Y họ Lý, khuê danh Mặc Thư, là đích trưởng tử của Tả tướng đương triều Lý Dung.
Phụ thân y năm đó hoài thai vô cùng ngóng trông con gái, bèn đặt trước cái tên Mặc Thư , gửi gắm mong ước sau này nữ nhi sẽ theo nghiệp bút nghiên, đỗ đạt công danh. Nào ngờ, ra đời lại là y, một đứa con trai vô giá trị cho người trong việc giữ vững vị trí chính phu. Sau khi sinh y ra, phụ thân lại thêm một lần chết lặng người khi nghe đại phu bảo rằng: Thân thể của Chính phu đã yếu đi nhiều, sau này sợ rằng không thể hoài thai nữa.
Không thể hoài thai nữa, có nghĩa là cả đời này của phụ thân, chỉ có thể trông đợi vào một đứa con trai là y. Điều này sẽ chẳng là chuyện gì to tát, nếu phụ thân là người được mẫu thân y để trong lòng. Nhưng rất đáng tiếc, người không phải.
Mẫu thân của y, ngày y chào đời chỉ đến liếc nhìn một cái, lại vội vã quay đi, không hề đề cập tới việc ban tên. Ở Đại Yên, có thêm một con trai chẳng phải là việc đáng để quan tâm. Phụ thân y liền giữ lại cái tên Mặc Thư đã nghĩ sẵn trước đó. Và cũng từ đấy, Lý Mặc Thư được người nuôi dạy nghiêm khắc để trở thành một kỳ nam tử, một bậc nam nhi không hề thua kém bất kỳ nữ nhân nào. Trong khi những cậu bé cùng tuổi chỉ việc ngồi trong khuê phòng thuê hoa, đọc Nam tắc , Phu đạo , Mặc Thư chẳng những phải tinh thông tất thảy những gì nam nhi bình thường cần biết, mà còn phải thành thạo cả những thứ họ không biết và cũng không cần biết.
Phụ thân của Mặc Thư là chính phu của Tả tướng, nhà ngoại lại là Vương gia - một trong bốn đại thư hương thế gia ở Đại Yên này, nên từ nhỏ, thân phận của y đã tôn quý hơn những đệ đệ muội muội muội khác một bậc. Bình thường, bọn họ gặp y, đều phải cung kính hành lễ. Trong những buổi gia yến, y luôn được ngồi ghế trên cùng phụ thân, còn bọn họ chỉ có thể ngồi bên dưới với những vị phụ thân lẽ mọn của mình.
Năm Lý Mặc Thư vừa lên năm tuổi, phụ thân đã dạy y rằng: Tình yêu của nữ nhân chỉ là trăng trong nước, hoa trong gương. Yêu có lúc, thương có thời, ai được yêu thương cả một đời? Cái bền vững nhất, đáng tin nhất vẫn là ngôi vị Chính phu.
Lúc ấy, Mặc Thư rất kính cẩn khắc sâu từng chữ phụ thân dạy bảo. Nhưng lớn lên một chút, y mới hiểu rằng, phụ thân nói như vậy, chẳng qua chỉ là một cách tự an ủi mình khi lòng hi vọng đã nguội lạnh thành tuyệt vọng.
Từ nhỏ đến lớn, hình ảnh khắc sâu nhất trong đầu y là bóng phụ thân độc thủ phòng không trong đêm trường canh thâu. Người ngồi bên cửa sổ, chong một ngọn đèn dầu leo loét, tay cầm quyển sách, tưởng chừng như đang chăm chú đọc, nhưng y biết, cả một đêm dài, người chưa từng lật sang trang tiếp theo. Người đang đọc sách hay đang chờ đợi? Mà chờ đợi cái gì? Chờ đợi ai? Người không nói, người luôn luôn phủ nhận điều đó, tự tôn của một trưởng tử danh môn vọng tộc không cho phép người thừa nhận sự yếu đuối của mình. Nhưng, Mặc Thư biết, biết hết tất cả. Y biết những lần người ngây ngẩn vuốt ve cây trâm ngọc đã bị vuốt đến bóng nhẵn, chẳng phải vì đó là thứ chứng minh cho thân phận Chính phu Lý gia, mà bởi nhớ thương người đã tặng nó. Y biết những lần ít ỏi mẫu thân qua đêm ở Chính viện, phụ thân dù cố tỏ ra bình tĩnh thong dong, nhưng ý cười lấp lánh nơi đáy mắt, nét cười lưu luyến nơi khóe môi đã bán đứng người. Y biết cả lý do vì sao phụ thân vô cùng căm hận trắc phu Hà thị, những buổi sáng cha con họ đến thỉnh an, bên ngoài người vẫn ôn hòa thân thiết, nhưng bàn tay dưới bàn luôn nắm chặt đến tứa máu. Có đôi lúc, Mặc Thư thấy ánh mắt phụ thân nhìn Hà thị lơ đãng hiện lên sát ý. Tất cả, đều bởi yêu. Vì yêu nên mới nhớ, vì yêu nên mới chờ, và, cũng vì yêu nên mới hận.
Mẫu thân y có một Chính phu với hai Trắc phu, có thể xem như là hậu viện ít ỏi vào bậc nhất trong số các quan viên trong triều. Phụ thân y bình thường vẫn luôn đối xử ôn hòa với Hà thị và Du thị. Dù Mặc Thư biết trong lòng người cũng không ưa gì Du thị, nhưng chắc chắn không hận đến như đã hận Hà thị.
Vì người trong lòng của mẫu thân y, chính là Hà thị.
Mặc Thư lúc bé từng hỏi phụ thân rằng, Hà thị thân phận thấp kém hơn người, dung mạo không thể sánh bằng người, phụ thân hà cớ phải bận tâm? Vừa lúc ấy, y ngước mắt trông sang lương đình ở phía xa, chợt thấy mẫu thân đang dịu dàng khoác tấm áo choàng lông cáo lên người Hà thị, chẳng biết Hà thị nói gì với mẫu thân, chỉ thấy bà cười đến hai mắt cong cong như mảnh trăng lưỡi liềm, hai người ngồi cạnh nhau, trông ân ái đầm ấm vô cùng.
Năm đó, phụ thân quay người đi, không trả lời câu hỏi của Mặc Thư. Y chỉ thấy bờ vai gầy của người chợt run run, bóng lưng trong trời chiều mùa đông in một vệt bóng đen trên nền tuyết trắng, cô đơn đến lạ. Hóa ra, cho dù nam nhân có tài giỏi đến đâu, kiên cường tới nhường nào, vẫn có lúc mệt mỏi, cần một vòng tay của người thương. Chỉ đáng buồn là, không phải ai cũng có diễm phúc có được vòng tay ấy.
Mãi sau này, khi phụ thân y gần lâm chung, Mặc Thư nghe người chợt thì thào nói với mẫu thân rằng:
Thê chủ, mấy mươi năm qua, nàng chỉ gọi ta là Chính phu . Hôm nay ... Hôm nay ... Chỉ một lần thôi, ta muốn nghe thê chủ ... gọi tên ta ... Được không?
Mẫu thân y ngẩn người, lâu thật lâu vẫn không gọi thành tiếng, dường như không tài nào nhớ ra được khuê danh Chính phu của mình. Mấy mươi năm qua, bà vẫn quen gọi người là Chính phu . Giữa họ, chỉ có thân phận và trách nhiệm. Trong mắt bà, người là một Chính phu tốt, chỉ thế thôi.
Một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt phụ thân Mặc Thư, lăn xuống gò má nhợt nhạt, tan ra. Đó là lần đầu y thấy phụ thân rơi nước mắt. Cũng là lần cuối cùng.
Thê chủ ... Ta tên Tây Cố ...
--- -------
Phụ thân của Mặc Thư họ Vương, khuê danh là Tây Cố, tây cố trong bài: Quỳnh quỳnh bạch thố, Đông bôn tây cố, Y bất như tân, Nhân bất như cố. Buồn cười là bi kịch của cuộc đời y lại khởi sinh từ việc đã có một thê chủ quá mực hoài niệm cố nhân , dù vinh hoa vẫn không quên tình nghĩa thiếu thời.
(1) Nghĩa là: Có con thỏ trắng cô đơn, Chạy đông rồi lại sang tây, Áo không gì bằng áo mới, Người không ai bằng người cũ.
Vương Tây Cố xuất thân danh môn, dung mạo như ngọc, lời nói dịu dàng tao nhã, hành xử ôn tồn hợp lễ, lại vô cùng tài giỏi, cầm kỳ thư họa, phép quản gia, đạo an bang tế thế, không gì không thạo. Tất cả những gì Mặc Thư biết được, đa phần đều do phụ thân truyền dạy lại. Nhưng, có lẽ, câu nói nam tử không tài mới là đức đã phủ bóng ma lên số phận bao kiếp lam nhan. Cho dù tài mạo tuyệt luân hơn nữa, vẫn không giúp y giữ được lòng thê chủ.
Hơn ba mươi năm trước, Lý Dung - mẫu thân của Lý Mặc Thư vốn xuất thân hàn vi, đỗ đạt Trạng Nguyên, vì tài năng hơn người, được phong Tả thừa tướng khi vừa mới tròn hai mươi. Vương gia muốn lôi kéo vị Thừa tướng trẻ về phe phái của mình, liền ngỏ ý muốn gả đích trưởng tử Vương Tây Cố cho nàng ta. Một hôn lễ linh đình được diễn ra, mười dặm hồng trang, kiệu lớn tám người khiêng đưa Vương Tây Cố vào đại môn Lý gia. Chàng mỹ phu lang được thê chủ ca tụng rằng đẹp như mai trắng giữa gió rét, thanh tựa trà trong cốc Thanh Hoa năm ấy, dần dần từ chấp nhận một cuộc hôn nhân chính trị như là một nhiệm vụ, trở nên xao lòng trước tháng ngày phu thê ân ái nồng ấm.
Chỉ tiếc, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Lấy cớ bụng Vương Tây Cố mãi vẫn chưa có tin vui , mẫu thân của Lý Dung buộc nàng phải cưới thêm trắc quân để nối dõi tông đường. Vương Tây Cố trong thâm tâm ngàn vạn lần không muốn, nhưng vẫn phải đau đớn mà cố mỉm cười bằng lòng, thậm chí còn tự mình đứng ra chọn trắc phu cho thê chủ. Y nghĩ rằng, nếu đã không thể tránh được, chi bằng tự chọn một kẻ có ít sức uy hiếp nhất với mình. Cuối cùng, người được chọn là Du Khanh Từ - thứ tử của một quan viên tứ phẩm trong triều, dung mạo không quá xuất chúng, tính tình nhu nhược an phận, không có gia thế nhà mẹ chống lưng. Vương Tây Cố tạm thấy yên dạ. Thế nhưng, nghĩ là một việc, tận mắt chứng kiến lại là chuyện khác. Nhìn Du Khanh Từ bái đường cùng thê chủ của mình, tự tay nhận cốc trà hắn dâng, Vương Tây Cố nghe tim mình như bị bóp nghẹt. Tuy nhiên, y vẫn mỉm cười. Mỉm cười thật ôn hòa. Một Chính phu danh giá, không bao giờ được để lộ sự ghen tuông nhỏ nhen. Làm nam nhân ở Đại Yên, thật sự vô cùng đáng buồn. Làm một nam nhân quyền quý, lại càng đáng buồn hơn. Yêu không thể biểu lộ ra, ngay cả ghen, cũng phải nuốt vào lòng.
Rất may là sự xuất hiện của một Du trắc phu không gây ra bao nhiêu đổi thay. Lý Dung vẫn vô cùng ân cần, quan tâm tới Chính phu, mỗi tháng chỉ đến chỗ Du Khanh Từ một đôi lần. Vương Tây Cố tuy cảm thấy cực kỳ khó chịu khi nghĩ đến cảnh thê chủ thân mật với kẻ khác, nhưng cũng hiểu rằng sự sủng ái gần như độc sủng này của nàng dành cho mình đã là tốt nhất có thể. Y có ghen với Du Khanh Từ, tất nhiên, không một ai muốn san sẻ thê chủ với nam nhân khác. Nhưng Vương Tây Cố chưa đến mức căm hận hắn, vì y hiểu, Lý Dung không hề dành cho Du Khanh Từ chút tình cảm nào, cũng như ... nàng đã đối với y vậy. Lúc ấy, Lý Chính phu nghĩ rằng, cả đời này sẽ không ai có thể bước vào tim nàng. Y an phận chấp nhận cái sự sủng ái xuất phát từ tình nghĩa, trách nhiệm, hay thậm chí là hình thức đó.
Cho đến một ngày, Hà Yên Nhiên xuất hiện. Tất cả những lý lẽ Vương Tây Cố tự đưa ra để an ủi bản thân, bị hắn phá vỡ tan tành. Cái kẻ mà y vẫn thầm mắng nhiếc là tiện nhân Hà thị kia, đã bắt buộc y phải đối mặt với một sự thật tàn khốc rằng: Thê chủ của y không phải không có tình, chỉ là, nó không dành cho y.
Hà Yên Nhiên vốn xuất thân nông gia, là thanh mai trúc mã của Lý Dung. Nhà hắn ở cạnh nhà nàng, cách nhau có một bức tường đất. Cả hai từ nhỏ lớn lên bên nhau, vốn là một đôi oan gia ngõ hẹp. Tính tình Hà Yên Nhiên hoàn toàn khác với cái tên của mình, từ bé đã phóng khoáng, tự do, thậm chí có thể nói là lập dị. Hắn không thích thêu thùa may vá, khinh rẻ cầm kỳ thi họa, yêu thích múa thương múa kiếm, lời lẽ bộc trực, chẳng quanh co hoa mỹ, không hề có chút dịu dàng hiền thục nào của nam nhi Đại Yên. Lý Dung là một thư sinh điển hình, là người trầm tính, ít nói, thích sự tĩnh lặng. Hai con người này như hai cực trái dấu, tưởng chừng xung khắc, mà hóa ra lại hút lẫn nhau. Năm Lý Dung mười ba tuổi, nhà họ Hà chuyển đi nơi khác sinh sống, nàng và Hà Yên Nhiên cũng mất liên lạc từ đấy. Khi Lý Dung đã yên bề gia thất, trong một lần cùng Vương Tây Cố đưa mẫu thân đi du ngoạn, lại chợt tương phùng cố nhân.
Ngay lần đầu trông thấy Hà Yên Nhiên, dù dưới vẻ ngoài lem luốc, tóc tai rối bù, áo thô vải gai, Vương Tây Cố đã linh cảm thấy điều bất an. Thiếu niên có nụ cười tươi rạng rỡ như vầng thái dương, hành vi phóng túng hoạt bát, không câu không nệ này, thực sự quá dễ cuốn hút người khác. Nếu Vương Tây Cố là thanh trà, hương dìu dịu mà lâu tan, vị ngỡ như nhàn nhạt mà đọng lại cả đời, thì Hà Yên Nhiên như rượu nồng, nồng nhiệt tựa lửa, rạng rỡ như ánh mặt trời, loại người này dễ cuốn hút, khiến người ta say, nhưng sau cơn say, lại chẳng còn gì nữa, tất cả đã đốt cạn cho một lần say ấy rồi.
Nhưng, con người mà, ngàn đời vẫn thường hôm nay có rượu, hôm nay say, mấy ai để ý đến tương lai ra sao? Tình cũ không rủ cũng tới, ngày Hà Yên Nhiên bước vào cửa Lý gia, cũng là lúc tấn bi kịch của cuộc đời Vương Tây Cố bắt đầu. Một năm độc sủng, quỳ trước điện rồng xin lập Bình phu (2), bất kể kết quả không thành vẫn đặc cách cho phép Hà trắc phu mang trâm ngọc, miễn quy củ Trắc phu phải quỳ thỉnh an Chính phu mỗi sáng, ... không có chuyện nào mà Lý Dung không làm tận lực để nuông chiều, dung túng Hà Yên Nhiên. Nếu Vương Tây Cố không có Vương gia ở sau, nếu y không khéo léo nuốt ngược căm hận vào lòng mà giả vờ ôn hòa thân thiết với Hà Yên Nhiên trước mặt Lý Dung, e rằng vị trí Chính phu đã đổi chủ.
(2) Bình phu: Tên gọi dành cho các phu lang đều bình quyền như nhau, không phân lớn nhỏ.
Vương Tây Cố chưa từng lương thiện, và cũng không hề lương thiện. Y lớn lên trong hậu viện Vương gia, nơi mỗi câu nói, mỗi nụ cười, đều có thể là lưỡi dao sắc nhọn nhất. Hà Yên Nhiên bị hãm hại, làm giả hiện trường tư thông với hộ vệ, Hà Yên Nhiên bất kính với mẫu thân Lý Dung, Hà Yên Nhiên bất cẩn trượt chân sảy thai, ... tất thảy đều là do một tay y âm thầm dàn xếp. Nhưng thế thì đã sao? Nữ nhân, nếu đó là người nàng ta yêu, thì khuyết cũng thành đầy, cầm bằng đã không yêu, đầy cũng thành khuyết.
Vương Tây Cố chỉ thua Hà Yên Nhiên ở chỗ, hắn có trái tim của nàng, còn y thì không.
Thế có nghĩa là, y đã thua cả đời.
Vương Tây Cố không cam tâm, không thể thừa nhận rằng bản thân lại thua một nam nhân xuất thân hèn kém, không tài, không mạo. Y tự nói với mình rằng, Lý Dung đối với Hà Yên Nhiên, chỉ là nhất thời mê luyến.
Nhưng cái nhất thời mê luyến đó lại kéo dài liên tục suốt ba mươi mấy năm. Nó là gì, y hiểu, nhưng lại vờ như không hiểu.
Một đời truy cầu địa vị Chính phu, một đời phủ nhận giá trị của hai chữ tình yêu , chẳng qua chỉ là cách để giữ lại cho mình chút tự tôn cuối cùng trong tuyệt vọng.
Đến cuối đời, điều khát vọng sâu nhất trong lòng y, chỉ là một khoảnh khắc nào đó, người ấy quay nhìn y, không phải trông thấy một Chính phu Lý phủ, mà thật sự là y, Vương Tây Cố.
Nhưng, điều ấy, mãi mãi chỉ là khát vọng.
Không bao giờ thành thực.
--- ---------
Thê chủ, ta tên là Tây Cố. Tây cố trong Y bất như tân, Nhân bất như cố . Nàng có thể gọi ta là Tây ...
Vi thê cảm thấy vẫn nên gọi là Chính phu thì hơn.
...
Vâng, thê chủ dạy phải.
Phụ thân y năm đó hoài thai vô cùng ngóng trông con gái, bèn đặt trước cái tên Mặc Thư , gửi gắm mong ước sau này nữ nhi sẽ theo nghiệp bút nghiên, đỗ đạt công danh. Nào ngờ, ra đời lại là y, một đứa con trai vô giá trị cho người trong việc giữ vững vị trí chính phu. Sau khi sinh y ra, phụ thân lại thêm một lần chết lặng người khi nghe đại phu bảo rằng: Thân thể của Chính phu đã yếu đi nhiều, sau này sợ rằng không thể hoài thai nữa.
Không thể hoài thai nữa, có nghĩa là cả đời này của phụ thân, chỉ có thể trông đợi vào một đứa con trai là y. Điều này sẽ chẳng là chuyện gì to tát, nếu phụ thân là người được mẫu thân y để trong lòng. Nhưng rất đáng tiếc, người không phải.
Mẫu thân của y, ngày y chào đời chỉ đến liếc nhìn một cái, lại vội vã quay đi, không hề đề cập tới việc ban tên. Ở Đại Yên, có thêm một con trai chẳng phải là việc đáng để quan tâm. Phụ thân y liền giữ lại cái tên Mặc Thư đã nghĩ sẵn trước đó. Và cũng từ đấy, Lý Mặc Thư được người nuôi dạy nghiêm khắc để trở thành một kỳ nam tử, một bậc nam nhi không hề thua kém bất kỳ nữ nhân nào. Trong khi những cậu bé cùng tuổi chỉ việc ngồi trong khuê phòng thuê hoa, đọc Nam tắc , Phu đạo , Mặc Thư chẳng những phải tinh thông tất thảy những gì nam nhi bình thường cần biết, mà còn phải thành thạo cả những thứ họ không biết và cũng không cần biết.
Phụ thân của Mặc Thư là chính phu của Tả tướng, nhà ngoại lại là Vương gia - một trong bốn đại thư hương thế gia ở Đại Yên này, nên từ nhỏ, thân phận của y đã tôn quý hơn những đệ đệ muội muội muội khác một bậc. Bình thường, bọn họ gặp y, đều phải cung kính hành lễ. Trong những buổi gia yến, y luôn được ngồi ghế trên cùng phụ thân, còn bọn họ chỉ có thể ngồi bên dưới với những vị phụ thân lẽ mọn của mình.
Năm Lý Mặc Thư vừa lên năm tuổi, phụ thân đã dạy y rằng: Tình yêu của nữ nhân chỉ là trăng trong nước, hoa trong gương. Yêu có lúc, thương có thời, ai được yêu thương cả một đời? Cái bền vững nhất, đáng tin nhất vẫn là ngôi vị Chính phu.
Lúc ấy, Mặc Thư rất kính cẩn khắc sâu từng chữ phụ thân dạy bảo. Nhưng lớn lên một chút, y mới hiểu rằng, phụ thân nói như vậy, chẳng qua chỉ là một cách tự an ủi mình khi lòng hi vọng đã nguội lạnh thành tuyệt vọng.
Từ nhỏ đến lớn, hình ảnh khắc sâu nhất trong đầu y là bóng phụ thân độc thủ phòng không trong đêm trường canh thâu. Người ngồi bên cửa sổ, chong một ngọn đèn dầu leo loét, tay cầm quyển sách, tưởng chừng như đang chăm chú đọc, nhưng y biết, cả một đêm dài, người chưa từng lật sang trang tiếp theo. Người đang đọc sách hay đang chờ đợi? Mà chờ đợi cái gì? Chờ đợi ai? Người không nói, người luôn luôn phủ nhận điều đó, tự tôn của một trưởng tử danh môn vọng tộc không cho phép người thừa nhận sự yếu đuối của mình. Nhưng, Mặc Thư biết, biết hết tất cả. Y biết những lần người ngây ngẩn vuốt ve cây trâm ngọc đã bị vuốt đến bóng nhẵn, chẳng phải vì đó là thứ chứng minh cho thân phận Chính phu Lý gia, mà bởi nhớ thương người đã tặng nó. Y biết những lần ít ỏi mẫu thân qua đêm ở Chính viện, phụ thân dù cố tỏ ra bình tĩnh thong dong, nhưng ý cười lấp lánh nơi đáy mắt, nét cười lưu luyến nơi khóe môi đã bán đứng người. Y biết cả lý do vì sao phụ thân vô cùng căm hận trắc phu Hà thị, những buổi sáng cha con họ đến thỉnh an, bên ngoài người vẫn ôn hòa thân thiết, nhưng bàn tay dưới bàn luôn nắm chặt đến tứa máu. Có đôi lúc, Mặc Thư thấy ánh mắt phụ thân nhìn Hà thị lơ đãng hiện lên sát ý. Tất cả, đều bởi yêu. Vì yêu nên mới nhớ, vì yêu nên mới chờ, và, cũng vì yêu nên mới hận.
Mẫu thân y có một Chính phu với hai Trắc phu, có thể xem như là hậu viện ít ỏi vào bậc nhất trong số các quan viên trong triều. Phụ thân y bình thường vẫn luôn đối xử ôn hòa với Hà thị và Du thị. Dù Mặc Thư biết trong lòng người cũng không ưa gì Du thị, nhưng chắc chắn không hận đến như đã hận Hà thị.
Vì người trong lòng của mẫu thân y, chính là Hà thị.
Mặc Thư lúc bé từng hỏi phụ thân rằng, Hà thị thân phận thấp kém hơn người, dung mạo không thể sánh bằng người, phụ thân hà cớ phải bận tâm? Vừa lúc ấy, y ngước mắt trông sang lương đình ở phía xa, chợt thấy mẫu thân đang dịu dàng khoác tấm áo choàng lông cáo lên người Hà thị, chẳng biết Hà thị nói gì với mẫu thân, chỉ thấy bà cười đến hai mắt cong cong như mảnh trăng lưỡi liềm, hai người ngồi cạnh nhau, trông ân ái đầm ấm vô cùng.
Năm đó, phụ thân quay người đi, không trả lời câu hỏi của Mặc Thư. Y chỉ thấy bờ vai gầy của người chợt run run, bóng lưng trong trời chiều mùa đông in một vệt bóng đen trên nền tuyết trắng, cô đơn đến lạ. Hóa ra, cho dù nam nhân có tài giỏi đến đâu, kiên cường tới nhường nào, vẫn có lúc mệt mỏi, cần một vòng tay của người thương. Chỉ đáng buồn là, không phải ai cũng có diễm phúc có được vòng tay ấy.
Mãi sau này, khi phụ thân y gần lâm chung, Mặc Thư nghe người chợt thì thào nói với mẫu thân rằng:
Thê chủ, mấy mươi năm qua, nàng chỉ gọi ta là Chính phu . Hôm nay ... Hôm nay ... Chỉ một lần thôi, ta muốn nghe thê chủ ... gọi tên ta ... Được không?
Mẫu thân y ngẩn người, lâu thật lâu vẫn không gọi thành tiếng, dường như không tài nào nhớ ra được khuê danh Chính phu của mình. Mấy mươi năm qua, bà vẫn quen gọi người là Chính phu . Giữa họ, chỉ có thân phận và trách nhiệm. Trong mắt bà, người là một Chính phu tốt, chỉ thế thôi.
Một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt phụ thân Mặc Thư, lăn xuống gò má nhợt nhạt, tan ra. Đó là lần đầu y thấy phụ thân rơi nước mắt. Cũng là lần cuối cùng.
Thê chủ ... Ta tên Tây Cố ...
--- -------
Phụ thân của Mặc Thư họ Vương, khuê danh là Tây Cố, tây cố trong bài: Quỳnh quỳnh bạch thố, Đông bôn tây cố, Y bất như tân, Nhân bất như cố. Buồn cười là bi kịch của cuộc đời y lại khởi sinh từ việc đã có một thê chủ quá mực hoài niệm cố nhân , dù vinh hoa vẫn không quên tình nghĩa thiếu thời.
(1) Nghĩa là: Có con thỏ trắng cô đơn, Chạy đông rồi lại sang tây, Áo không gì bằng áo mới, Người không ai bằng người cũ.
Vương Tây Cố xuất thân danh môn, dung mạo như ngọc, lời nói dịu dàng tao nhã, hành xử ôn tồn hợp lễ, lại vô cùng tài giỏi, cầm kỳ thư họa, phép quản gia, đạo an bang tế thế, không gì không thạo. Tất cả những gì Mặc Thư biết được, đa phần đều do phụ thân truyền dạy lại. Nhưng, có lẽ, câu nói nam tử không tài mới là đức đã phủ bóng ma lên số phận bao kiếp lam nhan. Cho dù tài mạo tuyệt luân hơn nữa, vẫn không giúp y giữ được lòng thê chủ.
Hơn ba mươi năm trước, Lý Dung - mẫu thân của Lý Mặc Thư vốn xuất thân hàn vi, đỗ đạt Trạng Nguyên, vì tài năng hơn người, được phong Tả thừa tướng khi vừa mới tròn hai mươi. Vương gia muốn lôi kéo vị Thừa tướng trẻ về phe phái của mình, liền ngỏ ý muốn gả đích trưởng tử Vương Tây Cố cho nàng ta. Một hôn lễ linh đình được diễn ra, mười dặm hồng trang, kiệu lớn tám người khiêng đưa Vương Tây Cố vào đại môn Lý gia. Chàng mỹ phu lang được thê chủ ca tụng rằng đẹp như mai trắng giữa gió rét, thanh tựa trà trong cốc Thanh Hoa năm ấy, dần dần từ chấp nhận một cuộc hôn nhân chính trị như là một nhiệm vụ, trở nên xao lòng trước tháng ngày phu thê ân ái nồng ấm.
Chỉ tiếc, ngày vui ngắn chẳng tày gang. Lấy cớ bụng Vương Tây Cố mãi vẫn chưa có tin vui , mẫu thân của Lý Dung buộc nàng phải cưới thêm trắc quân để nối dõi tông đường. Vương Tây Cố trong thâm tâm ngàn vạn lần không muốn, nhưng vẫn phải đau đớn mà cố mỉm cười bằng lòng, thậm chí còn tự mình đứng ra chọn trắc phu cho thê chủ. Y nghĩ rằng, nếu đã không thể tránh được, chi bằng tự chọn một kẻ có ít sức uy hiếp nhất với mình. Cuối cùng, người được chọn là Du Khanh Từ - thứ tử của một quan viên tứ phẩm trong triều, dung mạo không quá xuất chúng, tính tình nhu nhược an phận, không có gia thế nhà mẹ chống lưng. Vương Tây Cố tạm thấy yên dạ. Thế nhưng, nghĩ là một việc, tận mắt chứng kiến lại là chuyện khác. Nhìn Du Khanh Từ bái đường cùng thê chủ của mình, tự tay nhận cốc trà hắn dâng, Vương Tây Cố nghe tim mình như bị bóp nghẹt. Tuy nhiên, y vẫn mỉm cười. Mỉm cười thật ôn hòa. Một Chính phu danh giá, không bao giờ được để lộ sự ghen tuông nhỏ nhen. Làm nam nhân ở Đại Yên, thật sự vô cùng đáng buồn. Làm một nam nhân quyền quý, lại càng đáng buồn hơn. Yêu không thể biểu lộ ra, ngay cả ghen, cũng phải nuốt vào lòng.
Rất may là sự xuất hiện của một Du trắc phu không gây ra bao nhiêu đổi thay. Lý Dung vẫn vô cùng ân cần, quan tâm tới Chính phu, mỗi tháng chỉ đến chỗ Du Khanh Từ một đôi lần. Vương Tây Cố tuy cảm thấy cực kỳ khó chịu khi nghĩ đến cảnh thê chủ thân mật với kẻ khác, nhưng cũng hiểu rằng sự sủng ái gần như độc sủng này của nàng dành cho mình đã là tốt nhất có thể. Y có ghen với Du Khanh Từ, tất nhiên, không một ai muốn san sẻ thê chủ với nam nhân khác. Nhưng Vương Tây Cố chưa đến mức căm hận hắn, vì y hiểu, Lý Dung không hề dành cho Du Khanh Từ chút tình cảm nào, cũng như ... nàng đã đối với y vậy. Lúc ấy, Lý Chính phu nghĩ rằng, cả đời này sẽ không ai có thể bước vào tim nàng. Y an phận chấp nhận cái sự sủng ái xuất phát từ tình nghĩa, trách nhiệm, hay thậm chí là hình thức đó.
Cho đến một ngày, Hà Yên Nhiên xuất hiện. Tất cả những lý lẽ Vương Tây Cố tự đưa ra để an ủi bản thân, bị hắn phá vỡ tan tành. Cái kẻ mà y vẫn thầm mắng nhiếc là tiện nhân Hà thị kia, đã bắt buộc y phải đối mặt với một sự thật tàn khốc rằng: Thê chủ của y không phải không có tình, chỉ là, nó không dành cho y.
Hà Yên Nhiên vốn xuất thân nông gia, là thanh mai trúc mã của Lý Dung. Nhà hắn ở cạnh nhà nàng, cách nhau có một bức tường đất. Cả hai từ nhỏ lớn lên bên nhau, vốn là một đôi oan gia ngõ hẹp. Tính tình Hà Yên Nhiên hoàn toàn khác với cái tên của mình, từ bé đã phóng khoáng, tự do, thậm chí có thể nói là lập dị. Hắn không thích thêu thùa may vá, khinh rẻ cầm kỳ thi họa, yêu thích múa thương múa kiếm, lời lẽ bộc trực, chẳng quanh co hoa mỹ, không hề có chút dịu dàng hiền thục nào của nam nhi Đại Yên. Lý Dung là một thư sinh điển hình, là người trầm tính, ít nói, thích sự tĩnh lặng. Hai con người này như hai cực trái dấu, tưởng chừng xung khắc, mà hóa ra lại hút lẫn nhau. Năm Lý Dung mười ba tuổi, nhà họ Hà chuyển đi nơi khác sinh sống, nàng và Hà Yên Nhiên cũng mất liên lạc từ đấy. Khi Lý Dung đã yên bề gia thất, trong một lần cùng Vương Tây Cố đưa mẫu thân đi du ngoạn, lại chợt tương phùng cố nhân.
Ngay lần đầu trông thấy Hà Yên Nhiên, dù dưới vẻ ngoài lem luốc, tóc tai rối bù, áo thô vải gai, Vương Tây Cố đã linh cảm thấy điều bất an. Thiếu niên có nụ cười tươi rạng rỡ như vầng thái dương, hành vi phóng túng hoạt bát, không câu không nệ này, thực sự quá dễ cuốn hút người khác. Nếu Vương Tây Cố là thanh trà, hương dìu dịu mà lâu tan, vị ngỡ như nhàn nhạt mà đọng lại cả đời, thì Hà Yên Nhiên như rượu nồng, nồng nhiệt tựa lửa, rạng rỡ như ánh mặt trời, loại người này dễ cuốn hút, khiến người ta say, nhưng sau cơn say, lại chẳng còn gì nữa, tất cả đã đốt cạn cho một lần say ấy rồi.
Nhưng, con người mà, ngàn đời vẫn thường hôm nay có rượu, hôm nay say, mấy ai để ý đến tương lai ra sao? Tình cũ không rủ cũng tới, ngày Hà Yên Nhiên bước vào cửa Lý gia, cũng là lúc tấn bi kịch của cuộc đời Vương Tây Cố bắt đầu. Một năm độc sủng, quỳ trước điện rồng xin lập Bình phu (2), bất kể kết quả không thành vẫn đặc cách cho phép Hà trắc phu mang trâm ngọc, miễn quy củ Trắc phu phải quỳ thỉnh an Chính phu mỗi sáng, ... không có chuyện nào mà Lý Dung không làm tận lực để nuông chiều, dung túng Hà Yên Nhiên. Nếu Vương Tây Cố không có Vương gia ở sau, nếu y không khéo léo nuốt ngược căm hận vào lòng mà giả vờ ôn hòa thân thiết với Hà Yên Nhiên trước mặt Lý Dung, e rằng vị trí Chính phu đã đổi chủ.
(2) Bình phu: Tên gọi dành cho các phu lang đều bình quyền như nhau, không phân lớn nhỏ.
Vương Tây Cố chưa từng lương thiện, và cũng không hề lương thiện. Y lớn lên trong hậu viện Vương gia, nơi mỗi câu nói, mỗi nụ cười, đều có thể là lưỡi dao sắc nhọn nhất. Hà Yên Nhiên bị hãm hại, làm giả hiện trường tư thông với hộ vệ, Hà Yên Nhiên bất kính với mẫu thân Lý Dung, Hà Yên Nhiên bất cẩn trượt chân sảy thai, ... tất thảy đều là do một tay y âm thầm dàn xếp. Nhưng thế thì đã sao? Nữ nhân, nếu đó là người nàng ta yêu, thì khuyết cũng thành đầy, cầm bằng đã không yêu, đầy cũng thành khuyết.
Vương Tây Cố chỉ thua Hà Yên Nhiên ở chỗ, hắn có trái tim của nàng, còn y thì không.
Thế có nghĩa là, y đã thua cả đời.
Vương Tây Cố không cam tâm, không thể thừa nhận rằng bản thân lại thua một nam nhân xuất thân hèn kém, không tài, không mạo. Y tự nói với mình rằng, Lý Dung đối với Hà Yên Nhiên, chỉ là nhất thời mê luyến.
Nhưng cái nhất thời mê luyến đó lại kéo dài liên tục suốt ba mươi mấy năm. Nó là gì, y hiểu, nhưng lại vờ như không hiểu.
Một đời truy cầu địa vị Chính phu, một đời phủ nhận giá trị của hai chữ tình yêu , chẳng qua chỉ là cách để giữ lại cho mình chút tự tôn cuối cùng trong tuyệt vọng.
Đến cuối đời, điều khát vọng sâu nhất trong lòng y, chỉ là một khoảnh khắc nào đó, người ấy quay nhìn y, không phải trông thấy một Chính phu Lý phủ, mà thật sự là y, Vương Tây Cố.
Nhưng, điều ấy, mãi mãi chỉ là khát vọng.
Không bao giờ thành thực.
--- ---------
Thê chủ, ta tên là Tây Cố. Tây cố trong Y bất như tân, Nhân bất như cố . Nàng có thể gọi ta là Tây ...
Vi thê cảm thấy vẫn nên gọi là Chính phu thì hơn.
...
Vâng, thê chủ dạy phải.
/14
|