Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 100: Quân Đá Vách

/385


Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 100: Quân Đá Vách

Sự thất bại của dân Đá Vách khiến họ mất đi cơ hội ở lại vùng Đá Vách, với họ đó là tổn thất, với Hoàng Anh Kiệt cũng là tổn thất. Trước đây cậu ta có thể nuôi dưỡng đám người này ở đó như một thế lực vũ tranh, vừa ở trong tay mình, vừa không bị nhắm vào, nhưng sự không nghe lời, cứng đầu của dân Đá Vách khiến Kiệt nhận ra nếu để đám này có đủ khí giới, cậu sẽ không đủ sức khống chế bọn họ. Nên buộc phải ra tay trước, đem hết đám người này về làng. Với việc công khai bắt người thế này, tương lai những gì quân Đá Vách làm sẽ bị gắn nhãn làng Hồng Bàng, chứ không còn bí mật nữa. Đã thế, quá trình bắt họ về, làng Hồng Bàng cũng phải lo lót rất nhiều tiền, số tiền này đáng lẽ sẽ được dùng làm lợi tức chia cho mọi người, và là tiền vốn cho những vụ làm ăn khác, đây là điều làm cho nhiều người thấy bất mãn. Có thể nói đây là lần đầu tiên Kiệt nghe những lời dị nghị trong các cuộc họp.

Sau vụ bắt bớ, Hoàng Anh Kiệt có gặp và nói cho Xủ Lu rõ sự thất vọng của cậu ta khi mà kế hoạch xây dựng lực lượng quân sự ở Đá Vách thất bại, và cậu muốn những kẻ trực tiếp làm mọi chuyện xấu đi phải nhận sự trừng phạt thích đáng. Xủ Lu không có dám xin tha, cậu chỉ xin hãy cho cậu được tham gia vào đội ngũ đó, vì chính cậu là người đi trước bọn họ, biết rõ về làng Hồng Bàng, lại không thể nói cho họ hiểu, thì cậu cũng có tội to.

Khi những người bị bắt được đem về làng Hồng Bàng, họ không bị đối xử tệ bạc quá mức, người dân Đá Vách khác cũng chẳng bị đòn roi, hay đối xử tệ hơn. Cách Kiệt dùng là cái cách đối xử với bọn B quay, lính miền Bắc đào ngũ khi vào nam chiến đấu. Thời kháng chiến chống Mỹ, những kẻ như vậy sẽ bị chỉnh bằng cách cho đi lao động, rồi mỗi sáng lại chạy khắp làng mà hô mấy câu như: “Thanh niên như chúng tôi thì mất nước”. Ở đây, những người đã bị bắt cũng phải làm thế, làm còn triệt để hơn.

Mỗi buổi sáng, họ dậy sớm, bắt đầu chạy, vừa chạy vừa phải hô bằng tiếng dân tộc: Chúng tôi là những kẻ đã làm dân Đá Vách phải thành nô lệ, sống sót nhờ sự vị tha của làng Hồng Bàng. Hay là: Chúng tôi là lũ thất bại, đã đánh mất cơ hội để dân Đá Vách được bảo vệ. Họ cứ chạy khắp làng, hô vang những lời đó. Đến bữa sáng, sẽ có bốc thăm, ai được chọn sẽ phải lên kể lại những gì đã xảy ra, họ đã thua thế nào, và khi thua, họ có nhớ tới những bài học mà làng Hồng Bàng từng nói với họ không, nếu làm đúng, họ sẽ thế nào. Những người này lúc đầu còn lúng búng, thậm chí cứ ngậm chặt mồm không nói gì, chỉ có Xủ Lu là người nói nhiều, nói rõ ràng những gì cậu ta trải qua: sự cố chấp cứng đầu của dân mình, rồi bất tuân lệnh, rồi bỏ ngoài tai những bài học về cảnh giác, chỉ huy,... để tới khi bị đánh thì thua liểng xiểng. Nghe Xủ Lu nói, những người dân tới làm việc thì tỏ ra khinh bỉ những người ở lại, người ta tới chỉ dạy thì mình không nghe, bị thua là phải. Còn những người bị bắt, họ cứ cúi gằm mặt, thậm chí nhiều người còn đi tự sát nữa.

Thời kỳ này kéo dài khoảng 3 tháng, đủ để bài học về sự thiếu kỷ luật đã ngấm, đồng thời dân Đá Vách cũng đã hơi hơi biết tiếng Việt, sự kỷ luật đã tạm hình thành. Lúc này, Kiệt mới cho dừng việc tự kiểm điểm liên tục, mà bắt đầu tiến vào việc huấn luyện quân sự. Trước tiên, vẫn là huấn luyện tính kỷ luật. Từ xếp hàng, quy định giờ ăn ngủ nghỉ, báo động đêm, trực đêm,… Với những người Đá Vách, lần đầu tiên họ phải học một loạt những hành vi lạ kỳ. Nhưng khi học, họ được kể lại rằng nhờ học cái này, dù bị đánh đêm không trăng, dân Hồng Bàng vẫn có thể kịp thời bảo vệ làng mình, thì họ không nói gì nữa. Thậm chí họ còn hăng hái làm đúng theo, chỉ xin được nghe chuyện. Câu chuyện về trận chiến mà dân Hồng Bàng trải qua, không khác mấy thứ mà đám người này trải qua, rõ ràng dân Hồng Bàng chỉ mất một người, dân Đá Vách mất hàng ngàn, dân Hồng Bàngkhông bị công kích trong hơn nửa năm, dân Đá Vách lòng căm thù tích lũy hàng năm, vậy mà dân Hồng Bàng vẫn giữ lòng cảnh giác, dân Đá Vách thì không.

Đi kèm với việc huấn luyện tính kỷ luật diễn ra hàng ngày, là huấn luyện chiến đấu theo thời gian cố định là năm ngày làm việc rồi nghỉ hai ngày để tập quân sự, vì hiện tại làng Hồng Bàng vẫn rất cần lực lượng lao động để đảm bảo an ninh lương thực. Lần này, do là huấn luyện dân Đá Vách, việc huấn luyện diễn chiến đấu diễn ra ở khu núi rừng phía sau làng, tránh ánh mắt của người khác, dù gì dân Đá Vách chủ yếu làm nông ở khu này, có điều họ đi sâu nữa để huấn luyện cũng chẳng ai biết. Do một số quân Đá Vách chết khi bị quân Hồng Bàng tấn công, số khác tự sát thời kỳ đầu tự kiểm điểm vì nhục nhã, quân Đá Vách phải tuyển thêm cho đủ 100 người, nên cũng có nhiều thanh niên trẻ tham gia.

Trước khi bắt đầu cuộc huấn luyện quân sự, Kiệt nói trước cho Xủ Lu biết sắp tới khu vực canh tác này sẽ còn mở rộng nữa. Và quan trọng hơn, cậu ta thậm chí còn đề nghị cho dân Đá Vách quyền sử dụng đất đai ở làng Hồng Bàng, nhất là khu phía sau núi. Sau khoảng 3 năm làm việc tốt, họ sẽ bắt đầu được quyền sử dụng đất ở nơi đây, lương thực làm ra trên đất phân cho họ sẽ là của họ, y như dân Hồng Bàng, chứ không còn phải nộp cho làng nữa. Sau này, ai muốn mua thóc gạo, rau màu thì phải trả tiền. Có tiền họ sẽ có thể xây nhà riêng, mua lợn mua gà, sống ở đây như những người chủ.

Hàng loạt những điều này được đưa ra, chính Xủ Lu còn bỡ ngỡ, và phải hỏi lại Kiệt rằng liệu có đủ đất không, vì cậu sợ dân mình có cả 1000 người, nếu để họ có đất, dân Hồng Bàng sẽ thế nào. Kiệt phẩy tay đi, bảo sau này vẫn sẽ khai hoang nữa, và đây cũng là việc ta phải bàn:

- Tôi nghĩ thế này, hiện tại dân Đá Vách cũng 1000 người, sau này còn đẻ thêm, việc xem xét mở đất khai hoang cũng phải tính.

- Vâng!- Xủ Lu gật đầu tán thành- Nếu cậu Kiệt cần, bọn chúng tôi sẽ đi khai hoang luôn.

- Làng Hồng Bàng nằm ở cực nam Châu Nam Bình, tiến về phía tây sẽ sang Trấn Nam Bàn, về phía nam sẽ sang Trấn Hoài Nhân. Hai nơi đó có nhiều dân tộc khác dân Việt, quan lại không kiểm soát, có gì sẽ xảy ra tranh chấp, thậm chí e rằng có thể sẽ đánh nhau. Tôi muốn cậu và những người lính Đá Vách chuẩn bị cho việc đó. Nói thật, dân Đá Vách sang đây làm việc, dân Hồng Bàng thoát cảnh nặng nhọc nghề nông, chúng tôi sau này dự định sẽ cấp đất cho dân Đá Vách sinh sống. Nên mở đất khai hoang được bao nhiêu, là xem các cậu huấn luyện thế nào.

Xủ Lu nghe thấy vậy, liền đem lời này nói với dân mình, và tất cả những người đi lính lập tức nhảy vọt lên, thề sống chết tập luyện thật tốt. Nơi được chọn để huấn luyện, chính là chỗ mà trước đây dân Hồng Bàng đánh với bọn cướp biển, nơi đó có một khu tương đối bằng phẳng, tuy không quá rộng rãi, nhưng có vẫn hơn không. Ở đây, họ được luyện chiến đấu tay không, chiến đấu với vũ khí giả, rồi chiến đấu theo tổ đội, từng bước một. Ngoài những cuộc tập trận này, Kiệt còn chuẩn bị đấu đối kháng công thủ. Bên thủ đi cắm trại, rồi có nhiệm vụ canh phòng, chống lại cuộc tấn công của bên công. Quân Hồng Bàng và quân Đá Vách được trộn đều, không phân riêng để tăng hòa thuận, đồng thời cũng để quân Hồng Bàng dần nắm vai trò chỉ huy.

Dân Đá Vách dù gì cũng là người dân tộc thiểu số, thời gian qua dù đã học qua chút binh nghiệp, thì khả năng tư duy chiến thuật chưa đủ tốt, quân Hồng Bàng thì được bồi dưỡng cái này khá tốt, lại có trận đánh cướp biển năm nào làm tài liệu giảng dạy, nên khả năng chỉ huy phòng thủ hay phản công đều hơn. Từ đó, vô hình chung những người lính Hồng Bàng sẽ có thể chỉ huy hoặc gây ảnh hưởng khiến lính Đá Vách phải tin rằng họ nên nghe lời chỉ huy từ Hồng Bàng hoặc các chỉ huy Hồng Bàng nếu về dưới trướng họ.

Tuy nhiên, ý định này của Kiệt đã hơi bị ảnh hưởng bởi một nhân tố- Xủ Lu. Cậu ta đã xuất sắc trở thành một người chỉ huy có tài mà những đứa như Võ Văn Tính hay Lương Mếu đều cam tâm tình nguyện chịu thua. Mọi trận đánh mà Xủ Lu chỉ huy, dù ở bên công hay bên thủ, đều thắng nhiều hơn thua, và càng ngày càng thắng đậm. Kiệt tìm hiểu và thấy rằng, Xủ Lu đã khắc sâu sự thất bại của dân Đá Vách, nên rất kiên trì trong việc tìm hiểu những bài giảng về phép đánh trận từ cuộc chiến của làng Hồng Bàng với lũ cướp biển, tiếp đó cậu ta tận dụng khả năng của người Đá Vách tốt hơn các chỉ huy Hồng Bàng.

Xủ Lu là dân Đá Vách, cậu ta biết dân Đá Vách có năng lực thế nào: đi trên núi như đi trên đất bằng, giỏi bắn tên, leo trèo tốt,… nên thay vì bố trận như các chỉ huy Hồng Bàng, cậu ta thường để quân mình tìm đường mòn lối nhỏ đi vào trong rồi trong đánh ra ngoài đánh vào, khiến quân thủ bối rối. Tiếp đó, các chỉ huy đến từ làng Hồng Bàng không thạo tiếng Đá Vách, dân Đá Vách chỉ bập bõm trong việc nghe và nói được tiếng Việt, sự chỉ huy có điều khó khăn, Xủ Lu là dân Đá Vách, chiến thuật cậu ta đề ra người cậu ta hiểu, còn khi phải giao tiếp với chỉ huy Hồng Bàng, do có thời gian sống đã lâu, Xủ Lu cũng nói được.

Quan sát thấy rằng Xủ Lu là người có sức ảnh hưởng lớn như vậy, Kiệt quyết định thay vì dùng cách khiến quân Đá Vách nằm dưới sự chỉ huy của quân Hồng Bàng để giám sát chặt chẽ, thì dùng ảnh hưởng từ từ và mềm mại để khiến họ trung với làng Hồng Bàng, biến lợi ích của làng Hồng Bàng thành lợi ích của họ.

Trước hết, là việc tăng đãi ngộ cho người dân Đá Vách, cho trẻ em Đá Vách và trẻ em Hồng Bàng đi học chung, đưa thêm các nhân viên Hồng Bàng tới sống chung với dân Đá Vách, giới thiệu cho dân Đá Vách các công việc ở bên ngoài để họ giao lưu mạnh với dân Hồng Bàng. Cuối cùng, là chính thức cho Xủ Lu quyền chỉ huy quân Đá Vách. Từ đây, đội quân Đá Vách ra đời, đội quân sẽ mang tới những sự khiếp sợ cho bất kỳ kẻ nào phải đối mặt với nó. Thậm chí, người ta có câu:

- Quân Đá Vách, giết sạch bách.

/385

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status