay, bảo họ Phạm và họ Tiết :
- Hai người lẳng lặng theo ta, tuyệt không được gây tiếng động!
Lão đưa mắt quan sát kỹ một vòng, rồi bước vào động.
Phạm Thiếu Hoa chẳng rõ sư phó đã phát hiện ra sự gì, bỗng nhiên lại đề cao cảnh giác cực độ, không tiện hỏi han, chàng và Tiết Châu Nhi lặng lẽ bước theo sau.
Đường đi vào đen tối quá, giả dĩ đá lởm chởm, thật khó đặt chân cho vững, và tự nhiên không thể đi nhanh hơn được.
Một lúc lâu họ đi đến khoảng trống, nơi đó có ánh sáng, thì ra chính là lối ra, họ đã đi tận cùng lòng động.
Cách lối ra không bao xa, có một con suối trong, nước chảy róc rách, bên trong dòng suối, có một mảng vàng, rêu xanh bám đầy.
Mảnh vàng đó thay cầu bắc ngang suối, cả ba sang bên bờ kia, lại gặp một khu rừng tùng chắn lối.
Quanh khu rừng, có con đường đá, hiện tại rêu bám xanh rì.
Qua khỏi khu rừng họ đến một tòa nhà đá, cửa gỗ, nhà đó là nơi vợ chồng Phạm Xuân Hoa ẩn cư hai mươi năm về trước.
Hắc Thánh Du Long không đợi Phạm Thiếu Hoa hỏi, chỉ cho chàng thấy tòa nhà thốt :
- Đó là nơi che mưa che nắng của song thân người ngày xưa, nhưng khoan hãy vào, hãy đến bái mộ trước.
Bên cạnh khu rừng tùng, có hai nấm mồ, cỏ phủ xanh tươi, trước mộ có tấm bia đá khắc mấy chữ :
- Vợ chồng nghĩa đệ Phạm Xuân Hoa nằm đây muôn đời!
Dĩ nhiên Phạm Thiếu Hoa đã khóc từ khi nhìn thấy ngôi nhà, giờ đây chàng càng khóc muồi, chàng nhào xuống ôm mộ kể lể :
- Cha mẹ! Con là Phạm Thiếu Hoa về đây, cha mẹ!
Tiết Châu Nhi cũng khóc, Hắc Thánh Du Long cũng khóc, mỗi người đều có lời thì thầm van vái vong linh người quá cố.
Bỗng nhiên có tiếng lào xào từ xa vọng tới, chừng như tiếng y phục phất gió, mà cũng giống tiếng chân bước trên cát.
Hắc Thánh Du Long quay nhanh người lại, trầm giọng hỏi :
- Ai?
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cùng giật mình, ngưng khóc ngay cùng nhìn ra, thấy một người từ trong rừng tùng bước ra, dáng đi không được vững lắm, người đó tiến về phí bờ suối, không rõ vấp váp thế nào, lại ngã nhào.
Hắc Thánh Du Long không do dự phi thân lướt tới.
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cấp tốc theo sau.
Khi cả ba người đến cạnh người đó, họ nhận ra là một lão đạo nhân, râu chưa bạc, máu chảy từ miệng, từ mũi, còn ròng ròng chừng như thọ thương nặng lắm.
Hắc Thánh Du Long cau mày :
- Bị thương như vậy sao chẳng vận công điều tức phong bế huyệt mạch, cầm máu lại còn chạy đi đâu cho tình trạng thêm nặng? Chắc chắn là có duyên cớ gì đó nên không thể ở lại tại chỗ!
Hắc Thánh đưa tay đỡ lão đạo ngồi lên, đặt tay hữu lên lưng lão, vận công lực truyền sang tiếp hơi.
Không lâu lắm lão đạo tỉnh lại, mở mắt ra mấp máy môi định nói gì song Hắc Thánh Du Long khoác tay :
- Đạo huynh khoan nói năng gì cả, hãy cố gắng đề tụ chân khí, lão phu vận công tiếp sức cho, trong khoảnh khắc chân nguyên được khôi phục, khi người khỏe lại rồi muốn nói gì thì nói.
Đạo nhân cất giọng suy nhược nói :
- Bần đạo muốn gặp Tang đại hiệp! Bần đạo có lời bày tỏ!
Hắc Thánh Du Long lấy làm lạ nhưng chẳng cầu giấu diếm :
- Lão phu là Tang Cửu đây!
Đạo nhân mở mắt lớn hơn một chút, ánh mắt thoáng ngời vẻ hân hoan, hấp tấp hỏi :
- Các hạ là Tang đại hiệp?
Bỗng đạo nhân ói ra một búng máu hồng.
Hắc Thánh Du Long thở dài :
- Lão phu đã bảo đạo huynh nên tịnh dưỡng một lúc đi, lúc nào khỏe hẵng nói cũng không muộn.
Đạo nhân không nghe, thở mấy hơi dài rồi tiếp :
- Bần đạo có nghe tin Hoán Hoa phu nhân cấu kết với Ma Y Lão Tổ tại Miêu Cương hẹn nhau đến Xuân Hương cốc đón chặn Tang đại hiệp.
Thốt đến đó lão đạo lại bị ói máu, lần này thì lão kiệt quệ quá độ, không còn nói năng gì được nữa.
Hắc Thánh Du Long hấp tấp truyền công lực sang cho đạo trưởng vừa lắc đầu vừa thốt :
- Chắc đạo nhân không chịu nổi! Thương thế trầm trọng quá!
Nói không ra tiếng, đạo nhân lấy ngón tay vạch lên mặt đất mấy chữ :
- Bần đạo không báo được thâm ân, đức trọng, vậy xin lấy trong mình bần đạo...
Rồi ngón tay của lão rung mạnh, lão không viết thành chữ nữa.
Hắc Thánh Du Long không dám buông tay, day qua bảo Thiếu Hoa :
- Ngươi mò trong mình lão đạo xem, có vật gì mà lão định cho chúng ta biết đó?
Phạm Thiếu Hoa vâng lời, lấy ra một gói nhỏ. Hắc Thánh Du Long bảo chàng mở xem, trong gói có một chiếc hộp, trên nắp hộp có mảnh giấy đỏ, có viết mấy câu: Cẩn trình ân công Tang đại hiệp!
Phạm Thiếu Hoa kêu lên :
- Vật này dành cho sư phó đây!
Hắc Thánh Du Long bảo chàng mở xem liền, bên trong hộp có hai vật tròn, bằng đầu ngón tay cái, trong như ngọc bốc mùi thơm phức.
Phạm Thiếu Hoa chẳng biết là vật gì, Tiết Châu Nhi kêu lên :
- Tuyết Liên Tử! Trời, sao đạo nhân có loại Tuyết Liên Tử to lớn như thế này? Ít nhất cũng tên năm trăm năm đấy!
Hắc Thánh Du Long nhìn sững hai hạt Tuyết Liên Tử lẩm nhẩm :
- Nếu đúng như vậy thì đạo nhân này không chết đâu, Tuyết Liên Tử có công hiệu chữa trị thương thế kỳ diệu, chẳng kém Tuyết Sâm đơn của Thần ni bao nhiêu.
Lão lấy một hạt dùng ngón tay bóp nát, rồi bảo Phạm Thiếu Hoa cạy miệng đạo nhân, lão trút mớ bóp hạt Tuyết Liên Tử vào.
Phạm Thiếu Hoa hỏi :
- Sư phó một hạt có đủ công hiệu không?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Đủ rồi!
Phạm Thiếu Hoa lại hỏi :
- Còn thừa một hạt nên trả lại cho đạo nhân chứ?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Tự nhiên!
Phạm Thiếu Hoa đặt chiếc hộp vào mình đạo nhân.
Hắc Thánh Du Long nghĩ thầm :
- Đạo nhân đã có Tuyết Liên Tử trong người bị thương như thế, lại không dùng, mà chỉ để dành cho ta, có nghĩa là gì?
Phạm Thiếu Hoa hỏi :
- Sư phó có quen biết đạo nhân chăng?
Hắc Thánh Du Long lắc đầu :
- Đạo nhân hoàn toàn xa lạ đối với ta!
Một lát sau đạo nhân tỉnh lại, mở mắt ra, lão hỏi gấp :
- Bần đạo chưa chết chăng?
Hắc Thánh Du Long mỉm cười :
- Trong mình có thuốc quý, đạo huynh chết thế nào được?
Đạo nhân giật mình :
- Trời! Ân công lấy Tuyết Liên Tử cho bần đạo uống à?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Đạo huynh lâm vào tình trạng đó, nếu không dùng đến Tuyết Liên Tử thì làm sao chứ?
Đạo nhân tặc lưỡi mãi :
- Hai hạt Tuyết Liên Tử là vật trên năm trăm năm, quý vô cùng, bần đạo giữ nó từ hơn năm năm qua, trân trọng hơn sinh mạng, nhất định phải tự tay hiến tặng ân công để đáp lại phần nào ân đức ngày xưa, sao ân công lại cho bần đạo uống đi?
Hắc Thánh Du Long điềm nhiên thốt :
- Lão phu cùng đạo huynh bình sinh chưa hề quen biết nhau, thì lão phu làm sao dám nhận vật quý? Vật là của đạo huynh dùng nó để cứu mạng đạo huynh, kể ra là hợp lý chứ có gì đáng ngại đâu?
Đạo nhân thở dài :
- Ân công không nhận ra bần đạo chứ bần đạo thì suốt hai mươi năm qua, không ngày nào là không tưởng nghĩ đến ân công, cái ân tái tạo dù có chết nát thây, bần đạo cũng không đền đáp xứng đáng!
Hắc Thánh Du Long lấy làm kỳ :
- Ân tái tạo? Năm xưa? Dám hỏi tục danh của đạo huynh là gì? Đạo hiệu hiện nay là gì?
Đạo nhân mỉm cười :
- Hai mươi năm trước bên bờ Mạnh Tân, ân công đã cứu một mạng người sau khi đánh bại bọn Huỳnh Hà thất bá.
Hắc Thánh Du Long kêu lên :
- Thế ra đạo huynh là Lăng tham tướng ngày trước!
Đạo nhân gật đầu :
- Chính bần đạo đây!
Tiết Châu Nhi hân hoan ra mặt :
- Thì ra đạo trưởng là phụ thân của Lăng tỷ tỷ!
Đạo nhân trố mắt nhìn :
- Thiếu hiệp nói sao?
Hắc Thánh Du Long đáp thay Tiết Châu Nhi :
- Lịnh ái may mắn còn sống sót trong cơn hoạn nạn năm xưa!
Đạo nhân chớp ngời ánh mắt :
- Tiểu nữ còn sống? Hiện giờ nói ở đâu?
Hắc Thánh Du Long mỉm cười :
- Lệnh ái đã trưởng thành, nghiễm nhiên là một tài nữ diễm lệ, Lăng huynh tốt phước lắm đó! Chính lão phu được lịnh ái nhờ truy tìm tung tích của Lăng huynh. Hôm nay gặp Lăng huynh rồi, thì ngày phụ tử trùng phùng hẳn không xa.
Đạo nhân kích động vô cùng.
- Ân công tốt quá! Cha con bần đạo phải lập sinh vị, ngày đêm nhang khói, cầu nguyện cho ân công trường thọ thi ơn bố với đời!
Hắc Thánh Du Long cười nhẹ :
- Lăng huynh quá khen! Bây giờ Lăng huynh nên vận công điều tức đi!
Hắc Thánh Du Long cùng Phạm Thiếu Hoa, Tiết Châu Nhi sáng sớm hôm sau khởi hành, xuôi theo Tương Giang về phía Tây, đến đất Kiềm, ra khỏi trấn Hùng Quang, từ đó đi tới, dân cư dần dần thưa thới, họ đã đến vùng cô tịch hoang vu, vẳng lặng lạnh lùng.
Nếu không có Hắc Thánh Du Long dẫn đường thì chắc chắn Phạm Thiếu Hoa chẳng bao giờ tìm đến tận Xuân Hương cốc.
Địa phương vừa cô tịch vừa hiểm trở phi thường, Phạm Thiếu Hoa tự hỏi một nơi hoang vắng như thế này thì làm sao yêu nữ tìm ra mà đến tận nơi sát hại song thân của chàng?
Hắc Thánh Du Long chỉ cho chàng biết nơi lão ngã bịnh may mắn nhờ Phạm Xuân Hoa cứu nạn, nhắc đến việc đó lão bùi ngùi, tưởng vọng đến người đã khuất.
Lão tìm lại tảng đá năm xưa, lão khắc ghi mấy hàng chữ, kỷ niệm cuộc gặp gỡ với Phạm Xuân Hoa, tảng đá vẫn còn tại chỗ và mấy hàng chữ vẫn y nguyên.
- Minh kiên kim thạch - Năm, tháng, ngày, giờ này.
Tang Cửu và Phạm Xuân Hoa lạy trời, lạy đất kết nghĩa kim bằng.
Cạnh đó có một mô đá cao, trên bề mặt có hai chữ: “Đáng chết!” Nét chữ ăn sâu hơn năm phân, tỏ rõ người khắc mấy chữ đó dùng lực quá mạnh, hoặc do lúc phẫn nộ.
Phạm Thiếu Hoa lấy làm lạ hỏi :
- Còn hai chữ này ai khắc đó hả sư phó?
Hắc Thánh Du Long trầm buồn :
- Còn ai ngoài yêu nữ? Nàng thấy mấy dòng chữ kia căm hận, nên khắc hai chữ đó như để trả đũa vậy mà!
Phạm Thiếu Hoa rít lên :
- Đáng hận cho tiện phụ! Thì ra tiện phụ nhìn thấy mấy dòng chữ kia, đoán chắc song thân đệ tử ẩn náu tại vùng này, nên bỏ công tìm kiếm, mãi rồi cũng phát hiện ra!
Chàng bước tới dùng chỉ phong khắc thêm bốn chữ: “Hoán Hoa yêu nữ”, trước hai chữ “đáng chết”, thành ra câu: “Hoán Hoa yêu nữ đáng chết”.
Hắc Thánh Du Long nhìn nét bút của chàng cau mày thầm nghĩ :
- “Nét bút của hắn thực sự có sâu hơn nét bút của yêu nữ, điều đó chứng tỏ công lực của hắn khá cao. Song công lực đó là công lực hiện tại, còn công lực của yêu nữ thuộc mười lăm năm về trước, trong mười lăm năm về trước, trong mười lăm năm qua nàng đã khổ luyện dĩ nhiên có tiến bộ quan trọng, thì chắc gì Thiếu Hoa đã thắng nổi nàng?”
Đừng nói chi công lực, chỉ bằng vào căn cơ già dặn qua năm tháng tu vi, Thiếu Hoa phải kém hơn yêu nữ rồi, dù chàng đã được hai lão nhân tận tâm bồi dưỡng.
Nhận xét đó khiến cho Hắc Thánh Du Long lo ngại phần nào.
Tiết Châu Nhi vụt hỏi :
- Xuân Hương cốc còn cách đây xa lắm không hả tiền bối?
Hắc Thánh Du Long đáp :
- Sắp đến nơi rồi!
Họ đi quanh quẩn trong núi một lúc nữa, đến bên trên ghềnh đá nhìn xuống một cốc sâu, sâu hằng trăm trượng. Từ bên trên xuống, vách đá thẳng đứng, lại lởm chởm những mũi nhọn, thân đá lại trơn lắng, khó đặt chân lên vững chắc.
Hắc Thánh Du Long nhìn Tiết Châu Nhi hỏi :
- Hiền điệt nữ có thể tự lực xuống tận bên dưới chăng?
Tiết Châu Nhi đáp nhanh :
- Tiểu nữ tin chắc là mình có thể xuống đó được tiền bối!
Hắc Thánh Du Long gật đầu bảo cả hai chuẩn bị, rồi lão vận khí buông mình xuống trước, chốc chốc chạm chân vào các mũi nhọn lấy đà, lần đi xuống theo thế vòng cung, hai đầu cung chạm vào mũi nhọn.
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cũng làm y như lão từ từ xuống cốc.
Bên dưới đá mọc lởm chởm, nước suối chảy quanh chỗ ngập sâu, ba người lại phải đi quanh một lúc, mới tìm gặp một cửa động, cao độ bằng đầu người.
Bên trong động tối đen, nhìn vào chẳng trông thấy gì cả, nên chẳng rõ động sâu hay cạn, vào trong có mở rộng hay vẫn hẹp như vậy.
Biết là càng đi tới càng đến gần di tích của song thân, Phạm Thiếu Hoa hồi hộp vô cùng, Tiết Châu Nhi cũng có cảm giác như chàng, Hắc Thánh Du Long cũng chẳng bình tĩnh hơn.
Dừng chân nơi cửa động, Hắc Thánh Du Long rút chiếc tiêu cầm tay, bảo họ Phạm và họ Tiết :
- Hai người lẳng lặng theo ta, tuyệt không được gây tiếng động!
Lão đưa mắt quan sát kỹ một vòng, rồi bước vào động.
Phạm Thiếu Hoa chẳng rõ sư phó đã phát hiện ra sự gì, bỗng nhiên lại đề cao cảnh giác cực độ, không tiện hỏi han, chàng và Tiết Châu Nhi lặng lẽ bước theo sau.
Đường đi vào đen tối quá, giả dĩ đá lởm chởm, thật khó đặt chân cho vững, và tự nhiên không thể đi nhanh hơn được.
Một lúc lâu họ đi đến khoảng trống, nơi đó có ánh sáng, thì ra chính là lối ra, họ đã đi tận cùng lòng động.
Cách lối ra không bao xa, có một con suối trong, nước chảy róc rách, bên trong dòng suối, có một mảng vàng, rêu xanh bám đầy.
Mảnh vàng đó thay cầu bắc ngang suối, cả ba sang bên bờ kia, lại gặp một khu rừng tùng chắn lối.
Quanh khu rừng, có con đường đá, hiện tại rêu bám xanh rì.
Qua khỏi khu rừng họ đến một tòa nhà đá, cửa gỗ, nhà đó là nơi vợ chồng Phạm Xuân Hoa ẩn cư hai mươi năm về trước.
Hắc Thánh Du Long không đợi Phạm Thiếu Hoa hỏi, chỉ cho chàng thấy tòa nhà thốt :
- Đó là nơi che mưa che nắng của song thân người ngày xưa, nhưng khoan hãy vào, hãy đến bái mộ trước.
Bên cạnh khu rừng tùng, có hai nấm mồ, cỏ phủ xanh tươi, trước mộ có tấm bia đá khắc mấy chữ :
- Vợ chồng nghĩa đệ Phạm Xuân Hoa nằm đây muôn đời!
Dĩ nhiên Phạm Thiếu Hoa đã khóc từ khi nhìn thấy ngôi nhà, giờ đây chàng càng khóc muồi, chàng nhào xuống ôm mộ kể lể :
- Cha mẹ! Con là Phạm Thiếu Hoa về đây, cha mẹ!
Tiết Châu Nhi cũng khóc, Hắc Thánh Du Long cũng khóc, mỗi người đều có lời thì thầm van vái vong linh người quá cố.
Bỗng nhiên có tiếng lào xào từ xa vọng tới, chừng như tiếng y phục phất gió, mà cũng giống tiếng chân bước trên cát.
Hắc Thánh Du Long quay nhanh người lại, trầm giọng hỏi :
- Ai?
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cùng giật mình, ngưng khóc ngay cùng nhìn ra, thấy một người từ trong rừng tùng bước ra, dáng đi không được vững lắm, người đó tiến về phí bờ suối, không rõ vấp váp thế nào, lại ngã nhào.
Hắc Thánh Du Long không do dự phi thân lướt tới.
Phạm Thiếu Hoa và Tiết Châu Nhi cấp tốc theo sau.
Khi cả ba người đến cạnh người đó, họ nhận ra là một lão đạo nhân, râu chưa bạc, máu chảy từ miệng, từ mũi, còn ròng ròng chừng như thọ thương nặng lắm.
Hắc Thánh Du Long cau mày :
- Bị thương như vậy sao chẳng vận công điều tức phong bế huyệt mạch, cầm máu lại còn chạy đi đâu cho tình trạng thêm nặng? Chắc chắn là có duyên cớ gì đó nên không thể ở lại tại chỗ!
Hắc Thánh đưa tay đỡ lão đạo ngồi lên, đặt tay hữu lên lưng lão, vận công lực truyền sang tiếp hơi.
Không lâu lắm lão đạo tỉnh lại, mở mắt ra mấp máy môi định nói gì song Hắc Thánh Du Long khoác tay :
- Đạo huynh khoan nói năng gì cả, hãy cố gắng đề tụ chân khí, lão phu vận công tiếp sức cho, trong khoảnh khắc chân nguyên được khôi phục, khi người khỏe lại rồi muốn nói gì thì nói.
Đạo nhân cất giọng suy nhược nói :
- Bần đạo muốn gặp Tang đại hiệp! Bần đạo có lời bày tỏ!
Hắc Thánh Du Long lấy làm lạ nhưng chẳng cầu giấu diếm :
- Lão phu là Tang Cửu đây!
Đạo nhân mở mắt lớn hơn một chút, ánh mắt thoáng ngời vẻ hân hoan, hấp tấp hỏi :
- Các hạ là Tang đại hiệp?
Bỗng đạo nhân ói ra một búng máu hồng.
Hắc Thánh Du Long thở dài :
- Lão phu đã bảo đạo huynh nên tịnh dưỡng một lúc đi, lúc nào khỏe hẵng nói cũng không muộn.
Đạo nhân không nghe, thở mấy hơi dài rồi tiếp :
- Bần đạo có nghe tin Hoán Hoa phu nhân cấu kết với Ma Y Lão Tổ tại Miêu Cương hẹn nhau đến Xuân Hương cốc đón chặn Tang đại hiệp.
Thốt đến đó lão đạo lại bị ói máu, lần này thì lão kiệt quệ quá độ, không còn nói năng gì được nữa.
Hắc Thánh Du Long hấp tấp truyền công lực sang cho đạo trưởng vừa lắc đầu vừa thốt :
- Chắc đạo nhân không chịu nổi! Thương thế trầm trọng quá!
Nói không ra tiếng, đạo nhân lấy ngón tay vạch lên mặt đất mấy chữ :
- Bần đạo không báo được thâm ân, đức trọng, vậy xin lấy trong mình bần đạo...
Rồi ngón tay của lão rung mạnh, lão không viết thành chữ nữa.
Hắc Thánh Du Long không dám buông tay, day qua bảo Thiếu Hoa :
- Ngươi mò trong mình lão đạo xem, có vật gì mà lão định cho chúng ta biết đó?
Phạm Thiếu Hoa vâng lời, lấy ra một gói nhỏ. Hắc Thánh Du Long bảo chàng mở xem, trong gói có một chiếc hộp, trên nắp hộp có mảnh giấy đỏ, có viết mấy câu: Cẩn trình ân công Tang đại hiệp!
Phạm Thiếu Hoa kêu lên :
- Vật này dành cho sư phó đây!
Hắc Thánh Du Long bảo chàng mở xem liền, bên trong hộp có hai vật tròn, bằng đầu ngón tay cái, trong như ngọc bốc mùi thơm phức.
Phạm Thiếu Hoa chẳng biết là vật gì, Tiết Châu Nhi kêu lên :
- Tuyết Liên Tử! Trời, sao đạo nhân có loại Tuyết Liên Tử to lớn như thế này? Ít nhất cũng tên năm trăm năm đấy!
Hắc Thánh Du Long nhìn sững hai hạt Tuyết Liên Tử lẩm nhẩm :
- Nếu đúng như vậy thì đạo nhân này không chết đâu, Tuyết Liên Tử có công hiệu chữa trị thương thế kỳ diệu, chẳng kém Tuyết Sâm đơn của Thần ni bao nhiêu.
Lão lấy một hạt dùng ngón tay bóp nát, rồi bảo Phạm Thiếu Hoa cạy miệng đạo nhân, lão trút mớ bóp hạt Tuyết Liên Tử vào.
Phạm Thiếu Hoa hỏi :
- Sư phó một hạt có đủ công hiệu không?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Đủ rồi!
Phạm Thiếu Hoa lại hỏi :
- Còn thừa một hạt nên trả lại cho đạo nhân chứ?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Tự nhiên!
Phạm Thiếu Hoa đặt chiếc hộp vào mình đạo nhân.
Hắc Thánh Du Long nghĩ thầm :
- Đạo nhân đã có Tuyết Liên Tử trong người bị thương như thế, lại không dùng, mà chỉ để dành cho ta, có nghĩa là gì?
Phạm Thiếu Hoa hỏi :
- Sư phó có quen biết đạo nhân chăng?
Hắc Thánh Du Long lắc đầu :
- Đạo nhân hoàn toàn xa lạ đối với ta!
Một lát sau đạo nhân tỉnh lại, mở mắt ra, lão hỏi gấp :
- Bần đạo chưa chết chăng?
Hắc Thánh Du Long mỉm cười :
- Trong mình có thuốc quý, đạo huynh chết thế nào được?
Đạo nhân giật mình :
- Trời! Ân công lấy Tuyết Liên Tử cho bần đạo uống à?
Hắc Thánh Du Long gật đầu :
- Đạo huynh lâm vào tình trạng đó, nếu không dùng đến Tuyết Liên Tử thì làm sao chứ?
Đạo nhân tặc lưỡi mãi :
- Hai hạt Tuyết Liên Tử là vật trên năm trăm năm, quý vô cùng, bần đạo giữ nó từ hơn năm năm qua, trân trọng hơn sinh mạng, nhất định phải tự tay hiến tặng ân công để đáp lại phần nào ân đức ngày xưa, sao ân công lại cho bần đạo uống đi?
Hắc Thánh Du Long điềm nhiên thốt :
- Lão phu cùng đạo huynh bình sinh chưa hề quen biết nhau, thì lão phu làm sao dám nhận vật quý? Vật là của đạo huynh dùng nó để cứu mạng đạo huynh, kể ra là hợp lý chứ có gì đáng ngại đâu?
Đạo nhân thở dài :
- Ân công không nhận ra bần đạo chứ bần đạo thì suốt hai mươi năm qua, không ngày nào là không tưởng nghĩ đến ân công, cái ân tái tạo dù có chết nát thây, bần đạo cũng không đền đáp xứng đáng!
Hắc Thánh Du Long lấy làm kỳ :
- Ân tái tạo? Năm xưa? Dám hỏi tục danh của đạo huynh là gì? Đạo hiệu hiện nay là gì?
Đạo nhân mỉm cười :
- Hai mươi năm trước bên bờ Mạnh Tân, ân công đã cứu một mạng người sau khi đánh bại bọn Huỳnh Hà thất bá.
Hắc Thánh Du Long kêu lên :
- Thế ra đạo huynh là Lăng tham tướng ngày trước!
Đạo nhân gật đầu :
- Chính bần đạo đây!
Tiết Châu Nhi hân hoan ra mặt :
- Thì ra đạo trưởng là phụ thân của Lăng tỷ tỷ!
Đạo nhân trố mắt nhìn :
- Thiếu hiệp nói sao?
Hắc Thánh Du Long đáp thay Tiết Châu Nhi :
- Lịnh ái may mắn còn sống sót trong cơn hoạn nạn năm xưa!
Đạo nhân chớp ngời ánh mắt :
- Tiểu nữ còn sống? Hiện giờ nói ở đâu?
Hắc Thánh Du Long mỉm cười :
- Lệnh ái đã trưởng thành, nghiễm nhiên là một tài nữ diễm lệ, Lăng huynh tốt phước lắm đó! Chính lão phu được lịnh ái nhờ truy tìm tung tích của Lăng huynh. Hôm nay gặp Lăng huynh rồi, thì ngày phụ tử trùng phùng hẳn không xa.
Đạo nhân kích động vô cùng.
- Ân công tốt quá! Cha con bần đạo phải lập sinh vị, ngày đêm nhang khói, cầu nguyện cho ân công trường thọ thi ơn bố với đời!
Hắc Thánh Du Long cười nhẹ :
- Lăng huynh quá khen! Bây giờ Lăng huynh nên vận công điều tức đi!
/158
|