Cô gái không làm điều vô ích, ngồi kể lại mọi sự.
Cô ta tên Ngụy Ngọc Lan, là em gái của viên đầu lĩnh quân phỉ Ngụy Quốc Công.
Hai anh em họ là con cháu một viên thổ ty họ Ngụy, ngày trước vì đắc tội một viên quan chức cao mà bị diệt tộc, chỉ có họ may mắn chạy được.
Ngụy Quốc Công dẫn em gái lang bạt khắp nơi, tới tầm 6 năm trước thì cùng nhau làm vệ sĩ cho người ta.
Khi qua đất này thì bị bọn phỉ chặn đánh, hai anh em ra sức chiến đấu, tên Nguyễn Vĩnh thích thú bèn tha chết, bắt Công phải theo.
Đường cùng, phải kéo em gái theo mình lên núi làm cướp ở đây.
- Ngụy Quốc Công, à, là kẻ bị quân ta bắt sống khi đi trinh sát, phải không?
- Đúng.
Tôi muốn trao đổi, nếu như anh tôi còn sống, xin thả anh em tôi đi, nếu anh ấy chết, xin cho tôi xin xác anh ấy.
- Cô có gì để đổi lại.
- Anh em tôi có chỗ giấu đồ bí mật, có ít của nả xin biếu ngài.- Ngụy Lan Ngọc biết đường cùng, không nói cứng.
- Anh cô còn sống!- Kiệt gãi gãi cằm, rồi hỏi xem tại sao anh trai cô ta lại tỏ vẻ thù ghét quan quân tới vậy, ngày bị bắt, hắn chửi không ngừng.
- Lúc anh ấy mới hơn 12 tuổi, tôi thì mới 7 tuổi, nhà tan cửa nát, quan binh truy quét khắp nơi, nên anh ấy ghét quan quân lắm.
- Ồ!
Kiệt hỏi thêm một hồi về cuộc sống của hai người, những câu chuyện về Ngụy Quốc Công.
Từ những câu chuyện thấy được rằng tên Công này cũng là hạng anh hùng, dám xông pha tuyến đầu, có dũng có mưu, tuy nhiên có lẽ thất học khá sớm bởi hoàn cảnh gia đình, cho nên chưa đủ trình, nếu bồi dưỡng được thì khá.
Kiệt gọi người tới bắt trói cô ta, cho vào chỗ nhốt tù binh, nhưng dặn đối xử tử tế.
Cô gái này gợi mở cho Kiệt một hướng đi tốt hơn.
Đợi thêm hai ngày cho mưa ngớt, đại quân bắt đầu tiến hành rút lui.
Họ đem toàn bộ người và của cải ở đại bản doanh lũ thổ phỉ đi hết, rồi tiến hành phá hoại, không cho bọn thổ phỉ tận dụng bất cứ thứ gì.
Đại quân vận chuyển hết các thứ này đi tới những nơi quan huyện ở Thanh Sơn có sức ảnh hưởng, mới thả lỏng.
Giữ đúng lời hứa trong buổi khánh công lúc trời mưa, Kiệt đã nói chú mình bày tiệc, toàn quân ăn uống nhậu nhẹt say sưa trong sự canh phòng của quân lính Thanh Sơn.
Hoàng Văn Đình- chú của Kiệt theo lời người cháu, đã chuẩn bị đủ loại món ăn, nào là thịt lợn nướng, sườn nướng, thịt lợn gác bếp, gà luộc, gà nướng… rồi thì các loại thức uống như rượu trái cây, rượu gạo hay nước chanh, nước dừa,…Không chỉ các tướng lĩnh được hưởng, binh sĩ cũng được dùng rượu thịt.
Tất nhiên tướng có khẩu phần ngon hơn, được chăm sóc cẩn thận, có bếp than nhỏ để ở gần, thịt được nấu nướng ngay tại đó, chín một cái là mang ra ngay, giống kiểu phục vụ ở các quán nướng hạng sang phục vụ khách như ở thế giới cũ của Kiệt.
Rượu cho tướng lĩnh thì cũng là loại ủ lâu năm hơn, ngâm tẩm thêm các loại dược liệu hoặc trái cây để tăng mùi vị.
Để trợ hứng cho các tướng lĩnh, còn có kĩ nữ, nhạc nữ mà Kiệt đem lên tư tận thành An Lạc và huyện Sơn Hải, đặc biệt là hai em gái Hà Thị Quỳnh và Nhu, Hà Thị Quỳnh hát và Nhu chơi đàn, toàn các bài do Kiệt dạy, nhạc trữ tình, nhạc thị trường, nhạc bolero… mà Kiệt mang từ thế giới cũ đến, khiến đám Lý Tuấn cứ phải gọi là há hốc mồm.
Tối đó tất cả uống tận hứng, tướng với lính đều say mèm, Kiệt cũng không giữ mình, nơi này đã an toàn, uống không say thì là không vui chung với tất cả.
Những tưởng cuộc vui đến đây là hết nhưng hôm sau, vào buổi sáng, đợi khi tất cả đã tỉnh rượu.
Kiệt cho biết tối sẽ tổ chức tiệc liên hoan văn nghệ cho bọn lính.
Các chỉ huy về thông báo, tổ chức giữ gìn trật tự để đảm bảo buổi liên hoan văn nghệ thành công tốt đẹp.
Trời đã ngả về chiều, đuốc bắt đầu được thắp, toàn quân bắt đầu tụ hội thành các trại.
Sở dĩ không liên hoan văn nghệ cùng một chỗ, mà phải chia ra thành những trại lính tầm năm trăm người vì thời đó không có loa phóng thanh, âm thanh phát ra chỉ có thể rõ ràng trong một khoảng nhất định.
Các nghệ sĩ tới biểu diễn đều là các ca kĩ tầm trung, những tay hề, nghệ nhân tạp kĩ, rồi thì cả binh lính lên hát hò nhảy nhót, đấu võ (có sự kiểm soát)….
Hàm lượng nghệ thuật không cần cao, cốt là náo nhiệt, để giải tỏa tinh thần sau những ngày chiến đấu căng thẳng.
Tụ Lý Tuấn, Triều Trường Khanh, Trần Hựu Nhân thấy cảnh này thì cứ tặc lưỡi trước dộ chịu chơi của Kiệt, nhưng thích thú trước sự náo nhiệt vui vẻ này.
Họ thầm nghĩ chắc Kiệt cũng phải kiếm được mớ khá nên mới dám chi ác thế.
Trong khi binh sĩ và đám Lý Tuấn vui vẻ, Kiệt đi giao thiệp với đám thương nhận để xử lý chiến lợi phẩm thu được: những người có quan hệ thân thiết với bọn thổ phỉ, người thân, bọn phỉ bị bắt sống, tài vật, tài sản của lũ phỉ… Việc này vốn dĩ đã có người đảm nhận, là đám Chu Văn Bàn, nhưng bọn nó gặp chút bất lợi khi đám thương nhân liên tục ép giá thấp hơn cả giá sàn mà Kiệt đưa ra.
Nói mãi không được, họ bất đắc dĩ phải mời Kiệt.
- Cậu Kiệt, có thể cho cái giá thấp hơn được không? Chúng tôi mua số lượng nhiêu thế này cơ mà, lại tiền ngay thóc thật!- Dù thấy Kiệt, đám thương nhân kia cũng không chút nể mặt, tiếp tục cò kè.
Đám thương nhân này là các thương nhân lớn, tới từ Bắc Bình, Tây Bình, thậm chí còn từ các phủ xa khác, chỗ chống lưng khá vững, mà đi kèm với chỗ chống lưng vững thì cũng là khoản thuế cao phải nộp, lên cứ ép giá mãi.
- Các vị cũng phải thông cảm, không thể hạ giá được, đây là tiền thưởng cho anh em binh sĩ sau chiến dịch diệt phí nguy hiểm.
Chứ không phải tiền tiêu cho riêng tôi mà tùy ý hạ giá.- Kiệt hắng giọng
- Cậu Kiệt, nếu cậu có thể cho một cái giá hợp lý, chúng tôi sẽ biếu riêng một khoản – Một tên thương nhân ra vẻ sành sỏi nói nhỏ
- Các vị thông cảm, tôi không làm thế được, binh sĩ ngoài kia cũng giống như thanh gươm của tôi, muốn dùng lâu dài phải bỏ tiền ra giữ gìn – Kiệt đáp lại bằng một giọng nhẹ nhàng nhưng ánh mắt và khí thề thì không còn sự dễ chịu.
Không khí ở nơi thương lượng hơi trầm xuống cho đến khi có người ho hắng vài tiếng phá đi không khí xấu hổ bao trùm nơi đây.
- Các binh sĩ không quản vất vả gian nan và nguy hiểm để đi dẹp lũ phỉ, vậy đám thương nhân tụi tôi cũng xin góp chút sức mọn để giúp vấn đề tài chính!- Người lên tiếng là Hoàng Văn Thành của nhà họ Hoàng- một gia tộc thương nhân lớn ở đất bắc mới tới tham gia việc buôn bán tại miền nam này ít lâu, là anh rể họ của Lưu Kiệm và là cháu trai Hoàng Anh Minh (xem chương 198 để nhớ rõ, nhưng tóm tắt lại, ông nội Thành là bố đẻ của Hoàng Anh Minh).
Có Hoàng Văn Thành đứng ra giải vây, các thương nhân khác cũng lục tục đứng lên ủng hộ.
- Xin cảm ơn sự ủng hộ của các vị!- Kiệt cũng thuận nước đẩy thuyền, không nhắc chuyện cũ.
Sau khi vụ mua bán thành công, Kiệt có mời riêng Hoàng Văn Thành qua để nói chuyện cảm ơn vì Thành đã giúp cuộc mua bán sớm hoàn thành.
Thành tới cùng với cô em dâu tương lai Bùi Khả Ái.
- Hai vị, mời ngồi.
Chuyện vừa rồi phải cảm ơn cậu Thành rất nhiều.
- Tướng quân không phải khách khí, tôi cũng vô cùng bội phục ngài khi kiên quyết không vì lợi riêng mà làm binh sĩ thiệt thòi nên mới nói đỡ chút.- Thành tâng bốc.
Kiệt cười, bảo rằng bản thân chỉ là thằng tiên phong, chữ tướng quân gì đó không dám nhận, nhưng nét mặt tươi.
Quả thực được nịnh cũng vui lắm chứ bộ.
- Cậu Kiệt, bọn tôi tới đây là vì có chút việc muốn hỏi.- Ái thấy hai người tâng bốc nhau qua lại, hơi sốt ruột liền chen vào
- Cô Ái cứ hỏi.
- Không biết bây giờ khu vực trại bọn phỉ Động Hổ Vằn ra làm sao rồi?
- Cái này tôi đâu giấu diếm gì, bọn tôi đã diệt 3 phần 4 bọn phỉ, nhưng chúng thạo đường rừng núi, việc truy kích tiếp sẽ tiêu hao nhiều thời gian, mà vấn đề quân Nam Bình áp cảnh quan trọng hơn, bọn tôi quyết định bàn giao cho quan phủ tự liệu.
Số phỉ còn lại quá ít, tiêu diệt lúc nào cũng được hết!
Thấy Kiệt nói thản nhiên, Thành và Ái nhíu mày.
Bọn họ hỏi là vì biết được đất của Động Hang Hổ giờ bỏ hoang, mà đất ấy bọn phỉ từng cho người canh tác, có thể sử dụng như một đồn điền ở khu vực Thanh Sơn.
Tận dụng quan hệ với Kiệt và làng Hồng Bàng thì khó gì mà không tạo được một đồn điền hạng nhất.
Thời này, lương thực là thứ hàng hóa không ai có thể chối từ, nhất là khi sắp tới sẽ đại chiến liên miên.
Hai họ Hoàng và Bùi hiện rất tham vọng mở rộng việc làm ăn, nhưng các Trấn, Phủ miền bắc Nam Giao Đô Ty đã phân chia địa bàn xong, nơi nào cũng có địa đầu xà trấn giữ, khó thò tay vào, nhất là việc ruộng đất.
Trao đổi thêm, cả hai đành chấp nhận chờ đợi quan quân Thanh Sơn giải quyết mối nguy đến từ bọn phỉ Động Hổ Vằn còn lẩn trốn đã rồi mới bỏ tiền vào làm đồn điền được.
Chào hỏi đám Thành và Ái đi rồi, Kiệt dẫn Ngụy Ngọc Lan đi gặp Ngụy Quốc Công.
Hai anh em gặp nhau, rơm rớm nước mắt.
Ngụy Quốc Công biết trại phỉ đã tan, lòng hoảng hốt lo xem em gái có kịp chạy không, nay thấy em mình, lòng liền trầm xuống.
Cô bé là người thân duy nhất, hắn đành xuống nước, xin Kiệt tha cho cô.
Hắn có tiền của giấu riêng để chuộc mạng em.
- Em gái mi cũng nói hệt như thế.
Nhưng cái ta cần không phải tiền của.
Ta cần nhân tài.
Mi cũng là một kẻ ta thấy được, theo ta nhé.
Kiệt chào mời Công, cho hắn biết nếu hắn đồng ý đi theo, Kiệt sẽ bố trí cho em gái hắn về làng Hồng Bàng, mở hộ tịch cho cô ta, để cô ta sống một cuộc sống của người dân lương thiện.
Công nghe vậy, nghĩ thêm một ngày liền đồng ý.
Khi trước hàng Nguyễn Vĩnh, theo con đường làm giặc cũng là bất đắc dĩ, vì Vĩnh đem em hắn làm con tin.
Chứ Công làm sao muốn em mình ở trại phỉ.
Đó cũng là cách Kiệt dùng Lan làm con tin, nhưng ở đất miền xuôi, lại có hộ tịch, sau này Lan có thể sống hạnh phúc, thậm chí kiếm tấm chồng tốt.
Thế là Công đã mãn nguyện.
Hắn sau đó nguyện trung thành với Kiệt.
Kiệt đã dùng thì không nghi (cũng có con tin trong tay nữa), đưa công tới gặp Y San, thủ lĩnh quân Đá Vách, nói cho Công biết một phần thế lực bản thân.
Yêu cầu của Kiệt rất đơn giản, Công phải hợp tác với Y San đi tiêu diệt bọn phỉ, kẻ nào thấy có thể thu phục thì thu phục, kẻ nào cứng đầu thì diệt.
Kiệt muốn biến căn cứ địa của bọn phỉ và đạo quân này trở thành một cánh quân mật của mình.
Ngụy Quốc Công nghe xong, trong lòng hơi run sợ, hắn biết Kiệt đây là lập tư binh, lại mướn danh bọn phỉ xây tư binh.
Như thế, khả năng là Kiệt muốn làm chuyện long trời lở đất gì đó.
Như vậy liệu em gái hắn có thể bị tổn thương.
Nghe Công nói, Kiệt đáp lại rằng, cậu có quen với nhiều người, nếu Công thực sự có thể làm tốt, tạo cho Kiệt một nhánh tư binh tốt, Kiệt có thể thu xếp co Lan một con đường tốt.
Cậu ta là người làm ăn, hiểu rõ việc đã trao đổi thì phải công bằng mới làm ăn được lâu dài.
Công nhận mệnh.
Tất nhiên, Kiệt không công khai thả người, mà nói với chú tìm cách mua tên này, sau đó chuyển về làng Hồng Bàng, sau đó vòng vèo đưa lên lại Thanh Sơn.
Công trước tiên sẽ tới đất của dân Đá Vách ở ít lâu, cùng sống với họ để phần nào hiểu những người sẽ là lính của hắn trong tương lai, nhân tiện tìm cách chiêu mộ họ.
Đó là bài học đầu tiên, nếu Công không thể chiêu mộ nổi quân, thì vứt..
/385
|