Một năm trôi qua thật nhanh vì mùa đông thoắt cái lại đến.
Những cơn mưa phùn suốt ngày đan vào nhau than thở làm cho cảnh vật thêm buồn.
Mộ Hòa ngồi trong phòng hút thuốc, nhìn ra mưa mà lòng nghe trống vắng.
Giữa bầu không khí tẻ nhạt đó, Mộ Phong từ ngoài vườn gọi vào ơi ới:
- Anh Hòa ơi, có thư này! Chà nặng quá, từ Mỹ gửi sang đây anh ơi!
Mỹ? Bạn bè của Mộ Hòa ở Mỹ chẳng có mấy tên, Mộ Hòa yên lặng suy nghĩ. Suốt một năm trời nay, chàng giống như cơn xoáy ngủ yên dưới đáy hồ. Mộ Hòa đã hết xúc cảm.
Mộ Phong bước vào, ném bức thư lên bàn:
- Nét chữ con gái quen quá, nhưng Hạo đang chờ em đi xinê. Chốc về hỏi lại anh cũng chẳng muộn.
Rồi như cơn lốc, Mộ Phong đi mất. Mộ Hòa vẫn để yên bức thư trên bàn, chàng không đọc vội vì chưa thấy thích. Tựa lưng vào ghế Hòa tiếp tục hút thuốc. Nghĩ đến trường hợp của em gái, Hạo đã thụ huấn quân sự xong và sắp được xuất ngoại học tiếp, sang năm Phong sẽ theo sau. Tất cả những người chung quanh đều bỏ chàng lại đây! Chàng sẽ cô độc thế này mãi sao?
Đốt thêm điếu thuốc, Mộ Hòa thờ ơ cầm bức thơ lên. Đột nhiên, tim chàng đập mạnh.
Nét chữ quen thuộc thật thế này mà Mộ Phong nhìn chẳng ra? Có thật như thế không? Từ ngày chim Hải Âu bay đi đến giờ đã đúng một năm mà Hòa nào có được tin gì về nàng đâu. Bây giờ có thể có một cánh lông vũ bay về? Thật là của nàng chứ? Bức thơ thật dầy, những nét chữ dễ thương của Thường đây mà!
Tay run run Mộ Hòa mở thơ ra, một sấp giấy thật dầy. Mộ Hòa lật ngay tờ cuối cùng xem hàng chữ chót.
Anh vẫn còn là của riêng anh chứ?
Vũ Thường
Mộ Hòa thở phào, mắt nhòa đi có lẽ vì khói và có lẽ vì cảm động. Chàng ném phần thuốc còn lại vào gạt tàn, dằn cho lòng bình thản, mới đọc:
Anh Hòa,
Hôm qua em nằm mơ thấy anh.
Trăng đẹp quá, đêm thật huyền diệu khi những bước chân anh đến gần em. Chúng ta yên lặng nhìn nhau, và rồiAnh nắm lấy tay em, chúng ta đi dưới trăng và ngâm thật khẽ bài thơ:
“Xa nghìn trùng, nhớ khôn nguôi,
Bây giờ gặp lại lệ trôi ngỡ ngàng
Hỏi gió đông tự bao giờ đến,
Mùa xuân kia trường cửu hay chưa?”
Nhưng khi thức giấc, anh đâu mất, chỉ còn ánh trăng bàng bạc, lệ em ướt gối tự bao giờ.
Em ngồi dậy đi quanh quẩn trong phòng, nghĩ lại ngày xưa như đang hiển hiện trước mắt:
“Từ nhỏ đã với cao,
Nghĩ đến tri âm tìm bạn
Nghe gió hú bên trăng
Mà lòng bâng khuâng tình buồn
Đêm qua em đã nằm mơ
Dệt thơ, dệt mộng túi thơ đã đầy
Mộng mất đi bao giờ tìm thấy?
Thơ tàn rồi ngơ ngẩn người ơi.”
Vâng, nghĩ đến chuyện bây giờ, em chợt ngơ ngẩn. Thơ đã viết xong lại muốn bắt đầu lại vì lòng em rối như tơ, phải ngồi xuống viết vài lời cho anh.
Cách nhau một năm rồi, em không có viết lấy một chữ dù là gửi cho anh hay cho những người bạn khác, do đó em chẳng biết hiện giờ anh ra sao. Anh đã có gì chưa anh? Anh đã tìm được hạnh phúc và quên em rồi phải không anh? Em không hay biết một tí nào về anh, nhưng em vẫn quyết định viết lá thư này cho anh. Nếu anh đã có người mới, anh có quyền ném bỏ thư này đi. Nếu anh vẫn còn là anh của em, vẫn còn nhớ tới em thì hãy đọc tiếp để biết trong năm qua em đã sống thế nào. Em nghĩ có lẽ anh cũng muốn biết lắm.
Trước hết, em phải nói thế nào đây? Một năm ác mộng? Nhưng trong cái xui nó có cái may là chính trong cơn mộng dữ đó đã kết thúc. Bây giờ hãy để chuyện đó sang một bên, em sẽ kể cho anh nghe sau.
Năm ngoái khi vừa đến San Francisco, em đã mua được một căn nhà ở ngoại ô. Tất cả đúng ra phải nói là cha mẹ sắp đặt cả. Hiệu ăn của em lại ở tận bến tàu đánh cá, từ nhà đến đấy chạy thật nhanh cũng phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Lúc Triệt mới sang, hắn đã thấy sự bất tiện nhưng vẫn yên lặng. Đợi đến lúc mẹ em trở về Đài Loan, bộ mặt thật của hắn mới rơi ra. Hắn bảo nào là mẹ chẳng biết tính toán gì cả, mua căn nhà đường xá bất tiện nên hắn phải ở luôn tại hiệu ăn, không thèm về nhà nữa.
Như thế càng tốt, càng đỡ phiền hà. Nhưng ở mãi như thế cũng chán, em lén Triệt ghi danh tại đại học Stanford.
Em nghĩ rằng có lẽ cuộc đời rồi sẽ được bình yên, không ngờ Triệt biết. Hắn nổi trận linh đình, bảo em là mượn cớ đến trường để giao du với bọn con trai. Rồi hắn đã bán quách căn nhà mẹ em mua và bắt em phải đến San Francisco ở với hắn trong một chung
cư gần bến tàu.
Đời sống trong chung cư thật khổ sở. Thế Triệt chẳng dành xe cho em, hắn cũng cấm không cho em xuống phố, không để em quen biết một ai hết. Khi Thế Triệt ở nhà, em như phải đối diện với ma quỷ, mà khi hắn ra phố, em lại phải đối diện với cô đơn. Em chẳng dám viết thơ kể rõ sự tình cho cha mẹ em vì em sợ người lo. Vả lại em cũng nghĩ rằng em đã gieo gió thì phải gặt bão, em không nên than. Nỗi khổ tâm em giữ kín trong lòng. Triết thì lúc nào cũng tỏ ra thư thái vui tính, láng giềng chung quanh ai cũng cho rằng hắn đúng là mẫu người chồng lý tưởng. Anh Hòa! Em không còn biết nói sao, vì những ngày đọa đày kia thật đáng tởm, thôi thì để cho nó qua vậy.
Anh cũng biết quán ăn của em tên Ngũ Long Đình chứ? Đấy là một tiệm cơm đã có hơn bốn năm năm nay, là một trong những cơ sở phát đạt nhất của cha em. Vừa qua tay Thế Triệt là hắn thay đổi tất cả những nhân viên kỳ cựu, từ ông quản lý đến bồi bàn. Thế Triệt cũng giỏi kinh doanh nên chưa đầy một năm, Ngũ Long Đình phát đạt rõ rệt. Nhưng hắn vẫn gian giảo, bảo cha em là vì ảnh hưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ gần như khủng hoảng nên có lẽ chịu đựng chẳng nổi. Không biết hắn viết thư thế nào mà cha lại tin ngay, ông gởi thêm một số tiền lớn qua cho hắn. Bây giờ em mới giật mình, nếu chẳng có em can thiệp vào thì hắn sẽ tiếp tục làm tiêu mòn tài sản của cha em. Thế là em mới tìm cách kiểm soát tiền bạc của quán. Hậu quả thế nào chắc em không nói anh cũng hiểu.
Trước kia khi còn ở quê nhà vì còn có cha mẹ đó nên làm thế nào đi nữa Triệt cũng nhân nhượng em phần nào. Sang đây, hắn đã để lộ cả bộ mặt thật của hắn ra. Triệt không hành hạ, đánh đập thể xác, nhưng hắn cứ dùng anh làm dụng cụ tra tấn tinh thần em.
Anh Hòa, anh hiểu không, đời sống em bấy giờ như địa ngục.
Cần gì phải biện minh, cuộc hôn nhân kia là do chính tay em lựa chọn thì em phải chấp nhận hậu quả. Lúc gần đây em cứ nghĩ, nếu lúc xưa không phải lấy Triệt mà là lấy anh thì có chắc là em sẽ được hạnh phúc không? Anh đoán thử xem em đã tự trả lời cho mình thế nào. Em nghĩ là không vì thuở bấy giờ em gàn bướng, phá phách như một đứa bé nghịch ngợm không hơn không kém. Anh có thể chọn một đứa con nít làm bạn, nhưng chắc chắn chẳng bao giờ chọn nó làm vợ. Vả lại lúc bấy giờ tính anh cao ngạo và gàn bướng cũng chẳng thua gì em. Chúng ta mà hợp lại nhau những kết quả sẽ như điều mẹ em nói, chuyện đổ vỡ là hẳn nhiên. Em đã lấy Thế Triệt, một cuộc hôn nhân thê thảm nhất, nhưng đã mài mòn được tính kiêu căng của em, nhờ đó mà đứa con nít kia đã trưởng thành, đã trở thành một người đàn bà biết cầu an. Có lẽ đó cũng chẳng phải là điều thê thảm, mà là một bài học thượng đế đã ban cho em để em trưởng thành, cũng có thể đó là định mệnh. Định mệnh đã an bài bắt em phải đau khổ, để biết rằng mình đã đánh mất những gì, đã phạm phải những lỗi lầm nào hầu sửa đổi và biết tiếc rẻ một tình yêu cao quý.
Thật vậy đấy anh Hòa, bây giờ em mới biết em đã làm anh đau khổ thế nào. (Em rất mong được đền trả, nhưng không biết mình có còn cơ hội hay không?). Nếu anh còn giận em thì em bây giờ có thể cho anh biết, em đã bị quả báo rồi.
Để em nói tiếp, Thế Triệt nuốt dần tài sản của cha, số tiền càng ngày càng to khiến cha phải chú ý. Người phải sang Mỹ để xem đời sống của em ra sao. Nghe những lời tố khổ đúng lý của em, rồi ông quan sát tình hình thương mãi của Ngũ Long Đình, người mới biết con người thật của Thế Triệt. Cha đã đau khổ, đau khổ không phải vì số tiền mất mát mà vì đứa con gái khổ sở của ông. Ông ôm lấy em, ông thở dài và hối hận là đã để em phải đến thảm trạng này, nhưng em lại cười và bảo với ông rằng người làm em khổ không phải ai khác hơn là chính em.
Dù sao cha cũng là con người dám làm hết mọi sự. Người đưa thẳng đề nghị ly dị. Ông hỏi Triệt cần bao nhiêu tiền, nhưng Triệt vẫn một mực nói là không cần tiền, hắn chỉ cần em. Cha giận lắm, nhưng đành phải bó tay. Chuyện kéo dài đến hai tháng sau thì cứu tinh đến.
Anh Hòa, anh hãy mừng cho em và cảm ơn vị cứu tinh của em. Nàng là một cô gái Mỹ tên Linda mới mười tám tuổi, con của một ông vua dầu hỏa. Nàng đã yêu và yêu vô cùng Người đàn ông đông phương đẹp trai (Đấy là em chép y nguyên văn câu nói của nàng đấy nhé!). Vì vậy anh Hòa! Lúc em viết thư này cho anh, em không còn là bà Âu Thế Triệt nữa mà đã là Vũ Thường rồi. Anh biết không, em đã chính thức ly hôn với Triệt, tuy cha em phải trả một giá khác đắt, mất một quán ăn nổi tiếng để đổi lấy sự tự do cho em. Tự do! Em muốn hét lớn hai tiếng đó, vì bây giờ em mới thấy nó quí giá phần nào. Năm ngoái cũng ngày này, em đã cố gắng tranh đấu để chỉ được hai chữ đó, mãi đến bây giờ mới được thỏa nguyện. Nhưng đời em từ đây rồi sẽ ra sao?
Em đã do dự rất lâu trước khi viết thư này cho anh. Một năm bặt tin, một năm xa nhau không biết anh có còn như trước không? Có còn nhớ đến Vũ Thường không? Đã có người yêu? Đã chọn được hạnh phúc? Em không biết gì hết, em cũng không dám nghĩ đến, vì nếu anh đã lập gia đình, thì bức thơ này đã mất hết ý nghĩa.
Em nghĩ, nếu em bây giờ vẫn là em của hai năm trước, thì nói thật, với bản tính cao ngạo của con Vũ Thường, chẳng bao giờ em viết thư này cho anh. Nhưng hôm nay lại khác, em không đủ can đảm để vứt bỏ phần hạnh phúc của quãng đời còn lại. Em không thể ngồi yên để cho niềm ước mơ chui qua kẽ tay đi mất, phải cố gắng giữ lấy. Nếu đạt được ý nguyện, có nhắm mắt em vẫn vui. Anh Hòa, em vẫn yêu anh!
Hôm qua nằm mơ thấy anh, thơ đầy túi, trăng đầy áo, anh vẫn ân tình thắm thiết như ngày nào. Lúc thức dậy không làm sao quên được nhớ nhung, nghĩ đến chuyện ngày xưa, lần gặp gỡ đầu tiên trên chuyến đò qua giòng Hương Cảng, lần trùng phùng trong quán nhạc
Rồi những cuộc gặp gỡ sau đó, tình yêu và thù ghét như những chiếc lược cài. Tất cả như cơn mộng. Em không biết định mệnh rồi sẽ đưa em đến đâu. Buồn hay vui? Khoan dung hay tàn nhẫn?
Tóm lại, em muốn báo cho anh biết em đã tự dọ Em đã thức giấc từ cơn ác mộng, đã biết cười tươi sung sướng với những giọt nước mắt trên môi. Viết bức thư dài này cho anh và khi anh nhận được thư thì cũng là lúc em chuẩn bị trở về. Cha mẹ vì chuyện em đều sang Mỹ. Ông bà sợ em bị khủng hoảng tinh thần nên định đưa em sang Âu Châu du lịch. Em không còn tâm trí đâu để đi chơi xa, do đó em quyết định phải trở về. Nghe tin này không hiểu anh buồn hay vui, vìem chẳng biết người xưa có còn nghĩ đến mình chăng?
Em không dám cho anh biết ngày em về, vì sợ rằng một lý do nào đó khiến anh không đến phi trường đón em được, có thể em sẽ ngất xỉu mất. Thôi thì đợi vậy. Nếu một ngày nào chuông điện thoại nhà anh đột nhiên reo với một giọng quen thuộc:
- Anh ạ, Hải Âu đã bay về rồi!
Tức là em đã về đó.
Anh có còn thích nghe giọng nói em không? Nếu có hãy thôi đừng nói, để em đoán lấy vậy.
Thư tuy viết thật dài, nhưng làm sao có thể nói hết được bao nhiêu điều em nghĩ.
“Hà cộng tin tây song,
khước họa ba sơn dạ vũ thời”
(Ngồi bên song cửa dưới ánh bạnh lạp,
lại nói chuyện mưa gió đâu đâu).
Yêu anh thật nhiều, nhớ anh thật nhiều, chúc anh gặp nhiều may mắn.
Anh vẫn còn là của anh chứ?
Vũ Thường
Đọc một mạch hết bức thư, tim Mộ Hòa đập nhanh. Có một lúc Hòa không tin rằng bức thư là thật, chàng đọc đi đọc lại hai ba lần, cầm phong thư lên, tìm xuất xứ nhưng không có gì cả. Vũ Thường không định nhận thư hồi âm vì nàng đã trở về.
Lòng bàng hoàng, Mộ Hòa chạy thẳng đến máy điện thoại. Những con số cả năm rồi không hề dùng đến mà sao vẫn còn quen tay. Người nhận giây nói là Tú Chi.
- Cô Thường còn ở bên Mỹ, ông bà chủ cũng sang cả đấy rồi. Vâng, chưa về. Tôi cũng không biết bao giờ thì họ về nữa
Đặt ống nói xuống, Mộ Hòa thẫn thờ một chút rồi chạy nhanh về phía bàn, khoác chiếc áo lên, xếp phong thư bỏ vào túi rồi chạy nhanh ra cửa.
Bà Du ngạc nhiên nhìn theo con, rồi quay lại hỏi chồng:
- Thằng Hòa hôm nay làm sao thế?
Ông Du cười:
- Có lẽ trời đã sáng, mùa xuân đến rồi!
Mộ Hòa phóng lên xe. Dù trời mưa bụi chàng vẫn không mặc áo tơi, nổ máy chạy nhanh trên đường, huýt sáo luôn miệng.
Và ngày hôm ấy đã đến.
Buổi chiều, trên chuyến phi cơ từ Nhật sang, Vũ Thường cùng ông bà Dương chen chân trong đám hành khách bước xuống, băng qua chiếc sân rộng. Sau những thủ tục thường lệ, họ bước ra phòng đợi.
Phi trường Tòng Sơn quá quen thuộc. Ta đã trở về, ta sẽ xếp cánh an nghỉ. Nhưng ai sẽ là người cho ta một tổ ấm bình yên?
Có một bóng người xuất hiện trước mặt, một giọng nói thật quen vang bên tai:
- Thưa cô, tôi có thể giúp cô mang hộ chiếc xách tay này không?
Vũ Thường ngẩng mặt lên. Một đôi mắt thật đen, thật tình tứ đang nhìn nàng. Vũ Thường muốn cười nhưng lệ đã lăn xuống má:
- Làm sao anh biết được
- Sau khi nhận được thư, mỗi ngày anh đều đến phi trường dò tìm danh sách hành khách đến. Đâu có gì là khó khăn trong công việc này đâu, anh là ký giả mà.
Nụ cười hiện trên môi Thường:
- Nhưng em từ Nhật sang cơ mà?
Mộ Hòa gật đầu:
- Anh biết, anh biết cả việc em với ba mẹ ở tại Nhật bốn mươi tám giờ.
- Vâng, anh theo dại kỹ quá!
- Anh đã không để em ngất xỉu trong sân bay, phải không?
- Vâng, nhưng em sắp ngất đây.
Mộ Hòa vòng tay ngang người Thường, nhìn xuống mắt:
- Nếu bây giờ anh cúi xuống hôn em, không hiểu cảnh sát họ có kết tội chúng ta phạm thuần phong mỹ tục không?
- Ở đây là phi trường mà.
- Đúng rồi!
Thế là Mộ Hòa cúi xuống đặt môi mình lên môi người yêu.
Ông bà Dương vì bận xách hành lý nên đi cách khoảng khá xa. Ông ngơ ngác quay quanh tìm kiếm Thường.
- œa, Vũ Thường đâu rồi? Tại sao mới đây mà lại biến đâu mất?
Bà Dương bấu mạnh vào tay chồng, bà đã trông thấy Vũ Thường:
- Ông yên lặng một chút xem, nó không lạc đường đâu. Hai mươi năm tìm kiếm, bây giờ nó mới tìm được nhà, ông đừng quấy rầy nó nữa!
Ông Dương Thừa Võ ngạc nhiên.
Trong khi đó, Mộ Hòa ngẩng đầu lên, chàng tiếp tục dìu Vũ Thường bước.
- Em đã trưởng thành rồi Thường ạ.
- Nhưng em đã phải trả một giá quá đắt.
Họ bước ra khỏi sân bay. Mưa bụi lất phất trong phố, Vũ Thường không dằn được tò mò:
- Anh. Anh đã tìm thấy hạnh phúc của anh chưa?
- Tìm thấy rồi.
Tim Thường chợt nghe xót xa:
- Người con gái may mắn đó là ai?
- Cô ta có quá nhiều tên đi, nào là Hải Âu, nào là Diệp Khanh, rồi Vũ Thường.
Xiết chặt người Thường, Hòa tiếp:
- Em còn nhớ bài hát của em không? Hải âu chim chẳng có nhà. Thế bây giờ anh hỏi em, hỏi thật đấy. Hải Âu bây giờ có thể dừng chân cho một ngôi nhà cố định được chưa?
Khuôn mặt Vũ Thường sáng hẳn lên, nắm chặt vai Mộ Hòa.
- Vâng, em sẵn sàng. Em sẽ chẳng bao giờ bay nữa, không muốn bay nữa đâu.
Vâng, sau bao nhiêu năm đọa đày, bao nhiêu ngày mưa gió, ngày tháng rồi cũng qua, Hải Âu bây giờ đã tìm ra nơi chốn bình yên.
HẾT
Những cơn mưa phùn suốt ngày đan vào nhau than thở làm cho cảnh vật thêm buồn.
Mộ Hòa ngồi trong phòng hút thuốc, nhìn ra mưa mà lòng nghe trống vắng.
Giữa bầu không khí tẻ nhạt đó, Mộ Phong từ ngoài vườn gọi vào ơi ới:
- Anh Hòa ơi, có thư này! Chà nặng quá, từ Mỹ gửi sang đây anh ơi!
Mỹ? Bạn bè của Mộ Hòa ở Mỹ chẳng có mấy tên, Mộ Hòa yên lặng suy nghĩ. Suốt một năm trời nay, chàng giống như cơn xoáy ngủ yên dưới đáy hồ. Mộ Hòa đã hết xúc cảm.
Mộ Phong bước vào, ném bức thư lên bàn:
- Nét chữ con gái quen quá, nhưng Hạo đang chờ em đi xinê. Chốc về hỏi lại anh cũng chẳng muộn.
Rồi như cơn lốc, Mộ Phong đi mất. Mộ Hòa vẫn để yên bức thư trên bàn, chàng không đọc vội vì chưa thấy thích. Tựa lưng vào ghế Hòa tiếp tục hút thuốc. Nghĩ đến trường hợp của em gái, Hạo đã thụ huấn quân sự xong và sắp được xuất ngoại học tiếp, sang năm Phong sẽ theo sau. Tất cả những người chung quanh đều bỏ chàng lại đây! Chàng sẽ cô độc thế này mãi sao?
Đốt thêm điếu thuốc, Mộ Hòa thờ ơ cầm bức thơ lên. Đột nhiên, tim chàng đập mạnh.
Nét chữ quen thuộc thật thế này mà Mộ Phong nhìn chẳng ra? Có thật như thế không? Từ ngày chim Hải Âu bay đi đến giờ đã đúng một năm mà Hòa nào có được tin gì về nàng đâu. Bây giờ có thể có một cánh lông vũ bay về? Thật là của nàng chứ? Bức thơ thật dầy, những nét chữ dễ thương của Thường đây mà!
Tay run run Mộ Hòa mở thơ ra, một sấp giấy thật dầy. Mộ Hòa lật ngay tờ cuối cùng xem hàng chữ chót.
Anh vẫn còn là của riêng anh chứ?
Vũ Thường
Mộ Hòa thở phào, mắt nhòa đi có lẽ vì khói và có lẽ vì cảm động. Chàng ném phần thuốc còn lại vào gạt tàn, dằn cho lòng bình thản, mới đọc:
Anh Hòa,
Hôm qua em nằm mơ thấy anh.
Trăng đẹp quá, đêm thật huyền diệu khi những bước chân anh đến gần em. Chúng ta yên lặng nhìn nhau, và rồiAnh nắm lấy tay em, chúng ta đi dưới trăng và ngâm thật khẽ bài thơ:
“Xa nghìn trùng, nhớ khôn nguôi,
Bây giờ gặp lại lệ trôi ngỡ ngàng
Hỏi gió đông tự bao giờ đến,
Mùa xuân kia trường cửu hay chưa?”
Nhưng khi thức giấc, anh đâu mất, chỉ còn ánh trăng bàng bạc, lệ em ướt gối tự bao giờ.
Em ngồi dậy đi quanh quẩn trong phòng, nghĩ lại ngày xưa như đang hiển hiện trước mắt:
“Từ nhỏ đã với cao,
Nghĩ đến tri âm tìm bạn
Nghe gió hú bên trăng
Mà lòng bâng khuâng tình buồn
Đêm qua em đã nằm mơ
Dệt thơ, dệt mộng túi thơ đã đầy
Mộng mất đi bao giờ tìm thấy?
Thơ tàn rồi ngơ ngẩn người ơi.”
Vâng, nghĩ đến chuyện bây giờ, em chợt ngơ ngẩn. Thơ đã viết xong lại muốn bắt đầu lại vì lòng em rối như tơ, phải ngồi xuống viết vài lời cho anh.
Cách nhau một năm rồi, em không có viết lấy một chữ dù là gửi cho anh hay cho những người bạn khác, do đó em chẳng biết hiện giờ anh ra sao. Anh đã có gì chưa anh? Anh đã tìm được hạnh phúc và quên em rồi phải không anh? Em không hay biết một tí nào về anh, nhưng em vẫn quyết định viết lá thư này cho anh. Nếu anh đã có người mới, anh có quyền ném bỏ thư này đi. Nếu anh vẫn còn là anh của em, vẫn còn nhớ tới em thì hãy đọc tiếp để biết trong năm qua em đã sống thế nào. Em nghĩ có lẽ anh cũng muốn biết lắm.
Trước hết, em phải nói thế nào đây? Một năm ác mộng? Nhưng trong cái xui nó có cái may là chính trong cơn mộng dữ đó đã kết thúc. Bây giờ hãy để chuyện đó sang một bên, em sẽ kể cho anh nghe sau.
Năm ngoái khi vừa đến San Francisco, em đã mua được một căn nhà ở ngoại ô. Tất cả đúng ra phải nói là cha mẹ sắp đặt cả. Hiệu ăn của em lại ở tận bến tàu đánh cá, từ nhà đến đấy chạy thật nhanh cũng phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Lúc Triệt mới sang, hắn đã thấy sự bất tiện nhưng vẫn yên lặng. Đợi đến lúc mẹ em trở về Đài Loan, bộ mặt thật của hắn mới rơi ra. Hắn bảo nào là mẹ chẳng biết tính toán gì cả, mua căn nhà đường xá bất tiện nên hắn phải ở luôn tại hiệu ăn, không thèm về nhà nữa.
Như thế càng tốt, càng đỡ phiền hà. Nhưng ở mãi như thế cũng chán, em lén Triệt ghi danh tại đại học Stanford.
Em nghĩ rằng có lẽ cuộc đời rồi sẽ được bình yên, không ngờ Triệt biết. Hắn nổi trận linh đình, bảo em là mượn cớ đến trường để giao du với bọn con trai. Rồi hắn đã bán quách căn nhà mẹ em mua và bắt em phải đến San Francisco ở với hắn trong một chung
cư gần bến tàu.
Đời sống trong chung cư thật khổ sở. Thế Triệt chẳng dành xe cho em, hắn cũng cấm không cho em xuống phố, không để em quen biết một ai hết. Khi Thế Triệt ở nhà, em như phải đối diện với ma quỷ, mà khi hắn ra phố, em lại phải đối diện với cô đơn. Em chẳng dám viết thơ kể rõ sự tình cho cha mẹ em vì em sợ người lo. Vả lại em cũng nghĩ rằng em đã gieo gió thì phải gặt bão, em không nên than. Nỗi khổ tâm em giữ kín trong lòng. Triết thì lúc nào cũng tỏ ra thư thái vui tính, láng giềng chung quanh ai cũng cho rằng hắn đúng là mẫu người chồng lý tưởng. Anh Hòa! Em không còn biết nói sao, vì những ngày đọa đày kia thật đáng tởm, thôi thì để cho nó qua vậy.
Anh cũng biết quán ăn của em tên Ngũ Long Đình chứ? Đấy là một tiệm cơm đã có hơn bốn năm năm nay, là một trong những cơ sở phát đạt nhất của cha em. Vừa qua tay Thế Triệt là hắn thay đổi tất cả những nhân viên kỳ cựu, từ ông quản lý đến bồi bàn. Thế Triệt cũng giỏi kinh doanh nên chưa đầy một năm, Ngũ Long Đình phát đạt rõ rệt. Nhưng hắn vẫn gian giảo, bảo cha em là vì ảnh hưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ gần như khủng hoảng nên có lẽ chịu đựng chẳng nổi. Không biết hắn viết thư thế nào mà cha lại tin ngay, ông gởi thêm một số tiền lớn qua cho hắn. Bây giờ em mới giật mình, nếu chẳng có em can thiệp vào thì hắn sẽ tiếp tục làm tiêu mòn tài sản của cha em. Thế là em mới tìm cách kiểm soát tiền bạc của quán. Hậu quả thế nào chắc em không nói anh cũng hiểu.
Trước kia khi còn ở quê nhà vì còn có cha mẹ đó nên làm thế nào đi nữa Triệt cũng nhân nhượng em phần nào. Sang đây, hắn đã để lộ cả bộ mặt thật của hắn ra. Triệt không hành hạ, đánh đập thể xác, nhưng hắn cứ dùng anh làm dụng cụ tra tấn tinh thần em.
Anh Hòa, anh hiểu không, đời sống em bấy giờ như địa ngục.
Cần gì phải biện minh, cuộc hôn nhân kia là do chính tay em lựa chọn thì em phải chấp nhận hậu quả. Lúc gần đây em cứ nghĩ, nếu lúc xưa không phải lấy Triệt mà là lấy anh thì có chắc là em sẽ được hạnh phúc không? Anh đoán thử xem em đã tự trả lời cho mình thế nào. Em nghĩ là không vì thuở bấy giờ em gàn bướng, phá phách như một đứa bé nghịch ngợm không hơn không kém. Anh có thể chọn một đứa con nít làm bạn, nhưng chắc chắn chẳng bao giờ chọn nó làm vợ. Vả lại lúc bấy giờ tính anh cao ngạo và gàn bướng cũng chẳng thua gì em. Chúng ta mà hợp lại nhau những kết quả sẽ như điều mẹ em nói, chuyện đổ vỡ là hẳn nhiên. Em đã lấy Thế Triệt, một cuộc hôn nhân thê thảm nhất, nhưng đã mài mòn được tính kiêu căng của em, nhờ đó mà đứa con nít kia đã trưởng thành, đã trở thành một người đàn bà biết cầu an. Có lẽ đó cũng chẳng phải là điều thê thảm, mà là một bài học thượng đế đã ban cho em để em trưởng thành, cũng có thể đó là định mệnh. Định mệnh đã an bài bắt em phải đau khổ, để biết rằng mình đã đánh mất những gì, đã phạm phải những lỗi lầm nào hầu sửa đổi và biết tiếc rẻ một tình yêu cao quý.
Thật vậy đấy anh Hòa, bây giờ em mới biết em đã làm anh đau khổ thế nào. (Em rất mong được đền trả, nhưng không biết mình có còn cơ hội hay không?). Nếu anh còn giận em thì em bây giờ có thể cho anh biết, em đã bị quả báo rồi.
Để em nói tiếp, Thế Triệt nuốt dần tài sản của cha, số tiền càng ngày càng to khiến cha phải chú ý. Người phải sang Mỹ để xem đời sống của em ra sao. Nghe những lời tố khổ đúng lý của em, rồi ông quan sát tình hình thương mãi của Ngũ Long Đình, người mới biết con người thật của Thế Triệt. Cha đã đau khổ, đau khổ không phải vì số tiền mất mát mà vì đứa con gái khổ sở của ông. Ông ôm lấy em, ông thở dài và hối hận là đã để em phải đến thảm trạng này, nhưng em lại cười và bảo với ông rằng người làm em khổ không phải ai khác hơn là chính em.
Dù sao cha cũng là con người dám làm hết mọi sự. Người đưa thẳng đề nghị ly dị. Ông hỏi Triệt cần bao nhiêu tiền, nhưng Triệt vẫn một mực nói là không cần tiền, hắn chỉ cần em. Cha giận lắm, nhưng đành phải bó tay. Chuyện kéo dài đến hai tháng sau thì cứu tinh đến.
Anh Hòa, anh hãy mừng cho em và cảm ơn vị cứu tinh của em. Nàng là một cô gái Mỹ tên Linda mới mười tám tuổi, con của một ông vua dầu hỏa. Nàng đã yêu và yêu vô cùng Người đàn ông đông phương đẹp trai (Đấy là em chép y nguyên văn câu nói của nàng đấy nhé!). Vì vậy anh Hòa! Lúc em viết thư này cho anh, em không còn là bà Âu Thế Triệt nữa mà đã là Vũ Thường rồi. Anh biết không, em đã chính thức ly hôn với Triệt, tuy cha em phải trả một giá khác đắt, mất một quán ăn nổi tiếng để đổi lấy sự tự do cho em. Tự do! Em muốn hét lớn hai tiếng đó, vì bây giờ em mới thấy nó quí giá phần nào. Năm ngoái cũng ngày này, em đã cố gắng tranh đấu để chỉ được hai chữ đó, mãi đến bây giờ mới được thỏa nguyện. Nhưng đời em từ đây rồi sẽ ra sao?
Em đã do dự rất lâu trước khi viết thư này cho anh. Một năm bặt tin, một năm xa nhau không biết anh có còn như trước không? Có còn nhớ đến Vũ Thường không? Đã có người yêu? Đã chọn được hạnh phúc? Em không biết gì hết, em cũng không dám nghĩ đến, vì nếu anh đã lập gia đình, thì bức thơ này đã mất hết ý nghĩa.
Em nghĩ, nếu em bây giờ vẫn là em của hai năm trước, thì nói thật, với bản tính cao ngạo của con Vũ Thường, chẳng bao giờ em viết thư này cho anh. Nhưng hôm nay lại khác, em không đủ can đảm để vứt bỏ phần hạnh phúc của quãng đời còn lại. Em không thể ngồi yên để cho niềm ước mơ chui qua kẽ tay đi mất, phải cố gắng giữ lấy. Nếu đạt được ý nguyện, có nhắm mắt em vẫn vui. Anh Hòa, em vẫn yêu anh!
Hôm qua nằm mơ thấy anh, thơ đầy túi, trăng đầy áo, anh vẫn ân tình thắm thiết như ngày nào. Lúc thức dậy không làm sao quên được nhớ nhung, nghĩ đến chuyện ngày xưa, lần gặp gỡ đầu tiên trên chuyến đò qua giòng Hương Cảng, lần trùng phùng trong quán nhạc
Rồi những cuộc gặp gỡ sau đó, tình yêu và thù ghét như những chiếc lược cài. Tất cả như cơn mộng. Em không biết định mệnh rồi sẽ đưa em đến đâu. Buồn hay vui? Khoan dung hay tàn nhẫn?
Tóm lại, em muốn báo cho anh biết em đã tự dọ Em đã thức giấc từ cơn ác mộng, đã biết cười tươi sung sướng với những giọt nước mắt trên môi. Viết bức thư dài này cho anh và khi anh nhận được thư thì cũng là lúc em chuẩn bị trở về. Cha mẹ vì chuyện em đều sang Mỹ. Ông bà sợ em bị khủng hoảng tinh thần nên định đưa em sang Âu Châu du lịch. Em không còn tâm trí đâu để đi chơi xa, do đó em quyết định phải trở về. Nghe tin này không hiểu anh buồn hay vui, vìem chẳng biết người xưa có còn nghĩ đến mình chăng?
Em không dám cho anh biết ngày em về, vì sợ rằng một lý do nào đó khiến anh không đến phi trường đón em được, có thể em sẽ ngất xỉu mất. Thôi thì đợi vậy. Nếu một ngày nào chuông điện thoại nhà anh đột nhiên reo với một giọng quen thuộc:
- Anh ạ, Hải Âu đã bay về rồi!
Tức là em đã về đó.
Anh có còn thích nghe giọng nói em không? Nếu có hãy thôi đừng nói, để em đoán lấy vậy.
Thư tuy viết thật dài, nhưng làm sao có thể nói hết được bao nhiêu điều em nghĩ.
“Hà cộng tin tây song,
khước họa ba sơn dạ vũ thời”
(Ngồi bên song cửa dưới ánh bạnh lạp,
lại nói chuyện mưa gió đâu đâu).
Yêu anh thật nhiều, nhớ anh thật nhiều, chúc anh gặp nhiều may mắn.
Anh vẫn còn là của anh chứ?
Vũ Thường
Đọc một mạch hết bức thư, tim Mộ Hòa đập nhanh. Có một lúc Hòa không tin rằng bức thư là thật, chàng đọc đi đọc lại hai ba lần, cầm phong thư lên, tìm xuất xứ nhưng không có gì cả. Vũ Thường không định nhận thư hồi âm vì nàng đã trở về.
Lòng bàng hoàng, Mộ Hòa chạy thẳng đến máy điện thoại. Những con số cả năm rồi không hề dùng đến mà sao vẫn còn quen tay. Người nhận giây nói là Tú Chi.
- Cô Thường còn ở bên Mỹ, ông bà chủ cũng sang cả đấy rồi. Vâng, chưa về. Tôi cũng không biết bao giờ thì họ về nữa
Đặt ống nói xuống, Mộ Hòa thẫn thờ một chút rồi chạy nhanh về phía bàn, khoác chiếc áo lên, xếp phong thư bỏ vào túi rồi chạy nhanh ra cửa.
Bà Du ngạc nhiên nhìn theo con, rồi quay lại hỏi chồng:
- Thằng Hòa hôm nay làm sao thế?
Ông Du cười:
- Có lẽ trời đã sáng, mùa xuân đến rồi!
Mộ Hòa phóng lên xe. Dù trời mưa bụi chàng vẫn không mặc áo tơi, nổ máy chạy nhanh trên đường, huýt sáo luôn miệng.
Và ngày hôm ấy đã đến.
Buổi chiều, trên chuyến phi cơ từ Nhật sang, Vũ Thường cùng ông bà Dương chen chân trong đám hành khách bước xuống, băng qua chiếc sân rộng. Sau những thủ tục thường lệ, họ bước ra phòng đợi.
Phi trường Tòng Sơn quá quen thuộc. Ta đã trở về, ta sẽ xếp cánh an nghỉ. Nhưng ai sẽ là người cho ta một tổ ấm bình yên?
Có một bóng người xuất hiện trước mặt, một giọng nói thật quen vang bên tai:
- Thưa cô, tôi có thể giúp cô mang hộ chiếc xách tay này không?
Vũ Thường ngẩng mặt lên. Một đôi mắt thật đen, thật tình tứ đang nhìn nàng. Vũ Thường muốn cười nhưng lệ đã lăn xuống má:
- Làm sao anh biết được
- Sau khi nhận được thư, mỗi ngày anh đều đến phi trường dò tìm danh sách hành khách đến. Đâu có gì là khó khăn trong công việc này đâu, anh là ký giả mà.
Nụ cười hiện trên môi Thường:
- Nhưng em từ Nhật sang cơ mà?
Mộ Hòa gật đầu:
- Anh biết, anh biết cả việc em với ba mẹ ở tại Nhật bốn mươi tám giờ.
- Vâng, anh theo dại kỹ quá!
- Anh đã không để em ngất xỉu trong sân bay, phải không?
- Vâng, nhưng em sắp ngất đây.
Mộ Hòa vòng tay ngang người Thường, nhìn xuống mắt:
- Nếu bây giờ anh cúi xuống hôn em, không hiểu cảnh sát họ có kết tội chúng ta phạm thuần phong mỹ tục không?
- Ở đây là phi trường mà.
- Đúng rồi!
Thế là Mộ Hòa cúi xuống đặt môi mình lên môi người yêu.
Ông bà Dương vì bận xách hành lý nên đi cách khoảng khá xa. Ông ngơ ngác quay quanh tìm kiếm Thường.
- œa, Vũ Thường đâu rồi? Tại sao mới đây mà lại biến đâu mất?
Bà Dương bấu mạnh vào tay chồng, bà đã trông thấy Vũ Thường:
- Ông yên lặng một chút xem, nó không lạc đường đâu. Hai mươi năm tìm kiếm, bây giờ nó mới tìm được nhà, ông đừng quấy rầy nó nữa!
Ông Dương Thừa Võ ngạc nhiên.
Trong khi đó, Mộ Hòa ngẩng đầu lên, chàng tiếp tục dìu Vũ Thường bước.
- Em đã trưởng thành rồi Thường ạ.
- Nhưng em đã phải trả một giá quá đắt.
Họ bước ra khỏi sân bay. Mưa bụi lất phất trong phố, Vũ Thường không dằn được tò mò:
- Anh. Anh đã tìm thấy hạnh phúc của anh chưa?
- Tìm thấy rồi.
Tim Thường chợt nghe xót xa:
- Người con gái may mắn đó là ai?
- Cô ta có quá nhiều tên đi, nào là Hải Âu, nào là Diệp Khanh, rồi Vũ Thường.
Xiết chặt người Thường, Hòa tiếp:
- Em còn nhớ bài hát của em không? Hải âu chim chẳng có nhà. Thế bây giờ anh hỏi em, hỏi thật đấy. Hải Âu bây giờ có thể dừng chân cho một ngôi nhà cố định được chưa?
Khuôn mặt Vũ Thường sáng hẳn lên, nắm chặt vai Mộ Hòa.
- Vâng, em sẵn sàng. Em sẽ chẳng bao giờ bay nữa, không muốn bay nữa đâu.
Vâng, sau bao nhiêu năm đọa đày, bao nhiêu ngày mưa gió, ngày tháng rồi cũng qua, Hải Âu bây giờ đã tìm ra nơi chốn bình yên.
HẾT
/20
|