Sau thời Khuynh Càn thịnh thế, đế quốc Đại Khuynh hùng mạnh vùi lấp phong sương, suy vong tàn lụi.
Vũ lịch năm thứ 240, bạo phát loạn Lưu Hà ở phương Bắc, từ đó ttrở về sau, nền hòa bình thống nhất trên toàn đại lục dần dần tan rã. Sự cai trị của Hoàng thất Đại Khuynh lên miền Bắc ngày một suy giảm, không còn ảnh hưởng gì đáng kể.
Vũ lịch năm thứ 516, Gia Hà Thị, thủ lĩnh dân tộc du mục phương Bắc thế như chẻ tre ồ ạt công thành phá trại, tiếp cận Hoàng đô Đại Khuynh. Mạt đế Đại Khuynh Phương Tổ Tức tự vẫn tạ tội trước linh vị liệt tổ liệt tông.
Vũ lịch năm thứ 517, Gia Hà Thị thống nhất hai miền Nam Bắc, đổi niên hiệu thành Diên, trở thành chủ nhân mới thống trị Đại lục.
Nhưng Diên triều của bộ tộc du mục cũng chỉ nắm quyền thống trị vỏn vẹn năm mươi năm ngắn ngủi, vì dù rất thiện chiến, nhưng hoàn toàn không rành chính sự, sưu cao thuế nặng dồn dập đổ xuống bá tánh, khiến lê dân rên xiết lầm than, khởi nghĩa khắp nơi liên miên không dứt.
Diên lịch năm thứ 49, một cuộc khởi nghĩa quy mô lớn nhất từ trước đến nay khởi phát ở Diệu Huyện, phía Nam đại lục.
Thủ lĩnh quân khởi nghĩa Cố Phượng Lâm đăng cơ xưng đế ở đất Hộ (Thượng Hải ngày nay), lấy hiệu ‘Hãn vương’, thống lĩnh mười vạn tàn binh mỏi mệt dặm trường đánh bại hai mươi vạn chiến binh thảo nguyên dã lang thiện chiến, lật đổ Diên triều, dựng lên Đại Việt.
Hai trăm năm thấm thoát thoi đưa, sau khi Vương triều Đại Việt diệt vong, Lý, Hàn, Kim, Độc Cô, Vũ Văn năm dòng họ hùng mạnh nhất chiếm cứ một phương Đông Tây Nam Bắc Trung, suốt hơn một trăm năm dẫn quân chinh phạt lẫn nhau, chiến loạn liên miên khiến dân chúng lao đao khốn khổ, không còn đường sống.
Sau trăm năm ly loạn, Ngũ phiệt lụn bại, một đế quốc non trẻ vùng dậy từ đống tro chiến hỏa – Đó là Đại Lê, chỉ kém so với Đại Khuynh vương triều.
Vương triều Đại Lê xướng lên khúc ca thái bình phồn hoa trọn vẹn ba trăm năm mươi sáu năm, rồi cũng đến lúc quốc lực yếu suy, vương quyền hủ bại, thối nát từng ngày. Cũng trong lúc đó, ở bên kia đại dương, phong trào văn hóa Phục Hưng xuất hiện, rầm rộ dâng cao, lan ra bảy nước, đồng thời rùng mình từ quốc gia phong kiến chủ nghĩa chuyển biến thành tư bản chủ nghĩa.
Theo sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hàng hải, những người đủ mọi màu da màu tóc từ các nước xa lạ ấy đổ lên Đại Lê, vén lên bức màn thần bí của miền đất này.
Đồng thời, sự giàu có của nó khiến cho bọn họ thèm thuồng đến chảy dãi.
Tuy nhiên, Đại Lê nhất mực thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, có điều những công sự đã mục nát ấy làm sao địch nổi với thuyền kiên pháo lợi của ngoại nhân.
Hoàng thất Đại Lê bán nước cầu vinh, cắt đất bồi thường, tận tình ton hót, xiểm nịnh dị quốc.
Trong lúc quốc gia nguy cấp tồn vong, những chí sĩ yêu nước đã đoàn kết đồng lòng, điều trước nay chưa từng xảy ra, một cuộc khởi nghĩa đại quy mô trong chớp mắt quét sạch toàn quốc.
Cơ yếu như kinh sư trọng địa, đến tận hương thôn thung lũng xa xôi, nơi nơi đều thấy bóng dáng quân cách mạng.
Dưới quyền thống lĩnh của vị cha già Tôn trọng Khải, quân cách mạng kết hợp tấn công, Đại Lê và quân đội ngoại quốc thảm bại, bức bách Hoàng đế cuối cùng của Đại Lê – Hoành Viễn đế – thoái vị, cùng lúc thành lập Quốc thống phủ Hoa Hạ, thực hiện chế độ tam quyền phân lập.
Có nghĩa là, ba quyền lớn nhất về hành chính, lập pháp và tư pháp sẽ nằm trong tay ba đơn vị tương đương bên ngoài Chính phủ, vừa tương hỗ vừa độc lập, nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm công bằng xã hội.
Muôn dân một lòng, tường đồng vách sắt, dân tộc vĩ đại, khiến những kẻ ngoại lai không thể không nhượng bộ.
Vậy mà, từ lúc Tôn Trọng Khải lâm bệnh qua đời, chính quyền Quốc thống phủ một lần nữa chia năm xẻ bảy.
Trên danh nghĩa, các đại quân phiệt đều ủng hộ địa vị lãnh đạo của Quốc thống phủ, nhưng thực chất chỉ là chăm chăm chiếm đất xưng vương, bất quá, ai nấy đều tự hiểu mà không nói thẳng ra mà thôi.
Trong đó, quyền lực cường mạnh nhất nằm trong tay Đông Bắc vương Phương Động Liêu cùng người đứng đầu Quốc thống phủ – Tổng thống Dư Nghi Trì.
Năm 1928 Công nguyên, Đông Bắc vương Phương Động Liêu vui mừng đón quý tử mới sinh, đặt tên là Quân Càn.
Dư Nghi Trì đến mừng đầy tháng nghe vậy thì giật mình thất kinh: “Phương Quân Càn? Chẳng phải trùng tên với Thiên cổ thánh quân Hoàn Vũ Đế đó sao?!”
Đồng âm bất đồng tự, Dư tổng thống rõ ràng đã hiểu nhầm rồi.
Phương Động Liêu nghe thấy thế bèn ha hả cười, tính ông vốn hào sảng khoát đạt, cũng lười đính chính, thế nên phóng lao theo lao, đổi tên đứa con yêu dấu thành ‘Quân Càn’. (1)
Sau này, Dư Nghi Trì biết được đầu đuôi sự việc không khỏi trêu đùa: “Hoàn Vũ Đế xuất hiện rồi, không biết Vô Song công tử có chuyển thế đầu thai luôn không.”
Vậy là, cố sự của chúng ta, lại một lần nữa nảy sinh từ đó…
Năm 1935, tiểu thiếu gia nhà họ Phương dù chỉ mới bảy tuổi cũng đã có bản lãnh làm cho Phương phủ từ trong ra ngoài thất thanh náo loạn, chó sủa gà bay.
Mùa thu, Đông Bắc vương Phương Động Liêu cùng quý tử đến Bình Đô, hai cha con tạm trú vài ngày ở tư gia ông bạn già Dư Nghi Trì.
Bình Đô là thủ đô nước Hoa Hạ.
Sau khi Đại Khuynh Hoàn Vũ đế băng hà, Văn Thành đế lên kế vị đã dời đô về Bát Phương Thành, đổi tên thành ‘Bình’ để kỷ niệm công lao bất hủ của huynh trưởng Hoàn Vũ đế đã từ nơi đây kiến tạo đại nghiệp, bình định tứ hải.
Nhưng đến Vũ lịch năm thứ 240, loạn Lưu Hà bùng nổ ở phương Bắc, cả miền Tây Bắc rúng động bất an, Thụy An đế Phương Tự Minh không thể không lần nữa dời đô, trở về Hoàng thành cũ ở phương Nam.
Dưới thời Diên triều của Gia Hà Thị, chính sách củng cố thống trị khiến văn tự ngục (1) đại hưng, số lượng văn vật điển tịch trân quý bị thiêu hủy lên đến hơn năm mươi vạn kiện.
Đến lúc Hoàng thành lâm nguy, dân tộc du mục trước khi tháo chạy còn cố châm lửa hỏa thiêu toàn thành.
Lửa cháy rừng rực, liên tục ba ngày ba đêm, cả bầu trời Hoàng đô bao trùm một màu đỏ máu.
Kinh đô nghìn năm rốt cuộc, tan thành tro bụi.
‘Hãn vương’ Cố Phượng Lâm lật đổ Diên triều, định đô tại Bình thành.
Đến thời Ngũ phiệt tao loạn, năm gia tộc lớn tự chiếm đất xưng vương, mạnh ai nấy làm, kinh đô cũng nhiều lần bị dời đổi.
Đại thế thiên hạ, phân lâu lại hợp, vương triều Đại Lê thống nhất Ngũ phiệt tiếp tục chọn Bình thành làm kinh đô. Dưới thời này, nhờ công trình đại bành trướng quy mô, mới hình thành nên Bình Đô khí thế tráng lệ, rộng lớn như hiện tại.
Bình Đô, cũng chính là Bát Phương Thành thuở xưa ấy.
Cậu bé bảy tuổi Phương Quân Càn có vẻ đặc biệt thích thú nơi này.
Vừa đến Bình Đô, ngồi chưa ấm chỗ đã vội lẻn khỏi Phủ Tổng thống, chạy ra phố la cà khắp chốn.
Cũng khó trách cậu nhóc.
Bắt một đứa nhóc suốt ngày chết dí trong phòng thì đúng là lấy mạng nó đi cho rồi.
Huống chi, lại còn là viên minh châu trân bảo trên tay Đông Bắc Vương…
Thiên tính ham chơi, lanh lợi, hiếu động, không thích gò bó.
Được được, nếu quả thật chỉ có tính tình nghịch ngợm phá phách thôi, người lớn còn có cách đối phó, đằng này, cậu nhóc lại quá sức thông minh, thường bày trò chơi khăm đến nỗi ai nấy tay chân luống cuống. Chưa hết, lại còn lúc nào cũng bày ra vẻ mặt rất chi ngây thơ khả ái ngoan hiền lễ độ, quý vị người lớn làm cách nào nỡ mắng mỏ nặng lời.
“Cái gì! Quân Càn lại trốn ra ngoài rồi? Năm người lớn sức dài vai rộng các anh lại không quản nổi một thằng nhóc sao hả? Làm ăn cái kiểu gì vậy?!” Bên ngoài giật mình vì tiếng quát thét phẫn nộ của Đông Bắc Vương vọng ra từ phòng khách Phủ Tổng thống.
Đám cận vệ rủa thầm: Có bản lãnh tự ông giữ nó đi, ông đâu phải không biết giữ nó khó cỡ nào chớ…
Phương Động Liêu liếc quanh đám thuộc hạ đang đứng đực ra rất chi vô dụng, cơn giận lại sôi trào, thét lên: “Còn không mau đi tìm nó về đây!!”
Mấy cận vệ vội vàng ba chân bốn cẳng tháo thân ra ngoài.
Núi lớn âm u thăm thẳm, ngút ngàn vô tận vô cùng.
Thâm cốc âm u, vắng lặng đến rợn người.
Yên tĩnh đáng sợ, phả một thứ hơi thở nguy hiểm không thể diễn tả thành lời ra chung quanh.
“Gruuuu… uuuu… Gruuuuuuuuuuuuuuuuuuu” Dưới vầng trăng vằng vặc, sói hoang ngửa đầu tru lên từng hồi buốt óc.
Đối với nhóc con Phương Quân Càn mà nói, đó chắc chắn không gì khác hơn một cơn ác mộng không ai kéo ra được.
Cậu không dám dừng lại, bởi vì bầy sói hoang phía sau bất cứ lúc nào cũng sẽ bổ nhào đến.
Dừng lại là cầm chắc cái chết.
Ngay lúc sống chết trong gang tấc, thường thì tiềm năng con người sẽ được phát huy đến cực hạn.
Chí ít,
Phương Quân Càn từ nào tới giờ chưa biết mình có thiên phú đối với phương diện này.
Bầu trời đen thẳm.
Cỏ dại tràn lan, không phân biệt nổi đâu là đường đi.
Một tiếng hét lên!
Chân Phương Quân Càn bị vướng vào đám dây leo chằng chịt, lảo đảo té nhào xuống đất.
Cánh tay trắng hồng vướng vào bụi gai, bị cào chảy máu.
Mùi máu thoang thoảng trong không khí.
Bầy sói đánh hơi thấy mùi tanh lập tức kích động, tròng mắt u tối giữa rừng sâu vụt sáng rực lên như mắt quỷ.
Nỗi kinh hoàng như một thứ chất nhầy dính nhớp không ngớt tràn ra từ trái tim cậu bé non nớt chưa hiểu chuyện đời.
Mặt tái mét, song đôi môi vẫn lì lợm mím chặt.
Cho dù còn nhỏ, nhưng đã sớm nhìn thấy bóng dáng của một trang anh hùng tuyệt thế ngày sau.
Mắt nhìn vòng vây bầy sói không ngừng khép chặt, Phương Quân Càn tuyệt vọng nhắm tịt mắt.
Bỗng dưng…
Tiếng huân (2) trầm trầm len lỏi, phảng phất như từ ánh trăng kia vọng đến.
Mênh mang dâu bể, thần bí u uẩn, đau thương mà diễm tuyệt.
Khoảnh khắc ấy, cậu bé Quân Càn như nghe thấy cả mùa thu theo tiếng huân phả lên người mình.
Một luồng khí mạnh bạo ập đến từ phía sau Phương Quân Càn.
Nhưng mà, lại không phải như dự kiến là bị bầy sói xông lên xé thành trăm mảnh.
Kinh ngạc hé mắt ra, liền thấy bóng chim ưng từ trên trời bổ xuống! Nhanh như cắt cắm vuốt sắc vào mắt con sói đầu đàn!
Nó tru lên thảm thiết.
Đôi cánh chim ưng giương rộng, quật phành phạch trên không!
Mượn lợi thế từ không trung không ngừng quắp, mổ con sói dữ, đồng thời, lông chim lả tả như đầy trời tuyết rơi.
Bầy sói bỏ đi từ lúc nào, Phương Quân Càn không biết nữa.
Lúc này cậu đã mệt chết đi rồi.
Bởi vậy nên cứ thế mà nằm bẹp ở chỗ cây cối um tùm ấy.
Ngay cả đầu ngón tay cũng không buồn cục cựa.
Chỉ còn tiếng huân văng vẳng trong không trung.
Xa thẳm mà thê lương.
Cho dù, vẫn còn ngơ ngác giữa hồng trần nhiễu nhương, nhưng cũng đủ khiến người ta như lạc vào mênh mang hoang địa.
Cho dù, trên đầu là vầng dương gay gắt, vẫn phảng phất nét tinh tế ảo diệu, mà khoát đạt tiêu dao tựa gió tản mây nhàn.
Cực tĩnh, cực bi, vời xa trần tục.
Huống chi, trong đêm trăng xanh tịch liêu quạnh quẽ như thế này…
Cậu bé bảy tuổi không cách nào tìm ra nổi từ ngữ để hình dung nữa.
Mãi đến khi trưởng thành mới hay, cảm giác này gọi là – say mê.
Huân thanh ngừng lại.
Con chim ưng cũng chìm khuất vào đêm tối mênh mông.
Quân Càn chật vật gượng dậy.
Nheo nheo mắt ngước lên đỉnh núi nhọn hoắt.
Một bóng trắng tựa tuyết đứng đó, như có như không.
Nhìn kỹ hồi lâu, hình như cũng là một đứa trẻ trạc tuổi mình.
Không thấy rõ mặt đứa bé đó, chỉ thấy làn tóc xõa dài ôm lấy lưng, vạt áo trắng tinh nhẹ nhàng phơ phất, tựa nước mềm chảy xuôi.
Phương Quân Càn chỉ thấy, mình vừa từ giấc mộng này trôi vào giấc một khác.
Chỉ khác, ban đầu là ác mộng, hiện tại là mỹ mộng.
Đứa bé trên đỉnh núi quay lại,
Nhìn Phương Quân Càn, mỉm cười.
Không gian thinh lặng, tựa hồ giấc mộng thiên thu, không thể nào tránh được…
Vũ lịch năm thứ 240, bạo phát loạn Lưu Hà ở phương Bắc, từ đó ttrở về sau, nền hòa bình thống nhất trên toàn đại lục dần dần tan rã. Sự cai trị của Hoàng thất Đại Khuynh lên miền Bắc ngày một suy giảm, không còn ảnh hưởng gì đáng kể.
Vũ lịch năm thứ 516, Gia Hà Thị, thủ lĩnh dân tộc du mục phương Bắc thế như chẻ tre ồ ạt công thành phá trại, tiếp cận Hoàng đô Đại Khuynh. Mạt đế Đại Khuynh Phương Tổ Tức tự vẫn tạ tội trước linh vị liệt tổ liệt tông.
Vũ lịch năm thứ 517, Gia Hà Thị thống nhất hai miền Nam Bắc, đổi niên hiệu thành Diên, trở thành chủ nhân mới thống trị Đại lục.
Nhưng Diên triều của bộ tộc du mục cũng chỉ nắm quyền thống trị vỏn vẹn năm mươi năm ngắn ngủi, vì dù rất thiện chiến, nhưng hoàn toàn không rành chính sự, sưu cao thuế nặng dồn dập đổ xuống bá tánh, khiến lê dân rên xiết lầm than, khởi nghĩa khắp nơi liên miên không dứt.
Diên lịch năm thứ 49, một cuộc khởi nghĩa quy mô lớn nhất từ trước đến nay khởi phát ở Diệu Huyện, phía Nam đại lục.
Thủ lĩnh quân khởi nghĩa Cố Phượng Lâm đăng cơ xưng đế ở đất Hộ (Thượng Hải ngày nay), lấy hiệu ‘Hãn vương’, thống lĩnh mười vạn tàn binh mỏi mệt dặm trường đánh bại hai mươi vạn chiến binh thảo nguyên dã lang thiện chiến, lật đổ Diên triều, dựng lên Đại Việt.
Hai trăm năm thấm thoát thoi đưa, sau khi Vương triều Đại Việt diệt vong, Lý, Hàn, Kim, Độc Cô, Vũ Văn năm dòng họ hùng mạnh nhất chiếm cứ một phương Đông Tây Nam Bắc Trung, suốt hơn một trăm năm dẫn quân chinh phạt lẫn nhau, chiến loạn liên miên khiến dân chúng lao đao khốn khổ, không còn đường sống.
Sau trăm năm ly loạn, Ngũ phiệt lụn bại, một đế quốc non trẻ vùng dậy từ đống tro chiến hỏa – Đó là Đại Lê, chỉ kém so với Đại Khuynh vương triều.
Vương triều Đại Lê xướng lên khúc ca thái bình phồn hoa trọn vẹn ba trăm năm mươi sáu năm, rồi cũng đến lúc quốc lực yếu suy, vương quyền hủ bại, thối nát từng ngày. Cũng trong lúc đó, ở bên kia đại dương, phong trào văn hóa Phục Hưng xuất hiện, rầm rộ dâng cao, lan ra bảy nước, đồng thời rùng mình từ quốc gia phong kiến chủ nghĩa chuyển biến thành tư bản chủ nghĩa.
Theo sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hàng hải, những người đủ mọi màu da màu tóc từ các nước xa lạ ấy đổ lên Đại Lê, vén lên bức màn thần bí của miền đất này.
Đồng thời, sự giàu có của nó khiến cho bọn họ thèm thuồng đến chảy dãi.
Tuy nhiên, Đại Lê nhất mực thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, có điều những công sự đã mục nát ấy làm sao địch nổi với thuyền kiên pháo lợi của ngoại nhân.
Hoàng thất Đại Lê bán nước cầu vinh, cắt đất bồi thường, tận tình ton hót, xiểm nịnh dị quốc.
Trong lúc quốc gia nguy cấp tồn vong, những chí sĩ yêu nước đã đoàn kết đồng lòng, điều trước nay chưa từng xảy ra, một cuộc khởi nghĩa đại quy mô trong chớp mắt quét sạch toàn quốc.
Cơ yếu như kinh sư trọng địa, đến tận hương thôn thung lũng xa xôi, nơi nơi đều thấy bóng dáng quân cách mạng.
Dưới quyền thống lĩnh của vị cha già Tôn trọng Khải, quân cách mạng kết hợp tấn công, Đại Lê và quân đội ngoại quốc thảm bại, bức bách Hoàng đế cuối cùng của Đại Lê – Hoành Viễn đế – thoái vị, cùng lúc thành lập Quốc thống phủ Hoa Hạ, thực hiện chế độ tam quyền phân lập.
Có nghĩa là, ba quyền lớn nhất về hành chính, lập pháp và tư pháp sẽ nằm trong tay ba đơn vị tương đương bên ngoài Chính phủ, vừa tương hỗ vừa độc lập, nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm công bằng xã hội.
Muôn dân một lòng, tường đồng vách sắt, dân tộc vĩ đại, khiến những kẻ ngoại lai không thể không nhượng bộ.
Vậy mà, từ lúc Tôn Trọng Khải lâm bệnh qua đời, chính quyền Quốc thống phủ một lần nữa chia năm xẻ bảy.
Trên danh nghĩa, các đại quân phiệt đều ủng hộ địa vị lãnh đạo của Quốc thống phủ, nhưng thực chất chỉ là chăm chăm chiếm đất xưng vương, bất quá, ai nấy đều tự hiểu mà không nói thẳng ra mà thôi.
Trong đó, quyền lực cường mạnh nhất nằm trong tay Đông Bắc vương Phương Động Liêu cùng người đứng đầu Quốc thống phủ – Tổng thống Dư Nghi Trì.
Năm 1928 Công nguyên, Đông Bắc vương Phương Động Liêu vui mừng đón quý tử mới sinh, đặt tên là Quân Càn.
Dư Nghi Trì đến mừng đầy tháng nghe vậy thì giật mình thất kinh: “Phương Quân Càn? Chẳng phải trùng tên với Thiên cổ thánh quân Hoàn Vũ Đế đó sao?!”
Đồng âm bất đồng tự, Dư tổng thống rõ ràng đã hiểu nhầm rồi.
Phương Động Liêu nghe thấy thế bèn ha hả cười, tính ông vốn hào sảng khoát đạt, cũng lười đính chính, thế nên phóng lao theo lao, đổi tên đứa con yêu dấu thành ‘Quân Càn’. (1)
Sau này, Dư Nghi Trì biết được đầu đuôi sự việc không khỏi trêu đùa: “Hoàn Vũ Đế xuất hiện rồi, không biết Vô Song công tử có chuyển thế đầu thai luôn không.”
Vậy là, cố sự của chúng ta, lại một lần nữa nảy sinh từ đó…
Năm 1935, tiểu thiếu gia nhà họ Phương dù chỉ mới bảy tuổi cũng đã có bản lãnh làm cho Phương phủ từ trong ra ngoài thất thanh náo loạn, chó sủa gà bay.
Mùa thu, Đông Bắc vương Phương Động Liêu cùng quý tử đến Bình Đô, hai cha con tạm trú vài ngày ở tư gia ông bạn già Dư Nghi Trì.
Bình Đô là thủ đô nước Hoa Hạ.
Sau khi Đại Khuynh Hoàn Vũ đế băng hà, Văn Thành đế lên kế vị đã dời đô về Bát Phương Thành, đổi tên thành ‘Bình’ để kỷ niệm công lao bất hủ của huynh trưởng Hoàn Vũ đế đã từ nơi đây kiến tạo đại nghiệp, bình định tứ hải.
Nhưng đến Vũ lịch năm thứ 240, loạn Lưu Hà bùng nổ ở phương Bắc, cả miền Tây Bắc rúng động bất an, Thụy An đế Phương Tự Minh không thể không lần nữa dời đô, trở về Hoàng thành cũ ở phương Nam.
Dưới thời Diên triều của Gia Hà Thị, chính sách củng cố thống trị khiến văn tự ngục (1) đại hưng, số lượng văn vật điển tịch trân quý bị thiêu hủy lên đến hơn năm mươi vạn kiện.
Đến lúc Hoàng thành lâm nguy, dân tộc du mục trước khi tháo chạy còn cố châm lửa hỏa thiêu toàn thành.
Lửa cháy rừng rực, liên tục ba ngày ba đêm, cả bầu trời Hoàng đô bao trùm một màu đỏ máu.
Kinh đô nghìn năm rốt cuộc, tan thành tro bụi.
‘Hãn vương’ Cố Phượng Lâm lật đổ Diên triều, định đô tại Bình thành.
Đến thời Ngũ phiệt tao loạn, năm gia tộc lớn tự chiếm đất xưng vương, mạnh ai nấy làm, kinh đô cũng nhiều lần bị dời đổi.
Đại thế thiên hạ, phân lâu lại hợp, vương triều Đại Lê thống nhất Ngũ phiệt tiếp tục chọn Bình thành làm kinh đô. Dưới thời này, nhờ công trình đại bành trướng quy mô, mới hình thành nên Bình Đô khí thế tráng lệ, rộng lớn như hiện tại.
Bình Đô, cũng chính là Bát Phương Thành thuở xưa ấy.
Cậu bé bảy tuổi Phương Quân Càn có vẻ đặc biệt thích thú nơi này.
Vừa đến Bình Đô, ngồi chưa ấm chỗ đã vội lẻn khỏi Phủ Tổng thống, chạy ra phố la cà khắp chốn.
Cũng khó trách cậu nhóc.
Bắt một đứa nhóc suốt ngày chết dí trong phòng thì đúng là lấy mạng nó đi cho rồi.
Huống chi, lại còn là viên minh châu trân bảo trên tay Đông Bắc Vương…
Thiên tính ham chơi, lanh lợi, hiếu động, không thích gò bó.
Được được, nếu quả thật chỉ có tính tình nghịch ngợm phá phách thôi, người lớn còn có cách đối phó, đằng này, cậu nhóc lại quá sức thông minh, thường bày trò chơi khăm đến nỗi ai nấy tay chân luống cuống. Chưa hết, lại còn lúc nào cũng bày ra vẻ mặt rất chi ngây thơ khả ái ngoan hiền lễ độ, quý vị người lớn làm cách nào nỡ mắng mỏ nặng lời.
“Cái gì! Quân Càn lại trốn ra ngoài rồi? Năm người lớn sức dài vai rộng các anh lại không quản nổi một thằng nhóc sao hả? Làm ăn cái kiểu gì vậy?!” Bên ngoài giật mình vì tiếng quát thét phẫn nộ của Đông Bắc Vương vọng ra từ phòng khách Phủ Tổng thống.
Đám cận vệ rủa thầm: Có bản lãnh tự ông giữ nó đi, ông đâu phải không biết giữ nó khó cỡ nào chớ…
Phương Động Liêu liếc quanh đám thuộc hạ đang đứng đực ra rất chi vô dụng, cơn giận lại sôi trào, thét lên: “Còn không mau đi tìm nó về đây!!”
Mấy cận vệ vội vàng ba chân bốn cẳng tháo thân ra ngoài.
Núi lớn âm u thăm thẳm, ngút ngàn vô tận vô cùng.
Thâm cốc âm u, vắng lặng đến rợn người.
Yên tĩnh đáng sợ, phả một thứ hơi thở nguy hiểm không thể diễn tả thành lời ra chung quanh.
“Gruuuu… uuuu… Gruuuuuuuuuuuuuuuuuuu” Dưới vầng trăng vằng vặc, sói hoang ngửa đầu tru lên từng hồi buốt óc.
Đối với nhóc con Phương Quân Càn mà nói, đó chắc chắn không gì khác hơn một cơn ác mộng không ai kéo ra được.
Cậu không dám dừng lại, bởi vì bầy sói hoang phía sau bất cứ lúc nào cũng sẽ bổ nhào đến.
Dừng lại là cầm chắc cái chết.
Ngay lúc sống chết trong gang tấc, thường thì tiềm năng con người sẽ được phát huy đến cực hạn.
Chí ít,
Phương Quân Càn từ nào tới giờ chưa biết mình có thiên phú đối với phương diện này.
Bầu trời đen thẳm.
Cỏ dại tràn lan, không phân biệt nổi đâu là đường đi.
Một tiếng hét lên!
Chân Phương Quân Càn bị vướng vào đám dây leo chằng chịt, lảo đảo té nhào xuống đất.
Cánh tay trắng hồng vướng vào bụi gai, bị cào chảy máu.
Mùi máu thoang thoảng trong không khí.
Bầy sói đánh hơi thấy mùi tanh lập tức kích động, tròng mắt u tối giữa rừng sâu vụt sáng rực lên như mắt quỷ.
Nỗi kinh hoàng như một thứ chất nhầy dính nhớp không ngớt tràn ra từ trái tim cậu bé non nớt chưa hiểu chuyện đời.
Mặt tái mét, song đôi môi vẫn lì lợm mím chặt.
Cho dù còn nhỏ, nhưng đã sớm nhìn thấy bóng dáng của một trang anh hùng tuyệt thế ngày sau.
Mắt nhìn vòng vây bầy sói không ngừng khép chặt, Phương Quân Càn tuyệt vọng nhắm tịt mắt.
Bỗng dưng…
Tiếng huân (2) trầm trầm len lỏi, phảng phất như từ ánh trăng kia vọng đến.
Mênh mang dâu bể, thần bí u uẩn, đau thương mà diễm tuyệt.
Khoảnh khắc ấy, cậu bé Quân Càn như nghe thấy cả mùa thu theo tiếng huân phả lên người mình.
Một luồng khí mạnh bạo ập đến từ phía sau Phương Quân Càn.
Nhưng mà, lại không phải như dự kiến là bị bầy sói xông lên xé thành trăm mảnh.
Kinh ngạc hé mắt ra, liền thấy bóng chim ưng từ trên trời bổ xuống! Nhanh như cắt cắm vuốt sắc vào mắt con sói đầu đàn!
Nó tru lên thảm thiết.
Đôi cánh chim ưng giương rộng, quật phành phạch trên không!
Mượn lợi thế từ không trung không ngừng quắp, mổ con sói dữ, đồng thời, lông chim lả tả như đầy trời tuyết rơi.
Bầy sói bỏ đi từ lúc nào, Phương Quân Càn không biết nữa.
Lúc này cậu đã mệt chết đi rồi.
Bởi vậy nên cứ thế mà nằm bẹp ở chỗ cây cối um tùm ấy.
Ngay cả đầu ngón tay cũng không buồn cục cựa.
Chỉ còn tiếng huân văng vẳng trong không trung.
Xa thẳm mà thê lương.
Cho dù, vẫn còn ngơ ngác giữa hồng trần nhiễu nhương, nhưng cũng đủ khiến người ta như lạc vào mênh mang hoang địa.
Cho dù, trên đầu là vầng dương gay gắt, vẫn phảng phất nét tinh tế ảo diệu, mà khoát đạt tiêu dao tựa gió tản mây nhàn.
Cực tĩnh, cực bi, vời xa trần tục.
Huống chi, trong đêm trăng xanh tịch liêu quạnh quẽ như thế này…
Cậu bé bảy tuổi không cách nào tìm ra nổi từ ngữ để hình dung nữa.
Mãi đến khi trưởng thành mới hay, cảm giác này gọi là – say mê.
Huân thanh ngừng lại.
Con chim ưng cũng chìm khuất vào đêm tối mênh mông.
Quân Càn chật vật gượng dậy.
Nheo nheo mắt ngước lên đỉnh núi nhọn hoắt.
Một bóng trắng tựa tuyết đứng đó, như có như không.
Nhìn kỹ hồi lâu, hình như cũng là một đứa trẻ trạc tuổi mình.
Không thấy rõ mặt đứa bé đó, chỉ thấy làn tóc xõa dài ôm lấy lưng, vạt áo trắng tinh nhẹ nhàng phơ phất, tựa nước mềm chảy xuôi.
Phương Quân Càn chỉ thấy, mình vừa từ giấc mộng này trôi vào giấc một khác.
Chỉ khác, ban đầu là ác mộng, hiện tại là mỹ mộng.
Đứa bé trên đỉnh núi quay lại,
Nhìn Phương Quân Càn, mỉm cười.
Không gian thinh lặng, tựa hồ giấc mộng thiên thu, không thể nào tránh được…
/227
|