Trận bão cát kéo dài tầm nửa canh giờ thì ngừng, vứt lại một khoảng trời đất bặt câm. Đương đêm tháng một mà trán và lưng Quân Huyền đẫm mồ hôi. Mạc Tử Liên chậm rãi thả hắn ra, tháo khăn trùm đầu xuống giũ sạch cát bụi, hỏi: "Huynh có sao không?"
Hắn mới hé răng liền gập eo ho khan như xé phổi, lắc đầu. Y vỗ về lưng hắn, gọi người lấy túi nước thấm ướt khăn rồi lau mặt, lau cổ cho ca ca. Đầu tóc, áo quần Mạc Tử Liên đầy cát, song y vẫn lo cho hắn trước rồi mới đứng dậy làm sạch mình.
Lại có tiếng động rầm rập kéo tới, một toán người cưỡi ngựa, giắt đao kiếm cuốn theo bụi mù tản ra vây lấy bọn họ. Chúng là dân du mục, cao lớn và tràn ngập dã tính, quấn khăn trên mặt mà xuôi theo bão cát như sứ giả của thiên tai. Một gã mặt thẹo trong bọn tuốt thanh mã tấu, xổ tiếng dị tộc đoạn chém về phía A Bát. Cả đám thét lên xông vào bọn họ, khát máu và tràn trề dục vọng cướp đoạt.
Một trận hỗn chiến.
Roi da như linh xà quất gãy chân ngựa, con vật hí vang gục xuống cát. Mạc Tử Liên đá bay hung khí, đầu roi cuốn quanh cổ họng siết mặt mày gã du mục tím tái, bẻ một tiếng 'rắc'. Qua khóe mắt thấy một thanh mã tấu chém tới, y bật lên uốn mình, thân roi bắn ra chọt mù mắt gã ta. Mũi chân sượt qua thân đao lấy lực, y tóm lấy cánh tay vật gã khỏi ngựa, lưỡi đao bán nguyệt xoay vòng đâm thâu yết hầu.
Mạc Tử Liên giết liên tiếp bảy tên, đầu roi nhỏ máu rủ xuống gót chân, mắt lạnh quay đầu lại, gã thẹo đang xông lên. Con ngựa hung dữ giơ hai móng hất tung cát bụi vào mặt y, song thân roi vẫn chuẩn xác sượt qua vành tai gã. Gã vung mã tấu chém xuống, tuy mất trật tự mà toát ra sức mạnh đáng gờm.
"Liên!" Huyền ca áp sát vào lưng, chuyển kiếm qua tay y, Mạc Tử Liên vụt lên chém rách cằm gã Thẹo. Gã vẫn chưa ngã, rút từ đai lưng ra một cái búa, nhe hàm răng vàng khè, như một con thú hoang lao vào cả hai.
Mạc Tử Liên cầm kiếm, trong mắt có sát ý, chém ngang đánh ra một chưởng. Cẳng chân con vật bị cách không bẻ quặp, gã Thẹo té ngã, thanh mã tấu bất chợt bắn ra nhằm vào mặt y, bị chưởng phong hất văng như phiến lá. Có sát khí sau lưng, Thẹo nhanh như cắt đứng dậy, cuốn theo gió lốc vung búa tạ từ mé phải - y bật nhảy phóng đầu roi quất vào búa, đồng thời dùng tay không tính nắm lấy mã tấu - song lại sửng sốt chạm phải một vạt áo mát lành. Đoạn y nghe một âm thanh vụn vỡ thảng hoặc như chính cõi lòng mình tan nát.
Chưởng phong quất bay cả đầu búa lẫn gã cầm mã tấu. Mạc Tử Liên ôm lấy Quân Huyền, đầu cúi gằm, gợn sóng trên mặt cát dưới chân vỗ nhè nhẹ theo nhịp máu đỏ nhuộm áo trắng. Ngón tay y vuốt ve mi gian cau chặt, cắm kiếm vào, rút roi da quất tung mặt cát.
"Ta biết ngươi là ai..." Y nói với Mặt Thẹo: "Ta vốn không định giết ngươi."
Gã Thẹo nhổ toẹt một bãi đờm lẫn tơ máu, các bắp cơ co lại, vẻ khoe khoang nâng cao búa tạ. Mạc Tử Liên tuy đã cao lớn hơn rất nhiều song vóc dáng vẫn thon gầy - so với tiêu chuẩn của đàn ông Tây Vực thì có thể coi như có chút còi cọc.
Y đưa ca ca cho thuộc hạ, viền cát xung quanh bàn chân bắn lên khi bật nhảy, trong nháy mắt lưỡi đao bán nguyệt cắt đứt lìa tay gã cầm mã tấu - nhanh tới mức không ai kịp nhìn thấy cử động. Gã Thẹo cũng bị đòn này của y làm ngỡ ngàng, thế là ăn một cước sút thẳng vào mặt. Tiếng răng rắc giòn tan gõ vào sống lưng mọi người.
Mạc Tử Liên không để gã thở một hơi, lạnh lùng quất roi siết cánh tay thuận của gã, giật ngược - lại nghe xương vỡ cùng tiếng tru tréo thất thanh. Có gã du mục không nhịn được hét lớn lao vào, bị một roi cách không đánh cho ngã lộn cổ ngay dưới móng ngựa dữ. Giữa trời đất tối tăm chỉ còn âm thanh đau đớn rên la.
Y không hề toát lên sát ý, Đoạn Hồn hương lại còn ngọt ngào lan tỏa trong không gian nhưng ai nấy đều ít nhiều khiếp hãi. Mặt Thẹo trợn trừng cặp mắt đỏ au nhìn y, mấy lần vùng dậy mà bàn chân đạp trên ngực như ngàn cân, như núi lớn không chút suy suyển. Trước ánh mắt hoảng sợ của gã, Mạc Tử Liên chợt mỉm cười, công lực dưới chân lưu chuyển khiến cát gợn sóng.
Các nhân chứng trân trân nhìn y ngồi xổm xuống, duỗi tay bịt kín mặt gã Thẹo. Không giãy giụa, không la hét. Một khoảng câm lặng kỳ dị. Rồi khi y rút tay về thì kẻ xấu số kia chỉ còn là một cái xác trắng bệch, cứng ngắc, da mặt dúm dó.
Thật lạnh người. Không ai biết y đã làm gì, ấy mới đáng sợ.
Mạc Tử Liên nhàn nhạt nói kẻ dưới trả lại xác chết cho chúng rồi nhanh chân đi đến bên ca ca. Xương vai của Quân Huyền bị vỡ, đau đớn tới mức không ngừng đổ mồ hôi lạnh, sắc mặt tái nhợt, lông mi bị mồ hôi làm ướt như thể đã khóc. Nghe tiếng y gọi, hắn hé mắt, mấp môi không cất nên lời, ngón tay giật giật muốn tìm kiếm y nhưng lại bị đau mà thở không nổi. Y thấy lòng mình tan nát lần nữa, áp tay lên trán hắn.
Bấy giờ ca ca của y mới yên lòng nhắm nghiền mắt, toàn thân tĩnh lặng như thiền. Mạc Tử Liên bất động, chỉ có gió thổi lay động tay áo, đôi mắt chăm chú dõi theo cử động của nam y sư. Y sư là phó đường chủ dưới trướng U Đàm, tên họ khá dài, gọi tắt là A Tích. A Tích bị ánh mắt của y làm áp lực gần chết, hầu hạ 'tổ tông của tổ tông' xong là lưng áo sũng mồ hôi, nói lắp: "Bẩm, bẩm, bẩm... cốc chủ, vai của phu nhân từng có tiền lệ tổn thương, tuy được điều trị tốt song có lưu lại bệnh căn. Nay bị đập mạnh như vậy, thương chồng lên thương, e là khó lành."
Mạc Tử Liên tối sầm mắt: "Nói rõ ràng."
"Dạ, dạ, dạ. Người cũng biết là y thuật Tây Vực thiên về dược liệu, bào chế thuốc nhiều hơn là chữa về vật lý. Học vấn của thuộc hạ không đủ, đối với vết thương của phu nhân thực sự chỉ cố được đến đây, cần phải tìm người giỏi hơn ạ."
Mạc Tử Liên biết hắn ta nói đúng, trầm ngâm gật đầu: "Đi coi vết thương của người khác đi."
Quân Huyền được cho uống thuốc an thần, thiêm thiếp ngủ. Hắn nằm nghiêng, tóc tai bết vào mặt, hõm tối đọng trên gò má làm đậm vẻ yếu ớt. Mạc Tử Liên muốn ôm mà không thể ôm, lấy áo choàng nhẹ nhàng đắp cho hắn rồi cứ thế, không trải lót gì cả mà nằm thẳng lên cát, đáy mắt mịt mùng.
Y cứ làm ca ca đau.
Y từng chết bao nhiêu lần, ca ca đều đau đớn bấy nhiêu lần. Mà mỗi lần y chọn cái chết, có khi nào là vì ca ca đâu? Y chết đều là vì người khác.
Đoàn người nghỉ ngơi, đám ảnh vệ ái ngại nhìn nhau rồi nhìn cốc chủ, rốt cuộc Nhị bèn lay Đại đường chủ. Đồ Mi nghe vậy liền cầm áo choàng, tiến lại phủ lên người y, dịu dàng nói: "Tổ tông nhà chúng ta ơi, đêm tháng một chứ có phải ngày tháng bảy đâu."
"Cảm ơn cô cô." Bấy giờ Mạc Tử Liên mới nhận ra tứ chi lạnh cóng cả rồi, co lại trong áo lông, mắt không rời ca ca.
"Con đang nghĩ gì vậy?"
"Con đang nghĩ sao mình may mắn quá, có một vị cô cô vừa xinh đẹp vừa chu đáo biết bao."
"Úi dào, lớn nhỏ gì cũng khéo nịnh."
"Con nói thật mà cô cô. Cô cô có tuổi rồi vẫn xinh thế kia, hồi trẻ nhất định là tiên nữ. Ai dám từ chối cô cô chắc chắn là đồ ngốc xít."
"Ha hả, đây là nịnh sư phụ phu nhân mà chửi xéo cô cô phải không? Yến Sở thời trẻ là mỹ nam nổi danh đế đô, cô cô nhìn mà còn thấy thẹn, nhịn không được mới phải trêu cho bõ ghét. Trêu qua trêu lại, trêu tới đầu quả tim thì Yến lang khoác lên quân trang, một đường hành quân không ngoái đầu. Lúc đó ta nằm trên chạc cây nghĩ bụng: mình trêu trai lâu như vậy, chưa xơ múi được gì mà lỡ hắn chết dưới tay thằng khác vừa xấu vừa hèn thì chả tức à? Thế là ta xông xáo theo hắn - ôi! Nếu được quay lại dĩ vãng thì ta sẽ tát mình hai chục cái."
"Sao vậy ạ?"
Đồ Mi không đáp, chỉ cười cười: "Người như lão Yến, thời trẻ hết lòng vì nước vì dân, xế chiều thì vì bạn vì bè, có giây phút nào là nghĩ đến bản thân mình đâu? Ta ngốc lắm mới đi làm bảo mẫu cho hắn. Nhân duyên của hắn rất tốt, bạn bè đều là chiến hữu vào sinh ra tử, ngàn vàng khó cầu. Lão Yến không cần ta vẫn cứ sống tốt, ta có gì để buồn bực đây? Lúc còn trẻ người ta khăng khăng rằng tình cảm của bản thân cảm động thấu trời xanh, qua mấy mươi năm rồi nhớ lại cũng chỉ bồi hồi 'à' một tiếng mà thôi."
Thời gian có thể làm phai nhạt mọi thứ, bóng hình người xưa nay chỉ còn như một vệt sáng đọng trên bờ mi, trong đêm tối hoang hoải lại ngỡ là có vì sao rơi vào trong mắt, thắp sáng lên những kỷ niệm cũ. Và bồi hồi. Và bâng khuâng. Rồi quên lãng... Nàng không tin vào thiên trường địa cửu, chỉ tin vào sống chết có nhau. Yến Sở không tin vào sống chết có nhau, chỉ tin vào quốc thái dân an, an bang định quốc.
Vậy nên chàng không tiếc dâng chiến công cho người khác, chỉ để lại trong sử sách một dấu chấm vô danh. Hậu thế vĩnh viễn không biết đến tài hoa của chàng, xã tắc đội ơn chàng lại không nhớ chàng là ai.
Chỉ có nàng đây thu chàng lại thành vệt sáng trên mi mắt, từ bao giờ đã không còn thấy hồng trần phồn hoa.
Vị ương, vị ương, hà dĩ vị ương?*
* Chưa dứt, chưa dứt, sao còn chưa dứt?
Tên bội kiếm của Yến sư phụ là Vị Ương (chương 11).
Mạc Tử Liên bỗng hỏi: "Vậy nếu có người ở trong tình huống giống như cô cô nhưng thay vì tự lo cho bản thân mà vẫn cố chấp đòi bảo vệ đối phương thì thế nào?"
"Chính là đồ ngốc xít chứ còn gì nữa."
Y bật cười, chợt muốn rơi nước mắt.
Đến gần sáng Mạc Tử Liên mới chợp mắt một chút, tiếng thở hào hển của ca ca đánh thức y. Khuôn mặt Quân Huyền ửng đỏ, thân thể hơi run, hắn mờ mịt mở mắt, mò mẫm tìm kiếm. Y liền ngồi dậy vuốt lưng hắn, gọi A Tích.
"Phu nhân bị sốt thôi ạ, vết thương không bị nhiễm trùng, cốc chủ an tâm." Vừa thay thuốc, A Tích vừa thưa: "Thuộc hạ xin phép nói, vết thương của phu nhân không chịu được xóc nảy nhưng cứ lần lữa thì sẽ bỏ lỡ thời điểm tốt nhất."
"Nói tất cả chuẩn bị." Mạc Tử Liên không cần nghĩ liền ra lệnh: "Nội hôm nay phải tới thành."
Nói rồi y tẩm rượu trắng lau người cho ca ca, giắt nước uống và thuốc men, lót áo lông lên yên thú cưỡi. Quân Huyền cảm thấy mình được ôm lên, dựa vào một mảnh mềm mại, hơi ấm của y bồi hồi trên trán, "Ca ca, chúng ta đi hơi nhanh, đau thì phải gọi ta."
Quân Huyền nắm lấy vạt áo y, khẽ gật đầu.
Cuối năm, vương hoàng tái phát bệnh hen suyễn, qua tháng một thì sức khỏe đột ngột đi xuống, đành phải giao chính sự cho Quốc sư. Bệ hạ hết sức buồn phiền, bèn tuyên triệu mấy đứa cháu trong tông thất vào hầu chuyện, cả ngày rỗi rãi nghe nịnh tới sướng rơn. Chiều chiều Quốc sư hầu bệnh đều nghe bệ hạ tấm tắc tán thưởng vương tử này, vương nữ nọ.
Vương hoàng thấy hắn đối đáp chiếu lệ, trong bụng không vui, giận dỗi đặt mạnh bát thuốc xuống: "Xem chừng ái khanh chỉ coi lời cô như gió thoảng!"
"Thần không dám." Thủy Nguyện chuyền bát thuốc cho đứa hầu: "Thần chỉ đang nghĩ rằng: các vương tôn, tử, nữ tuy nhận là có hiếu với bệ hạ nhưng lại không chủ động vì bệ hạ phân ưu, âu cũng chỉ nói cho mát miệng."
"Hỗn à! Ai cho ái khanh phán xét vương thất?"
"Vậy bệ hạ có biết nội trong giao thừa vừa qua các vương tử đã tiêu thụ bao nhiêu lương thực và lượng nước không? Các vương tử đủ mười lăm tuổi không chức, không công, xài đến năm trăm giạ lúa mì để làm tiệc mừng. Rượu quả không rót vào ly mà đổ vào bồn tắm, cho đào kép bơi lội. Quá quắt hơn là công khai mời quan viên triều đình tham gia, thử hỏi tác phong đồi bại như thế có chỗ nào là nghĩ cho bệ hạ?"
"Cái gì?" Ô Hiên sửng sốt, đoạn sực nhớ: "Là tiệc giao thừa của Ô Ngũ vương sao?"
Quốc sư lãnh đạm đáp: "Vi thần cất công thu dọn thực phẩm và rượu nước thừa đến tận hai mươi tám xe, thử hỏi lúa mì và hoa quả đó là do biết bao công khó của dân chúng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà Ô Ngũ vương lại dám dung túng con cái hoang phí như thế?"
"Hỗn láo!" Vương hoàng đập mạnh bàn, đùng đùng nổi giận: "Cô không ngờ Ô Ngũ vương lại dám xem cô như người mù! Nhất định phải phạt nặng! Dùng trượng hình đánh phạt trước bàn dân để nêu gương!"
Vì quá giận nên ngài bị khó thở, đám cung nhân quỳ dưới bệ rối rít xin 'bệ hạ nguôi giận'. Quốc sư quen tay vuốt lưng cho Ô Hiên, làm như thuận miệng nói: "Ô Ngũ vương tiêu xài hoang phí là một tội, song lôi kéo quan viên học theo thói đó mới là tội nặng hơn, vi thần chưa dám quyết định, xin hỏi ý bệ hạ."
Gương mặt vàng vọt của Ô Hiên nghiêm nghị, đuôi mày quắc thước, trầm giọng: "Trước khi đánh phạt thì vét sạch kho của Ô Ngũ vương, tất cả sung công quỹ, cắt bổng lộc ba tháng. Còn lại thì tùy ý khanh."
"Thần tuân lệnh." Quốc sư đặt tay lên ngực.
"Lui ra đi." Hoàng bóp trán.
Thủy Nguyện vén rèm lui xuống, thần sắc bất biến. Như một loại bản năng của kẻ cầm quyền, dầu vương hoàng trị quốc ngu dại nhưng luôn rất tỉnh táo đối với mối đe dọa đến ngai vàng của mình. Nhược bằng không, e là hoàng tộc đã đổi họ sang Cao Yên.
Xét ngoài phương diện trị quốc thì Ô Hiên cũng là người đủ tỉnh táo, đủ khôn ngoan, vì thế mới trọng dụng Thủy Nguyện. Hắn không có huyết thống tông tộc, không được Tát Lãng thị ủng hộ, đủ tư cách làm lớn, song tuyệt đối không thể đe dọa đến tông thất. Nghĩ đoạn, Thủy Nguyện để ý thấy cung tì cầm đèn lạ mắt, hỏi: "Ngươi mới được Ti Cung Vụ điều tới?"
"Dạ - dạ." Cung tì run sợ cúi đầu đáp, đèn lồng lắc lư lập lòe: "Nô tỳ mới đến hôm qua ạ."
"Bản nhân niệm tình ngươi còn nhỏ nên không truy cứu. Liệu mà ghi lòng tạc dạ: mũi của bệ hạ nhạy cảm, chớ đeo hoa cỏ như hôm nay."
Cung tì cuống quít tháo vòng hoa trên áo ra, vái thật sâu: "Dạ, nô tỳ ghi tạc."
Thủy Nguyện ngồi kiệu trở về tháp Ngài, qua màn che mỏng thấy đứa học trò đang quỳ giữa sân từ bao giờ. Đàng bên xa giá có một chế ti cao giọng gọi: "Quốc sư đại nhân!"
Chế ti tầm trên dưới hai mươi, song đã làm đến chức Thượng phẩm, là người bên phe Tân chính, không xa lạ với Quốc sư. Anh ta vén quan phục quỳ xuống, dập đầu: "Bẩm đại nhân, ti chức biết Phá hạ sử và Cung chế ti đã làm ra chuyện sai quấy, có tội với bệ hạ và đại nhân. Song bọn họ ở trong lao ngục bấy lâu đã đau xót ăn năn hối lỗi, nguyện bị cắt chức sung quân. Ti chức lạy đại nhân khai ân, niệm tình công lao hai anh ấy tại chức chưa từng sai sót mà giảm nhẹ hình phạt ạ!"
"Có tội với bệ hạ và bản nhân?" Người trên kiệu nói qua tấm rèm, cái bóng nghiêng nghiêng: "Nói bọn họ có tội với bệ hạ thì đúng, tuy nhiên họ đã làm gì nên tội với bản nhân? Người chọc giận bản nhân là con cháu của Ô Ngũ vương, ngoài ra bản nhân không nhớ mình còn bận tâm về ai. Ngươi nói bọn họ hối lỗi, vậy có thật là biết đúng lỗi chưa?
"Làm quan mà chỉ lo làm vừa lòng bề trên, đặt bổng lộc trên xã tắc, quanh năm tích của chờ cuối năm hưởng thụ - hai anh ta xác thực làm tốt chức vụ của mình, song chưa bỏ được thói hưởng lạc, quan như vậy là muốn mình sướng trước rồi mới đến dân. Khác gì với đảng Cựu thần? Các ngươi xưng là Tân chính, lại không lấy cần, kiệm làm đức, chỉ vì nhất thời ham vui mà vứt bỏ tác phong. Người thiếu kiên định như thế thì làm nên trò trống gì? Anh có thấy ánh mắt dân chúng hâm mộ nhìn theo xe chở thóc lúa? Có thấy lính tráng cai thành đón giao thừa xa nhà? Có biết các tiêu phu phải ngủ vật vờ trên mành trời chiếu đất để vận chuyển lúa mì và sơn trân hải vị cho các anh chè chén? Anh về đi, bản nhân không đổi ý." . Tìm truyện hay tại # TRÙ MTRUYỆN. м e #
Sài Lệ quỳ gối nghe vậy, suýt chảy nước mắt. Nó là con cháu tông tộc, cũng vì ham vui mà theo bạn tham gia yến tiệc của Ô Ngũ vương, chẳng mảy may nhớ đến lời thầy dạy. Qua kỳ nghỉ Tết, ông nội khiển trách nó một trận, bắt nó phải thỉnh tội với thầy, mà thầy năm lần bảy lượt cáo bận. Tới hôm nay nó bí quá mới đi quỳ ở đây, mong thầy mềm lòng. Nhưng vừa xong Sài Lệ mới biết thầy vừa giận vừa thất vọng như thế nào.
Cỗ kiệu lại nâng lên, chưa đi được ba bước thì Thượng chế ti gọi với theo: "Đại nhân dạy phải! Là các ti chức thất trách. Ti chức thực lòng rất hổ thẹn vì không biết khuyên nhủ bạn bè, nguyện ý theo bọn họ sung quân."
"Anh lại nói năng hàm hồ, thân là Thượng chế ti không làm gì sai quấy thì tại sao bản nhân phải cắt chức anh? Anh có lòng thì hãy đặt tấm lòng ấy vào công việc của mình. Phần hai anh kia, có làm có chịu mới xứng đức liêm chính, công minh. Bản nhân bận rộn, không tiếp ai nữa."
Từ đầu chí cuối, người trong kiệu chẳng hề đả động đến đứa học trò. Sài Lệ là người thừa kế của Sài thị, người hầu nhìn nó quỳ sao nổi, bèn khuyên lơn: "Đại nhân phê tấu thường đến tối muộn, hay là ngày mai thế tử hãy lại?"
Nó ngước nhìn lên tháp: "Không, ngày mai ta sẽ hoàn thành công việc của mình thật tốt."
Khuya khoắt, Sầm Canh quen nẻo trèo cửa sổ vào tháp, thấy Thủy Nguyện dựng ngược lông mày trừng mình: "Cái quái gì thế?"
"À." Gã chùi vết máu trên cổ, nói: "Đoán xem ta đã gặp ai?"
Thủy Nguyện ghét bỏ ra mặt trước bộ dạng lôi thôi của gã: "Đoán cái đầu ngươi. Mau đi ra ngoài rửa ráy, đừng làm bẩn sàn nhà." Vừa nói dứt lời thì hắn nghe cận vệ ở ngoài cửa vội vàng bẩm báo, "Quốc sư, Hoan Lạc cốc chủ đến rồi!"
Quốc sư kinh ngạc bật dậy, tự nhiên luống cuống, quay phắt nhìn Sầm Canh, vừa chỉnh sửa y trang vừa ngờ vực hỏi: "Sao lại sớm như vậy?" Đáng lý phải là hai ngày sau.
Gã lau vết máu trên người, hơi thở nằng nặng tản mác sát khí, đáp lại ánh mắt của hắn: "Du mục từ Mạc Bắc và Nam Hải di dân, Tây Vực loạn rồi."
Thủy Nguyện chống quyền trượng, giục kiệu đi đến nơi, thấy nghi trượng của bệ hạ, lập tức cau mày, vừa vén rèm bước ra vừa đanh giọng khiển trách: "Khuya thế này rồi, sao lại kinh động đến bệ hạ đang dưỡng bệnh?"
Ai nấy cúi gằm câm như hến. Quốc sư băng qua chúng, tiến vào cung điện. Vương hoàng đang ngự trên chủ vị, cách một lớp màn tẩm hương liệu đặc chế phòng Đoạn Hồn hương. Ở bên cánh trái có một tấm trướng mỏng rủ xuống, thấp thoáng bóng ngự y qua lại chữa trị cho ai.
Mạc Tử Liên ngồi ghé vào đầu giường, dưới chân là tấm áo ngoài đẫm máu, toàn thân phong trần. Y nghiêng mình cúi sát đầu xuống, soi vào mắt Quốc sư khóe môi bặm chặt, năm ngón tay vuốt tóc một ai đó.
Thủy Nguyện mãnh liệt kìm xuống nỗi xao động đè ép trong ngực, chỉ dám liếc qua một cái rồi tiến lên chỗ Hoàng.
Y khác quá, hắn thinh lặng nghĩ, khác đến mức lập tức vực ta dậy khỏi chút ảo mộng cuối.
Hắn mới hé răng liền gập eo ho khan như xé phổi, lắc đầu. Y vỗ về lưng hắn, gọi người lấy túi nước thấm ướt khăn rồi lau mặt, lau cổ cho ca ca. Đầu tóc, áo quần Mạc Tử Liên đầy cát, song y vẫn lo cho hắn trước rồi mới đứng dậy làm sạch mình.
Lại có tiếng động rầm rập kéo tới, một toán người cưỡi ngựa, giắt đao kiếm cuốn theo bụi mù tản ra vây lấy bọn họ. Chúng là dân du mục, cao lớn và tràn ngập dã tính, quấn khăn trên mặt mà xuôi theo bão cát như sứ giả của thiên tai. Một gã mặt thẹo trong bọn tuốt thanh mã tấu, xổ tiếng dị tộc đoạn chém về phía A Bát. Cả đám thét lên xông vào bọn họ, khát máu và tràn trề dục vọng cướp đoạt.
Một trận hỗn chiến.
Roi da như linh xà quất gãy chân ngựa, con vật hí vang gục xuống cát. Mạc Tử Liên đá bay hung khí, đầu roi cuốn quanh cổ họng siết mặt mày gã du mục tím tái, bẻ một tiếng 'rắc'. Qua khóe mắt thấy một thanh mã tấu chém tới, y bật lên uốn mình, thân roi bắn ra chọt mù mắt gã ta. Mũi chân sượt qua thân đao lấy lực, y tóm lấy cánh tay vật gã khỏi ngựa, lưỡi đao bán nguyệt xoay vòng đâm thâu yết hầu.
Mạc Tử Liên giết liên tiếp bảy tên, đầu roi nhỏ máu rủ xuống gót chân, mắt lạnh quay đầu lại, gã thẹo đang xông lên. Con ngựa hung dữ giơ hai móng hất tung cát bụi vào mặt y, song thân roi vẫn chuẩn xác sượt qua vành tai gã. Gã vung mã tấu chém xuống, tuy mất trật tự mà toát ra sức mạnh đáng gờm.
"Liên!" Huyền ca áp sát vào lưng, chuyển kiếm qua tay y, Mạc Tử Liên vụt lên chém rách cằm gã Thẹo. Gã vẫn chưa ngã, rút từ đai lưng ra một cái búa, nhe hàm răng vàng khè, như một con thú hoang lao vào cả hai.
Mạc Tử Liên cầm kiếm, trong mắt có sát ý, chém ngang đánh ra một chưởng. Cẳng chân con vật bị cách không bẻ quặp, gã Thẹo té ngã, thanh mã tấu bất chợt bắn ra nhằm vào mặt y, bị chưởng phong hất văng như phiến lá. Có sát khí sau lưng, Thẹo nhanh như cắt đứng dậy, cuốn theo gió lốc vung búa tạ từ mé phải - y bật nhảy phóng đầu roi quất vào búa, đồng thời dùng tay không tính nắm lấy mã tấu - song lại sửng sốt chạm phải một vạt áo mát lành. Đoạn y nghe một âm thanh vụn vỡ thảng hoặc như chính cõi lòng mình tan nát.
Chưởng phong quất bay cả đầu búa lẫn gã cầm mã tấu. Mạc Tử Liên ôm lấy Quân Huyền, đầu cúi gằm, gợn sóng trên mặt cát dưới chân vỗ nhè nhẹ theo nhịp máu đỏ nhuộm áo trắng. Ngón tay y vuốt ve mi gian cau chặt, cắm kiếm vào, rút roi da quất tung mặt cát.
"Ta biết ngươi là ai..." Y nói với Mặt Thẹo: "Ta vốn không định giết ngươi."
Gã Thẹo nhổ toẹt một bãi đờm lẫn tơ máu, các bắp cơ co lại, vẻ khoe khoang nâng cao búa tạ. Mạc Tử Liên tuy đã cao lớn hơn rất nhiều song vóc dáng vẫn thon gầy - so với tiêu chuẩn của đàn ông Tây Vực thì có thể coi như có chút còi cọc.
Y đưa ca ca cho thuộc hạ, viền cát xung quanh bàn chân bắn lên khi bật nhảy, trong nháy mắt lưỡi đao bán nguyệt cắt đứt lìa tay gã cầm mã tấu - nhanh tới mức không ai kịp nhìn thấy cử động. Gã Thẹo cũng bị đòn này của y làm ngỡ ngàng, thế là ăn một cước sút thẳng vào mặt. Tiếng răng rắc giòn tan gõ vào sống lưng mọi người.
Mạc Tử Liên không để gã thở một hơi, lạnh lùng quất roi siết cánh tay thuận của gã, giật ngược - lại nghe xương vỡ cùng tiếng tru tréo thất thanh. Có gã du mục không nhịn được hét lớn lao vào, bị một roi cách không đánh cho ngã lộn cổ ngay dưới móng ngựa dữ. Giữa trời đất tối tăm chỉ còn âm thanh đau đớn rên la.
Y không hề toát lên sát ý, Đoạn Hồn hương lại còn ngọt ngào lan tỏa trong không gian nhưng ai nấy đều ít nhiều khiếp hãi. Mặt Thẹo trợn trừng cặp mắt đỏ au nhìn y, mấy lần vùng dậy mà bàn chân đạp trên ngực như ngàn cân, như núi lớn không chút suy suyển. Trước ánh mắt hoảng sợ của gã, Mạc Tử Liên chợt mỉm cười, công lực dưới chân lưu chuyển khiến cát gợn sóng.
Các nhân chứng trân trân nhìn y ngồi xổm xuống, duỗi tay bịt kín mặt gã Thẹo. Không giãy giụa, không la hét. Một khoảng câm lặng kỳ dị. Rồi khi y rút tay về thì kẻ xấu số kia chỉ còn là một cái xác trắng bệch, cứng ngắc, da mặt dúm dó.
Thật lạnh người. Không ai biết y đã làm gì, ấy mới đáng sợ.
Mạc Tử Liên nhàn nhạt nói kẻ dưới trả lại xác chết cho chúng rồi nhanh chân đi đến bên ca ca. Xương vai của Quân Huyền bị vỡ, đau đớn tới mức không ngừng đổ mồ hôi lạnh, sắc mặt tái nhợt, lông mi bị mồ hôi làm ướt như thể đã khóc. Nghe tiếng y gọi, hắn hé mắt, mấp môi không cất nên lời, ngón tay giật giật muốn tìm kiếm y nhưng lại bị đau mà thở không nổi. Y thấy lòng mình tan nát lần nữa, áp tay lên trán hắn.
Bấy giờ ca ca của y mới yên lòng nhắm nghiền mắt, toàn thân tĩnh lặng như thiền. Mạc Tử Liên bất động, chỉ có gió thổi lay động tay áo, đôi mắt chăm chú dõi theo cử động của nam y sư. Y sư là phó đường chủ dưới trướng U Đàm, tên họ khá dài, gọi tắt là A Tích. A Tích bị ánh mắt của y làm áp lực gần chết, hầu hạ 'tổ tông của tổ tông' xong là lưng áo sũng mồ hôi, nói lắp: "Bẩm, bẩm, bẩm... cốc chủ, vai của phu nhân từng có tiền lệ tổn thương, tuy được điều trị tốt song có lưu lại bệnh căn. Nay bị đập mạnh như vậy, thương chồng lên thương, e là khó lành."
Mạc Tử Liên tối sầm mắt: "Nói rõ ràng."
"Dạ, dạ, dạ. Người cũng biết là y thuật Tây Vực thiên về dược liệu, bào chế thuốc nhiều hơn là chữa về vật lý. Học vấn của thuộc hạ không đủ, đối với vết thương của phu nhân thực sự chỉ cố được đến đây, cần phải tìm người giỏi hơn ạ."
Mạc Tử Liên biết hắn ta nói đúng, trầm ngâm gật đầu: "Đi coi vết thương của người khác đi."
Quân Huyền được cho uống thuốc an thần, thiêm thiếp ngủ. Hắn nằm nghiêng, tóc tai bết vào mặt, hõm tối đọng trên gò má làm đậm vẻ yếu ớt. Mạc Tử Liên muốn ôm mà không thể ôm, lấy áo choàng nhẹ nhàng đắp cho hắn rồi cứ thế, không trải lót gì cả mà nằm thẳng lên cát, đáy mắt mịt mùng.
Y cứ làm ca ca đau.
Y từng chết bao nhiêu lần, ca ca đều đau đớn bấy nhiêu lần. Mà mỗi lần y chọn cái chết, có khi nào là vì ca ca đâu? Y chết đều là vì người khác.
Đoàn người nghỉ ngơi, đám ảnh vệ ái ngại nhìn nhau rồi nhìn cốc chủ, rốt cuộc Nhị bèn lay Đại đường chủ. Đồ Mi nghe vậy liền cầm áo choàng, tiến lại phủ lên người y, dịu dàng nói: "Tổ tông nhà chúng ta ơi, đêm tháng một chứ có phải ngày tháng bảy đâu."
"Cảm ơn cô cô." Bấy giờ Mạc Tử Liên mới nhận ra tứ chi lạnh cóng cả rồi, co lại trong áo lông, mắt không rời ca ca.
"Con đang nghĩ gì vậy?"
"Con đang nghĩ sao mình may mắn quá, có một vị cô cô vừa xinh đẹp vừa chu đáo biết bao."
"Úi dào, lớn nhỏ gì cũng khéo nịnh."
"Con nói thật mà cô cô. Cô cô có tuổi rồi vẫn xinh thế kia, hồi trẻ nhất định là tiên nữ. Ai dám từ chối cô cô chắc chắn là đồ ngốc xít."
"Ha hả, đây là nịnh sư phụ phu nhân mà chửi xéo cô cô phải không? Yến Sở thời trẻ là mỹ nam nổi danh đế đô, cô cô nhìn mà còn thấy thẹn, nhịn không được mới phải trêu cho bõ ghét. Trêu qua trêu lại, trêu tới đầu quả tim thì Yến lang khoác lên quân trang, một đường hành quân không ngoái đầu. Lúc đó ta nằm trên chạc cây nghĩ bụng: mình trêu trai lâu như vậy, chưa xơ múi được gì mà lỡ hắn chết dưới tay thằng khác vừa xấu vừa hèn thì chả tức à? Thế là ta xông xáo theo hắn - ôi! Nếu được quay lại dĩ vãng thì ta sẽ tát mình hai chục cái."
"Sao vậy ạ?"
Đồ Mi không đáp, chỉ cười cười: "Người như lão Yến, thời trẻ hết lòng vì nước vì dân, xế chiều thì vì bạn vì bè, có giây phút nào là nghĩ đến bản thân mình đâu? Ta ngốc lắm mới đi làm bảo mẫu cho hắn. Nhân duyên của hắn rất tốt, bạn bè đều là chiến hữu vào sinh ra tử, ngàn vàng khó cầu. Lão Yến không cần ta vẫn cứ sống tốt, ta có gì để buồn bực đây? Lúc còn trẻ người ta khăng khăng rằng tình cảm của bản thân cảm động thấu trời xanh, qua mấy mươi năm rồi nhớ lại cũng chỉ bồi hồi 'à' một tiếng mà thôi."
Thời gian có thể làm phai nhạt mọi thứ, bóng hình người xưa nay chỉ còn như một vệt sáng đọng trên bờ mi, trong đêm tối hoang hoải lại ngỡ là có vì sao rơi vào trong mắt, thắp sáng lên những kỷ niệm cũ. Và bồi hồi. Và bâng khuâng. Rồi quên lãng... Nàng không tin vào thiên trường địa cửu, chỉ tin vào sống chết có nhau. Yến Sở không tin vào sống chết có nhau, chỉ tin vào quốc thái dân an, an bang định quốc.
Vậy nên chàng không tiếc dâng chiến công cho người khác, chỉ để lại trong sử sách một dấu chấm vô danh. Hậu thế vĩnh viễn không biết đến tài hoa của chàng, xã tắc đội ơn chàng lại không nhớ chàng là ai.
Chỉ có nàng đây thu chàng lại thành vệt sáng trên mi mắt, từ bao giờ đã không còn thấy hồng trần phồn hoa.
Vị ương, vị ương, hà dĩ vị ương?*
* Chưa dứt, chưa dứt, sao còn chưa dứt?
Tên bội kiếm của Yến sư phụ là Vị Ương (chương 11).
Mạc Tử Liên bỗng hỏi: "Vậy nếu có người ở trong tình huống giống như cô cô nhưng thay vì tự lo cho bản thân mà vẫn cố chấp đòi bảo vệ đối phương thì thế nào?"
"Chính là đồ ngốc xít chứ còn gì nữa."
Y bật cười, chợt muốn rơi nước mắt.
Đến gần sáng Mạc Tử Liên mới chợp mắt một chút, tiếng thở hào hển của ca ca đánh thức y. Khuôn mặt Quân Huyền ửng đỏ, thân thể hơi run, hắn mờ mịt mở mắt, mò mẫm tìm kiếm. Y liền ngồi dậy vuốt lưng hắn, gọi A Tích.
"Phu nhân bị sốt thôi ạ, vết thương không bị nhiễm trùng, cốc chủ an tâm." Vừa thay thuốc, A Tích vừa thưa: "Thuộc hạ xin phép nói, vết thương của phu nhân không chịu được xóc nảy nhưng cứ lần lữa thì sẽ bỏ lỡ thời điểm tốt nhất."
"Nói tất cả chuẩn bị." Mạc Tử Liên không cần nghĩ liền ra lệnh: "Nội hôm nay phải tới thành."
Nói rồi y tẩm rượu trắng lau người cho ca ca, giắt nước uống và thuốc men, lót áo lông lên yên thú cưỡi. Quân Huyền cảm thấy mình được ôm lên, dựa vào một mảnh mềm mại, hơi ấm của y bồi hồi trên trán, "Ca ca, chúng ta đi hơi nhanh, đau thì phải gọi ta."
Quân Huyền nắm lấy vạt áo y, khẽ gật đầu.
Cuối năm, vương hoàng tái phát bệnh hen suyễn, qua tháng một thì sức khỏe đột ngột đi xuống, đành phải giao chính sự cho Quốc sư. Bệ hạ hết sức buồn phiền, bèn tuyên triệu mấy đứa cháu trong tông thất vào hầu chuyện, cả ngày rỗi rãi nghe nịnh tới sướng rơn. Chiều chiều Quốc sư hầu bệnh đều nghe bệ hạ tấm tắc tán thưởng vương tử này, vương nữ nọ.
Vương hoàng thấy hắn đối đáp chiếu lệ, trong bụng không vui, giận dỗi đặt mạnh bát thuốc xuống: "Xem chừng ái khanh chỉ coi lời cô như gió thoảng!"
"Thần không dám." Thủy Nguyện chuyền bát thuốc cho đứa hầu: "Thần chỉ đang nghĩ rằng: các vương tôn, tử, nữ tuy nhận là có hiếu với bệ hạ nhưng lại không chủ động vì bệ hạ phân ưu, âu cũng chỉ nói cho mát miệng."
"Hỗn à! Ai cho ái khanh phán xét vương thất?"
"Vậy bệ hạ có biết nội trong giao thừa vừa qua các vương tử đã tiêu thụ bao nhiêu lương thực và lượng nước không? Các vương tử đủ mười lăm tuổi không chức, không công, xài đến năm trăm giạ lúa mì để làm tiệc mừng. Rượu quả không rót vào ly mà đổ vào bồn tắm, cho đào kép bơi lội. Quá quắt hơn là công khai mời quan viên triều đình tham gia, thử hỏi tác phong đồi bại như thế có chỗ nào là nghĩ cho bệ hạ?"
"Cái gì?" Ô Hiên sửng sốt, đoạn sực nhớ: "Là tiệc giao thừa của Ô Ngũ vương sao?"
Quốc sư lãnh đạm đáp: "Vi thần cất công thu dọn thực phẩm và rượu nước thừa đến tận hai mươi tám xe, thử hỏi lúa mì và hoa quả đó là do biết bao công khó của dân chúng bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà Ô Ngũ vương lại dám dung túng con cái hoang phí như thế?"
"Hỗn láo!" Vương hoàng đập mạnh bàn, đùng đùng nổi giận: "Cô không ngờ Ô Ngũ vương lại dám xem cô như người mù! Nhất định phải phạt nặng! Dùng trượng hình đánh phạt trước bàn dân để nêu gương!"
Vì quá giận nên ngài bị khó thở, đám cung nhân quỳ dưới bệ rối rít xin 'bệ hạ nguôi giận'. Quốc sư quen tay vuốt lưng cho Ô Hiên, làm như thuận miệng nói: "Ô Ngũ vương tiêu xài hoang phí là một tội, song lôi kéo quan viên học theo thói đó mới là tội nặng hơn, vi thần chưa dám quyết định, xin hỏi ý bệ hạ."
Gương mặt vàng vọt của Ô Hiên nghiêm nghị, đuôi mày quắc thước, trầm giọng: "Trước khi đánh phạt thì vét sạch kho của Ô Ngũ vương, tất cả sung công quỹ, cắt bổng lộc ba tháng. Còn lại thì tùy ý khanh."
"Thần tuân lệnh." Quốc sư đặt tay lên ngực.
"Lui ra đi." Hoàng bóp trán.
Thủy Nguyện vén rèm lui xuống, thần sắc bất biến. Như một loại bản năng của kẻ cầm quyền, dầu vương hoàng trị quốc ngu dại nhưng luôn rất tỉnh táo đối với mối đe dọa đến ngai vàng của mình. Nhược bằng không, e là hoàng tộc đã đổi họ sang Cao Yên.
Xét ngoài phương diện trị quốc thì Ô Hiên cũng là người đủ tỉnh táo, đủ khôn ngoan, vì thế mới trọng dụng Thủy Nguyện. Hắn không có huyết thống tông tộc, không được Tát Lãng thị ủng hộ, đủ tư cách làm lớn, song tuyệt đối không thể đe dọa đến tông thất. Nghĩ đoạn, Thủy Nguyện để ý thấy cung tì cầm đèn lạ mắt, hỏi: "Ngươi mới được Ti Cung Vụ điều tới?"
"Dạ - dạ." Cung tì run sợ cúi đầu đáp, đèn lồng lắc lư lập lòe: "Nô tỳ mới đến hôm qua ạ."
"Bản nhân niệm tình ngươi còn nhỏ nên không truy cứu. Liệu mà ghi lòng tạc dạ: mũi của bệ hạ nhạy cảm, chớ đeo hoa cỏ như hôm nay."
Cung tì cuống quít tháo vòng hoa trên áo ra, vái thật sâu: "Dạ, nô tỳ ghi tạc."
Thủy Nguyện ngồi kiệu trở về tháp Ngài, qua màn che mỏng thấy đứa học trò đang quỳ giữa sân từ bao giờ. Đàng bên xa giá có một chế ti cao giọng gọi: "Quốc sư đại nhân!"
Chế ti tầm trên dưới hai mươi, song đã làm đến chức Thượng phẩm, là người bên phe Tân chính, không xa lạ với Quốc sư. Anh ta vén quan phục quỳ xuống, dập đầu: "Bẩm đại nhân, ti chức biết Phá hạ sử và Cung chế ti đã làm ra chuyện sai quấy, có tội với bệ hạ và đại nhân. Song bọn họ ở trong lao ngục bấy lâu đã đau xót ăn năn hối lỗi, nguyện bị cắt chức sung quân. Ti chức lạy đại nhân khai ân, niệm tình công lao hai anh ấy tại chức chưa từng sai sót mà giảm nhẹ hình phạt ạ!"
"Có tội với bệ hạ và bản nhân?" Người trên kiệu nói qua tấm rèm, cái bóng nghiêng nghiêng: "Nói bọn họ có tội với bệ hạ thì đúng, tuy nhiên họ đã làm gì nên tội với bản nhân? Người chọc giận bản nhân là con cháu của Ô Ngũ vương, ngoài ra bản nhân không nhớ mình còn bận tâm về ai. Ngươi nói bọn họ hối lỗi, vậy có thật là biết đúng lỗi chưa?
"Làm quan mà chỉ lo làm vừa lòng bề trên, đặt bổng lộc trên xã tắc, quanh năm tích của chờ cuối năm hưởng thụ - hai anh ta xác thực làm tốt chức vụ của mình, song chưa bỏ được thói hưởng lạc, quan như vậy là muốn mình sướng trước rồi mới đến dân. Khác gì với đảng Cựu thần? Các ngươi xưng là Tân chính, lại không lấy cần, kiệm làm đức, chỉ vì nhất thời ham vui mà vứt bỏ tác phong. Người thiếu kiên định như thế thì làm nên trò trống gì? Anh có thấy ánh mắt dân chúng hâm mộ nhìn theo xe chở thóc lúa? Có thấy lính tráng cai thành đón giao thừa xa nhà? Có biết các tiêu phu phải ngủ vật vờ trên mành trời chiếu đất để vận chuyển lúa mì và sơn trân hải vị cho các anh chè chén? Anh về đi, bản nhân không đổi ý." . Tìm truyện hay tại # TRÙ MTRUYỆN. м e #
Sài Lệ quỳ gối nghe vậy, suýt chảy nước mắt. Nó là con cháu tông tộc, cũng vì ham vui mà theo bạn tham gia yến tiệc của Ô Ngũ vương, chẳng mảy may nhớ đến lời thầy dạy. Qua kỳ nghỉ Tết, ông nội khiển trách nó một trận, bắt nó phải thỉnh tội với thầy, mà thầy năm lần bảy lượt cáo bận. Tới hôm nay nó bí quá mới đi quỳ ở đây, mong thầy mềm lòng. Nhưng vừa xong Sài Lệ mới biết thầy vừa giận vừa thất vọng như thế nào.
Cỗ kiệu lại nâng lên, chưa đi được ba bước thì Thượng chế ti gọi với theo: "Đại nhân dạy phải! Là các ti chức thất trách. Ti chức thực lòng rất hổ thẹn vì không biết khuyên nhủ bạn bè, nguyện ý theo bọn họ sung quân."
"Anh lại nói năng hàm hồ, thân là Thượng chế ti không làm gì sai quấy thì tại sao bản nhân phải cắt chức anh? Anh có lòng thì hãy đặt tấm lòng ấy vào công việc của mình. Phần hai anh kia, có làm có chịu mới xứng đức liêm chính, công minh. Bản nhân bận rộn, không tiếp ai nữa."
Từ đầu chí cuối, người trong kiệu chẳng hề đả động đến đứa học trò. Sài Lệ là người thừa kế của Sài thị, người hầu nhìn nó quỳ sao nổi, bèn khuyên lơn: "Đại nhân phê tấu thường đến tối muộn, hay là ngày mai thế tử hãy lại?"
Nó ngước nhìn lên tháp: "Không, ngày mai ta sẽ hoàn thành công việc của mình thật tốt."
Khuya khoắt, Sầm Canh quen nẻo trèo cửa sổ vào tháp, thấy Thủy Nguyện dựng ngược lông mày trừng mình: "Cái quái gì thế?"
"À." Gã chùi vết máu trên cổ, nói: "Đoán xem ta đã gặp ai?"
Thủy Nguyện ghét bỏ ra mặt trước bộ dạng lôi thôi của gã: "Đoán cái đầu ngươi. Mau đi ra ngoài rửa ráy, đừng làm bẩn sàn nhà." Vừa nói dứt lời thì hắn nghe cận vệ ở ngoài cửa vội vàng bẩm báo, "Quốc sư, Hoan Lạc cốc chủ đến rồi!"
Quốc sư kinh ngạc bật dậy, tự nhiên luống cuống, quay phắt nhìn Sầm Canh, vừa chỉnh sửa y trang vừa ngờ vực hỏi: "Sao lại sớm như vậy?" Đáng lý phải là hai ngày sau.
Gã lau vết máu trên người, hơi thở nằng nặng tản mác sát khí, đáp lại ánh mắt của hắn: "Du mục từ Mạc Bắc và Nam Hải di dân, Tây Vực loạn rồi."
Thủy Nguyện chống quyền trượng, giục kiệu đi đến nơi, thấy nghi trượng của bệ hạ, lập tức cau mày, vừa vén rèm bước ra vừa đanh giọng khiển trách: "Khuya thế này rồi, sao lại kinh động đến bệ hạ đang dưỡng bệnh?"
Ai nấy cúi gằm câm như hến. Quốc sư băng qua chúng, tiến vào cung điện. Vương hoàng đang ngự trên chủ vị, cách một lớp màn tẩm hương liệu đặc chế phòng Đoạn Hồn hương. Ở bên cánh trái có một tấm trướng mỏng rủ xuống, thấp thoáng bóng ngự y qua lại chữa trị cho ai.
Mạc Tử Liên ngồi ghé vào đầu giường, dưới chân là tấm áo ngoài đẫm máu, toàn thân phong trần. Y nghiêng mình cúi sát đầu xuống, soi vào mắt Quốc sư khóe môi bặm chặt, năm ngón tay vuốt tóc một ai đó.
Thủy Nguyện mãnh liệt kìm xuống nỗi xao động đè ép trong ngực, chỉ dám liếc qua một cái rồi tiến lên chỗ Hoàng.
Y khác quá, hắn thinh lặng nghĩ, khác đến mức lập tức vực ta dậy khỏi chút ảo mộng cuối.
/168
|