Giờ mão, từ đại doanh quân Đường truyền đến âm hưởng vang vọng trời cao. Các lộ binh mã từ đại doanh ùn ùn kéo ra, phát động công kích về phía đại doanh quân Sở.
Khi cuộc chiến Cai Hạ bắt đầu triển khai, Trần Bình dẫn theo Khoái Triệt và Kình Bố, từ Toánh Xuyên vượt qua Hoài Thủy, đến Viễn Đông Thọ Xuân.
Chiến sự Trung Nguyên hừng hực khí thế.
Tình hình Giang Nam cũng trở nên vô cùng cấp bách.
Chuyện Lưu Khám lo lắng nhất, rốt cuộc đã xảy ra. Nhâm Hiêu Lĩnh Nam tập kết ba mươi sáu sơn động Phiên Miêu, từ Dương Sơn quan vọt ra, chiếm lĩnh hai vùng Linh Lăng và huyện Sâm, quân tiên phong trực tiếp lao tới Trường Sa. Quận Thủ quận Trường Sa, Phiên quân Ngô Nhuế vốn đang tập trung binh lực ngăn cản binh mã quân Đường của Thẩm Thực Kỳ và Tào Vô Thương tại Di Lăng, nghe nói hai vùng Linh Lăng và huyện Sâm bị chiếm đóng, trong lòng lập tức hoảng loạn.
Y không rõ, Phiên Miêu Lĩnh Nam là binh mã nơi nào?
Cũng là quân Đường sao?
Rất có thể...Bởi vì Lĩnh Nam Vương là Nhâm Hiêu, nhưng là đại tướng quân Tần, có cùng nguồn gốc với Đường Vương Lưu Khám, khó đảm bảo hai người không thông đồng.
Hai mặt thụ địch khiến Ngô Nhuế cảm giác hồn bay phách tán.
Ngay khi y không biết nên làm thế nào cho phải, Thẩm Thực Kỳ và Tào Vô Thương lại đột nhiên ngừng công kích.
Như vậy, áp lực đè nén Ngô Nhuệ lập tức suy giảm. Tuy lo lắng có thể là kế sách của quân Đường, nhưng ít ra có thể điều ra một chút binh mã, bố trí tại Lỗi Dương.
Trần Bình đến Thọ Xuân chính là giải quyết vấn đề Ngô Nhuế. Nhắc tới cũng vừa khéo, muội muội của Ngô Nhuế lại là thê tử của Kình Bố. Nói cách khác, Ngô Nhuế là anh vợ của Kình Bố. Sau khi Kình Bố quy hàng, trong lòng luôn canh cánh không có cơ hội lập công.
Tác chiến với Hạng Tịch? Quả thực y không có suy nghĩ này. Trong lịch sử, Kình Bố từng phản bội Hạng Tịch, bởi vì Hạng Tịch thưởng phạt không rõ, còn Kình Bố cũng có dã tâm. Cho nên, Lưu Bang đáp ứng một câu, y liền lập tức theo Lưu Bang. Nhưng hôm nay, Kình Bố tại Truy Lâm bị Bành Việt và Chung Ly Muội đánh bại vô cùng thê thảm, cơ hồ toàn bộ binh mã dưới trướng đều bị tiêu diệt. Chuts dã tâm này căn bản chưa kịp phát sinh, đã đầu hàng Lưu Khám.
Lưu Khám binh hùng tướng mạnh, quét sạch Hoài Hán chẳng qua chỉ là chuyện trong tầm tay.
Y không giống với Sài Vũ.
Sài Vũ ít nhất còn có Lý Tả Xa bảo đảm, còn Lý Tả Xa kia chính là nguyên lão công thần theo Lưu Khám bắc thượng Hà Nam, cướp đoạt bốn quận Bắc cương. Hôm nay lại rất được Lưu Khám coi trọng, chẳng những đăng đài bái tướng, còn được phong làm Bách Quân, khẳng định tiền đồ rộng mở.
Theo Kình Bố nhìn nhận, sau khi chiến sự kết thúc, ít nhất Lý Tả Xa có thể được phong hầu, vào phủ Thái Úy . Có người quen trong Triều, đương nhiên sẽ có chỗ dựa vững chắc.
Sài Vũ có Lý Tả Xa nâng đỡ, tự nhiên tiền đồ cũng rộng lớn.
Nhưng Kình Bố lại khác, thứ nhất y không có bất cứ chỗ dựa nào, thứ hai xuất thân rất thấp. Trước kia làm cường đạo vùng Cửu Giang, sau còn bị bắt, nói trắng ra có xuất thân phạm nhân, làm sao có thể sánh bằng Sài Vũ. Như vậy, nếu y muốn lộ diện, cần phải lập lên công trạng thật lớn. Kình Bố nhận ra, Lưu Khám thống nhất thiên hạ chỉ là chuyện trong tầm tay, vì thế y càng phải cố gắng gấp bội.
Cơ duyên là trời ban, Kinh Bố biết Ngô Nhuế đóng quân ở Trường Sa, trong lòng liền dao động.
Vì vậy tự đề cử chính mình lên Lưu Khám, nguyện ý tới Trường Sa khuyên Ngô Nhuế quy hàng. . .
Trần Bình đang suy tính làm thế nào có thể mau chóng giải quyết chiến sự Giang Nam, sau đó đối phó với Nhâm Hiêu Lĩnh Nam. Vừa nghe Kình Bố nói như vậy, lập tức có chủ ý. Vào lúc này, vừa vặn nhận được tin tức Lữ Thần công chiếm Thọ Xuân, y lập tức mang theo Kình Bố đi đến Thọ Xuân.
Kình Bố và Ngô Nhuế tuy thân thích, nhưng Trần Bình vẫn lo lắng. Y phái Lục Giả theo Kình Bố đi tới Trường sa, xem có thể thuyết hàng Ngô Nhuế hay không? Còn mình thì lưu lại Thộ Xuân, quan sát chiến cuộc. Dù sao, đây cũng là đất Sở, Trần Bình không thể không cẩn thận.
Giữa tháng năm, Hoài Nam bắt đầu tiến vào mùa mưa, vì thế cả ngày mưa dầm tầm tã. Sau ba ngày Kình Bố đến Trường Sa, Ngô Nhuế dẫn theo con gái, đến đại doanh quân Đường tại núi Tương xin hàng. Đến lúc này, chiến sự quận Trường Sa sau ba tháng rốt cuộc đã dừng lại.
- Mục tiêu của Nhâm Hiêu, tuyệt đối không phải Trường Sa.
Trong khi quay về Thọ Xuân, Ngô Nhuế lập tức góp ý với Trần Bình:
- Trường Sa là nơi hoang vu, đại trạch Vân Mộng trăm dặm không có bóng người. Tuy nói Trường Sa là đầu mối then chốt nối liền đại trạch Vân Mông và Ba Thục, nhưng ta thực sự cảm thấy, Nhâm Hiêu Lĩnh Nam chiếm lĩnh Trường Sa, không thu được lợi ích gì? Cho dù Nhâm Hiêu có vài chục vạn hùng binh, tuyệt đối không thể đánh chiếm Ba Thục. Nếu như không đánh chiếm Ba Thục, chắc chắn sẽ công chiếm Hoài Nam? Trường Sa không phải nơi phồn thịnh, căn bản không có cách trợ giúp đối với chiến sự Hoài Nam.
Hai người Khoái Triệt, Lục Giả liên tục gật đầu.
Lữ Thần và Kình Bố cũng là đại tướng thông hiểu cách dụng binh, làm sao không nghe ra ý tứ của Ngô Nhuế?
Ngô Nhuế chính là muốn đoạt công rồi. . .
Chẳng qua cũng là chuyện thường tình, bất kể là Kình Bố hay Lữ Thần, trong lòng ai chẳng có tâm tư lập lên công lao sự nghiệp, mưu đồ ngày sau có tiền đồ?
Trần Bình tán thưởng nhìn Ngô Nhuế:
- Phiên Quân nói rất hay.
Trước khi Bình khởi hành, từng thương nghị với Bệ hạ, cho rằng nếu Lĩnh Nam xuất binh, những nơi có khả năng bị công chiếm nhất, hẳn là ba vùng Hội Kê, Lư Gia và Cửu Giang. Nguyên nhân. . . cũng không có gì khác so với những lời Phiên Quân vừa nói. Ba vùng này từng trải qua sự thống trị của Tần Sở, nhân khẩu và ruộng đất sung túc.
Năm đó Hạng Lương vượt sông, nếu không có ba vùng này chống đỡ, e là khó có thể được việc. Đan Dương có hùng binh, Hội Kê nhiều danh sĩ. .. Nhâm Hiêu nếu có được ba vùng này, có thể trực tiếp uy hiếp Hoài Nam, muốn lui binh có thể dựa vào rãnh trời Đại Giang. Hôm nay quân Sở đại bại, e là Hội Kê khó tránh khỏi có điểm hỗn loạn. Bình cho rằng, Nhâm Hiêu chẳng mấy chốc sẽ phát động công kích đối với Hội Kê.
Phiên Quân, Bình còn có một việc cần phiền Phiên Quân. Xin Phiên Quân quay lại Trường Sa, tiếp tục bày ra tình hình căng thẳng tại hai tuyến nam bắc, để hấp dẫn sự chú ý của Nhâm Hiêu. Hai vị tướng quân Lữ Thần, Kình Bố, Bình muốn mời hai vị tướng quân chia binh thành hai đường, chiếm lĩnh hai vùng Cư Sào và Quảng Lăng. Bình tự mình dẫn một đạo binh mã vượt Ô Giang cướp lấy Đan Đương. Như vậy, cho dù Nhâm Hiêu chiếm lĩnh Hội Kê, cũng khó có thể dừng chân.
Quảng Lăng và Đan Đồ cách nhau sông Trường Giang, phía sau chính là huyện Ngô quận Hội Kê. Cư Sào tiếp giáp Lư Giang. Kình Bố là người Cửu Giang, còn huyện Phiên quận Lư Giang lại là vùng đất Ngô Nhuế lập nghiệp. Hai đạo binh mã này một khi thành công, sẽ tạo gia lực uy hiếp rất lớn đối với Giang Nam. Hiện tại muốn xem Nhâm Hiêu sẽ có phản ứng thế nào?
Cai Hạ, đại doanh quân Sở.
Quân Đường liên tục cường công hai ngày, nhưng hao binh tổn tướng, không có được tiến triển quá lớn. Lý Tả Xa hạ lệnh ngừng công kích. Dựa theo biểu hiện có thể nhận ra, y cần nghỉ ngơi chính đốn binh mã, sau đó sẽ quyết chiến với quân Sở.
Giống vậy, Hạng Võ cũng không phá được vòng vây. Song phương tại Cai Hạ, rơi vào thế giằng co.
Hạng Võ cũng biết, tiếp tục như vậy tuyệt đối không phải chuyện tốt, quân Đường hao binh tổn tướng cũng được, nhưng quân Sở. . .
Đêm đó, y ở trong quân trướng uống rượu với Ngu Cơ, suy tư về giải pháp phá vòng vây quân Đường.
- Lưu tặc vô sĩ không dám quyết chiến một trận với Cô Vương, thực sự là kẻ nhát gan.
Càng nghĩ, Hạng Võ càng không nghĩ ra biện pháp gì tốt, chỉ có thể chửi bới ầm ĩ, uống cạn vài chén rượu, rồi sau đó đập vào đồng Thành Tước ở trên bàn.
- Đại Vương chớ có lo lắng, quân Đường tuy thanh thế lớn, nhưng mấy trăm nghìn nhân mã đóng ở nơi này, hàng ngày đều tổn thất số lượng không nhỏ. Thần thiếp cho rằng, quân Đương kia suốt đêm công kích bao vây Đại Vương tại Cai Hạ. Nhưng quận Tứ Thủy chưa bình định, chưa hẳn có thể bổ sung sung túc. Không quá hai ba ngày nữa, quân Đường tất có chỗ buông lỏng, đến lúc đó chúng ta trùng kích chém giết xông ra, cũng không phải chuyện không có khả năng.
Ngu Cơ an ủi như vậy, khiến cho tâm tình Hạng Võ có chuyển biến rất tốt.
Trên mặt lại nhếch lên vẻ tươi cười, đang định khen ngợi Ngu Cơ vài câu, đột nhiên nghe được từ bên ngoài đại trướng vang lên từng đợt từng đợt tiếng ca xa xăm.
"Đế cao dương chi miêu duệ hề, trẫm hoàng khảo viết bá dong.
Nhiếp đề trinh vu mạnh tưu hề, duy canh dần ngô dĩ hàng.
Hoàng lãm quỹ dư sơ độ hề, triệu tích dư dĩ gia danh:
Danh dư viết chính tắc hề, tự dư viết linh quân.
Phân ngô ký hữu thử nội mỹ hề, hựu trọng chi dĩ tu năng.
Hỗ giang ly dữ ích chỉ hề, nhân thu lan dĩ vi bội.
Mịch dư nhược tương bất cập hề, khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
Triêu khiên tỳ chi mộc lan hề, tịch lãm châu chi túc mãng.
Nhật nguyệt hốt kỳ bất yêm hề, xuân dữ thu kỳ đại tự.
Duy thảo mộc chi linh lạc hề, khủng mỹ nhân chi trì mộ. . ."
Đây là bài ca - Ly Tao do tiến sĩ nước Sở sáng tác.
( Dịch thơ do Nhượng Tống:
Nỗi sầu biệt ly
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Chữ hay kén đặt cho ta:
Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Ngày tháng vút đi không trở lại,
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên! )
Hạng Võ nhăn mày, trầm giọng nói:
- Cô Vương ra ngoài xem, là người nào hát bài ca nước Sở?
Nói xong, Hạng Võ đứng dậy đi ra ngoài quân trướng.
- Hạng Viên, người nào đang hát?
Hạng Viên liền vội vàng tiến lên:
- Đại Vương, tiếng ca từ trong quân doanh nước Đường phía dưới núi vọng lên, thực sự không biết duyên cớ thế nào?
Trong lòng Hạng Võ cũng cảm thấy có chút quái lạ, không rõ Lưu Khám đưa bài hát đó ra làm gì? Đang êm đẹp, tự nhiên ở chỗ này ca hát, là có ý gì? Chỉ có điều, thanh âm bài hát này cực kỳ thân thiết, khiến cho Hạng Võ không khỏi dâng trào cảm xúc trong lòng.
Theo thời gian trôi qua, trong đại doanh Quân Sở, có người bắt đầu cùng ca. Mới đầu thanh âm rất nhỏ, theo thời gian dần dần hội tụ cùng một chỗ, hơn nữa còn có người phát ra âm thanh nghẹn ngào..
Âm thanh nghẹn ngào truyền vào tai Hạng Võ, khiến Hạng Võ bỗng dưng giật mình tỉnh lại, sắc mặt không khỏi biến đổi, sau đó quát lớn một tiếng “ không ổn “, rốt cuộc lại nói không nên lời. . .
Khi cuộc chiến Cai Hạ bắt đầu triển khai, Trần Bình dẫn theo Khoái Triệt và Kình Bố, từ Toánh Xuyên vượt qua Hoài Thủy, đến Viễn Đông Thọ Xuân.
Chiến sự Trung Nguyên hừng hực khí thế.
Tình hình Giang Nam cũng trở nên vô cùng cấp bách.
Chuyện Lưu Khám lo lắng nhất, rốt cuộc đã xảy ra. Nhâm Hiêu Lĩnh Nam tập kết ba mươi sáu sơn động Phiên Miêu, từ Dương Sơn quan vọt ra, chiếm lĩnh hai vùng Linh Lăng và huyện Sâm, quân tiên phong trực tiếp lao tới Trường Sa. Quận Thủ quận Trường Sa, Phiên quân Ngô Nhuế vốn đang tập trung binh lực ngăn cản binh mã quân Đường của Thẩm Thực Kỳ và Tào Vô Thương tại Di Lăng, nghe nói hai vùng Linh Lăng và huyện Sâm bị chiếm đóng, trong lòng lập tức hoảng loạn.
Y không rõ, Phiên Miêu Lĩnh Nam là binh mã nơi nào?
Cũng là quân Đường sao?
Rất có thể...Bởi vì Lĩnh Nam Vương là Nhâm Hiêu, nhưng là đại tướng quân Tần, có cùng nguồn gốc với Đường Vương Lưu Khám, khó đảm bảo hai người không thông đồng.
Hai mặt thụ địch khiến Ngô Nhuế cảm giác hồn bay phách tán.
Ngay khi y không biết nên làm thế nào cho phải, Thẩm Thực Kỳ và Tào Vô Thương lại đột nhiên ngừng công kích.
Như vậy, áp lực đè nén Ngô Nhuệ lập tức suy giảm. Tuy lo lắng có thể là kế sách của quân Đường, nhưng ít ra có thể điều ra một chút binh mã, bố trí tại Lỗi Dương.
Trần Bình đến Thọ Xuân chính là giải quyết vấn đề Ngô Nhuế. Nhắc tới cũng vừa khéo, muội muội của Ngô Nhuế lại là thê tử của Kình Bố. Nói cách khác, Ngô Nhuế là anh vợ của Kình Bố. Sau khi Kình Bố quy hàng, trong lòng luôn canh cánh không có cơ hội lập công.
Tác chiến với Hạng Tịch? Quả thực y không có suy nghĩ này. Trong lịch sử, Kình Bố từng phản bội Hạng Tịch, bởi vì Hạng Tịch thưởng phạt không rõ, còn Kình Bố cũng có dã tâm. Cho nên, Lưu Bang đáp ứng một câu, y liền lập tức theo Lưu Bang. Nhưng hôm nay, Kình Bố tại Truy Lâm bị Bành Việt và Chung Ly Muội đánh bại vô cùng thê thảm, cơ hồ toàn bộ binh mã dưới trướng đều bị tiêu diệt. Chuts dã tâm này căn bản chưa kịp phát sinh, đã đầu hàng Lưu Khám.
Lưu Khám binh hùng tướng mạnh, quét sạch Hoài Hán chẳng qua chỉ là chuyện trong tầm tay.
Y không giống với Sài Vũ.
Sài Vũ ít nhất còn có Lý Tả Xa bảo đảm, còn Lý Tả Xa kia chính là nguyên lão công thần theo Lưu Khám bắc thượng Hà Nam, cướp đoạt bốn quận Bắc cương. Hôm nay lại rất được Lưu Khám coi trọng, chẳng những đăng đài bái tướng, còn được phong làm Bách Quân, khẳng định tiền đồ rộng mở.
Theo Kình Bố nhìn nhận, sau khi chiến sự kết thúc, ít nhất Lý Tả Xa có thể được phong hầu, vào phủ Thái Úy . Có người quen trong Triều, đương nhiên sẽ có chỗ dựa vững chắc.
Sài Vũ có Lý Tả Xa nâng đỡ, tự nhiên tiền đồ cũng rộng lớn.
Nhưng Kình Bố lại khác, thứ nhất y không có bất cứ chỗ dựa nào, thứ hai xuất thân rất thấp. Trước kia làm cường đạo vùng Cửu Giang, sau còn bị bắt, nói trắng ra có xuất thân phạm nhân, làm sao có thể sánh bằng Sài Vũ. Như vậy, nếu y muốn lộ diện, cần phải lập lên công trạng thật lớn. Kình Bố nhận ra, Lưu Khám thống nhất thiên hạ chỉ là chuyện trong tầm tay, vì thế y càng phải cố gắng gấp bội.
Cơ duyên là trời ban, Kinh Bố biết Ngô Nhuế đóng quân ở Trường Sa, trong lòng liền dao động.
Vì vậy tự đề cử chính mình lên Lưu Khám, nguyện ý tới Trường Sa khuyên Ngô Nhuế quy hàng. . .
Trần Bình đang suy tính làm thế nào có thể mau chóng giải quyết chiến sự Giang Nam, sau đó đối phó với Nhâm Hiêu Lĩnh Nam. Vừa nghe Kình Bố nói như vậy, lập tức có chủ ý. Vào lúc này, vừa vặn nhận được tin tức Lữ Thần công chiếm Thọ Xuân, y lập tức mang theo Kình Bố đi đến Thọ Xuân.
Kình Bố và Ngô Nhuế tuy thân thích, nhưng Trần Bình vẫn lo lắng. Y phái Lục Giả theo Kình Bố đi tới Trường sa, xem có thể thuyết hàng Ngô Nhuế hay không? Còn mình thì lưu lại Thộ Xuân, quan sát chiến cuộc. Dù sao, đây cũng là đất Sở, Trần Bình không thể không cẩn thận.
Giữa tháng năm, Hoài Nam bắt đầu tiến vào mùa mưa, vì thế cả ngày mưa dầm tầm tã. Sau ba ngày Kình Bố đến Trường Sa, Ngô Nhuế dẫn theo con gái, đến đại doanh quân Đường tại núi Tương xin hàng. Đến lúc này, chiến sự quận Trường Sa sau ba tháng rốt cuộc đã dừng lại.
- Mục tiêu của Nhâm Hiêu, tuyệt đối không phải Trường Sa.
Trong khi quay về Thọ Xuân, Ngô Nhuế lập tức góp ý với Trần Bình:
- Trường Sa là nơi hoang vu, đại trạch Vân Mộng trăm dặm không có bóng người. Tuy nói Trường Sa là đầu mối then chốt nối liền đại trạch Vân Mông và Ba Thục, nhưng ta thực sự cảm thấy, Nhâm Hiêu Lĩnh Nam chiếm lĩnh Trường Sa, không thu được lợi ích gì? Cho dù Nhâm Hiêu có vài chục vạn hùng binh, tuyệt đối không thể đánh chiếm Ba Thục. Nếu như không đánh chiếm Ba Thục, chắc chắn sẽ công chiếm Hoài Nam? Trường Sa không phải nơi phồn thịnh, căn bản không có cách trợ giúp đối với chiến sự Hoài Nam.
Hai người Khoái Triệt, Lục Giả liên tục gật đầu.
Lữ Thần và Kình Bố cũng là đại tướng thông hiểu cách dụng binh, làm sao không nghe ra ý tứ của Ngô Nhuế?
Ngô Nhuế chính là muốn đoạt công rồi. . .
Chẳng qua cũng là chuyện thường tình, bất kể là Kình Bố hay Lữ Thần, trong lòng ai chẳng có tâm tư lập lên công lao sự nghiệp, mưu đồ ngày sau có tiền đồ?
Trần Bình tán thưởng nhìn Ngô Nhuế:
- Phiên Quân nói rất hay.
Trước khi Bình khởi hành, từng thương nghị với Bệ hạ, cho rằng nếu Lĩnh Nam xuất binh, những nơi có khả năng bị công chiếm nhất, hẳn là ba vùng Hội Kê, Lư Gia và Cửu Giang. Nguyên nhân. . . cũng không có gì khác so với những lời Phiên Quân vừa nói. Ba vùng này từng trải qua sự thống trị của Tần Sở, nhân khẩu và ruộng đất sung túc.
Năm đó Hạng Lương vượt sông, nếu không có ba vùng này chống đỡ, e là khó có thể được việc. Đan Dương có hùng binh, Hội Kê nhiều danh sĩ. .. Nhâm Hiêu nếu có được ba vùng này, có thể trực tiếp uy hiếp Hoài Nam, muốn lui binh có thể dựa vào rãnh trời Đại Giang. Hôm nay quân Sở đại bại, e là Hội Kê khó tránh khỏi có điểm hỗn loạn. Bình cho rằng, Nhâm Hiêu chẳng mấy chốc sẽ phát động công kích đối với Hội Kê.
Phiên Quân, Bình còn có một việc cần phiền Phiên Quân. Xin Phiên Quân quay lại Trường Sa, tiếp tục bày ra tình hình căng thẳng tại hai tuyến nam bắc, để hấp dẫn sự chú ý của Nhâm Hiêu. Hai vị tướng quân Lữ Thần, Kình Bố, Bình muốn mời hai vị tướng quân chia binh thành hai đường, chiếm lĩnh hai vùng Cư Sào và Quảng Lăng. Bình tự mình dẫn một đạo binh mã vượt Ô Giang cướp lấy Đan Đương. Như vậy, cho dù Nhâm Hiêu chiếm lĩnh Hội Kê, cũng khó có thể dừng chân.
Quảng Lăng và Đan Đồ cách nhau sông Trường Giang, phía sau chính là huyện Ngô quận Hội Kê. Cư Sào tiếp giáp Lư Giang. Kình Bố là người Cửu Giang, còn huyện Phiên quận Lư Giang lại là vùng đất Ngô Nhuế lập nghiệp. Hai đạo binh mã này một khi thành công, sẽ tạo gia lực uy hiếp rất lớn đối với Giang Nam. Hiện tại muốn xem Nhâm Hiêu sẽ có phản ứng thế nào?
Cai Hạ, đại doanh quân Sở.
Quân Đường liên tục cường công hai ngày, nhưng hao binh tổn tướng, không có được tiến triển quá lớn. Lý Tả Xa hạ lệnh ngừng công kích. Dựa theo biểu hiện có thể nhận ra, y cần nghỉ ngơi chính đốn binh mã, sau đó sẽ quyết chiến với quân Sở.
Giống vậy, Hạng Võ cũng không phá được vòng vây. Song phương tại Cai Hạ, rơi vào thế giằng co.
Hạng Võ cũng biết, tiếp tục như vậy tuyệt đối không phải chuyện tốt, quân Đường hao binh tổn tướng cũng được, nhưng quân Sở. . .
Đêm đó, y ở trong quân trướng uống rượu với Ngu Cơ, suy tư về giải pháp phá vòng vây quân Đường.
- Lưu tặc vô sĩ không dám quyết chiến một trận với Cô Vương, thực sự là kẻ nhát gan.
Càng nghĩ, Hạng Võ càng không nghĩ ra biện pháp gì tốt, chỉ có thể chửi bới ầm ĩ, uống cạn vài chén rượu, rồi sau đó đập vào đồng Thành Tước ở trên bàn.
- Đại Vương chớ có lo lắng, quân Đường tuy thanh thế lớn, nhưng mấy trăm nghìn nhân mã đóng ở nơi này, hàng ngày đều tổn thất số lượng không nhỏ. Thần thiếp cho rằng, quân Đương kia suốt đêm công kích bao vây Đại Vương tại Cai Hạ. Nhưng quận Tứ Thủy chưa bình định, chưa hẳn có thể bổ sung sung túc. Không quá hai ba ngày nữa, quân Đường tất có chỗ buông lỏng, đến lúc đó chúng ta trùng kích chém giết xông ra, cũng không phải chuyện không có khả năng.
Ngu Cơ an ủi như vậy, khiến cho tâm tình Hạng Võ có chuyển biến rất tốt.
Trên mặt lại nhếch lên vẻ tươi cười, đang định khen ngợi Ngu Cơ vài câu, đột nhiên nghe được từ bên ngoài đại trướng vang lên từng đợt từng đợt tiếng ca xa xăm.
"Đế cao dương chi miêu duệ hề, trẫm hoàng khảo viết bá dong.
Nhiếp đề trinh vu mạnh tưu hề, duy canh dần ngô dĩ hàng.
Hoàng lãm quỹ dư sơ độ hề, triệu tích dư dĩ gia danh:
Danh dư viết chính tắc hề, tự dư viết linh quân.
Phân ngô ký hữu thử nội mỹ hề, hựu trọng chi dĩ tu năng.
Hỗ giang ly dữ ích chỉ hề, nhân thu lan dĩ vi bội.
Mịch dư nhược tương bất cập hề, khủng niên tuế chi bất ngô dữ.
Triêu khiên tỳ chi mộc lan hề, tịch lãm châu chi túc mãng.
Nhật nguyệt hốt kỳ bất yêm hề, xuân dữ thu kỳ đại tự.
Duy thảo mộc chi linh lạc hề, khủng mỹ nhân chi trì mộ. . ."
Đây là bài ca - Ly Tao do tiến sĩ nước Sở sáng tác.
( Dịch thơ do Nhượng Tống:
Nỗi sầu biệt ly
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Chữ hay kén đặt cho ta:
Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Ngày tháng vút đi không trở lại,
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên! )
Hạng Võ nhăn mày, trầm giọng nói:
- Cô Vương ra ngoài xem, là người nào hát bài ca nước Sở?
Nói xong, Hạng Võ đứng dậy đi ra ngoài quân trướng.
- Hạng Viên, người nào đang hát?
Hạng Viên liền vội vàng tiến lên:
- Đại Vương, tiếng ca từ trong quân doanh nước Đường phía dưới núi vọng lên, thực sự không biết duyên cớ thế nào?
Trong lòng Hạng Võ cũng cảm thấy có chút quái lạ, không rõ Lưu Khám đưa bài hát đó ra làm gì? Đang êm đẹp, tự nhiên ở chỗ này ca hát, là có ý gì? Chỉ có điều, thanh âm bài hát này cực kỳ thân thiết, khiến cho Hạng Võ không khỏi dâng trào cảm xúc trong lòng.
Theo thời gian trôi qua, trong đại doanh Quân Sở, có người bắt đầu cùng ca. Mới đầu thanh âm rất nhỏ, theo thời gian dần dần hội tụ cùng một chỗ, hơn nữa còn có người phát ra âm thanh nghẹn ngào..
Âm thanh nghẹn ngào truyền vào tai Hạng Võ, khiến Hạng Võ bỗng dưng giật mình tỉnh lại, sắc mặt không khỏi biến đổi, sau đó quát lớn một tiếng “ không ổn “, rốt cuộc lại nói không nên lời. . .
/582
|