Thầy tôi nhìn tôi vẻ mặt buồn bã:
-Tôi đã bảo anh lên bảng đâu, hay anh thích lên kiểm tra?
Khỏi phải chờ thầy thốt ra lần thứ hai, tôi tót trở về chỗ, đứng im không nhúc nhích. Từ Quỷ môn quan trở về không nên khiêu khích tử thần lần hai.
-Cho thầy một con số.
Không hiểu sao tôi có vẻ nghi ngờ, kiểu này rất là nguy hiểm, đâu có cái kiểu dễ dãi tha cho tôi thế chứ:
-Dạ, em chọn số 5.
Thầy nhìn tôi rồi lẩm bẩm:
-Hôm nay thứ mấy.
-Dạ thứ 2-Lớp tôi đồng thanh trong cái nhìn hoảng sợ với chiêu trò của thầy.
-Ngày nhiêu?
-11!
-5+2+11=18. Mười tám à, số đẹp đấy!
Bắt đầu dở sổ, thầy tôi dò số thứ tự 18:
-Dung, lên bảng nào em!
Thôi trời, tôi há mồm tại chỗ. Lỡ nàng chưa học bài, thì tôi mới là thủ phạm khiến cho nàng bị điểm thấp chứ chẳng phải ông thầy quyền uy đang ngồi trên kia. Gì chứ mình bị thì không sao, vì quen rồi, chứ lỡ nàng có chuyện gì. Mỹ nhân cứu anh hùng rồi.
Nàng đi lên bục giảng trả lời, còn tôi thì ngồi khấu thần phật phù hộ. Nhân đen đằng sau đấm mạnh vào lưng:
-Hại phu nhân, không bằng cầm thú.
Tôi chẳng dám đôi co, cứ ngồi khấn vái rì rào, lỡ chửi nó há bằng báng bổ thánh thần.
Trời không phụ lòng người. Nàng mang con 8 về chỗ ngon ơ. Tôi thì mừng hẳn ra mặt. Nàng nháy mắt nhìn tôi cười tươi giòn giã.
-2x8+18=34. Em số 34 tiếp theo!
-Chết tôi rồi!
Tiếng kêu thất thanh vọng lại từ phía sau lưng tôi, của thằng Nhân đen. Khỏi phải nói là thảm hại như thế nào. Nó đi không chút khí sắc, mặt gằm xuống đất, mà theo thầy tả là con gà rù.
Con gà rù đặt cuốn vở lên bàn, miệng ấp a ấp úng:
-Dạ, ơ, dạ……!
-Có hay không …..?
-Dạ, là chưa …
2đ..Nó xách con 2 đi về chỗ ngồi. Ngang qua tôi đang cười ngặt nghẽo:
-Báng bổ thần linh, hậu quả khó lường.
Nó vứt cuốn vở lên bàn, nghệt mặt, vò đầu sầu não.
Tiết văn kết thúc với giờ truy bài đau tim ,và một bài luận văn về vấn đề tình cảm học đường. Mỗi bàn một bài thảo luận. Gì chứ tôi với nàng thì ngồi nhìn nhau đỏ mặt, mặc kệ hai đứa còn lại muốn viết gì thì viết. Bình thường suy nghĩ nhiều, nhưng dùng để viết ra e rằng sẽ chết ngại với đối phương mất.
Tiết cuối cùng là tiết thầy chủ nhiệm. Tiết Toán được coi là sở trường nên tôi khoan thai hưởng thụ, và hơn nữa thầy cũng không có vẻ đàn áp như thầy dạy môn Văn. Đang vui sướng hưởng thụ mấy đứa khác bị tra tấn bài tập, thầy tôi thở dài:
-Học hành và ráng thi cho tốt, nên nhớ học lực yếu quá là sẽ bị chuyển lớp đấy!
Lớp tôi mặt xám lại, tôi thì càng xám hơn nữa khi nghe thầy tôi tiếp lời:
-Còn vụ hạnh kiểm nữa, yếu tố phụ nữa đấy.
Anh em chúng tôi bắt đầu hoảng loạn. Gì chứ hạnh kiểm là thứ đáng lưu tâm, nhất là tôi, chuyên gia bị đuổi ra ngoài, dính trấu vụ đánh nhau. Còn lại mấy chiến hữu kia cũng tái mét mặt với môn văn.
Dung nhìn tôi, ánh mắt lo lắng một chút. Hình như nàng tính nói gì đó, nhưng dừng lại. Tôi nhìn nàng nhún vai, như kiểu để sau hãy nói cũng được.
Lớp chọn là một danh hiệu mà học sinh phải phấn đấu để vào. Đương nhiên các lớp khác không thiếu nhân tài, nhưng so về sức học thì tính cạnh tranh ở các lớp chọn cao hơn. Bên cạnh đó việc được học nâng cao vào các buổi sáng, thì lượng kiến thức sẽ được nhiều hơn. Nắm bắt cái nhu cầu đó, trường tôi có truyền thống xét điểm cấp 2 để vào lớp chọn, đồng thời cuối năm thanh lý các suất rớt hạng cho các học sinh không đạt danh hiệu tiên tiến.
Tôi có lẽ là loại hiếm hoi khi giữa năm được nhảy sang. Vì tôi là người thế suất cho bạn khác đã chuyển lên trường Chuyên, hơn nữa trong các vị trí ứng cử, tôi nhỉnh hơn nên được vào lớp.
-Tùng, tùng……!!-Tiếng trống trường dồn dập.
Hết buổi học, cả lớp tôi nghệt mặt ra. Chúng nó thì đã được phổ biến quy chế lúc đầu năm, nhưng mải chơi chẳng để ý. Còn một tháng cho mọi nỗ lực cứu vớt. Lời bàn ra tán vào loạn xị.
Riêng tôi vấn đề học lực không đáng lo ngại, vì ít nhất điểm cả hai buổi học chính và nâng cao đều không đến nỗi nào, không muốn nói là vượt trội so với mặt bằng.Điều tôi lo ngại lại nằm ở cái hạnh kiểm.
-Linh, xem bảng điểm thi đua coi mày.
Linh vẹo lật sổ, dò đến vị trí thứ 50, tôi nằm ở đó, với chữ Tb-Trung bình to tướng.
Nàng cũng xoay ra sau nhìn bảng chấm điểm thi đua. Quay lại nhìn tôi ánh mắt tóe lửa.
Chỉ đợi cái Hằng bán chanh và con Trang vừa ra khỏi bàn, Nàng đã lừ mắt nhìn tôi:
-Còn một tháng đó, tính làm sao thì làm, đừng để bị đuổi ra khỏi lớp đó nha!
-Ừ, biết rồi mà…!
-Chỉ được cái lẻo mép thôi, từ giờ phải phấn đấu lại!
-Phấn đấu gì cơ chứ, không phá được rồi!
-Phấn đấu ít nhất cho nó lên khá, bên cạnh đó phải đảm bảo các môn không dưới trung bình, ít nhất phải tổng kết trên 6 hết.
Tôi hoa mắt trước tình hình cụ thể của mình. Tất cả các môn trên 6 cho điểm tổng kết, và phải đạt học sinh tiên tiến. Cái vế thứ hai, tôi tự tin có thể làm được, cái vế đầu thì hơi bị khoai. Vì trước giờ tôi có truyền thống học lệch đã thành thương hiệu, mấy môn tự nhiên thì học có thể là ổn thỏa, còn lại :Văn, Anh Văn, Kĩ thuật , Giáo dục công dân thì thảm họa toàn ba với bốn.
Nàng lại nhìn tôi:
-Từ giờ, phải chăm học và không được để đuổi ra khỏi lớp, Dung sẽ giám sát.
-Hix, gì đâu mà gắt vậy…?
-Không gắt rồi mỗi đứa học mỗi lớp à!
Nàng bực tức đeo cặp đi về, chắc là chán với cái thằng đầu gỗ không hiểu được tâm tư nàng. Tôi nhìn theo nàng, hiểu rồi cô nương ạ. Tại hạ sẽ cố gắng!
Tôi xách balo lững thững đi ra khỏi lớp. Trên tai, cái head phone đang nhồi vào đầu tôi lời của bài hát:
-Sóng cứ trôi dạt nơi cuối trời……..
Ra đến cổng trường, tôi lại bắt ngay cái tín hiệu của linh tính. Lại có ai đó đang nhìn dò xét. Tôi không biết là ai, vì sân trường lác đác vài học sinh hai lớp chọn buổi sáng chúng tôi. Hai lớp học thể dục khối 10.Nhưng chừng đó là quá đông để khoanh vùng đối tượng. Đang đứng ngẩn ngơ ở sân trường, tôi giật mình trước tiếng gọi đằng sau:
-T, làm gì còn chưa về.
-À, Ngữ Yên hả?
-Sao sắc mặt kém quá vậy?
-Không, không,chẳng qua là….
-…!!!
-Về chuyện cuối kì đó, tổng kết..
-Tổng kết làm sao?
-Đuổi ra khỏi lớp đó….?
-T á hả?
-Ừ, hạnh kiểm đó….
-Gì chứ cần Yên Giúp không?
-Yên giúp gì được…..!
Cô nàng nhìn tôi cười tủm tỉm, cắt nghĩa cho tôi hiểu. Do chỉ có hai lớp 10 học buổi sáng nên việc chấm điểm sẽ đan xem nhau. Do đó việc vi phạm sẽ chuyển về lớp còn lại, nghĩa là nàng là cờ đỏ, nắm quyền sinh sát của tôi. Dù không cứu vãn nhiều nhưng có còn hơn không.
-Vậy á, cảm ơn nhiều….!
-Ừ.,mà T ráng đừng nghịch chọc thầy cô nữa, kẻo bi đuổi ra thì…..
-Thì sao cơ?
-Thì mất mặt chứ sao!
Tôi định truy vấn cô nàng thêm mấy câu, tiếng còi xe bus đã vang đằng sau, chẳng kịp từ biệt ân nhân, tôi phóng thẳng ra bến xe. Vắt chân lên cổ mà chạy, vậy mà tôi còn cảm giác như có ánh mắt dõi theo vậy. Tất nhiên không phải của Ngữ Yên, vì ánh mắt này hình như làm tôi rợn rợn bất an.
Tối hôm đó, nhà tôi trở nên đặc biệt với cái cảnh hai thằng con trai đua nhau học ở bàn học. Ông anh tôi thì căng thẳng giải đề thi, ôn kiến thức cho đợt thi quan trọng sắp tới, tôi thì lúi húi học lại mấy môn từ lâu đã bị bỏ rơi. Hì hục hí hoáy, quyết tâm ở lại lớp với cô nàng đầu bàn.
Trên trường thì có vẻ căng thẳng hơn nhiều, Dung bắt đầu thể hiện việc giám sát tôi chặt chẽ. Hễ tôi nhúc nhích động tĩnh là nàng ném liền một ánh mắt hình viên đạn sang. Hễ tôi quay xuống chọc léc hay giựt tóc mấy thằng bàn dưới là nàng cau mày nhắc nhở.
Tôi phải từ bỏ niềm vui, trở thành một thằng mọt sách chính hiệu, ăn rồi học, học rồi ăn ngủ. Đến lớp gương mẫu, không nói chuyện, không chọc phá, không quay ngang quay ngửa. Tất cả các môn đều giơ tay phát biểu, để tích lũy điểm nâng hạnh kiểm. Dù gì cũng thở phào cho công việc đều tốt đẹp. Nội vụ có nàng xử lý, Ngoại vụ có Yên gánh đỡ bao che, tôi cũng nhẹ nhàng bớt phần nào.
Chỉ có ánh mắt ấy vẫn theo tôi hằng ngày, dù là ít hay là nhiều, đôi khi cảm giác rờn rợn. Nó theo ám ảnh tôi hoài, khiến tôi có cảm giác bí bách. Không khí trên trường giờ này với tôi có lẽ là chẳng được cười nói gì nhiều, mà có nhiều thì cũng không trọn vẹn vì bị cái nhìn soi mói đó phá hoại.
Ở nhà thì cũng căng thẳng không kém, việc học tập nhiều giờ liền với tôi là một gì đó quá sức. Nhiều khi tôi ngủ gục trên bàn mà không hay. Sáng sớm thì cứ 5h sáng dậy sớm theo lịch, tránh việc đi muộn.Người gọi tôi chẳng phải là người mẹ dịu hiền mà là lão anh trời đánh. Nhiều khi chậm trễ nướng thêm 5 phút là bị lão bợp vào miệng:
-Dậy, đi học mày!
Tôi bật dậy nhìn lão anh cay cú. Lão thản nhiên như không:
-Ế, ế giao kèo rồi nha mày, bằng mọi biện pháp làm cho mày dậy sớm.!
Tiu nghỉu ,tôi làu bàu đi đánh răng, ăn sáng lên trường để đối diện với bà giám thị riêng và cái ánh mắt khó chịu.
“T gương mẫu đi học đây mẹ ơi”
-Tôi đã bảo anh lên bảng đâu, hay anh thích lên kiểm tra?
Khỏi phải chờ thầy thốt ra lần thứ hai, tôi tót trở về chỗ, đứng im không nhúc nhích. Từ Quỷ môn quan trở về không nên khiêu khích tử thần lần hai.
-Cho thầy một con số.
Không hiểu sao tôi có vẻ nghi ngờ, kiểu này rất là nguy hiểm, đâu có cái kiểu dễ dãi tha cho tôi thế chứ:
-Dạ, em chọn số 5.
Thầy nhìn tôi rồi lẩm bẩm:
-Hôm nay thứ mấy.
-Dạ thứ 2-Lớp tôi đồng thanh trong cái nhìn hoảng sợ với chiêu trò của thầy.
-Ngày nhiêu?
-11!
-5+2+11=18. Mười tám à, số đẹp đấy!
Bắt đầu dở sổ, thầy tôi dò số thứ tự 18:
-Dung, lên bảng nào em!
Thôi trời, tôi há mồm tại chỗ. Lỡ nàng chưa học bài, thì tôi mới là thủ phạm khiến cho nàng bị điểm thấp chứ chẳng phải ông thầy quyền uy đang ngồi trên kia. Gì chứ mình bị thì không sao, vì quen rồi, chứ lỡ nàng có chuyện gì. Mỹ nhân cứu anh hùng rồi.
Nàng đi lên bục giảng trả lời, còn tôi thì ngồi khấu thần phật phù hộ. Nhân đen đằng sau đấm mạnh vào lưng:
-Hại phu nhân, không bằng cầm thú.
Tôi chẳng dám đôi co, cứ ngồi khấn vái rì rào, lỡ chửi nó há bằng báng bổ thánh thần.
Trời không phụ lòng người. Nàng mang con 8 về chỗ ngon ơ. Tôi thì mừng hẳn ra mặt. Nàng nháy mắt nhìn tôi cười tươi giòn giã.
-2x8+18=34. Em số 34 tiếp theo!
-Chết tôi rồi!
Tiếng kêu thất thanh vọng lại từ phía sau lưng tôi, của thằng Nhân đen. Khỏi phải nói là thảm hại như thế nào. Nó đi không chút khí sắc, mặt gằm xuống đất, mà theo thầy tả là con gà rù.
Con gà rù đặt cuốn vở lên bàn, miệng ấp a ấp úng:
-Dạ, ơ, dạ……!
-Có hay không …..?
-Dạ, là chưa …
2đ..Nó xách con 2 đi về chỗ ngồi. Ngang qua tôi đang cười ngặt nghẽo:
-Báng bổ thần linh, hậu quả khó lường.
Nó vứt cuốn vở lên bàn, nghệt mặt, vò đầu sầu não.
Tiết văn kết thúc với giờ truy bài đau tim ,và một bài luận văn về vấn đề tình cảm học đường. Mỗi bàn một bài thảo luận. Gì chứ tôi với nàng thì ngồi nhìn nhau đỏ mặt, mặc kệ hai đứa còn lại muốn viết gì thì viết. Bình thường suy nghĩ nhiều, nhưng dùng để viết ra e rằng sẽ chết ngại với đối phương mất.
Tiết cuối cùng là tiết thầy chủ nhiệm. Tiết Toán được coi là sở trường nên tôi khoan thai hưởng thụ, và hơn nữa thầy cũng không có vẻ đàn áp như thầy dạy môn Văn. Đang vui sướng hưởng thụ mấy đứa khác bị tra tấn bài tập, thầy tôi thở dài:
-Học hành và ráng thi cho tốt, nên nhớ học lực yếu quá là sẽ bị chuyển lớp đấy!
Lớp tôi mặt xám lại, tôi thì càng xám hơn nữa khi nghe thầy tôi tiếp lời:
-Còn vụ hạnh kiểm nữa, yếu tố phụ nữa đấy.
Anh em chúng tôi bắt đầu hoảng loạn. Gì chứ hạnh kiểm là thứ đáng lưu tâm, nhất là tôi, chuyên gia bị đuổi ra ngoài, dính trấu vụ đánh nhau. Còn lại mấy chiến hữu kia cũng tái mét mặt với môn văn.
Dung nhìn tôi, ánh mắt lo lắng một chút. Hình như nàng tính nói gì đó, nhưng dừng lại. Tôi nhìn nàng nhún vai, như kiểu để sau hãy nói cũng được.
Lớp chọn là một danh hiệu mà học sinh phải phấn đấu để vào. Đương nhiên các lớp khác không thiếu nhân tài, nhưng so về sức học thì tính cạnh tranh ở các lớp chọn cao hơn. Bên cạnh đó việc được học nâng cao vào các buổi sáng, thì lượng kiến thức sẽ được nhiều hơn. Nắm bắt cái nhu cầu đó, trường tôi có truyền thống xét điểm cấp 2 để vào lớp chọn, đồng thời cuối năm thanh lý các suất rớt hạng cho các học sinh không đạt danh hiệu tiên tiến.
Tôi có lẽ là loại hiếm hoi khi giữa năm được nhảy sang. Vì tôi là người thế suất cho bạn khác đã chuyển lên trường Chuyên, hơn nữa trong các vị trí ứng cử, tôi nhỉnh hơn nên được vào lớp.
-Tùng, tùng……!!-Tiếng trống trường dồn dập.
Hết buổi học, cả lớp tôi nghệt mặt ra. Chúng nó thì đã được phổ biến quy chế lúc đầu năm, nhưng mải chơi chẳng để ý. Còn một tháng cho mọi nỗ lực cứu vớt. Lời bàn ra tán vào loạn xị.
Riêng tôi vấn đề học lực không đáng lo ngại, vì ít nhất điểm cả hai buổi học chính và nâng cao đều không đến nỗi nào, không muốn nói là vượt trội so với mặt bằng.Điều tôi lo ngại lại nằm ở cái hạnh kiểm.
-Linh, xem bảng điểm thi đua coi mày.
Linh vẹo lật sổ, dò đến vị trí thứ 50, tôi nằm ở đó, với chữ Tb-Trung bình to tướng.
Nàng cũng xoay ra sau nhìn bảng chấm điểm thi đua. Quay lại nhìn tôi ánh mắt tóe lửa.
Chỉ đợi cái Hằng bán chanh và con Trang vừa ra khỏi bàn, Nàng đã lừ mắt nhìn tôi:
-Còn một tháng đó, tính làm sao thì làm, đừng để bị đuổi ra khỏi lớp đó nha!
-Ừ, biết rồi mà…!
-Chỉ được cái lẻo mép thôi, từ giờ phải phấn đấu lại!
-Phấn đấu gì cơ chứ, không phá được rồi!
-Phấn đấu ít nhất cho nó lên khá, bên cạnh đó phải đảm bảo các môn không dưới trung bình, ít nhất phải tổng kết trên 6 hết.
Tôi hoa mắt trước tình hình cụ thể của mình. Tất cả các môn trên 6 cho điểm tổng kết, và phải đạt học sinh tiên tiến. Cái vế thứ hai, tôi tự tin có thể làm được, cái vế đầu thì hơi bị khoai. Vì trước giờ tôi có truyền thống học lệch đã thành thương hiệu, mấy môn tự nhiên thì học có thể là ổn thỏa, còn lại :Văn, Anh Văn, Kĩ thuật , Giáo dục công dân thì thảm họa toàn ba với bốn.
Nàng lại nhìn tôi:
-Từ giờ, phải chăm học và không được để đuổi ra khỏi lớp, Dung sẽ giám sát.
-Hix, gì đâu mà gắt vậy…?
-Không gắt rồi mỗi đứa học mỗi lớp à!
Nàng bực tức đeo cặp đi về, chắc là chán với cái thằng đầu gỗ không hiểu được tâm tư nàng. Tôi nhìn theo nàng, hiểu rồi cô nương ạ. Tại hạ sẽ cố gắng!
Tôi xách balo lững thững đi ra khỏi lớp. Trên tai, cái head phone đang nhồi vào đầu tôi lời của bài hát:
-Sóng cứ trôi dạt nơi cuối trời……..
Ra đến cổng trường, tôi lại bắt ngay cái tín hiệu của linh tính. Lại có ai đó đang nhìn dò xét. Tôi không biết là ai, vì sân trường lác đác vài học sinh hai lớp chọn buổi sáng chúng tôi. Hai lớp học thể dục khối 10.Nhưng chừng đó là quá đông để khoanh vùng đối tượng. Đang đứng ngẩn ngơ ở sân trường, tôi giật mình trước tiếng gọi đằng sau:
-T, làm gì còn chưa về.
-À, Ngữ Yên hả?
-Sao sắc mặt kém quá vậy?
-Không, không,chẳng qua là….
-…!!!
-Về chuyện cuối kì đó, tổng kết..
-Tổng kết làm sao?
-Đuổi ra khỏi lớp đó….?
-T á hả?
-Ừ, hạnh kiểm đó….
-Gì chứ cần Yên Giúp không?
-Yên giúp gì được…..!
Cô nàng nhìn tôi cười tủm tỉm, cắt nghĩa cho tôi hiểu. Do chỉ có hai lớp 10 học buổi sáng nên việc chấm điểm sẽ đan xem nhau. Do đó việc vi phạm sẽ chuyển về lớp còn lại, nghĩa là nàng là cờ đỏ, nắm quyền sinh sát của tôi. Dù không cứu vãn nhiều nhưng có còn hơn không.
-Vậy á, cảm ơn nhiều….!
-Ừ.,mà T ráng đừng nghịch chọc thầy cô nữa, kẻo bi đuổi ra thì…..
-Thì sao cơ?
-Thì mất mặt chứ sao!
Tôi định truy vấn cô nàng thêm mấy câu, tiếng còi xe bus đã vang đằng sau, chẳng kịp từ biệt ân nhân, tôi phóng thẳng ra bến xe. Vắt chân lên cổ mà chạy, vậy mà tôi còn cảm giác như có ánh mắt dõi theo vậy. Tất nhiên không phải của Ngữ Yên, vì ánh mắt này hình như làm tôi rợn rợn bất an.
Tối hôm đó, nhà tôi trở nên đặc biệt với cái cảnh hai thằng con trai đua nhau học ở bàn học. Ông anh tôi thì căng thẳng giải đề thi, ôn kiến thức cho đợt thi quan trọng sắp tới, tôi thì lúi húi học lại mấy môn từ lâu đã bị bỏ rơi. Hì hục hí hoáy, quyết tâm ở lại lớp với cô nàng đầu bàn.
Trên trường thì có vẻ căng thẳng hơn nhiều, Dung bắt đầu thể hiện việc giám sát tôi chặt chẽ. Hễ tôi nhúc nhích động tĩnh là nàng ném liền một ánh mắt hình viên đạn sang. Hễ tôi quay xuống chọc léc hay giựt tóc mấy thằng bàn dưới là nàng cau mày nhắc nhở.
Tôi phải từ bỏ niềm vui, trở thành một thằng mọt sách chính hiệu, ăn rồi học, học rồi ăn ngủ. Đến lớp gương mẫu, không nói chuyện, không chọc phá, không quay ngang quay ngửa. Tất cả các môn đều giơ tay phát biểu, để tích lũy điểm nâng hạnh kiểm. Dù gì cũng thở phào cho công việc đều tốt đẹp. Nội vụ có nàng xử lý, Ngoại vụ có Yên gánh đỡ bao che, tôi cũng nhẹ nhàng bớt phần nào.
Chỉ có ánh mắt ấy vẫn theo tôi hằng ngày, dù là ít hay là nhiều, đôi khi cảm giác rờn rợn. Nó theo ám ảnh tôi hoài, khiến tôi có cảm giác bí bách. Không khí trên trường giờ này với tôi có lẽ là chẳng được cười nói gì nhiều, mà có nhiều thì cũng không trọn vẹn vì bị cái nhìn soi mói đó phá hoại.
Ở nhà thì cũng căng thẳng không kém, việc học tập nhiều giờ liền với tôi là một gì đó quá sức. Nhiều khi tôi ngủ gục trên bàn mà không hay. Sáng sớm thì cứ 5h sáng dậy sớm theo lịch, tránh việc đi muộn.Người gọi tôi chẳng phải là người mẹ dịu hiền mà là lão anh trời đánh. Nhiều khi chậm trễ nướng thêm 5 phút là bị lão bợp vào miệng:
-Dậy, đi học mày!
Tôi bật dậy nhìn lão anh cay cú. Lão thản nhiên như không:
-Ế, ế giao kèo rồi nha mày, bằng mọi biện pháp làm cho mày dậy sớm.!
Tiu nghỉu ,tôi làu bàu đi đánh răng, ăn sáng lên trường để đối diện với bà giám thị riêng và cái ánh mắt khó chịu.
“T gương mẫu đi học đây mẹ ơi”
/102
|