Nitschl đã được bác sĩ chăm sóc vết thương. Lúc này gã tiu nghỉu trên chiếc ghế cứng trước bàn giấy của cảnh sát ga. Gã tiu nghỉu là phải, bởi trên mặt bàn, ngoài cái bóp của gã là tấm vé tàu có vết ố nước trà hình chữ nhật sờ sờ.
Viên cảnh sát đã lập xong biên bản. Giọng ông ta lạnh như băng:
- Việc biển thủ của rơi vừa rồi đáng lẽ không thể tha thứ, nhưng xét lời khai của anh cần đi thăm người chú ruột và hứa sẽ bồi hoàn tiền vé lại cho bà Pfab nên chúng tôi bỏ qua. Tuy vậy, chuyện anh dùng dao tấn công cậu Peter Carsten thì pháp luật không thể bỏ qua được cho dù Peter Carsten đã rộng lượng không tố cáo anh. Anh có thể tiếp tục chuyến du lịch của mình, khi trở lại nơi cư trú, anh sẽ nhận được thông báo của cảnh sát khu vực ấy sau.
Nitschl đứng dậy không nói một lời nào. Gã lướt qua Tarzan với ánh mắt sa sầm.
Tarzan lúc này mới thấy bối rối:
- Tôi và bà cụ sẽ làm gì đây, ông cảnh sát? Con tàu Mũi Tên Bạc đã đi mất rồi.
- Yên trí đi, cậu bé. Hai mươi phút nữa sẽ có một chuyến tàu chợ. Tàu này sẽ đỗ lại ở tất cả các ga. Cậu hãy đưa bà cụ ra cửa số 4.
Đứng đợi tàu bà Christine cứ thắc mắc:
- Làm sao bắt đền cái gã Otto Nitschl đó chiếc vé tàu nhỉ? Nhà ga thì chắc chắn không trả lại tiền vé cho tôi rồi.
Tarzan ngẫm nghĩ:
- Gã đã hứa lấy tiền của ông chú trả lại cho bà mà. Ông chú của gã tên là Franz Hauke chủ một tiệm thuốc lá ở ga chính thuộc thành phố chúng ta sẽ tới. Cháu sẽ đòi cho bà đủ 298 mark.
Bà cụ đã yên lòng. Khi hai người lên tàu, câu đầu tiên của bà Christine chẳng ăn nhập vào đâu:
- Cháu Peter này, tôi và cô em tôi thương nhau lắm. Tôi rất muốn lên thành phố thăm nó thường xuyên, chỉ ngại ông em rể…
- Sao hở bà?
- E… hèm, ông em rể tôi hình như chẳng ưa họ hàng bên vợ. Chỉ cần tôi ở quá ba tuần là khó chịu ra mặt.
- Cháu hiểu bà ạ. Theo cháu, bà nên chọn lúc không bị dị ứng mũi mà đi thăm họ hàng.
Bà Christine cười xòa:
- Ôi, tôi biết chứ. Thật kinh khủng… hắt… hắt xì!
Tàu dừng ở ga Kleinmichelsdorf để đón khách. Tarzan thò đầu ra cửa sổ. Một cái bóng nhỏ nhắn quen thuộc vừa bước lên tàu. Cô bạn học cũ Barbara Schrabel chớ còn ai.
Hắn mừng húm vẫy cô bé có đôi mắt sẫm hình hạnh nhân trên khuôn mặt tái xanh đó lại gần. Barbara reo lên:
- Ôi, chào Tarzan!
Tarzan giới thiệu cô với bà cụ. Hắn kết luận:
- Tụi cháu hồi đó là bạn cùng lớp trước khi Barbara chuyển sang trường khác để khỏi phải tàu xe hàng ngày tới trường.
Barbara ngồi xuống cạnh Tarzan. Cô bé đã bớt nhợt nhạt:
- Nhất là sau khi cháu bị tai nạn, thưa bà.
Tarzan bây giờ mới nhớ ra:
- Ừ nhỉ. Bạn dạo này thế nào, Barbara? Ngó bạn có vẻ hoàn toàn bình phục rồi đó.
- Được vậy thì đã tốt. Mình đang đi khám đây. Mình vẫn phải tiếp tục điều trị. Tarzan không nhớ ư, hồi đó mình bị chấn thương sọ não và tổn thương cột sống. Cháu bị té xe đạp bà ạ.
Tarzan giải thích:
- Barbara không phải tự nhiên té mà do sa bẫy trên đường. Một thằng khốn khiếp đã căng dây ngang lộ lúc trời chạng vạng. Đó là đoạn quốc lộ giữa Grossrhoden và Traubling. Lát nữa, ba người chúng ta sẽ đi qua đó. Ngay sau Đường Hầm Quỷ Sứ, về phía thành phố.
- Lạy Chúa! Chuyện xảy ra chắc phải khủng khiếp lắm.
Barbara cắn môi:
- Cháu chỉ còn nhớ cháu đã bay qua ghi-đông xe ra sao. Cháu không hề thấy sợi dây dù xe cháu đã bật đèn. Lẽ ra cháu có thể chết bà ạ. Bà biết không, sợi dây căng giữa hai thân cây hai bên vệ đường. Lúc ấy cháu đang tập trung tránh chiếc xe hơi chạy ngược chiều. Nếu chiếc ô-tô chạy nhanh chắc cháu đã bị cán dẹp.
Bà Christine lắc đầu:
- Chắc lại một trò nghịch ngợm quái ác của bọn con trai mới lớn.
Tarzan thở dài:
- Ở hiện trường cảnh sát không thu được dấu vết gì. Thủ phạm còn lặp lại trò chơi căng dây sát nhân hai lần nữa nhưng những người đi dạo đã kịp thời phát hiện nên không xảy ra chuyện gì đáng tiếc.
Bà Christine nắm chặt tay Barbara:
- Không thể hiểu sao lại có kẻ đê tiện và thâm độc đến thế. Cháu vẫn còn đau lắm hả?
- Dạ, cháu còn bị nhức đầu nên cô giáo cho phép miễn giờ thể dục. Hiện giờ cháu vẫn chưa đi được xe đạp bà ạ.
Trong khi hai bà cháu trò chuyện, Tarzan tình cờ liếc về phía trước. Trời ạ, Nitschl đang trụ trong toa trên chứ đâu, quay cái đầu cạo trọc có dán băng dính về phía hắn. Bác sĩ đã bôi i-ốt sát trùng lên vết thương, nên chỉ nửa đầu sau của Nitschl “vàng hươm”.
Bây giờ con tàu đang vọt vào Đường Hầm Quỷ Sứ. Đường hầm duy nhất dẫn vào thành phố chạy xuyên lòng núi Quỷ Sứ chừng hai phút tàu chạy.
*
Erich Jesper chẳng buồn bận tâm đến những gì mình đã gây ra – nói chi đến chuyện gã áy náy với lại cắn rứt lương tâm. Để làm gì chứ? Ngoài gã, chẳng ma nào biết gã đã làm gì.
Kì quặc vậy đó: gã chỉ khoái những hành động bị cấm, vi phạm pháp luật. Chúng gợi lên trong gã cảm giác được mạo hiểm. Giải thích thế là đủ. Chấm hết!
Mười bảy tuổi, cao lớn, tóc vàng hoe, nét mặt mềm mại với nước da rất mịn màng, cặp mắt mơ mộng, Erich biết giấu bản chất sau một nụ cười dịu dàng. Gã là con nhà khá giả.
Lúc này chiều muộn, gã phóng mô-tô trên đường quốc lộ phía sau Traubling.
Gã tấp lại bên một chiếc ô-tô con đậu ven đường. Ái chà, phải làm một việc gì đó giúp người đàn bà bị hư xe như một kẻ mã thượng chứ.
Gã tắt máy mô-tô, chống một chân xuống đất.
- Xin chào! Tôi có thể giúp gì bà đây. Thay lốp chăng?
Cô gái mặc quần Jeans màu cà phê, đi giày basket, áo phông sặc sỡ. Mái tóc đen óng mượt có ruy-băng quấn quanh trông thật bắt mắt. Chỉ có điều cô nàng nói những câu thật khó nghe:
- Cảm ơn anh bạn trẻ. Xe tôi vẫn bình yên. Tôi đang tính… À, mà cậu là Erich Jesper phải không?
Gã khó chịu hết sức nhưng vẫn cố gượng cười. Gã căm thù cái cách xưng hô thân mật mà chưa được gã cho phép kia. Thêm nữa, quỷ tha ma bắt, làm sao ả biết gã nhỉ?
- Hừm… vâng. Tôi đây. Xin lỗi, tôi không nhớ được bà là ai.
Đôi mắt màu xanh lục và cái miệng của cô gái tươi tắn:
- Nữ nhiếp ảnh Gertrud Rawitzky đây. Cậu nhớ ra chưa, tôi đã chụp hình trong buổi tiệc của gia đình cậu hồi tháng chín. Hôm ấy có tới năm trăm khách mời, làm sao cậu nhớ nổi từng người.
Erich nhăn trán:
- Ồ, nhớ rồi, nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy trông bà khác kia, diện hơn nhiều.
- Đương nhiên rồi, đi dự tiệc mà. Ba cậu nổi tiếng về những cuộc hội hè đó. Giờ thì tôi đang tìm cảm hứng để làm một cuốn sách ảnh về vùng này. Ảnh phong cảnh. Ảnh thú vật. Ảnh các trang trại lẫn vùng ngoại ô…
- Vậy xin chúc bà thành công. Tạm biệt.
Erich nổ máy. Mẹ kiếp, thế nào lại gặp chính ả. Đành phải đi đường vòng vậy. Phí mẹ nó mười phút cộng một nụ cười. Giờ thì đằng nào cũng nhỡ mất Mũi Tên Bạc rồi. Đành “làm việc” con tàu tiếp theo vậy, bất kể đó là tàu gì.
Erich Jesper cho mô-tô tránh hướng đường đồng, nếu không cô ả thợ chụp Rawitzky sẽ trông thấy gã mất. Gã dừng xe một lần ngó xuyên qua các bụi cây. Kì lạ thật, gã chỉ thấy trơ trọi chiếc xe hơi đỏ của Rawitzky ven đường cách nơi gã đứng chừng một cây số rưỡi. Cô ả mắc dịch đâu vậy kìa, bộ đi chọn cảnh chụp chăng?
“Ả không thể trông thấy mình” – gã khẳng định. Đoạn lên xe đi tiếp.
Kia rồi, dưới ánh hoàng hôn, những thanh đường ray lấp lánh. Erich liếc về đằng xa. Chiếc ô-tô của Gertrud vẫn ở đó. Gã quyết định giấu chiếc mô-tô vào một bụi cây, mặc kệ chiếc xe đổ nhẹ xuống đám lá.
Giờ thì gã lom khom chạy đến Đường Hầm Quỷ Sứ. Hai bên đầy các tảng đá to nhỏ đủ cỡ, gã thở phào bước lên đường tàu. Chẳng có ma nào rình rập gã.
Erich liếc mắt vô chiếc đồng hồ Thụy Sĩ giá không dưới 5.000 mark mà bố gã tặng khi gã tròn mười lăm tuổi.
- Hừ, hụt mất con mồi Mũi Tên Bạc. Nhưng Erich này chỉ cần thưởng thức cú húc của một đoàn tàu vào đá tảng, bất kể đoàn tàu nào.
Gã muốn nhìn tận mắt. Mắt thấy tai nghe cho hả thèm…
Erich Jesper chọn ngay một tảng đá nặng trịch vần xuống lộ rồi lăn vào đường hầm. Gã tiếp tục lăn tiếp sáu tảng nữa có kích thước xê xích một chút. Lúc “chướng ngại vật” đủ để một đoàn tàu trật bánh cũng là lúc người gã đầm đìa mồ hôi.
Nào, ta cần kiếm một chỗ núp kín đáo để quan sát thành quả lao động chớ. Erich khoác chiếc áo gió dắt mô-tô lên sườn núi. Gã thở ì ạch nhưng cuối cùng cũng lựa được một khe nấp mĩ mãn dưới tán cây rậm rạp.
Tuyệt vời. Gã chợt thấy hồi hộp quá. Nằm sấp trong khe, gã nhòm qua bờ khe. Từ đây, gã bao quát được rất rộng. Ra tận chỗ đường quốc lộ, nơi chiếc xe đỏ của Gertrud đỗ.
Quỷ tha ma bắt, sao vẫn chưa thấy con tàu nào đến?
Nhất định phải khác hẳn một trời một vực với việc chăng dây ngang đường vắng lúc trời tối. Đã ba lần gã chăng dây. Một lần quá đà, suýt làm con bé Barbara Schnabel mất mạng. Dĩ nhiên, gã không chủ tâm hại chính con bé đó…
Cú này thì một đầu tàu sẽ bị hư hại. Ồ, mà biết đâu sẽ còn hơn như thế. Đoàn tàu trật bánh chẳng hạn?
Rồi gã sẽ được thấy hết. Thì bởi vậy mà gã mới ra tay, mới có mặt ở đây chứ!
*
Gertrud Rawitzky đứng trong kho cỏ, nín thở. Kho cỏ cũ kĩ, ọp ẹp, nhện giăng đầy bốn góc, đầy tổ chim. Giữa kho cỏ và đường tàu là một khoảng đất chừng ba trăm mét. Cửa Đường Hầm Quỷ Sứ thì xa hơn.
Gertrud đã đi đường tắt đến đây ngay sau khi gặp Erich, mang theo máy chụp hình và ống nhòm, với hi vọng khám phá ra bí mật của thiên nhiên. Và khi tình cờ liếc sang phía đường hầm, cô phát giác ra bí mật của… Erich Jesper.
Coi, gã đang làm gì vậy kìa? Gertrud phập phồng theo dõi tên thanh niên mới lớn lăng xăng giấu xe máy, chạy đôn chạy đáo lăn những tảng đá. Và cô nghẹt thở khi hiểu rằng những tảng đá chết người kia được công tử Erich đặt trên đường ray tối om với mục đích gì.
Gertrud vội vã lắp ống kính tê-lê dài nhất vào máy ảnh, không hề nghĩ đến chuyện ngăn cản Erich. “Quả là một dịp may hiếm có cho nghề nghiệp.” Cô ta thì thầm. Tì ống ngắm lên một xà ngang, Gertrud bắt đầu điều chỉnh độ nét của hình ảnh, ánh sáng, khuôn hình đâu vào đó. Ống kính tê-lê kéo Erich lại gần, như thể gã đang ở cách kho cỏ có 20 mét.
Cô bấm một lượt 20 kiểu và thay phim mới cấp tốc trong lúc tên khủng bố leo lên ẩn trên sườn núi. Với loại phim đặc biệt nhạy sáng này, chỉ cần bầu trời đừng sớm khoác áo choàng đen là tất cả mọi chi tiết của biến cố sẽ được ghi lại rõ ràng.
Gertrud lầm rầm cầu nguyện… quỷ sứ. Trong một giây, cô ta có cảm giác mình đã biến thành tòng phạm của kẻ phá hoại. Nhưng rồi cô ta tự an ủi ngay:
- Chậc, vì sự nổi tiếng, ta bất chấp.
*
Tarzan mỉm cười. Một nụ cười dành cho… Gaby chỉ mình hắn biết. Sắp được gặp cô bé rồi mà.
Bà Christine bảo:
- Barbara, cháu nhìn Peter kìa. Chắc cậu ta đang nghĩ tới điều gì đẹp lắm.
- Lại nghĩ đến cô bạn gái của cậu ấy đó mà. Bà biết không, Peter và Gaby là đôi bạn keo sơn, đang tính gắn bó… suốt đời đó bà.
Tarzan hoảng hồn đính chính:
- Barbara, bạn nói gì kì vậy? Thưa bà Pfab, cháu… cháu coi Gaby như là… Barbara vậy. Bạn… bè thân tình thôi.
Rồi hắn đánh trống lảng:
- Mọi người chú ý, sắp tối om đây này. Chúng ta đang tiến dần đến Đường Hầm Quỷ Sứ.
Bà Christine rùng mình:
- Kinh nhỉ, nghe cứ như là đến thăm Diêm Vương vậy. Hắt… hắt xì…
Barbara cười:
- Không có gì đâu, thưa bà. Cháu đi xuyên đường hầm này đến vài trăm lượt rồi mà chưa bao giờ thấy quỷ sứ hiện ra cả.
Tarzan bất giác ngó ra ngoài cửa sổ. Con mắt thần ưng của hắn xuyên qua cánh đồng, chạm một chiếc xe hơi con màu đỏ nằm trên đường quốc lộ. Hắn tưởng mình hoa mắt khi thấy giữa kho cỏ nhá lên một ánh chớp. Không, trời ạ, rõ ràng không phải đó là tia nắng cuối cùng! Đó phải là một cái gì đó như ống nhòm phản quang…
Đúng vào lúc hắn hoang mang nhất thì con tàu bất hạnh chạy vô đường hầm.
- Thưa bà Pfab, thật dễ chịu nếu chúng ta…
Tarzan đang nói dở câu, thì dường như đoàn tàu bị một bàn tay khổng lồ nhấc bổng lên. Các toa có vẻ sắp đứt rời từng khúc. Ngay lập tức, hắn bị hất lên phía trước, văng vào chiếc ghế đối diện không người ngồi. Theo bản năng, hắn cuộn tròn người lăn xuống sàn, húc phải giò của một người đàn ông đang ú ớ.
Lúc này tiếng kim loại chạm nhau lộng óc. Kính vỡ loảng xoảng. Toa tàu nghiêng sang bên trái nhưng may mắn không bị lật. Nóc tàu ngả vào thành hầm. Kim loại cọ sát làm toé ra những tia lửa tựa pháo bông.
Sau ba giây nghệt thở, mọi âm thanh kinh khủng bắt đầu nổ bùng. Có ít nhất cả trăm hành khách kêu thét như điên dại.
Tarzan gượng đứng dậy. Hắn bước chếnh choáng trên sàn tàu đã nghiêng hẳn đi như phi hành gia đi trên mặt trăng. Nào, đường ray bị bong chăng? Hay… hầm sập, hay là một đòn tấn công của bọn khủng bố đầu trọc vào ngành Đường Sắt Liên Bang?
Chân hắn chạm phải một vật gì mềm mềm. Qua ánh đèn mờ chỉ dùng trong những tình huống khẩn cấp vừa được bật lên, Tarzan hết hồn khi thấy Barbara nằm bất tỉnh. Hắn cúi xuống bế cô bé đang ngoẹo đầu sang một bên. Máu chảy từ vết thương dưới mí mắt cô.
- Bà Pfab ơi, bà đâu rồi?
- Lạy… Chúa, tôi đây.
Bà cụ lồm cồm bò từ dưới gầm ghế lên, khuôn mặt tái nhợt như một xác chết.
- Bà có sao không ạ?
- Có lẽ không… sao. Barbara bị bay vào người tôi.
- Nào, mình rời khỏi chỗ này gấp!
Tarzan bế Barbara trên tay len lỏi trên sàn tàu nghiêng đi ra phía cửa toa. Hắn và bà Christine lọt ra ngoài trời mà không gặp một va chạm nguy hiểm nào.
Cách toa cuối cùng chừngba, bốn bước, hãy khách đứng cả dãy – toàn đàn ông - trố mắt ngó cảnh tượng khủng khiếp. Một số người trong họ máu me đầy mặt.
Tarzan đặt Barbara xuống một lớp cỏ dày và bắt mạch cho cô. Hắn thở phào:
- Tạ ơn Chúa, mạch vẫn khỏe.
Đúng lúc ấy cô bé mở mắt kinh hoàng.
- Đừng nhỏm dậy Barbara. Hãy nằm yên đã, bạn đã bị đập đầu khá mạnh.
- Ừ, ừ… mình thấy hơi nhức đầu. Chuyện gì xảy ra vậy Tarzan?
- Tàu bị trật bánh, chưa biết lí do. Nhưng tôi không tin người lái lại cẩu thả gây nên tai họa.
Hành khách vẫn tiếp tục ra khỏi đường hầm, người bước cà nhắc, người rên rỉ. Cả tên “da đỏ” Nitschl cũng bèo nhèo trong đám chúng sinh đó. Người soát vé lúc này đã xuất hiện. Chiếc mũ của ông ta bay đâu mất, một tay ông ta áp vào thái dương. Sau ông là người lái tàu bước lảo đảo. Ông này ngồi bệt xuống đất, ngay khi ra khỏi đường hầm, bắt đầu sờ nắn lồng ngực.
Một loạt câu hỏi của hành khách trút lên đầu hai người.
Người lái tàu lắp bắp:
- Những tảng đá… những tảng đá rất lớn… nằm trên đường tàu… vào giây chót tôi mới trông thấy chúng… tôi còn kịp nhấn phanh… Ôi Thượng Đế cứu mạng… nhưng tôi bị văng khỏi buồng lái…
Một vị khách quen ân cần hỏi:
- Anh có bị thương không, Paul?
- Tôi không biết. Nhưng cảm thấy đau khắp người. Này, Willi ơi! Đi đâu đó hả?
Người soát vé ngoái lại:
- Tôi phải quành lại đường hầm, Paul à. Phải báo cho trung tâm điều độ để họ chặn đường này lại ngay…
Tarzan chới với. Vậy đúng là một đòn dằn mặt nhằm vào Đường Sắt Liên Bang rồi! Và bọn tội phạm có lẽ còn rình rập đâu đây để chờ đoạn cuối của thắng lợi…
- Họ… làm gì bây giờ hả cháu?
Tarzan quay lại bà Christine, giải thích:
- Họ sẽ báo cho trung tâm, bà ạ. Người ta sẽ chặn con đường này trước khi một con tàu tốc hành khác lao tới.
- Ôi, Đường Hầm Quỷ Sứ. Chúng ta tính sao với cô bé Barbara đây Tarzan?
- Cháu tin rằng xe cứu thương và có thể trực thăng cứu hộ sẽ đến ngay bây giờ. Barbara buộc phải nằm viện để đề phòng vết thương cũ tái phát.
Bà Christine run cầm cập:
- Thực không thể nào ngờ. Tội nghiệp cháu, Barbara ạ. Nhưng bà và Peter Carsten đang chia sẻ tai họa với cháu đây. Nếu không bị trở ngại bởi… cái vé tàu thì bà và cậu ấy đã lên con tàu Mũi Tên Bạc bình an vô sự. Hừ, rõ ràng con tàu Mũi Tên Bạc đã chạy qua đây trước khi những tảng đá bị bọn khủng bố đặt lên đường ray.
Tarzan nghiến răng. Câu nói của bà lão không phải là một giả thuyết mà là một chi tiết đáng giá. Còn gì nữa mà bàn cãi, hung thủ tất nhiên còn ẩn nấp gần đây.
Con mắt ra-đa của hắn lại lướt trên cánh đồng. Trời đất, kho cỏ! Có chỗ nào trú chân an toàn và thuận tiện hơn cho tên tội phạm bằng cái kho chứa cỏ kia chớ!
Tia chớp trong đầu hắn lóe lên tương tự như tia chớp mà trước khi xảy ra tai họa hắn đã nhìn thấy. Chà, tụi bay đã tự tố cáo mình khi để lọt một tia nắng cuối cùng vô cái ống nhòm!
Tarzan đảo cái nhìn ra đường quốc lộ vắng tanh. Chiếc ô-tô đỏ vẫn đậu ở đó. Chắc chắn đó là phương tiện di chuyển của hung thủ rồi.
Tarzan nói với bà Pfab:
- Cháu sẽ quay lại ngay, bà săn sóc giùm Barbara một chút.
Viên cảnh sát đã lập xong biên bản. Giọng ông ta lạnh như băng:
- Việc biển thủ của rơi vừa rồi đáng lẽ không thể tha thứ, nhưng xét lời khai của anh cần đi thăm người chú ruột và hứa sẽ bồi hoàn tiền vé lại cho bà Pfab nên chúng tôi bỏ qua. Tuy vậy, chuyện anh dùng dao tấn công cậu Peter Carsten thì pháp luật không thể bỏ qua được cho dù Peter Carsten đã rộng lượng không tố cáo anh. Anh có thể tiếp tục chuyến du lịch của mình, khi trở lại nơi cư trú, anh sẽ nhận được thông báo của cảnh sát khu vực ấy sau.
Nitschl đứng dậy không nói một lời nào. Gã lướt qua Tarzan với ánh mắt sa sầm.
Tarzan lúc này mới thấy bối rối:
- Tôi và bà cụ sẽ làm gì đây, ông cảnh sát? Con tàu Mũi Tên Bạc đã đi mất rồi.
- Yên trí đi, cậu bé. Hai mươi phút nữa sẽ có một chuyến tàu chợ. Tàu này sẽ đỗ lại ở tất cả các ga. Cậu hãy đưa bà cụ ra cửa số 4.
Đứng đợi tàu bà Christine cứ thắc mắc:
- Làm sao bắt đền cái gã Otto Nitschl đó chiếc vé tàu nhỉ? Nhà ga thì chắc chắn không trả lại tiền vé cho tôi rồi.
Tarzan ngẫm nghĩ:
- Gã đã hứa lấy tiền của ông chú trả lại cho bà mà. Ông chú của gã tên là Franz Hauke chủ một tiệm thuốc lá ở ga chính thuộc thành phố chúng ta sẽ tới. Cháu sẽ đòi cho bà đủ 298 mark.
Bà cụ đã yên lòng. Khi hai người lên tàu, câu đầu tiên của bà Christine chẳng ăn nhập vào đâu:
- Cháu Peter này, tôi và cô em tôi thương nhau lắm. Tôi rất muốn lên thành phố thăm nó thường xuyên, chỉ ngại ông em rể…
- Sao hở bà?
- E… hèm, ông em rể tôi hình như chẳng ưa họ hàng bên vợ. Chỉ cần tôi ở quá ba tuần là khó chịu ra mặt.
- Cháu hiểu bà ạ. Theo cháu, bà nên chọn lúc không bị dị ứng mũi mà đi thăm họ hàng.
Bà Christine cười xòa:
- Ôi, tôi biết chứ. Thật kinh khủng… hắt… hắt xì!
Tàu dừng ở ga Kleinmichelsdorf để đón khách. Tarzan thò đầu ra cửa sổ. Một cái bóng nhỏ nhắn quen thuộc vừa bước lên tàu. Cô bạn học cũ Barbara Schrabel chớ còn ai.
Hắn mừng húm vẫy cô bé có đôi mắt sẫm hình hạnh nhân trên khuôn mặt tái xanh đó lại gần. Barbara reo lên:
- Ôi, chào Tarzan!
Tarzan giới thiệu cô với bà cụ. Hắn kết luận:
- Tụi cháu hồi đó là bạn cùng lớp trước khi Barbara chuyển sang trường khác để khỏi phải tàu xe hàng ngày tới trường.
Barbara ngồi xuống cạnh Tarzan. Cô bé đã bớt nhợt nhạt:
- Nhất là sau khi cháu bị tai nạn, thưa bà.
Tarzan bây giờ mới nhớ ra:
- Ừ nhỉ. Bạn dạo này thế nào, Barbara? Ngó bạn có vẻ hoàn toàn bình phục rồi đó.
- Được vậy thì đã tốt. Mình đang đi khám đây. Mình vẫn phải tiếp tục điều trị. Tarzan không nhớ ư, hồi đó mình bị chấn thương sọ não và tổn thương cột sống. Cháu bị té xe đạp bà ạ.
Tarzan giải thích:
- Barbara không phải tự nhiên té mà do sa bẫy trên đường. Một thằng khốn khiếp đã căng dây ngang lộ lúc trời chạng vạng. Đó là đoạn quốc lộ giữa Grossrhoden và Traubling. Lát nữa, ba người chúng ta sẽ đi qua đó. Ngay sau Đường Hầm Quỷ Sứ, về phía thành phố.
- Lạy Chúa! Chuyện xảy ra chắc phải khủng khiếp lắm.
Barbara cắn môi:
- Cháu chỉ còn nhớ cháu đã bay qua ghi-đông xe ra sao. Cháu không hề thấy sợi dây dù xe cháu đã bật đèn. Lẽ ra cháu có thể chết bà ạ. Bà biết không, sợi dây căng giữa hai thân cây hai bên vệ đường. Lúc ấy cháu đang tập trung tránh chiếc xe hơi chạy ngược chiều. Nếu chiếc ô-tô chạy nhanh chắc cháu đã bị cán dẹp.
Bà Christine lắc đầu:
- Chắc lại một trò nghịch ngợm quái ác của bọn con trai mới lớn.
Tarzan thở dài:
- Ở hiện trường cảnh sát không thu được dấu vết gì. Thủ phạm còn lặp lại trò chơi căng dây sát nhân hai lần nữa nhưng những người đi dạo đã kịp thời phát hiện nên không xảy ra chuyện gì đáng tiếc.
Bà Christine nắm chặt tay Barbara:
- Không thể hiểu sao lại có kẻ đê tiện và thâm độc đến thế. Cháu vẫn còn đau lắm hả?
- Dạ, cháu còn bị nhức đầu nên cô giáo cho phép miễn giờ thể dục. Hiện giờ cháu vẫn chưa đi được xe đạp bà ạ.
Trong khi hai bà cháu trò chuyện, Tarzan tình cờ liếc về phía trước. Trời ạ, Nitschl đang trụ trong toa trên chứ đâu, quay cái đầu cạo trọc có dán băng dính về phía hắn. Bác sĩ đã bôi i-ốt sát trùng lên vết thương, nên chỉ nửa đầu sau của Nitschl “vàng hươm”.
Bây giờ con tàu đang vọt vào Đường Hầm Quỷ Sứ. Đường hầm duy nhất dẫn vào thành phố chạy xuyên lòng núi Quỷ Sứ chừng hai phút tàu chạy.
*
Erich Jesper chẳng buồn bận tâm đến những gì mình đã gây ra – nói chi đến chuyện gã áy náy với lại cắn rứt lương tâm. Để làm gì chứ? Ngoài gã, chẳng ma nào biết gã đã làm gì.
Kì quặc vậy đó: gã chỉ khoái những hành động bị cấm, vi phạm pháp luật. Chúng gợi lên trong gã cảm giác được mạo hiểm. Giải thích thế là đủ. Chấm hết!
Mười bảy tuổi, cao lớn, tóc vàng hoe, nét mặt mềm mại với nước da rất mịn màng, cặp mắt mơ mộng, Erich biết giấu bản chất sau một nụ cười dịu dàng. Gã là con nhà khá giả.
Lúc này chiều muộn, gã phóng mô-tô trên đường quốc lộ phía sau Traubling.
Gã tấp lại bên một chiếc ô-tô con đậu ven đường. Ái chà, phải làm một việc gì đó giúp người đàn bà bị hư xe như một kẻ mã thượng chứ.
Gã tắt máy mô-tô, chống một chân xuống đất.
- Xin chào! Tôi có thể giúp gì bà đây. Thay lốp chăng?
Cô gái mặc quần Jeans màu cà phê, đi giày basket, áo phông sặc sỡ. Mái tóc đen óng mượt có ruy-băng quấn quanh trông thật bắt mắt. Chỉ có điều cô nàng nói những câu thật khó nghe:
- Cảm ơn anh bạn trẻ. Xe tôi vẫn bình yên. Tôi đang tính… À, mà cậu là Erich Jesper phải không?
Gã khó chịu hết sức nhưng vẫn cố gượng cười. Gã căm thù cái cách xưng hô thân mật mà chưa được gã cho phép kia. Thêm nữa, quỷ tha ma bắt, làm sao ả biết gã nhỉ?
- Hừm… vâng. Tôi đây. Xin lỗi, tôi không nhớ được bà là ai.
Đôi mắt màu xanh lục và cái miệng của cô gái tươi tắn:
- Nữ nhiếp ảnh Gertrud Rawitzky đây. Cậu nhớ ra chưa, tôi đã chụp hình trong buổi tiệc của gia đình cậu hồi tháng chín. Hôm ấy có tới năm trăm khách mời, làm sao cậu nhớ nổi từng người.
Erich nhăn trán:
- Ồ, nhớ rồi, nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy trông bà khác kia, diện hơn nhiều.
- Đương nhiên rồi, đi dự tiệc mà. Ba cậu nổi tiếng về những cuộc hội hè đó. Giờ thì tôi đang tìm cảm hứng để làm một cuốn sách ảnh về vùng này. Ảnh phong cảnh. Ảnh thú vật. Ảnh các trang trại lẫn vùng ngoại ô…
- Vậy xin chúc bà thành công. Tạm biệt.
Erich nổ máy. Mẹ kiếp, thế nào lại gặp chính ả. Đành phải đi đường vòng vậy. Phí mẹ nó mười phút cộng một nụ cười. Giờ thì đằng nào cũng nhỡ mất Mũi Tên Bạc rồi. Đành “làm việc” con tàu tiếp theo vậy, bất kể đó là tàu gì.
Erich Jesper cho mô-tô tránh hướng đường đồng, nếu không cô ả thợ chụp Rawitzky sẽ trông thấy gã mất. Gã dừng xe một lần ngó xuyên qua các bụi cây. Kì lạ thật, gã chỉ thấy trơ trọi chiếc xe hơi đỏ của Rawitzky ven đường cách nơi gã đứng chừng một cây số rưỡi. Cô ả mắc dịch đâu vậy kìa, bộ đi chọn cảnh chụp chăng?
“Ả không thể trông thấy mình” – gã khẳng định. Đoạn lên xe đi tiếp.
Kia rồi, dưới ánh hoàng hôn, những thanh đường ray lấp lánh. Erich liếc về đằng xa. Chiếc ô-tô của Gertrud vẫn ở đó. Gã quyết định giấu chiếc mô-tô vào một bụi cây, mặc kệ chiếc xe đổ nhẹ xuống đám lá.
Giờ thì gã lom khom chạy đến Đường Hầm Quỷ Sứ. Hai bên đầy các tảng đá to nhỏ đủ cỡ, gã thở phào bước lên đường tàu. Chẳng có ma nào rình rập gã.
Erich liếc mắt vô chiếc đồng hồ Thụy Sĩ giá không dưới 5.000 mark mà bố gã tặng khi gã tròn mười lăm tuổi.
- Hừ, hụt mất con mồi Mũi Tên Bạc. Nhưng Erich này chỉ cần thưởng thức cú húc của một đoàn tàu vào đá tảng, bất kể đoàn tàu nào.
Gã muốn nhìn tận mắt. Mắt thấy tai nghe cho hả thèm…
Erich Jesper chọn ngay một tảng đá nặng trịch vần xuống lộ rồi lăn vào đường hầm. Gã tiếp tục lăn tiếp sáu tảng nữa có kích thước xê xích một chút. Lúc “chướng ngại vật” đủ để một đoàn tàu trật bánh cũng là lúc người gã đầm đìa mồ hôi.
Nào, ta cần kiếm một chỗ núp kín đáo để quan sát thành quả lao động chớ. Erich khoác chiếc áo gió dắt mô-tô lên sườn núi. Gã thở ì ạch nhưng cuối cùng cũng lựa được một khe nấp mĩ mãn dưới tán cây rậm rạp.
Tuyệt vời. Gã chợt thấy hồi hộp quá. Nằm sấp trong khe, gã nhòm qua bờ khe. Từ đây, gã bao quát được rất rộng. Ra tận chỗ đường quốc lộ, nơi chiếc xe đỏ của Gertrud đỗ.
Quỷ tha ma bắt, sao vẫn chưa thấy con tàu nào đến?
Nhất định phải khác hẳn một trời một vực với việc chăng dây ngang đường vắng lúc trời tối. Đã ba lần gã chăng dây. Một lần quá đà, suýt làm con bé Barbara Schnabel mất mạng. Dĩ nhiên, gã không chủ tâm hại chính con bé đó…
Cú này thì một đầu tàu sẽ bị hư hại. Ồ, mà biết đâu sẽ còn hơn như thế. Đoàn tàu trật bánh chẳng hạn?
Rồi gã sẽ được thấy hết. Thì bởi vậy mà gã mới ra tay, mới có mặt ở đây chứ!
*
Gertrud Rawitzky đứng trong kho cỏ, nín thở. Kho cỏ cũ kĩ, ọp ẹp, nhện giăng đầy bốn góc, đầy tổ chim. Giữa kho cỏ và đường tàu là một khoảng đất chừng ba trăm mét. Cửa Đường Hầm Quỷ Sứ thì xa hơn.
Gertrud đã đi đường tắt đến đây ngay sau khi gặp Erich, mang theo máy chụp hình và ống nhòm, với hi vọng khám phá ra bí mật của thiên nhiên. Và khi tình cờ liếc sang phía đường hầm, cô phát giác ra bí mật của… Erich Jesper.
Coi, gã đang làm gì vậy kìa? Gertrud phập phồng theo dõi tên thanh niên mới lớn lăng xăng giấu xe máy, chạy đôn chạy đáo lăn những tảng đá. Và cô nghẹt thở khi hiểu rằng những tảng đá chết người kia được công tử Erich đặt trên đường ray tối om với mục đích gì.
Gertrud vội vã lắp ống kính tê-lê dài nhất vào máy ảnh, không hề nghĩ đến chuyện ngăn cản Erich. “Quả là một dịp may hiếm có cho nghề nghiệp.” Cô ta thì thầm. Tì ống ngắm lên một xà ngang, Gertrud bắt đầu điều chỉnh độ nét của hình ảnh, ánh sáng, khuôn hình đâu vào đó. Ống kính tê-lê kéo Erich lại gần, như thể gã đang ở cách kho cỏ có 20 mét.
Cô bấm một lượt 20 kiểu và thay phim mới cấp tốc trong lúc tên khủng bố leo lên ẩn trên sườn núi. Với loại phim đặc biệt nhạy sáng này, chỉ cần bầu trời đừng sớm khoác áo choàng đen là tất cả mọi chi tiết của biến cố sẽ được ghi lại rõ ràng.
Gertrud lầm rầm cầu nguyện… quỷ sứ. Trong một giây, cô ta có cảm giác mình đã biến thành tòng phạm của kẻ phá hoại. Nhưng rồi cô ta tự an ủi ngay:
- Chậc, vì sự nổi tiếng, ta bất chấp.
*
Tarzan mỉm cười. Một nụ cười dành cho… Gaby chỉ mình hắn biết. Sắp được gặp cô bé rồi mà.
Bà Christine bảo:
- Barbara, cháu nhìn Peter kìa. Chắc cậu ta đang nghĩ tới điều gì đẹp lắm.
- Lại nghĩ đến cô bạn gái của cậu ấy đó mà. Bà biết không, Peter và Gaby là đôi bạn keo sơn, đang tính gắn bó… suốt đời đó bà.
Tarzan hoảng hồn đính chính:
- Barbara, bạn nói gì kì vậy? Thưa bà Pfab, cháu… cháu coi Gaby như là… Barbara vậy. Bạn… bè thân tình thôi.
Rồi hắn đánh trống lảng:
- Mọi người chú ý, sắp tối om đây này. Chúng ta đang tiến dần đến Đường Hầm Quỷ Sứ.
Bà Christine rùng mình:
- Kinh nhỉ, nghe cứ như là đến thăm Diêm Vương vậy. Hắt… hắt xì…
Barbara cười:
- Không có gì đâu, thưa bà. Cháu đi xuyên đường hầm này đến vài trăm lượt rồi mà chưa bao giờ thấy quỷ sứ hiện ra cả.
Tarzan bất giác ngó ra ngoài cửa sổ. Con mắt thần ưng của hắn xuyên qua cánh đồng, chạm một chiếc xe hơi con màu đỏ nằm trên đường quốc lộ. Hắn tưởng mình hoa mắt khi thấy giữa kho cỏ nhá lên một ánh chớp. Không, trời ạ, rõ ràng không phải đó là tia nắng cuối cùng! Đó phải là một cái gì đó như ống nhòm phản quang…
Đúng vào lúc hắn hoang mang nhất thì con tàu bất hạnh chạy vô đường hầm.
- Thưa bà Pfab, thật dễ chịu nếu chúng ta…
Tarzan đang nói dở câu, thì dường như đoàn tàu bị một bàn tay khổng lồ nhấc bổng lên. Các toa có vẻ sắp đứt rời từng khúc. Ngay lập tức, hắn bị hất lên phía trước, văng vào chiếc ghế đối diện không người ngồi. Theo bản năng, hắn cuộn tròn người lăn xuống sàn, húc phải giò của một người đàn ông đang ú ớ.
Lúc này tiếng kim loại chạm nhau lộng óc. Kính vỡ loảng xoảng. Toa tàu nghiêng sang bên trái nhưng may mắn không bị lật. Nóc tàu ngả vào thành hầm. Kim loại cọ sát làm toé ra những tia lửa tựa pháo bông.
Sau ba giây nghệt thở, mọi âm thanh kinh khủng bắt đầu nổ bùng. Có ít nhất cả trăm hành khách kêu thét như điên dại.
Tarzan gượng đứng dậy. Hắn bước chếnh choáng trên sàn tàu đã nghiêng hẳn đi như phi hành gia đi trên mặt trăng. Nào, đường ray bị bong chăng? Hay… hầm sập, hay là một đòn tấn công của bọn khủng bố đầu trọc vào ngành Đường Sắt Liên Bang?
Chân hắn chạm phải một vật gì mềm mềm. Qua ánh đèn mờ chỉ dùng trong những tình huống khẩn cấp vừa được bật lên, Tarzan hết hồn khi thấy Barbara nằm bất tỉnh. Hắn cúi xuống bế cô bé đang ngoẹo đầu sang một bên. Máu chảy từ vết thương dưới mí mắt cô.
- Bà Pfab ơi, bà đâu rồi?
- Lạy… Chúa, tôi đây.
Bà cụ lồm cồm bò từ dưới gầm ghế lên, khuôn mặt tái nhợt như một xác chết.
- Bà có sao không ạ?
- Có lẽ không… sao. Barbara bị bay vào người tôi.
- Nào, mình rời khỏi chỗ này gấp!
Tarzan bế Barbara trên tay len lỏi trên sàn tàu nghiêng đi ra phía cửa toa. Hắn và bà Christine lọt ra ngoài trời mà không gặp một va chạm nguy hiểm nào.
Cách toa cuối cùng chừngba, bốn bước, hãy khách đứng cả dãy – toàn đàn ông - trố mắt ngó cảnh tượng khủng khiếp. Một số người trong họ máu me đầy mặt.
Tarzan đặt Barbara xuống một lớp cỏ dày và bắt mạch cho cô. Hắn thở phào:
- Tạ ơn Chúa, mạch vẫn khỏe.
Đúng lúc ấy cô bé mở mắt kinh hoàng.
- Đừng nhỏm dậy Barbara. Hãy nằm yên đã, bạn đã bị đập đầu khá mạnh.
- Ừ, ừ… mình thấy hơi nhức đầu. Chuyện gì xảy ra vậy Tarzan?
- Tàu bị trật bánh, chưa biết lí do. Nhưng tôi không tin người lái lại cẩu thả gây nên tai họa.
Hành khách vẫn tiếp tục ra khỏi đường hầm, người bước cà nhắc, người rên rỉ. Cả tên “da đỏ” Nitschl cũng bèo nhèo trong đám chúng sinh đó. Người soát vé lúc này đã xuất hiện. Chiếc mũ của ông ta bay đâu mất, một tay ông ta áp vào thái dương. Sau ông là người lái tàu bước lảo đảo. Ông này ngồi bệt xuống đất, ngay khi ra khỏi đường hầm, bắt đầu sờ nắn lồng ngực.
Một loạt câu hỏi của hành khách trút lên đầu hai người.
Người lái tàu lắp bắp:
- Những tảng đá… những tảng đá rất lớn… nằm trên đường tàu… vào giây chót tôi mới trông thấy chúng… tôi còn kịp nhấn phanh… Ôi Thượng Đế cứu mạng… nhưng tôi bị văng khỏi buồng lái…
Một vị khách quen ân cần hỏi:
- Anh có bị thương không, Paul?
- Tôi không biết. Nhưng cảm thấy đau khắp người. Này, Willi ơi! Đi đâu đó hả?
Người soát vé ngoái lại:
- Tôi phải quành lại đường hầm, Paul à. Phải báo cho trung tâm điều độ để họ chặn đường này lại ngay…
Tarzan chới với. Vậy đúng là một đòn dằn mặt nhằm vào Đường Sắt Liên Bang rồi! Và bọn tội phạm có lẽ còn rình rập đâu đây để chờ đoạn cuối của thắng lợi…
- Họ… làm gì bây giờ hả cháu?
Tarzan quay lại bà Christine, giải thích:
- Họ sẽ báo cho trung tâm, bà ạ. Người ta sẽ chặn con đường này trước khi một con tàu tốc hành khác lao tới.
- Ôi, Đường Hầm Quỷ Sứ. Chúng ta tính sao với cô bé Barbara đây Tarzan?
- Cháu tin rằng xe cứu thương và có thể trực thăng cứu hộ sẽ đến ngay bây giờ. Barbara buộc phải nằm viện để đề phòng vết thương cũ tái phát.
Bà Christine run cầm cập:
- Thực không thể nào ngờ. Tội nghiệp cháu, Barbara ạ. Nhưng bà và Peter Carsten đang chia sẻ tai họa với cháu đây. Nếu không bị trở ngại bởi… cái vé tàu thì bà và cậu ấy đã lên con tàu Mũi Tên Bạc bình an vô sự. Hừ, rõ ràng con tàu Mũi Tên Bạc đã chạy qua đây trước khi những tảng đá bị bọn khủng bố đặt lên đường ray.
Tarzan nghiến răng. Câu nói của bà lão không phải là một giả thuyết mà là một chi tiết đáng giá. Còn gì nữa mà bàn cãi, hung thủ tất nhiên còn ẩn nấp gần đây.
Con mắt ra-đa của hắn lại lướt trên cánh đồng. Trời đất, kho cỏ! Có chỗ nào trú chân an toàn và thuận tiện hơn cho tên tội phạm bằng cái kho chứa cỏ kia chớ!
Tia chớp trong đầu hắn lóe lên tương tự như tia chớp mà trước khi xảy ra tai họa hắn đã nhìn thấy. Chà, tụi bay đã tự tố cáo mình khi để lọt một tia nắng cuối cùng vô cái ống nhòm!
Tarzan đảo cái nhìn ra đường quốc lộ vắng tanh. Chiếc ô-tô đỏ vẫn đậu ở đó. Chắc chắn đó là phương tiện di chuyển của hung thủ rồi.
Tarzan nói với bà Pfab:
- Cháu sẽ quay lại ngay, bà săn sóc giùm Barbara một chút.
/703
|