“Không đợi anh ngoảnh lại” có lẽ là tác phẩm thuộc thể loại gương vỡ mà tôi thích nhất trong số những câu chuyện tôi đọc cho đến nay.
Bởi vì, nó không giống bất kỳ tác phẩm gương vỡ nào, nó không ngược nhân vật rồi lại trở về, trong khi tôi thấy, với những cảnh tượng đó, họ phải chết tâm với nhau từ lâu rồi.
Ở “Không đợi anh ngoảnh lại” bạn có thể thấy một cô gái hết sức bình dị như bao người con gái khác, có thể là chính bản thân bạn ở trong đấy.
Diệp Tiểu Du – giảng viên trẻ ưu tú 24 tuổi. Trong toàn câu chuyện, có lẽ cô là người mà tôi thấy thích nhất. Có thể là do cô là nhân vật nữ chính. Nhưng, một phần trong cô, tôi thấy mình đang ở đấy.
Yêu thầm. 12 năm yêu thầm, có lẽ không là gì so với rất nhiều người, cũng có thể họ cho đó là sự ngu ngốc. Nhưng tôi lại cho đó là sự mạnh mẽ của cô.
Mười hai năm, có ai có thể yên lặng một chỗ chờ đợi người trong mười hai năm?
Sự kiên nhẫn đó của cô khiến tôi khâm phục, và cảm thấy tiếc nuối. Mười hai năm đó, cô cũng có thể tìm một người khác. Nhưng khi nghiền ngẫm lại, tôi thấy Kỷ Dược Phi có lẽ xứng đáng với mười hai năm đó của cô. Chỉ là một vài lúc mà thôi.
Yêu thầm mười hai năm, rồi cưới Kỷ Dược Phi nửa năm, và ly hôn.
Đó có lẽ là quyết định sáng suốt nhất trong cuộc đời cô. Nhưng, cũng có thể là quyết định khiến cô thấy áy náy và đau lòng nhất với chàng trai cô yêu suốt mười hai năm rưỡi đó.
Nhưng, con người mà, đến một lúc nào đó, sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Rất nhiều người bạn tôi cho rằng, cô thật ngu ngốc. Nhưng, tôi lại thấy cô rất sáng suốt. Ngu ngốc ư? Người không chịu buông tay mới là kẻ ngu ngốc. Cô quá mệt mỏi rồi, nếu cô cứ tiếp tục níu kéo tình yêu ấy, cô sẽ tự nhấn chìm mình, tự giết chết mình bởi tình yêu đó.
Mười hai năm rưỡi chờ đợi mà người đàn ông kia không quay lại, có lẽ nên buông tay, à không, chắc chắn phải buông tay.
Có thể là đau, có thể là sẽ rất đau, nhưng, đau một vài năm, còn hơn là đau cả đời.
Bởi vậy, tôi vẫn luôn thấy quyết định buông tay Kỷ Dược Phi của cô là điều đúng đắn.
“Đời người có bao nhiêu lần mười hai năm đây?”
Là một lần, hay hai lần? Có lẽ là chỉ một lần, không bất kỳ ai đủ can đảm yêu thầm hai lần mười hai năm cả. Chúng ta rồi phải lớn lên, phải biết điều gì đúng, điều gì sai, điều gì nên dừng lại, điều gì nên làm tiếp.
Yêu thầm một lần mười hai năm, đã đủ cho một cuộc đời. Bởi vậy, tôi thấy tình cảm dành cho Kỷ Dược Phi của Diệp Tiểu Du đã quá đủ rồi. Đủ để Kỷ Dược Phi một đời sau này có thể tự an ủi mình.
Kỷ Dược Phi – chàng trai mà bất kỳ ai cũng nghĩ là nam chính. Anh giống như nam thần Apollo của Hi Lạp vậy, đẹp trai, xuất thân ổn, học giỏi. Anh là nam chính của các cô gái. Nhưng, từ bé anh đã định sẵn Viện Viện là người vợ của mình.
Anh dành trọn cả thời thanh xuân của mình cho cô gái tên Viện Viện kia, để rồi bỏ lỡ một người yêu anh bằng cả trái tim. Để rồi, anh hối hận.
Anh luôn cho rằng, cả đời này, chỉ có Viện Viện mới xứng là người vợ của anh. Nhưng trời trêu, cô bé của anh lại yêu một chàng trai không bằng anh.
Có thể là do trái tim, cũng có thể là do lý trí, hoặc giả là do trời xui, anh đã chọn cưới Diệp Tiểu Du để rồi khi cô buông tay anh, anh mới nhận ra, anh yêu Diệp Tiểu Du.
Chỉ là khi đó, đã quá muộn màng. Anh cầu xin, cô không hiểu. Cô tạm biệt anh, mong muốn anh giữ cô lại, anh không hiểu. Cả hai đều từng mong đối phương chịu giữ mình ở lại và ở lại cạnh mình. Nhưng lại không hiểu được suy nghĩ của nhau.
Là vì không hiểu nhau, nên họ đã bỏ lỡ nhau. Đúng là thế đấy, nếu Kỷ Dược Phi hoặc là Diệp Tiểu Du lúc đó lý trí một chút, ương bướng một chút, không hiểu cũng không sao, mạnh mẽ bám chặt đối phương thì có lẽ, họ đã là của nhau.
Nhưng mà, nếu có từ “nhưng” thì câu chuyện chẳng thể tiếp diễn rồi.
Lúc Diệp Tiểu Du tuyệt vọng, cô đã gặp được Kỷ Siêu – cậu học trò của cô, chỉ có điều cậu còn quá trẻ để đảm đương việc mà một người đàn ông có thể. Đúng, cậu sâu sắc, nhưng chỉ là sâu sắc với những cô gái, chàng trai bằng tuổi với cậu. Với Diệp Tiểu Du, cậu chỉ là đứa trẻ.
Là do Diệp Tiểu Du và Kỷ Siêu gặp nhau không đúng lúc. Nếu như cậu gặp Tiểu Du lúc cô chưa gặp Kỷ Dược Phi, có lẽ, câu chuyện đã khác.
Chỉ là, trong mắt tôi, lúc chưa có Trọng Khải xuất hiện, Kỷ Siêu là người tôi đánh giá có thể chữ lành vết thương của Tiểu Du. Nhưng, tôi chưa bao giờ cho rằng cậu chính là nam chính. Bởi vì so với lối suy nghĩ của Tiểu Du, cậu quá non nớt. Vì sự non nớt đó, cậu cũng như Kỷ Dược Phi, bị cô bỏ lỡ.
Và người cuối cùng là Trọng Khải – nam chính cũng là người đàn ông đồng tính mà tôi nhắc tới lúc mới đầu bước vào rv.
Tôi ấn tượng về anh, có lẽ là vì sự trầm tĩnh của anh. Và tôi đã yêu anh khi tôi biết anh đồng tính. Xin hãy thông cảm cho một con hủ như tôi =)))
Anh lạnh lùng bởi vì anh bị tổn thương về tình yêu, anh luôn cho rằng mình không thể yêu lại nữa. Tôi cũng nghĩ vậy, tôi nghĩ rằng anh chỉ là nhân vật để Kỷ Dược Phi ăn dấm lúc này thôi. Nhưng, thật không ngờ, anh chính là nam chính, người đàn ông của Diệp Tiểu Du.
Lúc biết, cũng không ngạc nhiên lắm, bởi so với Kỷ Dược Phi tôi thấy Trọng Khải xứng với Diệp Tiểu Du hơn. Có thể do anh và Diệp Tiểu Du gặp nhau đúng lúc, đúng thời gian và cùng mang một nỗi đau nên hiểu nhau. Có lẽ vì thế, trong lúc tự chữa thương cho nhau, họ yêu nhau.
Cho đến bây giờ, tôi không thể dùng lời nào để nói về Trọng Khải. Bởi vì nói ngắn gọn về anh thì không thể, mà nói dài quá lại cảm thấy phô trương, không chân thật.
Anh không hoàn mỹ, nhưng với Diệp Tiểu Du, lúc đó, anh đã đủ hoàn mỹ.
Năm năm của anh và Tiểu Du, tuy chưa bằng một nửa thời gian cô yêu thầm Kỷ Dược Phi, nhưng đủ để chữa được vết thương của cô, đủ để Tiểu Du chọn anh thay vì Kỷ Dược Phi.
Có lẽ, do cùng một nỗi đau và đúng thời điểm Trọng Khải và Diệp Tiểu Du mới có thể đến với nhau. Nhưng mà thế thì sao nào, chỉ cần là của nhau, thì sẽ đến đúng lúc thôi.
Để kết bài review, tôi dùng đoạn được tôi nhắc rất nhiều lần và xuyên tạc ý tứ một chút =))
“Kỷ Dược Phi và Diệp Tiểu Du không thể đến với nhau vì họ không hiểu nhau. Kỷ Siêu và Diệp Tiểu Du bỏ lỡ qua nhau vì họ gặp nhau không đúng lúc. Nhưng Trọng Khải thì khác, anh mang cùng nỗi đau của Diệp Tiểu Du, anh gặp cô đúng lúc, nên hai người yêu nhau.
Người ta chẳng phải nói “Thiên thời địa lợi nhân hòa” sao? Trọng Khải chính là người đến đúng lúc, đúng khi “thiên thời địa lợi” thì tại sao phải thiếu “nhân hòa”?”
Bởi vì, nó không giống bất kỳ tác phẩm gương vỡ nào, nó không ngược nhân vật rồi lại trở về, trong khi tôi thấy, với những cảnh tượng đó, họ phải chết tâm với nhau từ lâu rồi.
Ở “Không đợi anh ngoảnh lại” bạn có thể thấy một cô gái hết sức bình dị như bao người con gái khác, có thể là chính bản thân bạn ở trong đấy.
Diệp Tiểu Du – giảng viên trẻ ưu tú 24 tuổi. Trong toàn câu chuyện, có lẽ cô là người mà tôi thấy thích nhất. Có thể là do cô là nhân vật nữ chính. Nhưng, một phần trong cô, tôi thấy mình đang ở đấy.
Yêu thầm. 12 năm yêu thầm, có lẽ không là gì so với rất nhiều người, cũng có thể họ cho đó là sự ngu ngốc. Nhưng tôi lại cho đó là sự mạnh mẽ của cô.
Mười hai năm, có ai có thể yên lặng một chỗ chờ đợi người trong mười hai năm?
Sự kiên nhẫn đó của cô khiến tôi khâm phục, và cảm thấy tiếc nuối. Mười hai năm đó, cô cũng có thể tìm một người khác. Nhưng khi nghiền ngẫm lại, tôi thấy Kỷ Dược Phi có lẽ xứng đáng với mười hai năm đó của cô. Chỉ là một vài lúc mà thôi.
Yêu thầm mười hai năm, rồi cưới Kỷ Dược Phi nửa năm, và ly hôn.
Đó có lẽ là quyết định sáng suốt nhất trong cuộc đời cô. Nhưng, cũng có thể là quyết định khiến cô thấy áy náy và đau lòng nhất với chàng trai cô yêu suốt mười hai năm rưỡi đó.
Nhưng, con người mà, đến một lúc nào đó, sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Rất nhiều người bạn tôi cho rằng, cô thật ngu ngốc. Nhưng, tôi lại thấy cô rất sáng suốt. Ngu ngốc ư? Người không chịu buông tay mới là kẻ ngu ngốc. Cô quá mệt mỏi rồi, nếu cô cứ tiếp tục níu kéo tình yêu ấy, cô sẽ tự nhấn chìm mình, tự giết chết mình bởi tình yêu đó.
Mười hai năm rưỡi chờ đợi mà người đàn ông kia không quay lại, có lẽ nên buông tay, à không, chắc chắn phải buông tay.
Có thể là đau, có thể là sẽ rất đau, nhưng, đau một vài năm, còn hơn là đau cả đời.
Bởi vậy, tôi vẫn luôn thấy quyết định buông tay Kỷ Dược Phi của cô là điều đúng đắn.
“Đời người có bao nhiêu lần mười hai năm đây?”
Là một lần, hay hai lần? Có lẽ là chỉ một lần, không bất kỳ ai đủ can đảm yêu thầm hai lần mười hai năm cả. Chúng ta rồi phải lớn lên, phải biết điều gì đúng, điều gì sai, điều gì nên dừng lại, điều gì nên làm tiếp.
Yêu thầm một lần mười hai năm, đã đủ cho một cuộc đời. Bởi vậy, tôi thấy tình cảm dành cho Kỷ Dược Phi của Diệp Tiểu Du đã quá đủ rồi. Đủ để Kỷ Dược Phi một đời sau này có thể tự an ủi mình.
Kỷ Dược Phi – chàng trai mà bất kỳ ai cũng nghĩ là nam chính. Anh giống như nam thần Apollo của Hi Lạp vậy, đẹp trai, xuất thân ổn, học giỏi. Anh là nam chính của các cô gái. Nhưng, từ bé anh đã định sẵn Viện Viện là người vợ của mình.
Anh dành trọn cả thời thanh xuân của mình cho cô gái tên Viện Viện kia, để rồi bỏ lỡ một người yêu anh bằng cả trái tim. Để rồi, anh hối hận.
Anh luôn cho rằng, cả đời này, chỉ có Viện Viện mới xứng là người vợ của anh. Nhưng trời trêu, cô bé của anh lại yêu một chàng trai không bằng anh.
Có thể là do trái tim, cũng có thể là do lý trí, hoặc giả là do trời xui, anh đã chọn cưới Diệp Tiểu Du để rồi khi cô buông tay anh, anh mới nhận ra, anh yêu Diệp Tiểu Du.
Chỉ là khi đó, đã quá muộn màng. Anh cầu xin, cô không hiểu. Cô tạm biệt anh, mong muốn anh giữ cô lại, anh không hiểu. Cả hai đều từng mong đối phương chịu giữ mình ở lại và ở lại cạnh mình. Nhưng lại không hiểu được suy nghĩ của nhau.
Là vì không hiểu nhau, nên họ đã bỏ lỡ nhau. Đúng là thế đấy, nếu Kỷ Dược Phi hoặc là Diệp Tiểu Du lúc đó lý trí một chút, ương bướng một chút, không hiểu cũng không sao, mạnh mẽ bám chặt đối phương thì có lẽ, họ đã là của nhau.
Nhưng mà, nếu có từ “nhưng” thì câu chuyện chẳng thể tiếp diễn rồi.
Lúc Diệp Tiểu Du tuyệt vọng, cô đã gặp được Kỷ Siêu – cậu học trò của cô, chỉ có điều cậu còn quá trẻ để đảm đương việc mà một người đàn ông có thể. Đúng, cậu sâu sắc, nhưng chỉ là sâu sắc với những cô gái, chàng trai bằng tuổi với cậu. Với Diệp Tiểu Du, cậu chỉ là đứa trẻ.
Là do Diệp Tiểu Du và Kỷ Siêu gặp nhau không đúng lúc. Nếu như cậu gặp Tiểu Du lúc cô chưa gặp Kỷ Dược Phi, có lẽ, câu chuyện đã khác.
Chỉ là, trong mắt tôi, lúc chưa có Trọng Khải xuất hiện, Kỷ Siêu là người tôi đánh giá có thể chữ lành vết thương của Tiểu Du. Nhưng, tôi chưa bao giờ cho rằng cậu chính là nam chính. Bởi vì so với lối suy nghĩ của Tiểu Du, cậu quá non nớt. Vì sự non nớt đó, cậu cũng như Kỷ Dược Phi, bị cô bỏ lỡ.
Và người cuối cùng là Trọng Khải – nam chính cũng là người đàn ông đồng tính mà tôi nhắc tới lúc mới đầu bước vào rv.
Tôi ấn tượng về anh, có lẽ là vì sự trầm tĩnh của anh. Và tôi đã yêu anh khi tôi biết anh đồng tính. Xin hãy thông cảm cho một con hủ như tôi =)))
Anh lạnh lùng bởi vì anh bị tổn thương về tình yêu, anh luôn cho rằng mình không thể yêu lại nữa. Tôi cũng nghĩ vậy, tôi nghĩ rằng anh chỉ là nhân vật để Kỷ Dược Phi ăn dấm lúc này thôi. Nhưng, thật không ngờ, anh chính là nam chính, người đàn ông của Diệp Tiểu Du.
Lúc biết, cũng không ngạc nhiên lắm, bởi so với Kỷ Dược Phi tôi thấy Trọng Khải xứng với Diệp Tiểu Du hơn. Có thể do anh và Diệp Tiểu Du gặp nhau đúng lúc, đúng thời gian và cùng mang một nỗi đau nên hiểu nhau. Có lẽ vì thế, trong lúc tự chữa thương cho nhau, họ yêu nhau.
Cho đến bây giờ, tôi không thể dùng lời nào để nói về Trọng Khải. Bởi vì nói ngắn gọn về anh thì không thể, mà nói dài quá lại cảm thấy phô trương, không chân thật.
Anh không hoàn mỹ, nhưng với Diệp Tiểu Du, lúc đó, anh đã đủ hoàn mỹ.
Năm năm của anh và Tiểu Du, tuy chưa bằng một nửa thời gian cô yêu thầm Kỷ Dược Phi, nhưng đủ để chữa được vết thương của cô, đủ để Tiểu Du chọn anh thay vì Kỷ Dược Phi.
Có lẽ, do cùng một nỗi đau và đúng thời điểm Trọng Khải và Diệp Tiểu Du mới có thể đến với nhau. Nhưng mà thế thì sao nào, chỉ cần là của nhau, thì sẽ đến đúng lúc thôi.
Để kết bài review, tôi dùng đoạn được tôi nhắc rất nhiều lần và xuyên tạc ý tứ một chút =))
“Kỷ Dược Phi và Diệp Tiểu Du không thể đến với nhau vì họ không hiểu nhau. Kỷ Siêu và Diệp Tiểu Du bỏ lỡ qua nhau vì họ gặp nhau không đúng lúc. Nhưng Trọng Khải thì khác, anh mang cùng nỗi đau của Diệp Tiểu Du, anh gặp cô đúng lúc, nên hai người yêu nhau.
Người ta chẳng phải nói “Thiên thời địa lợi nhân hòa” sao? Trọng Khải chính là người đến đúng lúc, đúng khi “thiên thời địa lợi” thì tại sao phải thiếu “nhân hòa”?”
/39
|