Cành cây trong tay Cửu Điệp có một nụ hoa màu hồng nhạt.
"Muội làm tốt lắm. Nhưng ta cảm thấy kiếm của muội dường như thiếu sự chắc chắn và sắc bén. Muội không mang ý nghĩ tấn công mà chỉ tập để đẹp thôi thì phải?"
"Nhưng muội không có đối thủ."
Quân Huyền suy nghĩ rồi nói: "Ta làm đối thủ của muội."
Cửu Điệp thấy ca ca lập tức phi thân bẻ một cành cây vừa tay rồi nhảy xuống vụt cây chém thử. Tiếng 'vụt' rõ ràng dứt khoát khiến nó tự nhiên áp lực. Ca ca đứng trước nó, thẳng tắp như một gốc tùng, đuôi tóc đen bị gió thổi phơ phất, thủ thế kiếm nói: "Thỉnh."
Tay trái đặt sau lưng, ánh mắt điềm đạm thường ngày trở nên sắc bén hơn, cậu xoa dịu sự căng thẳng của sư muội: "Ta cam đoan mình chỉ dùng một tay, muội lên trước đi, dùng toàn lực để đánh trúng ta."
"Có thưởng không?" Cửu Điệp quấn tóc, nghiêng đầu cười.
Ánh mắt Quân Huyền vô thức rơi xuống nụ hoa trên cành cây trong tay nó. Cậu đáp gọn: "Có."
Cửu Điệp tức khắc xông lên, lấy tốc độ nhanh nhất của mình hạ thấp người chém cành cây vào chân ca ca. Quân Huyền chỉ gập nhẹ cổ tay liền đè được khí giới của nó xuống, đoạn đưa mũi chân đạp cành cây rớt khỏi tay nó.
"Làm lại." Cậu nói: "Tấn công trực diện vào đối thủ mạnh hơn mình không phải một chiến thuật khôn ngoan."
"Ừ ha." Nó ngân giọng cười, cúi xuống nhặt cành cây rồi phủi váy lùi lại, lần nữa xông lên. Nó không tấn công thấp nữa mà đạp vào phiến đá hướng ra biển để mượn lực nhảy lên.
Quân Huyền thấy Cửu Điệp xoay người trên không trung, kín tay ném một viên đá xanh buộc cậu phải quay đầu tránh né làm khuất tầm nhìn, đồng thời vung cành cây chém. Cậu lập tức hạ thấp người, dùng khuỷu tay hất cành cây văng ra đoạn vòng tay chụp lấy sư muội bị mất thăng bằng.
"Thử lại nào." Cậu nheo mắt cười.
Một buổi chiều, Cửu Điệp không thể khiến ca ca dịch chuyển nửa bước khỏi vị trí đứng. Ca ca còn có cơ hội dùng mũi cành cây của mình ngắt nụ hoa trên cành của nó rồi đưa đến trước mặt nó hỏi: 'Muội có muốn không?' nữa chứ.
Cửu Điệp dỗi rồi nha, ngồi chọt kiến không ăn cơm.
Quân Huyền không thèm dỗ, nâng đĩa thịt thơm phưng phức đi gọi: "Thanh Đàm mau ra ăn thịt!"
Đứa kia sẽ tự động chạy tới: "Thịt của muội cơ mà!"
Thanh Đàm ngồi bó gối trước lò luyện Ngải điệp của sư phụ, nghĩ mà thấy chán: ta là trò đùa của hai người à?
Lần ngao du này Hoa Tiên Tử không đưa Thanh Đàm theo, chỉ ném cho nó một cuốn bí tịch và một lồng đom đóm, kêu nó làm sao thì làm, để khi nàng trở về thì phải luyện ra ít nhất một con Ngải điệp.
Nhóc mừng muốn chết, gật đầu lia lịa rồi lập tức đi hỏi xin sư huynh một thanh chặn cửa bự để ngăn nhỏ Cửu Điệp kia phá phách.
Sớm tinh mơ hôm nay Yến Sở dặn dò đồ đệ vài ba câu rồi xuống núi. Quân Huyền luyện kiếm xong, thấy trời kéo mây đen, gió thổi mạnh liền chạy vào gọi Cửu Điệp ra lấy quần áo đang phơi.
Xoạch! Thanh tre chống cửa sổ phòng Thanh Đàm bị gió quật ngã, tấm tre đóng sầm lại. Nhóc giật bắn mình dậy nâng tấm chắn lên, vuốt vuốt ngực hỏi: "Sao tự nhiên gió mạnh dữ vậy? Sư huynh, có khi nào nhà chúng ta bị thổi sập luôn không?"
"Không thể đâu..." Quân Huyền lo ngại nhíu mày: "Ta sợ hôm nay biển động, sẽ có dông, đệ ở trong phòng một mình được không? Hay qua chỗ ta cùng với Cửu Điệp?"
Thanh Đàm vẫn còn nhớ nỗi đau bị con rắn trắng của nhỏ ấy cắn cho nằm bẹp trong nhà bếp suốt đêm, lắc đầu cực mạnh.
Gió thổi hồi lâu thì mưa bắt đầu rào xuống, Cửu Điệp ôm Tiểu Bạch chạy nhanh vào phòng ca ca, hắt xì một tiếng rõ to. Mỗi năm vào mùa này đều sẽ có hai, ba cơn dông, mưa có thể kéo dài liền tù tì mấy ngày liên tiếp. Lần đầu thấy mưa thế này, nó cứ sờ sợ trong lòng, không chịu nổi nên chạy đi tìm ca ca đòi ở chung.
Mưa như trút nước, nện trên mái trúc ào ào.
Ngày chưa tàn mà trời đã tối om om.
Quân Huyền đốt bấc đèn để trải chiếu xuống đất, chợt nhận ra Cửu Điệp trùm chăn trên giường đang mình chằm chằm.
"Đừng lo lắng nhé, mỗi năm sư phụ đều sửa chữa lại nhà, năm nay cũng vậy nên nhà không thể nào sập như lời Thanh Đàm."
Cửu Điệp lắc đầu, nhỏ giọng hỏi: "Muội có phiền không?"
Quân Huyền bất ngờ: "Không có, sao muội lại hỏi thế?"
Tiểu Bạch cuộn mình trên đỉnh chăn thè lưỡi ra, Cửu Điệp rầu rầu đáp: "Vì ca ca phải nằm ngủ dưới đất."
"Không sao. Ta không phiền gì hết."
"Truyền thống của người Tư khắc khe thật đó, sư huynh muội mà phải giữ nhiều khoảng cách như vậy. Nắm tay nhau một chút cũng không được."
"Huynh muội ruột cũng phải như vậy mà."
"Nhưng vẫn quá khắc khe. Rốt cuộc phải làm sao thì mới có thể gần gũi với nhau hơn chứ?"
Thiếu niên ngẫm chốc lát rồi đáp: "Chỉ có phu thê mới được."
Cửu Điệp bỗng đỏ mặt, rúc cằm vào trong chăn, thủ thỉ: "Phu thê là... hai người cưới nhau đấy ạ?"
"Ừm." Tự dưng Quân Huyền cũng ngượng ngùng lây.
Không gian giữa hai người chợt chìm vào tĩnh lặng, tiếng mưa rơi tầm tã bao trùm ngôi nhà trúc nhỏ. Hồi lâu sau, Cửu Điệp đang gà gật thì phát hiện một chiếc bút lộ ra khỏi vải đỏ nằm trên đầu giường.
Vải là gấm, dù đã sờn chỉ nhưng chạm vào vẫn thấy mềm mịn, thêu một đôi uyên ương ghé vào nhau. Trái ngược với chất vải thượng hạng, cán bút được làm bằng gỗ rẻ tiền, có chỗ còn mục nát, đầu bút lông ngựa màu nâu thuôn tựa búp sen non, được giữ gìn khá cẩn thận.
"Đây là gì vậy, ca ca?"
Quân Huyền quay lại nhìn, đáp: "A, đó là bút vẽ mắt."
"Vẽ mắt ạ?"
"Tức là trang điểm mắt ấy." Cậu dùng ngón tay kẻ qua mi mắt minh họa.
"Của ca ca sao?"
"Là di vật của mẹ ta."
"Muội chạm vào nó được không ạ?"
"Ừm."
Cửu Điệp vô cùng cẩn thận sờ cây bút ấy, vuốt nhẹ như chạm vào đồ vật quý giá chứ không phải một cây bút vẽ mắt rẻ tiền không đáng một đồng.
Đêm đầu tiên gặp dông, nó ngủ lại phòng Quân Huyền và rủ rỉ kể về chuyện của mình ở Hoan Lạc cốc.
Nó cũng không có cha nhưng mẹ của nó thật hiền hòa, chưa từng nặng lời với nó.
Đa số các ca ca, tỷ tỷ ở Hoan Lạc cốc đều không biết cha mẹ mình là ai nhưng tất cả đều xem nhau như gia đình. Vui nhất là mỗi khi một đứa trẻ được nhặt về cốc, mọi người sẽ xúm lại và rôm rả đặt tên.
'Nhặt về? Tại sao phải nhặt trẻ con về?'
'Bởi vì tất cả chúng ta đều bị bỏ rơi nên chúng ta tụ họp lại để che chở lẫn nhau.'
Nghe... vừa vui vừa buồn.
Dông kéo dài đến đêm, gió thổi không biết mệt. Quân Huyền thức chờ mãi vẫn không thấy sư phụ về, lòng nảy sinh lo lắng. Cửu Điệp bị tiếng gió quấy nhiễu, trằn trọc không ngủ được, mắt mở thao láo nhìn ca ca đứng ngồi không yên. Tiểu Bạch vẫn đang say giấc bên gối.
"Ca ca, người ta không ngủ được." Nó dậy, quấn chăn ôm con rắn xuống giường, ngồi lên cái chiếu cũ của Quân Huyền, gọi sẽ: "Ca ca, ở đó lạnh. Huynh cũng xuống đây đi."
Nó vừa dứt lời, cửa bất thình lình mở toang ra. Yến Sở ướt rượt nước mưa, đôi mắt trừng to có chút vằn tơ máu, trong tay còn cầm một thanh trường kiếm, bước vào thúc giục: "Đứng dậy đi mau!"
Hai đứa trẻ cùng ngỡ ngàng, thiếu niên phản ứng trước, lập tức bật dậy đáp 'vâng' rồi chạy đến kéo đứa nhỏ vẫn còn ngơ ngác - không quên với lấy chiếc bút vẽ mắt, dùng tay áo che mưa dẫn nó ra ngoài. Gió và khí lạnh quất vào mặt đánh thức Cửu Điệp, tiếng mưa rơi ồn ã làm đầu óc nó bối rối, gọi một tiếng 'ca ca' liền không biết mình muốn nói gì.
Quân Huyền trùm áo tơi cho Cửu Điệp rồi cũng tự mặc, nhanh nhẹn buộc kiếm lên vai và giắt chủy thủy vào thắt lưng. Xong xuôi, cậu không quên cầm theo một chiếc nón lá cho sư phụ.
"Sư đệ thì sao ạ?"
Yến Sở đội nón đồ đệ đưa, vuốt nước mưa ướt nhèm trên mặt đáp: "Nó nhỏ người, đã theo đường quen chạy xuống núi rồi. Có người chờ sẵn lo cho nó."
Nói đoạn ông liền dùng kiếm mở đường cho hai đứa trẻ cùng xuống núi. Một tay Cửu Điệp ôm Tiểu Bạch, tay kia được ca ca nắm chặt, nó mờ mịt chạy theo. Những giọt nước đọng trên lá cây nặng trĩu rơi trúng vành nón, bắn lên mặt lạnh như băng. Nó vấp váp mấy lần nhưng đều được ca ca kịp thời vịn lại.
Cánh rừng chấn động theo từng bước chân vội vã, ánh sáng lọt qua kẽ lá dưới chân núi lóe lên chói mắt.
Khung cảnh hiện ra trước mắt hai đứa trẻ thật lạ lùng và hỗn loạn, dưới vòm trời xám xịt, hạt mưa xiên như kim châm, người ta chen chúc nhau chạy trốn giữa dòng nước lũ nông, gương mặt ai cũng in đậm sự kinh hoàng. Đằng xa, sau đoàn người là mấy tấm binh kỳ giương cao trong cơn dông. Tiếng vó ngựa, giọng người hò hét, tiếng binh khí va chạm vang dội.
"Hai đứa!" Yến Sở dừng lại đoạn quay người bế Cửu Điệp lên tay, nói với Quân Huyền: "Lên lưng sư phụ!"
"Dạ!" Thiếu niên hoảng hốt bám lấy lưng sư phụ, vòng tay ôm cổ ông.
Yến Sở không nhiều lời, lập tức vận khinh công nhảy qua đầu đoàn người chạy loạn, đưa hai đứa trẻ thoát khỏi vùng chiến loạn bằng đường mái ngói.
Cửu Điệp nhắm tịt mắt vùi mặt vào vai lão ông, đôi hàng mi run rẩy không biết vì sợ hay vì lạnh. Quân Huyền cũng sợ lắm chứ, vô thức vươn bàn tay buốt giá của mình vuốt trán nó, lắp bắp: "M - muội, muội đừng, đừng sợ. Sẽ, sẽ, không sao đâu..."
Hạt mưa xiên như kim nhọn đâm vào mặt, gió quật tựa roi vọt, quanh tai ồn ã. Đột nhiên Quân Huyền mơ hồ nhớ lại có lần mình nhìn thấy rất nhiều chấm nhỏ dập dềnh ngoài khơi...
Thành Nam bỗng dưng trở thành chiến trường.
Cơn dông hôm ấy kéo dài và mưa lất phất hết năm ngày đêm mới chịu tạnh.
Cửu Điệp bị sốt nhẹ mà Quân Huyền cũng nhiễm phong hàn. Thanh Đàm là đứa nhóc khỏe nhất ở đây phải chạy đôn chạy đáo chăm sư huynh muội.
Yến Sở đi suốt đêm đưa hai đứa trẻ đến một huyện nhỏ cách xa thành tầm năm dặm, tạm tránh khỏi vùng chiến loạn.
"Tiểu quốc bên kia eo biển không biết đã âm mưu xâm lược phía nam của chúng ta bao lâu rồi." Ngồi đối diện với Yến Sở là một người nam trung niên ăn mặc rách rưới, bụi bặm mà không bẩn thỉu. Vạt áo bên trái bị xé rách phơi cơ ngực trần màu đồng rắn rỏi cùng hình xăm phủ kín cánh tay cuồn cuộn cơ bắp. Tóc gã bù xù như tổ quạ, màu phấn lấm tấm tựa muối tiêu.
"Thương nhân của họ qua nước ta buôn bán từ lâu, chúng ta cũng coi họ như bạn hữu. Nhưng hai năm nay, người bên đó bắt đầu tràn qua nhiều hơn, thành chủ cùng bè lũ quan huyện tham lam, viết giảm viết bớt với triều đình nên mới gây nên cơ sự hôm nay."
"Hả? Thế ra tiền bối đã sớm đoán trước được sao? Lợi hại! Lợi hại! Tại hạ xin kính ngài một chén!"
Đầu lưỡi nói một chén nhưng gã lại tu cả bầu rượu giắt hông rồi 'khà' đầy thỏa mãn, chép miệng bảo: "Hoàng đế đúng thật không phải toàn năng, quan dưới thông đồng dối gạt thì bề trên cũng không biết đường nào mà lần."
"Lần này có tin tức gì mới?" Yến Sở hớp một ngụm trà gừng.
"Vẫn chỉ là hành tung của Nghê Mi lâu thôi." Gã cười cợt rút ra một mảnh giấy ố nhăn nhúm: "Đệ tử chân truyền của Vân cựu lâu chủ cũng được lắm, một điệu Giáng Trần làm không biết bao nhiêu nam nhân phải quỳ dưới váy nàng ta. Tiền bối đụng độ cũng nên cẩn thận. Trọng Yên được Vân Tích Nhược nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn như con, nàng ta thực sự rất quyết tâm báo thù đấy."
"Ha hả!" Gã chợt vỗ đùi cười ầm lên: "Vẻ mặt tiền bối cứ như đang thay lời nói: 'Lớp trẻ giang hồ ăn trúng cái gì mà để bị dắt mũi như lừa?' vậy! Tại hạ đùa thôi! Giang hồ ai chẳng biết danh tiếng lẫy lừng của Sinh Kiếm tiền bối từng hai lần cầm kiếm đơn thân xông vào hoàng thành, hai lần kề kiếm lên cổ Quỷ đế vì đại nghĩa chứ! Đám hậu bối chân ướt chân ráo làm sao động được vào ngài!
"Hồi Tứ Tuyệt tung hoành giang hồ, mẹ tại hạ còn đang học cách nịt ngực, bây giờ bà ấy thi thoảng vẫn nhắc tới tiền bối, nhờ ta hỏi thăm tay ngài có còn đau không? Nhờ ta nhắn với ngài rằng đất trời tứ phương là nhà của Cái Bang chúng ta, nơi đâu cũng có Cái Bang, ngài chỉ cần kêu một tiếng là gặp.
"Đó là toàn bộ lời nhắn của thân mẫu. Thiết Côn - Diệp Bái xin cáo từ."
Gã Cái Bang nói xong liền vươn vai đứng dậy, tư thế đi loạng choạng như một con ma men. Cặp bầu rượu hồ lô giắt hông va đập lốp cốp.
Yến Sở ngồi ngắm trời với ấm trà gừng, thầm nghĩ: trút xuống quan phục, vứt bỏ địa vị, dẫm lên danh vọng bước vào giang hồ. Quên đi tên tuổi, không nhớ họ cha.
Âu cũng chỉ là người giang hồ.
"Muội làm tốt lắm. Nhưng ta cảm thấy kiếm của muội dường như thiếu sự chắc chắn và sắc bén. Muội không mang ý nghĩ tấn công mà chỉ tập để đẹp thôi thì phải?"
"Nhưng muội không có đối thủ."
Quân Huyền suy nghĩ rồi nói: "Ta làm đối thủ của muội."
Cửu Điệp thấy ca ca lập tức phi thân bẻ một cành cây vừa tay rồi nhảy xuống vụt cây chém thử. Tiếng 'vụt' rõ ràng dứt khoát khiến nó tự nhiên áp lực. Ca ca đứng trước nó, thẳng tắp như một gốc tùng, đuôi tóc đen bị gió thổi phơ phất, thủ thế kiếm nói: "Thỉnh."
Tay trái đặt sau lưng, ánh mắt điềm đạm thường ngày trở nên sắc bén hơn, cậu xoa dịu sự căng thẳng của sư muội: "Ta cam đoan mình chỉ dùng một tay, muội lên trước đi, dùng toàn lực để đánh trúng ta."
"Có thưởng không?" Cửu Điệp quấn tóc, nghiêng đầu cười.
Ánh mắt Quân Huyền vô thức rơi xuống nụ hoa trên cành cây trong tay nó. Cậu đáp gọn: "Có."
Cửu Điệp tức khắc xông lên, lấy tốc độ nhanh nhất của mình hạ thấp người chém cành cây vào chân ca ca. Quân Huyền chỉ gập nhẹ cổ tay liền đè được khí giới của nó xuống, đoạn đưa mũi chân đạp cành cây rớt khỏi tay nó.
"Làm lại." Cậu nói: "Tấn công trực diện vào đối thủ mạnh hơn mình không phải một chiến thuật khôn ngoan."
"Ừ ha." Nó ngân giọng cười, cúi xuống nhặt cành cây rồi phủi váy lùi lại, lần nữa xông lên. Nó không tấn công thấp nữa mà đạp vào phiến đá hướng ra biển để mượn lực nhảy lên.
Quân Huyền thấy Cửu Điệp xoay người trên không trung, kín tay ném một viên đá xanh buộc cậu phải quay đầu tránh né làm khuất tầm nhìn, đồng thời vung cành cây chém. Cậu lập tức hạ thấp người, dùng khuỷu tay hất cành cây văng ra đoạn vòng tay chụp lấy sư muội bị mất thăng bằng.
"Thử lại nào." Cậu nheo mắt cười.
Một buổi chiều, Cửu Điệp không thể khiến ca ca dịch chuyển nửa bước khỏi vị trí đứng. Ca ca còn có cơ hội dùng mũi cành cây của mình ngắt nụ hoa trên cành của nó rồi đưa đến trước mặt nó hỏi: 'Muội có muốn không?' nữa chứ.
Cửu Điệp dỗi rồi nha, ngồi chọt kiến không ăn cơm.
Quân Huyền không thèm dỗ, nâng đĩa thịt thơm phưng phức đi gọi: "Thanh Đàm mau ra ăn thịt!"
Đứa kia sẽ tự động chạy tới: "Thịt của muội cơ mà!"
Thanh Đàm ngồi bó gối trước lò luyện Ngải điệp của sư phụ, nghĩ mà thấy chán: ta là trò đùa của hai người à?
Lần ngao du này Hoa Tiên Tử không đưa Thanh Đàm theo, chỉ ném cho nó một cuốn bí tịch và một lồng đom đóm, kêu nó làm sao thì làm, để khi nàng trở về thì phải luyện ra ít nhất một con Ngải điệp.
Nhóc mừng muốn chết, gật đầu lia lịa rồi lập tức đi hỏi xin sư huynh một thanh chặn cửa bự để ngăn nhỏ Cửu Điệp kia phá phách.
Sớm tinh mơ hôm nay Yến Sở dặn dò đồ đệ vài ba câu rồi xuống núi. Quân Huyền luyện kiếm xong, thấy trời kéo mây đen, gió thổi mạnh liền chạy vào gọi Cửu Điệp ra lấy quần áo đang phơi.
Xoạch! Thanh tre chống cửa sổ phòng Thanh Đàm bị gió quật ngã, tấm tre đóng sầm lại. Nhóc giật bắn mình dậy nâng tấm chắn lên, vuốt vuốt ngực hỏi: "Sao tự nhiên gió mạnh dữ vậy? Sư huynh, có khi nào nhà chúng ta bị thổi sập luôn không?"
"Không thể đâu..." Quân Huyền lo ngại nhíu mày: "Ta sợ hôm nay biển động, sẽ có dông, đệ ở trong phòng một mình được không? Hay qua chỗ ta cùng với Cửu Điệp?"
Thanh Đàm vẫn còn nhớ nỗi đau bị con rắn trắng của nhỏ ấy cắn cho nằm bẹp trong nhà bếp suốt đêm, lắc đầu cực mạnh.
Gió thổi hồi lâu thì mưa bắt đầu rào xuống, Cửu Điệp ôm Tiểu Bạch chạy nhanh vào phòng ca ca, hắt xì một tiếng rõ to. Mỗi năm vào mùa này đều sẽ có hai, ba cơn dông, mưa có thể kéo dài liền tù tì mấy ngày liên tiếp. Lần đầu thấy mưa thế này, nó cứ sờ sợ trong lòng, không chịu nổi nên chạy đi tìm ca ca đòi ở chung.
Mưa như trút nước, nện trên mái trúc ào ào.
Ngày chưa tàn mà trời đã tối om om.
Quân Huyền đốt bấc đèn để trải chiếu xuống đất, chợt nhận ra Cửu Điệp trùm chăn trên giường đang mình chằm chằm.
"Đừng lo lắng nhé, mỗi năm sư phụ đều sửa chữa lại nhà, năm nay cũng vậy nên nhà không thể nào sập như lời Thanh Đàm."
Cửu Điệp lắc đầu, nhỏ giọng hỏi: "Muội có phiền không?"
Quân Huyền bất ngờ: "Không có, sao muội lại hỏi thế?"
Tiểu Bạch cuộn mình trên đỉnh chăn thè lưỡi ra, Cửu Điệp rầu rầu đáp: "Vì ca ca phải nằm ngủ dưới đất."
"Không sao. Ta không phiền gì hết."
"Truyền thống của người Tư khắc khe thật đó, sư huynh muội mà phải giữ nhiều khoảng cách như vậy. Nắm tay nhau một chút cũng không được."
"Huynh muội ruột cũng phải như vậy mà."
"Nhưng vẫn quá khắc khe. Rốt cuộc phải làm sao thì mới có thể gần gũi với nhau hơn chứ?"
Thiếu niên ngẫm chốc lát rồi đáp: "Chỉ có phu thê mới được."
Cửu Điệp bỗng đỏ mặt, rúc cằm vào trong chăn, thủ thỉ: "Phu thê là... hai người cưới nhau đấy ạ?"
"Ừm." Tự dưng Quân Huyền cũng ngượng ngùng lây.
Không gian giữa hai người chợt chìm vào tĩnh lặng, tiếng mưa rơi tầm tã bao trùm ngôi nhà trúc nhỏ. Hồi lâu sau, Cửu Điệp đang gà gật thì phát hiện một chiếc bút lộ ra khỏi vải đỏ nằm trên đầu giường.
Vải là gấm, dù đã sờn chỉ nhưng chạm vào vẫn thấy mềm mịn, thêu một đôi uyên ương ghé vào nhau. Trái ngược với chất vải thượng hạng, cán bút được làm bằng gỗ rẻ tiền, có chỗ còn mục nát, đầu bút lông ngựa màu nâu thuôn tựa búp sen non, được giữ gìn khá cẩn thận.
"Đây là gì vậy, ca ca?"
Quân Huyền quay lại nhìn, đáp: "A, đó là bút vẽ mắt."
"Vẽ mắt ạ?"
"Tức là trang điểm mắt ấy." Cậu dùng ngón tay kẻ qua mi mắt minh họa.
"Của ca ca sao?"
"Là di vật của mẹ ta."
"Muội chạm vào nó được không ạ?"
"Ừm."
Cửu Điệp vô cùng cẩn thận sờ cây bút ấy, vuốt nhẹ như chạm vào đồ vật quý giá chứ không phải một cây bút vẽ mắt rẻ tiền không đáng một đồng.
Đêm đầu tiên gặp dông, nó ngủ lại phòng Quân Huyền và rủ rỉ kể về chuyện của mình ở Hoan Lạc cốc.
Nó cũng không có cha nhưng mẹ của nó thật hiền hòa, chưa từng nặng lời với nó.
Đa số các ca ca, tỷ tỷ ở Hoan Lạc cốc đều không biết cha mẹ mình là ai nhưng tất cả đều xem nhau như gia đình. Vui nhất là mỗi khi một đứa trẻ được nhặt về cốc, mọi người sẽ xúm lại và rôm rả đặt tên.
'Nhặt về? Tại sao phải nhặt trẻ con về?'
'Bởi vì tất cả chúng ta đều bị bỏ rơi nên chúng ta tụ họp lại để che chở lẫn nhau.'
Nghe... vừa vui vừa buồn.
Dông kéo dài đến đêm, gió thổi không biết mệt. Quân Huyền thức chờ mãi vẫn không thấy sư phụ về, lòng nảy sinh lo lắng. Cửu Điệp bị tiếng gió quấy nhiễu, trằn trọc không ngủ được, mắt mở thao láo nhìn ca ca đứng ngồi không yên. Tiểu Bạch vẫn đang say giấc bên gối.
"Ca ca, người ta không ngủ được." Nó dậy, quấn chăn ôm con rắn xuống giường, ngồi lên cái chiếu cũ của Quân Huyền, gọi sẽ: "Ca ca, ở đó lạnh. Huynh cũng xuống đây đi."
Nó vừa dứt lời, cửa bất thình lình mở toang ra. Yến Sở ướt rượt nước mưa, đôi mắt trừng to có chút vằn tơ máu, trong tay còn cầm một thanh trường kiếm, bước vào thúc giục: "Đứng dậy đi mau!"
Hai đứa trẻ cùng ngỡ ngàng, thiếu niên phản ứng trước, lập tức bật dậy đáp 'vâng' rồi chạy đến kéo đứa nhỏ vẫn còn ngơ ngác - không quên với lấy chiếc bút vẽ mắt, dùng tay áo che mưa dẫn nó ra ngoài. Gió và khí lạnh quất vào mặt đánh thức Cửu Điệp, tiếng mưa rơi ồn ã làm đầu óc nó bối rối, gọi một tiếng 'ca ca' liền không biết mình muốn nói gì.
Quân Huyền trùm áo tơi cho Cửu Điệp rồi cũng tự mặc, nhanh nhẹn buộc kiếm lên vai và giắt chủy thủy vào thắt lưng. Xong xuôi, cậu không quên cầm theo một chiếc nón lá cho sư phụ.
"Sư đệ thì sao ạ?"
Yến Sở đội nón đồ đệ đưa, vuốt nước mưa ướt nhèm trên mặt đáp: "Nó nhỏ người, đã theo đường quen chạy xuống núi rồi. Có người chờ sẵn lo cho nó."
Nói đoạn ông liền dùng kiếm mở đường cho hai đứa trẻ cùng xuống núi. Một tay Cửu Điệp ôm Tiểu Bạch, tay kia được ca ca nắm chặt, nó mờ mịt chạy theo. Những giọt nước đọng trên lá cây nặng trĩu rơi trúng vành nón, bắn lên mặt lạnh như băng. Nó vấp váp mấy lần nhưng đều được ca ca kịp thời vịn lại.
Cánh rừng chấn động theo từng bước chân vội vã, ánh sáng lọt qua kẽ lá dưới chân núi lóe lên chói mắt.
Khung cảnh hiện ra trước mắt hai đứa trẻ thật lạ lùng và hỗn loạn, dưới vòm trời xám xịt, hạt mưa xiên như kim châm, người ta chen chúc nhau chạy trốn giữa dòng nước lũ nông, gương mặt ai cũng in đậm sự kinh hoàng. Đằng xa, sau đoàn người là mấy tấm binh kỳ giương cao trong cơn dông. Tiếng vó ngựa, giọng người hò hét, tiếng binh khí va chạm vang dội.
"Hai đứa!" Yến Sở dừng lại đoạn quay người bế Cửu Điệp lên tay, nói với Quân Huyền: "Lên lưng sư phụ!"
"Dạ!" Thiếu niên hoảng hốt bám lấy lưng sư phụ, vòng tay ôm cổ ông.
Yến Sở không nhiều lời, lập tức vận khinh công nhảy qua đầu đoàn người chạy loạn, đưa hai đứa trẻ thoát khỏi vùng chiến loạn bằng đường mái ngói.
Cửu Điệp nhắm tịt mắt vùi mặt vào vai lão ông, đôi hàng mi run rẩy không biết vì sợ hay vì lạnh. Quân Huyền cũng sợ lắm chứ, vô thức vươn bàn tay buốt giá của mình vuốt trán nó, lắp bắp: "M - muội, muội đừng, đừng sợ. Sẽ, sẽ, không sao đâu..."
Hạt mưa xiên như kim nhọn đâm vào mặt, gió quật tựa roi vọt, quanh tai ồn ã. Đột nhiên Quân Huyền mơ hồ nhớ lại có lần mình nhìn thấy rất nhiều chấm nhỏ dập dềnh ngoài khơi...
Thành Nam bỗng dưng trở thành chiến trường.
Cơn dông hôm ấy kéo dài và mưa lất phất hết năm ngày đêm mới chịu tạnh.
Cửu Điệp bị sốt nhẹ mà Quân Huyền cũng nhiễm phong hàn. Thanh Đàm là đứa nhóc khỏe nhất ở đây phải chạy đôn chạy đáo chăm sư huynh muội.
Yến Sở đi suốt đêm đưa hai đứa trẻ đến một huyện nhỏ cách xa thành tầm năm dặm, tạm tránh khỏi vùng chiến loạn.
"Tiểu quốc bên kia eo biển không biết đã âm mưu xâm lược phía nam của chúng ta bao lâu rồi." Ngồi đối diện với Yến Sở là một người nam trung niên ăn mặc rách rưới, bụi bặm mà không bẩn thỉu. Vạt áo bên trái bị xé rách phơi cơ ngực trần màu đồng rắn rỏi cùng hình xăm phủ kín cánh tay cuồn cuộn cơ bắp. Tóc gã bù xù như tổ quạ, màu phấn lấm tấm tựa muối tiêu.
"Thương nhân của họ qua nước ta buôn bán từ lâu, chúng ta cũng coi họ như bạn hữu. Nhưng hai năm nay, người bên đó bắt đầu tràn qua nhiều hơn, thành chủ cùng bè lũ quan huyện tham lam, viết giảm viết bớt với triều đình nên mới gây nên cơ sự hôm nay."
"Hả? Thế ra tiền bối đã sớm đoán trước được sao? Lợi hại! Lợi hại! Tại hạ xin kính ngài một chén!"
Đầu lưỡi nói một chén nhưng gã lại tu cả bầu rượu giắt hông rồi 'khà' đầy thỏa mãn, chép miệng bảo: "Hoàng đế đúng thật không phải toàn năng, quan dưới thông đồng dối gạt thì bề trên cũng không biết đường nào mà lần."
"Lần này có tin tức gì mới?" Yến Sở hớp một ngụm trà gừng.
"Vẫn chỉ là hành tung của Nghê Mi lâu thôi." Gã cười cợt rút ra một mảnh giấy ố nhăn nhúm: "Đệ tử chân truyền của Vân cựu lâu chủ cũng được lắm, một điệu Giáng Trần làm không biết bao nhiêu nam nhân phải quỳ dưới váy nàng ta. Tiền bối đụng độ cũng nên cẩn thận. Trọng Yên được Vân Tích Nhược nuôi dưỡng từ nhỏ đến lớn như con, nàng ta thực sự rất quyết tâm báo thù đấy."
"Ha hả!" Gã chợt vỗ đùi cười ầm lên: "Vẻ mặt tiền bối cứ như đang thay lời nói: 'Lớp trẻ giang hồ ăn trúng cái gì mà để bị dắt mũi như lừa?' vậy! Tại hạ đùa thôi! Giang hồ ai chẳng biết danh tiếng lẫy lừng của Sinh Kiếm tiền bối từng hai lần cầm kiếm đơn thân xông vào hoàng thành, hai lần kề kiếm lên cổ Quỷ đế vì đại nghĩa chứ! Đám hậu bối chân ướt chân ráo làm sao động được vào ngài!
"Hồi Tứ Tuyệt tung hoành giang hồ, mẹ tại hạ còn đang học cách nịt ngực, bây giờ bà ấy thi thoảng vẫn nhắc tới tiền bối, nhờ ta hỏi thăm tay ngài có còn đau không? Nhờ ta nhắn với ngài rằng đất trời tứ phương là nhà của Cái Bang chúng ta, nơi đâu cũng có Cái Bang, ngài chỉ cần kêu một tiếng là gặp.
"Đó là toàn bộ lời nhắn của thân mẫu. Thiết Côn - Diệp Bái xin cáo từ."
Gã Cái Bang nói xong liền vươn vai đứng dậy, tư thế đi loạng choạng như một con ma men. Cặp bầu rượu hồ lô giắt hông va đập lốp cốp.
Yến Sở ngồi ngắm trời với ấm trà gừng, thầm nghĩ: trút xuống quan phục, vứt bỏ địa vị, dẫm lên danh vọng bước vào giang hồ. Quên đi tên tuổi, không nhớ họ cha.
Âu cũng chỉ là người giang hồ.
/168
|