Đôi khi Đường Trọng rất tò mò, vì sao những nhân vật lớn kia lại đều thích nói mấy câu lập lờ nước đôi khiến người nghe nghe xong mà suy nghĩ cả đêm cũng không hiểu rốt cuộc hắn có ý tứ gì?
Mày mắng tao một câu ‘tên khốn kiếp’, tao mắng lại một câu ‘con chó’, vừa thoải mái vừa rõ ràng có phải hơn không?
Đường Trọng đứng trước bàn làm việc đã nửa tiếng rồi nhưng ngoài tiếng ‘chờ đấy’ mà Khương Lập Nhân nói khi Đường Trọng mới bước vào phòng thì cũng không nói thêm câu gì? Chờ đấy là có ý gì?
Là để hắn tiếp tục đợi, đừng có nghĩ tiếp quản nhà họ Khương sao? Hay là, bây giờ ông ta đang bận, cậu cứ đứng một lúc.
Có lẽ ông ta coi mình là quân vương trên cao, còn hắn chỉ là thần tử hoặc quân cờ của ông ta. Bởi vì trong những bộ phim, khi thần tử gặp mặt hoàng đế, hoàng đế đều thích dùng những lời này để giả vờ mà.
Trong khi Đường Trọng đang suy nghĩ nghĩa bóng của hai chữ này thì Khương Lập Nhân đang viết chữ trên bàn.
Ông ta dùng chính là kiểu chữ thời Nguỵ, vẽ từng nét một, viết rất dụng tâm.
- Rừng động đừng nghe chuyển lá cành
Ngâm nga chậm bước chẳng đi nhanh
Gậy trúc giầy rơm say chếnh choáng
Nào ngán
Áo tơi mưa khói mặc bình sinh.
Đây là bài thơ ‘Định phong ba’ của Tô Thức.
Cảm xúc dào dạt dâng trào, như có tiếng mầm non từ dưới đất chui lên, lại như có thanh âm vang vọng kết hợp với lối chữ cũ này viết ra tạo cho Đường Trọng một cảm giác quái dị. Giống như thân thể hắn bị một tầng màng mỏng bao phủ khiến hắn vừa hô hấp khó khăn vừa không thể động đậy.
- Vi vút gió xuân xay chợt tỉnh
Hơi lạnh
Đầu non bóng ngả cũng tương nghinh
Ngoảnh lại những nơi tiêu sắt trước
Rời bước
Cũng không mưa gió cũng không hanh.
Rốt cục Khương Lập Nhân cũng kết thúc nét bút cuối cùng, sau đó đặt bút lông vào ống rồi nghiêm túc thưởng thức.
- Thế nào?
Khương Lập Nhân đã lên tiếng.
- Cũng đẹp.
Đường Trọng nói:
- Có nặng có nhẹ, nét bút nhẹ nhàng mà lực đạo như thiên quân vạn mã.
Khương Lập Nhân nở nụ cười, nói:
- Cậu là người viết chữ đẹp nhất trong nhà chúng ta. Cậu nói đẹp vậy thì nó thật sự đẹp.
Đường Trọng cũng ngại ngùng cười theo. Hắn chú ý đến hàm nghĩa trong câu nói của Khương Lập Nhân ‘Cậu là người viết chữ đẹp nhất trong nhà chúng ta’, đây là đang thừa nhận địa vị của mình trong nhà họ Khương hay chỉ là thăm dò?
- Đây là bài thơ tôi thích nhất, ở chỗ, đơn giản mà lại có ý nghĩa sâu xa, ở nơi bình thường mà lại có kỳ cảnh. Đây không phải lời nhận xét của tôi mà là của những người nghiên cứu thơ văn Tô Thức. Nhưng cậu biết vì sao tôi lại dùng kiểu chữ Nguỵ để viết ra không?
- Không biết.
Đường Trọng giả ngu.
- Cậu biết.
Khương Lập Nhân nói:
- Chữ của cậu khá đẹp, trọng ý mà không trọng hình thức, có hơi thở của Thư Thánh. Xuất thân nhà giàu quyền quý nhưng không có thành tựa quá lớn trên con đường làm quan, cả đời truy cầu cảnh giới cao nhất của thư pháp, ngao du sơn thủy, qua cuộc sống an nhàn của con cháu nhà giàu. Nhưng cậu khác với ông ta, cậu có thể bắt chước bút ý của ông ta nhưng không cần đi theo con đường của ông ta.
- Chúng ta thường nói nhìn chữ đoán người, từ chữ mà suy ra tính cách. Chữ của một người có hình dạng gì thì người đó là hình dạng ấy. Không trọng hình thức thì không để ý hình thức, không để ý hình thức thì sẽ không theo quy luật, không theo quy luật thì không theo vòng. Chẳng phải chúng ta cũng cần phải có giới hạn trong đối nhân xử thế sao?
- Cám ơn ông dạy bảo.
Đường Trọng cung kính nói.
- Không phải dạy bảo. Tôi không thích thuyết giáo.
Khương Lập Nhân cười, ông ta lại nhìn bức chữ trên mặt bàn nói:
- Bức thư pháp này tặng cậu. Nếu thích thì treo, không thích thì gấp lại. Chỉ cần cậu nhớ kỹ những lời tôi nói với cậu hôm nay là được rồi.
- Cảm ơn.
Đường Trọng vui vẻ:
- Cháu nhất định sẽ treo nó.
Khương Lập Nhân nhẹ gật đầu rồi quay người đến góc phòng rửa tay.
Không có người hầu, tự chính ông ta đến vòi nước dùng nước rửa tay rửa hết vết mực.
Tuy ông ta viết xong cả bức thư pháp nhưng hầu như không có vết mực nào dính vào tay. Đây là sự khác biệt giữa người mới học và cao thủ.
- Đến uống trà.
Khương Lập Nhân đi đến phòng khách, ngồi xuống trên ghế gỗ lim, rồi bảo Đường Trọng ngồi xuống.
Đường Trọng đến ngồi ngay ngắn đối diện với Khương Lập Nhân.
- Nghe Khả Nhân nói, cậu thích uống trà phải không?
Khương Lập Nhân nói.
- Thích, nhưng không hiểu rõ.
Đường Trọng nói.
- Thích là được rồi.
Khương Lập Nhân nói:
- Đối với chúng ta, thư pháp cùng trà đạo chỉ là một loại biểu diễn. Nếu hao phí quá nhiều tinh lực vào chúng thì cái được không thể bù cái mất. Đến, pha ấm trà đi. Ông ngoại này còn chưa được uống trà do cậu tự pha đâu.
- Là do cháu lười biếng.
Đường Trọng áy náy nói rồi bắt đầu pha trà.
- Không, là tôi độc ác.
Khương Lập Nhân nói:
- Khả Nhân đã khóc trước mặt tôi rất nhiều lần, Khả Khanh cũng khuyên không ít lần nhưng tôi đều không đồng ý để cậu về…nên chén trà này phải chờ đến tận bây giờ.
- Là ông có cách nghĩ của riêng mình.
Đường Trọng nói.
- Đúng vậy. Tôi có suy nghĩ của tôi.
Khương Lập Nhân gật đầu:
- Nhà họ Khương đã không còn là nhà họ Khương của trăm năm trước nữa rồi. Lúc đó, các anh em trong nhà họ Khương rất đoàn kết, cùng chung ý chí. Quan trọng nhất là, nhân tài kiệt xuất xuất hiện lớp lớp, được nhiều người ủng hộ, thanh thế cực kỳ to lớn. Nhưng không biết là do phong thuỷ của nhà họ Khương có vấn đề hay do ham ăn biếng làm quá lâu mà đàn ông trong nhà họ Khương mất đi nhuệ khí cùng động lực, còn phụ nữ chỉ biết đến hàng hiệu và ganh đua. Mỗi người đều có dã tâm lớn nhưng năng lực lại không tương xứng với dã tâm. Đàn ông có dã tâm thì mới có tư cách tiến thủ. Người đứng trên đỉnh của thế giới thì có ai cam chịu làm người tầm thường? Tôi chỉ sợ một người không có năng lực. Không có năng lực thì mọi thứ đều giống như lâu đài xây trên không trung, vừa đẩy liền đổ, gió thổi liền tan. Dã tâm như vậy không những không có lợi với người đó mà chỉ gây hại cho gia tộc mà thôi.
- Cái nhà này quá rối loạn. Tôi gọi cậu về đây thì có ý nghĩa gì? Tranh đoạt quyền lợi với một đám tài trí bình thường à? Hay sa đoạ tiến địa ngục theo bọn hắn? Cậu đã từng ở Hận Sơn nên biết rõ Sói ở đó cùng sói nuôi trong nhà có gì khác nhau. Sói hoang có lực chiến đấu kinh người mà lại không sợ chết và còn có kinh nghiệm phong phú…tôi nói không sai chứ. Long Hổ nhà chúng tôi nuôi khi đối mặt với chú sói hoang như cậu liền mất đoàn kết, không chiếm được chỗ tốt, cũng không chiếm được lợi ích gì.
- Lúc đó tôi không thể ra tay là vì ông cụ còn mong chờ ở bọn chúng, hi vọng cho bọn chúng thêm một chút thời gian, thêm một ít cơ hội. Nếu tôi ra tay thì tôi sẽ trở thành kẻ địch của toàn nhà họ Khương và ông cụ.
Khương Lập Nhân nhẹ giọng nói giống như đang giải thích với cháu ngoại mình vì sao mình lại không đón nó về nhà sớm.
- Tôi không sợ nhà họ Khương, nhưng ý muốn của ông cụ thì phải tôn trọng. Cả đời ông cụ trôi qua không dễ nên dù đến bây giờ mà lực ảnh hưởng vẫn rất lớn. Ông ấy còn sống thì nhà họ Khương còn có thể chống đỡ. Ông ấy chết thì nhà họ Khương liền mất đi một cây Định Hải thần châm.
- Cháu hiểu.
Đường Trọng thấp giọng nói:
- Ông cũng không dễ dàng.
- Đúng vậy, cậu không dễ dàng, tôi cũng không dễ dàng.
Khương Lập Nhân cười. Ông cụ muốn giao phần cơ nghiệp này cho người nhà họ Khương cũng là điều bình thường. Ai bảo bên trong bọn họ chảy dòng máu của ông ấy đâu.
Đường Trọng cười mà không nói.
Hắn nói hắn không hứng thú, đó là ngu ngốc. Miếng thịt đến miệng vì sao lại không ăn?
Hắn nói cảm ơn ông ngoại đã cho cơ hội, đó cũng là ngu ngốc. Người ta đã nói cho hắn miếng thịt này lúc nào chứ?
Cuối cùng, hắn chỉ là cháu ngoại mà không phải cháu nội.
- Cho nên tôi mới thiết kế cái âm mưu này.
Khương Lập Nhân nói.
Vẻ mặt bình tĩnh, ngữ khí bình thản, giống như đây chỉ là một việc nhỏ.
Đường Trọng kinh ngạc nhìn ông ta, không ngờ ông ấy lại thẳng thắn thừa nhận trước mặt mình.
Có một số việc, có thể làm nhưng không thể nói.
Chuyện lần này thuộc về loại đó.
Lập mưu hãm hại cháu trai của mình, nếu việc này bị truyền ra thì sẽ gây lên một trận sóng gió lớn. Chỉ sợ toàn bộ Yến Kinh sẽ bị chấn động.
- Cậu nghe câu chuyện Điền Kị đua ngựa chưa?
Khương Lập Nhân hỏi.
- Từng nghe rồi.
Đường Trọng gật đầu.
- Khương Như Long đúng là một nhân tài, Khương Khả Kỳ còn kém nó xa, con cháu họ Khương cũng không có người sánh bằng.
Khương Lập Nhân nói:
- Cho nên tôi dùng những con ngựa chạy chậm của mình để thắng con ngựa chạy nhanh như Khương Như Long.
“…….”
Lúc này, trong lòng Đường Trọng thầm nghĩ, mình đã nhận được lời thừa nhận của người trong cuộc.
Quả như thế, Khương Khả Kỳ là do Khương Lập Nhân xếp vào bên cạnh Khương Như Long. Khương Lập Nhân có ba đứa con trai là Khương Khả Sinh, Khương Khả Thụ và Khương Khả Kỳ. Khương Khả Sinh và Khương Khả Thụ là thật sự căm ghét mình. Không biết Khương Khả Kỳ ghét mình bao nhiêu là thật bao nhiêu là giả nhưng hắn đến gần Khương Như Long là theo ý của cha mình.
Dưới sự dẫn dắt của hắn, Khương Như Long càng hãm sâu vào trong vũng bùn mà không tự kiềm chế được. Còn về Khương Quân, ông và cha của Khương Quân đều là tâm phúc của nhà họ Khương, rất trung thành với nhà họ Khương. Người có thể thuyết phục Khương Quân phản bội bắt cóc Khương Khả Nhân thì cũng chỉ có thể là Khương Lập Nhân, tộc trưởng của nhà họ Khương này thôi.
Sự việc đã được làm rõ, Đường Trọng bắt đầu suy nghĩ về những chi tiết nhỏ bé.
Lúc hắn dẫn người đến biệt thự giải cứu Khương Khả Nhân, cô bị Khương Quân và Hứa Bân khống chế hai bên.
Đường Trọng dời mục tiêu đi thuyết phục Hứa Bân, Khương Quân lại tại thời khắc quan trọng nổ súng giết chết Hứa Bân. Điểm này rất đáng ngờ.
Tại thời khắc mấu chốt này, vì sao hắn không nổ súng bắn Khương Khả Nhân hoặc bắn chính mình?
So với nói hắn là chó cùng rứt giậu thì không bằng nói là hắn tạo cơ hội để mình và Văn Tịnh có cơ hội đi.
Một cơ hội để bọn họ có thể nắm bắt thuận lợi.
Vì để kế hoạch này thành công, Khương Quân đã thực hiện một chiêu khổ nhục kế với bọn họ.
Thật anh hùng, con người sắt đá.
Đường Trọng bắt đầu hiểu được vì sao gia tộc họ Khương có thể sừng sững không ngã rồi. Bởi vì dù có một số người an nhàn sống sung sướng nhưng vẫn còn có một số người dám xả thân vì lợi ích và vinh dự của gia tộc.
Rừng lớn chim gì cũng có, có quạ đen thì tất có phượng hoàng.
Mày mắng tao một câu ‘tên khốn kiếp’, tao mắng lại một câu ‘con chó’, vừa thoải mái vừa rõ ràng có phải hơn không?
Đường Trọng đứng trước bàn làm việc đã nửa tiếng rồi nhưng ngoài tiếng ‘chờ đấy’ mà Khương Lập Nhân nói khi Đường Trọng mới bước vào phòng thì cũng không nói thêm câu gì? Chờ đấy là có ý gì?
Là để hắn tiếp tục đợi, đừng có nghĩ tiếp quản nhà họ Khương sao? Hay là, bây giờ ông ta đang bận, cậu cứ đứng một lúc.
Có lẽ ông ta coi mình là quân vương trên cao, còn hắn chỉ là thần tử hoặc quân cờ của ông ta. Bởi vì trong những bộ phim, khi thần tử gặp mặt hoàng đế, hoàng đế đều thích dùng những lời này để giả vờ mà.
Trong khi Đường Trọng đang suy nghĩ nghĩa bóng của hai chữ này thì Khương Lập Nhân đang viết chữ trên bàn.
Ông ta dùng chính là kiểu chữ thời Nguỵ, vẽ từng nét một, viết rất dụng tâm.
- Rừng động đừng nghe chuyển lá cành
Ngâm nga chậm bước chẳng đi nhanh
Gậy trúc giầy rơm say chếnh choáng
Nào ngán
Áo tơi mưa khói mặc bình sinh.
Đây là bài thơ ‘Định phong ba’ của Tô Thức.
Cảm xúc dào dạt dâng trào, như có tiếng mầm non từ dưới đất chui lên, lại như có thanh âm vang vọng kết hợp với lối chữ cũ này viết ra tạo cho Đường Trọng một cảm giác quái dị. Giống như thân thể hắn bị một tầng màng mỏng bao phủ khiến hắn vừa hô hấp khó khăn vừa không thể động đậy.
- Vi vút gió xuân xay chợt tỉnh
Hơi lạnh
Đầu non bóng ngả cũng tương nghinh
Ngoảnh lại những nơi tiêu sắt trước
Rời bước
Cũng không mưa gió cũng không hanh.
Rốt cục Khương Lập Nhân cũng kết thúc nét bút cuối cùng, sau đó đặt bút lông vào ống rồi nghiêm túc thưởng thức.
- Thế nào?
Khương Lập Nhân đã lên tiếng.
- Cũng đẹp.
Đường Trọng nói:
- Có nặng có nhẹ, nét bút nhẹ nhàng mà lực đạo như thiên quân vạn mã.
Khương Lập Nhân nở nụ cười, nói:
- Cậu là người viết chữ đẹp nhất trong nhà chúng ta. Cậu nói đẹp vậy thì nó thật sự đẹp.
Đường Trọng cũng ngại ngùng cười theo. Hắn chú ý đến hàm nghĩa trong câu nói của Khương Lập Nhân ‘Cậu là người viết chữ đẹp nhất trong nhà chúng ta’, đây là đang thừa nhận địa vị của mình trong nhà họ Khương hay chỉ là thăm dò?
- Đây là bài thơ tôi thích nhất, ở chỗ, đơn giản mà lại có ý nghĩa sâu xa, ở nơi bình thường mà lại có kỳ cảnh. Đây không phải lời nhận xét của tôi mà là của những người nghiên cứu thơ văn Tô Thức. Nhưng cậu biết vì sao tôi lại dùng kiểu chữ Nguỵ để viết ra không?
- Không biết.
Đường Trọng giả ngu.
- Cậu biết.
Khương Lập Nhân nói:
- Chữ của cậu khá đẹp, trọng ý mà không trọng hình thức, có hơi thở của Thư Thánh. Xuất thân nhà giàu quyền quý nhưng không có thành tựa quá lớn trên con đường làm quan, cả đời truy cầu cảnh giới cao nhất của thư pháp, ngao du sơn thủy, qua cuộc sống an nhàn của con cháu nhà giàu. Nhưng cậu khác với ông ta, cậu có thể bắt chước bút ý của ông ta nhưng không cần đi theo con đường của ông ta.
- Chúng ta thường nói nhìn chữ đoán người, từ chữ mà suy ra tính cách. Chữ của một người có hình dạng gì thì người đó là hình dạng ấy. Không trọng hình thức thì không để ý hình thức, không để ý hình thức thì sẽ không theo quy luật, không theo quy luật thì không theo vòng. Chẳng phải chúng ta cũng cần phải có giới hạn trong đối nhân xử thế sao?
- Cám ơn ông dạy bảo.
Đường Trọng cung kính nói.
- Không phải dạy bảo. Tôi không thích thuyết giáo.
Khương Lập Nhân cười, ông ta lại nhìn bức chữ trên mặt bàn nói:
- Bức thư pháp này tặng cậu. Nếu thích thì treo, không thích thì gấp lại. Chỉ cần cậu nhớ kỹ những lời tôi nói với cậu hôm nay là được rồi.
- Cảm ơn.
Đường Trọng vui vẻ:
- Cháu nhất định sẽ treo nó.
Khương Lập Nhân nhẹ gật đầu rồi quay người đến góc phòng rửa tay.
Không có người hầu, tự chính ông ta đến vòi nước dùng nước rửa tay rửa hết vết mực.
Tuy ông ta viết xong cả bức thư pháp nhưng hầu như không có vết mực nào dính vào tay. Đây là sự khác biệt giữa người mới học và cao thủ.
- Đến uống trà.
Khương Lập Nhân đi đến phòng khách, ngồi xuống trên ghế gỗ lim, rồi bảo Đường Trọng ngồi xuống.
Đường Trọng đến ngồi ngay ngắn đối diện với Khương Lập Nhân.
- Nghe Khả Nhân nói, cậu thích uống trà phải không?
Khương Lập Nhân nói.
- Thích, nhưng không hiểu rõ.
Đường Trọng nói.
- Thích là được rồi.
Khương Lập Nhân nói:
- Đối với chúng ta, thư pháp cùng trà đạo chỉ là một loại biểu diễn. Nếu hao phí quá nhiều tinh lực vào chúng thì cái được không thể bù cái mất. Đến, pha ấm trà đi. Ông ngoại này còn chưa được uống trà do cậu tự pha đâu.
- Là do cháu lười biếng.
Đường Trọng áy náy nói rồi bắt đầu pha trà.
- Không, là tôi độc ác.
Khương Lập Nhân nói:
- Khả Nhân đã khóc trước mặt tôi rất nhiều lần, Khả Khanh cũng khuyên không ít lần nhưng tôi đều không đồng ý để cậu về…nên chén trà này phải chờ đến tận bây giờ.
- Là ông có cách nghĩ của riêng mình.
Đường Trọng nói.
- Đúng vậy. Tôi có suy nghĩ của tôi.
Khương Lập Nhân gật đầu:
- Nhà họ Khương đã không còn là nhà họ Khương của trăm năm trước nữa rồi. Lúc đó, các anh em trong nhà họ Khương rất đoàn kết, cùng chung ý chí. Quan trọng nhất là, nhân tài kiệt xuất xuất hiện lớp lớp, được nhiều người ủng hộ, thanh thế cực kỳ to lớn. Nhưng không biết là do phong thuỷ của nhà họ Khương có vấn đề hay do ham ăn biếng làm quá lâu mà đàn ông trong nhà họ Khương mất đi nhuệ khí cùng động lực, còn phụ nữ chỉ biết đến hàng hiệu và ganh đua. Mỗi người đều có dã tâm lớn nhưng năng lực lại không tương xứng với dã tâm. Đàn ông có dã tâm thì mới có tư cách tiến thủ. Người đứng trên đỉnh của thế giới thì có ai cam chịu làm người tầm thường? Tôi chỉ sợ một người không có năng lực. Không có năng lực thì mọi thứ đều giống như lâu đài xây trên không trung, vừa đẩy liền đổ, gió thổi liền tan. Dã tâm như vậy không những không có lợi với người đó mà chỉ gây hại cho gia tộc mà thôi.
- Cái nhà này quá rối loạn. Tôi gọi cậu về đây thì có ý nghĩa gì? Tranh đoạt quyền lợi với một đám tài trí bình thường à? Hay sa đoạ tiến địa ngục theo bọn hắn? Cậu đã từng ở Hận Sơn nên biết rõ Sói ở đó cùng sói nuôi trong nhà có gì khác nhau. Sói hoang có lực chiến đấu kinh người mà lại không sợ chết và còn có kinh nghiệm phong phú…tôi nói không sai chứ. Long Hổ nhà chúng tôi nuôi khi đối mặt với chú sói hoang như cậu liền mất đoàn kết, không chiếm được chỗ tốt, cũng không chiếm được lợi ích gì.
- Lúc đó tôi không thể ra tay là vì ông cụ còn mong chờ ở bọn chúng, hi vọng cho bọn chúng thêm một chút thời gian, thêm một ít cơ hội. Nếu tôi ra tay thì tôi sẽ trở thành kẻ địch của toàn nhà họ Khương và ông cụ.
Khương Lập Nhân nhẹ giọng nói giống như đang giải thích với cháu ngoại mình vì sao mình lại không đón nó về nhà sớm.
- Tôi không sợ nhà họ Khương, nhưng ý muốn của ông cụ thì phải tôn trọng. Cả đời ông cụ trôi qua không dễ nên dù đến bây giờ mà lực ảnh hưởng vẫn rất lớn. Ông ấy còn sống thì nhà họ Khương còn có thể chống đỡ. Ông ấy chết thì nhà họ Khương liền mất đi một cây Định Hải thần châm.
- Cháu hiểu.
Đường Trọng thấp giọng nói:
- Ông cũng không dễ dàng.
- Đúng vậy, cậu không dễ dàng, tôi cũng không dễ dàng.
Khương Lập Nhân cười. Ông cụ muốn giao phần cơ nghiệp này cho người nhà họ Khương cũng là điều bình thường. Ai bảo bên trong bọn họ chảy dòng máu của ông ấy đâu.
Đường Trọng cười mà không nói.
Hắn nói hắn không hứng thú, đó là ngu ngốc. Miếng thịt đến miệng vì sao lại không ăn?
Hắn nói cảm ơn ông ngoại đã cho cơ hội, đó cũng là ngu ngốc. Người ta đã nói cho hắn miếng thịt này lúc nào chứ?
Cuối cùng, hắn chỉ là cháu ngoại mà không phải cháu nội.
- Cho nên tôi mới thiết kế cái âm mưu này.
Khương Lập Nhân nói.
Vẻ mặt bình tĩnh, ngữ khí bình thản, giống như đây chỉ là một việc nhỏ.
Đường Trọng kinh ngạc nhìn ông ta, không ngờ ông ấy lại thẳng thắn thừa nhận trước mặt mình.
Có một số việc, có thể làm nhưng không thể nói.
Chuyện lần này thuộc về loại đó.
Lập mưu hãm hại cháu trai của mình, nếu việc này bị truyền ra thì sẽ gây lên một trận sóng gió lớn. Chỉ sợ toàn bộ Yến Kinh sẽ bị chấn động.
- Cậu nghe câu chuyện Điền Kị đua ngựa chưa?
Khương Lập Nhân hỏi.
- Từng nghe rồi.
Đường Trọng gật đầu.
- Khương Như Long đúng là một nhân tài, Khương Khả Kỳ còn kém nó xa, con cháu họ Khương cũng không có người sánh bằng.
Khương Lập Nhân nói:
- Cho nên tôi dùng những con ngựa chạy chậm của mình để thắng con ngựa chạy nhanh như Khương Như Long.
“…….”
Lúc này, trong lòng Đường Trọng thầm nghĩ, mình đã nhận được lời thừa nhận của người trong cuộc.
Quả như thế, Khương Khả Kỳ là do Khương Lập Nhân xếp vào bên cạnh Khương Như Long. Khương Lập Nhân có ba đứa con trai là Khương Khả Sinh, Khương Khả Thụ và Khương Khả Kỳ. Khương Khả Sinh và Khương Khả Thụ là thật sự căm ghét mình. Không biết Khương Khả Kỳ ghét mình bao nhiêu là thật bao nhiêu là giả nhưng hắn đến gần Khương Như Long là theo ý của cha mình.
Dưới sự dẫn dắt của hắn, Khương Như Long càng hãm sâu vào trong vũng bùn mà không tự kiềm chế được. Còn về Khương Quân, ông và cha của Khương Quân đều là tâm phúc của nhà họ Khương, rất trung thành với nhà họ Khương. Người có thể thuyết phục Khương Quân phản bội bắt cóc Khương Khả Nhân thì cũng chỉ có thể là Khương Lập Nhân, tộc trưởng của nhà họ Khương này thôi.
Sự việc đã được làm rõ, Đường Trọng bắt đầu suy nghĩ về những chi tiết nhỏ bé.
Lúc hắn dẫn người đến biệt thự giải cứu Khương Khả Nhân, cô bị Khương Quân và Hứa Bân khống chế hai bên.
Đường Trọng dời mục tiêu đi thuyết phục Hứa Bân, Khương Quân lại tại thời khắc quan trọng nổ súng giết chết Hứa Bân. Điểm này rất đáng ngờ.
Tại thời khắc mấu chốt này, vì sao hắn không nổ súng bắn Khương Khả Nhân hoặc bắn chính mình?
So với nói hắn là chó cùng rứt giậu thì không bằng nói là hắn tạo cơ hội để mình và Văn Tịnh có cơ hội đi.
Một cơ hội để bọn họ có thể nắm bắt thuận lợi.
Vì để kế hoạch này thành công, Khương Quân đã thực hiện một chiêu khổ nhục kế với bọn họ.
Thật anh hùng, con người sắt đá.
Đường Trọng bắt đầu hiểu được vì sao gia tộc họ Khương có thể sừng sững không ngã rồi. Bởi vì dù có một số người an nhàn sống sung sướng nhưng vẫn còn có một số người dám xả thân vì lợi ích và vinh dự của gia tộc.
Rừng lớn chim gì cũng có, có quạ đen thì tất có phượng hoàng.
/1166
|