Tung Sơn. Thiếu Thất Phong …
Thiếu Lâm Cổ Sát, tọa lạc trên Thiếu Thất Phong, là một ngôi cổ tự đã tồn tại ngót nghìn năm, là một danh sơn thắng tích, là thánh địa phật môn, và cũng là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm Trung Nguyên.
Tiền sơn tùng bách xanh um, hậu viện đình đài chen chúc, mái ngói rêu phong, thâm nghiêm hùng vĩ.
Vì là thánh địa phật môn nên không những trong các ngày hội lễ mà ngay cả những ngày thường cũng có rất đông phật tử, du khách đến lễ bái, quan chiêm. Thế nhưng lúc này, khung cảnh trước núi sau núi đều trầm lắng đáng sợ. Trong sân chùa vắng vẻ thâm u, tứ bề yên ắng như tờ, khắp nơi không hề nhìn thấy một bóng người. Xem tình hình có vẻ vô cùng nghiêm trọng.
Đã quá canh năm …
Cuối chân trời, vầng đông sắp bắt đầu ló dạng.
Trước sơn môn …
Hai hàng hòa thượng áo vàng hơn trăm người, nắm chặt thiền trượng trong tay, thần sắc ngưng trọng, chia ra bố trí dọc hai bên con đường sơn đạo ngoằn ngèo, có vẻ như đang sẵn sàng chờ địch.
Ngay tại sơn môn, giữa hai hàng tăng chúng là một nhóm hơn hai mươi người, gồm đủ cả nam phụ lão thiếu, tăng ni tục đạo. Trong số đó, Không Hư đại sư giữ địa vị chủ nhân nên đứng ở vị trí đầu tiên. Sau lưng lão hòa thượng có đủ mặt thủ lĩnh quần hùng Hắc Bạch lưỡng đạo. Vân lão và Thành Thế Kiệt cũng đứng trong đám này, nhưng hơi lùi về phía sau. Sắc diện ai nấy đều trầm trọng.
Bọn họ sau khi rời tịnh thất của phương trượng, liền đi lo liệu sắp xếp việc bố trí lực lượng phòng thủ ở các yếu địa trước và sau núi, sau đó mới dẫn theo những phần tử tinh anh nhất ra trước sơn môn đợi chờ địch nhân kéo đến. Bọn quần hùng võ lâm đã được chia ra canh phòng các nơi nên trước sơn môn lúc này, ngoài các vị thủ lĩnh chỉ có những cao tăng của Thiếu Lâm Tự.
Có lẽ đấy cũng là một nhược điểm của người Cửu đại môn phái, lúc nào cũng muốn tỏ ra ta đây quang minh chính đại. Chứ nếu bố trí cạm bẫy, mai phục sẵn sàng, đợi đối phương sa vào bẫy rồi mới phát động tấn công thì phần thắng sẽ nhiều hơn. Tuy cách đó không được quang minh chính đại cho lắm, nhưng dĩ độc công độc thì còn ai có thể nói gì được nữa ?
Xem ra cũng là thiên ý …
Lúc ấy, cả bầu trời rực hồng ánh dương quang. Vầng dương đã từ từ ló dạng nơi cuối nẻo chân trời.
Ngọn gió sớm xua động cành lá xào xạc. Oanh ca ríu rít chào đón buổi bình minh đang dần đến. Sương mai ướt đẫm cành cây ngọn cỏ, ướt cả đầu tóc y phục của bọn quần hùng đang dàn hàng tại đấy.
Mọi người đứng chờ hồi lâu, nhưng dưới chân núi chẳng hề thấy có động tĩnh gì. Và bóng dáng kẻ địch cũng chẳng thấy đâu. Chưởng môn Nga My phái Diệu Tâm sư thái lộ vẻ nôn nóng, nói :
- Sao nãy giờ vẫn chưa thấy gì ? Có lẽ nào …
Sư thái chỉ nói đến đấy thì ngừng lời, nhưng ai cũng hiểu sư thái có ý nghi ngờ tin tức do lão Tư Thám nói ra. Trúc Thanh Sơn nói :
- Lão ta đã dựng chiêu bài làm ăn mấy mươi năm nay, chưa lần nào lầm lẫn. Có lẽ kẻ địch thấy chúng ta phòng bị quá chu đáo nên còn phải xem xét lại sách lược, chưa phát động cuộc tấn công đó thôi.
Không Động chưởng môn Thạch Vũ nói :
- Hy vọng bọn họ thấy khó mà bỏ cuộc.
Không Hư đại sư khẽ thở dài nói :
- Lão nạp cũng hy vọng như vậy. A di đà phật. Chốn phật môn thanh tịnh, không nên để xảy ra cảnh máu đổ thây phơi.
Mọi người còn đang thì thầm bàn tán, thì đột nhiên nghe có tiếng một điệu tiêu ai oán thê lương từ sau một bụi trúc trong khu rừng phía trái sơn môn phát ra. Ai nấy đều lộ vẻ ngạc nhiên, đồng quay nhìn về hướng đó.
Phía trái sơn môn vốn không phải là một nơi tuyệt địa, nhưng cũng chẳng phải là một nơi có cảnh sắc mê người. Chuyện tao nhân nhã khách nổi hứng, đến đấy thổi tiêu thì thật là chuyện lạ. Nhưng điều lạ nhất chính là tiếng tiêu ai oán sao lại cất lên đột ngột giữa lúc dầu sôi lửa bỏng thế này.
Tiếng tiêu vừa trỗi lên một lát thì sau một mỏm đá phía bên phải lại vẳng lên một làn điệu nhặt khoan.
Với những người bình thường, có thể tiếng cầm tiêu hòa điệu này không có gì lạ. Nhưng những nhân vật hiện diện tại trường đều là những đại cao thủ, không là chưởng môn giáo chủ thì cũng là long đầu thủ lĩnh quần hùng các phái, kiến văn quảng bác, lịch duyệt giang hồ nên ai nấy đều giật mình e ngại. Mọi người đều biết chuyện xảy ra không phải ngẫu nhiên, nên vội chú ý nghe ngóng xem có động tĩnh gì khác nữa không, đồng thời âm thầm giới bị, đề phòng kỳ biến phát sinh.
Quả nhiên, một lát sau, trong lùm cây um tùm phía trước sơn môn lại vang lên một hồi trống đồng “Tung … tung … tung …”. Tiếng trống vang dội như muốn chọc thủng màng nhĩ mọi người.
Không Hư đại sư biến sắc, lẩm bẩm :
- Năm xưa giang hồ có lời truyền ngôn về Ngũ đại âm ma, có thể dùng âm thanh để giết người. Chẳng lẽ chính là bọn này.
Quần hùng nhớ lại những lời đồn năm xưa, bất giác cả kinh thất sắc. Huyền Hạc đạo trưởng phái Võ Đang nói :
- Giang hồ từng đồn đại rằng :
“Nhất âm bạt vía,
Nhị âm bay hồn,
Tam âm hợp tấu,
Xuống chầu Diêm vương.
Tử địch quang minh,
Kim chung lỗi lạc,
Đồng cổ, tiêu, tranh,
Ác hơn lũ ác.”
Hôm nay không những “tam âm hợp tấu”, mà lại đúng là “Đồng cổ, tiêu, tranh. Ác hơn lũ ác”. Có lẽ bọn họ có ý định tiêu diệt chúng ta cũng nên.
Đạo trưởng vừa dứt lời thì ba món nhạc khí : Đồng cổ, tiêu, tranh đã cùng nhau hòa âm hợp tấu thành một khúc điệu rất quái dị, trầm bổng lẫn lộn nghe rất chói tai. Nhưng đáng sợ nhất chính là tiếng trống đồng, mỗi lần khua lên đều làm cho tâm thần người ta rung động. Các vị chưởng môn thủ lĩnh công lực thâm hậu nên tạm thời còn chưa sao, nhưng còn bọn môn hạ đệ tử hầu hết đều đã thất sắc, toàn thân lảo đảo, phải gắng gượng lắm mới không té ngã.
Không Hư đại sư thấy tình thế bất diệu, đề khí quát to :
- Bọn lão nạp chờ đợi ở đây đã lâu. Chư vị giang hồ đồng đạo nào đó đã có lòng quan tâm tệ tự, tại sao không chịu ra mặt cho bọn lão nạp được bái kiến.
Tiếng quát của đại sư có vận công phu Sư Tử Hống nên trung khí đầy dẫy, nhất thời đã lấn át hẳn khúc hòa âm của Tam Ma. Tiếng tiêu não nuột phía sau bụi trúc chợt ngưng lại, và một bóng người từ từ bước ra. Đó là một lão phụ áo đen, sắc diện lạnh lùng, dáng dong dỏng cao, tay phải cầm một cây bích ngọc tiêu, tay trái cầm cây gậy trúc đã lên nước xanh bóng.
Cùng lúc đó thì tiếng trống, tiếng đàn cũng dừng lại.
Trong những mỏm đá lởm chởm phía bên phải xuất hiện một lão nhân mặc cẩm bào sặc sỡ, trông rất kỳ dị, bên sườn đeo một chiếc cổ cầm. Đồng thời, từ trong bụi cây um tùm phía trước mặt cũng xuất hiện một lão già đầu bù tóc rối, ăn mặc theo kiểu dân Miêu, nửa thân trên để trần, ngang lưng quấn một mảnh da hổ, da thịt đen đúa trông rất cường tráng, trên tay cầm một chiếc trống đồng có chuôi. Hai bên tang trống có treo hai chiếc vòng đồng, mỗi khi lúc lắc, hai chiếc vòng đập vào mặt trống khua thành những tiếng “Tung … tung … tung” nghe rất chói tai.
Mọi người tuy biết bộ ba này là Đồng cổ, tiêu, tranh, được mệnh danh là “Ác hơn lũ ác”. Nhưng chưa ai gặp bọn họ bao giờ, mà chỉ mới nghe những lời đồn đãi về ác tích của bọn họ, nên trong lòng cũng hơi xao xuyến.
Ba người vừa xuất hiện – lão phụ áo đen cầm ngọc tiêu chống gậy trúc, lão nhân áo gấm sặc sỡ đeo bên sườn chiếc cổ cầm, và lão già người Miêu tay cầm trống đồng – đều ngậm miệng không thốt một lời, từ từ bước đến trước sơn môn, khi cách chừng lối mười trượng thì dừng lại, đảo mắt quan sát bọn quần hùng.
Khi bọn họ đến gần, mọi người mới nhìn rõ. Lão nhân áo gấm có khuôn mặt xương xương, mũi diều hâu, mắt cú vọ, diện mạo rất âm độc. Lão già người Miêu thì mặt mũi sần sùi hung dữ, nhưng có vẻ chất phát hơn. Còn lão phụ áo đen trông hãy còn khá xinh đẹp, nhưng sắc diện lạnh lùng như thây ma.
Nhìn diện mạo ba người họ, bọn quần hùng bất giác rợn người, vì tướng mạo ba người giống hệt ba ma đầu cực kỳ hung ác mấy chục năm trước. Điều đó cho thấy bọn họ đã tu luyện đến mức đăng phong tạo cực, công lực tuyệt cao. Ai nấy đều cảm thấy trong lòng hồi hộp khôn tả.
Đảo mắt nhìn bọn quần hùng một lượt, Cẩm bào lão nhân là Cầm Ma Tôn Giả trầm giọng hô lớn :
“Thông Thiên khai lập,
Uy chấn càn khôn,
Độc bá võ lâm,
Thống nhất giang hồ.”
Lão già người Miêu là Đồng Cổ Ma Tôn trợn mắt nhìn khắp lượt quần hùng đang đứng trước sơn môn, rồi cất giọng cười hăng hắc, nói :
- Bản Ma Tôn đã đến đây, các ngươi sao còn chưa xuôi tay chịu trói.
Hắc y lão phụ là Bích Ngọc Ma Tiêu nói :
- Thông Thiên Giáo luôn mở rộng cửa chào đón hào kiệt bốn phương. Ta khuyên các ngươi nên sớm quy thuận, mới mong có thể giữ được địa vị bản thân. Còn như cố chấp không nghe ắt sẽ khó bảo toàn tính mạng.
Không Hư đại sư tiến lên phía trước bọn quần hùng, hướng thẳng vào ba lão ma đầu trầm giọng nói :
- Bọn lão nạp không phải là những kẻ tham sinh úy tử, thà chịu làm ngọc nát chứ quyết không làm viên ngói lành. Uy danh tam vị tuy lừng lẫy giang hồ, nhưng bọn lão nạp không sợ đâu.
Lão hòa thượng chưa dứt lời, Bích Ngọc Ma Tiêu đã lắc mình nhảy bay đến trước mặt, lớn tiếng quát :
- Lão trọc ngươi đừng ngông cuồng nữa. Mau nạp mạng đi.
Theo liền với tiếng quát, chiếc Bích Ngọc Tiêu bên tay phải lão phụ theo thế Phong Khởi Kỳ Sơn, phát ra tiếng gió ghê hồn, nhằm đỉnh đầu lão hòa thượng vụt xéo xuống, còn chiếc gậy trúc bên tay trái với thế Linh Xà Tầm Huyệt điểm ngay vào yếu huyệt Đan Điền nhanh như luồng gió.
Không Hư đại sư là tôn chủ một phái nên lẽ đương nhiên công phu cũng không thể tầm thường. Khi thấy gậy trúc và ngọc tiêu sắp sửa tấn công đến huyệt đạo, lão hòa thượng vẫn bình tĩnh, chỉ khẽ nghêng đầu thót bụng, lệch người về bên trái, chân trái đứng nguyên chỗ, vậy mà đã tránh khỏi cả hai thế võ Phong Khởi Kỳ Sơn và Linh Xà Tầm Huyệt rất nguy hiểm của Bích Ngọc Ma Tiêu.
Nhưng khi đại sư vừa quay người lại, đã thấy ngọc tiêu lấp loáng với những thanh âm vi vu bất tận, thế công nhắm vào cả năm đại huyệt trước ngực đại sư. Ngoài khả năng điểm huyệt thì ngọc tiêu khi được huy động sẽ tạo ra dị âm làm rối loạn tâm thần đối phương. Đại sư đã từng nghe đồn đãi nhiều về võ công của Ngũ đại âm ma, bây giờ mới được tận mắt chứng kiến thì quả nhiên không thể xem thường. Đại sư đã vận chân khí bảo vệ tâm linh mà những thanh âm quái dị kia cũng đã khiến cho đại sư phải khẽ rùng mình mấy cái. Điều ấy đã khiến đại sư hết sức lo lắng.
Còn bọn quần hùng đứng bên ngoài quan chiến thì ai nấy đều thất sắc, đang ngấm ngầm vận công đề kháng, sắc diện rất trầm trọng. Trong số quần hùng hiện diện tại trường, có một số nội lực chưa đủ hỏa hầu để có thể kháng cự ma âm, nên diện mạo trở nên tái nhợt, vẻ mặt nhăn nhó ra chiều đau đớn.
Không Hư đại sư lòng rất lo lắng. Đại sư vừa lo tránh né thế công của lão phụ Bích Ngọc Ma Tiêu, vừa cao giọng quát lớn :
- Bày La Hán Đại Trận.
Hiệu lệnh của phương trượng đại sư vừa truyền ra, hai hàng tăng nhân đang đứng gần sơn môn đã bắt đầu chuyển động, chạy vòng sang mé tả. Cũng cùng lúc đó, rất nhiều tăng chúng từ trong chùa ùn ùn chạy ra, vòng sang mé hữu, hợp cùng những tăng nhân tại trường thiết lập La Hán Đại Trận.
Cửu trận từ từ khép lại, khép dần lại.
Vòng trong, vòng ngoài, đủ cả ba vòng, với tất cả hơn ba trăm tăng nhân phân làm ba màu áo : xanh, xám, vàng.
Khi các vòng người này vừa giao nhau, tức thì các tăng nhân nhất loạt lớn tiếng niệm phật hiệu, thanh âm vang động khắp sơn môn Thiếu Lâm Tự. Theo nhịp phật hiệu niệm đều đều, ba vòng tăng nhân đồng loạt xoay chuyển quanh trung tâm trận là Tam Ma trong Ngũ đại Âm ma.
La Hán Đại Trận vừa được thiết lập, tình thế liền có biến chuyển, âm thanh của Bích Ngọc Tiêu không còn làm chấn động tâm linh quần hùng được nữa. Mọi người như được giải thoát, khẽ thở phào nhẹ nhõm, sau một lúc vận khí điều tức, tức khắc chia ra lập thành vòng vây thứ tư bên ngoài, hợp cùng tăng chúng Thiếu Lâm vây chặt Tam ma vào giữa tòa La Hán Đại Trận.
Tình thế đã biến chuyển. Bích Ngọc Ma Tiêu không tiếp tục tấn công Không Hư đại sư nữa mà đã thu thế, lùi lại đứng bên cạnh Đồng Cổ Ma Tôn và Cầm Ma Tôn Giả. Ba người đưa mắt nhìn nhau hội ý.
La Hán Đại Trận chính là pháp bảo trấn môn của Thiếu Lâm Tư, xưa nay rất ít khi được thiết lập. Trận thế gồm một trăm linh tám tăng nhân, được chia thành sáu phương vị, mỗi phương vị có mười tám tăng nhân trấn đóng. Vị chi là có sáu tòa La Hán tiểu trận kết hợp lại, và do sáu vị cao tăng chủ trì. Khi có nhân số đông hơn, để tăng cường uy lực cho trận pháp, có thể kết hợp nhiều trận thế lại với nhau, và lần này là ba trận liên kết với hơn ba trăm tăng nhân.
La Hán Đại Trận là trận pháp trấn môn, rất ít khi dùng đến. Nhưng mỗi khi được thiết lập thì rất hiếm khi có kẻ nào thoát được mà không bị uy lực của La Hán Đại Trận đả thương. Và một khi La Hán Đại Trận đã được phát động, thì dù cho có là Đại La Kim tiên cũng không sao dừng lại được. Trận thế chỉ dừng lại khi địch nhân đã chết, hoặc khi trận thế bị phá vỡ hoàn toàn.
Trận thế chuyển động mỗi lúc một nhanh, áp lực cuồn cuộn tràn vào trung tâm trận, chính là vị trí của Tam Ma. Ba người họ cũng hiểu rõ uy lực của La Hán Đại Trận, liền quyết định dùng đến tuyệt kỹ độc môn.
Cả ba ngồi ngay xuống đất, vận chân khí, rồi bắt đầu thi triển âm công. Bích Ngọc Ma Tiêu đưa chiếc ngọc tiêu lên miệng, thổi ra những âm điệu lảnh lót du dương. Cầm Ma Tôn Giả thì ngồi xếp bằng trên mặt đất, chiếc cổ cầm đặt trên đôi chân, gẩy nên những thanh âm nhặt khoan thánh thót. Còn Đồng Cổ Ma Tôn thì đặt chiếc trống đồng phía trước, chốc chốc lại vung tay đấm thật mạnh vào mặt trống, tạo nên những tiếng “Tung tung …” nghe thật đinh tai nhức óc.
Trong ba loại ma âm trên, chỉ có tiếng trống đồng của Đồng Cổ Ma Tôn là có uy lực ghê gớm nhất. Mới chỉ qua ba hồi trống mà La Hán Đại Trận đã không còn luân chuyển linh hoạt được nữa. Tiếng trống từng lúc từng hồi đập thẳng vào màng nhĩ khiến tâm thần mọi người thảy đều rúng động.
Các vị thủ lĩnh quần hùng thì còn khá, vì nội lực bọn họ có phần hỏa hầu khá cao. Nhưng những tăng nhân thủ trận sẽ không còn đủ sức chống lại “tam âm hợp tấu” nếu cứ tiếp tục di chuyển theo trận thế. Do bởi một phần chân lực của bọn họ đã phải vận dụng vào việc thi triển bộ pháp và thủ pháp công địch.
Tình hình mỗi lúc một bất lợi cho phe quần hùng …
Thấy thế, Không Hư đại sư rất lo lắng. Và bọn quần hùng cũng vậy. Cách tốt nhất hiện giờ có lẽ là nên cho dừng trận thức lại để tăng chúng có thể vận dụng toàn lực thi triển công phu Sư Tử Hống chống cự ma âm. Nhưng làm cách nào để dừng trận. Mọi người đưa ánh mắt lo âu nhìn Không Hư đại sư.
Cái khó ló cái khôn. Rồi thì đại sư cũng đã tìm ra biện pháp. Đại sư vận chân khí, quát lớn :
- Khai trận.
Sao lại là khai trận.
Bọn quần hùng các phái đều lộ vẻ kinh ngạc. Đúng lý ra, theo hiện tình thì đại sư phải lệnh cho môn nhân đệ tử kết thúc trận thức mới phải. Vấn đề là trận thế một khi đã khai triển thì không thể nào dừng lại giữa chừng được.
Mà sao đại sư lại ra lệnh khai trận. Định gầy lại trận thế chăng. Hiện giờ tăng chúng thủ trận đã gần như không còn đủ sức để chi trì trận thế. Nếu gầy lại trận pháp, đánh lại từ đầu, chẳng lẽ đại sư muốn môn nhân lần hồi ngã gục vì kiệt lực. Cả bọn đưa mắt nhìn đại sư với vẻ thắc mắc.
Nhưng sự thật lại không như bọn họ nghĩ.
Như đã nói, La Hán Đại Trận một khi đã khai triển thì không có cách nào dừng được trận thế nửa chừng, nếu như địch nhân chưa gục ngã ngay trong trận. Do đó, Không Hư đại sư buộc phải buông lệnh cho môn nhân đệ tử khai trận. Có nghĩa là gầy lại trận thế ngay từ đầu.
Muốn gầy trận thế trở lại từ đầu thì tăng chúng thủ trận buộc phải thu hồi lại kình lực của từng người phát ra, giải tỏa bớt áp lực đang đè nặng lên người đối phương. Và trận thế tiếp tục di chuyển, như lần đầu di chuyển để khép vòng vây lại chuẩn bị bao vây một đối tượng nào đó. Hay nói đúng hơn là không vây ai cả, bởi ý định của Không Hư đại sư vốn là như thế.
Chỉ có làm như thế mới có thể giải khai được La Hán Đại Trận đang luân chuyển mà môn nhân đệ tử vẫn còn nguyên vẹn nhân số, chỉ mất đi chút ít chân lực do đã phải phát ra để duy trì áp lực cho trận thế.
Diễn giải thì lâu, nhưng thật ra sau tiếng lệnh của Không Hư đại sư, áp lực trong trận thế liền biến đi dần dần. Trong vài cái chớp mắt, áp lực đã hoàn toàn được giải trừ. Và ngay tức khắc, Không Hư đại sư đã hạ lệnh :
- Đình bộ. Giữ nguyên phương vị. Tọa công.
Hào hển thở một cách mệt nhọc, hơn ba trăm tăng nhân đồng thời dừng bước, giữ nguyên phương vị đang đứng, rồi chậm chạp ngồi xếp bằng xuống đất lo vận khí điều hòa chân lực, lấy lại phần nào sức lực đã mất.
Nhưng không thể cứ để như thế, vì ma âm vẫn đang tiếp tục vang lên không ngớt, uy lực càng mạnh hơn trước, vì không còn bị áp chế bởi La Hán Đại Trận nữa. Không Hư đại sư lại quát lớn :
- Toàn thể tăng chúng thi triển Sư Tử Hống.
Tiếng quát hùng hậu của đại sư vang lên rất lớn, truyền đi thật xa, chính là tuyệt đỉnh công phu Sư Tử Hống.
Tiếng quát của đại sư vừa dứt, từ khắp nơi trong Thiếu Lâm Tự, tại sơn môn nơi đang diễn ra cuộc chiến, trong chùa, phía hậu sơn … khắp mọi nơi đều vang lên những tiếng niệm kinh vang dội của hàng nghìn tăng nhân môn hạ Thiếu Lâm. Hàng nghìn người vận toàn lực gào lên nên thanh thế vang dội.
Trong nhất thời, hai môn âm công cầm cự cân bằng với nhau, không bên nào lấn át được bên nào. Công phu Sư Tử Hống do hàng nghìn tăng nhân thi triển đã giúp quần hùng tạm thời thoát khỏi ảnh hưởng của ma âm.
Nhưng mọi người cũng hiểu rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu phải cầm cự lâu, tăng chúng chắc chắn sẽ dần dần kiệt lực mà chết. Tất cả liền vội vận khí để điều hòa chân lực thật nhanh, rồi lập tức chia thành ba nhóm luân phiên tấn công vào Tam ma lúc ấy đang ngồi yên một chỗ diễn tấu âm công.
Thế nhưng, âm công quanh vị trí Tam ma đang ngồi lại rất hùng mạnh, uy lực lại vô cùng ghê gớm. Hễ người nào xông vào đến phạm vi gần một trượng quanh bọn họ là lập tức cảm thấy đầu váng mắt hoa, chân khí ngưng trệ, tứ chi bải hoải, mất cả hơi sức, nên vô cùng hoảng hốt, vội lùi ra xa ngay.
Nửa khắc sau …
Dưới áp lực của ma âm, nhiều tăng chúng không còn chống chọi được nữa, đã ngã xuống. Và trong bọn chưởng môn giáo chủ, long đầu thủ lĩnh cũng đã có mấy người chịu không nổi đã mửa máu tươi.
Ngồi cạnh Vân lão, sắc diện Thành Thế Kiệt lúc này đã trở nên nhợt nhạt như người thọ bệnh lâu ngày, y phục trước ngực ướt đẫm máu tươi. Và trên miệng y, máu vẫn còn đang tiếp tục rỉ ra.
Quần hùng gần như đã không còn chi trì được nữa.
Thiếu Lâm Cổ Sát, tọa lạc trên Thiếu Thất Phong, là một ngôi cổ tự đã tồn tại ngót nghìn năm, là một danh sơn thắng tích, là thánh địa phật môn, và cũng là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm Trung Nguyên.
Tiền sơn tùng bách xanh um, hậu viện đình đài chen chúc, mái ngói rêu phong, thâm nghiêm hùng vĩ.
Vì là thánh địa phật môn nên không những trong các ngày hội lễ mà ngay cả những ngày thường cũng có rất đông phật tử, du khách đến lễ bái, quan chiêm. Thế nhưng lúc này, khung cảnh trước núi sau núi đều trầm lắng đáng sợ. Trong sân chùa vắng vẻ thâm u, tứ bề yên ắng như tờ, khắp nơi không hề nhìn thấy một bóng người. Xem tình hình có vẻ vô cùng nghiêm trọng.
Đã quá canh năm …
Cuối chân trời, vầng đông sắp bắt đầu ló dạng.
Trước sơn môn …
Hai hàng hòa thượng áo vàng hơn trăm người, nắm chặt thiền trượng trong tay, thần sắc ngưng trọng, chia ra bố trí dọc hai bên con đường sơn đạo ngoằn ngèo, có vẻ như đang sẵn sàng chờ địch.
Ngay tại sơn môn, giữa hai hàng tăng chúng là một nhóm hơn hai mươi người, gồm đủ cả nam phụ lão thiếu, tăng ni tục đạo. Trong số đó, Không Hư đại sư giữ địa vị chủ nhân nên đứng ở vị trí đầu tiên. Sau lưng lão hòa thượng có đủ mặt thủ lĩnh quần hùng Hắc Bạch lưỡng đạo. Vân lão và Thành Thế Kiệt cũng đứng trong đám này, nhưng hơi lùi về phía sau. Sắc diện ai nấy đều trầm trọng.
Bọn họ sau khi rời tịnh thất của phương trượng, liền đi lo liệu sắp xếp việc bố trí lực lượng phòng thủ ở các yếu địa trước và sau núi, sau đó mới dẫn theo những phần tử tinh anh nhất ra trước sơn môn đợi chờ địch nhân kéo đến. Bọn quần hùng võ lâm đã được chia ra canh phòng các nơi nên trước sơn môn lúc này, ngoài các vị thủ lĩnh chỉ có những cao tăng của Thiếu Lâm Tự.
Có lẽ đấy cũng là một nhược điểm của người Cửu đại môn phái, lúc nào cũng muốn tỏ ra ta đây quang minh chính đại. Chứ nếu bố trí cạm bẫy, mai phục sẵn sàng, đợi đối phương sa vào bẫy rồi mới phát động tấn công thì phần thắng sẽ nhiều hơn. Tuy cách đó không được quang minh chính đại cho lắm, nhưng dĩ độc công độc thì còn ai có thể nói gì được nữa ?
Xem ra cũng là thiên ý …
Lúc ấy, cả bầu trời rực hồng ánh dương quang. Vầng dương đã từ từ ló dạng nơi cuối nẻo chân trời.
Ngọn gió sớm xua động cành lá xào xạc. Oanh ca ríu rít chào đón buổi bình minh đang dần đến. Sương mai ướt đẫm cành cây ngọn cỏ, ướt cả đầu tóc y phục của bọn quần hùng đang dàn hàng tại đấy.
Mọi người đứng chờ hồi lâu, nhưng dưới chân núi chẳng hề thấy có động tĩnh gì. Và bóng dáng kẻ địch cũng chẳng thấy đâu. Chưởng môn Nga My phái Diệu Tâm sư thái lộ vẻ nôn nóng, nói :
- Sao nãy giờ vẫn chưa thấy gì ? Có lẽ nào …
Sư thái chỉ nói đến đấy thì ngừng lời, nhưng ai cũng hiểu sư thái có ý nghi ngờ tin tức do lão Tư Thám nói ra. Trúc Thanh Sơn nói :
- Lão ta đã dựng chiêu bài làm ăn mấy mươi năm nay, chưa lần nào lầm lẫn. Có lẽ kẻ địch thấy chúng ta phòng bị quá chu đáo nên còn phải xem xét lại sách lược, chưa phát động cuộc tấn công đó thôi.
Không Động chưởng môn Thạch Vũ nói :
- Hy vọng bọn họ thấy khó mà bỏ cuộc.
Không Hư đại sư khẽ thở dài nói :
- Lão nạp cũng hy vọng như vậy. A di đà phật. Chốn phật môn thanh tịnh, không nên để xảy ra cảnh máu đổ thây phơi.
Mọi người còn đang thì thầm bàn tán, thì đột nhiên nghe có tiếng một điệu tiêu ai oán thê lương từ sau một bụi trúc trong khu rừng phía trái sơn môn phát ra. Ai nấy đều lộ vẻ ngạc nhiên, đồng quay nhìn về hướng đó.
Phía trái sơn môn vốn không phải là một nơi tuyệt địa, nhưng cũng chẳng phải là một nơi có cảnh sắc mê người. Chuyện tao nhân nhã khách nổi hứng, đến đấy thổi tiêu thì thật là chuyện lạ. Nhưng điều lạ nhất chính là tiếng tiêu ai oán sao lại cất lên đột ngột giữa lúc dầu sôi lửa bỏng thế này.
Tiếng tiêu vừa trỗi lên một lát thì sau một mỏm đá phía bên phải lại vẳng lên một làn điệu nhặt khoan.
Với những người bình thường, có thể tiếng cầm tiêu hòa điệu này không có gì lạ. Nhưng những nhân vật hiện diện tại trường đều là những đại cao thủ, không là chưởng môn giáo chủ thì cũng là long đầu thủ lĩnh quần hùng các phái, kiến văn quảng bác, lịch duyệt giang hồ nên ai nấy đều giật mình e ngại. Mọi người đều biết chuyện xảy ra không phải ngẫu nhiên, nên vội chú ý nghe ngóng xem có động tĩnh gì khác nữa không, đồng thời âm thầm giới bị, đề phòng kỳ biến phát sinh.
Quả nhiên, một lát sau, trong lùm cây um tùm phía trước sơn môn lại vang lên một hồi trống đồng “Tung … tung … tung …”. Tiếng trống vang dội như muốn chọc thủng màng nhĩ mọi người.
Không Hư đại sư biến sắc, lẩm bẩm :
- Năm xưa giang hồ có lời truyền ngôn về Ngũ đại âm ma, có thể dùng âm thanh để giết người. Chẳng lẽ chính là bọn này.
Quần hùng nhớ lại những lời đồn năm xưa, bất giác cả kinh thất sắc. Huyền Hạc đạo trưởng phái Võ Đang nói :
- Giang hồ từng đồn đại rằng :
“Nhất âm bạt vía,
Nhị âm bay hồn,
Tam âm hợp tấu,
Xuống chầu Diêm vương.
Tử địch quang minh,
Kim chung lỗi lạc,
Đồng cổ, tiêu, tranh,
Ác hơn lũ ác.”
Hôm nay không những “tam âm hợp tấu”, mà lại đúng là “Đồng cổ, tiêu, tranh. Ác hơn lũ ác”. Có lẽ bọn họ có ý định tiêu diệt chúng ta cũng nên.
Đạo trưởng vừa dứt lời thì ba món nhạc khí : Đồng cổ, tiêu, tranh đã cùng nhau hòa âm hợp tấu thành một khúc điệu rất quái dị, trầm bổng lẫn lộn nghe rất chói tai. Nhưng đáng sợ nhất chính là tiếng trống đồng, mỗi lần khua lên đều làm cho tâm thần người ta rung động. Các vị chưởng môn thủ lĩnh công lực thâm hậu nên tạm thời còn chưa sao, nhưng còn bọn môn hạ đệ tử hầu hết đều đã thất sắc, toàn thân lảo đảo, phải gắng gượng lắm mới không té ngã.
Không Hư đại sư thấy tình thế bất diệu, đề khí quát to :
- Bọn lão nạp chờ đợi ở đây đã lâu. Chư vị giang hồ đồng đạo nào đó đã có lòng quan tâm tệ tự, tại sao không chịu ra mặt cho bọn lão nạp được bái kiến.
Tiếng quát của đại sư có vận công phu Sư Tử Hống nên trung khí đầy dẫy, nhất thời đã lấn át hẳn khúc hòa âm của Tam Ma. Tiếng tiêu não nuột phía sau bụi trúc chợt ngưng lại, và một bóng người từ từ bước ra. Đó là một lão phụ áo đen, sắc diện lạnh lùng, dáng dong dỏng cao, tay phải cầm một cây bích ngọc tiêu, tay trái cầm cây gậy trúc đã lên nước xanh bóng.
Cùng lúc đó thì tiếng trống, tiếng đàn cũng dừng lại.
Trong những mỏm đá lởm chởm phía bên phải xuất hiện một lão nhân mặc cẩm bào sặc sỡ, trông rất kỳ dị, bên sườn đeo một chiếc cổ cầm. Đồng thời, từ trong bụi cây um tùm phía trước mặt cũng xuất hiện một lão già đầu bù tóc rối, ăn mặc theo kiểu dân Miêu, nửa thân trên để trần, ngang lưng quấn một mảnh da hổ, da thịt đen đúa trông rất cường tráng, trên tay cầm một chiếc trống đồng có chuôi. Hai bên tang trống có treo hai chiếc vòng đồng, mỗi khi lúc lắc, hai chiếc vòng đập vào mặt trống khua thành những tiếng “Tung … tung … tung” nghe rất chói tai.
Mọi người tuy biết bộ ba này là Đồng cổ, tiêu, tranh, được mệnh danh là “Ác hơn lũ ác”. Nhưng chưa ai gặp bọn họ bao giờ, mà chỉ mới nghe những lời đồn đãi về ác tích của bọn họ, nên trong lòng cũng hơi xao xuyến.
Ba người vừa xuất hiện – lão phụ áo đen cầm ngọc tiêu chống gậy trúc, lão nhân áo gấm sặc sỡ đeo bên sườn chiếc cổ cầm, và lão già người Miêu tay cầm trống đồng – đều ngậm miệng không thốt một lời, từ từ bước đến trước sơn môn, khi cách chừng lối mười trượng thì dừng lại, đảo mắt quan sát bọn quần hùng.
Khi bọn họ đến gần, mọi người mới nhìn rõ. Lão nhân áo gấm có khuôn mặt xương xương, mũi diều hâu, mắt cú vọ, diện mạo rất âm độc. Lão già người Miêu thì mặt mũi sần sùi hung dữ, nhưng có vẻ chất phát hơn. Còn lão phụ áo đen trông hãy còn khá xinh đẹp, nhưng sắc diện lạnh lùng như thây ma.
Nhìn diện mạo ba người họ, bọn quần hùng bất giác rợn người, vì tướng mạo ba người giống hệt ba ma đầu cực kỳ hung ác mấy chục năm trước. Điều đó cho thấy bọn họ đã tu luyện đến mức đăng phong tạo cực, công lực tuyệt cao. Ai nấy đều cảm thấy trong lòng hồi hộp khôn tả.
Đảo mắt nhìn bọn quần hùng một lượt, Cẩm bào lão nhân là Cầm Ma Tôn Giả trầm giọng hô lớn :
“Thông Thiên khai lập,
Uy chấn càn khôn,
Độc bá võ lâm,
Thống nhất giang hồ.”
Lão già người Miêu là Đồng Cổ Ma Tôn trợn mắt nhìn khắp lượt quần hùng đang đứng trước sơn môn, rồi cất giọng cười hăng hắc, nói :
- Bản Ma Tôn đã đến đây, các ngươi sao còn chưa xuôi tay chịu trói.
Hắc y lão phụ là Bích Ngọc Ma Tiêu nói :
- Thông Thiên Giáo luôn mở rộng cửa chào đón hào kiệt bốn phương. Ta khuyên các ngươi nên sớm quy thuận, mới mong có thể giữ được địa vị bản thân. Còn như cố chấp không nghe ắt sẽ khó bảo toàn tính mạng.
Không Hư đại sư tiến lên phía trước bọn quần hùng, hướng thẳng vào ba lão ma đầu trầm giọng nói :
- Bọn lão nạp không phải là những kẻ tham sinh úy tử, thà chịu làm ngọc nát chứ quyết không làm viên ngói lành. Uy danh tam vị tuy lừng lẫy giang hồ, nhưng bọn lão nạp không sợ đâu.
Lão hòa thượng chưa dứt lời, Bích Ngọc Ma Tiêu đã lắc mình nhảy bay đến trước mặt, lớn tiếng quát :
- Lão trọc ngươi đừng ngông cuồng nữa. Mau nạp mạng đi.
Theo liền với tiếng quát, chiếc Bích Ngọc Tiêu bên tay phải lão phụ theo thế Phong Khởi Kỳ Sơn, phát ra tiếng gió ghê hồn, nhằm đỉnh đầu lão hòa thượng vụt xéo xuống, còn chiếc gậy trúc bên tay trái với thế Linh Xà Tầm Huyệt điểm ngay vào yếu huyệt Đan Điền nhanh như luồng gió.
Không Hư đại sư là tôn chủ một phái nên lẽ đương nhiên công phu cũng không thể tầm thường. Khi thấy gậy trúc và ngọc tiêu sắp sửa tấn công đến huyệt đạo, lão hòa thượng vẫn bình tĩnh, chỉ khẽ nghêng đầu thót bụng, lệch người về bên trái, chân trái đứng nguyên chỗ, vậy mà đã tránh khỏi cả hai thế võ Phong Khởi Kỳ Sơn và Linh Xà Tầm Huyệt rất nguy hiểm của Bích Ngọc Ma Tiêu.
Nhưng khi đại sư vừa quay người lại, đã thấy ngọc tiêu lấp loáng với những thanh âm vi vu bất tận, thế công nhắm vào cả năm đại huyệt trước ngực đại sư. Ngoài khả năng điểm huyệt thì ngọc tiêu khi được huy động sẽ tạo ra dị âm làm rối loạn tâm thần đối phương. Đại sư đã từng nghe đồn đãi nhiều về võ công của Ngũ đại âm ma, bây giờ mới được tận mắt chứng kiến thì quả nhiên không thể xem thường. Đại sư đã vận chân khí bảo vệ tâm linh mà những thanh âm quái dị kia cũng đã khiến cho đại sư phải khẽ rùng mình mấy cái. Điều ấy đã khiến đại sư hết sức lo lắng.
Còn bọn quần hùng đứng bên ngoài quan chiến thì ai nấy đều thất sắc, đang ngấm ngầm vận công đề kháng, sắc diện rất trầm trọng. Trong số quần hùng hiện diện tại trường, có một số nội lực chưa đủ hỏa hầu để có thể kháng cự ma âm, nên diện mạo trở nên tái nhợt, vẻ mặt nhăn nhó ra chiều đau đớn.
Không Hư đại sư lòng rất lo lắng. Đại sư vừa lo tránh né thế công của lão phụ Bích Ngọc Ma Tiêu, vừa cao giọng quát lớn :
- Bày La Hán Đại Trận.
Hiệu lệnh của phương trượng đại sư vừa truyền ra, hai hàng tăng nhân đang đứng gần sơn môn đã bắt đầu chuyển động, chạy vòng sang mé tả. Cũng cùng lúc đó, rất nhiều tăng chúng từ trong chùa ùn ùn chạy ra, vòng sang mé hữu, hợp cùng những tăng nhân tại trường thiết lập La Hán Đại Trận.
Cửu trận từ từ khép lại, khép dần lại.
Vòng trong, vòng ngoài, đủ cả ba vòng, với tất cả hơn ba trăm tăng nhân phân làm ba màu áo : xanh, xám, vàng.
Khi các vòng người này vừa giao nhau, tức thì các tăng nhân nhất loạt lớn tiếng niệm phật hiệu, thanh âm vang động khắp sơn môn Thiếu Lâm Tự. Theo nhịp phật hiệu niệm đều đều, ba vòng tăng nhân đồng loạt xoay chuyển quanh trung tâm trận là Tam Ma trong Ngũ đại Âm ma.
La Hán Đại Trận vừa được thiết lập, tình thế liền có biến chuyển, âm thanh của Bích Ngọc Tiêu không còn làm chấn động tâm linh quần hùng được nữa. Mọi người như được giải thoát, khẽ thở phào nhẹ nhõm, sau một lúc vận khí điều tức, tức khắc chia ra lập thành vòng vây thứ tư bên ngoài, hợp cùng tăng chúng Thiếu Lâm vây chặt Tam ma vào giữa tòa La Hán Đại Trận.
Tình thế đã biến chuyển. Bích Ngọc Ma Tiêu không tiếp tục tấn công Không Hư đại sư nữa mà đã thu thế, lùi lại đứng bên cạnh Đồng Cổ Ma Tôn và Cầm Ma Tôn Giả. Ba người đưa mắt nhìn nhau hội ý.
La Hán Đại Trận chính là pháp bảo trấn môn của Thiếu Lâm Tư, xưa nay rất ít khi được thiết lập. Trận thế gồm một trăm linh tám tăng nhân, được chia thành sáu phương vị, mỗi phương vị có mười tám tăng nhân trấn đóng. Vị chi là có sáu tòa La Hán tiểu trận kết hợp lại, và do sáu vị cao tăng chủ trì. Khi có nhân số đông hơn, để tăng cường uy lực cho trận pháp, có thể kết hợp nhiều trận thế lại với nhau, và lần này là ba trận liên kết với hơn ba trăm tăng nhân.
La Hán Đại Trận là trận pháp trấn môn, rất ít khi dùng đến. Nhưng mỗi khi được thiết lập thì rất hiếm khi có kẻ nào thoát được mà không bị uy lực của La Hán Đại Trận đả thương. Và một khi La Hán Đại Trận đã được phát động, thì dù cho có là Đại La Kim tiên cũng không sao dừng lại được. Trận thế chỉ dừng lại khi địch nhân đã chết, hoặc khi trận thế bị phá vỡ hoàn toàn.
Trận thế chuyển động mỗi lúc một nhanh, áp lực cuồn cuộn tràn vào trung tâm trận, chính là vị trí của Tam Ma. Ba người họ cũng hiểu rõ uy lực của La Hán Đại Trận, liền quyết định dùng đến tuyệt kỹ độc môn.
Cả ba ngồi ngay xuống đất, vận chân khí, rồi bắt đầu thi triển âm công. Bích Ngọc Ma Tiêu đưa chiếc ngọc tiêu lên miệng, thổi ra những âm điệu lảnh lót du dương. Cầm Ma Tôn Giả thì ngồi xếp bằng trên mặt đất, chiếc cổ cầm đặt trên đôi chân, gẩy nên những thanh âm nhặt khoan thánh thót. Còn Đồng Cổ Ma Tôn thì đặt chiếc trống đồng phía trước, chốc chốc lại vung tay đấm thật mạnh vào mặt trống, tạo nên những tiếng “Tung tung …” nghe thật đinh tai nhức óc.
Trong ba loại ma âm trên, chỉ có tiếng trống đồng của Đồng Cổ Ma Tôn là có uy lực ghê gớm nhất. Mới chỉ qua ba hồi trống mà La Hán Đại Trận đã không còn luân chuyển linh hoạt được nữa. Tiếng trống từng lúc từng hồi đập thẳng vào màng nhĩ khiến tâm thần mọi người thảy đều rúng động.
Các vị thủ lĩnh quần hùng thì còn khá, vì nội lực bọn họ có phần hỏa hầu khá cao. Nhưng những tăng nhân thủ trận sẽ không còn đủ sức chống lại “tam âm hợp tấu” nếu cứ tiếp tục di chuyển theo trận thế. Do bởi một phần chân lực của bọn họ đã phải vận dụng vào việc thi triển bộ pháp và thủ pháp công địch.
Tình hình mỗi lúc một bất lợi cho phe quần hùng …
Thấy thế, Không Hư đại sư rất lo lắng. Và bọn quần hùng cũng vậy. Cách tốt nhất hiện giờ có lẽ là nên cho dừng trận thức lại để tăng chúng có thể vận dụng toàn lực thi triển công phu Sư Tử Hống chống cự ma âm. Nhưng làm cách nào để dừng trận. Mọi người đưa ánh mắt lo âu nhìn Không Hư đại sư.
Cái khó ló cái khôn. Rồi thì đại sư cũng đã tìm ra biện pháp. Đại sư vận chân khí, quát lớn :
- Khai trận.
Sao lại là khai trận.
Bọn quần hùng các phái đều lộ vẻ kinh ngạc. Đúng lý ra, theo hiện tình thì đại sư phải lệnh cho môn nhân đệ tử kết thúc trận thức mới phải. Vấn đề là trận thế một khi đã khai triển thì không thể nào dừng lại giữa chừng được.
Mà sao đại sư lại ra lệnh khai trận. Định gầy lại trận thế chăng. Hiện giờ tăng chúng thủ trận đã gần như không còn đủ sức để chi trì trận thế. Nếu gầy lại trận pháp, đánh lại từ đầu, chẳng lẽ đại sư muốn môn nhân lần hồi ngã gục vì kiệt lực. Cả bọn đưa mắt nhìn đại sư với vẻ thắc mắc.
Nhưng sự thật lại không như bọn họ nghĩ.
Như đã nói, La Hán Đại Trận một khi đã khai triển thì không có cách nào dừng được trận thế nửa chừng, nếu như địch nhân chưa gục ngã ngay trong trận. Do đó, Không Hư đại sư buộc phải buông lệnh cho môn nhân đệ tử khai trận. Có nghĩa là gầy lại trận thế ngay từ đầu.
Muốn gầy trận thế trở lại từ đầu thì tăng chúng thủ trận buộc phải thu hồi lại kình lực của từng người phát ra, giải tỏa bớt áp lực đang đè nặng lên người đối phương. Và trận thế tiếp tục di chuyển, như lần đầu di chuyển để khép vòng vây lại chuẩn bị bao vây một đối tượng nào đó. Hay nói đúng hơn là không vây ai cả, bởi ý định của Không Hư đại sư vốn là như thế.
Chỉ có làm như thế mới có thể giải khai được La Hán Đại Trận đang luân chuyển mà môn nhân đệ tử vẫn còn nguyên vẹn nhân số, chỉ mất đi chút ít chân lực do đã phải phát ra để duy trì áp lực cho trận thế.
Diễn giải thì lâu, nhưng thật ra sau tiếng lệnh của Không Hư đại sư, áp lực trong trận thế liền biến đi dần dần. Trong vài cái chớp mắt, áp lực đã hoàn toàn được giải trừ. Và ngay tức khắc, Không Hư đại sư đã hạ lệnh :
- Đình bộ. Giữ nguyên phương vị. Tọa công.
Hào hển thở một cách mệt nhọc, hơn ba trăm tăng nhân đồng thời dừng bước, giữ nguyên phương vị đang đứng, rồi chậm chạp ngồi xếp bằng xuống đất lo vận khí điều hòa chân lực, lấy lại phần nào sức lực đã mất.
Nhưng không thể cứ để như thế, vì ma âm vẫn đang tiếp tục vang lên không ngớt, uy lực càng mạnh hơn trước, vì không còn bị áp chế bởi La Hán Đại Trận nữa. Không Hư đại sư lại quát lớn :
- Toàn thể tăng chúng thi triển Sư Tử Hống.
Tiếng quát hùng hậu của đại sư vang lên rất lớn, truyền đi thật xa, chính là tuyệt đỉnh công phu Sư Tử Hống.
Tiếng quát của đại sư vừa dứt, từ khắp nơi trong Thiếu Lâm Tự, tại sơn môn nơi đang diễn ra cuộc chiến, trong chùa, phía hậu sơn … khắp mọi nơi đều vang lên những tiếng niệm kinh vang dội của hàng nghìn tăng nhân môn hạ Thiếu Lâm. Hàng nghìn người vận toàn lực gào lên nên thanh thế vang dội.
Trong nhất thời, hai môn âm công cầm cự cân bằng với nhau, không bên nào lấn át được bên nào. Công phu Sư Tử Hống do hàng nghìn tăng nhân thi triển đã giúp quần hùng tạm thời thoát khỏi ảnh hưởng của ma âm.
Nhưng mọi người cũng hiểu rằng đây chỉ là biện pháp tạm thời. Nếu phải cầm cự lâu, tăng chúng chắc chắn sẽ dần dần kiệt lực mà chết. Tất cả liền vội vận khí để điều hòa chân lực thật nhanh, rồi lập tức chia thành ba nhóm luân phiên tấn công vào Tam ma lúc ấy đang ngồi yên một chỗ diễn tấu âm công.
Thế nhưng, âm công quanh vị trí Tam ma đang ngồi lại rất hùng mạnh, uy lực lại vô cùng ghê gớm. Hễ người nào xông vào đến phạm vi gần một trượng quanh bọn họ là lập tức cảm thấy đầu váng mắt hoa, chân khí ngưng trệ, tứ chi bải hoải, mất cả hơi sức, nên vô cùng hoảng hốt, vội lùi ra xa ngay.
Nửa khắc sau …
Dưới áp lực của ma âm, nhiều tăng chúng không còn chống chọi được nữa, đã ngã xuống. Và trong bọn chưởng môn giáo chủ, long đầu thủ lĩnh cũng đã có mấy người chịu không nổi đã mửa máu tươi.
Ngồi cạnh Vân lão, sắc diện Thành Thế Kiệt lúc này đã trở nên nhợt nhạt như người thọ bệnh lâu ngày, y phục trước ngực ướt đẫm máu tươi. Và trên miệng y, máu vẫn còn đang tiếp tục rỉ ra.
Quần hùng gần như đã không còn chi trì được nữa.
/78
|