Sau sự kiện quái quỉ đó, Bá hỏi tôi:
- Bộ mày muốn đăng bài lên báo tường lắm hả?
- Ừ! - Tôi liếm môi, khẽ đáp.
Bá gật gù:
- Tao sẽ chỉ cho mày một cách. Cách này khỏi cần phải yêu, khỏi cần phải nghĩ tới con Hồng chà-và chi cho mệt.
- Dễ không? - Tôi thấp thỏm.
- Dễ ợt.
Tôi sáng mắt lên:
- Vậy mày chỉ tao đi!
Bá hắng giọng:
- Mày đừng thèm làm thơ nữa!
Tôi gục gặc đầu ra vẻ hiểu biết:
- Tao hiểu rồi! Ý mày muốn nói tao có khiếu viết văn hơn làm thơ chứ gì?
Bá nhún vai:
- Không phải. Cả viết văn lẫn làm thơ, mày đều chẳng có năng khiếu gì sất.
Tuyên bố thẳng thừng của Bá khiến tôi bàng hoàng. Tôi cay đắng hỏi lại:
- Sao tao nhớ hôm trước có lần mày bảo tao có... năng khiếu văn nghệ kia mà?
Bá cười:
- Hôm trước tao nói là nói chuyện khác. Ý tao muốn bảo là mày vẽ đẹp. Chuyện đó chẳng ăn nhập gì đến văn thơ.
Hóa ra là vậy. Hôm trước Bá không nói rõ làm tôi cứ tưởng bở. Tôi thất vọng thở dài:
- Làm thơ tao không có sức, viết văn tao chẳng có tài, vậy sao mày bảo mày chỉ tao cách đăng bài lên báo?
Bá nói, giọng thản nhiên:
- Thì đâu cứ phải là thơ với văn! Mày viết thể loại khác!
Tôi chớp mắt:
- Thể loại gì?
- Mày viết chuyện... vui cười!
Tưởng Bá bày vẽ sao, nó khuyên tôi viết chuyện vui cười làm tôi cười hết muốn nổi. Tôi nhăn nhó:
- Tao muốn trở thành nhà văn, nhà thơ kia! Viết chuyện cười thì đâu có thành nhà gì?
Bá cười khẩy:
- Mày ngốc quá! Sao lại không thành nhà gì? Viết được chuyện vui cười xưa nay chỉ có những... nhà tâm lý. Không rành tâm lý sao chọc cho thiên hạ cười được! - Rồi Bá lên giọng trịnh trọng - Tao nói cho mày biết, làm nhà tâm lý oai hơn nhà văn nhà thơ nhiều. Văn thơ chỉ nằm trong lãnh vực văn học, còn tâm lý lại thuộc về phạm trù... triết học. Mày sẽ trở thành triết gia. Nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ chỉ đáng học trò mày!
Bá bơm chuyện vui cười lên tận mây xanh. Viễn ảnh nó vẽ ra khiến tôi ngẩn ngơ. Nhưng tôi vẫn e dè:
- Tao sợ thằng Ngữ sẽ không đăng.
Bá hừ mũi:
- Sao lại không đăng? Mày viết cho tếu vào, nó sẽ đăng!
- Nhưng tao lại không có máu tếu! - Tôi ấp úng, giọng khổ sở - Phải chi tao có được một phần mười cái tài tiếu lâm của mày!
Thấy tôi chưa đánh đã hàng, nãy giờ chỉ thở ra rặt một giọng ỉu xìu, Bá nhẹ nhàng động viên:
- Mày đừng lo! Tao sẽ viết thử một vài mẩu chuyện cho mày xem! Thằng Ngữ vớ được hẳn là mê tít. Nó sẽ đòi đăng lên báo ngay. Lúc đó, mày nên đọc kỹ những mẩu chuyện của tao để... học tập. Nếu chịu học tập nghiêm túc, trước sau gì mày cũng sẽ viết được những mẩu chuyện thú vị không kém gì chuyện Ba Giai Tú Xuất.
Giọng Bá ngọt như đường phèn. Nó quảng cáo một hồi, tôi bùi tai ngay. Tôi không thèm trở thành Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính nữa. Làm nhà văn nhà thơ chi cho cực thân. Trở thành nhà tâm lý coi bộ dễ ăn hơn và theo như lời Bá nói thì còn lừng lẫy hơn nhiều. Lại khỏi phải yêu iếc lôi thôi, chẳng được tích sự gì, còn thêm cớ cho bạn bè chọc ghẹo.
Nhưng tôi chưa trở thành nhà tâm lý ngay được. Tôi phải đợi Bá sản xuất vài mẩu chuyện vui cười cho tôi nghiên cứu học tập.
Bá đúng là một con người nhanh nhẩu. Nó chẳng bắt tôi phải đợi lâu. Mới nói chuyện với nhau hôm trước, hôm sau Bá đã chìa cho tôi xem ba mẩu chuyện nóng hổi vừa thổi vừa... đọc.
Tôi nhìn Bá, thán phục:
- Mày viết hồi nào lẹ vậy?
Bá vung tay:
- Viết hồi sáng, ở ngay trong lớp. Tính tao vậy, tao ghét sự chậm chạp, làm gì là làm ngay!
Rồi Bá nhìn mấy tờ giấy tôi đang cầm trên tay, nôn nóng giục:
- Mày đọc đi!
Tôi mở to mắt, chăm chú đọc.
Tôi đọc kỹ từng chữ và trong khi đọc tôi nhíu mày cố tìm xem cái tính duyên dáng nó nằm ở đâu. Nhưng hình như thằng Bá nó giấu cái duyên của nó kỹ quá nên tôi tìm hoài không thấy. Tôi đọc tới đọc lui hai ba lần như muốn bới tung từng con chữ lên khỏi mặt giấy, trán nhăn lại như ông già bảy mươi, nhưng tôi vẫn chẳng thấy những chuyện vui cười của thằng Bá nó vui cười ở chỗ nào.
Thấy tôi nghiên cứu sáng tác của nó cả buổi mà mép chẳng nhúc nhích tí ti, Bá sốt ruột hỏi dò:
- Mày thấy sao? Hay đấy chứ?
Bá không hỏi, tôi đã thấy lúng túng khi phải đưa ra lời nhận xét. Nó gài câu hỏi kiểu đó, tôi càng thấy khó trả lời. Ngập ngừng một lát, tôi lưỡng lự đáp:
- Ừ, thì hay... nhưng sao tao thấy nó không được tức cười cho lắm!
Nửa câu sau, tôi nói bằng giọng rụt rè và tôi hy vọng cái âm lượng vi vu nhỏ xíu của tôi sẽ không làm tổn thương đến lòng tự ái của Bá.
Nhưng tôi nhầm. Tôi vừa nói dứt lời, Bá vội vàng giật phắt những tờ giấy tôi đang cầm trên tay, khinh khỉnh nói:
- Chuyện hay vậy mà mày chê! Mày không thấy tức cười, chính tại mày không có máu tếu đấy thôi! Chuyện khôi hài viết ra là để cho những người có óc khôi hài đọc. Mày khù khờ, đọc hoài cũng vậy thôi.
Tôi đâu có muốn phê bình sáng tác của Bá làm chi. Tại nó hỏi ý kiến tôi, tôi thật thà nghĩ sao nói vậy, không ngờ nó nổi dóa lên nó chê tôi khù khờ. Nhưng tôi không giận Bá. Nó là thằng bạn thân của tôi. Hơn nữa tôi còn phải theo nó học đạo để mai mốt trở thành... triết gia. Nghĩ vậy, tôi bèn cười cầu hòa:
- Mày hỏi thì tao nói nhưng... chắc gì tao đã nói đúng. Tao đã nói với mày ngay từ đầu là tao không có máu tếu kia mà!
Thấy tôi xuống nước, Bá hơi nguôi nguôi. Nhưng nó vẫn chưa nguội hẳn. Nó nheo mắt nhìn tôi, gầm gừ:
- Rồi mày coi! Tao đưa mấy bài này cho thằng Ngữ, nó sẽ khen rối rít và lập tức đăng ngay lên báo. Tao nói đố có sai!
Dòm mặt Bá vẫn còn sắc giận, tôi bèn tìm cách lấy lòng nó. Tôi ngọt ngào nói:
- Trước khi gửi bài cho thằng Ngữ, mày đưa tao vẽ minh họa cho!
Trước đề nghị béo bở của tôi, Bá chịu liền. Nó hí hửng gật đầu:
- Chà, hay đấy! Mày có hoa tay mà tao quên khuấy đi mất.
Vừa nói, Bá vừa vui vẻ đưa mấy tờ giấy lại cho tôi. Nhìn vẻ mặt hào hứng của nó, tôi nghi rằng nó đã quên mới vừa rồi đây cũng chính nó giật phăng những tờ giấy đó ra khỏi tay tôi.
Tôi thức nguyên một buổi trưa để minh họa những mẩu chuyện của Bá. Theo sự thưởng thức khù khờ của tôi thì chuyện của Bá nhạt như nước ốc, đọc lên muốn khóc hơn là muốn cười, do đó khi minh họa, tôi cố sửa chữa lại điều đó bằng cách vẽ những động tác của nhân vật sao cho thật là dí dỏm, hễ nhìn vào là bật cười ngay.
Khi tôi đưa những bức tranh cho Bá, nó vừa liếc qua đã gật gù khen lấy khen để:
- Chà chà, mày vẽ chiến thật! Tao thấy mày nên theo nghề hội họa hơn là nghề... tâm lý.
Cái thằng! Nó thay đổi ý kiến cứ như chong chóng! Mới hôm qua nó khuyên tôi nên phấn đấu làm triết gia, bây giờ nó lại bảo tôi nên trở thành họa sĩ. Hai ngày hai lời khuyên, tôi chẳng biết nên nghe theo lời khuyên nào. Nhưng tôi chẳng thèm cà khịa với Bá. Hễ nó khen tôi vẽ đẹp là tôi khoái rồi. Tôi hớn hở hỏi lại:
- Mày thấy tao vẽ đẹp thật hả?
- Thật chứ! Tao xạo mày làm chi! - Rồi chừng như thấy khen tôi như vậy có phần hơi quá đáng, Bá khịt mũi nói thêm - Nhưng dĩ nhiên nếu không có những mẩu chuyện của tao thì mày không tài nào vẽ đẹp được. Chuyện hay mới gợi được ý hay. Gặp chuyện dở, mày vẽ xấu hoắc liền!
Bá bắt đầu bốc phét. Nó thừa dịp khen tôi để tranh thủ tự khen nó. Tôi không nói gì, chỉ cười cười. Cũng như Ngữ, Bá là sư phụ tôi. Sư phụ ba hoa, đệ tử chỉ biết vểnh tai nghe, đâu dám hó hé.
Ngay trong chiều hôm đó, Bá gửi những mẩu chuyện vui cười của nó cho Ngữ, có kèm theo những bức tranh minh họa của tôi.
Bá có vẻ tin tưởng vào khả năng chọc cười của mình. Nó vỗ vai tôi, cười hềnh hệch:
- Chuyện của tao đăng lên, cả lớp sẽ cười lăn bò càng! Em Hồng chà-và của mày sẽ khoe đủ ba mươi hai cái răng trắng ởn!
Tôi cau mặt cự nự:
- Em Hồng, em Hồng hoài! Dẹp mày đi!
Nhưng tôi chưa kịp dẹp Bá thì Ngữ đã dẹp nó trước. Tờ báo tường tháng đó không đăng lấy một mẩu chuyện của Bá. Khi tờ báo vừa treo lên, Bá hào hứng kéo tôi lại xem. Nhưng sau khi xem tới xem lui, đọc xuôi đọc ngược một hồi, không thấy bài của mình đâu, Bá đứng chết trân.
Ở góc vui cười quen thuộc, chỉ có những bức tranh của tôi nằm chễm chệ. Tranh của tôi là tranh ăn theo . Tôi vẽ tranh là để minh họa cho những sáng tác của Bá. Vậy mà chúng lại được chọn đăng. Trong khi những sáng tác thứ thiệt kia bị loại thẳng cánh. Điều đó càng khiến Bá cáu tiết. Nó nghiến răng:
- Rõ ràng thằng Ngữ chơi tao! Hôm trước trong bữa ăn, tao vạch trần âm mưu của nó, nó để bụng, nay nó trả thù.
Tôi đứng bên cạnh Bá, bụng sướng rơn khi thấy tranh của mình được đăng. Nhưng tôi không dám để lộ niềm hân hoan ra ngoài mặt. Sư phụ đang buồn, đệ tử đâu dám vui. Tôi vui, Bá phát khùng lên, dám nó đánh tôi lắm. Tôi đành phải làm mặt rầu rầu:
- Để hỏi lại thằng Ngữ coi! Có thể nó để lạc bài của mày ở đâu đó, đến phút chót kiếm không ra.
Tôi tìm cách trấn an Bá. Nhưng nó chẳng tỏ vẻ gì tin tưởng vào lập luận của tôi. Nó cầm tay tôi kéo đi phăng phăng:
- Mày đi với tao! Tao phải tìm thằng Ngữ hỏi cho ra lẽ.
Ngữ đang ngồi trong quá cà phê trước cổng trường. Thấy Bá hầm hầm xộc vào, Ngữ đoán ngay ra chuyện gì, nhưng nó vẫn làm mặt tỉnh:
- Đi uống cà phê hả mày?
Bá sẵng giọng:
- Không cà phê cà pháo gì hết! Tao đi tìm mày hỏi tội đây!
Ngữ giả bộ ngơ ngác:
- Tội gì?
- Còn tội gì nữa? - Bá hừ mũi - Những mẩu chuyện tao đưa mày, sao mày không đăng?
Ngữ làm như sực nhớ ra:
- €... à... những mẩu chuyện vui cười đó hả?
Bá nhăn nhó:
- Thôi đi, đừng làm bộ! Thì chuyện đó chứ chuyện gì!
Ngữ nheo mắt, gật gù:
- Chuyện của mày đọc cũng được. Nhưng có cái kẹt là muốn thưởng thức cho hết cái hay phải đọc cùng lúc hai người.
Tôi nịnh Bá:
- Thằng Ngữ nói đúng đó. Đọc cuốn sách hay, bao giờ cũng đọc hai người mới lý thú.
Bá không ngờ nghệch như tôi. Nó nhìn Ngữ, giọng cảnh giác:
- Mày nói vậy nghĩa là sao?
Ngữ rờ cằm, chậm rãi đáp:
- Nghĩa là... đọc chuyện vui cười của mày, muốn cho cười phải có thêm một người ngồi bên cạnh thọc léc. Chứ đọc một mình, đố ai cười nổi.
Đòn thằng Ngữ tung ra khiến Bá choáng váng. Nó tím mặt lại:
- Đồ đểu! Mày chuyên môn ếm nhân tài. Tao sẽ nói cô Tần cách chức chủ bút của mày.
Ngữ cười hì hì:
- Mày mà là nhân tài cái khỉ mốc! Mày chỉ có mỗi tài... khoác lác!
Bá vốn mồm mép, nhưng lần này ở thế hạ phong, nó biết càng đôi co càng bất lợi. Vì vậy, Bá đành hậm hực quay ra sau khi trợn mắt đe dọa:
- Đợi đấy! Rồi mày sẽ chẳng còn có dịp phách lối nữa đâu!
Ngữ nhún vai, nói vói theo:
- Mày đừng có đi méc cô Tần mất công. Chính cô Tần đã liệng bài của mày vô sọt rác. Cô bảo đọc chuyện vui cười của mày, cô cảm thấy buồn cười quá xá quà xa!
Tôi không biết Ngữ nói thật hay nó phịa. Nhưng nghe vậy, Bá đâm ngán. Nó bỏ ngay ý định đi gặp cô Tần. Nó chỉ ấm ức thầm. Và từ đó về sau, tôi không thấy Bá gửi bài đăng báo nữa. Nó cũng chẳng nhắc gì đến chuyện tôi có nên trở thành triết gia hay không. Nó lờ tịt.
Còn tôi, sau sự kiện đáng nhớ đó, tôi nghiễm nhiên trở thành họa sĩ chính của tờ báo. Trước đây, phần việc đó do thằng Vinh phụ trách. Nó là cây vẽ bản đồ của lớp. Nhưng từ ngày tôi xuất hiện, Vinh trở thành thợ phụ . Ngữ bảo tôi vẽ có thần hơn. Nó trọng dụng tôi.
Phải chăng đó là sự an bài của định mệnh? Tôi đã hì hục sáng tác, tôi đã bấm bụng yêu đương, chỉ để mong trở thành nhà văn nhà thơ trung bình, chỉ để ao ước viết được những câu thơ hay bằng nửa ca dao, nhưng tôi đã thất bại. Tôi cũng cóc có trở thành triết gia nổi. Những mẩu chuyện của giáo sư Bá còn bị chê lên chê xuống, cỡ tôi ăn thua gì. Rốt cuộc tôi đành bằng lòng với nghề họa sĩ báo tường. Mày sẽ còn tiến xa, Ngữ bảo tôi vậy. Lời tiên tri của Ngữ khiến tôi sướng mê tơi mặc dù thực ra tôi cũng chẳng biết mình sẽ tiến xa được... mấy mét!
- Bộ mày muốn đăng bài lên báo tường lắm hả?
- Ừ! - Tôi liếm môi, khẽ đáp.
Bá gật gù:
- Tao sẽ chỉ cho mày một cách. Cách này khỏi cần phải yêu, khỏi cần phải nghĩ tới con Hồng chà-và chi cho mệt.
- Dễ không? - Tôi thấp thỏm.
- Dễ ợt.
Tôi sáng mắt lên:
- Vậy mày chỉ tao đi!
Bá hắng giọng:
- Mày đừng thèm làm thơ nữa!
Tôi gục gặc đầu ra vẻ hiểu biết:
- Tao hiểu rồi! Ý mày muốn nói tao có khiếu viết văn hơn làm thơ chứ gì?
Bá nhún vai:
- Không phải. Cả viết văn lẫn làm thơ, mày đều chẳng có năng khiếu gì sất.
Tuyên bố thẳng thừng của Bá khiến tôi bàng hoàng. Tôi cay đắng hỏi lại:
- Sao tao nhớ hôm trước có lần mày bảo tao có... năng khiếu văn nghệ kia mà?
Bá cười:
- Hôm trước tao nói là nói chuyện khác. Ý tao muốn bảo là mày vẽ đẹp. Chuyện đó chẳng ăn nhập gì đến văn thơ.
Hóa ra là vậy. Hôm trước Bá không nói rõ làm tôi cứ tưởng bở. Tôi thất vọng thở dài:
- Làm thơ tao không có sức, viết văn tao chẳng có tài, vậy sao mày bảo mày chỉ tao cách đăng bài lên báo?
Bá nói, giọng thản nhiên:
- Thì đâu cứ phải là thơ với văn! Mày viết thể loại khác!
Tôi chớp mắt:
- Thể loại gì?
- Mày viết chuyện... vui cười!
Tưởng Bá bày vẽ sao, nó khuyên tôi viết chuyện vui cười làm tôi cười hết muốn nổi. Tôi nhăn nhó:
- Tao muốn trở thành nhà văn, nhà thơ kia! Viết chuyện cười thì đâu có thành nhà gì?
Bá cười khẩy:
- Mày ngốc quá! Sao lại không thành nhà gì? Viết được chuyện vui cười xưa nay chỉ có những... nhà tâm lý. Không rành tâm lý sao chọc cho thiên hạ cười được! - Rồi Bá lên giọng trịnh trọng - Tao nói cho mày biết, làm nhà tâm lý oai hơn nhà văn nhà thơ nhiều. Văn thơ chỉ nằm trong lãnh vực văn học, còn tâm lý lại thuộc về phạm trù... triết học. Mày sẽ trở thành triết gia. Nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ chỉ đáng học trò mày!
Bá bơm chuyện vui cười lên tận mây xanh. Viễn ảnh nó vẽ ra khiến tôi ngẩn ngơ. Nhưng tôi vẫn e dè:
- Tao sợ thằng Ngữ sẽ không đăng.
Bá hừ mũi:
- Sao lại không đăng? Mày viết cho tếu vào, nó sẽ đăng!
- Nhưng tao lại không có máu tếu! - Tôi ấp úng, giọng khổ sở - Phải chi tao có được một phần mười cái tài tiếu lâm của mày!
Thấy tôi chưa đánh đã hàng, nãy giờ chỉ thở ra rặt một giọng ỉu xìu, Bá nhẹ nhàng động viên:
- Mày đừng lo! Tao sẽ viết thử một vài mẩu chuyện cho mày xem! Thằng Ngữ vớ được hẳn là mê tít. Nó sẽ đòi đăng lên báo ngay. Lúc đó, mày nên đọc kỹ những mẩu chuyện của tao để... học tập. Nếu chịu học tập nghiêm túc, trước sau gì mày cũng sẽ viết được những mẩu chuyện thú vị không kém gì chuyện Ba Giai Tú Xuất.
Giọng Bá ngọt như đường phèn. Nó quảng cáo một hồi, tôi bùi tai ngay. Tôi không thèm trở thành Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính nữa. Làm nhà văn nhà thơ chi cho cực thân. Trở thành nhà tâm lý coi bộ dễ ăn hơn và theo như lời Bá nói thì còn lừng lẫy hơn nhiều. Lại khỏi phải yêu iếc lôi thôi, chẳng được tích sự gì, còn thêm cớ cho bạn bè chọc ghẹo.
Nhưng tôi chưa trở thành nhà tâm lý ngay được. Tôi phải đợi Bá sản xuất vài mẩu chuyện vui cười cho tôi nghiên cứu học tập.
Bá đúng là một con người nhanh nhẩu. Nó chẳng bắt tôi phải đợi lâu. Mới nói chuyện với nhau hôm trước, hôm sau Bá đã chìa cho tôi xem ba mẩu chuyện nóng hổi vừa thổi vừa... đọc.
Tôi nhìn Bá, thán phục:
- Mày viết hồi nào lẹ vậy?
Bá vung tay:
- Viết hồi sáng, ở ngay trong lớp. Tính tao vậy, tao ghét sự chậm chạp, làm gì là làm ngay!
Rồi Bá nhìn mấy tờ giấy tôi đang cầm trên tay, nôn nóng giục:
- Mày đọc đi!
Tôi mở to mắt, chăm chú đọc.
Tôi đọc kỹ từng chữ và trong khi đọc tôi nhíu mày cố tìm xem cái tính duyên dáng nó nằm ở đâu. Nhưng hình như thằng Bá nó giấu cái duyên của nó kỹ quá nên tôi tìm hoài không thấy. Tôi đọc tới đọc lui hai ba lần như muốn bới tung từng con chữ lên khỏi mặt giấy, trán nhăn lại như ông già bảy mươi, nhưng tôi vẫn chẳng thấy những chuyện vui cười của thằng Bá nó vui cười ở chỗ nào.
Thấy tôi nghiên cứu sáng tác của nó cả buổi mà mép chẳng nhúc nhích tí ti, Bá sốt ruột hỏi dò:
- Mày thấy sao? Hay đấy chứ?
Bá không hỏi, tôi đã thấy lúng túng khi phải đưa ra lời nhận xét. Nó gài câu hỏi kiểu đó, tôi càng thấy khó trả lời. Ngập ngừng một lát, tôi lưỡng lự đáp:
- Ừ, thì hay... nhưng sao tao thấy nó không được tức cười cho lắm!
Nửa câu sau, tôi nói bằng giọng rụt rè và tôi hy vọng cái âm lượng vi vu nhỏ xíu của tôi sẽ không làm tổn thương đến lòng tự ái của Bá.
Nhưng tôi nhầm. Tôi vừa nói dứt lời, Bá vội vàng giật phắt những tờ giấy tôi đang cầm trên tay, khinh khỉnh nói:
- Chuyện hay vậy mà mày chê! Mày không thấy tức cười, chính tại mày không có máu tếu đấy thôi! Chuyện khôi hài viết ra là để cho những người có óc khôi hài đọc. Mày khù khờ, đọc hoài cũng vậy thôi.
Tôi đâu có muốn phê bình sáng tác của Bá làm chi. Tại nó hỏi ý kiến tôi, tôi thật thà nghĩ sao nói vậy, không ngờ nó nổi dóa lên nó chê tôi khù khờ. Nhưng tôi không giận Bá. Nó là thằng bạn thân của tôi. Hơn nữa tôi còn phải theo nó học đạo để mai mốt trở thành... triết gia. Nghĩ vậy, tôi bèn cười cầu hòa:
- Mày hỏi thì tao nói nhưng... chắc gì tao đã nói đúng. Tao đã nói với mày ngay từ đầu là tao không có máu tếu kia mà!
Thấy tôi xuống nước, Bá hơi nguôi nguôi. Nhưng nó vẫn chưa nguội hẳn. Nó nheo mắt nhìn tôi, gầm gừ:
- Rồi mày coi! Tao đưa mấy bài này cho thằng Ngữ, nó sẽ khen rối rít và lập tức đăng ngay lên báo. Tao nói đố có sai!
Dòm mặt Bá vẫn còn sắc giận, tôi bèn tìm cách lấy lòng nó. Tôi ngọt ngào nói:
- Trước khi gửi bài cho thằng Ngữ, mày đưa tao vẽ minh họa cho!
Trước đề nghị béo bở của tôi, Bá chịu liền. Nó hí hửng gật đầu:
- Chà, hay đấy! Mày có hoa tay mà tao quên khuấy đi mất.
Vừa nói, Bá vừa vui vẻ đưa mấy tờ giấy lại cho tôi. Nhìn vẻ mặt hào hứng của nó, tôi nghi rằng nó đã quên mới vừa rồi đây cũng chính nó giật phăng những tờ giấy đó ra khỏi tay tôi.
Tôi thức nguyên một buổi trưa để minh họa những mẩu chuyện của Bá. Theo sự thưởng thức khù khờ của tôi thì chuyện của Bá nhạt như nước ốc, đọc lên muốn khóc hơn là muốn cười, do đó khi minh họa, tôi cố sửa chữa lại điều đó bằng cách vẽ những động tác của nhân vật sao cho thật là dí dỏm, hễ nhìn vào là bật cười ngay.
Khi tôi đưa những bức tranh cho Bá, nó vừa liếc qua đã gật gù khen lấy khen để:
- Chà chà, mày vẽ chiến thật! Tao thấy mày nên theo nghề hội họa hơn là nghề... tâm lý.
Cái thằng! Nó thay đổi ý kiến cứ như chong chóng! Mới hôm qua nó khuyên tôi nên phấn đấu làm triết gia, bây giờ nó lại bảo tôi nên trở thành họa sĩ. Hai ngày hai lời khuyên, tôi chẳng biết nên nghe theo lời khuyên nào. Nhưng tôi chẳng thèm cà khịa với Bá. Hễ nó khen tôi vẽ đẹp là tôi khoái rồi. Tôi hớn hở hỏi lại:
- Mày thấy tao vẽ đẹp thật hả?
- Thật chứ! Tao xạo mày làm chi! - Rồi chừng như thấy khen tôi như vậy có phần hơi quá đáng, Bá khịt mũi nói thêm - Nhưng dĩ nhiên nếu không có những mẩu chuyện của tao thì mày không tài nào vẽ đẹp được. Chuyện hay mới gợi được ý hay. Gặp chuyện dở, mày vẽ xấu hoắc liền!
Bá bắt đầu bốc phét. Nó thừa dịp khen tôi để tranh thủ tự khen nó. Tôi không nói gì, chỉ cười cười. Cũng như Ngữ, Bá là sư phụ tôi. Sư phụ ba hoa, đệ tử chỉ biết vểnh tai nghe, đâu dám hó hé.
Ngay trong chiều hôm đó, Bá gửi những mẩu chuyện vui cười của nó cho Ngữ, có kèm theo những bức tranh minh họa của tôi.
Bá có vẻ tin tưởng vào khả năng chọc cười của mình. Nó vỗ vai tôi, cười hềnh hệch:
- Chuyện của tao đăng lên, cả lớp sẽ cười lăn bò càng! Em Hồng chà-và của mày sẽ khoe đủ ba mươi hai cái răng trắng ởn!
Tôi cau mặt cự nự:
- Em Hồng, em Hồng hoài! Dẹp mày đi!
Nhưng tôi chưa kịp dẹp Bá thì Ngữ đã dẹp nó trước. Tờ báo tường tháng đó không đăng lấy một mẩu chuyện của Bá. Khi tờ báo vừa treo lên, Bá hào hứng kéo tôi lại xem. Nhưng sau khi xem tới xem lui, đọc xuôi đọc ngược một hồi, không thấy bài của mình đâu, Bá đứng chết trân.
Ở góc vui cười quen thuộc, chỉ có những bức tranh của tôi nằm chễm chệ. Tranh của tôi là tranh ăn theo . Tôi vẽ tranh là để minh họa cho những sáng tác của Bá. Vậy mà chúng lại được chọn đăng. Trong khi những sáng tác thứ thiệt kia bị loại thẳng cánh. Điều đó càng khiến Bá cáu tiết. Nó nghiến răng:
- Rõ ràng thằng Ngữ chơi tao! Hôm trước trong bữa ăn, tao vạch trần âm mưu của nó, nó để bụng, nay nó trả thù.
Tôi đứng bên cạnh Bá, bụng sướng rơn khi thấy tranh của mình được đăng. Nhưng tôi không dám để lộ niềm hân hoan ra ngoài mặt. Sư phụ đang buồn, đệ tử đâu dám vui. Tôi vui, Bá phát khùng lên, dám nó đánh tôi lắm. Tôi đành phải làm mặt rầu rầu:
- Để hỏi lại thằng Ngữ coi! Có thể nó để lạc bài của mày ở đâu đó, đến phút chót kiếm không ra.
Tôi tìm cách trấn an Bá. Nhưng nó chẳng tỏ vẻ gì tin tưởng vào lập luận của tôi. Nó cầm tay tôi kéo đi phăng phăng:
- Mày đi với tao! Tao phải tìm thằng Ngữ hỏi cho ra lẽ.
Ngữ đang ngồi trong quá cà phê trước cổng trường. Thấy Bá hầm hầm xộc vào, Ngữ đoán ngay ra chuyện gì, nhưng nó vẫn làm mặt tỉnh:
- Đi uống cà phê hả mày?
Bá sẵng giọng:
- Không cà phê cà pháo gì hết! Tao đi tìm mày hỏi tội đây!
Ngữ giả bộ ngơ ngác:
- Tội gì?
- Còn tội gì nữa? - Bá hừ mũi - Những mẩu chuyện tao đưa mày, sao mày không đăng?
Ngữ làm như sực nhớ ra:
- €... à... những mẩu chuyện vui cười đó hả?
Bá nhăn nhó:
- Thôi đi, đừng làm bộ! Thì chuyện đó chứ chuyện gì!
Ngữ nheo mắt, gật gù:
- Chuyện của mày đọc cũng được. Nhưng có cái kẹt là muốn thưởng thức cho hết cái hay phải đọc cùng lúc hai người.
Tôi nịnh Bá:
- Thằng Ngữ nói đúng đó. Đọc cuốn sách hay, bao giờ cũng đọc hai người mới lý thú.
Bá không ngờ nghệch như tôi. Nó nhìn Ngữ, giọng cảnh giác:
- Mày nói vậy nghĩa là sao?
Ngữ rờ cằm, chậm rãi đáp:
- Nghĩa là... đọc chuyện vui cười của mày, muốn cho cười phải có thêm một người ngồi bên cạnh thọc léc. Chứ đọc một mình, đố ai cười nổi.
Đòn thằng Ngữ tung ra khiến Bá choáng váng. Nó tím mặt lại:
- Đồ đểu! Mày chuyên môn ếm nhân tài. Tao sẽ nói cô Tần cách chức chủ bút của mày.
Ngữ cười hì hì:
- Mày mà là nhân tài cái khỉ mốc! Mày chỉ có mỗi tài... khoác lác!
Bá vốn mồm mép, nhưng lần này ở thế hạ phong, nó biết càng đôi co càng bất lợi. Vì vậy, Bá đành hậm hực quay ra sau khi trợn mắt đe dọa:
- Đợi đấy! Rồi mày sẽ chẳng còn có dịp phách lối nữa đâu!
Ngữ nhún vai, nói vói theo:
- Mày đừng có đi méc cô Tần mất công. Chính cô Tần đã liệng bài của mày vô sọt rác. Cô bảo đọc chuyện vui cười của mày, cô cảm thấy buồn cười quá xá quà xa!
Tôi không biết Ngữ nói thật hay nó phịa. Nhưng nghe vậy, Bá đâm ngán. Nó bỏ ngay ý định đi gặp cô Tần. Nó chỉ ấm ức thầm. Và từ đó về sau, tôi không thấy Bá gửi bài đăng báo nữa. Nó cũng chẳng nhắc gì đến chuyện tôi có nên trở thành triết gia hay không. Nó lờ tịt.
Còn tôi, sau sự kiện đáng nhớ đó, tôi nghiễm nhiên trở thành họa sĩ chính của tờ báo. Trước đây, phần việc đó do thằng Vinh phụ trách. Nó là cây vẽ bản đồ của lớp. Nhưng từ ngày tôi xuất hiện, Vinh trở thành thợ phụ . Ngữ bảo tôi vẽ có thần hơn. Nó trọng dụng tôi.
Phải chăng đó là sự an bài của định mệnh? Tôi đã hì hục sáng tác, tôi đã bấm bụng yêu đương, chỉ để mong trở thành nhà văn nhà thơ trung bình, chỉ để ao ước viết được những câu thơ hay bằng nửa ca dao, nhưng tôi đã thất bại. Tôi cũng cóc có trở thành triết gia nổi. Những mẩu chuyện của giáo sư Bá còn bị chê lên chê xuống, cỡ tôi ăn thua gì. Rốt cuộc tôi đành bằng lòng với nghề họa sĩ báo tường. Mày sẽ còn tiến xa, Ngữ bảo tôi vậy. Lời tiên tri của Ngữ khiến tôi sướng mê tơi mặc dù thực ra tôi cũng chẳng biết mình sẽ tiến xa được... mấy mét!
/21
|