Trong lúc Tứ quái và ái nữ của Người Rắn khởi sự rong chơi trong Sở Thú thì tại một nơi khác xa tít, kẻ chỉ huy Người Rắn mười lăm năm trước sửa soạn... xổ lồng. Ở đó, những dãy nhà tù xám xịt, xấu xí được bao vây bởi những bức tường cao.
Người cai ngục đặt miếng bánh mì kẹp pa-tê xuống bàn. Giấy tờ mãn hạn tù của Malowitz sờ sờ trước mặt làm ông khó nuốt nổi. Ê, nào, tên tù phạm ngoan cố này đã đến ngày sút chuồng thiệt sao?
Ông nhấn chuông kêu giám thị gọi Malowitz lên. Coi, ông hoàng trong giới trộm đạo xách tòn ten một chiếc va-li nhỏ, hất bản mặt vênh vênh trông thấy ghét. gã vừa đi tới bàn giấy ông đang ngồi vừa huýt sáo khoái trá.
Người cai ngục nói một cách bất đắc dĩ:
- Này Siggi Malowitz. Ngày tự do của mày đến rồi.
Ông dẫn gã ra cánh cửa thép rồi mở ổ khoá và đứng né liền sang một bên như sợ dây với... hủi.
- Tao hy vọng không gặp lại mày, vua đào tường khoét vách ạ. Tao không muốn chào “hẹn gặp lại” dù chưa bao giờ tao tin mày hối cải.
Malowitz nhếch mép cười:
- Chắc chắn là không rồi.
Người cai ngục lầm bầm:
- Chúc mọi sự tốt lành!
Malowitz nhún vai quay lưng lập tức không thèm chào đáp lễ. Gã bước vội vã qua khoảng trống trước nhà tù nhằm bến xe buýt đi tới.
Đồ khốn! Người cai ngục nghĩ bụng khi nhìn theo hắn. Ông cẩn thận đóng chặt cửa. Lúc này ông có thể nhớ đến miếng bánh mì kẹp pa-tê ăn dở được rồi. Nhưng cũng khó mà không lợm giọng. Trời ạ, khi không thằng quỷ sứ trời đánh thánh vật đó lại mãn hạn tù nhằm ngày chủ nhật thật ác ôn. Thời gian gã thụ án ở đây đã chứng minh rằng còn lâu gã mới cải tà quy chính. Loại người này lẽ ra không nên trả lại với xã hội loài người. Đảm bảo ta còn gặp lại nhau. Và Ở ĐÂY.
Vua ăn trộm ung dung đi lại bến xe buýt, rồi mua vé đến bến Nhà Ga. Gã chọn chiếc ghế sau cùng để có thể ngắm cảnh qua cửa sổ. Nhưng đời nào gã thèm ngắm cảnh. Những cánh đồng xuân mơn mởn không quyến rũ bằng một ý đồ đen tối đã hình thành trong đầu gã. Nhữn kế hoạch khiến mọi người lương thiện phải hoảng hồn.
Gã xuống xe ở bến Nhà Ga. Thời gian lao động trong tù đã giúp gã có đủ tiền mua một vé đến thủ phủ bang của một thành phố lớn. Tuy nhiên tới lúc tàu chạy vẫn còn thời gian.
Malowitz đi như... ăn trộm qua sảnh lớn. Gã phát hiện một người đàn ông lớn tuổi lịch sự đang di chuyển chậm chạp. Gã chặn đường kẻ bảnh bao kia tức thì:
- Ê, xin lỗi. Tôi vừa mới mãn hạn tù. Tôi cần… ít tiền. Được chớ?
Người đàn ông lớn tuổi bối rối. Ông ta mò mẫm cái bóp, toan cho hắn đồng một mark. Nhưng thấy cặp mắt Malowitz long lên sòng sọc, cặp mắt dữ dằn ấy đã khiến ông bỏ ra tới.... 5 mark. Gã giật đồng tiền của người đàn ông tội nghiệp bỏ đi không nói một lời. Té ra mình “xin đểu” vẫn còn có uy đấy. Thừa sức lại ki-ốt mua vài chai rượu bỏ túi dằn... bụng được rồi.
Malowitz ra sân ga. Gã dốc rượu lên miệng ừng ực và tìm ngay một chỗ ngồi trong toa hạng nhất. Chứ sao, vua ăn trộm không bao giờ có vụ ngồi tàu hạng hai. Gã phải ngồi máy bay riêng mới đúng vị trí. Nhưng đó là chuyện hạ hồi phân giải.
Xét cho cùng, của cải của thiên hạ bị rơi vào tay gã bao nhiêu thì lại nhanh chóng chảy qua kẽ tay gã bấy nhiêu. Cho đến khi gã bị tóm cổ. Nhưng trong tương lai gã sẽ khôn ngoan hơn.
Gã đã ngồi tù bao nhiêu lâu rồi nhỉ? Ba năm quả không đáng kể, những bằng chứng có thể làm gã lánh án chung thân không hề có. Các đàn em đều biết kín mồm. Tuyệt diệu, vua trộm vẫn còn phơi phới chán. Dù sao thì gã chỉ mới 40 xuân xanh.
Gã hả hê ngắm gương mặt mình qua cửa kính phản chiếu. Đôi mắt lồi trắng dã dữ như quỷ trên bộ mặt to bè. Lớp da dày căng trên hộp sọ gồ ghề. Chưa kể mái tóc đỏ quạch, hàng ria hung hung đàng điếm. Một bộ mặt không dễ quên.
*
Malowitz rời tàu xách va-li đi dọc nhà ga thành phố lớn. Gã chấm một tiệm ăn và chui vào vắt áo khoác lên ghế. Điện thoại nằm chình ình trên mặt quầy. Gã nhàn hạ quay số máy.
Một giọng nói từ bên kia đầu dây vang lên:
- Gerlich đây!
- Mày đó hả? Tao là Malowitz. Làm ăn sao rồi Herbert?
- Ôi, lạy quỷ sứ. Siggi Malowitz đã trở về.
- Trở về với đầy sáng kiến. Hiểu chứ thằng ôn dịch, tao chờ mày trong tiệm “Fischerstuben” ngoài nhà ga.
Herbert Gerlich hoan hỉ chưa từng thấy:
- Em sẽ có mặt sau mười lăm phút, thưa “hoàng đế”!
Malowitz gác máy.
Khi Gerlich đến, gã đã uống hết bình bia thứ ba. Coi, cái thằng lưu manh mắt cứ đảo quanh quất ngoài tiệm ra dáng “ăn trộm” khiến Malowitz phải vẫy tay liên tục:
- Trời ơi, vua Malowitz!
Gerlich nhào tới dang cả hai tay. Bọn chúng ôm chầm lấy nhau, vỗ vai hể hả trước những ánh mắt tò mò của những người xung quanh.
Tiếng kẻ mới đến trầm trầm:
- Sao hả ông trùm?
Malowitz nhếch mép:
- Mày hỏi vụ ở tù hả? Qua rồi. Bỏ luôn. Vua ăn trộm sẽ không bao giờ bị sụp lỗ chân trâu nữa.
- Trời ạ, ông trùm tuyệt quá. Em rất mừng. Em chưa ở tù nên chưa biết.
Malowitz cười gằn. Gã ngắm nghía thằng đệ tử. Ê, thằng Gerlich có lẽ chưa tới 30 tuổi, chưa bao giờ đụng đến dây võ đài quyền Anh nhưng có bộ mặt dị dạng như đã bị nện nốc-ao vài trăm trận. Cặp mắt nó gian xảo hệt ông thầy.
Gerlich mặc áo sơ mi phanh một nút áo khiến Malowitz thấy rất rõ một vết xước đỏ hỏn chạy lặn dưới yết hầu. Vua trộm chỉ tay vô đó hất hàm:
- Mày bị thằng nào xiết cổ gần chết à?
Gerlich nhăn nhó:
- Cũng gần như vậy. Một thằng khốn nạn đã giật cái dây chuyền bạc của em từ phía sau, âu cũng là may mắn...
- Hả? Mất sợi dây chuyền và gần tắt thở là may mắn sao?
- Đúng thế, thưa... “hoàng đế”. Tối qua em sửa soạn thành công trong một vụ cướp ở công viên thì bị một thằng điên khùng phá đám. Nó can thiệp nhưng em thoát được.
Malowitz nhíu mày:
- Kể từ giờ phút này mày hãy dẹp những trò cướp rẻ tiền đó đi. Chúng ta sẽ tiến hành các phi vụ làm ăn lớn.
Gerlich cười nịnh bợ:
- Em hiểu mà, hoàng đế Siggi. Nghe cú phôn anh gọi là em trình diện gấp. Tuy nhiên em lại không tia được mánh nào.
Vua trộm nâng li lên:
- Cụng li rồi tao nói. Tao đang có sẵn một danh sách “đánh quả”. Toàn “quả bẫm”.
Malowitz ực một hơi cạn sạch rồi cười hà hà:
- Số trời định tao ở cùng phòng giam với thằng tên là Muller: Nó bị kết án 6 năm và mới vào một tháng chưa nóng đít. Nhưng nó đã “bán” cho tao một cái tin tuyệt vời.
- Giá bao nhiêu, ông trùm?
- Giá 5000 mark rẻ rề, và phải đưa cho con bồ ruột của nó ở thành phố này. Coi vậy chớ tao đâu có ngu.
Garlich hoà giọng cười với thằng trộm đàn anh.
- Ừ, thằng Muller xì ra cho tao tên tuổi, địa chỉ của “ba khách hàng”. Ba thằng không dính dáng gì đến nhau nhưng đều ở trong hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt. Cả ba thằng thân chủ đều “đặt hàng” Muller tìm cho ra một “tên trộm ngoại hạng”. Mày thừa biết thằng Muller cũng là dân trộm, nhưng vua trộm thì chỉ có một.
Gerlich khoái trá:
- Và “ngài” đang rộng cẳng tự do. Còn ba thằng thuê là ai?
Malowitz giơ một ngón tay cái:
- Chúng là những thằng điên, mày nghe chưa. Để tao kể từng khách hàng mày sẽ rõ. Thằng thứ nhất là Walter Jeske. Thằng này được thừa kế một tổ hợp công nghiệp bèn bán phăng lập tức. Nó giàu đến nỗi có thể dán kín các bức tường bằng những tờ bạc 1000 mark. Đáng buồn là nó lại mê sưu tập nghệ thuật. Mà đặc biệt là nghệ thuật Ai Cập. Nó thèm đến nhỏ dãi những đồ cổ quý giá hàng ngàn năm được moi lên từ hầm mộ các Pharaong hoặc từ Kim Tự Tháp.
- Ơ, em không hiểu...
- Mày hiểu cái chó gì. Tao chỉ cần mày hiểu thằng Jeske. Nó đang có trong tay đủ thứ đồ cổ ngoài thị trường trừ... những đồ cổ nằm trong các viện bảo tàng. Thử hỏi tài sản quốc gia làm sao nó có được. Nó đang muốn chiếm “tài sản quốc gia” để độc quyền ngắm mới chết. Vì vậy nó sẵn sàng thuê những tay trộm cự phách để thực hiện việc “chôm chỉa” bằng bất cứ giá nào. Mục tiêu là Bảo tàng Ai Cập. Một bảo tàng quốc gia có những thứ mà nó thèm khát.
Gerlich gật gù ra vẻ hiểu biết:
- Em chưa vô trong đó lần nào.
- Cái gì?
- Là em muốn nói về cái Bảo tàng ấy mà.
- Ừ... ừm...
Malowitz làm thêm một hớp bia cân nhắc xem Gerlich có đáng là cộng sự của gã hay không, trong khi thằng đàn em tóc vàng vẫn vô tư:
- Lão Jeske sẽ trả tiền cho chúng ta hả anh?
- Ừ, với điều kiện là mình phải “cuỗm” được những món trong đơn đặt hàng của lão.
- Còn thằng thứ hai?
- Thằng này thì cao thủ hơn. Nó là chủ một tòa lâu đài khổng lồ gần đây. Lâu đài Falkenstein. Mày biết lâu đài của bá tước Hubert Falkenstein chớ. Toàn những báu vật nghệ thuật số một nhưng... không có tiền.
- Trời đất, lão bá tước ngu quá. Sao không bán mẹ nó đi?
- Bán cái gì? Mày “mua” nguyên cái lâu đài hả? Tao nghi ngờ “trình độ văn hoá” của mày nãy giờ...
- Ơ, không không. Ý em muốn nói là bán tranh kia mà...
- Làm sao lão bán được. Mày phải nhớ rằng những bức tranh được bảo hiểm với giá cực cao.
Lần này thì Gerlich hiểu ra vấn đề. Gã cười hềnh hệch:
- Có vậy mà ông trùm cứ giấu. Lão già “bảo hiểm chống mất cắp tranh” chớ gì. Nếu những bức tranh bị mất thì lão bá tước tha hồ bộn bạc. Lão vừa lãnh được tiền của hãng bảo hiểm vừa còn nguyên những bức tranh của mình. Chứ sao, lão nhờ tụi mình ăn trộm và giấu giùm lão mớ tranh cà trớn đó. Ái chà, vụ này hấp dẫn đây...
Malowitz thở phào:
- Cảm ơn quỷ sứ. Mày không đến nỗi đần độn lắm.
- Còn thằng thứ ba?
- Thằng này tên là Otto - Emanuel Karpf, cháu nhiều đời của một lãnh chúa sống cách đây 300 năm. Ngài lãnh chúa thuở xưa bị bịnh thấp khớp gần chết phải nhờ các tu sĩ trong nhà thờ cầu nguyện. Lúc khỏi bịnh, ông ta đã hiến cho nhà thờ toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật cướp bóc được để... tạ ơn trên. Nhưng hiện nay thằng cháu 300 năm sau của vị lãnh chúa lại nghĩ khác. Nó cho rằng cụ tổ của nó nhờ ngâm mình tắm trên cái đầm nước bùn gần đấy mà... khỏi bịnh, chớ chẳng có phép lạ phép thần gì của nhà thờ cả. Nó nằng nặc đòi lại đống tài sản gia bảo kia nhưng còn lâu các tu sĩ mới trả. Nó đâm đơn kiện nhà thờ ra toà nhưng thất kiện vì... vô lí. Cho đến lúc làm quen với Muller, nó mới thấy một khả năng mới. Nó đã nhờ thằng Muller thuê một “cao thủ” trộm lại cho bằng được những họa phẩm mà cụ tổ nó lỡ hiến cho nhà thờ.
Gerlich gật gù:
- Thằng khùng này có tiền không hả sếp?
- Muller nói rằng nó có. Nó phải nhả tiền ra trước khi tụi mình dọn sạch cái nhà thờ.
Gerlich bắt đầu nhấp nhổm. Chứ sao, dịch vụ vĩ đại đã đâu vào đó rồi, nhưng gã tự lượng sức mình. Cho dù có mặt cả Vua Trộm Malowitz, chúng cũng chưa chắc đã thành công trong một vụ chớ nói gì tới ba “đơn đặt hàng”. Gã hỏi “hoàng đế” khoét vách:
- Liệu hai chúng ta có “làm” nổi không?
- Không!
Gerlich vỗ đùi:
- Như vậy là bệ hạ đã chuẩn bị sẵn một “cộng tác viên” thượng hạng?
- Ừ, không chỉ là một cộng tác viên đơn thuần mà là một tay tổ trong làng đạo chích. Cái thằng mà tao sắp nói có đủ 1001 ngón nghề độc nhất vô nhị. Gã có thể lọt qua song sắt, lỗ thông hơi hẹp như một con rắn và trèo lên tường nhà như một con thằn lằn. Không có gã chúng ta đừng hòng vô nổi Bảo tàng Ai Cập vốn được trang bị hệ thống báo động tận răng. Mày nghĩ coi, cả một cái bảo tàng khổng lồ chỉ có một đường xâm nhập duy nhất là... ống thông hơi. Tao biết cái ống đó hẹp đến nỗi một con rắn chui vào cũng cảm thấy chật chội. Chỉ một mình gã làm được. Tao chỉ cần gã nhảy vô trong ngắt hệ thống báo động là... a lê hấp, tụi mình sẽ “du kích” theo lối cửa sổ.
Gerlich sửng sốt:
- “Gã” là ai vậy sếp?
- Người Rắn. Mày nghe “thủng” chưa. Gã là nghệ sĩ xiếc đã giải nghệ có biệt danh Guiseppe - Người Rắn. Tên thật gã là Guirther Durrmeier.
- Em chưa nghe bao giờ.
- Mày là thế hệ sau thì biết cái chó gì. Người Rắn nghe nói đã bỏ nghề ăn trộm rồi. Có lẽ tao phải dùng bạo lực để ép buộc gã.
*
Trong lúc âm mưu của hai tên tội phạm thành hình thì Anke không hề biết mảy may. Lòng đầy vui sướng, cô bé định mua vé vào vườn thú cho cả bọn nhưng Tarzan nhẹ nhàng giữ hai tay cô bé:
- Không đâu Anke. Tụi này biết bạn kiếm tiền vất vả ra sao rồi.
Nhưng Anke khăng khăng đòi mua vé. Chúng vừa cười vừa tranh cãi tùm lum cho tới lúc Tròn Vo - Con nhà giàu lỉnh đi. Nó quay lại, vung vẩy mấy cái vé:
- Chậm chân rồi nghe Anke.
Gaby reo lên:
- Tuyệt! Tuyệt! Bạn có thể bao thêm một chầu nước ngọt nữa đấy.
Tròn Vo thở dài:
- Ôi! Con người ta thường bị đàn bà lợi dụng như thế đấy.
Cả đám cười giòn như thủy tinh vỡ. Chúng nhường cho Tròn Vo chọn nơi xem trước.
Coi kìa, con hà mã bơi lội nhởn nhơ trong chuồng khiến Oskar hãi hùng. Cái mùi ô uế của con vật khổng lồ tối ngày dầm mình dưới nước bùn này làm Oskar lợm giọng. Nó thích làm quen với những con thú quý phái hơn. Nó sủa ầm ĩ.
Con hà mã nhô lên khỏi mặt nước, há hoác cái mõm khổng lồ. Nước da màu xám bóng láng.
Tròn Vo nói:
- Nó đói. Tớ biết đói thì khổ thế nào mà.
Cuộc viếng thăm sở thú kết thúc bằng giờ tham quan lũ hổ báo ăn và một chầu nước ngọt thỏa thuê do Tròn Vo bao tại quán giải khát ở vườn thú.
Tiếng Anke cảm động:
- Mình phải về nhà, chắc là ba mình đã được thả. Mình rất muốn mời Tarzan đến chơi. Ba mình gặp bạn thì hào hứng biết chừng nào...
Tarzan vốn không ưa thích “mít ướt” của con gái. Hắn nói nhát gừng:
- Ờ, ờ... một dịp khác tôi ghé.
*
Anke không hề biết khi cô thất vọng quay lưng khỏi Sở Thú thì một chiếc xe cảnh sát đang chạy trên quốc lộ Klostertaler. Chiếc xe tấp vào một trạm xăng nhỏ nhoi dọc con lộ. Trạm xăng đìu hiu của gia đình Anke chớ ai.
Viên thanh tra Reichrt nói vọng xuống băng sau:
- Tôi rất lấy làm tiếc đã bắt ông. Ông thông cảm với tôi chớ ông Durrmeier?
Người Rắn gượng cười mệt mỏi:
- Tôi hiểu nghề nghiệp cảnh sát mà.
- Mục tiêu của tôi bây giờ là thằng Priewe láu cá và thằng bạn Papenfub làm chứng gian của nó. Ông đã được minh oan rồi.
Durrmeier mở cửa xe:
- Xin cảm ơn đã đưa tôi về tận đây.
- Ồ, không có gì.
Chiếc xe hơi phóng ngược về thành phố bỏ lại Gunther Durrmeier lẻ loi bên lề đường. Ông đứng đó cô độc, buồn bã. Trông ông gầy gò, gần như ốm đói với cặp mắt dịu dàng. Coi, một người phụ nữ có gương mặt xanh mét chạy từ văn phòng trạm xăng ra. Bà ôm chầm lấy ông thút thít khóc:
- Anh Gunther tội nghiệp của em!
Tất nhiên người đàn bà nghèo khổ xinh đẹp chính là mẹ của Anke bé bỏng. Tiếng bà nghẹn ngào:
- Đội ơn Chúa. Vợ chồng con cái đã sum họp trở lại.
Durrmeier ngước mặt nhìn trời:
- Có lẽ chẳng bao giờ anh giũ bỏ nổi quá khứ của mình. Chỉ vì nó mà họ lập tức nghi cho anh.
Người đàn bà mỉm cười. Cánh mũi bà phập phồng vì chứng khó thở, tuy nhiên cặp mắt nai của bà đáng tin cậy làm sao, bà thì thầm:
- Qua rồi, anh Durrmeier. Em nói rằng mọi thứ đã qua rồi.
- Ừ... Em vô nhà đi. Anh sẽ coi trạm xăng. Ủa, Anke đâu hả?
- Nó đi thăm các bạn học. Tội Anke quá. Đêm hôm qua con bé phải hy sinh một cuộc liên hoan tại nhà bạn Karl nào đó bởi em bị lên cơn suyễn. Em muốn bữa nay nó được thư thả. Nó sớm già trước tuổi bởi vì...
- Đừng nói nữa em. Anh biết.
Durrmeier ngồi vào bàn giấy. Nỗi buồn của người đàn ông bay mất lúc ông nhìn qua cửa sổ. Cái hố cát trong khu vườn an ủi ông còn hơn châu báu ngọc ngà. Này nhé, tại hố cát hai thiên thần... không cánh: Wolfgang bốn tuổi và Klaus mới sáu tuổi đang mải mê nghịch cát.
Trên bức tường ở văn phòng có một cái gương nhỏ. Durrmeier vốn quen cảnh giác đã cố tình treo nó để quan sát những gì diễn ra trước trạm xăng. Một con thú bị thương phải thường xuyên thận trọng. Người Rắn thừa hiểu được dĩ vãng của mình. Và hôm nay ông không ngờ “dĩ vãng” bị đánh thức bởi chiếc Kombi tồi tàn vừa đỗ xịch qua... tấm gương phản chiếu.
Ê, thằng cầm lái chiếc Kombi hùng hổ bước xuống khiến Durrmeier bàng hoàng. Tấm gương lồ lộ nhân dạng gã đang nện mạnh gót chân tiến vào văn phòng. Trời ạ, cái thằng ăn cướp trong đêm khốn kiếp. Chính bộ mặt dị dạng của gã đã chiếu tướng Durrmeier ở quán rượu rồi giơ quả đấm định “thịt” ông ở công viên. Mày muốn gì ở cây xăng của tao hả... tóc vàng?
Durrmeier nghĩ thầm: “Mày muốn gì ở tao hả?”. Ông nhoài người trên bàn định chụp máy điện thoại thì... cánh cửa văn phòng mở ra. Tai hoạ khởi sự từ một câu thật... lễ độ.
- Chào ông chủ, tôi...
Thằng tóc vàng nín bặt. Trong chớp nhoáng gã toát mồ hôi đầm đìa. Trời đất, Người Rắn là lão chủ cây xăng kiêm lão già khọm say sưa mà gã đã chọn làm con mồi trong một phi vụ đêm hôm trước.
Miệng Gerlich há hốc. Gã vẫn còn hy vọng rằng bóng tối công viên sẽ che chở cho dung nhan méo mó của mình. Nhưng gã hiểu rằng chờ đợi chuyện đó thật vô ích. Hãy nhìn Durrmeier đang ngó chằm chằm vào vết xước đỏ hỏn trên cổ gã...
Gã giật thót người lúc ông chủ trạm xăng thò tay chộp cái gióng khoá trên thành cửa sổ. Durrmeier kêu lên:
- Tao cấm mày nhúc nhích. Tao đã nhẵn mặt mày. Nào, đứng im đó chờ cảnh sát đến.
Lạy Chúa, cái gióng khoá nặng nề kia có thể làm vỡ đầu nhưng... cảnh sát thì lại càng tệ hại hơn, Gerlich chưa tỏ phản ứng gì thì Durrmeier đã quay số máy của đội săn bắt cướp. Gã hoảng hồn la lên:
- Khoan đã ông chủ. Tôi đến đây với mục đích thiện chí. Bạn của ông đang đứng ngoài kia...
Durrmeier ngừng ngón tay trên vòng số cuối cùng:
- Mày nói sao?
- Siggi Malowitz!
Mặt Durrmeier đanh lại như thép:
- Hả? Nó mà là bạn của tao ư? Nó đã làm cho tao bị tì vết đến giờ này. Tao sẽ cho nó lẫn mày trình diện cảnh sát.
Gerlich chới với. Gã chẳng dè Vua trộm mất uy đến thế. Gã đánh ván bài chót:
- Vậy xin mời ông cứ việc gọi bọn “cớm”. Dễ thôi, tôi có thể bị bắt nhưng ông phải coi chừng. Gia đình ông không yên với Siggi đâu. Chắc ông không lạ.
Durrmeier quay qua cửa sổ. Trời ơi, hai thằng con bụ bẫm như thiên thần đang vô tư đùa với cát. Chúng vô tội hoàn toàn. Ông liếc mắt xuống bếp. Bà vợ Karola đáng thương đang chuẩn bị món ăn ưa thích của ông. Còn nhìn vào trong gương? Cái thằng Malowitz chó đẻ ngồi trong chiếc Kombi bất cứ lúc nào cũng có thể ra tay tàn độc. Nó là một thằng đê tiện trong mọi trường hợp mà ông đã từng nếm mùi từ... mười lăm năm trước.
Ông chán nản gieo mình xuống ghế. Cái gióng khoá không có mục tiêu nện mạnh xuống mặt sàn. Ông lẩm bẩm:
- Thôi được.
Gerlich mừng như vớ được một cái phao giữa biển. Ít ra phải thế chứ. Gã thở phào:
- Tôi sẽ gọi ông trùm Siggi. Bỏ qua vụ tối qua đi… Người Rắn. Rõ ràng lúc đó tôi có biết ông là... Rắn đâu.
Gerlich gào thật nhanh như sợ Durrmeier đổi ý:
- Anh Siggi ơi, vô gấp!
Coi, ông trùm tông cửa xe cười nhăn nhở bước vào văn phòng. Hắn nạt:
- Thằng ngu.
Gã hướng về Durrmeier đầy niềm nở:
- Chào Gunther! Thế là sau bao năm ta lại gặp nhau. Chà, vợ con rồi sao?
Durrmeier ngắt lời hắn, chỉ thẳng tay vào Gerlich:
- Cái con chuột chết này định tấn công tao tối qua trong công viên Klostertaler đấy.
Hai con mắt lồi của Malowitz giương lên ngỡ ngàng:
- Sao vậy Herbert? Mày dám chọn Người Rắn là nạn nhân ư?
Rồi gã cười lên ha hả:
- Ồ, thật không thể nghĩ ra một trò oái oăm hơn được. Đúng là duyên tiền định. Tôi xin lập lại: duyên do... đồng tiền định. Chứ sao, hai người đang sắp sửa cộng tác với nhau lại từng chạm trán nhau như kẻ thù. Hay! Hay thiệt!
Malowitz nhảy phắt lên ngồi trên bàn. Gã đung đưa cả hai chân:
- Tao vẫn sợ rằng mày mập lên, Gunther ạ. Mày mà mập là coi như hỏng. Phi vụ sắp tới của chúng ta đòi hỏi mình phải là Gurseppe - Người Rắn. Như hồi xưa. Hà hà, tao và mày sẽ bắt tay nhau trong một “mánh” hết sảy. Chỉ mỗi mình mày mới trườn nổi như con rắn lọt qua ống thông hơi. Hiểu chứ Gunther? Mày chỉ làm việc nửa giờ là dư tiền xài một năm trời.
Durrmeier lắc đầu:
- Mày khỏi thuyết phục tao, Siggi. Tao đã hoàn lương từ lâu. Kể từ sau khi ra tù do tụi bay tố cáo, tao trở thành một công dân lương thiện. Và tao thề trong sạch cho tới lúc nhắm mắt.
Vua trộm Malowitz cười rung cả người. Gã trề môi:
- Thiệt hả?
Một nét mỉa mai thoáng hiện trên khuôn mặt nham hiểm của Malowitz.
Người cai ngục đặt miếng bánh mì kẹp pa-tê xuống bàn. Giấy tờ mãn hạn tù của Malowitz sờ sờ trước mặt làm ông khó nuốt nổi. Ê, nào, tên tù phạm ngoan cố này đã đến ngày sút chuồng thiệt sao?
Ông nhấn chuông kêu giám thị gọi Malowitz lên. Coi, ông hoàng trong giới trộm đạo xách tòn ten một chiếc va-li nhỏ, hất bản mặt vênh vênh trông thấy ghét. gã vừa đi tới bàn giấy ông đang ngồi vừa huýt sáo khoái trá.
Người cai ngục nói một cách bất đắc dĩ:
- Này Siggi Malowitz. Ngày tự do của mày đến rồi.
Ông dẫn gã ra cánh cửa thép rồi mở ổ khoá và đứng né liền sang một bên như sợ dây với... hủi.
- Tao hy vọng không gặp lại mày, vua đào tường khoét vách ạ. Tao không muốn chào “hẹn gặp lại” dù chưa bao giờ tao tin mày hối cải.
Malowitz nhếch mép cười:
- Chắc chắn là không rồi.
Người cai ngục lầm bầm:
- Chúc mọi sự tốt lành!
Malowitz nhún vai quay lưng lập tức không thèm chào đáp lễ. Gã bước vội vã qua khoảng trống trước nhà tù nhằm bến xe buýt đi tới.
Đồ khốn! Người cai ngục nghĩ bụng khi nhìn theo hắn. Ông cẩn thận đóng chặt cửa. Lúc này ông có thể nhớ đến miếng bánh mì kẹp pa-tê ăn dở được rồi. Nhưng cũng khó mà không lợm giọng. Trời ạ, khi không thằng quỷ sứ trời đánh thánh vật đó lại mãn hạn tù nhằm ngày chủ nhật thật ác ôn. Thời gian gã thụ án ở đây đã chứng minh rằng còn lâu gã mới cải tà quy chính. Loại người này lẽ ra không nên trả lại với xã hội loài người. Đảm bảo ta còn gặp lại nhau. Và Ở ĐÂY.
Vua ăn trộm ung dung đi lại bến xe buýt, rồi mua vé đến bến Nhà Ga. Gã chọn chiếc ghế sau cùng để có thể ngắm cảnh qua cửa sổ. Nhưng đời nào gã thèm ngắm cảnh. Những cánh đồng xuân mơn mởn không quyến rũ bằng một ý đồ đen tối đã hình thành trong đầu gã. Nhữn kế hoạch khiến mọi người lương thiện phải hoảng hồn.
Gã xuống xe ở bến Nhà Ga. Thời gian lao động trong tù đã giúp gã có đủ tiền mua một vé đến thủ phủ bang của một thành phố lớn. Tuy nhiên tới lúc tàu chạy vẫn còn thời gian.
Malowitz đi như... ăn trộm qua sảnh lớn. Gã phát hiện một người đàn ông lớn tuổi lịch sự đang di chuyển chậm chạp. Gã chặn đường kẻ bảnh bao kia tức thì:
- Ê, xin lỗi. Tôi vừa mới mãn hạn tù. Tôi cần… ít tiền. Được chớ?
Người đàn ông lớn tuổi bối rối. Ông ta mò mẫm cái bóp, toan cho hắn đồng một mark. Nhưng thấy cặp mắt Malowitz long lên sòng sọc, cặp mắt dữ dằn ấy đã khiến ông bỏ ra tới.... 5 mark. Gã giật đồng tiền của người đàn ông tội nghiệp bỏ đi không nói một lời. Té ra mình “xin đểu” vẫn còn có uy đấy. Thừa sức lại ki-ốt mua vài chai rượu bỏ túi dằn... bụng được rồi.
Malowitz ra sân ga. Gã dốc rượu lên miệng ừng ực và tìm ngay một chỗ ngồi trong toa hạng nhất. Chứ sao, vua ăn trộm không bao giờ có vụ ngồi tàu hạng hai. Gã phải ngồi máy bay riêng mới đúng vị trí. Nhưng đó là chuyện hạ hồi phân giải.
Xét cho cùng, của cải của thiên hạ bị rơi vào tay gã bao nhiêu thì lại nhanh chóng chảy qua kẽ tay gã bấy nhiêu. Cho đến khi gã bị tóm cổ. Nhưng trong tương lai gã sẽ khôn ngoan hơn.
Gã đã ngồi tù bao nhiêu lâu rồi nhỉ? Ba năm quả không đáng kể, những bằng chứng có thể làm gã lánh án chung thân không hề có. Các đàn em đều biết kín mồm. Tuyệt diệu, vua trộm vẫn còn phơi phới chán. Dù sao thì gã chỉ mới 40 xuân xanh.
Gã hả hê ngắm gương mặt mình qua cửa kính phản chiếu. Đôi mắt lồi trắng dã dữ như quỷ trên bộ mặt to bè. Lớp da dày căng trên hộp sọ gồ ghề. Chưa kể mái tóc đỏ quạch, hàng ria hung hung đàng điếm. Một bộ mặt không dễ quên.
*
Malowitz rời tàu xách va-li đi dọc nhà ga thành phố lớn. Gã chấm một tiệm ăn và chui vào vắt áo khoác lên ghế. Điện thoại nằm chình ình trên mặt quầy. Gã nhàn hạ quay số máy.
Một giọng nói từ bên kia đầu dây vang lên:
- Gerlich đây!
- Mày đó hả? Tao là Malowitz. Làm ăn sao rồi Herbert?
- Ôi, lạy quỷ sứ. Siggi Malowitz đã trở về.
- Trở về với đầy sáng kiến. Hiểu chứ thằng ôn dịch, tao chờ mày trong tiệm “Fischerstuben” ngoài nhà ga.
Herbert Gerlich hoan hỉ chưa từng thấy:
- Em sẽ có mặt sau mười lăm phút, thưa “hoàng đế”!
Malowitz gác máy.
Khi Gerlich đến, gã đã uống hết bình bia thứ ba. Coi, cái thằng lưu manh mắt cứ đảo quanh quất ngoài tiệm ra dáng “ăn trộm” khiến Malowitz phải vẫy tay liên tục:
- Trời ơi, vua Malowitz!
Gerlich nhào tới dang cả hai tay. Bọn chúng ôm chầm lấy nhau, vỗ vai hể hả trước những ánh mắt tò mò của những người xung quanh.
Tiếng kẻ mới đến trầm trầm:
- Sao hả ông trùm?
Malowitz nhếch mép:
- Mày hỏi vụ ở tù hả? Qua rồi. Bỏ luôn. Vua ăn trộm sẽ không bao giờ bị sụp lỗ chân trâu nữa.
- Trời ạ, ông trùm tuyệt quá. Em rất mừng. Em chưa ở tù nên chưa biết.
Malowitz cười gằn. Gã ngắm nghía thằng đệ tử. Ê, thằng Gerlich có lẽ chưa tới 30 tuổi, chưa bao giờ đụng đến dây võ đài quyền Anh nhưng có bộ mặt dị dạng như đã bị nện nốc-ao vài trăm trận. Cặp mắt nó gian xảo hệt ông thầy.
Gerlich mặc áo sơ mi phanh một nút áo khiến Malowitz thấy rất rõ một vết xước đỏ hỏn chạy lặn dưới yết hầu. Vua trộm chỉ tay vô đó hất hàm:
- Mày bị thằng nào xiết cổ gần chết à?
Gerlich nhăn nhó:
- Cũng gần như vậy. Một thằng khốn nạn đã giật cái dây chuyền bạc của em từ phía sau, âu cũng là may mắn...
- Hả? Mất sợi dây chuyền và gần tắt thở là may mắn sao?
- Đúng thế, thưa... “hoàng đế”. Tối qua em sửa soạn thành công trong một vụ cướp ở công viên thì bị một thằng điên khùng phá đám. Nó can thiệp nhưng em thoát được.
Malowitz nhíu mày:
- Kể từ giờ phút này mày hãy dẹp những trò cướp rẻ tiền đó đi. Chúng ta sẽ tiến hành các phi vụ làm ăn lớn.
Gerlich cười nịnh bợ:
- Em hiểu mà, hoàng đế Siggi. Nghe cú phôn anh gọi là em trình diện gấp. Tuy nhiên em lại không tia được mánh nào.
Vua trộm nâng li lên:
- Cụng li rồi tao nói. Tao đang có sẵn một danh sách “đánh quả”. Toàn “quả bẫm”.
Malowitz ực một hơi cạn sạch rồi cười hà hà:
- Số trời định tao ở cùng phòng giam với thằng tên là Muller: Nó bị kết án 6 năm và mới vào một tháng chưa nóng đít. Nhưng nó đã “bán” cho tao một cái tin tuyệt vời.
- Giá bao nhiêu, ông trùm?
- Giá 5000 mark rẻ rề, và phải đưa cho con bồ ruột của nó ở thành phố này. Coi vậy chớ tao đâu có ngu.
Garlich hoà giọng cười với thằng trộm đàn anh.
- Ừ, thằng Muller xì ra cho tao tên tuổi, địa chỉ của “ba khách hàng”. Ba thằng không dính dáng gì đến nhau nhưng đều ở trong hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt. Cả ba thằng thân chủ đều “đặt hàng” Muller tìm cho ra một “tên trộm ngoại hạng”. Mày thừa biết thằng Muller cũng là dân trộm, nhưng vua trộm thì chỉ có một.
Gerlich khoái trá:
- Và “ngài” đang rộng cẳng tự do. Còn ba thằng thuê là ai?
Malowitz giơ một ngón tay cái:
- Chúng là những thằng điên, mày nghe chưa. Để tao kể từng khách hàng mày sẽ rõ. Thằng thứ nhất là Walter Jeske. Thằng này được thừa kế một tổ hợp công nghiệp bèn bán phăng lập tức. Nó giàu đến nỗi có thể dán kín các bức tường bằng những tờ bạc 1000 mark. Đáng buồn là nó lại mê sưu tập nghệ thuật. Mà đặc biệt là nghệ thuật Ai Cập. Nó thèm đến nhỏ dãi những đồ cổ quý giá hàng ngàn năm được moi lên từ hầm mộ các Pharaong hoặc từ Kim Tự Tháp.
- Ơ, em không hiểu...
- Mày hiểu cái chó gì. Tao chỉ cần mày hiểu thằng Jeske. Nó đang có trong tay đủ thứ đồ cổ ngoài thị trường trừ... những đồ cổ nằm trong các viện bảo tàng. Thử hỏi tài sản quốc gia làm sao nó có được. Nó đang muốn chiếm “tài sản quốc gia” để độc quyền ngắm mới chết. Vì vậy nó sẵn sàng thuê những tay trộm cự phách để thực hiện việc “chôm chỉa” bằng bất cứ giá nào. Mục tiêu là Bảo tàng Ai Cập. Một bảo tàng quốc gia có những thứ mà nó thèm khát.
Gerlich gật gù ra vẻ hiểu biết:
- Em chưa vô trong đó lần nào.
- Cái gì?
- Là em muốn nói về cái Bảo tàng ấy mà.
- Ừ... ừm...
Malowitz làm thêm một hớp bia cân nhắc xem Gerlich có đáng là cộng sự của gã hay không, trong khi thằng đàn em tóc vàng vẫn vô tư:
- Lão Jeske sẽ trả tiền cho chúng ta hả anh?
- Ừ, với điều kiện là mình phải “cuỗm” được những món trong đơn đặt hàng của lão.
- Còn thằng thứ hai?
- Thằng này thì cao thủ hơn. Nó là chủ một tòa lâu đài khổng lồ gần đây. Lâu đài Falkenstein. Mày biết lâu đài của bá tước Hubert Falkenstein chớ. Toàn những báu vật nghệ thuật số một nhưng... không có tiền.
- Trời đất, lão bá tước ngu quá. Sao không bán mẹ nó đi?
- Bán cái gì? Mày “mua” nguyên cái lâu đài hả? Tao nghi ngờ “trình độ văn hoá” của mày nãy giờ...
- Ơ, không không. Ý em muốn nói là bán tranh kia mà...
- Làm sao lão bán được. Mày phải nhớ rằng những bức tranh được bảo hiểm với giá cực cao.
Lần này thì Gerlich hiểu ra vấn đề. Gã cười hềnh hệch:
- Có vậy mà ông trùm cứ giấu. Lão già “bảo hiểm chống mất cắp tranh” chớ gì. Nếu những bức tranh bị mất thì lão bá tước tha hồ bộn bạc. Lão vừa lãnh được tiền của hãng bảo hiểm vừa còn nguyên những bức tranh của mình. Chứ sao, lão nhờ tụi mình ăn trộm và giấu giùm lão mớ tranh cà trớn đó. Ái chà, vụ này hấp dẫn đây...
Malowitz thở phào:
- Cảm ơn quỷ sứ. Mày không đến nỗi đần độn lắm.
- Còn thằng thứ ba?
- Thằng này tên là Otto - Emanuel Karpf, cháu nhiều đời của một lãnh chúa sống cách đây 300 năm. Ngài lãnh chúa thuở xưa bị bịnh thấp khớp gần chết phải nhờ các tu sĩ trong nhà thờ cầu nguyện. Lúc khỏi bịnh, ông ta đã hiến cho nhà thờ toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật cướp bóc được để... tạ ơn trên. Nhưng hiện nay thằng cháu 300 năm sau của vị lãnh chúa lại nghĩ khác. Nó cho rằng cụ tổ của nó nhờ ngâm mình tắm trên cái đầm nước bùn gần đấy mà... khỏi bịnh, chớ chẳng có phép lạ phép thần gì của nhà thờ cả. Nó nằng nặc đòi lại đống tài sản gia bảo kia nhưng còn lâu các tu sĩ mới trả. Nó đâm đơn kiện nhà thờ ra toà nhưng thất kiện vì... vô lí. Cho đến lúc làm quen với Muller, nó mới thấy một khả năng mới. Nó đã nhờ thằng Muller thuê một “cao thủ” trộm lại cho bằng được những họa phẩm mà cụ tổ nó lỡ hiến cho nhà thờ.
Gerlich gật gù:
- Thằng khùng này có tiền không hả sếp?
- Muller nói rằng nó có. Nó phải nhả tiền ra trước khi tụi mình dọn sạch cái nhà thờ.
Gerlich bắt đầu nhấp nhổm. Chứ sao, dịch vụ vĩ đại đã đâu vào đó rồi, nhưng gã tự lượng sức mình. Cho dù có mặt cả Vua Trộm Malowitz, chúng cũng chưa chắc đã thành công trong một vụ chớ nói gì tới ba “đơn đặt hàng”. Gã hỏi “hoàng đế” khoét vách:
- Liệu hai chúng ta có “làm” nổi không?
- Không!
Gerlich vỗ đùi:
- Như vậy là bệ hạ đã chuẩn bị sẵn một “cộng tác viên” thượng hạng?
- Ừ, không chỉ là một cộng tác viên đơn thuần mà là một tay tổ trong làng đạo chích. Cái thằng mà tao sắp nói có đủ 1001 ngón nghề độc nhất vô nhị. Gã có thể lọt qua song sắt, lỗ thông hơi hẹp như một con rắn và trèo lên tường nhà như một con thằn lằn. Không có gã chúng ta đừng hòng vô nổi Bảo tàng Ai Cập vốn được trang bị hệ thống báo động tận răng. Mày nghĩ coi, cả một cái bảo tàng khổng lồ chỉ có một đường xâm nhập duy nhất là... ống thông hơi. Tao biết cái ống đó hẹp đến nỗi một con rắn chui vào cũng cảm thấy chật chội. Chỉ một mình gã làm được. Tao chỉ cần gã nhảy vô trong ngắt hệ thống báo động là... a lê hấp, tụi mình sẽ “du kích” theo lối cửa sổ.
Gerlich sửng sốt:
- “Gã” là ai vậy sếp?
- Người Rắn. Mày nghe “thủng” chưa. Gã là nghệ sĩ xiếc đã giải nghệ có biệt danh Guiseppe - Người Rắn. Tên thật gã là Guirther Durrmeier.
- Em chưa nghe bao giờ.
- Mày là thế hệ sau thì biết cái chó gì. Người Rắn nghe nói đã bỏ nghề ăn trộm rồi. Có lẽ tao phải dùng bạo lực để ép buộc gã.
*
Trong lúc âm mưu của hai tên tội phạm thành hình thì Anke không hề biết mảy may. Lòng đầy vui sướng, cô bé định mua vé vào vườn thú cho cả bọn nhưng Tarzan nhẹ nhàng giữ hai tay cô bé:
- Không đâu Anke. Tụi này biết bạn kiếm tiền vất vả ra sao rồi.
Nhưng Anke khăng khăng đòi mua vé. Chúng vừa cười vừa tranh cãi tùm lum cho tới lúc Tròn Vo - Con nhà giàu lỉnh đi. Nó quay lại, vung vẩy mấy cái vé:
- Chậm chân rồi nghe Anke.
Gaby reo lên:
- Tuyệt! Tuyệt! Bạn có thể bao thêm một chầu nước ngọt nữa đấy.
Tròn Vo thở dài:
- Ôi! Con người ta thường bị đàn bà lợi dụng như thế đấy.
Cả đám cười giòn như thủy tinh vỡ. Chúng nhường cho Tròn Vo chọn nơi xem trước.
Coi kìa, con hà mã bơi lội nhởn nhơ trong chuồng khiến Oskar hãi hùng. Cái mùi ô uế của con vật khổng lồ tối ngày dầm mình dưới nước bùn này làm Oskar lợm giọng. Nó thích làm quen với những con thú quý phái hơn. Nó sủa ầm ĩ.
Con hà mã nhô lên khỏi mặt nước, há hoác cái mõm khổng lồ. Nước da màu xám bóng láng.
Tròn Vo nói:
- Nó đói. Tớ biết đói thì khổ thế nào mà.
Cuộc viếng thăm sở thú kết thúc bằng giờ tham quan lũ hổ báo ăn và một chầu nước ngọt thỏa thuê do Tròn Vo bao tại quán giải khát ở vườn thú.
Tiếng Anke cảm động:
- Mình phải về nhà, chắc là ba mình đã được thả. Mình rất muốn mời Tarzan đến chơi. Ba mình gặp bạn thì hào hứng biết chừng nào...
Tarzan vốn không ưa thích “mít ướt” của con gái. Hắn nói nhát gừng:
- Ờ, ờ... một dịp khác tôi ghé.
*
Anke không hề biết khi cô thất vọng quay lưng khỏi Sở Thú thì một chiếc xe cảnh sát đang chạy trên quốc lộ Klostertaler. Chiếc xe tấp vào một trạm xăng nhỏ nhoi dọc con lộ. Trạm xăng đìu hiu của gia đình Anke chớ ai.
Viên thanh tra Reichrt nói vọng xuống băng sau:
- Tôi rất lấy làm tiếc đã bắt ông. Ông thông cảm với tôi chớ ông Durrmeier?
Người Rắn gượng cười mệt mỏi:
- Tôi hiểu nghề nghiệp cảnh sát mà.
- Mục tiêu của tôi bây giờ là thằng Priewe láu cá và thằng bạn Papenfub làm chứng gian của nó. Ông đã được minh oan rồi.
Durrmeier mở cửa xe:
- Xin cảm ơn đã đưa tôi về tận đây.
- Ồ, không có gì.
Chiếc xe hơi phóng ngược về thành phố bỏ lại Gunther Durrmeier lẻ loi bên lề đường. Ông đứng đó cô độc, buồn bã. Trông ông gầy gò, gần như ốm đói với cặp mắt dịu dàng. Coi, một người phụ nữ có gương mặt xanh mét chạy từ văn phòng trạm xăng ra. Bà ôm chầm lấy ông thút thít khóc:
- Anh Gunther tội nghiệp của em!
Tất nhiên người đàn bà nghèo khổ xinh đẹp chính là mẹ của Anke bé bỏng. Tiếng bà nghẹn ngào:
- Đội ơn Chúa. Vợ chồng con cái đã sum họp trở lại.
Durrmeier ngước mặt nhìn trời:
- Có lẽ chẳng bao giờ anh giũ bỏ nổi quá khứ của mình. Chỉ vì nó mà họ lập tức nghi cho anh.
Người đàn bà mỉm cười. Cánh mũi bà phập phồng vì chứng khó thở, tuy nhiên cặp mắt nai của bà đáng tin cậy làm sao, bà thì thầm:
- Qua rồi, anh Durrmeier. Em nói rằng mọi thứ đã qua rồi.
- Ừ... Em vô nhà đi. Anh sẽ coi trạm xăng. Ủa, Anke đâu hả?
- Nó đi thăm các bạn học. Tội Anke quá. Đêm hôm qua con bé phải hy sinh một cuộc liên hoan tại nhà bạn Karl nào đó bởi em bị lên cơn suyễn. Em muốn bữa nay nó được thư thả. Nó sớm già trước tuổi bởi vì...
- Đừng nói nữa em. Anh biết.
Durrmeier ngồi vào bàn giấy. Nỗi buồn của người đàn ông bay mất lúc ông nhìn qua cửa sổ. Cái hố cát trong khu vườn an ủi ông còn hơn châu báu ngọc ngà. Này nhé, tại hố cát hai thiên thần... không cánh: Wolfgang bốn tuổi và Klaus mới sáu tuổi đang mải mê nghịch cát.
Trên bức tường ở văn phòng có một cái gương nhỏ. Durrmeier vốn quen cảnh giác đã cố tình treo nó để quan sát những gì diễn ra trước trạm xăng. Một con thú bị thương phải thường xuyên thận trọng. Người Rắn thừa hiểu được dĩ vãng của mình. Và hôm nay ông không ngờ “dĩ vãng” bị đánh thức bởi chiếc Kombi tồi tàn vừa đỗ xịch qua... tấm gương phản chiếu.
Ê, thằng cầm lái chiếc Kombi hùng hổ bước xuống khiến Durrmeier bàng hoàng. Tấm gương lồ lộ nhân dạng gã đang nện mạnh gót chân tiến vào văn phòng. Trời ạ, cái thằng ăn cướp trong đêm khốn kiếp. Chính bộ mặt dị dạng của gã đã chiếu tướng Durrmeier ở quán rượu rồi giơ quả đấm định “thịt” ông ở công viên. Mày muốn gì ở cây xăng của tao hả... tóc vàng?
Durrmeier nghĩ thầm: “Mày muốn gì ở tao hả?”. Ông nhoài người trên bàn định chụp máy điện thoại thì... cánh cửa văn phòng mở ra. Tai hoạ khởi sự từ một câu thật... lễ độ.
- Chào ông chủ, tôi...
Thằng tóc vàng nín bặt. Trong chớp nhoáng gã toát mồ hôi đầm đìa. Trời đất, Người Rắn là lão chủ cây xăng kiêm lão già khọm say sưa mà gã đã chọn làm con mồi trong một phi vụ đêm hôm trước.
Miệng Gerlich há hốc. Gã vẫn còn hy vọng rằng bóng tối công viên sẽ che chở cho dung nhan méo mó của mình. Nhưng gã hiểu rằng chờ đợi chuyện đó thật vô ích. Hãy nhìn Durrmeier đang ngó chằm chằm vào vết xước đỏ hỏn trên cổ gã...
Gã giật thót người lúc ông chủ trạm xăng thò tay chộp cái gióng khoá trên thành cửa sổ. Durrmeier kêu lên:
- Tao cấm mày nhúc nhích. Tao đã nhẵn mặt mày. Nào, đứng im đó chờ cảnh sát đến.
Lạy Chúa, cái gióng khoá nặng nề kia có thể làm vỡ đầu nhưng... cảnh sát thì lại càng tệ hại hơn, Gerlich chưa tỏ phản ứng gì thì Durrmeier đã quay số máy của đội săn bắt cướp. Gã hoảng hồn la lên:
- Khoan đã ông chủ. Tôi đến đây với mục đích thiện chí. Bạn của ông đang đứng ngoài kia...
Durrmeier ngừng ngón tay trên vòng số cuối cùng:
- Mày nói sao?
- Siggi Malowitz!
Mặt Durrmeier đanh lại như thép:
- Hả? Nó mà là bạn của tao ư? Nó đã làm cho tao bị tì vết đến giờ này. Tao sẽ cho nó lẫn mày trình diện cảnh sát.
Gerlich chới với. Gã chẳng dè Vua trộm mất uy đến thế. Gã đánh ván bài chót:
- Vậy xin mời ông cứ việc gọi bọn “cớm”. Dễ thôi, tôi có thể bị bắt nhưng ông phải coi chừng. Gia đình ông không yên với Siggi đâu. Chắc ông không lạ.
Durrmeier quay qua cửa sổ. Trời ơi, hai thằng con bụ bẫm như thiên thần đang vô tư đùa với cát. Chúng vô tội hoàn toàn. Ông liếc mắt xuống bếp. Bà vợ Karola đáng thương đang chuẩn bị món ăn ưa thích của ông. Còn nhìn vào trong gương? Cái thằng Malowitz chó đẻ ngồi trong chiếc Kombi bất cứ lúc nào cũng có thể ra tay tàn độc. Nó là một thằng đê tiện trong mọi trường hợp mà ông đã từng nếm mùi từ... mười lăm năm trước.
Ông chán nản gieo mình xuống ghế. Cái gióng khoá không có mục tiêu nện mạnh xuống mặt sàn. Ông lẩm bẩm:
- Thôi được.
Gerlich mừng như vớ được một cái phao giữa biển. Ít ra phải thế chứ. Gã thở phào:
- Tôi sẽ gọi ông trùm Siggi. Bỏ qua vụ tối qua đi… Người Rắn. Rõ ràng lúc đó tôi có biết ông là... Rắn đâu.
Gerlich gào thật nhanh như sợ Durrmeier đổi ý:
- Anh Siggi ơi, vô gấp!
Coi, ông trùm tông cửa xe cười nhăn nhở bước vào văn phòng. Hắn nạt:
- Thằng ngu.
Gã hướng về Durrmeier đầy niềm nở:
- Chào Gunther! Thế là sau bao năm ta lại gặp nhau. Chà, vợ con rồi sao?
Durrmeier ngắt lời hắn, chỉ thẳng tay vào Gerlich:
- Cái con chuột chết này định tấn công tao tối qua trong công viên Klostertaler đấy.
Hai con mắt lồi của Malowitz giương lên ngỡ ngàng:
- Sao vậy Herbert? Mày dám chọn Người Rắn là nạn nhân ư?
Rồi gã cười lên ha hả:
- Ồ, thật không thể nghĩ ra một trò oái oăm hơn được. Đúng là duyên tiền định. Tôi xin lập lại: duyên do... đồng tiền định. Chứ sao, hai người đang sắp sửa cộng tác với nhau lại từng chạm trán nhau như kẻ thù. Hay! Hay thiệt!
Malowitz nhảy phắt lên ngồi trên bàn. Gã đung đưa cả hai chân:
- Tao vẫn sợ rằng mày mập lên, Gunther ạ. Mày mà mập là coi như hỏng. Phi vụ sắp tới của chúng ta đòi hỏi mình phải là Gurseppe - Người Rắn. Như hồi xưa. Hà hà, tao và mày sẽ bắt tay nhau trong một “mánh” hết sảy. Chỉ mỗi mình mày mới trườn nổi như con rắn lọt qua ống thông hơi. Hiểu chứ Gunther? Mày chỉ làm việc nửa giờ là dư tiền xài một năm trời.
Durrmeier lắc đầu:
- Mày khỏi thuyết phục tao, Siggi. Tao đã hoàn lương từ lâu. Kể từ sau khi ra tù do tụi bay tố cáo, tao trở thành một công dân lương thiện. Và tao thề trong sạch cho tới lúc nhắm mắt.
Vua trộm Malowitz cười rung cả người. Gã trề môi:
- Thiệt hả?
Một nét mỉa mai thoáng hiện trên khuôn mặt nham hiểm của Malowitz.
/703
|