-Hắt xì!
Tôi đưa tay quệt ngang mũi, hậu quả của việc tối hôm qua tắm mưa trở về tuổi thơ là đây. Chiếc mũi đỏ ửng, hắt xì liên tục, giọng nói bắt đầu sụt sùi. Thằng Hoàng và thằng Nhân thì cứ mãi thắc :
-Tối qua mày làm gì mà ướt sũng ra thế!
-Ờ, tối qua mưa không kịp trú nên ướt hết thôi!-Tôi tỉnh bơ, lấy tay che miệng cho cơn hắt xì tiếp theo.
-Hắt xì…!
Tiếng hắt xì lại vang lên, nhưng lần này không phải phát ra từ tôi. Cả bốn đứa tôi quay mặt lại, Yên cũng đang trong tình trạng giống y chang tôi, cũng sụt sùi. Tôi ngượng đỏ mặt vì câu nói dối của mình ở trên, bởi vì thằng Nhân đen, Hoàng và Nguyệt đều nhìn tôi với ánh mắt không tin tưởng:
-Đồng bệnh tương lân!
-Dẹp đi, vô…vô tình thôi, có gì đâu mà đồng bệnh, chẳng qua là tao…!
-Tao nói thế thôi, giải thích nhiều thế nhỉ?-Thằng Hoàng tỉnh bơ, khoác vai Nhân đen đi vào lớp, nháy mắt cho Nguyệt vào chung luôn, để tôi với Ngữ Yên ở lại.
-Yên ốm à?
-Tín cũng vậy à!
-À, ừ, thì dạo này toàn đi học, chẳng có thời gian đá banh gì cả nên hơi yếu thôi!
-Hi hi, vậy là già rồi!
Hai đứa tôi cũng chẳng nói gì nhiều, bởi vì địa điểm nằm ở trung tâm hai lớp, giờ mà kéo dài câu chuyện thì thể nào thiên hạ chẳng xì xào, bàn tán soi mói nên tôi và Yên chỉ đôi ba câu rồi ai cũng trở về việc của người đó.
Những ngày cuối tuần cũng trôi qua nhanh chóng. Hầu như lớp nào cũng bắt đầu chạy việc làm báo tường, lớp tôi cũng không phải là ngoại lệ. Nội dung được “hội đồng cán sự lớp” chọn ra trong buổi chiều thứ bảy. Sáng chủ nhật theo như kế hoạch chúng tôi có mặt ở nhà Dung. Xóm nhà lá đóng góp tới ba đại diện chính thức: Thằng Hà, tôi và Long con. Ngoài ra hai thành viên không thường trực là Phong Mập và Kiên cận thì cũng đến, vừa làm vai trò hoạt náo viên, vừa kiêm luôn vai trò “chân chạy việc”.
-Mua dùm tao ổ mì nha Mập!
-Sao mày không đi đi?
-Mày không thấy tao còn phải viết à, đi lẹ lên!-Tôi thừa thời cơ sai thằng bạn.
-Tiện thể Phong mua cho Dung mấy cái dạ quang hình ông trăng, chiếc lá luôn nhé.
Thằng bạn được giao việc công, mặt hầm hầm tức tối dứ dứ nắm đấm về phía tôi. Nó kéo luôn cả thằng Kiên đi theo.
-Cái khung này để tao trang trí trước nhé!
-Ừm, mày làm đi, tao có biết gì về vẽ vời đâu.
Long con cặm cụi ngồi pha màu, dán giấy, cắt giấy trang trí chiếc khung cửa sổ. Còn tờ báo tường thì Dung và tôi chịu trách nhiệm. Thằng Hải ngồi ngoài chịu trách nhiệm giám sát công trình thi công.
-Đây nè mày, chỗ này là bài này, bài của Trang ấy!
-Ừ, rồi!
-Dung viết bài thằng Hưởng vào bên kia nhé!
-“Sao mày không đi mua bánh mì luôn đi “!
Tôi lầm rầm trong bụng, được cơ hội tốt để làm lành với Dung thì nó lại xuất hiện như kì đà cản mũi, cản trở việc tôi và Dung nói chuyện. Tôi bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên, vừa viết vừa cảm nhận về bài viết của Trang.
“ Những kỉ niệm về lớp tôi mãi khắc sâu trong tôi. Những nụ cười thân thiện của các bạn nữ, những nụ cười tinh nghịch của các bạn trai. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một nụ cười đẹp nhất, nụ cười A11. Có những niềm vui, có những nỗi buồn, nhưng nụ cười ấy sẽ không bao giờ tắt, nó được tiếp thêm năng lượng bởi tình bạn, mà tình bạn thì còn mãi không thôi!”.
-Đây, bánh mì của mày!-Phong mập đập cái bánh mì vào đầu tôi!
Dung ngước lên nhìn tôi thì đã muộn, háu đói, tôi xé chiếc bánh mì ra nhai ngồm ngoàm. Bên kia thằng Long con cũng như thế, vừa ăn vừa xuýt xoa.
-Đang làm giở mà lại ăn…..!-Thằng Hải càu nhàu.
-Có thực mới vực được đạo!
-Ăn mới có sức làm chớ mày!-Tôi ú ớ, phồng má trả lời thằng bạn.
-Sao sáng không ăn trước đi?
Tôi không thèm chấp, vẫn ngồi nhai bánh mì, Dung đi từ dưới nhà lên, mang theo hai ly nước can gián.
-Thôi Hải, để hai bạn ấy ăn đi, dù sao cũng chỉ ít phút thôi mà!
Rồi Nàng quay lại nhìn hai thằng tôi, đưa mắt về hai cốc nước để trên bàn. Ăn hết cái bánh mì, hai thằng thể hiện sự cảm kích bằng cách uống một hơi hết sạch ly nước rồi bắt tay vào làm một cách tập trung hết sức.
-“Cái này nên vẽ ông sao”.
Tôi với cái bút kim tuyến ở bên cạnh, rồi đưa tay lấy cái hình ông sao dạ quang. Vô tình tay tôi chạm phải một bàn tay mềm mại. Chỉ có hai đứa tôi đang phụ trách tờ báo tường, nên tôi hiểu mình vừa chạm phải tay ai. Nhưng bàn tay ấy vẫn như vậy, không có chút gì thể hiện phản ứng của chủ nhân nó. Tôi rụt tay lại, quay sang, và hai đứa lại nhìn nhau. Có chút gì đó bối rối thoáng qua gương mặt Dung, nhưng rất nhanh, cảm xúc đó tan biến như chưa từng tồn tại.
-Làm tiếp đi Tín!
Cũng đã một tuần, tôi mới được nghe cái tên mình vang lên từ Dung. Có chút gì đó thân thương trở lại, nhưng cũng có chút xa lạ vì thời gian qua, tiếng “bạn” được sử dụng nhiều hơn. Cái chạm tay vô thức là chìa khoá mở cách cửa phòng, mà đằng sau nó là những kí ức ngủ quên chăng.
-Né ra mày, tao vẽ cái mặt cười vào đây!
-Ờ…ờ!
Thằng Long con đá đít tôi một cái rồi trổ tài nghệ sĩ của nó. Cái biểu tượng mặt cười sún răng tóc tai lởm chởm cũng phải làm Dung khẽ cười. Kiên cận nhanh tay nhảy vào phụ tô màu, còn Phong mập mù tịt nghệ thuật đứng ngoài chỉ trỏ lung tung cả lên.
-Viết tiếp đi, mặt mày cứ ngơ ngác thế!
-Ờ, thì đi ra rảnh đất tao còn viết!
Tầm mười giờ trưa, lại thêm ba bạn nữ : Trang, Ly tổ trưởng một tổ trong lớp và Nguyệt từ đâu cũng tới. Hiển nhiên Nguyệt có mặt thì phải có thêm thằng Vũ. Tay xác nách mang bao nhiêu thứ y chang tị nạn vậy:
-Ơ, mày đi đâu thế?
-Nấu ăn…!-Nó vuốt mồ hôi trên trán, bỏ cái giỏ nặng trịch toàn thức ăn xuống giữa nhà mà thở.
-Nấu ăn?-Phong Mập mặt mày giãn ra cười tươi roi rói.
-Ờ, chứ còn gì nữa, không lẽ để nhịn đói xuyên trưa mà làm!-Thằng Hải chẳng có chút gì ngạc nhiên, chắc là nó đầu têu ra vụ này.
-Thế chủ nhà chủ xị à?
Theo cách chọc thông thường của lớp tôi mở miệng một câu cảm thấy hơi lố. Tôi quên mất đang đứng ở nhà ai, ai là chủ nhà ngôi nhà chúng tôi đang có mặt. Dung vẫn trầm ngâm, chẳng để ý gì đến câu nói của tôi. Phụ mấy bạn nữ xách đồ mua về để xuống bếp.
-Không, tiền quỹ lớp!-Thằng Hải vẫn cái giọng bình thản trả lời tôi.
-Hở, thế…..?
-Yên tâm, tao xin phép Thầy rồi, hoạt động cho lớp thì trích quỹ ra thôi, đa số đều đồng ý hết rồi.
Tôi vẫn ghét cái bản tính thằng Hải lắm, nhưng về sự chu đáo trong từng công việc có lẽ thì vẫn phải phục nó một cách triệt để. So bề thì nó có vẻ còn làm tốt hơn cả với Kiên cận-Quân sư xóm nhà lá chúng tôi chứ chẳng chơi.
-Các bạn cứ làm đi nhé, mình xuống phụ các bạn khác nấu ăn!-Dung gom bút kim tuyến, dạ quang đóng nắp lại cẩn thận rồi đi xuống bếp.
Một lúc sau mùi thơm lừng khắp nhà, bụng tôi sôi òng ọc biểu tình. Đúng là toàn tuyển nữ công gia chánh chính hiệu nên chỉ cần ngửi mùi đã thấy ngon rồi. Phong mập thì chẳng chờ được, chui tọt xuống bếp. Một lúc sau tiếng hét vang lên thất thanh:
-Phong, bỏ cây chả ram xuống!
-Ơ, bỏ cái miếng trứng xuống!
Buổi trưa thịnh soạn cũng bày ra trước mặt. Chủ nhà chẳng kịp mời thì bát đũa đã thi nhau được phân công, và các máy nghiền thức ăn đã có dịp thể hiện. Phong Mập ăn lấy ăn để, thằng Vũ phồng mang trợn má nhai. Long con bé xíu mà ăn cũng như cái hạm, gắp gắp liên tục. Chỉ có tôi và thằng Hải, vì lý do và vì tính cách nên có vẻ từ tốn.
-Ơ, mày sao thế Tín?-Kiên cận nhìn tôi.
-Tín không ăn à?-Nguyệt dừng đũa nhìn tôi.
-Ờ…không, ăn chứ. Ngon mà!-Tôi đưa cơm lên miệng, làm ra vẻ tán thành.
Dung không nhìn qua, chậm rãi nhìn sang Trang và Ly cười. Cả buổi cơm chỉ là mấy lời nói chung chung:
-Ai ngại đói Dung không biết đâu nhé!
-Mọi người ăn nữa đi.
Buổi cơm kết thúc nhanh chóng, mấy thằng bạn ăn no lăn kềnh lên ghế xoa xoa cái bụng. Mặt thằng nào thằng đấy cũng thoả mãn.
-Ấy, mở nhạc nghe đi!
-Ờ, nhanh lên, mở bài nào hay hay ấy.
Chủ nhà thì đang ở dưới bếp nên khách tự nhiên như nhà của mình, lấy cái chồng đĩa trên kệ gần đó đặt vào đầu đĩa. Ca khúc Dường như ta đã vang lên, nghe thật não nề.
-“Mây buồn trôi mãi, trôi về nơi xa, mây có tiếc nuối chuyện chúng ta bao ngày qua”.
-Mở bài khác ngay thằng Mập, nghe thảm quá!-Tôi phản đối đầu tiên.
-Hay mà mày, tai trâu hay sao mà không biết nghe!
-Thằng đó không biết thưởng thức đâu.-Phong mập tranh thủ bảo vệ sự lựa chọn của nó.
Mặc cho tôi kịch liệt phản đối, nhưng số đông lấn át, thêm cái remote nằm trong tay thằng bạn, ca khúc Dường như ta đã vẫn vang lên, dường như ca khúc đó viết ra chỉ để dành cho những ai trong hoàn cảnh tôi thì phải:
-“Còn yêu nhau nữa không, trái tim em lặng câm.
Khi cất tiếng hát là nỗi đau chia lìa nhau”.
Thả lưng vào ghế dựa, ngả đầu nhìn lên trần, thả lỏng tâm trạng, cố tìm một cái gì đó cho mình tập trung, để bộ não không phải điều khiển thính giác phải tiếp nhận ngôn từ của bài hát du dương này. Vậy mà càng trốn tránh, nó lại càng lọt vào tận bên trong sâu kín nhất. Cứ mỗi câu hát vang lên, nó lại gợi lại những kỉ niệm đẹp vô tận trước kia, như một tấm gương tuyệt diệu. Và khi nó rạn vỡ, cái hụt hẫng của người từng được thấy nó hụt hẫng vô cùng.
Thở dài, nhấc người khỏi ghế, tôi đi ra ghế đá ngoài sân dưới tán cây mát rượi. Cứ ngồi đó cảm nhận vẻ yên tĩnh của buổi trưa âm u còn hơn là phải vào nhà giả cười giả nói. Chỉ khi nào trong nhà tiếp tục làm báo tường, tôi mới trở vào.
-Phong ơi, lấy cho Dung cái bút kim tuyến màu tím đi!
-Sao không bảo thằng Tín kìa, ngay dưới tay nó!
Tôi đưa cái bút sang bên gần Dung, quay lại chửi thằng bạn:
-Cu li mà ý kiến nhiều thế!
-Tao đạp mặt mày giờ chứ cu li, lo mà làm đi!
Tôi cắm cúi làm tiếp, chắc Dung sẽ ngại ngùng vì câu nói của thằng Phong cũng nên. Rõ ràng cái nắm tay lúc sáng vô tình đã trở thành phản tác dụng, khi càng ngày Dung càng có vẻ xa lánh tôi hơn. Đến một câu nhờ vả theo nghĩa bạn bè, Dung cũng không nói với tôi được.
-Xong rồi đó, mai làm tiếp buổi chiều nữa là xong!
-Ờ hớ, giờ về thôi!
-Mày xa thì về trước đi, tao ở lại phụ Dung!-Vẫn là thằng Hải chu đáo hơn cả.
Tôi lững thửng đứng dậy, khoác cái balo chéo vai, lững thững bước ra cánh cổng xanh đóng kín. Dung tất nhiên phải ra mở khoá cho tôi rồi.
-Cạch!-Tiếng ổ khoá vang lên khô rốc, tiễn biệt vị khác quen thuộc.
-Về nhé!
-Mày không chờ Nguyệt à Tín?
-Hỏi thằng Vũ ấy, nó tính đưa Nguyệt đi ăn kem nữa mà!-Tôi nói vọng vào trong với thằng Kiên cận. Tụi nó xì xào, đòi thằng Vũ phải dẫn tụi nó theo cho bằng được.
Tôi bước ra khỏi cửa, cánh cửa ấy sẽ đóng lại, không một lời tạm biệt, không còn vẻ nuối tiếc như thời gian xưa.
-Tín..!
Nhưng Dung cũng ở ngoài cánh cửa ấy, cô nàng nắm hai tay vào nhau, vẻ bối rối hiện rõ. Tôi đứng lại, chờ đợi, chờ đợi một cuộc nói chuyện, chỉ có hai người.
-Nói chuyện được không?
-Ừ, được!
Dung bước tới tôi, có vẻ muốn đi dạo để tránh xa đám bạn ồn ào trong nhà. Con đường trong một xóm yên tĩnh, cộng thêm chút gió lạnh bởi tiết trời tạo nên sự vắng lặng đáng sợ. Hai đứa im lặng bước đi, bước đi, chậm chạp. Tôi khẽ đưa mắt lên nhìn hàng cây lao xao vì gió ở trên đầu.
-Tín còn trách Dung chuyện bữa trước!
-Ờ, có một chút….!-Tôi không muốn giấu lòng, vì linh tính đây có thể là một cuộc nói chuyện tạo bước ngoặt.
-Vì Dung ỷ quyền..!
-Không!
-………!
-Vì Dung quá trách nhiệm quá thành…!-Tôi tránh chữ cứng nhắc trong lời nói, vì dĩ nhiên Nàng sẽ biết tôi định nói gì..!
-Trách nhiệm vì lớp cũng là sai?
-Có những trách nhiệm đi cùng sự thoải mái thì tốt hơn. Tự nguyện hay hơn gượng ép, lúc đó sẽ vui hơn dù cho kết quả không tốt bằng mà!
-Vậy là hai đứa vẫn là cách nghĩ và tính cách khác nhau..
-Ừ!-Tôi thở dài chán nản thừa nhận và linh cảm có gì đó đằng sau câu kết luận của Dung.
-Vậy hai đứa mình tạm thời chia….!-Dung cũng không đủ can đảm để nói hết câu nói. Tôi đi bên cạnh, cảm giác như cơn lạnh ngoài trời biến mất. Bởi lòng tôi còn nguội lạnh hơn. Trầm lắng, im lặng, hụt hẫng..con đường sỏi dưới chân trở nên mịt mù xa xăm.
-Ừ, dù sao Tín với Dung cũng chưa bao giờ nói câu đó với nhau, nên không phải nói chia tay!-Tôi đưa tay vươn lên cho thoải mái, muốn phá vỡ một cái xiềng xích đang gò bó mình, muốn hét lên thật lớn, nhưng không, một nụ cười đắng chát nở trên môi. Cảnh vật trở nên đìu hiu buồn chán, như muốn nhấn chìm người đi ngang qua trong sự cô đơn tận cùng.
-Ừ, Dung quên, chưa nói gì mà!
-Ừ, không sao đâu!-Tôi bước đi trước, Dung đứng lại. Cái ngã rẽ đã hiện ra trước mặt. Chỉ cần tôi đi khỏi khúc ngoặt này, những lời nói lúc nãy sẽ là sự thật. Ừ dù có tạm thời hay không thì cũng là chia tay. Cái gì tan vỡ là tan vỡ, cho dù nó có hàn gắn lại cũng không bao giờ như xưa được.
-Vẫn là bạn chứ?-Tiếng Dung gọi với tôi lại trước khi tôi bước sang con đường khác.
-Ừ, tất nhiên rồi, vẫn là bạn!
-Ừ, vậy nhé!
Tôi không ngoái lại nhìn hình bóng Dung quay lưng trở về nhà nữa. Ừ thì vẫn là bạn, nhưng liệu có nhẹ nhàng như lời nói được không. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp nay tan vỡ, liệu rằng chúng ta còn có thể thoải mái như những này đầu năm mình bước vào lớp học được không.
-Tín, nghe nhạc đi!
-Tín, đừng nói chuyện nữa, Cô nhắc kìa!
-Tín, đừng cười nữa, Cô nhìn kìa!
Và giờ đây, gần hai năm sau, một mình tôi bước đi trên con đường dài, một mình, và chỉ một mình. Dung đã nói ra được thì hẳn Nàng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi, quyết tâm lắm rồi. Níu kéo, ừ đó không phải là tác phong của tôi, và cũng không thể thay đổi được Dung. Cảm giác một khoảng trống thênh thang ngự trị trong lòng. Con trai không khóc, ừ thì không khóc, nhưng nước mắt nuốt ngược bao giờ cũng đắng chát. Thà khóc được để tống hết tâm sự ra ngoài, vậy mà giờ đây khoé mắt tôi khô rốc. Nụ cười thì vẫn khẽ nở trên môi.
-Về thôi, về còn đá bóng với thằng Hoàng nữa!- Thằng con trai ấy vừa cười trên con đường dài, khẽ hát vu vơ câu gì đó.
Tôi đưa tay quệt ngang mũi, hậu quả của việc tối hôm qua tắm mưa trở về tuổi thơ là đây. Chiếc mũi đỏ ửng, hắt xì liên tục, giọng nói bắt đầu sụt sùi. Thằng Hoàng và thằng Nhân thì cứ mãi thắc :
-Tối qua mày làm gì mà ướt sũng ra thế!
-Ờ, tối qua mưa không kịp trú nên ướt hết thôi!-Tôi tỉnh bơ, lấy tay che miệng cho cơn hắt xì tiếp theo.
-Hắt xì…!
Tiếng hắt xì lại vang lên, nhưng lần này không phải phát ra từ tôi. Cả bốn đứa tôi quay mặt lại, Yên cũng đang trong tình trạng giống y chang tôi, cũng sụt sùi. Tôi ngượng đỏ mặt vì câu nói dối của mình ở trên, bởi vì thằng Nhân đen, Hoàng và Nguyệt đều nhìn tôi với ánh mắt không tin tưởng:
-Đồng bệnh tương lân!
-Dẹp đi, vô…vô tình thôi, có gì đâu mà đồng bệnh, chẳng qua là tao…!
-Tao nói thế thôi, giải thích nhiều thế nhỉ?-Thằng Hoàng tỉnh bơ, khoác vai Nhân đen đi vào lớp, nháy mắt cho Nguyệt vào chung luôn, để tôi với Ngữ Yên ở lại.
-Yên ốm à?
-Tín cũng vậy à!
-À, ừ, thì dạo này toàn đi học, chẳng có thời gian đá banh gì cả nên hơi yếu thôi!
-Hi hi, vậy là già rồi!
Hai đứa tôi cũng chẳng nói gì nhiều, bởi vì địa điểm nằm ở trung tâm hai lớp, giờ mà kéo dài câu chuyện thì thể nào thiên hạ chẳng xì xào, bàn tán soi mói nên tôi và Yên chỉ đôi ba câu rồi ai cũng trở về việc của người đó.
Những ngày cuối tuần cũng trôi qua nhanh chóng. Hầu như lớp nào cũng bắt đầu chạy việc làm báo tường, lớp tôi cũng không phải là ngoại lệ. Nội dung được “hội đồng cán sự lớp” chọn ra trong buổi chiều thứ bảy. Sáng chủ nhật theo như kế hoạch chúng tôi có mặt ở nhà Dung. Xóm nhà lá đóng góp tới ba đại diện chính thức: Thằng Hà, tôi và Long con. Ngoài ra hai thành viên không thường trực là Phong Mập và Kiên cận thì cũng đến, vừa làm vai trò hoạt náo viên, vừa kiêm luôn vai trò “chân chạy việc”.
-Mua dùm tao ổ mì nha Mập!
-Sao mày không đi đi?
-Mày không thấy tao còn phải viết à, đi lẹ lên!-Tôi thừa thời cơ sai thằng bạn.
-Tiện thể Phong mua cho Dung mấy cái dạ quang hình ông trăng, chiếc lá luôn nhé.
Thằng bạn được giao việc công, mặt hầm hầm tức tối dứ dứ nắm đấm về phía tôi. Nó kéo luôn cả thằng Kiên đi theo.
-Cái khung này để tao trang trí trước nhé!
-Ừm, mày làm đi, tao có biết gì về vẽ vời đâu.
Long con cặm cụi ngồi pha màu, dán giấy, cắt giấy trang trí chiếc khung cửa sổ. Còn tờ báo tường thì Dung và tôi chịu trách nhiệm. Thằng Hải ngồi ngoài chịu trách nhiệm giám sát công trình thi công.
-Đây nè mày, chỗ này là bài này, bài của Trang ấy!
-Ừ, rồi!
-Dung viết bài thằng Hưởng vào bên kia nhé!
-“Sao mày không đi mua bánh mì luôn đi “!
Tôi lầm rầm trong bụng, được cơ hội tốt để làm lành với Dung thì nó lại xuất hiện như kì đà cản mũi, cản trở việc tôi và Dung nói chuyện. Tôi bắt đầu đặt những nét bút đầu tiên, vừa viết vừa cảm nhận về bài viết của Trang.
“ Những kỉ niệm về lớp tôi mãi khắc sâu trong tôi. Những nụ cười thân thiện của các bạn nữ, những nụ cười tinh nghịch của các bạn trai. Tất cả hoà quyện với nhau tạo nên một nụ cười đẹp nhất, nụ cười A11. Có những niềm vui, có những nỗi buồn, nhưng nụ cười ấy sẽ không bao giờ tắt, nó được tiếp thêm năng lượng bởi tình bạn, mà tình bạn thì còn mãi không thôi!”.
-Đây, bánh mì của mày!-Phong mập đập cái bánh mì vào đầu tôi!
Dung ngước lên nhìn tôi thì đã muộn, háu đói, tôi xé chiếc bánh mì ra nhai ngồm ngoàm. Bên kia thằng Long con cũng như thế, vừa ăn vừa xuýt xoa.
-Đang làm giở mà lại ăn…..!-Thằng Hải càu nhàu.
-Có thực mới vực được đạo!
-Ăn mới có sức làm chớ mày!-Tôi ú ớ, phồng má trả lời thằng bạn.
-Sao sáng không ăn trước đi?
Tôi không thèm chấp, vẫn ngồi nhai bánh mì, Dung đi từ dưới nhà lên, mang theo hai ly nước can gián.
-Thôi Hải, để hai bạn ấy ăn đi, dù sao cũng chỉ ít phút thôi mà!
Rồi Nàng quay lại nhìn hai thằng tôi, đưa mắt về hai cốc nước để trên bàn. Ăn hết cái bánh mì, hai thằng thể hiện sự cảm kích bằng cách uống một hơi hết sạch ly nước rồi bắt tay vào làm một cách tập trung hết sức.
-“Cái này nên vẽ ông sao”.
Tôi với cái bút kim tuyến ở bên cạnh, rồi đưa tay lấy cái hình ông sao dạ quang. Vô tình tay tôi chạm phải một bàn tay mềm mại. Chỉ có hai đứa tôi đang phụ trách tờ báo tường, nên tôi hiểu mình vừa chạm phải tay ai. Nhưng bàn tay ấy vẫn như vậy, không có chút gì thể hiện phản ứng của chủ nhân nó. Tôi rụt tay lại, quay sang, và hai đứa lại nhìn nhau. Có chút gì đó bối rối thoáng qua gương mặt Dung, nhưng rất nhanh, cảm xúc đó tan biến như chưa từng tồn tại.
-Làm tiếp đi Tín!
Cũng đã một tuần, tôi mới được nghe cái tên mình vang lên từ Dung. Có chút gì đó thân thương trở lại, nhưng cũng có chút xa lạ vì thời gian qua, tiếng “bạn” được sử dụng nhiều hơn. Cái chạm tay vô thức là chìa khoá mở cách cửa phòng, mà đằng sau nó là những kí ức ngủ quên chăng.
-Né ra mày, tao vẽ cái mặt cười vào đây!
-Ờ…ờ!
Thằng Long con đá đít tôi một cái rồi trổ tài nghệ sĩ của nó. Cái biểu tượng mặt cười sún răng tóc tai lởm chởm cũng phải làm Dung khẽ cười. Kiên cận nhanh tay nhảy vào phụ tô màu, còn Phong mập mù tịt nghệ thuật đứng ngoài chỉ trỏ lung tung cả lên.
-Viết tiếp đi, mặt mày cứ ngơ ngác thế!
-Ờ, thì đi ra rảnh đất tao còn viết!
Tầm mười giờ trưa, lại thêm ba bạn nữ : Trang, Ly tổ trưởng một tổ trong lớp và Nguyệt từ đâu cũng tới. Hiển nhiên Nguyệt có mặt thì phải có thêm thằng Vũ. Tay xác nách mang bao nhiêu thứ y chang tị nạn vậy:
-Ơ, mày đi đâu thế?
-Nấu ăn…!-Nó vuốt mồ hôi trên trán, bỏ cái giỏ nặng trịch toàn thức ăn xuống giữa nhà mà thở.
-Nấu ăn?-Phong Mập mặt mày giãn ra cười tươi roi rói.
-Ờ, chứ còn gì nữa, không lẽ để nhịn đói xuyên trưa mà làm!-Thằng Hải chẳng có chút gì ngạc nhiên, chắc là nó đầu têu ra vụ này.
-Thế chủ nhà chủ xị à?
Theo cách chọc thông thường của lớp tôi mở miệng một câu cảm thấy hơi lố. Tôi quên mất đang đứng ở nhà ai, ai là chủ nhà ngôi nhà chúng tôi đang có mặt. Dung vẫn trầm ngâm, chẳng để ý gì đến câu nói của tôi. Phụ mấy bạn nữ xách đồ mua về để xuống bếp.
-Không, tiền quỹ lớp!-Thằng Hải vẫn cái giọng bình thản trả lời tôi.
-Hở, thế…..?
-Yên tâm, tao xin phép Thầy rồi, hoạt động cho lớp thì trích quỹ ra thôi, đa số đều đồng ý hết rồi.
Tôi vẫn ghét cái bản tính thằng Hải lắm, nhưng về sự chu đáo trong từng công việc có lẽ thì vẫn phải phục nó một cách triệt để. So bề thì nó có vẻ còn làm tốt hơn cả với Kiên cận-Quân sư xóm nhà lá chúng tôi chứ chẳng chơi.
-Các bạn cứ làm đi nhé, mình xuống phụ các bạn khác nấu ăn!-Dung gom bút kim tuyến, dạ quang đóng nắp lại cẩn thận rồi đi xuống bếp.
Một lúc sau mùi thơm lừng khắp nhà, bụng tôi sôi òng ọc biểu tình. Đúng là toàn tuyển nữ công gia chánh chính hiệu nên chỉ cần ngửi mùi đã thấy ngon rồi. Phong mập thì chẳng chờ được, chui tọt xuống bếp. Một lúc sau tiếng hét vang lên thất thanh:
-Phong, bỏ cây chả ram xuống!
-Ơ, bỏ cái miếng trứng xuống!
Buổi trưa thịnh soạn cũng bày ra trước mặt. Chủ nhà chẳng kịp mời thì bát đũa đã thi nhau được phân công, và các máy nghiền thức ăn đã có dịp thể hiện. Phong Mập ăn lấy ăn để, thằng Vũ phồng mang trợn má nhai. Long con bé xíu mà ăn cũng như cái hạm, gắp gắp liên tục. Chỉ có tôi và thằng Hải, vì lý do và vì tính cách nên có vẻ từ tốn.
-Ơ, mày sao thế Tín?-Kiên cận nhìn tôi.
-Tín không ăn à?-Nguyệt dừng đũa nhìn tôi.
-Ờ…không, ăn chứ. Ngon mà!-Tôi đưa cơm lên miệng, làm ra vẻ tán thành.
Dung không nhìn qua, chậm rãi nhìn sang Trang và Ly cười. Cả buổi cơm chỉ là mấy lời nói chung chung:
-Ai ngại đói Dung không biết đâu nhé!
-Mọi người ăn nữa đi.
Buổi cơm kết thúc nhanh chóng, mấy thằng bạn ăn no lăn kềnh lên ghế xoa xoa cái bụng. Mặt thằng nào thằng đấy cũng thoả mãn.
-Ấy, mở nhạc nghe đi!
-Ờ, nhanh lên, mở bài nào hay hay ấy.
Chủ nhà thì đang ở dưới bếp nên khách tự nhiên như nhà của mình, lấy cái chồng đĩa trên kệ gần đó đặt vào đầu đĩa. Ca khúc Dường như ta đã vang lên, nghe thật não nề.
-“Mây buồn trôi mãi, trôi về nơi xa, mây có tiếc nuối chuyện chúng ta bao ngày qua”.
-Mở bài khác ngay thằng Mập, nghe thảm quá!-Tôi phản đối đầu tiên.
-Hay mà mày, tai trâu hay sao mà không biết nghe!
-Thằng đó không biết thưởng thức đâu.-Phong mập tranh thủ bảo vệ sự lựa chọn của nó.
Mặc cho tôi kịch liệt phản đối, nhưng số đông lấn át, thêm cái remote nằm trong tay thằng bạn, ca khúc Dường như ta đã vẫn vang lên, dường như ca khúc đó viết ra chỉ để dành cho những ai trong hoàn cảnh tôi thì phải:
-“Còn yêu nhau nữa không, trái tim em lặng câm.
Khi cất tiếng hát là nỗi đau chia lìa nhau”.
Thả lưng vào ghế dựa, ngả đầu nhìn lên trần, thả lỏng tâm trạng, cố tìm một cái gì đó cho mình tập trung, để bộ não không phải điều khiển thính giác phải tiếp nhận ngôn từ của bài hát du dương này. Vậy mà càng trốn tránh, nó lại càng lọt vào tận bên trong sâu kín nhất. Cứ mỗi câu hát vang lên, nó lại gợi lại những kỉ niệm đẹp vô tận trước kia, như một tấm gương tuyệt diệu. Và khi nó rạn vỡ, cái hụt hẫng của người từng được thấy nó hụt hẫng vô cùng.
Thở dài, nhấc người khỏi ghế, tôi đi ra ghế đá ngoài sân dưới tán cây mát rượi. Cứ ngồi đó cảm nhận vẻ yên tĩnh của buổi trưa âm u còn hơn là phải vào nhà giả cười giả nói. Chỉ khi nào trong nhà tiếp tục làm báo tường, tôi mới trở vào.
-Phong ơi, lấy cho Dung cái bút kim tuyến màu tím đi!
-Sao không bảo thằng Tín kìa, ngay dưới tay nó!
Tôi đưa cái bút sang bên gần Dung, quay lại chửi thằng bạn:
-Cu li mà ý kiến nhiều thế!
-Tao đạp mặt mày giờ chứ cu li, lo mà làm đi!
Tôi cắm cúi làm tiếp, chắc Dung sẽ ngại ngùng vì câu nói của thằng Phong cũng nên. Rõ ràng cái nắm tay lúc sáng vô tình đã trở thành phản tác dụng, khi càng ngày Dung càng có vẻ xa lánh tôi hơn. Đến một câu nhờ vả theo nghĩa bạn bè, Dung cũng không nói với tôi được.
-Xong rồi đó, mai làm tiếp buổi chiều nữa là xong!
-Ờ hớ, giờ về thôi!
-Mày xa thì về trước đi, tao ở lại phụ Dung!-Vẫn là thằng Hải chu đáo hơn cả.
Tôi lững thửng đứng dậy, khoác cái balo chéo vai, lững thững bước ra cánh cổng xanh đóng kín. Dung tất nhiên phải ra mở khoá cho tôi rồi.
-Cạch!-Tiếng ổ khoá vang lên khô rốc, tiễn biệt vị khác quen thuộc.
-Về nhé!
-Mày không chờ Nguyệt à Tín?
-Hỏi thằng Vũ ấy, nó tính đưa Nguyệt đi ăn kem nữa mà!-Tôi nói vọng vào trong với thằng Kiên cận. Tụi nó xì xào, đòi thằng Vũ phải dẫn tụi nó theo cho bằng được.
Tôi bước ra khỏi cửa, cánh cửa ấy sẽ đóng lại, không một lời tạm biệt, không còn vẻ nuối tiếc như thời gian xưa.
-Tín..!
Nhưng Dung cũng ở ngoài cánh cửa ấy, cô nàng nắm hai tay vào nhau, vẻ bối rối hiện rõ. Tôi đứng lại, chờ đợi, chờ đợi một cuộc nói chuyện, chỉ có hai người.
-Nói chuyện được không?
-Ừ, được!
Dung bước tới tôi, có vẻ muốn đi dạo để tránh xa đám bạn ồn ào trong nhà. Con đường trong một xóm yên tĩnh, cộng thêm chút gió lạnh bởi tiết trời tạo nên sự vắng lặng đáng sợ. Hai đứa im lặng bước đi, bước đi, chậm chạp. Tôi khẽ đưa mắt lên nhìn hàng cây lao xao vì gió ở trên đầu.
-Tín còn trách Dung chuyện bữa trước!
-Ờ, có một chút….!-Tôi không muốn giấu lòng, vì linh tính đây có thể là một cuộc nói chuyện tạo bước ngoặt.
-Vì Dung ỷ quyền..!
-Không!
-………!
-Vì Dung quá trách nhiệm quá thành…!-Tôi tránh chữ cứng nhắc trong lời nói, vì dĩ nhiên Nàng sẽ biết tôi định nói gì..!
-Trách nhiệm vì lớp cũng là sai?
-Có những trách nhiệm đi cùng sự thoải mái thì tốt hơn. Tự nguyện hay hơn gượng ép, lúc đó sẽ vui hơn dù cho kết quả không tốt bằng mà!
-Vậy là hai đứa vẫn là cách nghĩ và tính cách khác nhau..
-Ừ!-Tôi thở dài chán nản thừa nhận và linh cảm có gì đó đằng sau câu kết luận của Dung.
-Vậy hai đứa mình tạm thời chia….!-Dung cũng không đủ can đảm để nói hết câu nói. Tôi đi bên cạnh, cảm giác như cơn lạnh ngoài trời biến mất. Bởi lòng tôi còn nguội lạnh hơn. Trầm lắng, im lặng, hụt hẫng..con đường sỏi dưới chân trở nên mịt mù xa xăm.
-Ừ, dù sao Tín với Dung cũng chưa bao giờ nói câu đó với nhau, nên không phải nói chia tay!-Tôi đưa tay vươn lên cho thoải mái, muốn phá vỡ một cái xiềng xích đang gò bó mình, muốn hét lên thật lớn, nhưng không, một nụ cười đắng chát nở trên môi. Cảnh vật trở nên đìu hiu buồn chán, như muốn nhấn chìm người đi ngang qua trong sự cô đơn tận cùng.
-Ừ, Dung quên, chưa nói gì mà!
-Ừ, không sao đâu!-Tôi bước đi trước, Dung đứng lại. Cái ngã rẽ đã hiện ra trước mặt. Chỉ cần tôi đi khỏi khúc ngoặt này, những lời nói lúc nãy sẽ là sự thật. Ừ dù có tạm thời hay không thì cũng là chia tay. Cái gì tan vỡ là tan vỡ, cho dù nó có hàn gắn lại cũng không bao giờ như xưa được.
-Vẫn là bạn chứ?-Tiếng Dung gọi với tôi lại trước khi tôi bước sang con đường khác.
-Ừ, tất nhiên rồi, vẫn là bạn!
-Ừ, vậy nhé!
Tôi không ngoái lại nhìn hình bóng Dung quay lưng trở về nhà nữa. Ừ thì vẫn là bạn, nhưng liệu có nhẹ nhàng như lời nói được không. Bao nhiêu kỉ niệm đẹp nay tan vỡ, liệu rằng chúng ta còn có thể thoải mái như những này đầu năm mình bước vào lớp học được không.
-Tín, nghe nhạc đi!
-Tín, đừng nói chuyện nữa, Cô nhắc kìa!
-Tín, đừng cười nữa, Cô nhìn kìa!
Và giờ đây, gần hai năm sau, một mình tôi bước đi trên con đường dài, một mình, và chỉ một mình. Dung đã nói ra được thì hẳn Nàng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi, quyết tâm lắm rồi. Níu kéo, ừ đó không phải là tác phong của tôi, và cũng không thể thay đổi được Dung. Cảm giác một khoảng trống thênh thang ngự trị trong lòng. Con trai không khóc, ừ thì không khóc, nhưng nước mắt nuốt ngược bao giờ cũng đắng chát. Thà khóc được để tống hết tâm sự ra ngoài, vậy mà giờ đây khoé mắt tôi khô rốc. Nụ cười thì vẫn khẽ nở trên môi.
-Về thôi, về còn đá bóng với thằng Hoàng nữa!- Thằng con trai ấy vừa cười trên con đường dài, khẽ hát vu vơ câu gì đó.
/60
|