Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt
Q.2 - Chương 343 - Lần Này, Chu Du E Rằng Phải Bại Dưới Tay Tử Kính.
/359
|
Đầu thành Thọ Xuân.
Chu Du khẽ vung quạt lông trong tay về phía trước, cao giọng nói: Bắt đầu phản kích!
Truyền lệnh binh đứng ở sau Chu Du cấp tốc giơ lệnh kỳ lên rồi dùng sức vung mạnh một cái, trên giác bảo ở hai bên trái phải địch lâu lĩnh quân của quân Ngô giơ cao kiếm lên quá đỉnh đầu, ngẩng mặt lên trời quát lớn: Bắn!
Vút vút! Hai mũi nỏ tiễn khổng lồ từ trên thân nỏ bắn vút ra nhanh như thiểm điện, hàn quang lóe lên đã bắn trúng vách chắn ở bên hông của xe công thành của quân Lương, bó tên có móc câu thì đâm vào vách gỗ dày tới mấy tấc. Ngô tướng lĩnh quân hạ lệnh một tiếng, sĩ binh quân Ngô ở trên giác bảo lập tức hành động, dây thừng buộc trên nỏ tiễn rất nhanh liền bị kéo căng, trong tiếng trục bánh xe xoay chuyển kẻo kẹt, xe công thành cao vút rất nhanh liền bắt đầu nghiêng ngả.
Hai bộ binh quân Lương vừa bước lên cầu treo thì trượt chân, từ trên cầu treo rơi xuống sông hộ thành, rồi không nổi lên nữa, chỉ có hai vầng máu nhuộm đỏ mặt nước.
Hậu trận của quân Lương.
Sao vậy? Xe công thành hình như là đang nghiêng?
Mã Dược đang ngồi trên ghế đột nhiên đứng bật dậy, có chút khó tin nhìn về phía trước.
Dưới thành Thọ Xuân.
Két két két... rầm!
Xe công thành cao chót vót sau khi nghênh tới một góc nhất định thì cuối cùng cũng mất đi trọng tâm, đổ rầm xuống, bộ binh quân Lương đang chen chúc dưới xe công thành vộ vàng tránh né. Song vẫn có rất nhiều người bị xe công thành nặng nề đổ xuống đè lên người, tan xương nát thịt, chết oan chết uổng! Không tới thời gian một bữa cơm, hai mươi xe công thành đã bị quân Ngô kéo ngã mất mười bảy chiếc, ba chiếc còn lại cũng đã bị nghiêng nghiêm trọng, tùy thời đều có thể đổ xuống.
Hậu trận của quân Lương, Mã Dược mặt co giật kịch liệt, rít qua kẽ răng: Truyền lệnh... thu binh!
U u u u...
Sau tiếng hạ lệnh của Mã Dược, hậu trận của quân Lương trong khoảng khắc vang lên tiếng kèn lệnh thê lương, nghe thấy tiếng kèn hiệu, bộ binh quân Lương đang chen chúc ở dưới thành Thọ Xuân lập tức rút lui sạch sẽ. Chiến trường vốn nhộn nhịp lúc này chỉ còn lại một đống hỗn độn trên mặt đất, chỉ còn lại xác của hai mươi chiếc xe công thành và thi thể của hàng ngàn tướng sĩ chết trận
U...
U...
U...
Thấy quân Lương rút lui, tướng sĩ quân Ngô ở đầu thành Thọ Xuân mừng rỡ như điên, nhao nhao giơ binh khí lên chúc mừng nhau.
Trên địch lâu, Lữ Mông, Lục Tốn nói với Chu Du: Đại đô đốc, quân Lương rút binh rồi, ha ha!
Ừ. Chu Du gật đầu, cao giọng nói: Bản đô đốc sớm đã nói rồi. Mã đồ tể tới công đánh Thọ Xuân, căn bản chính là tới chịu chết.
...
Buổi đêm.
Thành bắc Thọ Xuân, trong đại doanh quân Lương.
Vốn muốn giết cho quân Ngô trở tay không kịp, không ngờ lại việc sắp thành lại bại. Mã Dược ngửa mặt lên trời thở dài: Không hổ là Chu Du, không ngờ lại phá được kỳ kế xe công thành của cô dễ dàng như vậy. Ài.
Đúng vậy. Giả Hủ gật đầu, bùi ngùi nói: Cái khiến người ta khó tin nhất chính là Chu Du có thể tìm ra nhược điểm của xe công thành trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Năng lực quan sát và tùy cơ ứng biến của người này quả thật là nhất lưu! Hủ cho rằng. Trong thiên hạ có lẽ chỉ có chúa công và gian tặc Tào Tháo là có thể sánh ngang với Chu Du được thôi!
Văn Hòa quá khen rồi. Mã Dược thờ dài nói: Chu Du dụng binh cô tự thẹn không bằng, chỉ e rằng Tào Tháo cũng phải kém hơn hắn một bậc.
Tử Kính. Mã Dược đột nhiên chuyển ánh mắt sang phía Lỗ Túc, hỏi: Ngươi và Chu Du từng là bạn thân, theo ngươi thì Chu Du có nhược điểm gì?
Lỗ Túc không nghĩ ngợi mà đáp ngay: Không hề có khuyết điểm.
Không có khuyết điểm ư? Mã Dược nhíu mày nói: Vậy thì phiền phức rồi!
Khoái Việt đột nhiên bước ra khỏi hàng nói với Mã Dược: Cường công đã không đạt được hiệu quả, thừa tướng có sao không áp dụng sách lược tập kích bất ngờ?
Sách lược tập kích bất ngờ ư? Mã Dược hỏi: Nói ra đi?
Khoái Việt thưa: Việt từng quan sát rất kỹ địa thế phụ cận, phát hiện địa thế Thọ Xuân lệch thấp, trong hai trăm dặm xung quanh đều là đất trũng, đó chính là Hoài Hà đi xuyên qua thành, mà mặt bằng của nó cũng hơi cao hơn mặt đất. Thừa tướng chỉ cần sai một nhánh quân đắp đê tích nước ở thượng du Hoài Hà. Đợi mực nước tăng cao rồi sau đó vỡ đê tràn nước, như vậy, có thể không tốn một binh một tốt mà dìm chết Thọ Xuân.
Kế hay? Lý Túc kích động nói: Dìm chết Thọ Xuân? Quả nhiên là kế hay.
Không được. Mã Dược lắc đầu nói: Nếu như dùng kế lấy nước để phá thành, phương viên mấy trăm dặm của Thọ Xuân, thậm chí là cả Hoài Nam đều trở thành một vùng ngập trong nước. Mấy chục vạn mẫu ruộng tốt đều không thu hoạch được một hạt gạo nào, quận Hoài Nam vốn được xưng là vùng đất phi nhiều há chẳng phải sẽ trở thành người chết đói khắp đồng sao? Dị Độ ngàn vạn lần chớ quên rằng quận Hoài Nam hiện tại còn có hơn ba trăm vạn bách tính Từ Châu bị Tôn Quyền, Chu Du cường hành dời tới đang làm đồn điền đó!
Khoái Việt nói: Thừa tướng...
Kế này của Dị Độ là hoàn toàn không dùng được. Mã Dược đột nhiên giơ tay lên, kiên quyết nói: Cô là thừa tướng của triều đình Đại Hán, há lại có thể vì một thành Thọ Xuân nho nhỏ mà hi sinh hơn bốn trăm vạn bách tính vô tội.
Khoái Việt nói: Chúa công, đại trượng phu có việc lên làm có việc không nên làm, lúc cần dứt khoát mà không dứt khoát ắt sẽ vì thế mà gặp rắc rối đó.
Mã Dược nói: Ý cô đã quyết, Dị Độ không cần phải nhiều lời!
Ài.
Khoái Việt thở dài một tiếng, quay người bước lại vào hàng, nhưng trên mặt lại không có bao nhiêu vẻ thất vọng. Mã Dược tuy hung danh vang dội, giết người như ma, nhưng ít nhất hắn vẫn thương cảm cho bách tính, Đại Hán triều có thể có được thừa tướng như vậy, chính là phúc của vạn dân trong thiên hạ.
Thừa tướng anh minh. Lỗ Túc đột nhiên lách người ra khỏi hàng, cung kính vái Mã Dược một cái rồi nói: Túc thay mặt mấy trăm vạn bách tính Hoài An tạ ơn không giết của thừa tướng.
Bỏ đi. Mã Dược xua tay nói: Tử Kính không cần phải như vậy.
Lỗ Túc nói: Thừa tướng, Túc có một biện pháp, có lẽ có thể kích phá Thọ Xuân.
Ồ? Mã Dược vui mừng nói: Tử Kính mau nói ra đi.
Lỗ Túc nói: Thừa tướng có thể lệnh cho sĩ lấy đất xây đài ở ngoài thành Thọ Xuân, độ cao thì cao hơn tường thành Thọ Xuân mấy trượng, sau đó tập kết cung tiễn thủ từ trên đài cao phóng tên vào thành Thọ Xuân, lại lệnh cho sĩ tốt dựa đất tiếp tục xây tiến lên trước. Khi đài cao liên tục kéo dài cho tới tận đầu thành Thọ Xuân thì cũng là lúc quân ta công phá Thọ Xuân đó!
Kế hay. Khoái Việt khen: Chu Du dụng binh tuy lợi hại, nhưng cũng khó mà phá giải được thổ điền chi thuật này.
Ồ? Mã Dược và Giả Hủ trao đổi với nhau bằng ánh mắt, vui mừng nói: Đây đúng là một biện pháp hay.
Lý Túc nói: Lấy đất lấp thành quả nhiên là một biện pháp hay, có điều thời gian liệu có đủ hay không?
Lỗ Túc nói: Có thể làm một cái tính toán sơ lược như thế này. Giả sử chiều rộng của phần đầu của đài cao này là ba mươi trượng, chiều rộng của phần đáy là năm mươi trượng, thì độ rộng bình quân là bốn mươi trượng (khoảng 92m). Độ cao là sáu trượng, ngoài ra đài cao cần ở ngoài xạ trình của cung tiễn thủ quân Ngô rồi cứ vậy lấp phẳng tới đầu thành Thọ Xuân, trước sau tung thâm ít nhất cũng phải tới một trăm trượng (khoảng 231m), do đó có thể đưa ra kết luận rằng tổng cộng cần hai vạn bốn ngàn mét khối đất! Một mét khối đất ước chừng là năm mươi vạn cân, do đó để xây dừng đài cao này đại khái cần ba mươi sáu vạn vạn cân đất.
Ba mươi sáu vạn vạn cân? Khoái Việt nói tiếp: Nếu để mười vạn binh sĩ gánh đất xây đài, bình quân mỗi binh sĩ cần gánh ba vạn sáu ngàn cân?
Lỗ Túc nói: Nếu chỉ là lấy đất, mỗi binh sĩ một ngày ít nhất có thể đi đi về về mười chuyến, mỗi chuyến gánh một trăm cân, một ngày có thể gánh được một ngàn cân, do đó có thể đưa ra kết luận sơ lược là đại khái cần ba mươi sáu ngày. Tính cả tới việc quấy nhiễu của quân Ngô và ảnh hưởng của các loại nhân tố khác, trên thực tế phải cần nhiều thời gian hơn. Có điều binh lực của quân ta đạt tới hai mươi vạn, hơn nữa còn có một lượng lớn, vật kéo, xe ngựa có thể dùng. Thời gian chắc không quá bốn mươi ngày.
Giả Hủ không nhịn được phải cất tiếng khen: Phải chăng Lỗ Túc đã nghiên cứu nhiều về thuật lấy đất lấp thành này rồi?
Không dám giấu quân sư. Lỗ Túc nói: Lúc nhỏ cùng người ta nghiên cứu thuật công thành thủ thành, Lỗ tư chất đần độn, chỉ nghĩ được thuật phá thành ngốc ngếch này thôi, vì thế mới có chút nghiên cứu.
Người ta mà Tử Kính nói chắc chắn chính là Chu Du rồi. Mã Dược cao giọng cười: Cái này gọi là lấy vụng thắng khéo. Lần này, Chu Du sợ là phải bại dưới tay Tử Kính rồi! Ha ha ha, cô cũng muốn xem xem, Chu Du có thể nghĩ ra được biến pháp gì để phá thổ điều chi thuật của Tử Kính đây. Hừ!
Mã Dược nói tới đây thì dừng lại, quát: Khoái Việt, Lỗ Túc nghe lệnh!
Khoái Việt, Lỗ Túc vội vàng bước ra khỏi hàng, chắp tay nói: Xin nghe theo lời sai khiến của thừa tướng.
Mã Dược nói: Bắt đầu từ ngày mai, do các ngươi hào lệnh ba quân, lấy đất lấp thành!
Tuân lệnh.
Lỗ Túc, Khoái Việt chắp tay vài, vẻ mặt nghiêm túc.
Mã Dược lại nói vơi Giả Hủ: Văn Hòa, lập tức truyền lệnh cho các quân, phải nghe theo hiệu lệnh của Tử Kính, Dị Độ, không được có sai lầm.
Giả Hủ chắp tay đáp: Tuân lệnh.
...
Thành Thọ Xuân, phủ Ngô công.
Tốt, quá tốt rồi! Tôn Quyền vỗ bàn đứng dậy, cao giọng nói: Quân Lương mãnh công Thọ Xuân nửa tháng mà không tiến được một tấc. Giờ kỳ kế thang công thành đã bị Công Cẩn phá rồi, Mã đồ tể chẳng qua cũng chỉ có thế mà thôi, không đáng để lo lắng. Người khiến cô lo lắng chỉ còn tả lộ thiên sư của Cao Thuận mà thôi, không biết Hoàng Cái lão tướng quân có thể ngăn cản tại dĩ nam Hợp Phì không?
Chu Du nho sam phất phới, khẽ ve vẩy quạt lông, ung dung nói: Chúa công không cần phải lo lắng, đối với lộ thiên sư này của Cao Thuận, Du đã có an bài rồi, Hoàng lão tướng quân chỉ cần theo đúng kế mà làm thì có thể đứng ở thế bất bại, cho dù không thể kích phá được quân của Cao Thuận thì thủ vững mấy tháng tại bến Tiêu Diêu cũng dư thừa.
Tôn Quyền vui vẻ nói: Như vậy cô có thể cao gối ngủ ngon không cần lo nghĩ rồi.
Ngô công. Vào lúc hai người đang nói chuyện, đột nhiên có tiểu lại bước vội vào bẩm báo: Tiệc rượu đã chuẩn bị xong rồi.
Ha ha, tốt. Tôn Quyền đưa tay nói với Chu Du: Công Cẩn, mời.
Chu Du cũng mỉm cười nói: Mời chúa công.
...
Bắc hiệu Hợp Phì, bến Tiêu Diêu.
Một đội thuyền nhỏ, bè gỗ thuận theo dòng đưa đi lại như thoi đưa, không ngừng vận chuyển vật liệu đá, củi về Giang Trung. Lòng sông tinh kỳ lay động, sát khí trùng thiên, một tòa thủy quân đại trại khí thế to lớn như ẩn như ẩn trong mưu bụi mông lung.
Cha con Hoàng Cái, Hoàng Bính dưới sự vậy quanh của mấy chục thân binh đang đứng nghiêm trang bên bờ sông.
Hoàng Bính không hiểu hỏi Hoàng Cái: Hợp Phì thành trì kiên cố, đủ để ngự địch, phụ thân vì sao chỉ lưu lại khinh binh thủ thành, mà tập kết trọng binh ở bến Tiêu Diêu?
Hoàng Cái nói: Bính nhi có điều chưa biết rồi, cái này chính là kế của đại đô đốc.
Hoàng Bính nói: Kế của đại đô đốc ư?
Không sai. Hoàng Cái gật đầu, tay chỉ vào mặt sông mênh mông rồi nói với Hoàng Bính: Bính Nhi con nhìn đi, thượng nguồn này giống như từ Tướng Quân lĩnh tới bến Tiêu Diêu thì một chialàm hai, đi về phía bắc hai trăm dặm ra khỏi Thọ Xuân rồi đổ và Hoài Hà, đi về phía nam hơn trăm dặm thì đổ vào Sào hồ, cơ hồ tách Lư Giang và Hoài Nam ra, quân ta thủ vững bến Tiêu Diêu thì giống như là chẹn được yết hầu của đại quân Cao Thuận tới Thọ Xuân!
Hoàng Bính nói: Thì ra là như vậy.
Hoàng Cái nói: Hơn nữa bến Tiêu Diêu và Hợp Phì cách nhau chỉ mấy dặm, quân Lương nếu tấn công Hợp Phì, thủ quân thủy quân đại trại của bến Tiêu Diêu có thể từ thủy lộ tùy thời chi viện, quân Lương nếu tấn công bến Tiêu Diêu thì hắc hắc...
Hoàng Bính gật đầu nói: Quân Lương không có thủy quân, vượt sông tấn công Tiêu Diêu Tân thì chẳng khác nào là tự mình tìm chết.
...
Sáng sớm ngày hôm sau, đại trướng của Chu Du.
Chu Du đang múa kiếm trên khoảng đất trống ở trước trước thì đột nhiên thấy bọn Lữ Mông, Lục Tốn, Từ Thứ, Thái Sử Từ nối đuôi nhao bước tới, Từ Thứ vẫy tay nói: Đại đô đốc, không ổn rồi.
Chu Du thua kiếm điều tức, hờ hững hỏi: Nguyên Trực, có chuyện gì vậy?
Từ Thứ nói: Quân Lương lại có động tĩnh rồi!
Ồ? Chu Du nói: Động tĩnh gì?
Từ Thứ nói: Tại hạ trong nhất thời nửa khắc không thể nói rõ cho được, đại đô đốc hay là tự mình lên đầu thành xem đi.
Ồ. Mắt Chu Du lóe sáng, cao giọng nói: Được, chư vị hãy theo bản đô đốc lên thành quan sát, bản đô đốc cũng muốn xem xem Mã đồ tể lại nghĩ ra diệu chiêu gì rồi?
Nói xong, Chu Du đưa bảo kiếm cho thân binh rồi dưới sự giúp đỡ của thị tòng mặc áo giáp chỉnh tề, sau đó dẫn bọn Từ Thứ, Lữ Mông vội vã lên bắc môn. Đứng trên địch lâu nhìn ra ngoài, chỉ thấy trên khoảng đất vốn trống trải ở trước cửa thành đã bị quân Lương đào ra vô số hố đất lớn nhỏ.
Thái Sử Từ hoang mang nói: Không hiểu Mã đồ tể muốn làm cái gì nữa. Chẳng lẽ là đào địa đạo à?
Địa đạo? Lữ Mông lắc đầu nói: Đào địa đạo thì làm gì có chuyện lại đào lỗ lớn như vậy? Hơn nữa quân Lương nếu như thực sự muốn đào địa đạo để công thành, thì phải hành sự bí mật mới đúng chứ. Lấy đâu ra đạo lý làm một cách rầm rầm rĩ rĩ như vậy? Sách lược đào địa đạo công thành một khi bị vạch trần, quân ta chỉ cần đào thủng địa đạo trước, sau đó dẫn nước vào địa đạo, quân Lương chui vào địa đạo sẽ giống như là cá trong nước mà thôi.
Thái Sử Từ lắc đầu, hỏi ngược lại: Vậy theo Tử Minh thấy thì Mã đồ tể đang làm gì?
Lữ Mông trầm ngâm một lát sau đó nói: Theo mạt tướng thấy, quân Lương có thể là muốn xây dựng đài cao ở ngoài thành, sau đó lại ở trên đài cao bố trí cung tiễn thủ để phản chế quân ta.
Xây đài cao, bố trí cung tiễn thủ ư? Thái Sử Từ không đồng ý, nói: Không thể nào, ngọn núi nhỏ mà quân Lương đổ bùn đất cách đầu thành thọ xuân phải tới hơi trăm trượng, cung tên không thể bắn xa như vậy được.
Lữ Mông vò đầu bứt tai, nói: Đây cũng chính là chỗ mà mạt tướng nghĩ không ra.
Mọi người đều không nói gì, Chu Du đang nhíu mày suy nghĩ đột nhiên biến sắc, cao giọng thốt lên: Ối trời, không ổn rồi!
Mọi người vội vàng hỏi: Đại đô đốc cớ sao lại nói vậy?
Quân Lương đây chính là muốn lấy đất lấp thành đó! Sắc mặt của Chu Du biến thành ngưng trọng chưa từng có, trầm giọng nói: Tử Kính, kế này chắc chắn là do Tử Kính nghĩ ra. Ài, không ngờ tới Tử Kính lại đầu hàng Mã đồ tể!
Lấy đất lấp thành? Từ Thứ, Lữ Mông, Lục Tốn ba người đều hoảng sợ nhìn nhau. Lấy đất lấp thành!
Thái Sử Từ hỏi: Đại đô đốc, Tử Kính là ai?
Chu Du thở dài nói: Tử Kính họ Lỗ tên Túc, chính là bạn thời thiếu niên của bản đốc, tám năm trước bị Mã đồ tể bắt tới Quan Trung. Không ngờ giờ lại ra sức trước trướng của Mã đồ tể rồi.
Thái Sử Từ nói: Người này lợi hại lắm ư?
Chu Du thở dài: Người này đại trí giả ngu, rất khéo mà lại giống như vụng, tài năng không dưới bản đốc.
Hả? Năng lực của người này không ngờ lại có thể sánh ngang với đại đô đốc ư? Thái Sử Từ thất thanh nói: Nói vậy, thuật lấy đất lấp thành này chắc chắc cũng cực kỳ lợi hại, lấy đất thì mạt tướng nhìn thấy rồi, nhưng thực sự không hiếp pháp lấp thành là như nào? Chẳng lẽ quân Lương đất mà quân Lương đào ra sẽ để mình chắp cánh bay tới lấp phẳng sông hộ thành ư?
Ài. Từ Thứ thở dài nói: Thái Sử tướng quân vẫn chưa nhìn ra ư? Quân Lương Châu không chỉ muốn lấp sông hộ thành mà còn muốn ở trước thành Thọ Xuân đắp một con đường đủ để cho kỵ binh Mạc Bắc trực tiếp giết lên thành đầu đó!
Cái gì? Sao có thể như vậy được! Thái Sử Từ không tin, nói: Muốn đắp một con đường phẳng như vậy thì phải tốn bao nhiêu thời gian?
Lữ Mông nói: Đại quân Lương Châu người nhiều thế mạnh, chỉ cần một ngươi gánh một khuông đất là đủ rồi!
Thái Sử Từ nói: Quân Lương châu dù nhiều người, nhưng chẳng lẽ thực sự có thể đắp được một con đường trong vòng ba tháng ư?
Chu Du trầm giọng nói: Nhớ lúc còn trẻ, bản đốc từng cùng với Tử Kính trải qua một cuộc tranh luận, chính là áp dụng thuật lấy đấp lấp thành này cần tốn bao nhiêu thời gian mới có thể phá thành, kết quả tính toán cuối cùng căn bản là không cần quá nhiều thời gian, tối đa chỉ cần, ba, năm mươi ngày là có thể đắp lên một con đường giữa mặt đất và tường thành cao năm trượng rồi!
Hả, chỉ cần ba, năm mươi ngày thôi ư? Thái Sử Từ thất thanh nói: Đại đô đốc, không bằng để mạt tướng dẫn kỵ binh ra khỏi thành đánh lén, ít nhất có thể làm chậm chễ một chút tiến triển của quân Lương.
Thái Sử tướng quân không thấy có kỵ binh ở hai cánh sao? Chu Du lạnh lùng nói: Chỉ sợ kỵ binh của ngài vừa mới xuất thành, còn chưa kịp bố trí xong trận hình thì đã bị hai đội kỵ binh này bao vây tiêu diệt rồi!
Vậy phải làm sao bây giờ? Thái Sử Từ: Kiểu gì thì cũng không thể ngồi yên chờ chết được.
Về doanh. Chu Du nhíu mày nói: Ngày khác lại thương nghị.
Nói xong, Chu Du quay người nghênh ngang mà đi, chỉ lưu lại Thái Sử Từ, Lữ Mông chúng tướng nghệt mặt nhìn nhau, một lúc sau mới đều tự tản đi.
Chu Du khẽ vung quạt lông trong tay về phía trước, cao giọng nói: Bắt đầu phản kích!
Truyền lệnh binh đứng ở sau Chu Du cấp tốc giơ lệnh kỳ lên rồi dùng sức vung mạnh một cái, trên giác bảo ở hai bên trái phải địch lâu lĩnh quân của quân Ngô giơ cao kiếm lên quá đỉnh đầu, ngẩng mặt lên trời quát lớn: Bắn!
Vút vút! Hai mũi nỏ tiễn khổng lồ từ trên thân nỏ bắn vút ra nhanh như thiểm điện, hàn quang lóe lên đã bắn trúng vách chắn ở bên hông của xe công thành của quân Lương, bó tên có móc câu thì đâm vào vách gỗ dày tới mấy tấc. Ngô tướng lĩnh quân hạ lệnh một tiếng, sĩ binh quân Ngô ở trên giác bảo lập tức hành động, dây thừng buộc trên nỏ tiễn rất nhanh liền bị kéo căng, trong tiếng trục bánh xe xoay chuyển kẻo kẹt, xe công thành cao vút rất nhanh liền bắt đầu nghiêng ngả.
Hai bộ binh quân Lương vừa bước lên cầu treo thì trượt chân, từ trên cầu treo rơi xuống sông hộ thành, rồi không nổi lên nữa, chỉ có hai vầng máu nhuộm đỏ mặt nước.
Hậu trận của quân Lương.
Sao vậy? Xe công thành hình như là đang nghiêng?
Mã Dược đang ngồi trên ghế đột nhiên đứng bật dậy, có chút khó tin nhìn về phía trước.
Dưới thành Thọ Xuân.
Két két két... rầm!
Xe công thành cao chót vót sau khi nghênh tới một góc nhất định thì cuối cùng cũng mất đi trọng tâm, đổ rầm xuống, bộ binh quân Lương đang chen chúc dưới xe công thành vộ vàng tránh né. Song vẫn có rất nhiều người bị xe công thành nặng nề đổ xuống đè lên người, tan xương nát thịt, chết oan chết uổng! Không tới thời gian một bữa cơm, hai mươi xe công thành đã bị quân Ngô kéo ngã mất mười bảy chiếc, ba chiếc còn lại cũng đã bị nghiêng nghiêm trọng, tùy thời đều có thể đổ xuống.
Hậu trận của quân Lương, Mã Dược mặt co giật kịch liệt, rít qua kẽ răng: Truyền lệnh... thu binh!
U u u u...
Sau tiếng hạ lệnh của Mã Dược, hậu trận của quân Lương trong khoảng khắc vang lên tiếng kèn lệnh thê lương, nghe thấy tiếng kèn hiệu, bộ binh quân Lương đang chen chúc ở dưới thành Thọ Xuân lập tức rút lui sạch sẽ. Chiến trường vốn nhộn nhịp lúc này chỉ còn lại một đống hỗn độn trên mặt đất, chỉ còn lại xác của hai mươi chiếc xe công thành và thi thể của hàng ngàn tướng sĩ chết trận
U...
U...
U...
Thấy quân Lương rút lui, tướng sĩ quân Ngô ở đầu thành Thọ Xuân mừng rỡ như điên, nhao nhao giơ binh khí lên chúc mừng nhau.
Trên địch lâu, Lữ Mông, Lục Tốn nói với Chu Du: Đại đô đốc, quân Lương rút binh rồi, ha ha!
Ừ. Chu Du gật đầu, cao giọng nói: Bản đô đốc sớm đã nói rồi. Mã đồ tể tới công đánh Thọ Xuân, căn bản chính là tới chịu chết.
...
Buổi đêm.
Thành bắc Thọ Xuân, trong đại doanh quân Lương.
Vốn muốn giết cho quân Ngô trở tay không kịp, không ngờ lại việc sắp thành lại bại. Mã Dược ngửa mặt lên trời thở dài: Không hổ là Chu Du, không ngờ lại phá được kỳ kế xe công thành của cô dễ dàng như vậy. Ài.
Đúng vậy. Giả Hủ gật đầu, bùi ngùi nói: Cái khiến người ta khó tin nhất chính là Chu Du có thể tìm ra nhược điểm của xe công thành trong khoảng thời gian ngắn như vậy. Năng lực quan sát và tùy cơ ứng biến của người này quả thật là nhất lưu! Hủ cho rằng. Trong thiên hạ có lẽ chỉ có chúa công và gian tặc Tào Tháo là có thể sánh ngang với Chu Du được thôi!
Văn Hòa quá khen rồi. Mã Dược thờ dài nói: Chu Du dụng binh cô tự thẹn không bằng, chỉ e rằng Tào Tháo cũng phải kém hơn hắn một bậc.
Tử Kính. Mã Dược đột nhiên chuyển ánh mắt sang phía Lỗ Túc, hỏi: Ngươi và Chu Du từng là bạn thân, theo ngươi thì Chu Du có nhược điểm gì?
Lỗ Túc không nghĩ ngợi mà đáp ngay: Không hề có khuyết điểm.
Không có khuyết điểm ư? Mã Dược nhíu mày nói: Vậy thì phiền phức rồi!
Khoái Việt đột nhiên bước ra khỏi hàng nói với Mã Dược: Cường công đã không đạt được hiệu quả, thừa tướng có sao không áp dụng sách lược tập kích bất ngờ?
Sách lược tập kích bất ngờ ư? Mã Dược hỏi: Nói ra đi?
Khoái Việt thưa: Việt từng quan sát rất kỹ địa thế phụ cận, phát hiện địa thế Thọ Xuân lệch thấp, trong hai trăm dặm xung quanh đều là đất trũng, đó chính là Hoài Hà đi xuyên qua thành, mà mặt bằng của nó cũng hơi cao hơn mặt đất. Thừa tướng chỉ cần sai một nhánh quân đắp đê tích nước ở thượng du Hoài Hà. Đợi mực nước tăng cao rồi sau đó vỡ đê tràn nước, như vậy, có thể không tốn một binh một tốt mà dìm chết Thọ Xuân.
Kế hay? Lý Túc kích động nói: Dìm chết Thọ Xuân? Quả nhiên là kế hay.
Không được. Mã Dược lắc đầu nói: Nếu như dùng kế lấy nước để phá thành, phương viên mấy trăm dặm của Thọ Xuân, thậm chí là cả Hoài Nam đều trở thành một vùng ngập trong nước. Mấy chục vạn mẫu ruộng tốt đều không thu hoạch được một hạt gạo nào, quận Hoài Nam vốn được xưng là vùng đất phi nhiều há chẳng phải sẽ trở thành người chết đói khắp đồng sao? Dị Độ ngàn vạn lần chớ quên rằng quận Hoài Nam hiện tại còn có hơn ba trăm vạn bách tính Từ Châu bị Tôn Quyền, Chu Du cường hành dời tới đang làm đồn điền đó!
Khoái Việt nói: Thừa tướng...
Kế này của Dị Độ là hoàn toàn không dùng được. Mã Dược đột nhiên giơ tay lên, kiên quyết nói: Cô là thừa tướng của triều đình Đại Hán, há lại có thể vì một thành Thọ Xuân nho nhỏ mà hi sinh hơn bốn trăm vạn bách tính vô tội.
Khoái Việt nói: Chúa công, đại trượng phu có việc lên làm có việc không nên làm, lúc cần dứt khoát mà không dứt khoát ắt sẽ vì thế mà gặp rắc rối đó.
Mã Dược nói: Ý cô đã quyết, Dị Độ không cần phải nhiều lời!
Ài.
Khoái Việt thở dài một tiếng, quay người bước lại vào hàng, nhưng trên mặt lại không có bao nhiêu vẻ thất vọng. Mã Dược tuy hung danh vang dội, giết người như ma, nhưng ít nhất hắn vẫn thương cảm cho bách tính, Đại Hán triều có thể có được thừa tướng như vậy, chính là phúc của vạn dân trong thiên hạ.
Thừa tướng anh minh. Lỗ Túc đột nhiên lách người ra khỏi hàng, cung kính vái Mã Dược một cái rồi nói: Túc thay mặt mấy trăm vạn bách tính Hoài An tạ ơn không giết của thừa tướng.
Bỏ đi. Mã Dược xua tay nói: Tử Kính không cần phải như vậy.
Lỗ Túc nói: Thừa tướng, Túc có một biện pháp, có lẽ có thể kích phá Thọ Xuân.
Ồ? Mã Dược vui mừng nói: Tử Kính mau nói ra đi.
Lỗ Túc nói: Thừa tướng có thể lệnh cho sĩ lấy đất xây đài ở ngoài thành Thọ Xuân, độ cao thì cao hơn tường thành Thọ Xuân mấy trượng, sau đó tập kết cung tiễn thủ từ trên đài cao phóng tên vào thành Thọ Xuân, lại lệnh cho sĩ tốt dựa đất tiếp tục xây tiến lên trước. Khi đài cao liên tục kéo dài cho tới tận đầu thành Thọ Xuân thì cũng là lúc quân ta công phá Thọ Xuân đó!
Kế hay. Khoái Việt khen: Chu Du dụng binh tuy lợi hại, nhưng cũng khó mà phá giải được thổ điền chi thuật này.
Ồ? Mã Dược và Giả Hủ trao đổi với nhau bằng ánh mắt, vui mừng nói: Đây đúng là một biện pháp hay.
Lý Túc nói: Lấy đất lấp thành quả nhiên là một biện pháp hay, có điều thời gian liệu có đủ hay không?
Lỗ Túc nói: Có thể làm một cái tính toán sơ lược như thế này. Giả sử chiều rộng của phần đầu của đài cao này là ba mươi trượng, chiều rộng của phần đáy là năm mươi trượng, thì độ rộng bình quân là bốn mươi trượng (khoảng 92m). Độ cao là sáu trượng, ngoài ra đài cao cần ở ngoài xạ trình của cung tiễn thủ quân Ngô rồi cứ vậy lấp phẳng tới đầu thành Thọ Xuân, trước sau tung thâm ít nhất cũng phải tới một trăm trượng (khoảng 231m), do đó có thể đưa ra kết luận rằng tổng cộng cần hai vạn bốn ngàn mét khối đất! Một mét khối đất ước chừng là năm mươi vạn cân, do đó để xây dừng đài cao này đại khái cần ba mươi sáu vạn vạn cân đất.
Ba mươi sáu vạn vạn cân? Khoái Việt nói tiếp: Nếu để mười vạn binh sĩ gánh đất xây đài, bình quân mỗi binh sĩ cần gánh ba vạn sáu ngàn cân?
Lỗ Túc nói: Nếu chỉ là lấy đất, mỗi binh sĩ một ngày ít nhất có thể đi đi về về mười chuyến, mỗi chuyến gánh một trăm cân, một ngày có thể gánh được một ngàn cân, do đó có thể đưa ra kết luận sơ lược là đại khái cần ba mươi sáu ngày. Tính cả tới việc quấy nhiễu của quân Ngô và ảnh hưởng của các loại nhân tố khác, trên thực tế phải cần nhiều thời gian hơn. Có điều binh lực của quân ta đạt tới hai mươi vạn, hơn nữa còn có một lượng lớn, vật kéo, xe ngựa có thể dùng. Thời gian chắc không quá bốn mươi ngày.
Giả Hủ không nhịn được phải cất tiếng khen: Phải chăng Lỗ Túc đã nghiên cứu nhiều về thuật lấy đất lấp thành này rồi?
Không dám giấu quân sư. Lỗ Túc nói: Lúc nhỏ cùng người ta nghiên cứu thuật công thành thủ thành, Lỗ tư chất đần độn, chỉ nghĩ được thuật phá thành ngốc ngếch này thôi, vì thế mới có chút nghiên cứu.
Người ta mà Tử Kính nói chắc chắn chính là Chu Du rồi. Mã Dược cao giọng cười: Cái này gọi là lấy vụng thắng khéo. Lần này, Chu Du sợ là phải bại dưới tay Tử Kính rồi! Ha ha ha, cô cũng muốn xem xem, Chu Du có thể nghĩ ra được biến pháp gì để phá thổ điều chi thuật của Tử Kính đây. Hừ!
Mã Dược nói tới đây thì dừng lại, quát: Khoái Việt, Lỗ Túc nghe lệnh!
Khoái Việt, Lỗ Túc vội vàng bước ra khỏi hàng, chắp tay nói: Xin nghe theo lời sai khiến của thừa tướng.
Mã Dược nói: Bắt đầu từ ngày mai, do các ngươi hào lệnh ba quân, lấy đất lấp thành!
Tuân lệnh.
Lỗ Túc, Khoái Việt chắp tay vài, vẻ mặt nghiêm túc.
Mã Dược lại nói vơi Giả Hủ: Văn Hòa, lập tức truyền lệnh cho các quân, phải nghe theo hiệu lệnh của Tử Kính, Dị Độ, không được có sai lầm.
Giả Hủ chắp tay đáp: Tuân lệnh.
...
Thành Thọ Xuân, phủ Ngô công.
Tốt, quá tốt rồi! Tôn Quyền vỗ bàn đứng dậy, cao giọng nói: Quân Lương mãnh công Thọ Xuân nửa tháng mà không tiến được một tấc. Giờ kỳ kế thang công thành đã bị Công Cẩn phá rồi, Mã đồ tể chẳng qua cũng chỉ có thế mà thôi, không đáng để lo lắng. Người khiến cô lo lắng chỉ còn tả lộ thiên sư của Cao Thuận mà thôi, không biết Hoàng Cái lão tướng quân có thể ngăn cản tại dĩ nam Hợp Phì không?
Chu Du nho sam phất phới, khẽ ve vẩy quạt lông, ung dung nói: Chúa công không cần phải lo lắng, đối với lộ thiên sư này của Cao Thuận, Du đã có an bài rồi, Hoàng lão tướng quân chỉ cần theo đúng kế mà làm thì có thể đứng ở thế bất bại, cho dù không thể kích phá được quân của Cao Thuận thì thủ vững mấy tháng tại bến Tiêu Diêu cũng dư thừa.
Tôn Quyền vui vẻ nói: Như vậy cô có thể cao gối ngủ ngon không cần lo nghĩ rồi.
Ngô công. Vào lúc hai người đang nói chuyện, đột nhiên có tiểu lại bước vội vào bẩm báo: Tiệc rượu đã chuẩn bị xong rồi.
Ha ha, tốt. Tôn Quyền đưa tay nói với Chu Du: Công Cẩn, mời.
Chu Du cũng mỉm cười nói: Mời chúa công.
...
Bắc hiệu Hợp Phì, bến Tiêu Diêu.
Một đội thuyền nhỏ, bè gỗ thuận theo dòng đưa đi lại như thoi đưa, không ngừng vận chuyển vật liệu đá, củi về Giang Trung. Lòng sông tinh kỳ lay động, sát khí trùng thiên, một tòa thủy quân đại trại khí thế to lớn như ẩn như ẩn trong mưu bụi mông lung.
Cha con Hoàng Cái, Hoàng Bính dưới sự vậy quanh của mấy chục thân binh đang đứng nghiêm trang bên bờ sông.
Hoàng Bính không hiểu hỏi Hoàng Cái: Hợp Phì thành trì kiên cố, đủ để ngự địch, phụ thân vì sao chỉ lưu lại khinh binh thủ thành, mà tập kết trọng binh ở bến Tiêu Diêu?
Hoàng Cái nói: Bính nhi có điều chưa biết rồi, cái này chính là kế của đại đô đốc.
Hoàng Bính nói: Kế của đại đô đốc ư?
Không sai. Hoàng Cái gật đầu, tay chỉ vào mặt sông mênh mông rồi nói với Hoàng Bính: Bính Nhi con nhìn đi, thượng nguồn này giống như từ Tướng Quân lĩnh tới bến Tiêu Diêu thì một chialàm hai, đi về phía bắc hai trăm dặm ra khỏi Thọ Xuân rồi đổ và Hoài Hà, đi về phía nam hơn trăm dặm thì đổ vào Sào hồ, cơ hồ tách Lư Giang và Hoài Nam ra, quân ta thủ vững bến Tiêu Diêu thì giống như là chẹn được yết hầu của đại quân Cao Thuận tới Thọ Xuân!
Hoàng Bính nói: Thì ra là như vậy.
Hoàng Cái nói: Hơn nữa bến Tiêu Diêu và Hợp Phì cách nhau chỉ mấy dặm, quân Lương nếu tấn công Hợp Phì, thủ quân thủy quân đại trại của bến Tiêu Diêu có thể từ thủy lộ tùy thời chi viện, quân Lương nếu tấn công bến Tiêu Diêu thì hắc hắc...
Hoàng Bính gật đầu nói: Quân Lương không có thủy quân, vượt sông tấn công Tiêu Diêu Tân thì chẳng khác nào là tự mình tìm chết.
...
Sáng sớm ngày hôm sau, đại trướng của Chu Du.
Chu Du đang múa kiếm trên khoảng đất trống ở trước trước thì đột nhiên thấy bọn Lữ Mông, Lục Tốn, Từ Thứ, Thái Sử Từ nối đuôi nhao bước tới, Từ Thứ vẫy tay nói: Đại đô đốc, không ổn rồi.
Chu Du thua kiếm điều tức, hờ hững hỏi: Nguyên Trực, có chuyện gì vậy?
Từ Thứ nói: Quân Lương lại có động tĩnh rồi!
Ồ? Chu Du nói: Động tĩnh gì?
Từ Thứ nói: Tại hạ trong nhất thời nửa khắc không thể nói rõ cho được, đại đô đốc hay là tự mình lên đầu thành xem đi.
Ồ. Mắt Chu Du lóe sáng, cao giọng nói: Được, chư vị hãy theo bản đô đốc lên thành quan sát, bản đô đốc cũng muốn xem xem Mã đồ tể lại nghĩ ra diệu chiêu gì rồi?
Nói xong, Chu Du đưa bảo kiếm cho thân binh rồi dưới sự giúp đỡ của thị tòng mặc áo giáp chỉnh tề, sau đó dẫn bọn Từ Thứ, Lữ Mông vội vã lên bắc môn. Đứng trên địch lâu nhìn ra ngoài, chỉ thấy trên khoảng đất vốn trống trải ở trước cửa thành đã bị quân Lương đào ra vô số hố đất lớn nhỏ.
Thái Sử Từ hoang mang nói: Không hiểu Mã đồ tể muốn làm cái gì nữa. Chẳng lẽ là đào địa đạo à?
Địa đạo? Lữ Mông lắc đầu nói: Đào địa đạo thì làm gì có chuyện lại đào lỗ lớn như vậy? Hơn nữa quân Lương nếu như thực sự muốn đào địa đạo để công thành, thì phải hành sự bí mật mới đúng chứ. Lấy đâu ra đạo lý làm một cách rầm rầm rĩ rĩ như vậy? Sách lược đào địa đạo công thành một khi bị vạch trần, quân ta chỉ cần đào thủng địa đạo trước, sau đó dẫn nước vào địa đạo, quân Lương chui vào địa đạo sẽ giống như là cá trong nước mà thôi.
Thái Sử Từ lắc đầu, hỏi ngược lại: Vậy theo Tử Minh thấy thì Mã đồ tể đang làm gì?
Lữ Mông trầm ngâm một lát sau đó nói: Theo mạt tướng thấy, quân Lương có thể là muốn xây dựng đài cao ở ngoài thành, sau đó lại ở trên đài cao bố trí cung tiễn thủ để phản chế quân ta.
Xây đài cao, bố trí cung tiễn thủ ư? Thái Sử Từ không đồng ý, nói: Không thể nào, ngọn núi nhỏ mà quân Lương đổ bùn đất cách đầu thành thọ xuân phải tới hơi trăm trượng, cung tên không thể bắn xa như vậy được.
Lữ Mông vò đầu bứt tai, nói: Đây cũng chính là chỗ mà mạt tướng nghĩ không ra.
Mọi người đều không nói gì, Chu Du đang nhíu mày suy nghĩ đột nhiên biến sắc, cao giọng thốt lên: Ối trời, không ổn rồi!
Mọi người vội vàng hỏi: Đại đô đốc cớ sao lại nói vậy?
Quân Lương đây chính là muốn lấy đất lấp thành đó! Sắc mặt của Chu Du biến thành ngưng trọng chưa từng có, trầm giọng nói: Tử Kính, kế này chắc chắn là do Tử Kính nghĩ ra. Ài, không ngờ tới Tử Kính lại đầu hàng Mã đồ tể!
Lấy đất lấp thành? Từ Thứ, Lữ Mông, Lục Tốn ba người đều hoảng sợ nhìn nhau. Lấy đất lấp thành!
Thái Sử Từ hỏi: Đại đô đốc, Tử Kính là ai?
Chu Du thở dài nói: Tử Kính họ Lỗ tên Túc, chính là bạn thời thiếu niên của bản đốc, tám năm trước bị Mã đồ tể bắt tới Quan Trung. Không ngờ giờ lại ra sức trước trướng của Mã đồ tể rồi.
Thái Sử Từ nói: Người này lợi hại lắm ư?
Chu Du thở dài: Người này đại trí giả ngu, rất khéo mà lại giống như vụng, tài năng không dưới bản đốc.
Hả? Năng lực của người này không ngờ lại có thể sánh ngang với đại đô đốc ư? Thái Sử Từ thất thanh nói: Nói vậy, thuật lấy đất lấp thành này chắc chắc cũng cực kỳ lợi hại, lấy đất thì mạt tướng nhìn thấy rồi, nhưng thực sự không hiếp pháp lấp thành là như nào? Chẳng lẽ quân Lương đất mà quân Lương đào ra sẽ để mình chắp cánh bay tới lấp phẳng sông hộ thành ư?
Ài. Từ Thứ thở dài nói: Thái Sử tướng quân vẫn chưa nhìn ra ư? Quân Lương Châu không chỉ muốn lấp sông hộ thành mà còn muốn ở trước thành Thọ Xuân đắp một con đường đủ để cho kỵ binh Mạc Bắc trực tiếp giết lên thành đầu đó!
Cái gì? Sao có thể như vậy được! Thái Sử Từ không tin, nói: Muốn đắp một con đường phẳng như vậy thì phải tốn bao nhiêu thời gian?
Lữ Mông nói: Đại quân Lương Châu người nhiều thế mạnh, chỉ cần một ngươi gánh một khuông đất là đủ rồi!
Thái Sử Từ nói: Quân Lương châu dù nhiều người, nhưng chẳng lẽ thực sự có thể đắp được một con đường trong vòng ba tháng ư?
Chu Du trầm giọng nói: Nhớ lúc còn trẻ, bản đốc từng cùng với Tử Kính trải qua một cuộc tranh luận, chính là áp dụng thuật lấy đấp lấp thành này cần tốn bao nhiêu thời gian mới có thể phá thành, kết quả tính toán cuối cùng căn bản là không cần quá nhiều thời gian, tối đa chỉ cần, ba, năm mươi ngày là có thể đắp lên một con đường giữa mặt đất và tường thành cao năm trượng rồi!
Hả, chỉ cần ba, năm mươi ngày thôi ư? Thái Sử Từ thất thanh nói: Đại đô đốc, không bằng để mạt tướng dẫn kỵ binh ra khỏi thành đánh lén, ít nhất có thể làm chậm chễ một chút tiến triển của quân Lương.
Thái Sử tướng quân không thấy có kỵ binh ở hai cánh sao? Chu Du lạnh lùng nói: Chỉ sợ kỵ binh của ngài vừa mới xuất thành, còn chưa kịp bố trí xong trận hình thì đã bị hai đội kỵ binh này bao vây tiêu diệt rồi!
Vậy phải làm sao bây giờ? Thái Sử Từ: Kiểu gì thì cũng không thể ngồi yên chờ chết được.
Về doanh. Chu Du nhíu mày nói: Ngày khác lại thương nghị.
Nói xong, Chu Du quay người nghênh ngang mà đi, chỉ lưu lại Thái Sử Từ, Lữ Mông chúng tướng nghệt mặt nhìn nhau, một lúc sau mới đều tự tản đi.
/359
|