Thuần hơi lúng túng:
- Tôi... tôi không phải tới dự tiệc. Số là...
Anh chợt nhớ lá thư nằm trong túi, nên lấy ra và mạnh dạn lên:
- Có một lá thư gửi cho cô Yến Vĩ ở nhà này, nhưng bưu điện lại phát nhầm địa chỉ của tôi ở tận trung tâm thành phố. Tôi đem đến trả. Đồng thời...
Anh chưa nói dứt lời thì từ trong nhà có tiếng vọng ra:
- Sao không mời khách vào nhà nói chuyện, dì Hai?
Người phụ nữ trung niên nói vọng vào trong:
- Thưa cô, đây là khách lạ, chỉ tới để trả lá thư thôi.
- Người ta là ân nhân của mình, sao gọi là khách lạ. Mời khách vào đi.
Thuần được mời vào trong. Vừa bước tới phòng khách, Thuần đã đứng sựng lại ngay. Bởi trước mặt anh là một cô gái tuổi khoảng mười tám đôi mươi, mà sắc đẹp thì làm loá mắt bất cứ ai thoạt nhìn!
- Mời cậu vào.
Bà giúp việc phải nhắc lại khi thấy Thuần cứ ngẩn ngơ nhìn. Lúc này Thuần mới tỉnh lại, anh vụng về đưa phong thư tới trước, vừa nói:
- Tôi nhận một lá thư phát nhầm. Tôi có thể gửi trả lại qua đường bưu điện, nhưng lại sợ nó bị lạc, nên nhân tiện tôi tìm tới đưa trực tiếp cho người nhận. Chẳng hay có phải cô là... Yến Vĩ?
Cô gái đẹp như tiên nga cười rất tươi với Thuần:
- Đúng là em.
Bà người làm vội lên tiếng:
- Kìa, cô Hạnh. Cô đâu phải là...
Cô gái phá lên cười thành tiếng, trong trẻo:
- Dì Hai nói kiểu đó, không khéo con lại mang tiếng là mạo nhận thì khốn? Tên Yến Vĩ là tên lúc còn đi học bạn bè đặt cho, ở nhà ít người gọi.
Thuần buột miệng:
- Đúng rồi, bạn tôi cũng nói như vậy!
Cô gái ngạc nhiên:
- Bạn anh biết em?
Thuần kể lại một phần câu chuyện của Phú. Vừa nghe nhắc đến Phú, cô gái tên Hạnh đã reo lên:
- Em có quen anh Phú. Khi ở Huế tụi em nhiều lần tới ăn ở quán cơm Âm Phủ ngoài đó. Em và Phú khá thân, cho đến khi...
Cô nàng bỏ lửng câu nói, giúp Thuần dễ diễn đạt ý của mình hơn:
- Phú có giới thiệu tôi gặp cô. Tôi cũng sống xa nhà, nên cũng cần có những người bạn đồng hương...
Nàng phá lên cười hồn nhiên:
- Anh ấy thì lúc nào cũng thế. Luôn luôn muốn bạn bè mình hạnh phúc, còn bản thân mình thì muôn năm đi tìm sự cô đơn.
Câu chuyện giữa họ trở nên gần gũi và thân mật hơn, cho đến lúc Thuần chợt nhớ, anh đứng lên cáo từ:
- Tôi quên là nhà đang có tiệc, xin lỗi Hạnh, để dịp khác chúng ta có thời giờ ôn lại chuyện quê nhà hơn.
Bỗng từ nhà sau bước ra hai cô gái nữa, mà thoạt nhìn Thuần đã sững sờ! Cả ba người họ giống nhau đến đỗi Thuần không thể nào phân biệt được ai mới là cô Hạnh vừa nói chuyện với mình! Một cô lên tiếng:
- Đã là khách đồng hương sao lại khách sáo như vậy!
Cô còn lại cũng nói:
- Bọn em ở trong nhà nãy giờ đã nghe hết rồi. Đã là bạn của anh Phú thì cũng là bạn của tụi này. Bữa nay chỉ là tiệc gia đình giữa ba đứa tụi em với nhau thôi, tại sao anh Thuần không là khách riêng, để tụi này có dịp thử tửu lượng!
Cả ba cùng reo lên:
- Phải vậy thôi!
Họ rất tự nhiên kéo tay Thuần vào nhà trong. Lúc này Thuần mới biết là tiệc đang được bày ở sân sau ngôi nhà, nơi có một mảnh vườn nhỏ, xinh xắn.
Mãi mê lo ngắm cảnh vật, đến khi quay lại thì Thuần không còn phân biệt được ai là Hạnh nữa. Anh hơi lúng túng thì cũng may, một cô gái đã nói:
- Em Tư, là khách của em, hãy mời một ly đi chớ!
Thuần cố để ý dấu vết riêng của từng người, nhất là Hạnh, nhưng trong nhất thời chưa thể tìm ra, mà cả ba người họ lại mặc cùng màu quần áo, một kiểu may, tóc lại chải cùng cách với nhau, nên càng trông càng hoa mắt. Có lẽ
hiểu được sự lúng túng của Thuần nên cô Tư quay sang chỉ từng người giới thiệu:
- Đây là chị Hai, gọi là Hạnh nhất nương, còn đây là Hạnh nhị nương...
Nhất nương mau mắn:
- Người đang nói là cô Tư, tức Hạnh tứ nương. Tuy là út nhưng lanh nhất nhà, nên được bầu làm thủ lĩnh!
Thuần e dè hỏi:
- Thế còn... tam nương?
Giọng họ chùn xuống:
- Bữa tiệc hôm nay là giành cho Hạnh tam nương. Cô ấy đã ra đi trước chúng tôi rồi!
- Xin lỗi. Tôi vô tình...
Hạnh tứ nương lanh trí đúng như lời hai chị giới thiệu:
- Người không biết thì không có lỗi!
Họ nói chuyện giống như trong các phim võ hiệp Trung Hoa, khiến Thuần cũng thấy thích thú, anh pha trò:
- Tại hạ không đa lễ nữa, nào ta cụng ly!
- Trăm phần trăm đi huynh đài!
Họ uống ngọt đến không ngờ! Và sau khi cạn ly, chính tứ nương đã nói:
- Nếu huynh không chê đám gái quê này thì bữa tiệc này coi như lễ kết giao được không? Bọn này gọi là đại huynh nhé!
Đã vô một ly nên Thuần mạnh dạn hơn:
- Xin tuân lệnh.
Lại một ly nữa. Thuần mới hai ly đã hơi nóng mặt, còn họ có lẽ đã uống với nhau trước khá nhiều, vậy mà lúc này trông họ vẫn không chút gì biểu lộ sự chuếnh choáng. Hơi men khiến cho hai má của ba chị em hồng lên, đẹp đến mê mẫn tâm thần người nhìn. Thuần không đừng được, đã buột miệng:
- Khác nào Từ Thức lạc Thiên Thai!
Cô chị lớn cũng pha trò:
- Coi chừng nghen khi trở về dương thế Từ Thức râu tóc bạc phơ đó nghen!
Họ lại phá lên cười. Thuần hứng chí quá, tự động rót một ly đưa tới trước mặt nhất nương:
- Xin được uống với chị cả!
Cô nàng chỉ tay sang Hạnh tứ nương:
- Là khách thì phải uống riêng với người ấy, rồi mới tới bọn này!
- Tôi... tôi không phải tới dự tiệc. Số là...
Anh chợt nhớ lá thư nằm trong túi, nên lấy ra và mạnh dạn lên:
- Có một lá thư gửi cho cô Yến Vĩ ở nhà này, nhưng bưu điện lại phát nhầm địa chỉ của tôi ở tận trung tâm thành phố. Tôi đem đến trả. Đồng thời...
Anh chưa nói dứt lời thì từ trong nhà có tiếng vọng ra:
- Sao không mời khách vào nhà nói chuyện, dì Hai?
Người phụ nữ trung niên nói vọng vào trong:
- Thưa cô, đây là khách lạ, chỉ tới để trả lá thư thôi.
- Người ta là ân nhân của mình, sao gọi là khách lạ. Mời khách vào đi.
Thuần được mời vào trong. Vừa bước tới phòng khách, Thuần đã đứng sựng lại ngay. Bởi trước mặt anh là một cô gái tuổi khoảng mười tám đôi mươi, mà sắc đẹp thì làm loá mắt bất cứ ai thoạt nhìn!
- Mời cậu vào.
Bà giúp việc phải nhắc lại khi thấy Thuần cứ ngẩn ngơ nhìn. Lúc này Thuần mới tỉnh lại, anh vụng về đưa phong thư tới trước, vừa nói:
- Tôi nhận một lá thư phát nhầm. Tôi có thể gửi trả lại qua đường bưu điện, nhưng lại sợ nó bị lạc, nên nhân tiện tôi tìm tới đưa trực tiếp cho người nhận. Chẳng hay có phải cô là... Yến Vĩ?
Cô gái đẹp như tiên nga cười rất tươi với Thuần:
- Đúng là em.
Bà người làm vội lên tiếng:
- Kìa, cô Hạnh. Cô đâu phải là...
Cô gái phá lên cười thành tiếng, trong trẻo:
- Dì Hai nói kiểu đó, không khéo con lại mang tiếng là mạo nhận thì khốn? Tên Yến Vĩ là tên lúc còn đi học bạn bè đặt cho, ở nhà ít người gọi.
Thuần buột miệng:
- Đúng rồi, bạn tôi cũng nói như vậy!
Cô gái ngạc nhiên:
- Bạn anh biết em?
Thuần kể lại một phần câu chuyện của Phú. Vừa nghe nhắc đến Phú, cô gái tên Hạnh đã reo lên:
- Em có quen anh Phú. Khi ở Huế tụi em nhiều lần tới ăn ở quán cơm Âm Phủ ngoài đó. Em và Phú khá thân, cho đến khi...
Cô nàng bỏ lửng câu nói, giúp Thuần dễ diễn đạt ý của mình hơn:
- Phú có giới thiệu tôi gặp cô. Tôi cũng sống xa nhà, nên cũng cần có những người bạn đồng hương...
Nàng phá lên cười hồn nhiên:
- Anh ấy thì lúc nào cũng thế. Luôn luôn muốn bạn bè mình hạnh phúc, còn bản thân mình thì muôn năm đi tìm sự cô đơn.
Câu chuyện giữa họ trở nên gần gũi và thân mật hơn, cho đến lúc Thuần chợt nhớ, anh đứng lên cáo từ:
- Tôi quên là nhà đang có tiệc, xin lỗi Hạnh, để dịp khác chúng ta có thời giờ ôn lại chuyện quê nhà hơn.
Bỗng từ nhà sau bước ra hai cô gái nữa, mà thoạt nhìn Thuần đã sững sờ! Cả ba người họ giống nhau đến đỗi Thuần không thể nào phân biệt được ai mới là cô Hạnh vừa nói chuyện với mình! Một cô lên tiếng:
- Đã là khách đồng hương sao lại khách sáo như vậy!
Cô còn lại cũng nói:
- Bọn em ở trong nhà nãy giờ đã nghe hết rồi. Đã là bạn của anh Phú thì cũng là bạn của tụi này. Bữa nay chỉ là tiệc gia đình giữa ba đứa tụi em với nhau thôi, tại sao anh Thuần không là khách riêng, để tụi này có dịp thử tửu lượng!
Cả ba cùng reo lên:
- Phải vậy thôi!
Họ rất tự nhiên kéo tay Thuần vào nhà trong. Lúc này Thuần mới biết là tiệc đang được bày ở sân sau ngôi nhà, nơi có một mảnh vườn nhỏ, xinh xắn.
Mãi mê lo ngắm cảnh vật, đến khi quay lại thì Thuần không còn phân biệt được ai là Hạnh nữa. Anh hơi lúng túng thì cũng may, một cô gái đã nói:
- Em Tư, là khách của em, hãy mời một ly đi chớ!
Thuần cố để ý dấu vết riêng của từng người, nhất là Hạnh, nhưng trong nhất thời chưa thể tìm ra, mà cả ba người họ lại mặc cùng màu quần áo, một kiểu may, tóc lại chải cùng cách với nhau, nên càng trông càng hoa mắt. Có lẽ
hiểu được sự lúng túng của Thuần nên cô Tư quay sang chỉ từng người giới thiệu:
- Đây là chị Hai, gọi là Hạnh nhất nương, còn đây là Hạnh nhị nương...
Nhất nương mau mắn:
- Người đang nói là cô Tư, tức Hạnh tứ nương. Tuy là út nhưng lanh nhất nhà, nên được bầu làm thủ lĩnh!
Thuần e dè hỏi:
- Thế còn... tam nương?
Giọng họ chùn xuống:
- Bữa tiệc hôm nay là giành cho Hạnh tam nương. Cô ấy đã ra đi trước chúng tôi rồi!
- Xin lỗi. Tôi vô tình...
Hạnh tứ nương lanh trí đúng như lời hai chị giới thiệu:
- Người không biết thì không có lỗi!
Họ nói chuyện giống như trong các phim võ hiệp Trung Hoa, khiến Thuần cũng thấy thích thú, anh pha trò:
- Tại hạ không đa lễ nữa, nào ta cụng ly!
- Trăm phần trăm đi huynh đài!
Họ uống ngọt đến không ngờ! Và sau khi cạn ly, chính tứ nương đã nói:
- Nếu huynh không chê đám gái quê này thì bữa tiệc này coi như lễ kết giao được không? Bọn này gọi là đại huynh nhé!
Đã vô một ly nên Thuần mạnh dạn hơn:
- Xin tuân lệnh.
Lại một ly nữa. Thuần mới hai ly đã hơi nóng mặt, còn họ có lẽ đã uống với nhau trước khá nhiều, vậy mà lúc này trông họ vẫn không chút gì biểu lộ sự chuếnh choáng. Hơi men khiến cho hai má của ba chị em hồng lên, đẹp đến mê mẫn tâm thần người nhìn. Thuần không đừng được, đã buột miệng:
- Khác nào Từ Thức lạc Thiên Thai!
Cô chị lớn cũng pha trò:
- Coi chừng nghen khi trở về dương thế Từ Thức râu tóc bạc phơ đó nghen!
Họ lại phá lên cười. Thuần hứng chí quá, tự động rót một ly đưa tới trước mặt nhất nương:
- Xin được uống với chị cả!
Cô nàng chỉ tay sang Hạnh tứ nương:
- Là khách thì phải uống riêng với người ấy, rồi mới tới bọn này!
/25
|