Quyển II: Cao nguyên sắc máu
C 52: Trấn Nam Bàn biến loạn (15)
Trần Văn Lập khuyên như vậy, Minh thấy có lý.
Nhưng hai người còn lại của bộ ba đứng đầu đoàn buôn là Đào Văn Khắc cùng Lương Văn Vâm phản đối kịch liệt.
Lương Văn Vâm là chỉ huy của đội bảo vệ, trong trận chiến với dân man đã trực tiếp chỉ huy chiến đấu, thấy anh em bảo vệ dưới trướng ngã xuống rất nhiều, lòng căm thù không nhỏ.
Vâm biết được vụ này do Vương Vĩnh bày ra bởi hiềm khích với Minh, nhưng hai người này đều không đụng nổi, nên biết vai trò của Xô Ban, liền coi Xô Ban như là nơi trút giận, chỉ mong Xô Ban bị đám man khác tra tấn tới chết cho hả giận, kiên quyết không chịu cứu.
- Có thấy cách lão già đó mời gọi một đám người tới vây công chúng ta không? Trấn Nam Bàn tuy loạn, người Thượng cũng đâu phát điên tới mức giết dân miền xuôi, uy lực của quan quân còn có, một vạn quân đội miền xuôi còn ở đầy Trấn Nam Bàn.
Từ đó nói lên cái gì, nói lên rằng lão có tài ăn để khiến người ta nghe.
Ta có thể tận dụng điều đó, coi như đền bù phần nào thiệt hại lần này.
- Nói dễ nghe quá đi hả, ông anh ăn trên ngồi chóc, có thấy những người cùng tôi vì bảo vệ các người mà chết không? Ông anh nghĩ tới lợi ích lớn lao quá nhỉ?
- Người chết thì đã chết, nên nghĩ cho người sống chứ?
- Người sống như bọn tôi nghĩ gì hả? Bọn tôi muốn trả thù.
Sao?
Thuyết phục không được Lương Văn Vâm, Trần Văn Lập quay sang chỗ Đào Văn Khắc, nếu Khắc thuận theo, hai người có thể áp đảo ý kiến của Vâm.
Khắc không tỏ vẻ phản đối ý tưởng của Lập, chỉ có điều nói một vấn đề, tiền đâu để làm việc này.
- Toàn bộ hàng hóa, lương thực, đồ có giá trị được đem ra để hỗ trợ người của cậu Minh, khen thưởng người bị thương,… Giờ có móc họng tôi ra cũng chịu thôi.
Vậy là Đào Văn Khắc cũng đã có ý không muốn cứu Xô Ban, có điều hắn ta là con cháu họ Đào, chị họ hắn lấy em trai Hoàng Anh Minh, nên hắn từ chối khéo léo hơn, dùng vấn đề tài chính làm cớ từ chối.
Minh nghe qua một hồi, cũng có sự ngập ngừng.
Bản thân cậu ta không có một lòng quyết cứu Xô Ban, chẳng qua Trần Văn Lập nói nó có thể có lợi với việc ở trên này, Minh mới làm, giờ bị phản đối nhiều quá, cũng không có ý muốn làm điều này nữa.
- Thấy hôm nay ở phòng trò có lời qua tiếng lại, có chuyện gì à?- Vi Công Tín quan tâm ông con rể tương lai, nhân lúc ăn cơm với nhau thì hỏi chuyện
- Dạ, chút chuyện riêng ạ! Chẳng là thầy biết tên Xô Ban, trưởng buôn Manư từng theo Vương Vĩnh đối đầu với con chứ.
Hắn ta xúi dục dân Thượng đánh cướp đội buôn Hồng Bàng, để rồi bị con dẫn người tới đánh tan, các buôn làng bị thiệt đơn thiệt kép, muốn được bồi thường.
Họ bắt Xô Ban tới chỗ Vương Vĩnh để đòi bồi thường, nhưng Vương Vĩnh đang khó khăn, đã quyết định thí cờ, mặc kệ Xô Ban.
Con cháu lão tới tìm con viện trợ, nhưng con cũng không hề có tài nguyên để cứu lão.
- Vậy trò không cứu người ta do vướng mắc chút tiền hả?
- Vâng, đây đơn thuần là vấn đề lợi ích.
Con cứu người đó vì lợi ích hắn có thể mang lại, tính toán thấy làm thế là lỗ vốn, thì không làm nữa thôi.
- Trò nói vậy cũng có lý.
Có điều, ta nghe qua câu chuyện, ta lại có một biện pháp hay giúp trò đó.
Trò có nhớ câu chuyện “ Ngũ Cổ Đại Phu” không?
- Tần Mục Công chuộc Bách Lý Hề phải không ạ!
Tần Mục Công sang nước Tấn, hỏi cưới Mục Doanh làm phu nhân.
Bách Lý Hề cũng theo Mục Doanh về nước Tần.
Giữa đường, Bách Lý Hề bỏ trốn sang đất Uyển, bị dân biên giới nước Sở bắt được và giam giữ.
Tần Mục Công nghe Bách Lý Hề là người hiền tài, bèn sai người sang chuộc về nước, nhưng sợ người nước Sở biết ông là người giỏi mà không cho chuộc, nên trước tiên cho người tới đòi Bách Lý Hề dưới danh nghĩa đòi tên tội phạm bỏ trốn, rồi chỉ dùng năm tấm da dê để chuộc.
Người nước Sở bằng lòng cho chuộc.
Bách Lý Hề được về nước Tần.
Năm đó ông đã hơn 70 tuổi.
Tần Mục công đích thân ra đón Bách Lý Hề, lập tức phóng thích ông, và cùng bàn quốc sự suốt ba ngày.
Sau đó, vua Tần phong ông làm Thượng khanh, cai quản quốc chính, gọi là Ngũ Cổ đại phu (Ngũ Cổ tức là năm tấm da dê).
Vi Công Tín là người học rộng hiểu sâu, luận ra một điển tích này cực kỳ thích hợp với tình hình hiện tại, Minh có thể theo đó mà làm.
Đúng là không thể coi thường kiến thức và trí tuệ người xưa đúc kết.
Nhưng đám Lập cũng không hoàn toàn theo kế này mà làm.
Họ sửa đổi đôi phần, thay đổi mục tiêu chủ yếu và thứ yếu, theo đó, việc cứu Xô Ban chỉ là phụ, ngược lại việc đe dọa của buôn làng từng ra tay với họ, kiếm một chút tài nguyên lại trở thành công việc chính.
Trận cướp bóc vừa rồi, nhiều người chết, cũng phải nghĩ cách mang về cho người nhà họ chút tiền tuất chứ.
Trần Văn Lập đi trước, gặp gỡ các trưởng buôn từng tham gia vụ tấn công.
Hắn đem thân phận nói ra, đòi gặp các trưởng buôn.
Thấy chủ nợ tới nhà, các trưởng buôn phần nào sợ hãi, phải ra tiếp xem vụ này còn có biến số gì không.
Trần Văn Lập gặp mặt trưởng buôn nào cũng buông lời trách mắng, hỏi họ tại sao lại dám tấn công thương đoàn.
- Cái này là do chúng tôi bị ép!- Các trưởng buôn cũng không nói cứng điều gì, cứ thành thật nhận tội, rồi đẩy hết lên đầu Vương Vĩnh cho xong.
- Các người bị ép sao? Bởi ai chứ? - Lập nói với giọng hài hước
- Đúng thế, cái này do Giáo úy Vương Vĩnh ép chúng tôi, việc này không liên quan gì hết.
- Giáo úy Vương Vĩnh ép mấy người hả? Chứng cớ đâu? Nói không chứng cứ gì hết, ai mà tin cho được!- Trần Văn Lập biết chắc vụ này Vương Vĩnh thông qua Xô Ban để kích động, chẳng thể nào có chứng cứ trực tiếp, nên sợ gì mà không lấn tới
- Cái này….- Một vài trưởng buôn lúng túng, cái này khó thật sự, nhưng nhiều người khác đã không nhẫn nhịn gì mà nói thẳng luôn - Cái việc này chỉ nói mồm với nhau, sao có chứng cớ gì được.
Bọn người miền xuôi tụi bay giết lẫn nhau, tự đi mà tìm nhau hỏi tội.
- Đúng thế, muốn giở trò với bọn ta hả, nằm mơ đi!
- Cút về, có tài cán gì, giở ra cho bọn ta xem xem.
Đã có người dẫn đầu, dần dần các trưởng buôn người Thượng không còn kiên nhẫn, bắt đầu nói với giọng cáu kỉnh, thậm chí có kẻ còn thẳng thừng đuổi Lập khỏi nơi đàm phán, nói rằng thích thì cứ kéo quân tới.
- Các vị, nói gì thì nói, quân của các người đã tấn công, giết hại người làng Hồng Bàng, âm mưu cướp bóc số hàng hóa cậu Minh cần để nuôi tá điền, đừng nghĩ cái cùn là xong, thù này đã kết, hôm nay các vị mạnh miệng, chỉ sợ sau này hối không kịp..- Lập cũng chẳng vừa, nói lại một lời như vậy rồi về ngay.
Sau khi Lập đi rồi, các trưởng buôn cũng hơi rén, nhưng bát nước hắt đi rồi, lấy lại làm sao.
Thế là họ hẹn nhau tụ binh lại, phòng khi Hoàng Anh Minh lại chơi trò đánh lén.
Đồng thời cử người thường xuyên theo dõi động tĩnh từ Học Phủ, xem xem có gì bất thường không.
Lập đi về, theo sau đã có vài tên trinh sát của các buôn làng.
Cậu ta nói sơ qua tình hình hiện tại, đồng thời cũng liệt kê ra một vài điều đã quan sát được: những người nào kiên quyết, những người nào có sự nhút nhát, những người nào dao động,…
- Hiện tại chúng đang cho người thăm dò chúng ta, có khán giả như thế, ta cũng nên cho họ vài buổi biểu diễn mãn nhãn thôi chứ nhỉ?
- Tới lượt của cậu rồi đó!- Minh vỗ vai của Vâm, người từ giờ sẽ lãnh trách nhiệm huấn luyện đội quân người Thượng thay Minh.
- Cậu Minh yên tâm, Vâm này nhất định làm tốt!
Vâm nói là làm, vết thương tạm ổn định, ngay hôm sau hắn đã cố gắng đi ra thao trường, chỉ huy tập luyện.
Minh theo ý của Vâm, chọn ra cho hắn 500 người có thể huấn luyện.
Những người này từ giờ về sau, một ngày sẽ chia làm 3 phần, 4 canh giờ ngủ, 4 canh giờ lao động sản xuất và 4 canh giờ huấn luyện chiến đấu.
Phải làm như vậy bởi 500 người này mà chuyên tâm huấn luyện hết thì chả mấy mà hết sạch thức ăn.
Tính toán thì vậy, nhưng vào việc, vô vàn khó khăn xuất hiện, từ quân kỷ không hề chặt chẽ, tinh thần tập luyện kém cỏi, vũ khí quá thô sơ,… nhưng quan trọng nhất, là khó chỉ huy thống nhất.
Vâm nói tiếng miền xuôi trong khi đại đa số không ai hiểu tiếng.
Trong ngày đầu tiên, riêng việc tập hợp đội hình đội ngũ đã là việc bất khả thi, rồi những lộn xộn diễn ra, hàng ngũ xoay trái xoay phải cũng va chạm lẫn nhau...!Điều này đập thẳng vào mặt đội thám báo của các trưởng buôn cũng như là những người quan sát như Minh, Lập,…
- Khó khăn này có thể khắc phục bằng cách nào?
- Cần thời gian dài hơn để khắp phục được, vì muốn toàn quân hiểu được mệnh lệnh không hề dễ dàng, tiếng xuôi họ học còn chưa sõi nữa là, không hiểu được mệnh lệnh đơn giản thì sao hiểu được các mệnh lệnh phức tạp hơn.
- Sao sử dụng những người hiểu tiếng miền xuôi đi làm cấp trung gian.
- Chọn các chỉ huy trung gian không đơn giản vậy đâu! Cần phải chọn người đủ dũng cảm, trí tuệ và sự tôn trọng của những người họ sẽ chỉ huy mới được.
Quan trọng nhất, là sự trung thành của họ với ta.
Những người biết tiếng xuôi này tôi mới gặp ít lâu, tâm tính ra sao chưa nắm rõ, cất nhắc ngay lên cấp cao chỉ tổ hỏng việc.
- Vâm nói rất đúng, việc thế này không thể qua loa được!
- Nhưng nếu muốn chọn lựa theo kiểu của làng mình, thì biết đến bao giờ mới có thể thành một đội quân như mình muốn.
- Cái này cũng trách tôi quá hấp tấp, cho rằng mình có thể lập ngay một đội tân quân.
- Không nên tự trách nhiều, ai cũng phải học tập một chút kinh nghiệm, thất bại là mẹ thành công đấy.
- Cậu Minh dạy phải.
- Vâm này, ta có một đề nghị thế này, cậu xem có được không, các chỉ huy cấp trung gian mà cậu nói tới khiến ta nghĩ về mấy người học trò người Thượng và người nhà của họ, mấy người ấy cũng từng học chiến pháp làng Hồng Bàng để cùng ta bảo vệ Học Phủ.
- Vậy ư, nếu được vậy thì rất là tốt.
Cậu Minh gọi họ tới đây đi, tôi kiểm tra.
- Đợi ta đi báo chuyện này cho thầy Vi Công Tín đã.
Mọi người nên nhớ họ là học trò của Học Phủ.
Minh đi tìm Vi Công Tín, kể lại khó khăn đang gặp, hi vọng ông có thể cho phép cậu ta gặp gỡ các học trò để hỏi xem họ có đồng thuận tới hỗ trợ hay không.
Dù sao, ở đây, Vi Công Tín mới là người có quyền cao nhất.
Minh nói vậy, Vi Công Tín rất hài lòng, ông ta thoải mái cho Minh mời các học trò ra nói chuyện.
- Minh, thầy có một ý thế này.
Trò thấy đấy, tình hình trên đây đã thế này, chỉ e rằng việc học và dạy học ở Học Phủ khó mà tiếp diễn, bao nhiêu con người như này mà chỉ đi thẩn thơ trồng trọt không thì phí qua, các Thái Học Sinh đều là người thông minh hơn người, bỏ không quá lãng phí - Vi Công Tín tham mưu thêm
- Thầy có ý tưởng gì với họ sao?
- Trò đang cho các tá điền đi khai hoang thêm, rồi thực hiện các quy trình trồng trọt của làng Hồng Bàng để nâng cao năng suất, phải không?
- Đúng thế thưa thầy, chỉ có dùng kiểu canh tác mới, ta mới có hi vọng về một vụ thu hoạch tạm ổn cho mấy ngàn con người này.
- Cách làm mới thường đi đôi với thiếu kinh nghiệm, ta không cho rằng mình trò có thể kiểm soát được hết thảy đâu.
Thầy đề nghị trò mời những người bạn kia tới giúp đỡ.
- Họ chưa hẳn đã thích thú với việc đồng áng đâu thầy.
- Đó không phải việc đồng áng, đó là việc chỉ huy con người, làm quen với những công việc của một viên quan nhỏ.
Chẳng mấy Thái Học Sinh được bổ nhiệm làm quan to đâu, đều phải từ chỗ các phụ tá nhỏ nhoi.
Muốn lên chức nhanh thì phải bỏ tiền ra hoặc chứng tỏ bản thân.
Thạo việc, cũng là một cách chứng tỏ bản thân.
Minh à, các học trò của Học Phủ lẫn các Thái Học Sinh đều có tài năng vô cùng, có thể giúp con bao nhiêu là việc, con nên nghĩ cách dùng họ cho tốt, chớ để họ lãng phí tài năng mà con thì lại mệt chết vì phải tự lo.
- Thầy nói chí phải, là con sơ suất rồi.- Hoàng Anh Minh nghiêm túc nhận sự phê bình, lập tức sửa sai, lần lượt chào mời mọi người tới cùng làm việc..
Các Thái Học Sinh do được đào tạo bởi Minh khi mới lên đây, những việc như sắp xếp nhân sự, xây dựng nhà cửa, chuẩn bị đất canh tác, xây dựng công trình thủy lợi,… đều hiểu cả, có họ chỉ đạo thì tất thảy đều dễ dàng hơn.
Minh tới thuyết phục họ giúp cậu chỉ huy nhân công làm việc, coi như một sự tập luyện nếu về sau có muốn làm một chức quan nhỏ bé ở địa phương thì cũng quen việc.
Các Thái Học Sinh cũng tần ngần, nhiều người ngại làm việc mới, chỉ muốn an nhàn sống qua ngày, lĩnh lương.
Cuối cùng, có 2 người Thái Học Sinh đứng lên ủng hộ Minh.
Là Nguyễn Văn Quí và Trịnh Ngọ, hai người này có tính năng động, sáng tạo, trước đây thấy hợp tác với Vương Vĩnh chia sẻ tài nguyên của Học Phủ vì họ thấy như thế là có lợi, nên giờ thấy Minh vẽ ra tương lai đáng hi vọng vào, cũng xung phong trước hết.
Họ còn dùng hết khả năng thuyết phục nhiều người nữa cùng theo, nên Minh cảm kích, cho họ thêm nhiều quyền lợi hơn một chút.
Sau rốt, có một phần ba số Thái Học Sinh đi theo Minh.
Không quá nhiều, nhưng cũng đỡ đần Minh phần nào đó.
Không như các Thái Học Sinh, các học trò cùng với những người thân của họ, hễ ai được mời là hăng hái tham gia đội quân mà Minh lập ra.
Bản thân họ xuất thân đều kém cỏi, việc đi học ở Học Phủ không khác gì đi đày, dù học xong về cũng chả thể làm cao.
Ở cái đất cao nguyên đỏ như máu này, ai có quân đội dưới trướng thì người đó là bố.
Minh có đội quân như vậy, mà cậu ta cũng nói rõ ràng đội quân đó về sau sẽ ở lâu dài trên này, làm một lực lượng bảo kể cho thương đoàn Hồng Bàng lên đây buôn bán.
Vì thế, những người về làm chỉ huy bây giờ, sau này vẫn sẽ là những chỉ huy tiếp.
So với những chức tước mơ mơ hồ hồ gì đó mà Học Phủ nói tới, những chức tước mà Minh nói, chân thật vô cùng.
500 người lính, được chia thành các tiểu đội 10, mỗi tiểu đội do một tiểu đội trưởng là học trò hoặc người nhà học trò chỉ huy, cứ 10 tiểu đội lại gộp thành một trung đội, có trung đội trưởng và trung đội phó,.
Tổng số người tới là 50 người, thừa khá nhiều, Minh quyết định tổ chức thi, tiểu đổi trưởng thì dựa vào thành tích chỉ huy trong tập luyện, còn các trung đội trưởng thì chọn từ những người có thành tích xuất sắc từ trước- trận chiến bảo vệ Học Phủ trước các nạn dân.
Đồng thời, việc chỉ định này không hề cố định, cứ một ngày thay một lần, xem ai có thể nhanh chóng ổn định tình hình, lập uy tín trước hết.
Tính cạnh tranh cao thúc đẩy sự cố gắng, tất cả đều ra sức.
Sau một tuần tập luyện và thử nghiệm luân phiên, cuối cùng đã chọn ra những người xuất sắc nhất, để vào vị trí chỉ huy.
Những người bị dôi ra Minh nhận họ làm thân quân, phụ trách bảo vệ an toàn cho cậu và đưa tin trên chiến trường, đồng thời cũng là để sẵn sàng thay thế chỉ huy lúc cần thiết.
- Tất cả tới nhận phần cơm!
- Húuuuuuu!- Đội lính luyện tập mệt mỏi xong, được lệnh đi tắm rửa cẩn thận, ai nấy cũng ngóng đợi giờ cơm.
Những món ăn đơn giản: cơm trắng, rau xanh, một vài miếng thịt,...!nhưng ở trên cái vùng đất này hiện tại, là rất khó có nổi.
Để có những món ăn này, các thương nhân làng Hồng Bàng đã mang hết toàn bộ tiền lời lãi mấy tháng ra để mua những thứ này.
Đội quân này có cường độ rèn luyện cao, không ăn đủ chất không xong.
- Nhân tiện, hôm nay, những người có thành tích tập luyện xuất sắc, được cung cấp thêm một quả trứng luộc.
- Húuuuuuuuuuuuuu!- Có công phải thưởng thì tinh thần mới lên cao, chế độ ăn của người có thành tích luôn nhiều hơn một chút, kích thích những người khác thèm thuồng hoặc có ham muốn được tốt lên.
Hai tuần quân đội của Minh tập luyện là 17 ngày qua là sự tra tấn tinh thần với các trưởng buôn từng tấn công đội buôn làng Hồng Bàng.
Các thông tin lần lượt truyền về, sự tiến bộ của đội quân Minh có trong tay cứ hiện dần lên trong mắt họ.
- Mới có chưa đầy 5 ngày, bọn chúng đã có thể xung phong mà không hề vấp váp gì rồi!
- Sợ rồi sao?
- Sợ thì không sợ, nhưng mà đấu thì được lợi gì chứ!
- Đừng có bàn lùi nữa, tập hợp quân đội lại, ta đông hơn chúng vô số lần.
Sức chiến đấu của đội quân này, các trưởng buôn đã lĩnh giáo quá, có 100 người Minh dẫn đầu mà đủ sức đánh bại hoàn toàn 200 người của họ, thì 500 người này, hậu quả sẽ ra sao.
Đáng sợ hơn, dù có thắng hay thua sau trận chiến với Hoàng Anh Minh, sức mạnh của họ sẽ suy yếu, có thể bị kẻ khác đánh chiếm.
Các trưởng buôn mang nỗi lo lắng này, đi đốc thúc các chiến binh trong buôn soạn sửa vũ khí, chuẩn bị chiến tranh.
Cuộc chiến vậy mà không diễn ra ngay, lại thêm 5 ngày nữa, quân của Minh vẫn hăng hái tập luyện, chỉ là giờ họ đã bày ra việc tập luyện tấn công một khu vực được phòng thủ- giống như chuẩn bị tấn công một ngôi làng nào đó.
Tinh thần của các buôn làng bị đẩy lên cao độ, nhưng không, quân của Minh vẫn cứ tập luyện, có điều các bài tập tăng dần về cường độ, giờ còn tập đang đánh một chỗ thì bị viện quân tới giải cứu,...
Thế cục đang được đẩy lên cao, tinh thần đối phương có nguy cơ tan vỡ, Minh chủ động hạ nhiệt, nhờ Dương Ánh Hồng đứng ra chủ trì đại cục, giả là người đi giảng hòa.
Dương Ánh Hồng giả như chồng làm thì vợ chịu, đi nói với các trưởng buôn rằng cô sẽ thuyết phục Minh và làng Hồng Bàng thỏa thuận lại, mức bồi thường nhẹ hơn.
Cùng lúc đó, những người trong đoàn buôn cũng chia nhau ra, tới những buôn làng mà Lập đã thấy sự do dự, sợ chiến đấu để bàn riêng với các trưởng buôn này về những thỏa thuận riêng, đổi từ việc bồi thường thành vay mượn.
Có lời của Dương Ánh Hồng nói vào cùng việc bị làng Hồng Bàng phân hóa đội ngũ, phần thắng ngoại giao không vuột khỏi tay họ.
Xô Ban được coi như quà mà các trưởng buôn tặng cho Minh, để cậu ta trút cơn giận, cộng thêm một đống hợp đồng cho vay tạm chút lương thực, sẽ hoàn trả sau, mấy ngàn người của Minh lại thành một thế lực quân lương sung túc nhất ở Trấn Nam Bàn này..
/385
|