Hào Môn Kinh Mộng 3 Đừng Để Lỡ Nhau
Chương 575: Người trong mơ thì nhất định không có thực sao?
/727
|
Hải Sinh bảo em đợi anh ấy. Em tin là anh ấy nhất định sẽ quay trở lại.
Một giấc mơ, nếu muốn dùng chữ để viết ra thì hoàn toàn không khó nhưng nếu bắt vẽ thì lại có một độ khó nhất định, ngoại trừ khả năng hội họa cần có. Vì khi con người nằm mơ, những đồ vật hoặc con người cụ thể nhìn thấy thường không quá rõ nét. Nếu nằm mơ thấy người, bạn sẽ nhìn thấy một hình dáng đại khái của anh ấy hoặc cô ấy, một bóng hình rất mơ hồ. Trừ phi đó là người mình quen biết. Còn nếu là những người lạ, thường thì sau khi tỉnh lại bạn đều quên sạch.
Thế nên cách dùng chữ viết sở dĩ đơn giản nhất là vì nó có thể miêu tả khái quát cả giấc mơ. Nhưng vẽ cũng có nghĩa phải phác họa cụ thể cảnh tượng trong mơ.
Thế nên, khi nhận được bốn bức tranh ấy, Tố Diệp vô cùng kinh ngạc.
Dương Nguyệt đã vẽ ra cực kỳ rõ ràng.
Bốn bức tranh hiển nhiên chính là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, quen biết, yêu thương, chia ly và trông ngóng.
Không một chút mơ hồ nào trong khung cảnh của bức tranh. Có thể thấy nét bút rất kiên định.
Thậm chí từng nhành hoa, cây cỏ trong tranh cũng được phác họa chi tiết.
Cô gái trong tranh chính là bản thân cô ấy. Chàng trai thì có gương mặt rất tuấn tú, rõ ràng. Tố Diệp càng nhìn càng cảm thấy quen. Hình như cô đã gặp người đàn ông này ở đâu rồi thì phải.
“Em có biết người đàn ông này không? Cậu ấy là người thân bên cạnh em?” Cô hỏi.
Dương Nguyệt lắc đầu.
Tố Diệp nhìn cô ấy: “Chỉ là người xuất hiện trong giấc mơ?”
Dương Nguyệt gật đầu.
Tố Diệp không hỏi nữa, chuyên tâm kiểm tra từng bức tranh. Dương Nguyệt yên lặng ngồi đó. Nếu không phải mí mắt cô ấy vẫn khẽ chớp chớp thì chắc chắn sẽ giống hệt một con búp bê hoàn toàn không có sinh mệnh.
Tuy rằng Tố Diệp đang cúi đầu nhìn bức tranh, nhưng vẫn có thể phát giác ra Dương Nguyệt đang nhìn mình chằm chằm. Tâm tư của Dương Nguyệt rất khó dò. Sau khi được Hà Minh và Phương Bội Lôi chữa trị, cô ấy đã nảy sinh tâm lý chống đối và hoài nghi với nghề bác sỹ tâm lý này. Hoặc nói chính xác hơn là, cô ấy chưa bao giờ tin tưởng vào bác sỹ tư vấn tâm lý.
Có lẽ vì cô ấy cho rằng bác sỹ tâm lý chẳng giúp gì được mình.
Hoặc có lẽ cô ấy không muốn chia sẻ bí mật trong lòng mình với bác sỹ.
Còn sở dĩ cô ấy thoải mái vẽ ra bốn bức tranh rồi đưa cho cô, nguyên nhân rất đơn giản. Dương Nguyệt đang muốn thử xem rút cuộc cô có nghiên cứu về giấc mơ thật hay không. So với việc hợp tác thì thái độ của cô ấy nghiêng về dò xét, do thám hơn.
Tố Diệp âm thầm quan sát và ghi nhớ tất cả. Cô nhìn bức tranh, những suy nghĩ trong lòng mỗi lúc một nặng nề.
Rất lâu sau cô mới gấp nó lại, nhìn về phía Dương Nguyệt.
Dương Nguyệt vẫn đang theo dõi cô, ánh mắt chưa hề rời đi đâu.
“Cậu ấy là một nhân vật trong mơ, cũng tức là em thường xuyên nằm mơ thấy cậu ấy. Không những thường xuyên nằm mơ thấy cậu ấy mà mối quan hệ của hai người trong mơ là mỗi ngày một thêm sâu đậm, cũng giống như những đôi tình nhân ngoài đời thực.” Tố Diệp khẽ nói.
Dương Nguyệt nhìn cô rất lâu rồi khẽ gật đầu.
“Đây cũng là nguyên nhân em thường xuyên muốn ngủ.” Tố Diệp đưa ra kết luận: “Em khao khát được ở bên cạnh cậu ấy, khao khát được gặp cậu ấy, và vì thế thời gian ngủ của em cũng vượt xa người bình thường.”
“Vậy là, có phải chị muốn nói, người đàn ông trong mơ do em tưởng tượng ra không? Hoặc là chị muốn nói, vì em trốn tránh hiện thực nên trong tiềm thức đã xây dựng nên một người đàn ông như thế?” Dương Nguyệt nói.
Tố Diệp nghe xong, ít nhiều có phần ngỡ ngàng.
Xem ra Dương Nguyệt cũng có chút hiểu biết đối với lĩnh vực phân tích giấc mơ. Cô ngẫm nghĩ rồi nói: “Thông thường mà nói, có thể sẽ tồn tại khả năng này. Giấc mơ của con sở dĩ xuất hiện đàn ông hơn nữa còn thường mơ về cùng một người đàn ông, thật ra chỉ là tiềm thức của em đang giúp cơ thể đạt được sự cân bằng và hài hòa của linh hồn trong nội tâm mà thôi. Cũng tức là, người đàn ông trong mơ không phải ai khác mà chính là bản thân em, là sự cân bằng cần thiết của linh hồn nội tâm, thế nên thường sẽ thông qua giấc mơ để biểu đạt ra ngoài. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, còn có một loại khả năng. Giấc mơ là một sự bù đắp đối với cơ thể, là thứ mà thế giới tinh thần của em đã bỏ quên, là ước vọng không thể đạt được, là nhu cầu không thể thực hiện trong thực tại, nó cũng sẽ biểu đạt ra ngoài bằng giấc mơ. Em mơ thấy một người đàn ông, thường kỳ và cố định. Cậu ấy chăm sóc, yêu thương em. Điều này cũng có nghĩa trong cuộc sống hằng ngày, em rất cần tình yêu thương. Em thiếu bạn bè, thiếu sự quan tâm của người thân, nên chỉ có thể bù đắp thông qua giấc mơ.”
Dương Nguyệt nhướng mày: “Thế nên đây là những phân tích của chị dành cho em?”
Tố Diệp mỉm cười nhẹ nhàng: “Đó là chị đang giải đáp câu hỏi của em bằng những lý luận học thuật.”
Nhà phân tích tâm lý Carl Gustav Jung tin rằng tiềm thức của con người cùng tồn tại đặc trưng của hai giống đực cái. Đàn ông sẽ tiềm ẩn những đặc điểm của phái nữ, mà tiềm thức của phụ nữ cũng tồn tại những phẩm chất của đàn ông. Khi hai đặc tính này cân bằng một cách thích hợp thì chính là bảo đảm cho sự hài hòa về tâm hồn. Mà thực tế là, con người rất khó đạt được sự cân bằng này. Khi một nội tâm không cân bằng, tính đàn ông sẽ thể hiện bằng sự thay đổi thất thường về tâm lý, dễ kích động và nhạy cảm, còn sự nữ tính thì lại quá cố chấp, khăng khăng cho là mình, tính khống chế, kiểm soát mạnh, phê bình bản thân hay người khác một cách thái quá.
Và những lúc này, sự cân bằng trong tâm hồn sẽ luôn đánh thức tiềm thức của con người, cũng vì thế mà nó lấy giấc mơ làm hình thức để đạt được sự cân bằng cần thiết.
Thế nên, xét về phương diện này, giấc mơ của Dương Nguyệt không có gì khó hiểu, mà ý thức nam tính trong cô ấy đã biểu đạt ra ngoài thông qua giấc mơ. Người đàn ông này không có thật. Nói theo lý luận này thì hình tượng mà Dương Nguyệt tạo ra thường sẽ đạt tới mức gần như hoàn hảo. Đây chính là chí hướng nam tính bên trong Dương Nguyệt. Mà mỗi lần nó xuất hiện trong giấc mơ, nó đang đánh thức những điều cơ thể cần phải chú ý rằng ý thức nam tính tiêu cực trong mơ có thể sẽ thao túng cơ thể gốc.
Đương nhiên, còn có một mặt khác, chính là sự bù đắp tinh thần mà Tố Diệp nói.
Cái gọi là bù đắp tinh thần chính là điều Dương Nguyệt không thể có được trong hiện thực. Ví dụ như sự quan tâm của bè bạn, sự chăm sóc của gia đình, sự chu đáo của bạn trai… Chúng sẽ thông qua giấc mơ để bổ sung những khiếm khuyết hay những điều thế giới nội tâm bị bỏ quên. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên những giấc mơ.
Đây là cách giải thích cơ bản nhất về mặt lý luận.
Nhưng Tố Diệp lại không nghĩ như vậy.
Tình trạng của Dương Nguyệt có chút khác biệt với mọi người.
Giấc mơ của cô ấy y hệt như hiện thực. Có sự biến hóa, tăng tiến dần, giống như năm tháng trôi qua vậy.
Còn có một điểm chính là người ta không thể kiểm soát được giấc mơ. Cũng tức là không phải bạn cứ ngủ là nhất định có thể mơ thấy những gì bạn muốn. Nhưng rõ ràng là Dương Nguyệt có thể.
Hình như Dương Nguyệt cực kỳ thích ngủ. Giấc ngủ của cô ấy dài hơn rất nhiều so với mọi người. Mà hiện giờ càng lúc càng rõ rệt.
Nó khiến Tố Diệp chợt nhớ tới một bộ phim điện ảnh của Nhật có tên là “Trường sinh”. Nam chính trong phim là một người sống trong mơ. Thời gian ngủ của anh ngày sau dài hơn ngày trước, tới cuối cùng anh ấy không bao giờ tỉnh lại nữa.
Tình trạng của Dương Nguyệt có vẻ giống.
“Vậy chị cảm thấy, tình trạng của em giống cái gì hơn?” Dương Nguyệt nghe xong lời của Tố Diệp bèn hỏi.
Tố Diệp không nhìn bốn bức tranh đó nữa. Cô nhìn cô ấy, mỉm cười: “Ban đầu em rất mơ hồ, thậm chí hơi sợ hãi. Thế nên em đã đọc không ít sách nói về phân tích giấc mơ.” Nếu không con bé không thể nào nói ra những câu chuyên nghiệp như vậy.
Dương Nguyệt nhướng mày rồi gật đầu.
“Rồi sau này, em lại yêu người đàn ông trong mơ. Bây giờ càng ngày càng không thể thoát ra được nữa. Em không muốn anh ấy biến mất. Thế nên em luôn tự ám thị bản thân mình rằng, hành vi hiện giờ của em không có sai trái.”
Dương Nguyệt lắc đầu, nhìn thẳng vào Tố Diệp: “Lẽ nào chị thật sự cho rằng những người ở trong mơ thì chỉ thuộc về thế giới mộng ảo thôi sao? Không có thực thật sao? Nếu cứ mơ đi mơ lại hình ảnh một người đàn ông vậy thì chắc chắn anh ấy sẽ có thực.”
Câu nói ấy như một chiếc gậy đập thẳng vào đầu Tố Diệp. Cô nghe thấy đầu mình ầm vang một tiếng. Rồi cô chợt nhớ tới cậu bé trong giấc mơ của mình. Cậu bé tay cầm ngọn đèn xanh, đã đưa cô ra khỏi con ngõ dài. Cậu bé đã nắm chặt tay cô, cuối cùng chỉ gào lên một câu: Mau chạy đi!
Từ trước tới nay cô luôn cho rằng, đó chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Thậm chí có nhiều lúc cô cố tình đè nén cảm giác này lại. Vì trong mơ hồ cô luôn cảm nhận được có một mối nguy hiểm đang tới gần. Tiềm thức nói với cô rằng, nhớ lại cậu bé ấy, thì cũng có nghĩa cô sẽ nhớ lại nguy hiểm.
Thế nên, cô đang trốn tránh, cố gắng không nghĩ tới việc tìm kiếm giấc mơ của mình.
Nếu không có câu nói của Dương Nguyệt, cô vẫn còn tự lừa gạt bản thân mình.
“Ý của em là, người đàn ông trong giấc mơ đó thật sự tồn tại?” Tố Diệp thu lại nét mặt của mình. Chí ít cô cũng không thể để lộ vấn đề tâm lý của mình trước mặt khách hàng được.
“Anh ấy tên là Hải Sinh, là một ngư dân, hằng ngày làm việc trên biển.” Dương Nguyệt khẽ nói.
Tố Diệp không hiểu: “Hải Sinh? Chẳng phải em nói cậu ấy không có trong cuộc sống thực của em sao?”
“Nhưng em cảm thấy tình yêu của chúng em trong mơ đã từng xảy ra, thế nên người này nhất định là tồn tại.” Dương Nguyệt đáp rất chắc chắn.
“Cũng tức là tới tận bây giờ em vẫn đang chờ đợi Hải Sinh?” Tố Diệp hỏi.
“Đúng vậy! Sau lần cuối cùng ra biển, anh ấy đã không quay về nữa.” Dương Nguyệt mở rộng lòng mình với Tố Diệp, nét mặt có vẻ cô đơn: “Giấc mơ của em sẽ thay đổi theo bốn mùa. Tới mùa đông, em ngủ cũng rất ít, vì mỗi lần ngủ, trong mơ lại chỉ có mình cô độc đứng bên bờ biển, một mình đợi Hải Sinh quay về, đã đợi là đợi cả mùa đông.”
Tố Diệp nhìn thấy quy luật ngủ nghỉ của cô ấy trong tài liệu.
Nhân vật trong tưởng tượng, quả thực sẽ ảnh hưởng tới tiêu chuẩn phán đoán của con người thực tại ở một mức độ nào đó. Đương nhiên, có rất nhiều người vẫn tỉnh táo, có thể phân biệt rõ lúc nào là mơ, lúc nào là thực. Nhưng có một vài người có lẽ ngay cả điều căn bản ấy cũng không thể phân định được. Đó là hàm nghĩa thực sự của câu “mơ mơ màng màng” mà các cụ hay nói.”
Dùng bốn chữ này để hình dung về Dương Nguyệt không thể coi là thái quá.
Vì quá rõ ràng, cô ấy giờ đã tin chắc rằng Hải Sinh thực sự có trên đời. Thậm chí cô ấy còn đang chờ đợi Hải Sinh.
“Vì thế, tới bây giờ em vẫn độc thân, chưa trải qua một mối tình nào?” Tố Diệp nhớ trong tài liệu đã viết như vậy.
“Hải Sinh bảo em đợi anh ấy. Em tin là anh ấy nhất định sẽ quay trở lại.” Ánh mắt Dương Nguyệt lấp lánh: “Hơn nữa, đám con trai bên cạnh em chẳng ai bằng được Hải Sinh. Đến một phần mười của anh ấy còn không bằng.”
“Em chắc chắn như vậy sao?” Tố Diệp hỏi.
Dương Nguyệt gật đầu: “Đương nhiên rồi! Cứ mỗi lần tới mùa xuân và mùa thu, em đều cảm nhận được anh ấy luôn tồn tại.”
“Em có từng thử tìm cậu ấy chưa?” Tố Diệp lại hỏi.
Dương Nguyệt khẽ lắc đầu, ánh mắt chợt tối đi: “Em không tìm được anh ấy.”
Tố Diệp dừng hỏi, nhìn cô ấy vẻ suy tư.
Dương Nguyệt mím môi, nhìn Tố Diệp: “Bác sỹ Tố! Chị nói chị có thể giúp đỡ em, vậy chị có thể giúp em tìm được Hải Sinh không?”
Cô giúp không nổi.
Đây là chuyện Tố Diệp biết rõ.
Cô làm gì có bản lĩnh moi ra một người đàn ông ngoài đời đã từng xuất hiện trong mơ?
Nếu đã Hà Minh phán đoán bệnh tình của Dương Nguyệt, e là kết quả anh ta rút ra chính là: Hoang tưởng theo suy nghĩ chủ quan.
Tưởng tượng có một người đàn ông như thế, nhưng đã xa cách, rồi mãi đợi chờ không có hồi kết, đợi người đàn ông trong mơ bỗng nhiên một ngày xuất hiện trước mặt mình.
Ai cũng đều tưởng tượng, đây cũng là một biểu hiện của việc tự kỷ thôi miên.
Ví dụ như các cô gái hay thích xem phim tình cảm, hay say đắm vào những câu chuyện tình cảm của nam nữ chính trong các cuốn tiểu thuyết, si mê các nhân vật trong truyện… Vì những tình cảm này hoặc những nhân vật này ở một mức nào đó đã có thể bù đắp cho một xã hội còn đầy bất mãn, thất vọng và bất an, ký gửi tình cảm của mình về mặt tinh thần. Đây cũng là một cách mà thế giới tiềm thức cân bằng tâm hồn bên trong con người.
Đây là một hiện tượng bình thường, vì con người cần tưởng tượng hoặc tự kỷ thôi miên một cách thích đáng mới có thể vượt qua những chuyện không như ý mình.
Nhưng có một hiện tượng đó là tự kỷ ám thị và tự kỷ thôi miên thái quá.
Dẫn đến ban đầu chỉ là sự vô thức, cuối cùng trở thành một niềm tin có ý thức.
Thậm chí trong đầu óc đã hoàn toàn sáng tạo ra một con người cụ thể, sẽ nói chuyện, ăn uống, sống một cuộc sống không khác gì thực tế với người đó. Cô ấy tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại của người này, thế nên mới không thể thoát ra.
Cô ấy sẽ hoang tưởng ra rất nhiều giai đoạn tình cảm, coi nó như đã từng thực sự tồn tại. Lâu dần, đến ngay bản thân cũng không còn biết những điều ấy là thật hay giả nữa.
Tố Diệp rất muốn chữa thẳng vào căn bệnh hoang tưởng này của Dương Nguyệt. Nhưng cô vô thức cảm thấy câu chuyện không đơn giản như thế.
Vì Dương Nguyệt quá tỉnh táo.
Chỉ có hai nguyên nhân.
Một là, cô ấy đã thật sự trải qua những chuyện này.
Hai là, cô ấy đang cố tình dựng chuyện.
Nhưng nếu là trường hợp hai, thì mục đích của cô ấy là gì?
Dương Nguyệt vẫn đang nhìn cô, ánh mắt ngập tràn vẻ cầu cứu.
Nó khiến Tố Diệp bất chợt mềm lòng.
Cô khẽ gật đầu rồi nói: “Chị nhất định sẽ giúp em, yên tâm đi!”…
Một giấc mơ, nếu muốn dùng chữ để viết ra thì hoàn toàn không khó nhưng nếu bắt vẽ thì lại có một độ khó nhất định, ngoại trừ khả năng hội họa cần có. Vì khi con người nằm mơ, những đồ vật hoặc con người cụ thể nhìn thấy thường không quá rõ nét. Nếu nằm mơ thấy người, bạn sẽ nhìn thấy một hình dáng đại khái của anh ấy hoặc cô ấy, một bóng hình rất mơ hồ. Trừ phi đó là người mình quen biết. Còn nếu là những người lạ, thường thì sau khi tỉnh lại bạn đều quên sạch.
Thế nên cách dùng chữ viết sở dĩ đơn giản nhất là vì nó có thể miêu tả khái quát cả giấc mơ. Nhưng vẽ cũng có nghĩa phải phác họa cụ thể cảnh tượng trong mơ.
Thế nên, khi nhận được bốn bức tranh ấy, Tố Diệp vô cùng kinh ngạc.
Dương Nguyệt đã vẽ ra cực kỳ rõ ràng.
Bốn bức tranh hiển nhiên chính là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, quen biết, yêu thương, chia ly và trông ngóng.
Không một chút mơ hồ nào trong khung cảnh của bức tranh. Có thể thấy nét bút rất kiên định.
Thậm chí từng nhành hoa, cây cỏ trong tranh cũng được phác họa chi tiết.
Cô gái trong tranh chính là bản thân cô ấy. Chàng trai thì có gương mặt rất tuấn tú, rõ ràng. Tố Diệp càng nhìn càng cảm thấy quen. Hình như cô đã gặp người đàn ông này ở đâu rồi thì phải.
“Em có biết người đàn ông này không? Cậu ấy là người thân bên cạnh em?” Cô hỏi.
Dương Nguyệt lắc đầu.
Tố Diệp nhìn cô ấy: “Chỉ là người xuất hiện trong giấc mơ?”
Dương Nguyệt gật đầu.
Tố Diệp không hỏi nữa, chuyên tâm kiểm tra từng bức tranh. Dương Nguyệt yên lặng ngồi đó. Nếu không phải mí mắt cô ấy vẫn khẽ chớp chớp thì chắc chắn sẽ giống hệt một con búp bê hoàn toàn không có sinh mệnh.
Tuy rằng Tố Diệp đang cúi đầu nhìn bức tranh, nhưng vẫn có thể phát giác ra Dương Nguyệt đang nhìn mình chằm chằm. Tâm tư của Dương Nguyệt rất khó dò. Sau khi được Hà Minh và Phương Bội Lôi chữa trị, cô ấy đã nảy sinh tâm lý chống đối và hoài nghi với nghề bác sỹ tâm lý này. Hoặc nói chính xác hơn là, cô ấy chưa bao giờ tin tưởng vào bác sỹ tư vấn tâm lý.
Có lẽ vì cô ấy cho rằng bác sỹ tâm lý chẳng giúp gì được mình.
Hoặc có lẽ cô ấy không muốn chia sẻ bí mật trong lòng mình với bác sỹ.
Còn sở dĩ cô ấy thoải mái vẽ ra bốn bức tranh rồi đưa cho cô, nguyên nhân rất đơn giản. Dương Nguyệt đang muốn thử xem rút cuộc cô có nghiên cứu về giấc mơ thật hay không. So với việc hợp tác thì thái độ của cô ấy nghiêng về dò xét, do thám hơn.
Tố Diệp âm thầm quan sát và ghi nhớ tất cả. Cô nhìn bức tranh, những suy nghĩ trong lòng mỗi lúc một nặng nề.
Rất lâu sau cô mới gấp nó lại, nhìn về phía Dương Nguyệt.
Dương Nguyệt vẫn đang theo dõi cô, ánh mắt chưa hề rời đi đâu.
“Cậu ấy là một nhân vật trong mơ, cũng tức là em thường xuyên nằm mơ thấy cậu ấy. Không những thường xuyên nằm mơ thấy cậu ấy mà mối quan hệ của hai người trong mơ là mỗi ngày một thêm sâu đậm, cũng giống như những đôi tình nhân ngoài đời thực.” Tố Diệp khẽ nói.
Dương Nguyệt nhìn cô rất lâu rồi khẽ gật đầu.
“Đây cũng là nguyên nhân em thường xuyên muốn ngủ.” Tố Diệp đưa ra kết luận: “Em khao khát được ở bên cạnh cậu ấy, khao khát được gặp cậu ấy, và vì thế thời gian ngủ của em cũng vượt xa người bình thường.”
“Vậy là, có phải chị muốn nói, người đàn ông trong mơ do em tưởng tượng ra không? Hoặc là chị muốn nói, vì em trốn tránh hiện thực nên trong tiềm thức đã xây dựng nên một người đàn ông như thế?” Dương Nguyệt nói.
Tố Diệp nghe xong, ít nhiều có phần ngỡ ngàng.
Xem ra Dương Nguyệt cũng có chút hiểu biết đối với lĩnh vực phân tích giấc mơ. Cô ngẫm nghĩ rồi nói: “Thông thường mà nói, có thể sẽ tồn tại khả năng này. Giấc mơ của con sở dĩ xuất hiện đàn ông hơn nữa còn thường mơ về cùng một người đàn ông, thật ra chỉ là tiềm thức của em đang giúp cơ thể đạt được sự cân bằng và hài hòa của linh hồn trong nội tâm mà thôi. Cũng tức là, người đàn ông trong mơ không phải ai khác mà chính là bản thân em, là sự cân bằng cần thiết của linh hồn nội tâm, thế nên thường sẽ thông qua giấc mơ để biểu đạt ra ngoài. Đó là lý do thứ nhất. Thứ hai, còn có một loại khả năng. Giấc mơ là một sự bù đắp đối với cơ thể, là thứ mà thế giới tinh thần của em đã bỏ quên, là ước vọng không thể đạt được, là nhu cầu không thể thực hiện trong thực tại, nó cũng sẽ biểu đạt ra ngoài bằng giấc mơ. Em mơ thấy một người đàn ông, thường kỳ và cố định. Cậu ấy chăm sóc, yêu thương em. Điều này cũng có nghĩa trong cuộc sống hằng ngày, em rất cần tình yêu thương. Em thiếu bạn bè, thiếu sự quan tâm của người thân, nên chỉ có thể bù đắp thông qua giấc mơ.”
Dương Nguyệt nhướng mày: “Thế nên đây là những phân tích của chị dành cho em?”
Tố Diệp mỉm cười nhẹ nhàng: “Đó là chị đang giải đáp câu hỏi của em bằng những lý luận học thuật.”
Nhà phân tích tâm lý Carl Gustav Jung tin rằng tiềm thức của con người cùng tồn tại đặc trưng của hai giống đực cái. Đàn ông sẽ tiềm ẩn những đặc điểm của phái nữ, mà tiềm thức của phụ nữ cũng tồn tại những phẩm chất của đàn ông. Khi hai đặc tính này cân bằng một cách thích hợp thì chính là bảo đảm cho sự hài hòa về tâm hồn. Mà thực tế là, con người rất khó đạt được sự cân bằng này. Khi một nội tâm không cân bằng, tính đàn ông sẽ thể hiện bằng sự thay đổi thất thường về tâm lý, dễ kích động và nhạy cảm, còn sự nữ tính thì lại quá cố chấp, khăng khăng cho là mình, tính khống chế, kiểm soát mạnh, phê bình bản thân hay người khác một cách thái quá.
Và những lúc này, sự cân bằng trong tâm hồn sẽ luôn đánh thức tiềm thức của con người, cũng vì thế mà nó lấy giấc mơ làm hình thức để đạt được sự cân bằng cần thiết.
Thế nên, xét về phương diện này, giấc mơ của Dương Nguyệt không có gì khó hiểu, mà ý thức nam tính trong cô ấy đã biểu đạt ra ngoài thông qua giấc mơ. Người đàn ông này không có thật. Nói theo lý luận này thì hình tượng mà Dương Nguyệt tạo ra thường sẽ đạt tới mức gần như hoàn hảo. Đây chính là chí hướng nam tính bên trong Dương Nguyệt. Mà mỗi lần nó xuất hiện trong giấc mơ, nó đang đánh thức những điều cơ thể cần phải chú ý rằng ý thức nam tính tiêu cực trong mơ có thể sẽ thao túng cơ thể gốc.
Đương nhiên, còn có một mặt khác, chính là sự bù đắp tinh thần mà Tố Diệp nói.
Cái gọi là bù đắp tinh thần chính là điều Dương Nguyệt không thể có được trong hiện thực. Ví dụ như sự quan tâm của bè bạn, sự chăm sóc của gia đình, sự chu đáo của bạn trai… Chúng sẽ thông qua giấc mơ để bổ sung những khiếm khuyết hay những điều thế giới nội tâm bị bỏ quên. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng hình thành nên những giấc mơ.
Đây là cách giải thích cơ bản nhất về mặt lý luận.
Nhưng Tố Diệp lại không nghĩ như vậy.
Tình trạng của Dương Nguyệt có chút khác biệt với mọi người.
Giấc mơ của cô ấy y hệt như hiện thực. Có sự biến hóa, tăng tiến dần, giống như năm tháng trôi qua vậy.
Còn có một điểm chính là người ta không thể kiểm soát được giấc mơ. Cũng tức là không phải bạn cứ ngủ là nhất định có thể mơ thấy những gì bạn muốn. Nhưng rõ ràng là Dương Nguyệt có thể.
Hình như Dương Nguyệt cực kỳ thích ngủ. Giấc ngủ của cô ấy dài hơn rất nhiều so với mọi người. Mà hiện giờ càng lúc càng rõ rệt.
Nó khiến Tố Diệp chợt nhớ tới một bộ phim điện ảnh của Nhật có tên là “Trường sinh”. Nam chính trong phim là một người sống trong mơ. Thời gian ngủ của anh ngày sau dài hơn ngày trước, tới cuối cùng anh ấy không bao giờ tỉnh lại nữa.
Tình trạng của Dương Nguyệt có vẻ giống.
“Vậy chị cảm thấy, tình trạng của em giống cái gì hơn?” Dương Nguyệt nghe xong lời của Tố Diệp bèn hỏi.
Tố Diệp không nhìn bốn bức tranh đó nữa. Cô nhìn cô ấy, mỉm cười: “Ban đầu em rất mơ hồ, thậm chí hơi sợ hãi. Thế nên em đã đọc không ít sách nói về phân tích giấc mơ.” Nếu không con bé không thể nào nói ra những câu chuyên nghiệp như vậy.
Dương Nguyệt nhướng mày rồi gật đầu.
“Rồi sau này, em lại yêu người đàn ông trong mơ. Bây giờ càng ngày càng không thể thoát ra được nữa. Em không muốn anh ấy biến mất. Thế nên em luôn tự ám thị bản thân mình rằng, hành vi hiện giờ của em không có sai trái.”
Dương Nguyệt lắc đầu, nhìn thẳng vào Tố Diệp: “Lẽ nào chị thật sự cho rằng những người ở trong mơ thì chỉ thuộc về thế giới mộng ảo thôi sao? Không có thực thật sao? Nếu cứ mơ đi mơ lại hình ảnh một người đàn ông vậy thì chắc chắn anh ấy sẽ có thực.”
Câu nói ấy như một chiếc gậy đập thẳng vào đầu Tố Diệp. Cô nghe thấy đầu mình ầm vang một tiếng. Rồi cô chợt nhớ tới cậu bé trong giấc mơ của mình. Cậu bé tay cầm ngọn đèn xanh, đã đưa cô ra khỏi con ngõ dài. Cậu bé đã nắm chặt tay cô, cuối cùng chỉ gào lên một câu: Mau chạy đi!
Từ trước tới nay cô luôn cho rằng, đó chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Thậm chí có nhiều lúc cô cố tình đè nén cảm giác này lại. Vì trong mơ hồ cô luôn cảm nhận được có một mối nguy hiểm đang tới gần. Tiềm thức nói với cô rằng, nhớ lại cậu bé ấy, thì cũng có nghĩa cô sẽ nhớ lại nguy hiểm.
Thế nên, cô đang trốn tránh, cố gắng không nghĩ tới việc tìm kiếm giấc mơ của mình.
Nếu không có câu nói của Dương Nguyệt, cô vẫn còn tự lừa gạt bản thân mình.
“Ý của em là, người đàn ông trong giấc mơ đó thật sự tồn tại?” Tố Diệp thu lại nét mặt của mình. Chí ít cô cũng không thể để lộ vấn đề tâm lý của mình trước mặt khách hàng được.
“Anh ấy tên là Hải Sinh, là một ngư dân, hằng ngày làm việc trên biển.” Dương Nguyệt khẽ nói.
Tố Diệp không hiểu: “Hải Sinh? Chẳng phải em nói cậu ấy không có trong cuộc sống thực của em sao?”
“Nhưng em cảm thấy tình yêu của chúng em trong mơ đã từng xảy ra, thế nên người này nhất định là tồn tại.” Dương Nguyệt đáp rất chắc chắn.
“Cũng tức là tới tận bây giờ em vẫn đang chờ đợi Hải Sinh?” Tố Diệp hỏi.
“Đúng vậy! Sau lần cuối cùng ra biển, anh ấy đã không quay về nữa.” Dương Nguyệt mở rộng lòng mình với Tố Diệp, nét mặt có vẻ cô đơn: “Giấc mơ của em sẽ thay đổi theo bốn mùa. Tới mùa đông, em ngủ cũng rất ít, vì mỗi lần ngủ, trong mơ lại chỉ có mình cô độc đứng bên bờ biển, một mình đợi Hải Sinh quay về, đã đợi là đợi cả mùa đông.”
Tố Diệp nhìn thấy quy luật ngủ nghỉ của cô ấy trong tài liệu.
Nhân vật trong tưởng tượng, quả thực sẽ ảnh hưởng tới tiêu chuẩn phán đoán của con người thực tại ở một mức độ nào đó. Đương nhiên, có rất nhiều người vẫn tỉnh táo, có thể phân biệt rõ lúc nào là mơ, lúc nào là thực. Nhưng có một vài người có lẽ ngay cả điều căn bản ấy cũng không thể phân định được. Đó là hàm nghĩa thực sự của câu “mơ mơ màng màng” mà các cụ hay nói.”
Dùng bốn chữ này để hình dung về Dương Nguyệt không thể coi là thái quá.
Vì quá rõ ràng, cô ấy giờ đã tin chắc rằng Hải Sinh thực sự có trên đời. Thậm chí cô ấy còn đang chờ đợi Hải Sinh.
“Vì thế, tới bây giờ em vẫn độc thân, chưa trải qua một mối tình nào?” Tố Diệp nhớ trong tài liệu đã viết như vậy.
“Hải Sinh bảo em đợi anh ấy. Em tin là anh ấy nhất định sẽ quay trở lại.” Ánh mắt Dương Nguyệt lấp lánh: “Hơn nữa, đám con trai bên cạnh em chẳng ai bằng được Hải Sinh. Đến một phần mười của anh ấy còn không bằng.”
“Em chắc chắn như vậy sao?” Tố Diệp hỏi.
Dương Nguyệt gật đầu: “Đương nhiên rồi! Cứ mỗi lần tới mùa xuân và mùa thu, em đều cảm nhận được anh ấy luôn tồn tại.”
“Em có từng thử tìm cậu ấy chưa?” Tố Diệp lại hỏi.
Dương Nguyệt khẽ lắc đầu, ánh mắt chợt tối đi: “Em không tìm được anh ấy.”
Tố Diệp dừng hỏi, nhìn cô ấy vẻ suy tư.
Dương Nguyệt mím môi, nhìn Tố Diệp: “Bác sỹ Tố! Chị nói chị có thể giúp đỡ em, vậy chị có thể giúp em tìm được Hải Sinh không?”
Cô giúp không nổi.
Đây là chuyện Tố Diệp biết rõ.
Cô làm gì có bản lĩnh moi ra một người đàn ông ngoài đời đã từng xuất hiện trong mơ?
Nếu đã Hà Minh phán đoán bệnh tình của Dương Nguyệt, e là kết quả anh ta rút ra chính là: Hoang tưởng theo suy nghĩ chủ quan.
Tưởng tượng có một người đàn ông như thế, nhưng đã xa cách, rồi mãi đợi chờ không có hồi kết, đợi người đàn ông trong mơ bỗng nhiên một ngày xuất hiện trước mặt mình.
Ai cũng đều tưởng tượng, đây cũng là một biểu hiện của việc tự kỷ thôi miên.
Ví dụ như các cô gái hay thích xem phim tình cảm, hay say đắm vào những câu chuyện tình cảm của nam nữ chính trong các cuốn tiểu thuyết, si mê các nhân vật trong truyện… Vì những tình cảm này hoặc những nhân vật này ở một mức nào đó đã có thể bù đắp cho một xã hội còn đầy bất mãn, thất vọng và bất an, ký gửi tình cảm của mình về mặt tinh thần. Đây cũng là một cách mà thế giới tiềm thức cân bằng tâm hồn bên trong con người.
Đây là một hiện tượng bình thường, vì con người cần tưởng tượng hoặc tự kỷ thôi miên một cách thích đáng mới có thể vượt qua những chuyện không như ý mình.
Nhưng có một hiện tượng đó là tự kỷ ám thị và tự kỷ thôi miên thái quá.
Dẫn đến ban đầu chỉ là sự vô thức, cuối cùng trở thành một niềm tin có ý thức.
Thậm chí trong đầu óc đã hoàn toàn sáng tạo ra một con người cụ thể, sẽ nói chuyện, ăn uống, sống một cuộc sống không khác gì thực tế với người đó. Cô ấy tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại của người này, thế nên mới không thể thoát ra.
Cô ấy sẽ hoang tưởng ra rất nhiều giai đoạn tình cảm, coi nó như đã từng thực sự tồn tại. Lâu dần, đến ngay bản thân cũng không còn biết những điều ấy là thật hay giả nữa.
Tố Diệp rất muốn chữa thẳng vào căn bệnh hoang tưởng này của Dương Nguyệt. Nhưng cô vô thức cảm thấy câu chuyện không đơn giản như thế.
Vì Dương Nguyệt quá tỉnh táo.
Chỉ có hai nguyên nhân.
Một là, cô ấy đã thật sự trải qua những chuyện này.
Hai là, cô ấy đang cố tình dựng chuyện.
Nhưng nếu là trường hợp hai, thì mục đích của cô ấy là gì?
Dương Nguyệt vẫn đang nhìn cô, ánh mắt ngập tràn vẻ cầu cứu.
Nó khiến Tố Diệp bất chợt mềm lòng.
Cô khẽ gật đầu rồi nói: “Chị nhất định sẽ giúp em, yên tâm đi!”…
/727
|