Lý Thành trầm tĩnh nhìn Lưu Khám, trong đầu hiện ra tình hình khi rời khỏi Hàm Dương.
Trên thực tế, cuối năm, đại công tử Doanh Phù Tô lại phải về Hàm Dương báo cáo công tác với Thủy Hoàng Đế. Tư Mã là môn hạ của Phù Tô, Lý Thành tất nhiên cũng phải đi theo. Nhưng khi bọn họ vừa tiến vào Hàm Dương, liền liên tiếp xảy ra đại sự khiến cho Phù Tô quan tâm.
Chuyện thứ nhất là chuyện giết sư đồ phương sĩ Lô Tử Cao, Thân Vô Bệnh. Nhưng đối với chuyện này, Phù Tô cũng không quá lưu ý. Vốn đối với đám phương sĩ giả thần giả quỷ, yêu ngôn hoặc chúng cũng không thích lắm, giết thì giết thôi… Vấn đề ở chỗ, Thủy Hoàng Đế bởi vì chuyện này mà nảy sinh lòng nghi ngờ không tin tưởng đối với tất cả mọi người.
Trước đây, Thủy Hoàng Đế đối với hậu duệ sáu nước không tín nhiệm! Sau đó, bởi Thuần Vu Việt phản đối chính sách của nước Tần, dẫn đến việc đốt sách, làm cho Thủy Hoàng Đế cảm thấy rất phiền chán đối với nho sinh, bác sĩ ở Hàm Dương. Hiện nay, sư đồ Lô Tử Cao từng được Thủy Hoàng Đế tôn kính. Nhưng thật không ngờ, hai người này lại giấu giếm dã tâm. Đáng sợ nhất chính là, Thủy Hoàng Đế cảm giác được các nội thị ở cung Hàm Dương cũng không phải là trung thành và tận tâm. Đặc biệt tại ngày mùng một tháng giêng, Thủy Hoàng Đế trên đường lễ bái trở về, thấy xe ngựa của Đình úy Lý Tư quá xa hoa, liền nói thầm với người bên cạnh hai câu. Không nghĩ tới sang ngày thứ hai, Lý Tư liền lập tức thay đổi xe ngựa làm Thủy Hoàng Đế giận tím mặt.
Rất nhiều nhân tố thêm vào làm Thủy Hoàng Đế ngày càng thêm nghi thần nghi quỷ, thậm chí càng thêm không tín nhiệm đối với những cựu thần của Lão Tần. Sang năm mới, Thừa tướng Vương Quán rời chức, chức Thừa tướng do Lý Tư tiếp chưởng.
Nhìn biểu hiện, tựa hồ tất cả đều bình thường. Nhưng Thủy Hoàng Đế thừa dịp việc thay đổiThừa tướng đã trắng trợn cắt giảm quyền lợi của phủ Thừa tướng. Những sự vụ ngày trước thuộc phụ trách của Phủ Thừa tướng, có hơn phân nửa đã bị Thủy Hoàng Đế nắm trong tay, tiếp theo, Đô úy quân bị nhập vào dưới sự quản lý của đại doanh Lam Điền, chính là hoàng tử Doanh Tương Lư. Như thế này chẳng khác nào kéo đại doanh Lam ra khỏi phủ tướng quân biến thành một đội tư quân của Thủy Hoàng Đế.
- Đây là lúc các đại thần không hề đáng để ta tin tưởng. chí ít, các con trai của ta sẽ không phản bội ta, bất lợi đối với Đại Tần.
Phù Tô cũng nảy sinh một loại sầu lo chưa từng có. Khi người thượng vị không tín nhiệm thuộc hạ, cũng chính là khởi đầu của sự suy bại. Cũng may, Thủy Hoàng Đế không hề tin tưởng bọn người Lý Tư, nhưng ít ra đối với Mông Nghị vẫn tin tưởng như cũ.
Chuyện thứ hai, lúc Thủy Hoàng Đế chuẩn bị bắt tay vào thu hồi quyền khống chế Ba Thục, Thượng khanh Mông Nghị lại tra ra việc Trung xa phủ Triệu Cao thông qua con rể Diêm Nhạc, thu nhận hối lộ của Tần Chỉ, suýt nữa đem Triệu Cao xử quyết. Nếu không phải bởi Thủy Hoàng Đế có chút yêu quý Triệu Cao, đứng ra bảo toàn tính mạng cho Triệu Cao thì chỉ sợ một nhà Triệu Cao lành ít dữ nhiều. Việc này nguyên bản cũng không có vấn đề gì, thế nhưng Phù Tô cũng rất lo lắng.
Sự trong sạch ban đầu khi Đại Tần thống nhất sáu nước, tựa hồ đang từ từ biến mất. Một tên nội thị nho nhỏ còn dám thu nhận hối lộ, vậy các quan lại nước Tần sẽ là như thế nào? Nếu như nói, hai chuyện này đều là chuyện nội bộ, như vậy chuyện thứ ba, hiển nhiên là họa ngoại xâm rồi!
Mùng một tháng giêng, sấm mùa xuân nổ vang. Ở quận Tể Bắc, trên núi Lương Phụ Sơn, một cây cổ tùng bị sét đánh, có người đào được ở dưới gốc cây một khối kỳ thạch hình người, trên ngực khắc mười hai chữ: “Lão Tần vong, đại Sở hưng; Yến tử sinh, điền tam phân”. Chữ khắc trên vật đó chính là dùng kim loại khắc lên. Văn tự khắc theo hình thức lõm vào.
Những chữ khắc trên kỳ thạch hình người đó giống như là trời sinh như thế, làm cho người khác suy nghĩ xa xôi. Lương Phụ Sơn này từ xưa là nơi gió lành, hiện nay sét đánh Lương Phụ Sơn, kỳ thạch xuất hiện, chẳng lẽ là ý trời? Nói đến quỷ thần, từ xưa đến nay có tính đầu độc nhân tâm rất mạnh, đột nhiên lại phát sinh thêm việc này, chờ lúc quan viên địa phương tới được thì lời tiên tri đã truyền khắp thiên hạ rồi.
Thậm chí ngay cả Quan Trung đều có được tin tức, nhất thời, trong lúc nhất thời nhân tâm hoảng sợ. Trong sáu chữ đầu của lời tiên tri, thật ra cũng không khó lý giải. Từ lúc nước Sở diệt vong, thì có Âm Dương đại gia Nam Công của nước Sở cũ lưu lại lời tiên tri: “Nước Sở tuy chỉ còn lại ba hộ, nhưng diệt Tần tất là nước Sở”. Sáu chữ này chính là ứng với một câu tiên tri kia mà thôi, nghĩ đến mọi người đều hiểu rõ.
Nhưng mà sáu chữ sau, ý nghĩa lại rất đặc biệt. Yến Tử, nói vậy chính là nói về danh tướng Cố Tề Yến Tử rồi. Nhưng là Yến Tử đã chết mấy trăm năm nay, vậy Yến Tử sinh thì lại có ý nghĩa gì?
Được rồi, dùng “Yến Tử sống lại” để giải thích ba chữ đó cũng không phải là không có đạo lý, thế nhưng hàm nghĩa của “Điền tam phân” thì giải thích như thế nào? Thế nhưng mặc kệ là có ý tứ gì, có một việc rất rõ ràng, đó chính là có người nhịn không được, nên đãlàm ra trò quỷ!
Thủy Hoàng Đế là loại người kiên cường! Thậm chí ngay cả thần linh cũng không để vào mắt, làm sao lại có thể bị lời tiên tri này đe dọa? Chẳng những không thể đe dọa được ông, trái lại lại làm cho Thủy Hoàng Đế tâm sinh nổi giận. Sau khi nhận được tin tức, ôngkhông chút do dự hạ lệnh tru sát toàn bộ bách tính trong vòng ba trăm dặm vuông của Lương Phụ Sơn. Liên đới tới các vùng phụ cận Lương Phụ Sơn như hai huyện Bắc Dương và huyện Doanh, quan viên lớn nhỏ, toàn bộ xử trí, hai huyện tổng cộng hơn một trăm nghìn nhân khẩu cũng bị tru sát toàn bộ, không chừa một ai.
May mà hai người Doanh Phù Tô và Mông Nghị liều chết can gián, cuối cùng cũng khuyên được Thủy Hoàng Đế. Nhưng Thủy Hoàng Đế hạ lệnh phải tra rõ việc này, trong thời gian ngắn nhất phải tìm ra người khởi xướng. Nếu đến kỳ hạn mà không tìm ra kẻ đầu sỏ, thì quan viên lớn nhỏ hai vùng Bác Dương, Doanh huyện, bao gồm hơn một trăm nghìn bách tính, quan viên lớn nhỏ đem xử trảm toàn bộ.
Ai tới tiếp nhận chuyện này?
Không nói đến việc phát sinh tại quận Tể Bắc, nguyên bản chính là lãnh địa nước Tề cũ. Nơi này gia tộc quyền thế, nhà giàu nhiều không kể xiết, dân chúng vẫn mang lòng oán hận đối với Lão Tần. Hơn nữa trải qua mấy chuyện này có thể nghĩ được, nếu truy xét chuyện này, nhất định sẽ khó khăn trắc trở. Huống chi, nếu truy xét thất bại, còn phải chịu lửa giận của Thủy Hoàng Đế…
Cho nên, lúc Thủy Hoàng Đế hỏi, văn võ bá quan cả triều không một ai nguyện ý đứng ra tiếp nhận, điều này làm cho Thủy Hoàng Đế càng thêm phẫn nộ.
Cuối cùng đại tướng quân Phùng Kiếp đứng dậy:
- Thần đề cử một người có thể đảm đương việc này.
Doanh Chính cưỡng chế lửa giận hỏi:
- Không biết đại tướng quân muốn tiến cử người nào đây?
- Thần từng nghe nói Đô úy Tứ Thủy Lưu Khám túc trí đa mưu mà lại vũ dũng quả cảm, là một tướng tài, đồng thời còn được đại công tử coi trọng. Thượng tướng quân Mông Điềm, Thượng khanh Mông Nghị cũng nhiều lần trước mặt thần khen ngợi hắn, nói hắn hiểu biết luật pháp, có thể gặp nguy không loạn mà tâm tư lại kín đáo. Hiện nay khu Tứ Hồng bình yên, không có bất cứ điều gì dị thường. Bệ hạ sao không hạ lệnh cho Đô úy Lưu Khám với chức Đô úy Tứ Thủy tạm thời lãnh trách nhiệm của Đình úy chính, đứng ra tra rõ việc ở Lương Phụ Sơn, quận Tể Bắc?
Đình úy chính là chức quan Đình úy, chấp chưởng công việc ở hình ngục. Hiện nay, vì Lý Tư được đề bạt làm thừa tướng nên chức Đình úy tạm thời để trống. Dựa theo Tần pháp, chức Đình úy này, do Lưu Khám còn ít tuổi, khẳng định không thể đảm đương, hơn nữa Thủy Hoàng Đế cũng không có khả năng để hắn đảm đương.
Phùng Kiếp cũng hiểu rõ điểm này, vì vậy chỉ để cho Lưu Khám đảm đương Đình úy chính.
Với chức Đô úy một phương đảm nhiệm chức Đình úy chính ngược lại có thể nói cũng tạm chấp nhận được. Doanh Chính trầm tư một lát, liền đồng ý với kiến nghị của Phùng Kiếp.
Trên thực tế, cuối năm, đại công tử Doanh Phù Tô lại phải về Hàm Dương báo cáo công tác với Thủy Hoàng Đế. Tư Mã là môn hạ của Phù Tô, Lý Thành tất nhiên cũng phải đi theo. Nhưng khi bọn họ vừa tiến vào Hàm Dương, liền liên tiếp xảy ra đại sự khiến cho Phù Tô quan tâm.
Chuyện thứ nhất là chuyện giết sư đồ phương sĩ Lô Tử Cao, Thân Vô Bệnh. Nhưng đối với chuyện này, Phù Tô cũng không quá lưu ý. Vốn đối với đám phương sĩ giả thần giả quỷ, yêu ngôn hoặc chúng cũng không thích lắm, giết thì giết thôi… Vấn đề ở chỗ, Thủy Hoàng Đế bởi vì chuyện này mà nảy sinh lòng nghi ngờ không tin tưởng đối với tất cả mọi người.
Trước đây, Thủy Hoàng Đế đối với hậu duệ sáu nước không tín nhiệm! Sau đó, bởi Thuần Vu Việt phản đối chính sách của nước Tần, dẫn đến việc đốt sách, làm cho Thủy Hoàng Đế cảm thấy rất phiền chán đối với nho sinh, bác sĩ ở Hàm Dương. Hiện nay, sư đồ Lô Tử Cao từng được Thủy Hoàng Đế tôn kính. Nhưng thật không ngờ, hai người này lại giấu giếm dã tâm. Đáng sợ nhất chính là, Thủy Hoàng Đế cảm giác được các nội thị ở cung Hàm Dương cũng không phải là trung thành và tận tâm. Đặc biệt tại ngày mùng một tháng giêng, Thủy Hoàng Đế trên đường lễ bái trở về, thấy xe ngựa của Đình úy Lý Tư quá xa hoa, liền nói thầm với người bên cạnh hai câu. Không nghĩ tới sang ngày thứ hai, Lý Tư liền lập tức thay đổi xe ngựa làm Thủy Hoàng Đế giận tím mặt.
Rất nhiều nhân tố thêm vào làm Thủy Hoàng Đế ngày càng thêm nghi thần nghi quỷ, thậm chí càng thêm không tín nhiệm đối với những cựu thần của Lão Tần. Sang năm mới, Thừa tướng Vương Quán rời chức, chức Thừa tướng do Lý Tư tiếp chưởng.
Nhìn biểu hiện, tựa hồ tất cả đều bình thường. Nhưng Thủy Hoàng Đế thừa dịp việc thay đổiThừa tướng đã trắng trợn cắt giảm quyền lợi của phủ Thừa tướng. Những sự vụ ngày trước thuộc phụ trách của Phủ Thừa tướng, có hơn phân nửa đã bị Thủy Hoàng Đế nắm trong tay, tiếp theo, Đô úy quân bị nhập vào dưới sự quản lý của đại doanh Lam Điền, chính là hoàng tử Doanh Tương Lư. Như thế này chẳng khác nào kéo đại doanh Lam ra khỏi phủ tướng quân biến thành một đội tư quân của Thủy Hoàng Đế.
- Đây là lúc các đại thần không hề đáng để ta tin tưởng. chí ít, các con trai của ta sẽ không phản bội ta, bất lợi đối với Đại Tần.
Phù Tô cũng nảy sinh một loại sầu lo chưa từng có. Khi người thượng vị không tín nhiệm thuộc hạ, cũng chính là khởi đầu của sự suy bại. Cũng may, Thủy Hoàng Đế không hề tin tưởng bọn người Lý Tư, nhưng ít ra đối với Mông Nghị vẫn tin tưởng như cũ.
Chuyện thứ hai, lúc Thủy Hoàng Đế chuẩn bị bắt tay vào thu hồi quyền khống chế Ba Thục, Thượng khanh Mông Nghị lại tra ra việc Trung xa phủ Triệu Cao thông qua con rể Diêm Nhạc, thu nhận hối lộ của Tần Chỉ, suýt nữa đem Triệu Cao xử quyết. Nếu không phải bởi Thủy Hoàng Đế có chút yêu quý Triệu Cao, đứng ra bảo toàn tính mạng cho Triệu Cao thì chỉ sợ một nhà Triệu Cao lành ít dữ nhiều. Việc này nguyên bản cũng không có vấn đề gì, thế nhưng Phù Tô cũng rất lo lắng.
Sự trong sạch ban đầu khi Đại Tần thống nhất sáu nước, tựa hồ đang từ từ biến mất. Một tên nội thị nho nhỏ còn dám thu nhận hối lộ, vậy các quan lại nước Tần sẽ là như thế nào? Nếu như nói, hai chuyện này đều là chuyện nội bộ, như vậy chuyện thứ ba, hiển nhiên là họa ngoại xâm rồi!
Mùng một tháng giêng, sấm mùa xuân nổ vang. Ở quận Tể Bắc, trên núi Lương Phụ Sơn, một cây cổ tùng bị sét đánh, có người đào được ở dưới gốc cây một khối kỳ thạch hình người, trên ngực khắc mười hai chữ: “Lão Tần vong, đại Sở hưng; Yến tử sinh, điền tam phân”. Chữ khắc trên vật đó chính là dùng kim loại khắc lên. Văn tự khắc theo hình thức lõm vào.
Những chữ khắc trên kỳ thạch hình người đó giống như là trời sinh như thế, làm cho người khác suy nghĩ xa xôi. Lương Phụ Sơn này từ xưa là nơi gió lành, hiện nay sét đánh Lương Phụ Sơn, kỳ thạch xuất hiện, chẳng lẽ là ý trời? Nói đến quỷ thần, từ xưa đến nay có tính đầu độc nhân tâm rất mạnh, đột nhiên lại phát sinh thêm việc này, chờ lúc quan viên địa phương tới được thì lời tiên tri đã truyền khắp thiên hạ rồi.
Thậm chí ngay cả Quan Trung đều có được tin tức, nhất thời, trong lúc nhất thời nhân tâm hoảng sợ. Trong sáu chữ đầu của lời tiên tri, thật ra cũng không khó lý giải. Từ lúc nước Sở diệt vong, thì có Âm Dương đại gia Nam Công của nước Sở cũ lưu lại lời tiên tri: “Nước Sở tuy chỉ còn lại ba hộ, nhưng diệt Tần tất là nước Sở”. Sáu chữ này chính là ứng với một câu tiên tri kia mà thôi, nghĩ đến mọi người đều hiểu rõ.
Nhưng mà sáu chữ sau, ý nghĩa lại rất đặc biệt. Yến Tử, nói vậy chính là nói về danh tướng Cố Tề Yến Tử rồi. Nhưng là Yến Tử đã chết mấy trăm năm nay, vậy Yến Tử sinh thì lại có ý nghĩa gì?
Được rồi, dùng “Yến Tử sống lại” để giải thích ba chữ đó cũng không phải là không có đạo lý, thế nhưng hàm nghĩa của “Điền tam phân” thì giải thích như thế nào? Thế nhưng mặc kệ là có ý tứ gì, có một việc rất rõ ràng, đó chính là có người nhịn không được, nên đãlàm ra trò quỷ!
Thủy Hoàng Đế là loại người kiên cường! Thậm chí ngay cả thần linh cũng không để vào mắt, làm sao lại có thể bị lời tiên tri này đe dọa? Chẳng những không thể đe dọa được ông, trái lại lại làm cho Thủy Hoàng Đế tâm sinh nổi giận. Sau khi nhận được tin tức, ôngkhông chút do dự hạ lệnh tru sát toàn bộ bách tính trong vòng ba trăm dặm vuông của Lương Phụ Sơn. Liên đới tới các vùng phụ cận Lương Phụ Sơn như hai huyện Bắc Dương và huyện Doanh, quan viên lớn nhỏ, toàn bộ xử trí, hai huyện tổng cộng hơn một trăm nghìn nhân khẩu cũng bị tru sát toàn bộ, không chừa một ai.
May mà hai người Doanh Phù Tô và Mông Nghị liều chết can gián, cuối cùng cũng khuyên được Thủy Hoàng Đế. Nhưng Thủy Hoàng Đế hạ lệnh phải tra rõ việc này, trong thời gian ngắn nhất phải tìm ra người khởi xướng. Nếu đến kỳ hạn mà không tìm ra kẻ đầu sỏ, thì quan viên lớn nhỏ hai vùng Bác Dương, Doanh huyện, bao gồm hơn một trăm nghìn bách tính, quan viên lớn nhỏ đem xử trảm toàn bộ.
Ai tới tiếp nhận chuyện này?
Không nói đến việc phát sinh tại quận Tể Bắc, nguyên bản chính là lãnh địa nước Tề cũ. Nơi này gia tộc quyền thế, nhà giàu nhiều không kể xiết, dân chúng vẫn mang lòng oán hận đối với Lão Tần. Hơn nữa trải qua mấy chuyện này có thể nghĩ được, nếu truy xét chuyện này, nhất định sẽ khó khăn trắc trở. Huống chi, nếu truy xét thất bại, còn phải chịu lửa giận của Thủy Hoàng Đế…
Cho nên, lúc Thủy Hoàng Đế hỏi, văn võ bá quan cả triều không một ai nguyện ý đứng ra tiếp nhận, điều này làm cho Thủy Hoàng Đế càng thêm phẫn nộ.
Cuối cùng đại tướng quân Phùng Kiếp đứng dậy:
- Thần đề cử một người có thể đảm đương việc này.
Doanh Chính cưỡng chế lửa giận hỏi:
- Không biết đại tướng quân muốn tiến cử người nào đây?
- Thần từng nghe nói Đô úy Tứ Thủy Lưu Khám túc trí đa mưu mà lại vũ dũng quả cảm, là một tướng tài, đồng thời còn được đại công tử coi trọng. Thượng tướng quân Mông Điềm, Thượng khanh Mông Nghị cũng nhiều lần trước mặt thần khen ngợi hắn, nói hắn hiểu biết luật pháp, có thể gặp nguy không loạn mà tâm tư lại kín đáo. Hiện nay khu Tứ Hồng bình yên, không có bất cứ điều gì dị thường. Bệ hạ sao không hạ lệnh cho Đô úy Lưu Khám với chức Đô úy Tứ Thủy tạm thời lãnh trách nhiệm của Đình úy chính, đứng ra tra rõ việc ở Lương Phụ Sơn, quận Tể Bắc?
Đình úy chính là chức quan Đình úy, chấp chưởng công việc ở hình ngục. Hiện nay, vì Lý Tư được đề bạt làm thừa tướng nên chức Đình úy tạm thời để trống. Dựa theo Tần pháp, chức Đình úy này, do Lưu Khám còn ít tuổi, khẳng định không thể đảm đương, hơn nữa Thủy Hoàng Đế cũng không có khả năng để hắn đảm đương.
Phùng Kiếp cũng hiểu rõ điểm này, vì vậy chỉ để cho Lưu Khám đảm đương Đình úy chính.
Với chức Đô úy một phương đảm nhiệm chức Đình úy chính ngược lại có thể nói cũng tạm chấp nhận được. Doanh Chính trầm tư một lát, liền đồng ý với kiến nghị của Phùng Kiếp.
/582
|