Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 20: Binh hùng tướng mạnh
-Chúng ta tuyển được tổng cộng 2500 tân quân!- Hoàng Văn Tâm, đứa em họ đã luôn đi theo cậu từ ngày bắt “ Ki Ki” ở trên miền thượng, chuyên làm tay sai vặt, mà gọi một cách hoa mĩ hơn là “ Trợ Lý”. Hoàng Văn Tâm tỏ ra vui mừng khi thấy được các bản danh sách xin đăng kí tòng quân đến từ những cứ điểm trên khắp huyện.
Trong trướng lúc này có Kiệt, Tâm và các Chỉ Huy Trung Đội và Tiểu Đội đang dự họp. Tổng cộng là 18 Chỉ Huy
Chỉ Huy Trung Đội: Nguyễn Văn Tước, La C’Ranh
Chỉ Huy Tiểu Đội: Lý Văn Sáu, Đỗ Khắc Khoan, Trần Chính Chúng, Đào Mạnh, Vũ Như Văn, Nguyễn Y Vân, Cù Văn Đạo, Chu Văn Tiến, Xá Lá, M’ Hả Lu, Ma Krêm, Lả Xủa, Y Hoan, Dù Mí Xâu, E Man Chu, Ha Chu.
Ngoài ra, còn có các Giám Sát- vốn là người làng Bàng- hiện đang có nhiệm vụ ở huyện Hồng. Sở dĩ họ toàn là người làng Bàng, là vì nếu để người thượng làm Giám Sát thì khó lòng giúp việc cai trị đất này dễ dàng được.
-Chớ vội mừng, số tân binh ấy không khác gì dê, bọn Chiêm và phỉ thì là hổ là sói. Ngươi có bao giờ xua đàn dê vào đuổi đánh chó sói không.- Nguyễn Văn Tước chỉ trích
-Ta có thể lập tức cho huấn luyện.- Xá Lá cự luôn
-Ta sẽ cho một lính cũ kẹp hai lính mới, cứ thế mà luyện như ngày xưa.- Y Hoan cũng tán đồng. Người thượng đã rất cay bọn phỉ, nhưng vì lực lượng không đủ nên không dám đối đầu, bây giờ nếu có thể luyện thêm binh, rồi lên giết hết lũ ruồi nhặng đó.
-3 năm. 3 năm chúng ta mới có mấy nghìn quân tinh nhuệ, mà đấy là tất cả các yếu tố vũ khí, lương thực và thể lực của lính đều đã quá tốt. Bây giờ thứ duy nhất ta có chỉ là lòng dân.- Lần này Hoàng Văn Tâm lên tiếng, tuy chỉ là chân Trợ Lý, nhưng những gì y học được cũng không phải là ít.
- Đánh thì nhất định phải đánh. Câu hỏi là đánh ai, đánh thế nào?- Lý Văn Sáu tặc lưỡi nói.- Chứ không thì chiêu binh làm gì?
-Ta nên đánh sớm quân Chiêm, từ đó răn đe được quân phỉ.
-Quân Chiêm khó đánh quá! Ta nên chuyển sang bọn phỉ. Diệt được bọn này ta sẽ hết bị quấy rối. Sau khi đã hết việc quấy rối, ta sẽ canh nông, có thóc có lúa rồi ra sẽ lấy đó nuôi quân, đợi khi quân tinh nhuệ sẽ đánh bại quân Chiêm.
-Sao đợi đến lúc đó được, quân Chiêm sắp đánh xong với bọn Chân Lạp, đánh xong thì chúng nó cho đại quân đến đây thì ta chạy sớm cho xong.
-Dù thế nào thì việc khôi phục trật tự cũng là quan trọng. Ta nên ưu tiên việc đó trước.
-Tôi lại thấy việc canh nông là nên chú ý hơn.
-Thế thì …
Ai cũng nói chuyện, quân đội kẻ muốn đánh người này, kẻ muốn đánh bọn khác,quan viên thì mong khôi phục trật tự sớm và tăng hết sức trẻ vào việc khai hoang làm ruộng. Tất cả cãi nhau ỏm tỏi một hồi. Hoàng Anh Kiệt nghe cho hết ý kiến của mọi người, tay viết viết vẽ vẽ. rồi đứng lên đột ngột, làm tất cả vội dừng tranh luận.
-Giám Sát, các ông hãy lập tức về phổ biến lại kế hoạch tiết kiệm lương thực: ba ngày nhịn ăn một bữa.
-Nhịn làm gì ạ?
-Để dành bữa gạo đó cho bữa sau! Có nhịn một bữa thì mười ngày gạo có thể ăn sang được ngày thứ mười một. Thêm được một ngày là ta có thêm một khoảng thời gian để ứng phó.
-Vâng!
-Việc xây dựng hệ thống canh tác hiện đại nên nhanh chóng tiến hành. Kể cả phải phá bỏ các công trình nhà dân. Cứ nói là ta vay nợ.
-Rồi lấy tiền đâu mà trả?
Kiệt nhìn lại, khiến tên vừa há mồm ra hỏi vội đưa tay lên bụm họng.
-Bên quân đội, các cậu tiến hành huấn luyện binh sĩ theo kế hoạch 7-8-9.. Tức là 7 giờ quân huấn, 8 giờ lao động, 9 giờ nghỉ ngơi.
-Nhưng như thế số giờ huấn luyện e khó đảm bảo.
-Một giờ hăng say hơn một ngày chiếu lệ. Số giờ không đủ thì phải tăng số chất lượng huấn luyện.
-Tăng không nổi đâu! Tất cả các bài tập đã được lập ra để binh sĩ có thể vừa có khả năng tác chiến, mà không bị quá sức.
-Đúng vậy, mà đấy là trong tình trạng ta còn được ăn đầy đủ, tình hình này mà muốn kéo dào bằng cách ba ngày nhịn ăn một bữa, thì tập luyện sẽ tạo thành gánh nặng.
-Vậy ta bỏ hết các bài tập tấn công xung kích và đánh công kiên với địch đi, tập trung hết vào việc phòng thủ thì sao?
-Việc ấy có thể chấp nhận được. Nhưng như thế…
-Chuẩn! Ta lập đạo quân này để lính ta được rảnh tay, trở thành lực lượng cơ động nhằm đối phó với bọn phỉ, nhà cửa, tài sản, ruộng vườn của họ thì để họ lo. Có phải vậy không ạ.
-Cũng gần như thế! Vấn đề cơ bản là khối chính quyền và lực lượng quân đội phải phối hợp lại ngay.- Kiệt dùng ngón tay trỏ gõ xuống cái bàn, nơi giờ đang để bản đồ toàn bộ mạn nam của Châu Nam Bình.
-Vâng!
Thứ Hoàng Anh Kiệt đang phải đối mặt là tình trạng quân Chiêm không ngừng tụ sức trước mặt, sau lưng thì bị bọn phỉ quấy nhiễu, khiến việc tập trung lực lượng để dứt điểm một trong hai thế lực rất khó khăn, còn nếu cố phân tán thì sẽ bị chúng mài chết. Người Pháp cũng bị cách đánh này của Việt Minh làm khó, khiến quân Pháp hoàn toàn bị động trên chiến trường Đông Dương. Henri Navarre ( đọc là Na- va), viên tướng chỉ huy thứ 7 mà người Pháp cử sang Đông Dương để làm Tổng Chỉ Huy Quân Đội Viễn Chinh Pháp đã có một chiến lược tương đối tốt để đối phó tình hình. Theo kế hoạch mà Navarre đưa ra, còn gọi là kế hoạch Na-va với hai bước cơ bản: Bước một, ổn định hậu phương, xây dựng lực lượng tay sai và dùng lực lượng ấy giữ hậu phương, còn quân Pháp sẽ chuyển thành lực lượng cơ động. Bước hai là dùng lực lượng cơ động Pháp đánh một đòn trí mạng vào chủ lực của Việt Minh.
Dựa vào tình hình thực tế bây giờ, kế hoạch Navarre là phương án tối ưu nhất. Thứ nhất, không như người Pháp, quân của Kiệt được sự ủng hộ hoàn toàn từ người dân, nên xây dựng quân đội từ người dân là dễ dàng. Thứ hai, lực lượng đang quấy phá Kiệt xét ra chỉ là một nhóm giặc, không có cơ sở quần chúng, dân không ai bao che, hỗ trợ, phải dựa vào cướp bóc để duy trì lương thực, và thế thì càng gây oán thù với dân, như vậy chúng sẽ không thể lẫn vào dân, không thể kích động dân chống lại quân của Kiệt như Việt Minh được. Không lẫn được vào dân, không có dân ủng hộ mà trái lại còn bị dân tìm cách diệt trừ thì chỉ có chết. Thứ ba, không như người Pháp, chi viện phải lấy từ thuộc địa và mẫu quốc cách đó hàng chục ngàn cây số là ít, thì làng Bàng chỉ cách huyện Hồng có vài ngày đi đường. Vậy là chi viện sẽ rất nhanh đến được nếu Kiệt cần.
Theo các sắc lệnh mới từ cuộc họp, quân dân huyện Hồng bắt đầu thực hiện một cuộc chiến toàn dân, toàn diện. Trước tiên, người dân được thông báo về việc cảnh giác với người lạ, báo cáo bất cứ hành động khả nghi nào họ thấy được, từ đó giúp loại bỏ nhanh các cơ sở ngầm mà bọn phỉ cài cắm. Thứ hai, tiến hành huấn luyện cấp tốc 4000 binh sĩ ( lấy hết đàn ông, con trai từ 17 đến 40 tuổi), biến họ thành lực lượng tự vệ chống quân phỉ chính thức tại huyện Hồng. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ chính nơi họ đang sống nếu quân phỉ đến cướp bóc. Còn quân của Kiệt sẽ từng bước chuyển thành lực lượng cơ động, sẵn sàng giáng một đòn đau vào bọn phỉ nếu chúng có ý định hoạt động trở lại. Thứ ba, vận động toàn dân, kể cả các chiến sĩ đang huấn luyện vào thời gian nghỉ ngơi tiếp tục tăng gia sản xuất, cố gắng làm tốt vụ màu để có lương thực trong thời kì trồng lúa.
Cuộc chiến nhanh chóng đạt được hiệu quả. Binh sĩ trong từng làng của huyện Hồng càng đánh càng hăng, vì điều họ làm chính là để bảo vệ quê hương, gia đình, của cải của chính họ. Quân phỉ dần dần không thể thành công trong việc tấn công các làng mạc, trái lại bị tổn thất nhiều mặt. Chưa hết, việc rút lui sau mỗi trận ra quân bắt đầu khó khăn, quân cơ động của Kiệt nhanh chóng tụ họp lại đánh ngược vào chúng, khiến thương vong rất nhiều. Chưa hết, những kẻ bị thương bị bỏ lại nhanh chóng được đem đi khai thác, khiến quân của Kiệt cũng biết nhiều về tình hình thực tế của phỉ.
Vào lúc này thì vụ màu đã thu hoạch xong xuôi, rất được mùa. Trước tình hình này, Hoàng Anh Kiệt quyết định tiến hành bao vây siết chết bọn phỉ luôn. Sĩ khí ta đang thịnh, sĩ khí giặc đang xuống, ấy là một lẽ. Quân lương ta sung túc, quân lương giặc hao hụt, ấy là hai lẽ. Hơn nữa lúc này ra tay, ai cũng không dám nghĩ, yếu tố bất ngờ này sẽ là yếu tố quyết định cho cả cuộc chiến.
Ngày 22 tháng Tư năm Bính Tuất, toàn bộ đạo quân gồm hơn 4000 tân binh và hơn 200 người ồ ạt tiến lên núi Trâu. Quân của Kiệt dẫn đầu, đánh thẳng vào các cứ điểm đường vào núi, tân quân theo sau, bao vây toàn bộ ngọn núi, để xây cứ điểm phòng ngự tại những chỗ vừa đánh bật được địch.
Nhận được tin Hoàng Anh Kiệt tấn công, bọn phỉ ban đầu tỏ ra khinh thường, nên cũng cứ để mặc Kiệt xem cậu định làm gì. Thế nên đến khi chúng biết Kiệt đã tổng tấn công, thì hơn 4 phòng tuyến đã mất, quân đằng sau đã xây xong phòng tuyến ở lớp thứ ba. Quân phỉ cuống cuồng đánh ngược lại, hòng dành lại cứ điểm, nhưng cái chúng đối mặt không phải đạo quân vừa phá xong 4 lớp phòng tuyến, mà là một đội quân đã được chính chúng trui rèn bao lâu nay, cực kì giỏi phòng ngự- nhóm tân quân của huyện Hồng.
Chương 20: Binh hùng tướng mạnh
-Chúng ta tuyển được tổng cộng 2500 tân quân!- Hoàng Văn Tâm, đứa em họ đã luôn đi theo cậu từ ngày bắt “ Ki Ki” ở trên miền thượng, chuyên làm tay sai vặt, mà gọi một cách hoa mĩ hơn là “ Trợ Lý”. Hoàng Văn Tâm tỏ ra vui mừng khi thấy được các bản danh sách xin đăng kí tòng quân đến từ những cứ điểm trên khắp huyện.
Trong trướng lúc này có Kiệt, Tâm và các Chỉ Huy Trung Đội và Tiểu Đội đang dự họp. Tổng cộng là 18 Chỉ Huy
Chỉ Huy Trung Đội: Nguyễn Văn Tước, La C’Ranh
Chỉ Huy Tiểu Đội: Lý Văn Sáu, Đỗ Khắc Khoan, Trần Chính Chúng, Đào Mạnh, Vũ Như Văn, Nguyễn Y Vân, Cù Văn Đạo, Chu Văn Tiến, Xá Lá, M’ Hả Lu, Ma Krêm, Lả Xủa, Y Hoan, Dù Mí Xâu, E Man Chu, Ha Chu.
Ngoài ra, còn có các Giám Sát- vốn là người làng Bàng- hiện đang có nhiệm vụ ở huyện Hồng. Sở dĩ họ toàn là người làng Bàng, là vì nếu để người thượng làm Giám Sát thì khó lòng giúp việc cai trị đất này dễ dàng được.
-Chớ vội mừng, số tân binh ấy không khác gì dê, bọn Chiêm và phỉ thì là hổ là sói. Ngươi có bao giờ xua đàn dê vào đuổi đánh chó sói không.- Nguyễn Văn Tước chỉ trích
-Ta có thể lập tức cho huấn luyện.- Xá Lá cự luôn
-Ta sẽ cho một lính cũ kẹp hai lính mới, cứ thế mà luyện như ngày xưa.- Y Hoan cũng tán đồng. Người thượng đã rất cay bọn phỉ, nhưng vì lực lượng không đủ nên không dám đối đầu, bây giờ nếu có thể luyện thêm binh, rồi lên giết hết lũ ruồi nhặng đó.
-3 năm. 3 năm chúng ta mới có mấy nghìn quân tinh nhuệ, mà đấy là tất cả các yếu tố vũ khí, lương thực và thể lực của lính đều đã quá tốt. Bây giờ thứ duy nhất ta có chỉ là lòng dân.- Lần này Hoàng Văn Tâm lên tiếng, tuy chỉ là chân Trợ Lý, nhưng những gì y học được cũng không phải là ít.
- Đánh thì nhất định phải đánh. Câu hỏi là đánh ai, đánh thế nào?- Lý Văn Sáu tặc lưỡi nói.- Chứ không thì chiêu binh làm gì?
-Ta nên đánh sớm quân Chiêm, từ đó răn đe được quân phỉ.
-Quân Chiêm khó đánh quá! Ta nên chuyển sang bọn phỉ. Diệt được bọn này ta sẽ hết bị quấy rối. Sau khi đã hết việc quấy rối, ta sẽ canh nông, có thóc có lúa rồi ra sẽ lấy đó nuôi quân, đợi khi quân tinh nhuệ sẽ đánh bại quân Chiêm.
-Sao đợi đến lúc đó được, quân Chiêm sắp đánh xong với bọn Chân Lạp, đánh xong thì chúng nó cho đại quân đến đây thì ta chạy sớm cho xong.
-Dù thế nào thì việc khôi phục trật tự cũng là quan trọng. Ta nên ưu tiên việc đó trước.
-Tôi lại thấy việc canh nông là nên chú ý hơn.
-Thế thì …
Ai cũng nói chuyện, quân đội kẻ muốn đánh người này, kẻ muốn đánh bọn khác,quan viên thì mong khôi phục trật tự sớm và tăng hết sức trẻ vào việc khai hoang làm ruộng. Tất cả cãi nhau ỏm tỏi một hồi. Hoàng Anh Kiệt nghe cho hết ý kiến của mọi người, tay viết viết vẽ vẽ. rồi đứng lên đột ngột, làm tất cả vội dừng tranh luận.
-Giám Sát, các ông hãy lập tức về phổ biến lại kế hoạch tiết kiệm lương thực: ba ngày nhịn ăn một bữa.
-Nhịn làm gì ạ?
-Để dành bữa gạo đó cho bữa sau! Có nhịn một bữa thì mười ngày gạo có thể ăn sang được ngày thứ mười một. Thêm được một ngày là ta có thêm một khoảng thời gian để ứng phó.
-Vâng!
-Việc xây dựng hệ thống canh tác hiện đại nên nhanh chóng tiến hành. Kể cả phải phá bỏ các công trình nhà dân. Cứ nói là ta vay nợ.
-Rồi lấy tiền đâu mà trả?
Kiệt nhìn lại, khiến tên vừa há mồm ra hỏi vội đưa tay lên bụm họng.
-Bên quân đội, các cậu tiến hành huấn luyện binh sĩ theo kế hoạch 7-8-9.. Tức là 7 giờ quân huấn, 8 giờ lao động, 9 giờ nghỉ ngơi.
-Nhưng như thế số giờ huấn luyện e khó đảm bảo.
-Một giờ hăng say hơn một ngày chiếu lệ. Số giờ không đủ thì phải tăng số chất lượng huấn luyện.
-Tăng không nổi đâu! Tất cả các bài tập đã được lập ra để binh sĩ có thể vừa có khả năng tác chiến, mà không bị quá sức.
-Đúng vậy, mà đấy là trong tình trạng ta còn được ăn đầy đủ, tình hình này mà muốn kéo dào bằng cách ba ngày nhịn ăn một bữa, thì tập luyện sẽ tạo thành gánh nặng.
-Vậy ta bỏ hết các bài tập tấn công xung kích và đánh công kiên với địch đi, tập trung hết vào việc phòng thủ thì sao?
-Việc ấy có thể chấp nhận được. Nhưng như thế…
-Chuẩn! Ta lập đạo quân này để lính ta được rảnh tay, trở thành lực lượng cơ động nhằm đối phó với bọn phỉ, nhà cửa, tài sản, ruộng vườn của họ thì để họ lo. Có phải vậy không ạ.
-Cũng gần như thế! Vấn đề cơ bản là khối chính quyền và lực lượng quân đội phải phối hợp lại ngay.- Kiệt dùng ngón tay trỏ gõ xuống cái bàn, nơi giờ đang để bản đồ toàn bộ mạn nam của Châu Nam Bình.
-Vâng!
Thứ Hoàng Anh Kiệt đang phải đối mặt là tình trạng quân Chiêm không ngừng tụ sức trước mặt, sau lưng thì bị bọn phỉ quấy nhiễu, khiến việc tập trung lực lượng để dứt điểm một trong hai thế lực rất khó khăn, còn nếu cố phân tán thì sẽ bị chúng mài chết. Người Pháp cũng bị cách đánh này của Việt Minh làm khó, khiến quân Pháp hoàn toàn bị động trên chiến trường Đông Dương. Henri Navarre ( đọc là Na- va), viên tướng chỉ huy thứ 7 mà người Pháp cử sang Đông Dương để làm Tổng Chỉ Huy Quân Đội Viễn Chinh Pháp đã có một chiến lược tương đối tốt để đối phó tình hình. Theo kế hoạch mà Navarre đưa ra, còn gọi là kế hoạch Na-va với hai bước cơ bản: Bước một, ổn định hậu phương, xây dựng lực lượng tay sai và dùng lực lượng ấy giữ hậu phương, còn quân Pháp sẽ chuyển thành lực lượng cơ động. Bước hai là dùng lực lượng cơ động Pháp đánh một đòn trí mạng vào chủ lực của Việt Minh.
Dựa vào tình hình thực tế bây giờ, kế hoạch Navarre là phương án tối ưu nhất. Thứ nhất, không như người Pháp, quân của Kiệt được sự ủng hộ hoàn toàn từ người dân, nên xây dựng quân đội từ người dân là dễ dàng. Thứ hai, lực lượng đang quấy phá Kiệt xét ra chỉ là một nhóm giặc, không có cơ sở quần chúng, dân không ai bao che, hỗ trợ, phải dựa vào cướp bóc để duy trì lương thực, và thế thì càng gây oán thù với dân, như vậy chúng sẽ không thể lẫn vào dân, không thể kích động dân chống lại quân của Kiệt như Việt Minh được. Không lẫn được vào dân, không có dân ủng hộ mà trái lại còn bị dân tìm cách diệt trừ thì chỉ có chết. Thứ ba, không như người Pháp, chi viện phải lấy từ thuộc địa và mẫu quốc cách đó hàng chục ngàn cây số là ít, thì làng Bàng chỉ cách huyện Hồng có vài ngày đi đường. Vậy là chi viện sẽ rất nhanh đến được nếu Kiệt cần.
Theo các sắc lệnh mới từ cuộc họp, quân dân huyện Hồng bắt đầu thực hiện một cuộc chiến toàn dân, toàn diện. Trước tiên, người dân được thông báo về việc cảnh giác với người lạ, báo cáo bất cứ hành động khả nghi nào họ thấy được, từ đó giúp loại bỏ nhanh các cơ sở ngầm mà bọn phỉ cài cắm. Thứ hai, tiến hành huấn luyện cấp tốc 4000 binh sĩ ( lấy hết đàn ông, con trai từ 17 đến 40 tuổi), biến họ thành lực lượng tự vệ chống quân phỉ chính thức tại huyện Hồng. Lực lượng này có nhiệm vụ bảo vệ chính nơi họ đang sống nếu quân phỉ đến cướp bóc. Còn quân của Kiệt sẽ từng bước chuyển thành lực lượng cơ động, sẵn sàng giáng một đòn đau vào bọn phỉ nếu chúng có ý định hoạt động trở lại. Thứ ba, vận động toàn dân, kể cả các chiến sĩ đang huấn luyện vào thời gian nghỉ ngơi tiếp tục tăng gia sản xuất, cố gắng làm tốt vụ màu để có lương thực trong thời kì trồng lúa.
Cuộc chiến nhanh chóng đạt được hiệu quả. Binh sĩ trong từng làng của huyện Hồng càng đánh càng hăng, vì điều họ làm chính là để bảo vệ quê hương, gia đình, của cải của chính họ. Quân phỉ dần dần không thể thành công trong việc tấn công các làng mạc, trái lại bị tổn thất nhiều mặt. Chưa hết, việc rút lui sau mỗi trận ra quân bắt đầu khó khăn, quân cơ động của Kiệt nhanh chóng tụ họp lại đánh ngược vào chúng, khiến thương vong rất nhiều. Chưa hết, những kẻ bị thương bị bỏ lại nhanh chóng được đem đi khai thác, khiến quân của Kiệt cũng biết nhiều về tình hình thực tế của phỉ.
Vào lúc này thì vụ màu đã thu hoạch xong xuôi, rất được mùa. Trước tình hình này, Hoàng Anh Kiệt quyết định tiến hành bao vây siết chết bọn phỉ luôn. Sĩ khí ta đang thịnh, sĩ khí giặc đang xuống, ấy là một lẽ. Quân lương ta sung túc, quân lương giặc hao hụt, ấy là hai lẽ. Hơn nữa lúc này ra tay, ai cũng không dám nghĩ, yếu tố bất ngờ này sẽ là yếu tố quyết định cho cả cuộc chiến.
Ngày 22 tháng Tư năm Bính Tuất, toàn bộ đạo quân gồm hơn 4000 tân binh và hơn 200 người ồ ạt tiến lên núi Trâu. Quân của Kiệt dẫn đầu, đánh thẳng vào các cứ điểm đường vào núi, tân quân theo sau, bao vây toàn bộ ngọn núi, để xây cứ điểm phòng ngự tại những chỗ vừa đánh bật được địch.
Nhận được tin Hoàng Anh Kiệt tấn công, bọn phỉ ban đầu tỏ ra khinh thường, nên cũng cứ để mặc Kiệt xem cậu định làm gì. Thế nên đến khi chúng biết Kiệt đã tổng tấn công, thì hơn 4 phòng tuyến đã mất, quân đằng sau đã xây xong phòng tuyến ở lớp thứ ba. Quân phỉ cuống cuồng đánh ngược lại, hòng dành lại cứ điểm, nhưng cái chúng đối mặt không phải đạo quân vừa phá xong 4 lớp phòng tuyến, mà là một đội quân đã được chính chúng trui rèn bao lâu nay, cực kì giỏi phòng ngự- nhóm tân quân của huyện Hồng.
/92
|