Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C 104: Chợ nhân công
Hoàng Anh Minh đến nơi mà đám người kia giới thiệu ngay ngày hôm sau, không vì gì cả, đơn giản cậu ta hơi tò mò. Tại sao ở nơi đây lại có những người sẵn sàng làm việc nặng với mức tiền rẻ mạt vậy thôi. Con đường đi tới đó khá tốt, có lẽ do có nhiều người hay đi lại nên được đầu tư tốt chăng.
Khi Minh tới nơi, mặt trời đã qua ngọn tre, chợ nhân công cũng náo nhiệt vô cùng. Ở bên rìa khu chợ có một đám người đang đứng sẵn ở đó, mọi người xếp thành các hàng, có chỗ toàn đàn ông, có chỗ toàn phụ nữ, cũng có chỗ xếp lộn xộn. Họ đang ngóng xem có ai tới yêu cầu nhân công để ứng tuyển. Nếu Kiệt ở đây, cậu ta hẳn sẽ nghĩ đây như mấy trại tị nạn, và mọi người chờ đợi được thuê đi làm kiếm miếng ăn. Cùng lúc này, những đội xe ngựa của các thương nhân cũng tới, với những thương nhân nào có tiền vốn lớn, họ đi vào trong chợ luôn, đến chỗ quản lý khu chợ này để báo cho quản lý biết mình cần những loại người thế nào để làm việc cho họ. Còn những người ít tiền hơn phải tự đi mộ ở khu rìa chợ. Điều này là một việc vất vả hơn: họ phải đi khắp chợ, kêu lên việc họ cần tuyển nhân công: quét sơn, làm mộc,... rồi đợi người ở đó tới, hỏi xem họ biết làm không, rồi tuyển. Điều này khiến cho chợ thật náo nhiệt. Đúng lúc này, Minh nhìn thấy đội ngũ của 8 người Chu Văn Bàn ở phía xa. Họ đang đứng trong một đám đông, liên tục nói gì đó, trông thật sự tức giận.
- Chào mấy ông!
- Hoàng Anh Minh, ông cũng tới đây à? Tuyển người làm gì thế.
- Tôi đến xem cho biết, dù gì thì tôi cũng rảnh rỗi đợi kết quả, cứ ở nhà thấp thỏm không bằng đi lại khắp nơi. Mà các ông tới đây tuyển người sớm vậy, việc chuyển giao công nghệ còn chưa xong nữa mà.
- Cũng nên tìm chỗ sẵn đúng không. Một xưởng giấy dù gì cũng phải có nhà xưởng, nhà kho chứ, cứ làm sẵn đi mà.
- Các ông đúng là con nhà buôn bán, nghĩ tới đủ sớm.
- Ha ha ha.
- Mà sao trông mặt mày cau có dữ thế!
- Ôi giời, bọn này là làm ăn nhỏ, không có tiền làm ăn với bọn quản lý cái chợ này, nên phải tự tuyển người chứ sao.
- Tự tuyển thì cũng tốt mà, mình đỡ mất khoản phí.
Nghe Minh nói xong, cả bọn phì cười, rồi giải thích cho cậu ta biết nguyên nhân của sự khó khăn. Đầu tiên, là đi tuyển người thế này không có người giữ trật tự, sẽ có rất nhiều người báo danh, tạo nên một tình trạng vô cùng lộn xộn, thậm chí còn có sự xô xát đánh nhau. Thứ hai là trong số người kêu gào xin đi làm cho họ, lại thật sự làm được không nhiều người có khả năng làm việc thủ công tốt, dân ở đây toàn là nông dân, lấy đâu ra người thạo việc thủ công. Thứ ba, tệ nhất là sẽ có đám người liều mạng, chúng xin vào, không cho vài tên vào xem, chúng nó quậy không cho tuyển người tiếp.
Vừa nói dứt lời, thì bắt đầu có những tiếng la hét ngay tức thì, khiến Minh được mục sở thị luôn. Một vài tên cơ bắp đi tới, chen ngang, rồi nói với đám người Chu Văn BànL
- Bọn này là tới đây xin một hai chân kiếm cơm, các ông anh xem ai trong bọn này đủ sức thì thuê, nhanh lên cho bọn này còn đi chỗ khác kiếm việc không trễ mất.
Đám Chu Văn Bàn mặt nghệt ra, rồi vội đến nói khéo mấy câu, chọn một tên trong đó để chúng đi nơi khác. Thấy bọn Bàn đã nhận người, bọn kia cũng không làm khó bắt đầu lò dò đi nơi khác. Đúng lúc đó, lại có một toán khác tới, mặt đám Chu Văn Bàn dài ra, họ vội dặn nhau nhanh nhanh chóng chóng tuyển người rồi biến, ở lại lâu chỉ có bị vặt tiền sạch sẽ.
Thấy đám Chu Văn Bàn bận bịu, Minh cũng không dám ở lại nói chuyện làm phiền nữa, mà đi tiếp vào sâu khu chợ nhân công này để thăm quan tiếp. Để vào nơi đây, phải có chút phí qua trạm, đồng thời cứ bất cứ người nào mà Minh muốn thuê, ngoài tiền thuê, còn mất phí cho quản lý. Minh gật đầu tỏ vẻ đồng ý rồi đi vào trong. Không quá ồn ào như bên ngoài, sâu trong khu chợ này tương đối ổn định hơn, có lẽ là do đây có sự quản lý chặt chẽ.
Ở đây, có những bãi đất được rào bằng cọc gỗ, người đứng ở trong đó, và bên ngoài khu hàng rào có ghi rõ những việc mà những người này có thể làm: thợ mộc, thợ rèn, thợ xây,... Trong họ giờ đây như những món hàng hóa, lũ dê bò đang đợi người ta tới mua.
- Sao họ lại phải đứng trong mấy cái rào kia!
- Mới tới đây lần đầu sao!- Người dẫn đường cho Minh cười.- Đơn giản mà nói, thì là để đám thương nhân các cậu dễ chọn chứ sao. Đám người này do bọn tôi sàng lọc cẩn thận lắm, trên đây viết nghề gì, họ làm được nghề ấy. Hoàn toàn đảm bảo. Các cậu vào đây là không phí tiền đâu, chứ ở ngoài kia, chọn gấp chọn gáp, rồi bị bọn lưu manh trấn lột, thì khổ ra.
Minh hơi nhíu mày khi nghe, nhưng sau đó cậu ta tiến tiếp vào sâu nữa, và khi vào sâu bên trong, Minh nhìn thấy những cảnh còn tồi tệ hơn. Ở đó, không chỉ có đàn ông, mà là phụ nữ và trẻ em. Nhưng những chỗ mà họ đứng ghi những việc vô cùng nặng nhọc: thuộc da, kéo sợi, khai mỏ, cạo hà thân thuyền,... Minh lại gần những người này, nhìn vào họ, trông họ tuy không ốm đói nhưng người ngợm đều không bình thường, người thì trên da đều có sẹo lớn sẹo nhỏ, người thì mất ngón tay, kẻ thì chột, và tự chung thì mặt mày tuy không hốc hác, nhưng rất thiếu sức sống, trông lũ nhỏ có nhiều đứa bé không còn chút linh hoạt nào, đã thế còn có đứa bị mất ngón tay, sẹo mặt.
- Lũ nhóc bị sao vậy.
- Đi cạo hà bị sứt tay chân thôi. Cậu không biết chứ vỏ hà sắc như dao cạo vậy.
- Sao không để người lớn làm việc đó.
- Chà, để cạo vỏ hà thân thuyền thì người lớn làm nhanh thôi, nhưng để cạo đáy, thì cần bọn nhóc này, chúng cúi người đi sâu được.
Thời này thuyền muốn cạo vỏ hà thường đi lên gần bờ, chờ cho thủy triều rút còn trơ bãi cát, thuyền mắc cạn lại, rồi nằm nghiêng đó. Để cạo được vỏ hà ở đáy thuyền, với khoảng không chật hẹp và nhỏ, người lớn khó làm được, thì lũ trẻ con được thuê để làm. Sức yếu, chúng thường phải làm từ sáng tới chiều tối mới xong một cái đáy thuyền. Rất nhiều đứa vì không quen làm mà bị thương nhiều.
- Còn việc làm là còn may đó!- Thấy Minh có thái độ bất nhẫn ( không nhẫn tâm) khi nghe kể lại, người dẫn đường cho cậu ta tặc lưỡi.- Chú em chưa có thấy những gia đình phải bán mình làm gia nô, tá điền, hoặc bán vợ và con gái là đĩ để nuôi miệng ăn đâu.
- Sao tệ vậy!
- Chà, do số không may thôi. Trời có lúc mưa lúc nắng, nhà nông nhỏ bé nếu mất mùa, không nộp đủ tiền thuế, thì sẽ bị gán nợ, nhiều nhà ốm đau, dịch bệnh hay mất mùa một năm hoặc có biến cố lớn, thì phải bán ruộng đất đi để nộp thuế chứ sao nữa. Sau khi bán ruộng đất đi rồi, hoặc làm tá điền, gia nô để kiếm cơm, hoặc phải đi kiếm việc khác mà làm. Còn không, tệ nhất thì cậu nghe rồi đấy.
- Ngoài thiên tai, dịch bệnh thì còn biến cố gì nữa chứ?
- Ôi, đi phu, đi lính, đi đánh bắt các loài thủy vật quý hiếm: ngọc trai, đồi mồi hay lên rừng đãi vàng, tìm trầm hương. Ôi, nhà nông ấy mà, thiếu người đàn ông, làm sao đủ sức làm lụng.
- Không ai hỗ trợ gì họ sao?
- Hỗ trợ kiểu gì, làm nông mệt bỏ cha đi được, hơi đâu mà giúp kẻ khác, các cậu buôn bán thì nhẹ nhàng, ăn phần ngọn rồi, biết quái gì chứ?
- Thế còn quan lại, lẽ nào không có chính sách gì cho những gia đình kia sao? Họ mất sức lao động chính cơ mà.
- Anh bạn trẻ hỏi hơi nhiều rồi đó, có mua người nào không?- Thấy Minh cứ hỏi hoài mà không mua, tên dẫn đường cũng hơi bực, hắn khẽ gắt lên giục Minh mua người rồi thanh toán cho xong việc. Minh thở dài, chọn lấy một người phụ nữ tầm 30 tuổi, chuyên làm việc kéo sợi.
Sau khi giao tiền, Minh đưa cô ta về, và nhờ cô ta dọn dẹp hộ nhà cậu, và vẫn trả khoản tiền đúng giá thuê cô ta về kéo sợi. Sau đó, Minh tới tìm mấy người Chu Văn Bàn để tìm hiểu thêm về những gì cậu ta còn thắc mắc.
Nghe Minh hỏi chuyện, đám Chu Văn Bàn cũng chả giấu diếm gì, kể lại cho Minh chính sách thuế và cống nạp áp lên Nam Giao Đô Ty từ Đại Hoa. Theo luật này, mỗi Phủ của Nam Giao Đô Ty hàng năm phải cống nạp các loại sản vật quý hiếm tùy theo vùng. Ví như Phủ Tân Bình phải cống 20 cân trầm hương, 15 cân vàng sống, 1000 cân gỗ quý, 40 viên ngọc trai lớn,... Ngoài ra, thuế má cũng rất nghiêm, đánh bằng gạo. Tuy nói rằng lượng gạo phải nộp còn tính theo chất lượng đất đai cũng nhơ độ lớn của phần ruộng canh tác, nhưng tính ra thì lượng thóc gạo phải nộp đã bằng 45% tổng lượng gạo thu hoạch được. Như thế, với nửa già sản phẩm thu hoạch còn lại, người nông dân vừa trang trải cuộc sống, vừa phải lo hết chi phí vụ mùa sau: thóc giống, công làm, tiền mua dụng cụ làm nông,... Nếu trời thương cho còn đỡ, chỉ cần chút thiên tai, dịch bệnh lên cây lúa là đi.
Ngoài việc đóng thuế, dân Nam Giao Đô Ty còn phải chịu phu, chịu lính. Phu tức là hỗ trợ các công trình lớn như xây cầu đường, bến cảng hoặc hỗ trợ khai mỏ, tìm trầm, kiếm ngọc trai,... để bù phần cống vật còn thiếu. Người đi phu không được trả tiền, cũng không được cho ăn ở miễn phí, những khoản ăn uống của họ sẽ lại bị ép trả khi họ về bằng lúa gạo. Vì thế, đi phu không chỉ khiến gia đình mất đi người lao động chính, mà còn tạo một khoản nợ kinh khủng lên gia đình người đi phu.
Cứ như vậy, những hộ nông nghiệp vừa và nhỏ dần bước vào con đường phá sản, phải bán ruộng đất trả nợ, rồi không còn ruộng đất canh tác. Tri Châu Nam Bình, thành chủ Thành An Định do là kẻ có chút tài, thấy được nếu để đám dân này không có ruộng mà đói kém làm loạn lên, thì sẽ bị trách tội, giáng chức, thậm chí bị đối thủ lợi dụng, nên đã cho mở chợ nhân công, phần nào đó khiến người dân có chút cơ hội lấp đầy bụng, giảm nguy cơ phản loạn.
Còn sở dĩ những nơi như làng Hồng Bàng, huyện Sơn Hải, huyện Thanh Sơn không thấy hiện tượng này, là do làng hồng Bàng ở những chỗ đất đai quá mức cằn cỗi, nên thuế phải nộp quy định không cao lắm. Khi Hoàng Anh Kiệt cho ra máy móc, phương thức canh tác mới làm chất lượng đất cải thiện, năng suất lúa gạo tăng, thì quan lại một phần bao che để hưởng lợi, phần thì quan lại cao cấp chưa biết việc đất đai tăng chất lượng để đánh mức thuế mới. Kể cả việc khai hoang, cũng báo chất lượng ruộng là xấu, dẫn tới thuế thấp. Vậy mới thấy được, công nghệ đã khiến cuộc sống con người tốt lên thế nào.
C 104: Chợ nhân công
Hoàng Anh Minh đến nơi mà đám người kia giới thiệu ngay ngày hôm sau, không vì gì cả, đơn giản cậu ta hơi tò mò. Tại sao ở nơi đây lại có những người sẵn sàng làm việc nặng với mức tiền rẻ mạt vậy thôi. Con đường đi tới đó khá tốt, có lẽ do có nhiều người hay đi lại nên được đầu tư tốt chăng.
Khi Minh tới nơi, mặt trời đã qua ngọn tre, chợ nhân công cũng náo nhiệt vô cùng. Ở bên rìa khu chợ có một đám người đang đứng sẵn ở đó, mọi người xếp thành các hàng, có chỗ toàn đàn ông, có chỗ toàn phụ nữ, cũng có chỗ xếp lộn xộn. Họ đang ngóng xem có ai tới yêu cầu nhân công để ứng tuyển. Nếu Kiệt ở đây, cậu ta hẳn sẽ nghĩ đây như mấy trại tị nạn, và mọi người chờ đợi được thuê đi làm kiếm miếng ăn. Cùng lúc này, những đội xe ngựa của các thương nhân cũng tới, với những thương nhân nào có tiền vốn lớn, họ đi vào trong chợ luôn, đến chỗ quản lý khu chợ này để báo cho quản lý biết mình cần những loại người thế nào để làm việc cho họ. Còn những người ít tiền hơn phải tự đi mộ ở khu rìa chợ. Điều này là một việc vất vả hơn: họ phải đi khắp chợ, kêu lên việc họ cần tuyển nhân công: quét sơn, làm mộc,... rồi đợi người ở đó tới, hỏi xem họ biết làm không, rồi tuyển. Điều này khiến cho chợ thật náo nhiệt. Đúng lúc này, Minh nhìn thấy đội ngũ của 8 người Chu Văn Bàn ở phía xa. Họ đang đứng trong một đám đông, liên tục nói gì đó, trông thật sự tức giận.
- Chào mấy ông!
- Hoàng Anh Minh, ông cũng tới đây à? Tuyển người làm gì thế.
- Tôi đến xem cho biết, dù gì thì tôi cũng rảnh rỗi đợi kết quả, cứ ở nhà thấp thỏm không bằng đi lại khắp nơi. Mà các ông tới đây tuyển người sớm vậy, việc chuyển giao công nghệ còn chưa xong nữa mà.
- Cũng nên tìm chỗ sẵn đúng không. Một xưởng giấy dù gì cũng phải có nhà xưởng, nhà kho chứ, cứ làm sẵn đi mà.
- Các ông đúng là con nhà buôn bán, nghĩ tới đủ sớm.
- Ha ha ha.
- Mà sao trông mặt mày cau có dữ thế!
- Ôi giời, bọn này là làm ăn nhỏ, không có tiền làm ăn với bọn quản lý cái chợ này, nên phải tự tuyển người chứ sao.
- Tự tuyển thì cũng tốt mà, mình đỡ mất khoản phí.
Nghe Minh nói xong, cả bọn phì cười, rồi giải thích cho cậu ta biết nguyên nhân của sự khó khăn. Đầu tiên, là đi tuyển người thế này không có người giữ trật tự, sẽ có rất nhiều người báo danh, tạo nên một tình trạng vô cùng lộn xộn, thậm chí còn có sự xô xát đánh nhau. Thứ hai là trong số người kêu gào xin đi làm cho họ, lại thật sự làm được không nhiều người có khả năng làm việc thủ công tốt, dân ở đây toàn là nông dân, lấy đâu ra người thạo việc thủ công. Thứ ba, tệ nhất là sẽ có đám người liều mạng, chúng xin vào, không cho vài tên vào xem, chúng nó quậy không cho tuyển người tiếp.
Vừa nói dứt lời, thì bắt đầu có những tiếng la hét ngay tức thì, khiến Minh được mục sở thị luôn. Một vài tên cơ bắp đi tới, chen ngang, rồi nói với đám người Chu Văn BànL
- Bọn này là tới đây xin một hai chân kiếm cơm, các ông anh xem ai trong bọn này đủ sức thì thuê, nhanh lên cho bọn này còn đi chỗ khác kiếm việc không trễ mất.
Đám Chu Văn Bàn mặt nghệt ra, rồi vội đến nói khéo mấy câu, chọn một tên trong đó để chúng đi nơi khác. Thấy bọn Bàn đã nhận người, bọn kia cũng không làm khó bắt đầu lò dò đi nơi khác. Đúng lúc đó, lại có một toán khác tới, mặt đám Chu Văn Bàn dài ra, họ vội dặn nhau nhanh nhanh chóng chóng tuyển người rồi biến, ở lại lâu chỉ có bị vặt tiền sạch sẽ.
Thấy đám Chu Văn Bàn bận bịu, Minh cũng không dám ở lại nói chuyện làm phiền nữa, mà đi tiếp vào sâu khu chợ nhân công này để thăm quan tiếp. Để vào nơi đây, phải có chút phí qua trạm, đồng thời cứ bất cứ người nào mà Minh muốn thuê, ngoài tiền thuê, còn mất phí cho quản lý. Minh gật đầu tỏ vẻ đồng ý rồi đi vào trong. Không quá ồn ào như bên ngoài, sâu trong khu chợ này tương đối ổn định hơn, có lẽ là do đây có sự quản lý chặt chẽ.
Ở đây, có những bãi đất được rào bằng cọc gỗ, người đứng ở trong đó, và bên ngoài khu hàng rào có ghi rõ những việc mà những người này có thể làm: thợ mộc, thợ rèn, thợ xây,... Trong họ giờ đây như những món hàng hóa, lũ dê bò đang đợi người ta tới mua.
- Sao họ lại phải đứng trong mấy cái rào kia!
- Mới tới đây lần đầu sao!- Người dẫn đường cho Minh cười.- Đơn giản mà nói, thì là để đám thương nhân các cậu dễ chọn chứ sao. Đám người này do bọn tôi sàng lọc cẩn thận lắm, trên đây viết nghề gì, họ làm được nghề ấy. Hoàn toàn đảm bảo. Các cậu vào đây là không phí tiền đâu, chứ ở ngoài kia, chọn gấp chọn gáp, rồi bị bọn lưu manh trấn lột, thì khổ ra.
Minh hơi nhíu mày khi nghe, nhưng sau đó cậu ta tiến tiếp vào sâu nữa, và khi vào sâu bên trong, Minh nhìn thấy những cảnh còn tồi tệ hơn. Ở đó, không chỉ có đàn ông, mà là phụ nữ và trẻ em. Nhưng những chỗ mà họ đứng ghi những việc vô cùng nặng nhọc: thuộc da, kéo sợi, khai mỏ, cạo hà thân thuyền,... Minh lại gần những người này, nhìn vào họ, trông họ tuy không ốm đói nhưng người ngợm đều không bình thường, người thì trên da đều có sẹo lớn sẹo nhỏ, người thì mất ngón tay, kẻ thì chột, và tự chung thì mặt mày tuy không hốc hác, nhưng rất thiếu sức sống, trông lũ nhỏ có nhiều đứa bé không còn chút linh hoạt nào, đã thế còn có đứa bị mất ngón tay, sẹo mặt.
- Lũ nhóc bị sao vậy.
- Đi cạo hà bị sứt tay chân thôi. Cậu không biết chứ vỏ hà sắc như dao cạo vậy.
- Sao không để người lớn làm việc đó.
- Chà, để cạo vỏ hà thân thuyền thì người lớn làm nhanh thôi, nhưng để cạo đáy, thì cần bọn nhóc này, chúng cúi người đi sâu được.
Thời này thuyền muốn cạo vỏ hà thường đi lên gần bờ, chờ cho thủy triều rút còn trơ bãi cát, thuyền mắc cạn lại, rồi nằm nghiêng đó. Để cạo được vỏ hà ở đáy thuyền, với khoảng không chật hẹp và nhỏ, người lớn khó làm được, thì lũ trẻ con được thuê để làm. Sức yếu, chúng thường phải làm từ sáng tới chiều tối mới xong một cái đáy thuyền. Rất nhiều đứa vì không quen làm mà bị thương nhiều.
- Còn việc làm là còn may đó!- Thấy Minh có thái độ bất nhẫn ( không nhẫn tâm) khi nghe kể lại, người dẫn đường cho cậu ta tặc lưỡi.- Chú em chưa có thấy những gia đình phải bán mình làm gia nô, tá điền, hoặc bán vợ và con gái là đĩ để nuôi miệng ăn đâu.
- Sao tệ vậy!
- Chà, do số không may thôi. Trời có lúc mưa lúc nắng, nhà nông nhỏ bé nếu mất mùa, không nộp đủ tiền thuế, thì sẽ bị gán nợ, nhiều nhà ốm đau, dịch bệnh hay mất mùa một năm hoặc có biến cố lớn, thì phải bán ruộng đất đi để nộp thuế chứ sao nữa. Sau khi bán ruộng đất đi rồi, hoặc làm tá điền, gia nô để kiếm cơm, hoặc phải đi kiếm việc khác mà làm. Còn không, tệ nhất thì cậu nghe rồi đấy.
- Ngoài thiên tai, dịch bệnh thì còn biến cố gì nữa chứ?
- Ôi, đi phu, đi lính, đi đánh bắt các loài thủy vật quý hiếm: ngọc trai, đồi mồi hay lên rừng đãi vàng, tìm trầm hương. Ôi, nhà nông ấy mà, thiếu người đàn ông, làm sao đủ sức làm lụng.
- Không ai hỗ trợ gì họ sao?
- Hỗ trợ kiểu gì, làm nông mệt bỏ cha đi được, hơi đâu mà giúp kẻ khác, các cậu buôn bán thì nhẹ nhàng, ăn phần ngọn rồi, biết quái gì chứ?
- Thế còn quan lại, lẽ nào không có chính sách gì cho những gia đình kia sao? Họ mất sức lao động chính cơ mà.
- Anh bạn trẻ hỏi hơi nhiều rồi đó, có mua người nào không?- Thấy Minh cứ hỏi hoài mà không mua, tên dẫn đường cũng hơi bực, hắn khẽ gắt lên giục Minh mua người rồi thanh toán cho xong việc. Minh thở dài, chọn lấy một người phụ nữ tầm 30 tuổi, chuyên làm việc kéo sợi.
Sau khi giao tiền, Minh đưa cô ta về, và nhờ cô ta dọn dẹp hộ nhà cậu, và vẫn trả khoản tiền đúng giá thuê cô ta về kéo sợi. Sau đó, Minh tới tìm mấy người Chu Văn Bàn để tìm hiểu thêm về những gì cậu ta còn thắc mắc.
Nghe Minh hỏi chuyện, đám Chu Văn Bàn cũng chả giấu diếm gì, kể lại cho Minh chính sách thuế và cống nạp áp lên Nam Giao Đô Ty từ Đại Hoa. Theo luật này, mỗi Phủ của Nam Giao Đô Ty hàng năm phải cống nạp các loại sản vật quý hiếm tùy theo vùng. Ví như Phủ Tân Bình phải cống 20 cân trầm hương, 15 cân vàng sống, 1000 cân gỗ quý, 40 viên ngọc trai lớn,... Ngoài ra, thuế má cũng rất nghiêm, đánh bằng gạo. Tuy nói rằng lượng gạo phải nộp còn tính theo chất lượng đất đai cũng nhơ độ lớn của phần ruộng canh tác, nhưng tính ra thì lượng thóc gạo phải nộp đã bằng 45% tổng lượng gạo thu hoạch được. Như thế, với nửa già sản phẩm thu hoạch còn lại, người nông dân vừa trang trải cuộc sống, vừa phải lo hết chi phí vụ mùa sau: thóc giống, công làm, tiền mua dụng cụ làm nông,... Nếu trời thương cho còn đỡ, chỉ cần chút thiên tai, dịch bệnh lên cây lúa là đi.
Ngoài việc đóng thuế, dân Nam Giao Đô Ty còn phải chịu phu, chịu lính. Phu tức là hỗ trợ các công trình lớn như xây cầu đường, bến cảng hoặc hỗ trợ khai mỏ, tìm trầm, kiếm ngọc trai,... để bù phần cống vật còn thiếu. Người đi phu không được trả tiền, cũng không được cho ăn ở miễn phí, những khoản ăn uống của họ sẽ lại bị ép trả khi họ về bằng lúa gạo. Vì thế, đi phu không chỉ khiến gia đình mất đi người lao động chính, mà còn tạo một khoản nợ kinh khủng lên gia đình người đi phu.
Cứ như vậy, những hộ nông nghiệp vừa và nhỏ dần bước vào con đường phá sản, phải bán ruộng đất trả nợ, rồi không còn ruộng đất canh tác. Tri Châu Nam Bình, thành chủ Thành An Định do là kẻ có chút tài, thấy được nếu để đám dân này không có ruộng mà đói kém làm loạn lên, thì sẽ bị trách tội, giáng chức, thậm chí bị đối thủ lợi dụng, nên đã cho mở chợ nhân công, phần nào đó khiến người dân có chút cơ hội lấp đầy bụng, giảm nguy cơ phản loạn.
Còn sở dĩ những nơi như làng Hồng Bàng, huyện Sơn Hải, huyện Thanh Sơn không thấy hiện tượng này, là do làng hồng Bàng ở những chỗ đất đai quá mức cằn cỗi, nên thuế phải nộp quy định không cao lắm. Khi Hoàng Anh Kiệt cho ra máy móc, phương thức canh tác mới làm chất lượng đất cải thiện, năng suất lúa gạo tăng, thì quan lại một phần bao che để hưởng lợi, phần thì quan lại cao cấp chưa biết việc đất đai tăng chất lượng để đánh mức thuế mới. Kể cả việc khai hoang, cũng báo chất lượng ruộng là xấu, dẫn tới thuế thấp. Vậy mới thấy được, công nghệ đã khiến cuộc sống con người tốt lên thế nào.
/385
|