Ba đứa chúng tôi kéo nhau ra một quán coffee gần đấy, bắt đầu một cuộc gặp mặt đúng nghĩa như những bậc cha chú đi làm ăn lâu ngày không gặp mặt. Quán coffee này là quán coffee chó, vào đấy được thoải mái chơi với bất cứ con nào bạn thích nhưng nó cũng phải thích bạn một chút mới thoải mái âu yếm vuốt ve được. Trong đây duy có một con của bà chủ rất thông minh, khách vào ngoạm khăn đi lau bàn, lại còn thân thiện nữa. Tuy nhiên có cái tội là hay uống trộm nước của khách. Nhìn bà chủ xách roi xuống đe mà buồn cười kinh khủng.
Bọn tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, thật sự, sáu năm qua không gặp thì có vô vàn thứ để kể. Đã có quá nhiều thứ xảy ra, quá nhiều thứ thay đổi. Nhà cũ của Nhím cũng đã bán, chủ mới đến ở từ lâu, bạn bè thì gần như không còn đọng trong kí ức Nhím quá nhiều. Họa chăng nhớ thằng Huy đã từng tốc váy nó, hay thằng Khoa chuyên gia cướp kẹo của con gái.
Tôi thay vì trò chuyện thoải mái như thế, lại chọn ngồi chơi với Nina, và mấy chú cún trong quán. Từ sâu trong tâm trí tôi, tôi luôn cảm thấy áy náy với sự trở về đột ngột của Nhím. Tôi còn nhớ chứ, cái năm lớp hai tuy bé và còn dại nhưng tôi bị ăn đòn đến quắn đít nên chẳng thể nào quên được. Hình ảnh chiếc xe ô tô màu đen đi nối theo xe chở đồ, chầm chậm rời xa bà con làng xóm để đi đến nơi thật xa, thật mới lạ. Một nơi chứa đựng khao khát của nhiều người, chứa đựng nhiều dự án làm ăn của bố Nhím. Và điều khó quên nhất, chắc chắn là hình ảnh một cô bé vừa béo vừa lùn, vẫy vẫy cánh tay lụt chụt gọi với theo:
- Nhím đi cẩn thận nhé, ba Nhím sớm phá sản để Nhím về với bọn mình nhé!
Tôi khẽ rùng mình rồi nhìn Nhím, khiến nó đang ngồi nói chuyện rôm rả với thằng Bin thì bất giác quay sang nhìn tôi:
- Sao thế Vân Anh?
Tôi chẳng biết từ bao giờ, Nhím không còn gọi tôi và Bin bằng cái tên thân mật ở nhà nữa. Bằng cách này hay cách khác, nó quên hết những gì đối với tôi là đẹp đẽ nhất, thay vào đấy là những thứ xa lạ bên trời Tây. Nó kể rất nhiều thứ về bên ấy, nó kể về những người bạn, kể về cái cách học, kể về cách họ văn minh lịch sự như nào, hay thậm chí là những chàng soái tây đang theo đuổi nó. Không biết, bên ấy nó có kể về Việt Nam, kể về tôi và Bin, hay thậm chí là những nét đẹp trong truyền thống không nhỉ. Liệu rằng nó có kể về cội nguồn bằng ánh mắt đầy vẻ tự hào như đang nói về nước Mỹ kia không? Người ngồi trước mặt tôi và Bin, có lẽ không phải Nhím chúng tôi đã từng biết, đó là Nguyệt. Một ánh trăng kiều diễm bên thành phố của những giấc mơ lạc về Việt Nam.
Tôi không quen với cách gọi này, đặc biệt lại là Nhím - một người bạn thân. Tôi ngơ ra một lúc vì bất ngờ, cho đến khi thằng Bin huých tay tôi khiến tôi giật mình suýt ngã.
- À, không... Chỉ là... mình có chút áy náy muốn hỏi Nguyệt. Tại sao cậu về Việt Nam thế?
Nhím khẽ cười thật tươi, vuốt nhẹ mái tóc hoe vàng không biết do khí hậu bên đấy hay do những người bạn bên đấy và nói:
- Mình về chơi với gia đình thôi. Hôm nay lẽ ra anh mình lai mình và Nina đi nhưng có vẻ là bạn gái anh ấy đang giận lẫy nên anh ấy bỏ mình lại. Sao thế, có vẻ cậu không thích à?Tôi phát mệt với cách xưng hô xa lạ đến mức sợ hãi như thế này. Cảm giác có cái gì đó rất dè chừng, một vỏ bóc hoàn hảo khó ai có thể nhòm ngó. Nhím này, cái giá của trưởng thành, đắt quá nhỉ?
- À không, tớ chỉ thấy áy náy thôi. Tớ cứ lo rằng lời chúc của tớ năm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của ba cậu nên...
Trong khi tôi thì bối rối chỉ biết liên tục vuốt lông con chó bên cạnh thì Nhím và Bin tròn mắt lên và hỏi ngược lại:
- Lời chúc nào cơ?
Nghe Nhím nói và nhìn mặt của Bin thản nhiên như chưa từng nghe thấy chuyện gì làm tôi thở phào nhẹ nhõm như tháo được ngàn tấn đá treo nặng trong lòng. Như thế thì tốt rồi, chắc chắn là Nhím về chỉ vì thăm gia đình chứ không phải lí do nào khác hay tồi tệ hơn là bị phá sản. Khi bà Mít còn ở Việt Nam, thi thoảng lục lại đám ảnh cũ bà vẫn hay dọa tôi về sự quay trở lại của Nhím. Mụ ấy thường vẽ về viễn cảnh tôi và cô bạn chơi thân với nhau từ bé không thể nhìn mặt nhau được nữa, nhưng bây giờ thì tôi an tâm rồi. Dù tôi chắc chắn không thể thân như lúc xưa, nhưng cũng không tồi tệ như tôi nghĩ.
Tôi khẽ xua tay, và mỉm cười một cái:
- Không có gì đâu, đừng để ý!
Buổi nói chuyện cứ thế nhàn nhạt trôi đi, tôi ngồi bình lặng đọc quyển truyện mới mua chẳng màng đến thế sự. Cho đến khi tôi thấy đồng hồ chỉ mười giờ liền huých tay thằng Bin:
- Mày ơi, về đi chiều tao còn về quê! Muộn rồi kìa.
Nó khẽ nhìn lên theo hướng tay tôi chỉ rồi gật đầu, ba đứa chúng tôi chia tay nhau ở quán coffe ấy, tôi thì chẳng biết bao giờ gặp lại, nhưng Bin và Nhím chắc chắn sẽ thường xuyên gặp nhau cho đến khi cô ấy quay về Mỹ.
Và trong buổi sáng hôm ấy, tôi đã nhanh chóng đặt chân về đến nhà một cách thần thánh. Chẳng kịp làm gì cả, tôi vùi đầu vào gối rồi ngủ tít mít đến tận chiều.
Đôi khi, tôi tự hỏi tại sao thời gian vui vẻ thoải mái lại trôi nhanh đến thế, thậm chí là cả phút giây tôi đứng đây than thở thì nó vẫn vèo vèo trôi đi. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp chín, đối mặt với một thứ siêu kinh khủng đó chính là kì thi chuyển cấp. Đối với bọn bạn tôi thì nó cũng xoàng thôi, vì chỉ cần xét hồ sơ đã được vào trường cấp ba ở huyện, nhưng đối với tôi lại khác. Chúng nó cố gắng một thì tôi phải cố gắng mười, chỉ vì cái tương lai đặt chân lên thành phố học.
Tôi đăng kí thi học sinh giỏi mấy môn liền, về thực hành thì đăng kí môn Âm nhạc, về văn hóa thì thi Văn, rồi còn ôm cả làm liên môn, chỉ mong đạt giải cao được cộng thêm điểm. Laptop bà Mít hứa cũng về đến tay từ đầu năm, nên cũng không quá khó khăn.
Khi tôi đang vắt não giải bài toán trong đề thi vào mười của năm ngoái thì thằng Nam đến đập vai:
- Mày tính chuyển đi thật à?
Tôi vừa nhai miếng bánh mì vừa trả lời:
- Thật chứ, nhưng quan trọng có thi vào được không. Mong manh lắm!
- Mày không thích học ở đây à, lớp mình vui mà, ở lại đây học.
Tay tôi thôi hí hoáy nháp đi nháp lại trên tờ giấy, ngước lên nhìn nó đầy ái ngại:
- Mày cũng hiểu mà, tao lên vì cái gì, quyết tâm vì cái gì, trên đấy hơn nhau vì cái gì, có phải mày không biết đâu. Cái Linh Dương cũng vật mặt ôn thi vào chuyên Hóa đấy thôi.
Nam thở dài đánh thượt một cái, định nói gì đấy nhưng lại bỏ đi, mặt thấy rõ sự ngán ngẩm. Tôi lắc đầu rồi tiếp tục làm bài và gặm ổ bánh mì. Sắp thi học sinh giỏi ở huyện rồi còn gì.
Tôi gần như bị cuốn vào vòng xoáy sáng dậy sớm học bài, rồi đêm ngồi làm bài tập. Cứ đều đều như vậy khiến hầu như hôm nào tôi cũng đi học muộn, điển hình là sáng nay, đã vội thì chớ mà chúng nó còn nhờ mua hết cái nọ đến cái kia.
Mà lạ lắm nhé, tự dưng hôm nay cửa đóng kín mít, rèm cũng bị phủ kín, cửa chính cửa phụ cũng đóng. Tôi từ từ đi đến, đẩy khẽ cánh cửa và ngó đầu vào thì...
BÙM!!!
Tôi chẳng nhìn thấy gì cả ngoài màu trắng xóa, tôi thấy người mình bị đẩy đi, và trong không khí chẳng có gì ngoài những bụi bột vô cùng khó thở và tiếng hú hét.
Và bỗng chốc tôi thấy hoang mang đến mức hét lên không nổi vì thiếu khí.
_______________________
Con biết mẹ đang đọc truyện của con, nhưng con mong là mẹ không mang đi khoe cả làng cả tổng biết. Nếu không con không viết truyện nữa đâu huhu
Bọn tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, thật sự, sáu năm qua không gặp thì có vô vàn thứ để kể. Đã có quá nhiều thứ xảy ra, quá nhiều thứ thay đổi. Nhà cũ của Nhím cũng đã bán, chủ mới đến ở từ lâu, bạn bè thì gần như không còn đọng trong kí ức Nhím quá nhiều. Họa chăng nhớ thằng Huy đã từng tốc váy nó, hay thằng Khoa chuyên gia cướp kẹo của con gái.
Tôi thay vì trò chuyện thoải mái như thế, lại chọn ngồi chơi với Nina, và mấy chú cún trong quán. Từ sâu trong tâm trí tôi, tôi luôn cảm thấy áy náy với sự trở về đột ngột của Nhím. Tôi còn nhớ chứ, cái năm lớp hai tuy bé và còn dại nhưng tôi bị ăn đòn đến quắn đít nên chẳng thể nào quên được. Hình ảnh chiếc xe ô tô màu đen đi nối theo xe chở đồ, chầm chậm rời xa bà con làng xóm để đi đến nơi thật xa, thật mới lạ. Một nơi chứa đựng khao khát của nhiều người, chứa đựng nhiều dự án làm ăn của bố Nhím. Và điều khó quên nhất, chắc chắn là hình ảnh một cô bé vừa béo vừa lùn, vẫy vẫy cánh tay lụt chụt gọi với theo:
- Nhím đi cẩn thận nhé, ba Nhím sớm phá sản để Nhím về với bọn mình nhé!
Tôi khẽ rùng mình rồi nhìn Nhím, khiến nó đang ngồi nói chuyện rôm rả với thằng Bin thì bất giác quay sang nhìn tôi:
- Sao thế Vân Anh?
Tôi chẳng biết từ bao giờ, Nhím không còn gọi tôi và Bin bằng cái tên thân mật ở nhà nữa. Bằng cách này hay cách khác, nó quên hết những gì đối với tôi là đẹp đẽ nhất, thay vào đấy là những thứ xa lạ bên trời Tây. Nó kể rất nhiều thứ về bên ấy, nó kể về những người bạn, kể về cái cách học, kể về cách họ văn minh lịch sự như nào, hay thậm chí là những chàng soái tây đang theo đuổi nó. Không biết, bên ấy nó có kể về Việt Nam, kể về tôi và Bin, hay thậm chí là những nét đẹp trong truyền thống không nhỉ. Liệu rằng nó có kể về cội nguồn bằng ánh mắt đầy vẻ tự hào như đang nói về nước Mỹ kia không? Người ngồi trước mặt tôi và Bin, có lẽ không phải Nhím chúng tôi đã từng biết, đó là Nguyệt. Một ánh trăng kiều diễm bên thành phố của những giấc mơ lạc về Việt Nam.
Tôi không quen với cách gọi này, đặc biệt lại là Nhím - một người bạn thân. Tôi ngơ ra một lúc vì bất ngờ, cho đến khi thằng Bin huých tay tôi khiến tôi giật mình suýt ngã.
- À, không... Chỉ là... mình có chút áy náy muốn hỏi Nguyệt. Tại sao cậu về Việt Nam thế?
Nhím khẽ cười thật tươi, vuốt nhẹ mái tóc hoe vàng không biết do khí hậu bên đấy hay do những người bạn bên đấy và nói:
- Mình về chơi với gia đình thôi. Hôm nay lẽ ra anh mình lai mình và Nina đi nhưng có vẻ là bạn gái anh ấy đang giận lẫy nên anh ấy bỏ mình lại. Sao thế, có vẻ cậu không thích à?Tôi phát mệt với cách xưng hô xa lạ đến mức sợ hãi như thế này. Cảm giác có cái gì đó rất dè chừng, một vỏ bóc hoàn hảo khó ai có thể nhòm ngó. Nhím này, cái giá của trưởng thành, đắt quá nhỉ?
- À không, tớ chỉ thấy áy náy thôi. Tớ cứ lo rằng lời chúc của tớ năm ấy ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của ba cậu nên...
Trong khi tôi thì bối rối chỉ biết liên tục vuốt lông con chó bên cạnh thì Nhím và Bin tròn mắt lên và hỏi ngược lại:
- Lời chúc nào cơ?
Nghe Nhím nói và nhìn mặt của Bin thản nhiên như chưa từng nghe thấy chuyện gì làm tôi thở phào nhẹ nhõm như tháo được ngàn tấn đá treo nặng trong lòng. Như thế thì tốt rồi, chắc chắn là Nhím về chỉ vì thăm gia đình chứ không phải lí do nào khác hay tồi tệ hơn là bị phá sản. Khi bà Mít còn ở Việt Nam, thi thoảng lục lại đám ảnh cũ bà vẫn hay dọa tôi về sự quay trở lại của Nhím. Mụ ấy thường vẽ về viễn cảnh tôi và cô bạn chơi thân với nhau từ bé không thể nhìn mặt nhau được nữa, nhưng bây giờ thì tôi an tâm rồi. Dù tôi chắc chắn không thể thân như lúc xưa, nhưng cũng không tồi tệ như tôi nghĩ.
Tôi khẽ xua tay, và mỉm cười một cái:
- Không có gì đâu, đừng để ý!
Buổi nói chuyện cứ thế nhàn nhạt trôi đi, tôi ngồi bình lặng đọc quyển truyện mới mua chẳng màng đến thế sự. Cho đến khi tôi thấy đồng hồ chỉ mười giờ liền huých tay thằng Bin:
- Mày ơi, về đi chiều tao còn về quê! Muộn rồi kìa.
Nó khẽ nhìn lên theo hướng tay tôi chỉ rồi gật đầu, ba đứa chúng tôi chia tay nhau ở quán coffe ấy, tôi thì chẳng biết bao giờ gặp lại, nhưng Bin và Nhím chắc chắn sẽ thường xuyên gặp nhau cho đến khi cô ấy quay về Mỹ.
Và trong buổi sáng hôm ấy, tôi đã nhanh chóng đặt chân về đến nhà một cách thần thánh. Chẳng kịp làm gì cả, tôi vùi đầu vào gối rồi ngủ tít mít đến tận chiều.
Đôi khi, tôi tự hỏi tại sao thời gian vui vẻ thoải mái lại trôi nhanh đến thế, thậm chí là cả phút giây tôi đứng đây than thở thì nó vẫn vèo vèo trôi đi. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp chín, đối mặt với một thứ siêu kinh khủng đó chính là kì thi chuyển cấp. Đối với bọn bạn tôi thì nó cũng xoàng thôi, vì chỉ cần xét hồ sơ đã được vào trường cấp ba ở huyện, nhưng đối với tôi lại khác. Chúng nó cố gắng một thì tôi phải cố gắng mười, chỉ vì cái tương lai đặt chân lên thành phố học.
Tôi đăng kí thi học sinh giỏi mấy môn liền, về thực hành thì đăng kí môn Âm nhạc, về văn hóa thì thi Văn, rồi còn ôm cả làm liên môn, chỉ mong đạt giải cao được cộng thêm điểm. Laptop bà Mít hứa cũng về đến tay từ đầu năm, nên cũng không quá khó khăn.
Khi tôi đang vắt não giải bài toán trong đề thi vào mười của năm ngoái thì thằng Nam đến đập vai:
- Mày tính chuyển đi thật à?
Tôi vừa nhai miếng bánh mì vừa trả lời:
- Thật chứ, nhưng quan trọng có thi vào được không. Mong manh lắm!
- Mày không thích học ở đây à, lớp mình vui mà, ở lại đây học.
Tay tôi thôi hí hoáy nháp đi nháp lại trên tờ giấy, ngước lên nhìn nó đầy ái ngại:
- Mày cũng hiểu mà, tao lên vì cái gì, quyết tâm vì cái gì, trên đấy hơn nhau vì cái gì, có phải mày không biết đâu. Cái Linh Dương cũng vật mặt ôn thi vào chuyên Hóa đấy thôi.
Nam thở dài đánh thượt một cái, định nói gì đấy nhưng lại bỏ đi, mặt thấy rõ sự ngán ngẩm. Tôi lắc đầu rồi tiếp tục làm bài và gặm ổ bánh mì. Sắp thi học sinh giỏi ở huyện rồi còn gì.
Tôi gần như bị cuốn vào vòng xoáy sáng dậy sớm học bài, rồi đêm ngồi làm bài tập. Cứ đều đều như vậy khiến hầu như hôm nào tôi cũng đi học muộn, điển hình là sáng nay, đã vội thì chớ mà chúng nó còn nhờ mua hết cái nọ đến cái kia.
Mà lạ lắm nhé, tự dưng hôm nay cửa đóng kín mít, rèm cũng bị phủ kín, cửa chính cửa phụ cũng đóng. Tôi từ từ đi đến, đẩy khẽ cánh cửa và ngó đầu vào thì...
BÙM!!!
Tôi chẳng nhìn thấy gì cả ngoài màu trắng xóa, tôi thấy người mình bị đẩy đi, và trong không khí chẳng có gì ngoài những bụi bột vô cùng khó thở và tiếng hú hét.
Và bỗng chốc tôi thấy hoang mang đến mức hét lên không nổi vì thiếu khí.
_______________________
Con biết mẹ đang đọc truyện của con, nhưng con mong là mẹ không mang đi khoe cả làng cả tổng biết. Nếu không con không viết truyện nữa đâu huhu
/38
|