Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C 111: Tính kế
Hoàng Anh Kiệt nghe anh trai nói qua cái cách hợp tác thì mới khẽ gật đầu. Lâu nay, tuy hai anh em vẫn thư từ, nhưng xa mặt cách lòng, không có gì đảm bảo rằng hai người vẫn có thể hòa thuận.
Tiếp đó, Minh là một người học theo Nho giáo, bất chấp anh ấy đã có thời gian tiếp xúc công việc thực tế, lại lớn lên và nhìn thấy sự phát triển của làng Hồng Bàng, sự ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo vẫn nghiêm trọng, nhất là như vừa nãy, anh ấy có sự hôi coi thường khoa học kỹ thuật, cho rằng nó không thể tiến thân lên được, mà chỉ có thể để tự cải thiện cuộc sống, tay làm hàm nhai, lao động thuần túy. Kiệt thì lại từng sống ở thời kỳ mà ai cũng coi trọng khoa học kỹ thuật, kẻ nào không biết thì không sống nổi.
Không như ông anh trai, Kiệt từng hưởng thụ cuộc sống đầy tiện nghi thế kỷ 21, mong muốn tối thượng của cậu ta chính là phần nào phát triển khoa học kỹ thuật để ứng dụng cho mình và làm giàu để rồi lại đầu tư phát triển chúng, mà nói đơn giản thì cái Kiệt muốn là xã hội vật chất thoải mái hơn trong khi Minh với tư tưởng Nho giáo nặng nề, đặt cao lối sống tinh thần, người quân tử sống sao cho không thẹn với lòng, biết được nhân nghĩa mà làm điều nhân nghĩa. Sự khác biệt này nhất định có ngày bùng nổ, nên chẳng bằng làm rõ luôn. Với việc Minh tuy vẫn muốn cùng Kiệt bàn phương pháp giúp đỡ người dân ở toàn Châu Nam Bình, song đồng ý rằng làng Hồng Bàng cần phát triển, thậm chí mưu tính cả con đường phát triển cho làng Hồng Bàng, thì hai bên đã chính thức có thể bàn bạc.
- Nếu vậy, ta hãy bắt tay ngay vào việc đi, anh sẽ tìm kiếm những người mà chú đã nói tới, những học sinh cấp huyện.
- Ấy, vội gì thế, ta mới nói qua mục tiêu của hai ta thôi, chứ mục tiêu của các bên liên quan cũng phải tính tới chứ?
- Mục tiêu của các bên liên quan ư?
- Kế hoạch này không phải là hai ta chơi một ván cờ, cầm những quân cờ vô tri vô giác đánh cờ, mà là liên quan tới con người. Đã là con người, tất có lòng riêng, có suy nghĩ riêng, không suy tính tới, thì một khi có sự khác biệt, sẽ làm mối quan hệ tốt biến thành xấu ngay.
- Mục tiêu của những học sinh kia chính là có cuộc sống tốt hơn chứ còn gì nữa?- Trần Cường khó hiểu nhìn hai người.
Chỉ có Minh thì hiểu sơ qua ý của Kiệt khi nói về những người học sinh bên dưới. Họ đều là những người đã đọc qua sách thánh hiền, tầm mắt lại không được như Minh- có Kiệt mở mắt ra thông qua những gì cậu làm. Họ nhất định tìm mọi cơ hội để thành tầng lớp cao nhất là Sỹ, cho dù có gần dân, cũng là để ban ơn. Kiệt là tầng lớp phối hợp cả nông- công- thương, trong mắt họ nhất định sẽ thấp kém hơn, nay họ còn phải dựa vào tiền bạc mà Kiệt cung cấp để sống, thì còn nước đôi giúp đỡ, mai sau không cần tới Kiệt nữa, nhất định sẽ trở mặt, coi Kiệt và làng Hồng Bàng như cái mỏ đào tiền. Nói đâu xa, Bùi Đắc chẳng phải cũng vậy ư.
- Mục tiêu của họ là thành kẻ Sĩ, cái này ta không thể loại ra, nhưng sĩ cũng có dăm bảy loại. Có loại leo lên đường làm quan liền bòn rút của dân, có kẻ cả đời thanh bạch, có kẻ ẩn cư nơi rừng núi, có kẻ cầu an ổn,... Như em đã nói, ta chọn những học sinh vừa có chút tính thiện và nhân nghĩa, lại vừa biết chút thực vụ, và nhà còn nghèo nữa. Khổng Tử sao mà không làm quan vẫn có thể được mấy trăm, mấy ngàn đồ đệ đi theo, công đức sao vẫn to lớn. Ấy là nhờ công giáo dục mọi người, đem trí thức truyền bá, con người từ đó mới có thể tiếp cận tri thức dễ dàng. Hiện nay, những người nhân công trong chợ nhân công đang ngày đêm bị áp bức, công việc ta cần những học sinh kia đi làm sẽ khiến cuộc sống của người ấy được cải thiện. Đó là gì, đó là làm điều nhân nghĩa, đó chẳng phải là thành tựu con đường làm Sĩ của họ hay sao.
Từ xưa tới nay, một xã hội không phát triển về mặt tinh thần, không được bồi dưỡng lối sống tinh thần lành mạnh thì sớm muộn cũng tan rã. Việt Nam thế kỷ 21 chính là một ví dụ, con người trước sự hội nhập các loại văn hóa, mất lối sống lành mạnh và tinh thần như thời chiến tranh, tinh thần Xã hội Chủ nghĩa, các loại tệ nạn tràn lan, từ những tệ nạn chỉ giới hạn ảnh hưởng trong xã hội như tham nhũng, nghiện ngập, ăn cắp ăn trộm, giết người,... và tới cả những tệ nạn mà con người gây ra còn ảnh hưởng lên thiên nhiên như phá rừng, xả thải làm bẩn nguồn nước, nguồn không khí,... tức là gây ra những tệ nạn vượt qua cả khả năng của khoa học kỹ thuật, từng bước hủy hoại toàn bộ những thành quả khoa học kỹ thuật của quốc gia. Những kẻ làm ra những điều trên đều sẽ viện mọi lý do, nhưng chắc chắn một điều là chúng không còn những thứ như lương tri, sự xấu hổ, lòng biết ơn,... Đảng và Nhà nước liên tục kêu gọi đảng viên, công chức học tập tấm gương đạo đức Hồ Chủ tịch cũng là vì thế.
Ở thời kỳ này, Nho giáo, chính là thứ tương đương với chủ nghĩa Mác hoặc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy, giúp con người tiết chế được dục vọng tầm thường, bồi dưỡng tinh thần và lý trí. Trên một con đường phát triển mà những lợi ích lớn lao luôn bày ra trước mắt, thì những người học sinh thấm nhuần tư tưởng Nho học, chính là đối tượng rất cần thiết.
- Em nói rất đúng, kẻ Sĩ chính là nên như vậy.
- Nếu anh đã hiểu thêm một chút, vậy thì toàn tâm mà lọc hết các phe phái ta có thể đụng chạm tới, được không?
Minh gật đầu, và bắt đầu tính toán. Kế hoạch lần này của họ, cần sự tham gia của đám Chu Văn Bàn, rồi Thành chủ- Tri châu Lương Vũ Phong và nếu được thì là Thái Chí Phú. Đám Chu Văn Bàn thì muốn chính là lợi nhuận, Lương Vũ Phong thì thích có chiến tích quan trường, hoặc không ít nhất cũng đảm bảo toàn Châu Nam Bình an an ổn ổn. Chỉ có Thái Chí Phú là khó vì mục tiêu mà hắn nhắn tới có tiền tài lẫn quyền lực, và những thứ này đều là từ chợ nhân công. Cũng tức là, hắn sẽ khó lòng chấp nhận sự thay đổi sắp tới mà Kiệt và Minh làm.
- Hắn mạnh như vậy, ba thế lực ta có thể lợi dụng: tầng lớp học sinh, đấm Chu Văn Bàn và Lương Vũ Phong chỉ e không hề muốn nhúng tay vào cuộc phân tranh này trực tiếp. Đây sẽ lực cản lớn nhất của ta.
- Đúng thế, vì thế ta cần một lực lượng nữa tham gia vào, đó là những người lao động ở chợ nhân công. Sức mạnh kinh tế, chính trị mà Thái Chí Phú có được chính là ở chợ nhân công mà ra, nơi ấy mà sụp, hắn toi luôn.
- Vậy là một vòng luẩn quẩn rồi, vì chỉ khi ta ra tay thì mời làm chợ nhân công thay đổi, cậu lại đòi hỏi nơi đó bị sập trước. Thế là thế nào chứ?
- Kiệt không đòi hỏi chợ nhân công sụp trước, nó chỉ đang nói ta cần phải đánh vào chợ nhân công, mà cụ thể, chính là nguồn sức mạnh ở đó, những người lao động. Họ là mục tiêu của ta trong trận chiến này, và giờ, lại càng thêm quan trọng, khi họ thành đồng minh của ta. Những người lao động này là lý do Thái Chí Phú kiếm được tiền từ những chủ xưởng, thương nhân, hắn có thể kiểm soát những người này, nên sự bình yên toàn châu phụ thuộc vào hắn, Lương Vũ Phông phải kiêng dè. Nhưng tựu chung hắn vẫn là kẻ xấu với những người lao động trong chợ. Tiền thuê họ bị hắn ta ăn chặn đủ nhiều để khiến họ khó chịu, có điều họ không thể tự kiếm ra tiền nếu thiếu hắn, hoặc không thì cũng là khó kiếm được cao, nên đành chấp nhận mà thôi. Vậy nên, ý em là ta khiến những người lao động đó có thể tự thoát khỏi sự phụ thuộc của hắn, thông qua đề cao giá trị của họ.
- Đúng. Hiện tại, những người làm thuê ở trên đây được mua, lựa chọn, mặc cả như một món hàng, vậy theo anh làm thế nào để một món hàng tăng giá.
- Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, nhiều người muốn mua.- Điều này không cần Minh nói, Trần Cường nhảy ra nói hộ
- Cái đó chuẩn đó, giờ quay lại với dân lao động trên đây đi, làm sao để tăng chất lượng, làm đẹp mẫu mã và khiến nhiều người tranh mua.- Kiệt gật gù nhìn Cường, rồi hỏi tiếp.
Tới đây thì Cường tắc tị. Người chứ có phải đồ vật đâu mà điêu khắc được. Và nếu cậu ta biết cách làm đã không phải đợi Hoàng Anh Kiệt lên đây. Trong thời gian cùng Anh Minh đi tìm hiểu về chợ nô lệ, cậu cũng thấy được khốn cảnh của người dân nơi đó, và cũng có lòng trắc ẩn, mong muốn giúp đỡ họ. Minh thì cũng hơi nhíu mày
- Anh Minh, anh đi học quá lâu rồi, nên quên mất làng mình rồi!- Thấy cảnh này, Đào Thùy Linh trách.
- Anh quên làng khi nào chứ?
- Vậy anh không nhớ ngày xưa làng ta bị cướp biển đánh phá, lấy tiền đâu ra mà dựng lại làng, lập quân đội ư?
- Là do dân làng chung sức đóng góp.- Minh càng nói càng không hiểu có gì không đúng.
- Là do cậu hỏi hơi sai thôi, chứ Anh Minh nói chuẩn mà. Với cả, anh ấy không đi cùng những người kia, làm sao hiểu được.- Hoàng Văn Tâm cả cười, Minh nói thực ra không sai, ở đây tiền xây dựng lại làng là do mọi người trong làng chung sức góp lại, nhưng ý của Linh lại là tại sao dân làng có được số tiền đó.- Ở đây, Linh muốn nói rằng làng ta kiếm tiền thông qua nhiều cách, một trong số đó là xuất khẩu lao động. Lao động của ta sang nơi khác làm việc, nhận lương cao rồi đem phần lớn về để giúp làng. Ý là thế đấy.
- Nâng cao tay nghề, xây dựng tác phong làm việc và tinh thần lao động hăng say, phải vậy không?- Nghe tới đây là Minh liền nhớ ra những sách lược mà Kiệt áp dụng trong khi đào tạongười lao động làng Hồng Bàng có được. Với những ưu thế này, dân làng Hồng Bàng được người ta vui vẻ thuê mướn, thậm chí còn dùng họ để đào tạo người khác, từ đó kiếm được nhiều tiền mang về xây dựng làng.
Những người dân ở chợ nhân công vì sao không thể làm được như vậy? Đơn giản vì họ không có tay nghề, không biết kỹ thuật và vận dụng kỹ thuật,chỉ có thể dựa vào sức người mà làm. Sức người có hạn, năng suất lao động vì thế thấp, giới chủ tất nhiên không coi trọng họ, sẽ càng ra sức bóc lột họ hơn. Càng quan trọng hơn, dân chúng đang từng không thèm quan tâm. Thái Chí Phú đã nhắm được cơ hội ấy, đứng ra dùng cái sức mạnh bản thân có ép giới chủ phải trả thêm tiền cho người lao động, đồng thời có những động thái bảo vệ họ, nên người lao động theo hắn nhiều. Có điều, những gì hắn cho những người lao động, sẽ luôn ít hơn những gì hắn kiếm về.
- Vậy là ta phải đào tạo cả dân lao động, phải không?
Kiệt gật đầu.
C 111: Tính kế
Hoàng Anh Kiệt nghe anh trai nói qua cái cách hợp tác thì mới khẽ gật đầu. Lâu nay, tuy hai anh em vẫn thư từ, nhưng xa mặt cách lòng, không có gì đảm bảo rằng hai người vẫn có thể hòa thuận.
Tiếp đó, Minh là một người học theo Nho giáo, bất chấp anh ấy đã có thời gian tiếp xúc công việc thực tế, lại lớn lên và nhìn thấy sự phát triển của làng Hồng Bàng, sự ảnh hưởng của những tư tưởng Nho giáo vẫn nghiêm trọng, nhất là như vừa nãy, anh ấy có sự hôi coi thường khoa học kỹ thuật, cho rằng nó không thể tiến thân lên được, mà chỉ có thể để tự cải thiện cuộc sống, tay làm hàm nhai, lao động thuần túy. Kiệt thì lại từng sống ở thời kỳ mà ai cũng coi trọng khoa học kỹ thuật, kẻ nào không biết thì không sống nổi.
Không như ông anh trai, Kiệt từng hưởng thụ cuộc sống đầy tiện nghi thế kỷ 21, mong muốn tối thượng của cậu ta chính là phần nào phát triển khoa học kỹ thuật để ứng dụng cho mình và làm giàu để rồi lại đầu tư phát triển chúng, mà nói đơn giản thì cái Kiệt muốn là xã hội vật chất thoải mái hơn trong khi Minh với tư tưởng Nho giáo nặng nề, đặt cao lối sống tinh thần, người quân tử sống sao cho không thẹn với lòng, biết được nhân nghĩa mà làm điều nhân nghĩa. Sự khác biệt này nhất định có ngày bùng nổ, nên chẳng bằng làm rõ luôn. Với việc Minh tuy vẫn muốn cùng Kiệt bàn phương pháp giúp đỡ người dân ở toàn Châu Nam Bình, song đồng ý rằng làng Hồng Bàng cần phát triển, thậm chí mưu tính cả con đường phát triển cho làng Hồng Bàng, thì hai bên đã chính thức có thể bàn bạc.
- Nếu vậy, ta hãy bắt tay ngay vào việc đi, anh sẽ tìm kiếm những người mà chú đã nói tới, những học sinh cấp huyện.
- Ấy, vội gì thế, ta mới nói qua mục tiêu của hai ta thôi, chứ mục tiêu của các bên liên quan cũng phải tính tới chứ?
- Mục tiêu của các bên liên quan ư?
- Kế hoạch này không phải là hai ta chơi một ván cờ, cầm những quân cờ vô tri vô giác đánh cờ, mà là liên quan tới con người. Đã là con người, tất có lòng riêng, có suy nghĩ riêng, không suy tính tới, thì một khi có sự khác biệt, sẽ làm mối quan hệ tốt biến thành xấu ngay.
- Mục tiêu của những học sinh kia chính là có cuộc sống tốt hơn chứ còn gì nữa?- Trần Cường khó hiểu nhìn hai người.
Chỉ có Minh thì hiểu sơ qua ý của Kiệt khi nói về những người học sinh bên dưới. Họ đều là những người đã đọc qua sách thánh hiền, tầm mắt lại không được như Minh- có Kiệt mở mắt ra thông qua những gì cậu làm. Họ nhất định tìm mọi cơ hội để thành tầng lớp cao nhất là Sỹ, cho dù có gần dân, cũng là để ban ơn. Kiệt là tầng lớp phối hợp cả nông- công- thương, trong mắt họ nhất định sẽ thấp kém hơn, nay họ còn phải dựa vào tiền bạc mà Kiệt cung cấp để sống, thì còn nước đôi giúp đỡ, mai sau không cần tới Kiệt nữa, nhất định sẽ trở mặt, coi Kiệt và làng Hồng Bàng như cái mỏ đào tiền. Nói đâu xa, Bùi Đắc chẳng phải cũng vậy ư.
- Mục tiêu của họ là thành kẻ Sĩ, cái này ta không thể loại ra, nhưng sĩ cũng có dăm bảy loại. Có loại leo lên đường làm quan liền bòn rút của dân, có kẻ cả đời thanh bạch, có kẻ ẩn cư nơi rừng núi, có kẻ cầu an ổn,... Như em đã nói, ta chọn những học sinh vừa có chút tính thiện và nhân nghĩa, lại vừa biết chút thực vụ, và nhà còn nghèo nữa. Khổng Tử sao mà không làm quan vẫn có thể được mấy trăm, mấy ngàn đồ đệ đi theo, công đức sao vẫn to lớn. Ấy là nhờ công giáo dục mọi người, đem trí thức truyền bá, con người từ đó mới có thể tiếp cận tri thức dễ dàng. Hiện nay, những người nhân công trong chợ nhân công đang ngày đêm bị áp bức, công việc ta cần những học sinh kia đi làm sẽ khiến cuộc sống của người ấy được cải thiện. Đó là gì, đó là làm điều nhân nghĩa, đó chẳng phải là thành tựu con đường làm Sĩ của họ hay sao.
Từ xưa tới nay, một xã hội không phát triển về mặt tinh thần, không được bồi dưỡng lối sống tinh thần lành mạnh thì sớm muộn cũng tan rã. Việt Nam thế kỷ 21 chính là một ví dụ, con người trước sự hội nhập các loại văn hóa, mất lối sống lành mạnh và tinh thần như thời chiến tranh, tinh thần Xã hội Chủ nghĩa, các loại tệ nạn tràn lan, từ những tệ nạn chỉ giới hạn ảnh hưởng trong xã hội như tham nhũng, nghiện ngập, ăn cắp ăn trộm, giết người,... và tới cả những tệ nạn mà con người gây ra còn ảnh hưởng lên thiên nhiên như phá rừng, xả thải làm bẩn nguồn nước, nguồn không khí,... tức là gây ra những tệ nạn vượt qua cả khả năng của khoa học kỹ thuật, từng bước hủy hoại toàn bộ những thành quả khoa học kỹ thuật của quốc gia. Những kẻ làm ra những điều trên đều sẽ viện mọi lý do, nhưng chắc chắn một điều là chúng không còn những thứ như lương tri, sự xấu hổ, lòng biết ơn,... Đảng và Nhà nước liên tục kêu gọi đảng viên, công chức học tập tấm gương đạo đức Hồ Chủ tịch cũng là vì thế.
Ở thời kỳ này, Nho giáo, chính là thứ tương đương với chủ nghĩa Mác hoặc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy, giúp con người tiết chế được dục vọng tầm thường, bồi dưỡng tinh thần và lý trí. Trên một con đường phát triển mà những lợi ích lớn lao luôn bày ra trước mắt, thì những người học sinh thấm nhuần tư tưởng Nho học, chính là đối tượng rất cần thiết.
- Em nói rất đúng, kẻ Sĩ chính là nên như vậy.
- Nếu anh đã hiểu thêm một chút, vậy thì toàn tâm mà lọc hết các phe phái ta có thể đụng chạm tới, được không?
Minh gật đầu, và bắt đầu tính toán. Kế hoạch lần này của họ, cần sự tham gia của đám Chu Văn Bàn, rồi Thành chủ- Tri châu Lương Vũ Phong và nếu được thì là Thái Chí Phú. Đám Chu Văn Bàn thì muốn chính là lợi nhuận, Lương Vũ Phong thì thích có chiến tích quan trường, hoặc không ít nhất cũng đảm bảo toàn Châu Nam Bình an an ổn ổn. Chỉ có Thái Chí Phú là khó vì mục tiêu mà hắn nhắn tới có tiền tài lẫn quyền lực, và những thứ này đều là từ chợ nhân công. Cũng tức là, hắn sẽ khó lòng chấp nhận sự thay đổi sắp tới mà Kiệt và Minh làm.
- Hắn mạnh như vậy, ba thế lực ta có thể lợi dụng: tầng lớp học sinh, đấm Chu Văn Bàn và Lương Vũ Phong chỉ e không hề muốn nhúng tay vào cuộc phân tranh này trực tiếp. Đây sẽ lực cản lớn nhất của ta.
- Đúng thế, vì thế ta cần một lực lượng nữa tham gia vào, đó là những người lao động ở chợ nhân công. Sức mạnh kinh tế, chính trị mà Thái Chí Phú có được chính là ở chợ nhân công mà ra, nơi ấy mà sụp, hắn toi luôn.
- Vậy là một vòng luẩn quẩn rồi, vì chỉ khi ta ra tay thì mời làm chợ nhân công thay đổi, cậu lại đòi hỏi nơi đó bị sập trước. Thế là thế nào chứ?
- Kiệt không đòi hỏi chợ nhân công sụp trước, nó chỉ đang nói ta cần phải đánh vào chợ nhân công, mà cụ thể, chính là nguồn sức mạnh ở đó, những người lao động. Họ là mục tiêu của ta trong trận chiến này, và giờ, lại càng thêm quan trọng, khi họ thành đồng minh của ta. Những người lao động này là lý do Thái Chí Phú kiếm được tiền từ những chủ xưởng, thương nhân, hắn có thể kiểm soát những người này, nên sự bình yên toàn châu phụ thuộc vào hắn, Lương Vũ Phông phải kiêng dè. Nhưng tựu chung hắn vẫn là kẻ xấu với những người lao động trong chợ. Tiền thuê họ bị hắn ta ăn chặn đủ nhiều để khiến họ khó chịu, có điều họ không thể tự kiếm ra tiền nếu thiếu hắn, hoặc không thì cũng là khó kiếm được cao, nên đành chấp nhận mà thôi. Vậy nên, ý em là ta khiến những người lao động đó có thể tự thoát khỏi sự phụ thuộc của hắn, thông qua đề cao giá trị của họ.
- Đúng. Hiện tại, những người làm thuê ở trên đây được mua, lựa chọn, mặc cả như một món hàng, vậy theo anh làm thế nào để một món hàng tăng giá.
- Chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, nhiều người muốn mua.- Điều này không cần Minh nói, Trần Cường nhảy ra nói hộ
- Cái đó chuẩn đó, giờ quay lại với dân lao động trên đây đi, làm sao để tăng chất lượng, làm đẹp mẫu mã và khiến nhiều người tranh mua.- Kiệt gật gù nhìn Cường, rồi hỏi tiếp.
Tới đây thì Cường tắc tị. Người chứ có phải đồ vật đâu mà điêu khắc được. Và nếu cậu ta biết cách làm đã không phải đợi Hoàng Anh Kiệt lên đây. Trong thời gian cùng Anh Minh đi tìm hiểu về chợ nô lệ, cậu cũng thấy được khốn cảnh của người dân nơi đó, và cũng có lòng trắc ẩn, mong muốn giúp đỡ họ. Minh thì cũng hơi nhíu mày
- Anh Minh, anh đi học quá lâu rồi, nên quên mất làng mình rồi!- Thấy cảnh này, Đào Thùy Linh trách.
- Anh quên làng khi nào chứ?
- Vậy anh không nhớ ngày xưa làng ta bị cướp biển đánh phá, lấy tiền đâu ra mà dựng lại làng, lập quân đội ư?
- Là do dân làng chung sức đóng góp.- Minh càng nói càng không hiểu có gì không đúng.
- Là do cậu hỏi hơi sai thôi, chứ Anh Minh nói chuẩn mà. Với cả, anh ấy không đi cùng những người kia, làm sao hiểu được.- Hoàng Văn Tâm cả cười, Minh nói thực ra không sai, ở đây tiền xây dựng lại làng là do mọi người trong làng chung sức góp lại, nhưng ý của Linh lại là tại sao dân làng có được số tiền đó.- Ở đây, Linh muốn nói rằng làng ta kiếm tiền thông qua nhiều cách, một trong số đó là xuất khẩu lao động. Lao động của ta sang nơi khác làm việc, nhận lương cao rồi đem phần lớn về để giúp làng. Ý là thế đấy.
- Nâng cao tay nghề, xây dựng tác phong làm việc và tinh thần lao động hăng say, phải vậy không?- Nghe tới đây là Minh liền nhớ ra những sách lược mà Kiệt áp dụng trong khi đào tạongười lao động làng Hồng Bàng có được. Với những ưu thế này, dân làng Hồng Bàng được người ta vui vẻ thuê mướn, thậm chí còn dùng họ để đào tạo người khác, từ đó kiếm được nhiều tiền mang về xây dựng làng.
Những người dân ở chợ nhân công vì sao không thể làm được như vậy? Đơn giản vì họ không có tay nghề, không biết kỹ thuật và vận dụng kỹ thuật,chỉ có thể dựa vào sức người mà làm. Sức người có hạn, năng suất lao động vì thế thấp, giới chủ tất nhiên không coi trọng họ, sẽ càng ra sức bóc lột họ hơn. Càng quan trọng hơn, dân chúng đang từng không thèm quan tâm. Thái Chí Phú đã nhắm được cơ hội ấy, đứng ra dùng cái sức mạnh bản thân có ép giới chủ phải trả thêm tiền cho người lao động, đồng thời có những động thái bảo vệ họ, nên người lao động theo hắn nhiều. Có điều, những gì hắn cho những người lao động, sẽ luôn ít hơn những gì hắn kiếm về.
- Vậy là ta phải đào tạo cả dân lao động, phải không?
Kiệt gật đầu.
/385
|