Nitschl chửi thề liên tục khi xuống xe buýt ở nhà ga. Ngày hôm nay quả đen như chó đối với gã. Đụng hết tai họa này đến tai họa khác. Chớ gì nữa, lúc chộp được tấm vé tàu gã đã hí hửng vì tiết kiệm được hẳn 298 mark, ai dè bị thằng nhãi ranh cao lớn đó phá đám. Cầu cho nó mắc bệnh dịch hạch, gãy chân, hoặc bữa ăn sáng của nó chất đầy vi trùng thổ tả. Chỉ vì nó mà gã ra nông nỗi này.
Giờ thì lại sắp phải cầu viện đến gã Franz đây. Khỉ ạ, thêm một tên chú ruột khốn kiếp. Tên chú lúc nào cần tới gã cũng có xì tiền ra nhưng chẳng thoải mái gì.
Otto Nitschl làu bàu:
- Đã thế thì mình ếm luôn vụ xin tiền đền chiếc vé tàu cho đỡ nhục. Trời hỡi, buột miệng nói ra sự xấu hổ này chỉ có nước quê độ phải độn thổ chớ chẳng chơi.
Thú nhận là bạc, im lặng là vàng. Nitschl nghĩ thầm. Gã quyết định câm như hến.
Mà xét cho cùng gã câm như hến cũng phải. Lão chú của gã nào có tử tế gì, ai mà chẳng biết Franz Hauke, chủ tiệm thuốc lá ở ga này là một con sói đội lốt cừu non chớ. Lão là chuyên gia tiêu thụ đồ chôm chỉa. Mua rẻ từ tay bọn đạo chích, rồi đem bán kiếm lời. Lại chẳng phải chịu thuế mà gì.
Một trong những bạn hàng chí cốt của lão ở chỗ Otto Nitschl. Bởi vậy lão sử dụng thằng cháu làm người chuyển hàng, chắc chắn và nhanh chóng hơn gửi qua đường bưu điện nhiều.
Lần này Nitschl có nhiệm vụ đến nhận ba tá đồng hồ có nguồn gốc từ một phi vụ “đánh quả” cửa tiệm đồng hồ trung tâm thành phố. Vụ này êm tới mức cho đến nay cảnh sát vẫn chưa dò ra manh mối.
Nitschl sờ cục u trên đầu. Thôi cứ nói là do cú tai nạn tàu hỏa vậy. Gã đập tay chan chát vô kính cửa tiệm ông chú.
Gã chờ khoảng nửa phút mới thấy một tên đàn ông lạ hoắc ló đầu ra khỏi cửa buồng trong. Nitschl gọi to:
- Ê, ông bạn. Kêu giùm chú tôi, nói rằng Otto đã có mặt.
Người đàn ông gật đầu và ngoái ra sau nói gì đó. Otto Nitschl thầm “đong đếm” kẻ lạ ngay. Coi, nhìn tướng đủ hiểu gã thuộc hạng đầu gấu sừng sỏ: tóc quăn đen, bộ mặt bịp bợm với hàng ria con kiến, áo sơ mi hồng, ngực đeo dây chuyền vàng… chưa nói đến bản mặt “ngầu hầm”. Thứ này khó gặm đây, cùng giuộc với lão chú Franz Hauke là phải quá.
Chính gã đàn ông xa lạ mở cửa cho Otto.
- Otto Nitschl hả? Tôi rất mừng. Tôi là Angelo Copparo, gọi tôi là Angelo.
Ra gã là người Italia. Otto chìa tay ra bắt với một cái nhếch mép. Xưa nay gã đâu ưa người nước ngoài. Gã định bụng sẽ dằn mặt tên anh chị kẻng trai ngoại quốc một cú bóp tay đầy sức mạnh Đức chơi. Ai dè gã như bóp vào một thỏi sắt, năm ngón tay tê dại. Otto liền đánh trống lảng:
- Chú tôi đâu?
- Trong kia.
Franz Hauke ngồi sau bàn viết, cổ buộc một khăn ăn lớn và đang nhai ngồm ngoàm. Trên đĩa của lão nguyên xi một con gà quay bốc hơi nghi ngút, chắc từ nhà hàng đối diện bưng qua. Lão ngó thằng cháu như ngó một miếng giẻ rách:
- Mày lang thang những đâu mà giờ này mới vác mặt lại hả Otto?
- Chào chú Franz. Chú ăn xong đi đã, kẻo sẽ nghẹn cổ khi nghe cháu báo cáo đấy.
- Mày đã ăn gì chưa? Để tao gọi họ đem thêm sang nhé.
- Thôi, thôi. Cháu không đói. Chỉ mệt thôi.
- Vậy hả? Angelo thì nhịn ăn, mày thì đã ấm bụng. Tao đành ăn một mình vậy.
Angelo cười ha hả:
- Này Franz, tôi có nhịn ăn đâu. Nếu thích, tôi có thể ăn ngang ngửa với anh mà vẫn không phát phì kìa.
Gã anh chị người Italia giễu cợt chẳng trật tí nào. Trời ạ, ngó Hauke mà phát tởm. Dưới làn áo lụa của lão hằn lên những tảng mỡ, khiến đầu và cổ nối liền thành một khối thịt chữ nhật. Đôi mắt lão lồi như mắt chó ngao, thứ chó ngao chỉ chực xổ ra cắn người. Chưa kể mái tóc giả màu vàng hung có những lọn uốn quăn tỉ mẩm dán trên cái đầu trọc tựa một đống cỏ dại xơ xác.
Ấy thế nhưng lão cần gì biết đến những chi tiết “khó ưa” mà thằng bạn lão vừa nói móc đó. Lão bô bô:
- Angelo với tao là một. Bạn làm ăn đúng nghĩa. Mày cứ phát ngôn thoải mái, Otto. Anh ta tạm thời làm thợ hớt tóc bên kia đường nhưng tao nói thiệt: tay chơi Italia đấy.
Angelo sừng sộ:
- Đừng có luôn mồm nhắc “thợ cắt tóc” nữa đi Hauke. Tôi và Eva là nghệ sĩ uốn tóc! Rõ chưa? Tụi tôi sáng tạo những kiểu đầu.
- Hà hà, giỡn chơi một chút mà đã giận sao Angelo. Tôi có việc sắp nhờ anh đó, lát nữa anh ôm món tóc giả này về gội, sấy, uốn giùm tôi. Mai tôi sẽ đội nón sang vác về, ô-kê?
Lão quay sang Otto:
- Nào, giờ nói xem cái gì khiến mày không thiết đến ăn nữa vậy. Mà ngó mày gớm bỏ mẹ. Mặt mũi nhằng nhịt xanh lè. Đầu tóc thì rõ ràng xúc phạm cả nghệ sĩ uốn tóc đang ở đây…
Otto đâu thèm chấp lão chú không biết thưởng thức “cái đẹp hiện đại”. Gã gằn giọng chỉ tay vào vết thương dán băng dính:
- Chú và ông đây đã biết gì về tai nạn xe lửa vừa rồi chưa? Hậu quả đấy! Nghe kẻ ngồi tàu kể đây này…
Tên “thổ dân” kể một mạch khoái trá như đang lập thành tích. Gã kể hấp dẫn đến nỗi Hauke hất đĩa gà quay sang một bên trong khi cặp mắt đen của Angelo nhíu lại.
Hauke liếm đôi môi dày như hai con đỉa no máu trâu:
- Chuyện hay đó! Và mày đã chiêm ngưỡng đống đá ấy chứ, Otto?
- Thì như tôi đã nói. Đá nằm đầy trên đường ray, tôi đoán do một thằng nào đó đã xếp lên.
- Sao lại chỉ một thằng?
- Nếu hai, ba thằng thì chúng đã lăn những tảng đá hộc lớn. Ở đây toàn đá trung bình.
Hauke há hốc mõm chó ngao:
- Chắc thủ phạm là một thằng điên. Hoặc là một kẻ mưu tính chuyện gì đó. Hay đây là đòn cảnh cáo Đường Sắt Liên Bang? Khởi đầu của một vụ tống tiền, chà, phải rồi! Hay!...
Hauke đắc thắng vì thấy mình đột nhiên thông minh quá cỡ thợ mộc.
Rồi cả ba tên đột nhiên lặng đi nghĩ ngợi. Sau, Hauke chĩa cái nhìn vào Angelo:
- Anh cũng nghĩ như tôi chứ?
Nghệ sĩ uốn tóc ngoác mồm cười:
- Còn gì nữa. Chúng ta sẽ gặt hái những gì kẻ khác đã gieo cấy. Có tốn chi đâu ngoài một cú điện thoại. Chúng ta sẽ xài những chi tiết mà Otto kể lại để khoác mặt nạ những kẻ tống tiền. Hê hê, vô mánh lớn, chúng ta chỉ còn một trở ngại duy nhất là không biết hung thủ đã bị tóm hay chưa. Điều này có lẽ phải nhờ mấy thằng bạn làm cảnh sát ga cung cấp tin tức.
Otto hít một hơi dài lấy… khí thế. Chao ôi, thằng cha “nghệ sĩ uốn tóc” quả là một mưu sĩ thần sầu.
Hauke ngược lại chẳng lộ vẻ gì chộn rộn cả. Có vẻ như lão đã chuẩn bị kế hoạch, còn sớm hơn cả Angelo nữa kia. Lão búng tay cái chách.
- Khỏi lo đi Angelo. Cho dù thằng khủng bố đã gọi điện thoại tống tiền rồi, chúng ta vẫn có thể phỗng tay trên của hắn. Chúng ta sẽ phôn một cú cho Đường Sắt Liên Bang, nói rằng chính chúng ta mới là thủ phạm thật sự, rằng thằng kia chỉ là “theo đóm ăn tàn” thôi. Ha ha, ta sẽ đòi bao nhiêu tiền hả? Một triệu mark khiêm tốn chăng? Và sau đó thì tính toán thời gian lẫn địa điểm giao tiền.
Lão phá lên cười ồ ồ.
- Tuyệt vời! Nếu bị lộ sẽ chẳng ai kết tội chúng ta được. Chúng ta là những công dân lương thiện có bằng chứng ngoại phạm hoàn toàn. Khi vụ án xảy ra, chúng ta đều có mặt tại gia cả. Đúng không, Angelo? Anh thì đang cắt tóc… à à, đang sáng tạo nghệ thuật đầu tóc, coò tôi thì trụ ở đây để cung phụng cho các khách hàng thứ mà họ cần để chuốc lấy bệnh ung thư phổi. Còn thằng cháu Otto của tôi ư? Hoàn cảnh của nó lại đáng thương hơn tụi mình ấy chứ, nó là nạn nhân ngay trên đoàn tàu xấu số và bị u một cục nơi đầu, ha ha ha…
Otto lảm nhảm như người sắp bay lên cõi tiên:
- Tuyệt vời! Siêu sáng kiến đó.
Hauke đáp:
- Ở đây không ai biết giọng mày nên mày sẽ gọi phôn cháu ạ.
Angelo đứng dậy:
- Giờ tôi sang chỗ cảnh sát ga đây. Tôi có quen một thằng ngốc ở đó, tên là Helmuth Eichper. Thằng này nhỏ con mũi tẹt. Nó sẽ nôn sạch sẽ những gì chúng ta cần biết.
*
Tarzan về đến “Tổ đại bàng” thì sững sờ trước cảnh vườn không nhà trống. Thằng mập yêu dấu đã thăng thiên, chỉ để lại một mảnh giấy:
“Tất cả ở nhà Gaby, bởi vì hôm nay là sinh nhật Oskar. Dĩ nhiên chẳng ma nào biết Oskar lên mấy tuổi, nhưng rõ ràng nó đang ở thời kì đẹp trai nhất của đời làm… chó.
Đợi mày về ăn bữa tối. Vì Chúa, đừng đến trễ quá đấy. Bụng tao đang réo ầm ầm vì đói. Thư này viết lúc hai giờ chiều. Willi Ông Địa”.
Tarzan hết ý kiến. Trò khỉ! Thằng mập rõ ràng… đói quá làm liều. Chắc nó chế tạo ra vụ này. Ai mà không biết quái cẩu Oskar xuất thân từ… Trại Chó Lạc.
Đích thân Công Chúa ra đón đại ca. Con cẩu Oskar nào hay bữa nay là ngày trọng đại của nó, vô tư như một… con cầy không có tuổi, nhảy xổ ra theo cô chủ, sủa nhặng xị cho tới khi được Tarzan vuốt ve đáp lễ mới thôi.
Tarzan khẽ ôm lấy cô bạn gái. Gaby ríu rít:
- Cứ tưởng bạn không đến nữa, nhưng tụi mình vẫn cố chờ. Ba mình cũng chưa về. Willi ngó bộ như sắp ngất xỉu vì đói.
- Má mình gởi lời hỏi thăm tất cả, đặc biệt là Gaby đó.
Đôi má Công Chúa ửng đỏ. Cô bé và mẹ Tarzan dù ít gặp nhau nhưng rất quý nhau.
Đúng lúc đó bà Glockner từ bếp ra. Bà ôm chầm lấy Tarzan làm như cả tháng nay chưa trông thấy dung nhan mùa hạ của hắn chứ không phải chỉ mới ba ngày. Bà ân cần hỏi thăm tình hình mẹ Tarzan.
Tròn Vo đã ngồi sẵn ở bàn ăn, nét mặt đau khổ:
- Rốt cuộc thì cũng đã đến đó hả? Có thấy mảnh giấy tao viết không?
- Vậy là con Oskar đã có một ngày sinh hả? Bày đặt không à.
- Ừ… ừm, là tao viết vậy để mày nhảu cẳng lên chớ sao.
Máy Tính Điện Tử lại gần, ngắm Tarzan từ đầu đến chân qua đôi kính cận:
- Như tao thấy thì mày không bị sứt mẻ gì. Tất nhiên rồi, mày đi tàu Mũi Tên Bạc kia mà. Nhưng chuyến tàu liền sau đó thì bị tai nạn đấy, đài vừa đưa tin.
Tarzan chưa kịp trả lời thì bà Glockner đã bê các món ăn lên:
- Nào, chúng ta ăn đi các con. Chưa biết bao giờ ông chủ nhà mới về.
Khoan hãy kể vậy – Tarzan nghĩ. Nếu hắn kể bây giờ thì bữa ăn sẽ chậm lại và Willi sẽ ngất xỉu mất.
Karl bỗng đứng dậy, nói với bà Glockner:
- Để cháu xuống bếp phụ cô và Gaby một tay.
Khi còn lại Tarzan và Tròn Vo, mập ta mách liền:
- Đại ca chưa hay gì à, Gaby của tụi mình đang có chuyện buồn đó.
- Hả?
- Thanh tra Glockner đang có chuyện bực mình với cấp trên của chú ấy.
Ngay khi ấy, Gaby bưng liễn mì vào và nghe được câu cuối. Cô bé lập tức bổ sung:
- Kloesen nói đúng đó đại ca. Tổng thanh tra Pfeifer là một kẻ hãnh tiến và có tính đố kị. Ông ta ghen tức trước sự thành công của các thanh tra thuộc quyền, đặc biệt là với ba mình. Vì thế, Pfeifer luôn tìm cách để hại ba mình. Ông ta không chịu nổi nếu có ai khác tài giỏi hơn, nhất là khi người đó lại là cấp dưới.
Bà Glockner can:
- Thôi nào, Gaby.
- Nhưng đó là sự thật mà, thưa má.
- Nếu có chuyện gì, ba con sẽ đối phó được.
- Nhưng Pfeifer đâu có ra mặt, má. Vồn vã giả tạo nhưng toàn xuyên tạc sau lưng ba.
Con Oskar bỗng mừng rỡ sủa. Cửa mở, thanh tra Glockner trở về thật đúng lúc. Ông vui vẻ chào mọi người như mọi khi. Tuy nhiên Tarzan đọc thấy trên nét mặt người bạn vong niên của mình sự bực bội cố giấu.
Bữa ăn bắt đầu. Gaby nhìn bố thông cảm:
- Ông Pfeifer lại làm ba bực mình phải không ạ?
Ông Glockner mỉm cười:
- Khá căng thẳng con gái ạ. Hiện giờ mọi vụ án đều trút lên vai ba. Ba phải lãnh đạo điều tra tám vụ cả thảy. Ông ta lí giải rằng “chúng ta có ít nhân viên quá”. Thực chất, ông ta hi vọng rằng ba sẽ phạm khuyết điểm, sẽ thất bại ở một vụ nào đó.
Bà Margot buông đĩa xuống:
- Vậy anh phải chịu sao?
- Chúng tôi vừa tranh luận cách đây chưa đầy một giờ. Ông ta xin lỗi hàng chục lần khi nghe anh phát biểu ý kiến, nhưng anh biết làm sao hơn khi trong rừng không thể có hai con hổ cùng tồn tại. Anh có quan hệ tốt với mọi đồng nghiệp trong lúc ông ta nói chẳng ai nghe. Suốt một năm nhậm chức Tổng thanh tra ở trung tâm, ông ta chỉ thêm thù bớt bạn. Anh rầu lắm Margot ạ. Với một đồng nghiệp thâm hiểm như thế làm sao mình lường hết được mọi bề. Ông ta đã từng hại nhiều cuộc điều tra của thuộc cấp…
- Lạy Chúa!
- Cuộc đối thoại của chúng tôi kết thúc ở chỗ ông ta lại đề nghị anh đảm nhận thêm một vụ nữa. Vụ thứ chín. Ông ta ngọt nhạt rằng chỉ có anh là đủ tin cậy để ông ta giao việc này.
- Anh đã khước từ chứ?
- Không! Vụ này có liên quan đến sinh mạng nhiều người nên anh không thể lắc đầu. Có một kẻ vô danh đã dựng một rào cản bằng đá trong Đường Hầm Quỷ Sứ khiến một tàu chở khách đâm vào. Thiệt hại vật chất rất lớn và có nhiều người bị thương.
Máy Tính Điện Tử gật gù:
- Đài đã đưa tin rồi đấy ạ.
Giọng Tarzan đầy hồi hộp:
- Chú đã ra hiện trường chưa, chú Glockner?
- Chưa. Khi đó chú đang bận điều tra một vụ khác. Đồng nghiệp Krause đã thu thập những chi tiết ban đầu.
- Chính cháu cũng là một nạn nhân trên đoàn tàu xui xẻo ấy đấy ạ.
Tròn Vo kêu lên:
- Xạo hoài. Ai chẳng biết đại ca từng tuyên bố chỉ mê tốc độ và sự tiện nghi của con tàu Mũi Tên Bạc.
- Thì mới đầu là như vậy mập à. Nhưng là vậy mà không phải vậy, bởi tự nhiên một gã tên là Otto Nitschl lại xuất hiện. Nhưng thôi, để mình kể lại từ đầu…
*
Tên thợ uốn tóc Angelo Copparo chứa thấy về.
Franz Hauke quệt mép ngó con gà quay chỉ còn lại một nhúm xương. Lão phán:
- Nếu vào vụ này, Otto, chúng ta sẽ tạm hoãn việc chuyển số đồng hồ ấy đi. Còn khối thời gian mà. Với số tiền sắp có thì số tiền bán mớ đồng hồ kia chẳng ăn thua mẹ gì. Tao nghĩ cũng thương hại cho ngành Đường Sắt Liên Bang. Đã thất thu tới mức phải giảm biên chế, bỏ một số tuyến đường, đóng cửa mấy nhà ga, tăng giá vé… giờ lại thêm cái bọn tống tiền độc địa này nữa. Ha ha, diệu kế diệu kế!
Đúng lúc ấy, Angelo quay lại. Mặt gã sáng láng thấy rõ:
- Ê, tôi đang nắm trong tay một tin tức sốt dẻo.
- Nói nghe coi, Angelo.
- Cho tới nay bọn cớm vẫn chưa tìm ra dấu vết thủ phạm. Cũng chẳng có tên tống tiền nào gọi điện cả.
Hauke hí hửng nhìn Otto:
- Đúng là điềm trời. Nào Otto, như đã nói, mày sẽ gọi điện. Chúng ta tới trạm điện thoại công cộng. Tao biết số điện thoại và… mẹ kiếp, tuần này thằng ngốc Muller lại trực đêm mới sướng. Hiểu ý chứ Otto, mày phải đòi đúng một triệu mark bằng hai loại bạc 50 và 100 mark, không lấy loại tiền lớn hơn. Bảo chúng rằng trưa mai, tiền phải chuẩn bị xong. Nếu bọn chúng lắc đầu hoặc báo tụi cớm giăng bẫy, mày dọa rằng sẽ tiếp tục tấn công vào các đoàn tàu.
Otto gật đầu. Ông chủ gã tiếp tục:
- Cấm lắp bắp đó, Otto! Phải để thằng Muller cho rằng mày là một tên tội phạm chuyên nghiệp có máu lạnh.
- Tôi… kh… không… lắ… lắp bắp bao giờ.
Otto nhăn nhở cười. Gã pha trò nhưng trong bụng thì như có lửa đốt.
Tiếng cười của gã bỗng đứt khúc bởi sự xuất hiện của một phụ nữ lạ mặt ngoài cửa kính sáng loáng. Otto ấp úng:
- Ê, ê… có một ả nhỏ bé tóc vàng… lại thêm mấy lọn tim tím hồng hồng ngoài kia kìa.
- Eva đấy mà.
Angelo reo lên và chạy ra mở cửa cho ả.
Hauke giải thích:
- Bồ đấy. Eva Koenig là thợ uốn tóc. Một con điếm. Ả cặp kè với Angelo chỉ để rút rỉa tài sản đen của hắn. Con nữ tặc này liều lĩnh lắm, không cho nó tham dự không xong đâu. Đành phải chia cho ả một ít trong số một triệu mark vậy.
Eva bước vào, ngoe nguẩy mông. Ả chỉ đứng đến vai Otto. Gã đoán ả xấp xỉ ba chục cái lá vàng rơi, nhưng không thể biết bộ mặt thật của ả dưới lớp son phấn dày cộm. Chắc phải già hơn. Mái tóc ba màu của ả ngó tân kì đáo để. Ả mặc quần áo da màu đen, bên trong là sơ-mi màu hồng.
Ả lạnh tanh ngồi xuống nghe Hauke và Angelo kể tỉ mỉ kế hoạch, vẻ phớt tỉnh. Tuy nhiên, còn lâu Eva mới phớt tỉnh. Ả ngẫm nghĩ một hồi rồi “giơ móng vuốt” ngay:
- Phần của tôi là bao nhiêu vậy?
Hauke khó chịu:
- Bao giờ cầm tiền trong tay thì sẽ chia. Trứng gà còn nằm trong bụng gà làm sao đập vào chảo rán được. Otto, sẵn sàng chưa?
Otto đứng dậy cái rụp.
- Nào, chúng ta lên đường ra trạm điện thoại chớ còn đợi chi nữa.
Giờ thì lại sắp phải cầu viện đến gã Franz đây. Khỉ ạ, thêm một tên chú ruột khốn kiếp. Tên chú lúc nào cần tới gã cũng có xì tiền ra nhưng chẳng thoải mái gì.
Otto Nitschl làu bàu:
- Đã thế thì mình ếm luôn vụ xin tiền đền chiếc vé tàu cho đỡ nhục. Trời hỡi, buột miệng nói ra sự xấu hổ này chỉ có nước quê độ phải độn thổ chớ chẳng chơi.
Thú nhận là bạc, im lặng là vàng. Nitschl nghĩ thầm. Gã quyết định câm như hến.
Mà xét cho cùng gã câm như hến cũng phải. Lão chú của gã nào có tử tế gì, ai mà chẳng biết Franz Hauke, chủ tiệm thuốc lá ở ga này là một con sói đội lốt cừu non chớ. Lão là chuyên gia tiêu thụ đồ chôm chỉa. Mua rẻ từ tay bọn đạo chích, rồi đem bán kiếm lời. Lại chẳng phải chịu thuế mà gì.
Một trong những bạn hàng chí cốt của lão ở chỗ Otto Nitschl. Bởi vậy lão sử dụng thằng cháu làm người chuyển hàng, chắc chắn và nhanh chóng hơn gửi qua đường bưu điện nhiều.
Lần này Nitschl có nhiệm vụ đến nhận ba tá đồng hồ có nguồn gốc từ một phi vụ “đánh quả” cửa tiệm đồng hồ trung tâm thành phố. Vụ này êm tới mức cho đến nay cảnh sát vẫn chưa dò ra manh mối.
Nitschl sờ cục u trên đầu. Thôi cứ nói là do cú tai nạn tàu hỏa vậy. Gã đập tay chan chát vô kính cửa tiệm ông chú.
Gã chờ khoảng nửa phút mới thấy một tên đàn ông lạ hoắc ló đầu ra khỏi cửa buồng trong. Nitschl gọi to:
- Ê, ông bạn. Kêu giùm chú tôi, nói rằng Otto đã có mặt.
Người đàn ông gật đầu và ngoái ra sau nói gì đó. Otto Nitschl thầm “đong đếm” kẻ lạ ngay. Coi, nhìn tướng đủ hiểu gã thuộc hạng đầu gấu sừng sỏ: tóc quăn đen, bộ mặt bịp bợm với hàng ria con kiến, áo sơ mi hồng, ngực đeo dây chuyền vàng… chưa nói đến bản mặt “ngầu hầm”. Thứ này khó gặm đây, cùng giuộc với lão chú Franz Hauke là phải quá.
Chính gã đàn ông xa lạ mở cửa cho Otto.
- Otto Nitschl hả? Tôi rất mừng. Tôi là Angelo Copparo, gọi tôi là Angelo.
Ra gã là người Italia. Otto chìa tay ra bắt với một cái nhếch mép. Xưa nay gã đâu ưa người nước ngoài. Gã định bụng sẽ dằn mặt tên anh chị kẻng trai ngoại quốc một cú bóp tay đầy sức mạnh Đức chơi. Ai dè gã như bóp vào một thỏi sắt, năm ngón tay tê dại. Otto liền đánh trống lảng:
- Chú tôi đâu?
- Trong kia.
Franz Hauke ngồi sau bàn viết, cổ buộc một khăn ăn lớn và đang nhai ngồm ngoàm. Trên đĩa của lão nguyên xi một con gà quay bốc hơi nghi ngút, chắc từ nhà hàng đối diện bưng qua. Lão ngó thằng cháu như ngó một miếng giẻ rách:
- Mày lang thang những đâu mà giờ này mới vác mặt lại hả Otto?
- Chào chú Franz. Chú ăn xong đi đã, kẻo sẽ nghẹn cổ khi nghe cháu báo cáo đấy.
- Mày đã ăn gì chưa? Để tao gọi họ đem thêm sang nhé.
- Thôi, thôi. Cháu không đói. Chỉ mệt thôi.
- Vậy hả? Angelo thì nhịn ăn, mày thì đã ấm bụng. Tao đành ăn một mình vậy.
Angelo cười ha hả:
- Này Franz, tôi có nhịn ăn đâu. Nếu thích, tôi có thể ăn ngang ngửa với anh mà vẫn không phát phì kìa.
Gã anh chị người Italia giễu cợt chẳng trật tí nào. Trời ạ, ngó Hauke mà phát tởm. Dưới làn áo lụa của lão hằn lên những tảng mỡ, khiến đầu và cổ nối liền thành một khối thịt chữ nhật. Đôi mắt lão lồi như mắt chó ngao, thứ chó ngao chỉ chực xổ ra cắn người. Chưa kể mái tóc giả màu vàng hung có những lọn uốn quăn tỉ mẩm dán trên cái đầu trọc tựa một đống cỏ dại xơ xác.
Ấy thế nhưng lão cần gì biết đến những chi tiết “khó ưa” mà thằng bạn lão vừa nói móc đó. Lão bô bô:
- Angelo với tao là một. Bạn làm ăn đúng nghĩa. Mày cứ phát ngôn thoải mái, Otto. Anh ta tạm thời làm thợ hớt tóc bên kia đường nhưng tao nói thiệt: tay chơi Italia đấy.
Angelo sừng sộ:
- Đừng có luôn mồm nhắc “thợ cắt tóc” nữa đi Hauke. Tôi và Eva là nghệ sĩ uốn tóc! Rõ chưa? Tụi tôi sáng tạo những kiểu đầu.
- Hà hà, giỡn chơi một chút mà đã giận sao Angelo. Tôi có việc sắp nhờ anh đó, lát nữa anh ôm món tóc giả này về gội, sấy, uốn giùm tôi. Mai tôi sẽ đội nón sang vác về, ô-kê?
Lão quay sang Otto:
- Nào, giờ nói xem cái gì khiến mày không thiết đến ăn nữa vậy. Mà ngó mày gớm bỏ mẹ. Mặt mũi nhằng nhịt xanh lè. Đầu tóc thì rõ ràng xúc phạm cả nghệ sĩ uốn tóc đang ở đây…
Otto đâu thèm chấp lão chú không biết thưởng thức “cái đẹp hiện đại”. Gã gằn giọng chỉ tay vào vết thương dán băng dính:
- Chú và ông đây đã biết gì về tai nạn xe lửa vừa rồi chưa? Hậu quả đấy! Nghe kẻ ngồi tàu kể đây này…
Tên “thổ dân” kể một mạch khoái trá như đang lập thành tích. Gã kể hấp dẫn đến nỗi Hauke hất đĩa gà quay sang một bên trong khi cặp mắt đen của Angelo nhíu lại.
Hauke liếm đôi môi dày như hai con đỉa no máu trâu:
- Chuyện hay đó! Và mày đã chiêm ngưỡng đống đá ấy chứ, Otto?
- Thì như tôi đã nói. Đá nằm đầy trên đường ray, tôi đoán do một thằng nào đó đã xếp lên.
- Sao lại chỉ một thằng?
- Nếu hai, ba thằng thì chúng đã lăn những tảng đá hộc lớn. Ở đây toàn đá trung bình.
Hauke há hốc mõm chó ngao:
- Chắc thủ phạm là một thằng điên. Hoặc là một kẻ mưu tính chuyện gì đó. Hay đây là đòn cảnh cáo Đường Sắt Liên Bang? Khởi đầu của một vụ tống tiền, chà, phải rồi! Hay!...
Hauke đắc thắng vì thấy mình đột nhiên thông minh quá cỡ thợ mộc.
Rồi cả ba tên đột nhiên lặng đi nghĩ ngợi. Sau, Hauke chĩa cái nhìn vào Angelo:
- Anh cũng nghĩ như tôi chứ?
Nghệ sĩ uốn tóc ngoác mồm cười:
- Còn gì nữa. Chúng ta sẽ gặt hái những gì kẻ khác đã gieo cấy. Có tốn chi đâu ngoài một cú điện thoại. Chúng ta sẽ xài những chi tiết mà Otto kể lại để khoác mặt nạ những kẻ tống tiền. Hê hê, vô mánh lớn, chúng ta chỉ còn một trở ngại duy nhất là không biết hung thủ đã bị tóm hay chưa. Điều này có lẽ phải nhờ mấy thằng bạn làm cảnh sát ga cung cấp tin tức.
Otto hít một hơi dài lấy… khí thế. Chao ôi, thằng cha “nghệ sĩ uốn tóc” quả là một mưu sĩ thần sầu.
Hauke ngược lại chẳng lộ vẻ gì chộn rộn cả. Có vẻ như lão đã chuẩn bị kế hoạch, còn sớm hơn cả Angelo nữa kia. Lão búng tay cái chách.
- Khỏi lo đi Angelo. Cho dù thằng khủng bố đã gọi điện thoại tống tiền rồi, chúng ta vẫn có thể phỗng tay trên của hắn. Chúng ta sẽ phôn một cú cho Đường Sắt Liên Bang, nói rằng chính chúng ta mới là thủ phạm thật sự, rằng thằng kia chỉ là “theo đóm ăn tàn” thôi. Ha ha, ta sẽ đòi bao nhiêu tiền hả? Một triệu mark khiêm tốn chăng? Và sau đó thì tính toán thời gian lẫn địa điểm giao tiền.
Lão phá lên cười ồ ồ.
- Tuyệt vời! Nếu bị lộ sẽ chẳng ai kết tội chúng ta được. Chúng ta là những công dân lương thiện có bằng chứng ngoại phạm hoàn toàn. Khi vụ án xảy ra, chúng ta đều có mặt tại gia cả. Đúng không, Angelo? Anh thì đang cắt tóc… à à, đang sáng tạo nghệ thuật đầu tóc, coò tôi thì trụ ở đây để cung phụng cho các khách hàng thứ mà họ cần để chuốc lấy bệnh ung thư phổi. Còn thằng cháu Otto của tôi ư? Hoàn cảnh của nó lại đáng thương hơn tụi mình ấy chứ, nó là nạn nhân ngay trên đoàn tàu xấu số và bị u một cục nơi đầu, ha ha ha…
Otto lảm nhảm như người sắp bay lên cõi tiên:
- Tuyệt vời! Siêu sáng kiến đó.
Hauke đáp:
- Ở đây không ai biết giọng mày nên mày sẽ gọi phôn cháu ạ.
Angelo đứng dậy:
- Giờ tôi sang chỗ cảnh sát ga đây. Tôi có quen một thằng ngốc ở đó, tên là Helmuth Eichper. Thằng này nhỏ con mũi tẹt. Nó sẽ nôn sạch sẽ những gì chúng ta cần biết.
*
Tarzan về đến “Tổ đại bàng” thì sững sờ trước cảnh vườn không nhà trống. Thằng mập yêu dấu đã thăng thiên, chỉ để lại một mảnh giấy:
“Tất cả ở nhà Gaby, bởi vì hôm nay là sinh nhật Oskar. Dĩ nhiên chẳng ma nào biết Oskar lên mấy tuổi, nhưng rõ ràng nó đang ở thời kì đẹp trai nhất của đời làm… chó.
Đợi mày về ăn bữa tối. Vì Chúa, đừng đến trễ quá đấy. Bụng tao đang réo ầm ầm vì đói. Thư này viết lúc hai giờ chiều. Willi Ông Địa”.
Tarzan hết ý kiến. Trò khỉ! Thằng mập rõ ràng… đói quá làm liều. Chắc nó chế tạo ra vụ này. Ai mà không biết quái cẩu Oskar xuất thân từ… Trại Chó Lạc.
Đích thân Công Chúa ra đón đại ca. Con cẩu Oskar nào hay bữa nay là ngày trọng đại của nó, vô tư như một… con cầy không có tuổi, nhảy xổ ra theo cô chủ, sủa nhặng xị cho tới khi được Tarzan vuốt ve đáp lễ mới thôi.
Tarzan khẽ ôm lấy cô bạn gái. Gaby ríu rít:
- Cứ tưởng bạn không đến nữa, nhưng tụi mình vẫn cố chờ. Ba mình cũng chưa về. Willi ngó bộ như sắp ngất xỉu vì đói.
- Má mình gởi lời hỏi thăm tất cả, đặc biệt là Gaby đó.
Đôi má Công Chúa ửng đỏ. Cô bé và mẹ Tarzan dù ít gặp nhau nhưng rất quý nhau.
Đúng lúc đó bà Glockner từ bếp ra. Bà ôm chầm lấy Tarzan làm như cả tháng nay chưa trông thấy dung nhan mùa hạ của hắn chứ không phải chỉ mới ba ngày. Bà ân cần hỏi thăm tình hình mẹ Tarzan.
Tròn Vo đã ngồi sẵn ở bàn ăn, nét mặt đau khổ:
- Rốt cuộc thì cũng đã đến đó hả? Có thấy mảnh giấy tao viết không?
- Vậy là con Oskar đã có một ngày sinh hả? Bày đặt không à.
- Ừ… ừm, là tao viết vậy để mày nhảu cẳng lên chớ sao.
Máy Tính Điện Tử lại gần, ngắm Tarzan từ đầu đến chân qua đôi kính cận:
- Như tao thấy thì mày không bị sứt mẻ gì. Tất nhiên rồi, mày đi tàu Mũi Tên Bạc kia mà. Nhưng chuyến tàu liền sau đó thì bị tai nạn đấy, đài vừa đưa tin.
Tarzan chưa kịp trả lời thì bà Glockner đã bê các món ăn lên:
- Nào, chúng ta ăn đi các con. Chưa biết bao giờ ông chủ nhà mới về.
Khoan hãy kể vậy – Tarzan nghĩ. Nếu hắn kể bây giờ thì bữa ăn sẽ chậm lại và Willi sẽ ngất xỉu mất.
Karl bỗng đứng dậy, nói với bà Glockner:
- Để cháu xuống bếp phụ cô và Gaby một tay.
Khi còn lại Tarzan và Tròn Vo, mập ta mách liền:
- Đại ca chưa hay gì à, Gaby của tụi mình đang có chuyện buồn đó.
- Hả?
- Thanh tra Glockner đang có chuyện bực mình với cấp trên của chú ấy.
Ngay khi ấy, Gaby bưng liễn mì vào và nghe được câu cuối. Cô bé lập tức bổ sung:
- Kloesen nói đúng đó đại ca. Tổng thanh tra Pfeifer là một kẻ hãnh tiến và có tính đố kị. Ông ta ghen tức trước sự thành công của các thanh tra thuộc quyền, đặc biệt là với ba mình. Vì thế, Pfeifer luôn tìm cách để hại ba mình. Ông ta không chịu nổi nếu có ai khác tài giỏi hơn, nhất là khi người đó lại là cấp dưới.
Bà Glockner can:
- Thôi nào, Gaby.
- Nhưng đó là sự thật mà, thưa má.
- Nếu có chuyện gì, ba con sẽ đối phó được.
- Nhưng Pfeifer đâu có ra mặt, má. Vồn vã giả tạo nhưng toàn xuyên tạc sau lưng ba.
Con Oskar bỗng mừng rỡ sủa. Cửa mở, thanh tra Glockner trở về thật đúng lúc. Ông vui vẻ chào mọi người như mọi khi. Tuy nhiên Tarzan đọc thấy trên nét mặt người bạn vong niên của mình sự bực bội cố giấu.
Bữa ăn bắt đầu. Gaby nhìn bố thông cảm:
- Ông Pfeifer lại làm ba bực mình phải không ạ?
Ông Glockner mỉm cười:
- Khá căng thẳng con gái ạ. Hiện giờ mọi vụ án đều trút lên vai ba. Ba phải lãnh đạo điều tra tám vụ cả thảy. Ông ta lí giải rằng “chúng ta có ít nhân viên quá”. Thực chất, ông ta hi vọng rằng ba sẽ phạm khuyết điểm, sẽ thất bại ở một vụ nào đó.
Bà Margot buông đĩa xuống:
- Vậy anh phải chịu sao?
- Chúng tôi vừa tranh luận cách đây chưa đầy một giờ. Ông ta xin lỗi hàng chục lần khi nghe anh phát biểu ý kiến, nhưng anh biết làm sao hơn khi trong rừng không thể có hai con hổ cùng tồn tại. Anh có quan hệ tốt với mọi đồng nghiệp trong lúc ông ta nói chẳng ai nghe. Suốt một năm nhậm chức Tổng thanh tra ở trung tâm, ông ta chỉ thêm thù bớt bạn. Anh rầu lắm Margot ạ. Với một đồng nghiệp thâm hiểm như thế làm sao mình lường hết được mọi bề. Ông ta đã từng hại nhiều cuộc điều tra của thuộc cấp…
- Lạy Chúa!
- Cuộc đối thoại của chúng tôi kết thúc ở chỗ ông ta lại đề nghị anh đảm nhận thêm một vụ nữa. Vụ thứ chín. Ông ta ngọt nhạt rằng chỉ có anh là đủ tin cậy để ông ta giao việc này.
- Anh đã khước từ chứ?
- Không! Vụ này có liên quan đến sinh mạng nhiều người nên anh không thể lắc đầu. Có một kẻ vô danh đã dựng một rào cản bằng đá trong Đường Hầm Quỷ Sứ khiến một tàu chở khách đâm vào. Thiệt hại vật chất rất lớn và có nhiều người bị thương.
Máy Tính Điện Tử gật gù:
- Đài đã đưa tin rồi đấy ạ.
Giọng Tarzan đầy hồi hộp:
- Chú đã ra hiện trường chưa, chú Glockner?
- Chưa. Khi đó chú đang bận điều tra một vụ khác. Đồng nghiệp Krause đã thu thập những chi tiết ban đầu.
- Chính cháu cũng là một nạn nhân trên đoàn tàu xui xẻo ấy đấy ạ.
Tròn Vo kêu lên:
- Xạo hoài. Ai chẳng biết đại ca từng tuyên bố chỉ mê tốc độ và sự tiện nghi của con tàu Mũi Tên Bạc.
- Thì mới đầu là như vậy mập à. Nhưng là vậy mà không phải vậy, bởi tự nhiên một gã tên là Otto Nitschl lại xuất hiện. Nhưng thôi, để mình kể lại từ đầu…
*
Tên thợ uốn tóc Angelo Copparo chứa thấy về.
Franz Hauke quệt mép ngó con gà quay chỉ còn lại một nhúm xương. Lão phán:
- Nếu vào vụ này, Otto, chúng ta sẽ tạm hoãn việc chuyển số đồng hồ ấy đi. Còn khối thời gian mà. Với số tiền sắp có thì số tiền bán mớ đồng hồ kia chẳng ăn thua mẹ gì. Tao nghĩ cũng thương hại cho ngành Đường Sắt Liên Bang. Đã thất thu tới mức phải giảm biên chế, bỏ một số tuyến đường, đóng cửa mấy nhà ga, tăng giá vé… giờ lại thêm cái bọn tống tiền độc địa này nữa. Ha ha, diệu kế diệu kế!
Đúng lúc ấy, Angelo quay lại. Mặt gã sáng láng thấy rõ:
- Ê, tôi đang nắm trong tay một tin tức sốt dẻo.
- Nói nghe coi, Angelo.
- Cho tới nay bọn cớm vẫn chưa tìm ra dấu vết thủ phạm. Cũng chẳng có tên tống tiền nào gọi điện cả.
Hauke hí hửng nhìn Otto:
- Đúng là điềm trời. Nào Otto, như đã nói, mày sẽ gọi điện. Chúng ta tới trạm điện thoại công cộng. Tao biết số điện thoại và… mẹ kiếp, tuần này thằng ngốc Muller lại trực đêm mới sướng. Hiểu ý chứ Otto, mày phải đòi đúng một triệu mark bằng hai loại bạc 50 và 100 mark, không lấy loại tiền lớn hơn. Bảo chúng rằng trưa mai, tiền phải chuẩn bị xong. Nếu bọn chúng lắc đầu hoặc báo tụi cớm giăng bẫy, mày dọa rằng sẽ tiếp tục tấn công vào các đoàn tàu.
Otto gật đầu. Ông chủ gã tiếp tục:
- Cấm lắp bắp đó, Otto! Phải để thằng Muller cho rằng mày là một tên tội phạm chuyên nghiệp có máu lạnh.
- Tôi… kh… không… lắ… lắp bắp bao giờ.
Otto nhăn nhở cười. Gã pha trò nhưng trong bụng thì như có lửa đốt.
Tiếng cười của gã bỗng đứt khúc bởi sự xuất hiện của một phụ nữ lạ mặt ngoài cửa kính sáng loáng. Otto ấp úng:
- Ê, ê… có một ả nhỏ bé tóc vàng… lại thêm mấy lọn tim tím hồng hồng ngoài kia kìa.
- Eva đấy mà.
Angelo reo lên và chạy ra mở cửa cho ả.
Hauke giải thích:
- Bồ đấy. Eva Koenig là thợ uốn tóc. Một con điếm. Ả cặp kè với Angelo chỉ để rút rỉa tài sản đen của hắn. Con nữ tặc này liều lĩnh lắm, không cho nó tham dự không xong đâu. Đành phải chia cho ả một ít trong số một triệu mark vậy.
Eva bước vào, ngoe nguẩy mông. Ả chỉ đứng đến vai Otto. Gã đoán ả xấp xỉ ba chục cái lá vàng rơi, nhưng không thể biết bộ mặt thật của ả dưới lớp son phấn dày cộm. Chắc phải già hơn. Mái tóc ba màu của ả ngó tân kì đáo để. Ả mặc quần áo da màu đen, bên trong là sơ-mi màu hồng.
Ả lạnh tanh ngồi xuống nghe Hauke và Angelo kể tỉ mỉ kế hoạch, vẻ phớt tỉnh. Tuy nhiên, còn lâu Eva mới phớt tỉnh. Ả ngẫm nghĩ một hồi rồi “giơ móng vuốt” ngay:
- Phần của tôi là bao nhiêu vậy?
Hauke khó chịu:
- Bao giờ cầm tiền trong tay thì sẽ chia. Trứng gà còn nằm trong bụng gà làm sao đập vào chảo rán được. Otto, sẵn sàng chưa?
Otto đứng dậy cái rụp.
- Nào, chúng ta lên đường ra trạm điện thoại chớ còn đợi chi nữa.
/703
|