Lúc bấy giờ danh môn Yoshioka có lò luyện kiếm ở Nishino Touin vẫn được giới bình dân ở Kyoto gọi thân mật là: Nhà Kempou. Kempou chính trực.
Kempou (Hiến Pháp) là gia hiệu truyền đời của dòng họ này, vì tổ tiên lấy sự chính trực làm gia hiến răn dạy con cháu. Tuy là lò luyện binh pháp cho cựu Tướng Quân Ashikaga, nhưng dân chúng trên kinh vẫn không e ngại gì vì lúc bấy giờ ở Kyoto, ngay cả những anh hàng kẹo chỉ cần lui tới cửa quyền quý là có ngay quan vị như “Mutsu Nodaijou” chẳng hạn.
Những anh như thế này đầy rẫy khắp nơi. Hơn nữa nhà Yoshioka lại không có quan vị. Nếu nhìn từ con mắt của dân chúng thì Yoshioka chẳng qua chỉ là một nhà buôn mua bán kiếm pháp mà thôi. Nhà Yoshioka này tuy mở lò luyện binh pháp, nhưng bên cạnh đó cũng kiêm luôn nghề thợ nhuộm do một Hoa kiều nhà Minh là Lý Tam Quan truyền lại. Tục gọi là màu nhuộm Yoshioka. Vải nhuộm Yoshioka bền lâu không phai màu nên rất được ưa chuộng.
Ngày xưa, từ đời Tướng Quân Ashikaga Yoshimochi, ông tổ Yoshioka Naomoto đã giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” và đến nay đã trải qua các đời gia chủ Naomitsu, Naokata, Naotsuna. Các đời đương chủ đều là người ôn hòa thân tình, mới nhìn qua thì dễ nhầm họ với giới thương nhân.
Lúc Musashi khiêu chiến thì đương chủ là Genzaemon Naotsuna, hiệu truyền đời là Kempou. Nhân vật này vào lúc cuối đời có giai thoại như thế này:
Vào thời Tướng Quân Tokugawa đời thứ ba là Iemitsu, thì ở Edo và Kyoto có tục Tsujigiri[1] rất thịnh hành trong số những kẻ tự mãn võ nghệ. Vào một năm niên hiệu KanEi, ở Mimasaka có hai võ sĩ nhà Mori lên kinh chém người. Hai gã đã rình chém chết một số cao thủ.
[1] Tsujigiri là khi một võ sĩ muốn thử độ bén của kiếm, đương đêm nấp nơi đầu đường rình kẻ qua lại mà bất chợt nhảy ra chém chết.
Một đêm, hai người chia nhau nấp trong bóng tối ở đầu đường. Đợi một lúc thì thấy một lão ẩn cư ăn vận ra dáng thương gia, vai mang thùng hành lí, chân đi dép cỏ bước tới.
- Đến rồi kìa.
Hai kẻ chia nhau ra đầu, cuối đường. Đầu tiên một kẻ nhảy ra, bất ngờ vung gươm từ phía sau xông tới. Nhưng lão ẩn cư vẫn không dừng chân, nhẹ nhàng dùng thùng hành lí mang trên vai gạt thanh gươm ra mà đi tuốt. Được một lúc thì kẻ chực ở đầu đường xông ra, tuốt gươm. Lão ẩn cư vội dừng chân:
- Hượm cái đã. Đợi ta chuẩn bị một chút.
Lão nhân cẩn thận cởi dép cỏ nhét vào thắt lưng, vén vạt áo rút quạt ra thủ thế.
- Nào được rồi, xuất chiêu đi.
Gã võ sĩ nhà Mori không biết chuyện gì, giơ gươm chém xuống nhưng lão nhân nhanh nhẹn tránh được. Hắn toan chém lần nữa thì toàn thân không thể cử động nổi, cứ như là nhúng thanh gươm vào nồi kẹo đặc mà khuấy vậy. Trong lúc đó lão nhân thừa thế tiến tới, dùng quạt gõ lốc cốc vào sống kiếm đối phương mà đùa rằng:
- Chưa được, chưa được.
Hắn toan huơ kiếm lên thì lão nhân chạm vào đổ lăn ra. Chốc sau gã kiếm khách lúc nãy chạy vội đến, lão nhân vừa buông vạt áo vừa nói:
- Các ngươi đi chơi đêm mà trình độ như thế này thì có ngày thiệt thân. Hãy chăm chỉ luyện tập thêm rồi muốn làm gì thì làm.
- Các hạ là ai?
- Là Kempou.
Lão ẩn cư vừa hát vừa bỏ đi.
Khi Musashi đến khiêu chiến là trước khi chuyện này xảy ra khoảng ba mươi năm, vào năm Keichou thứ chín, thứ mười gì đó. Lúc bấy giờ là khi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa vừa mới thành lập ở Edo, sở ty đại[2] Kyoto là Itakura Iganokami cũng rất gắt gay trong chuyện kiểm soát thị chính.
[2] Sở ty đại: một chức quan của Mạc Phủ giám sát tầng lớp quý tộc ở kinh đô và giải quyết tình hình ở các vùng lân cận.
Itakura quyết không để cho những chuyện ồn ào lộn xộn xảy ra ở kinh đô. Mà nhà Yoshioka đời đời bám rễ ở đất này cũng không ưa chuyện tư đấu nên mang chuyện tỉ thí bẩm lên sở ty đại. Iganokami bảo: “Đích thân ta sẽ giám sát”.
Thân là một quan thị chính nên Iganokami rất sợ chuyện hai bên để lại oán hận mà gây rối. Trận đấu được tiến hành trong dinh sở ty đại và theo sự giám sát của Iganokami thì “Hai bên ra đòn cùng lúc, hòa”. Sự thật là không biết có hòa hay không. Vì quan giám sát Iganokami chỉ là một quan văn xuất thân từ tăng lữ, chẳng biết gì về binh pháp.
Theo truyện “Yoshioka Den” thì trận đấu giữa Musashi và Kempou trước sau gì cũng chỉ có chừng này. Mà trong truyện “Musashi Den” thì cũng không thấy trận quyết đấu ở chùa Ichijou Ji trên cánh đồng Rendai. Nhưng theo truyện “Musashi Den” thì gia trưởng nhà Yoshioka không phải là Genzaemon Naotsuna mà là một người tên là Seijurou. Trong khi đó theo “Yoshioka Den” thì chẳng thấy tên tuổi Seijurou đâu cả.
Có một thuyết cho rằng họ Yoshioka ở Kyouto có hai căn gồm dòng chính và dòng phụ. Dòng chính gọi là Yoshioka trước và dòng phụ là Yoshioka sau. Như vậy thì có thể Musashi sau khi đánh bại Kempou của dòng chính mới tỷ thí với Seijurou của dòng phụ. Hay đây chỉ là một kiểu tuyên truyền của hai bên Musashi và Yoshioka, trộn lẫn hư thực với nhau.
Trận đấu với Yoshioka Seijurou diễn ra ở cánh đồng Rendai phía bắc thành Kyouto. Musashi đánh một đòn, Seijurou ngã vật ra tắt thở. Musashi thu mộc kiếm nhảy lui, quay về phía môn đệ Yoshioka:
- Mạch hắn hãy còn đập, mau gọi đại phu.
Đúng như giao ước ban đầu, Musashi đã không ra chiêu thứ hai.
Yoshioka Seijurou có người em trai là Denshichirou tính tình dễ kích động nhưng tài năng võ nghệ vượt cả huynh trưởng. Denshichirou quyết tâm phục thù, mang chiến thư đến chỗ Musashi. Hắn thấy rằng nếu đấu bình thường thì khó lòng thắng nổi, nên công phu được thanh mộc kiếm dài hơn năm thước, nơi mũi kiếm khoét một lỗ, trong có đoạn dây xích nối với quả chùy. Đây chẳng phải là điều bỉ ổi gì mà chẳng qua chỉ là nghĩ ra món binh khí mới, như Kusarigama vậy.
Hôm tỉ thí Musashi cố tình đến muộn giờ hẹn, Denshichirou trông thấy kích nộ:
- Musashi, ngươi sợ à!
- Ta ngủ quên mất.
Musashi tủm tỉm cười. Nụ cười còn chưa tắt thì thanh mộc kiếm hơn năm thước kia đã bổ xuống. Musashi giơ mộc kiếm lên đỡ, quả chùy vọt ra cắt đứt một đoạn tóc, dải khăn quấn đầu màu lam. Musashi nhất thời biến sắc. Nhưng quả chùy đã không đánh vỡ được hộp sọ của nhân vật dị thường này.
Trước khi bị quả chùy đánh trúng thì Musashi một tay dùng mộc kiếm đập vào nửa mặt Denshichirou rồi. Đối phương loạng choạng, Musashi không bỏ lỡ cơ hội nhảy ra cướp lấy thanh mộc kiếm dài năm thước kia.
- Ngươi đã thấy chưa!
Thanh mộc kiếm bổ thẳng xuống. Đầu Denshichirou vỡ vụn. Vứt mộc kiếm, Musashi quay sang bọn môn đệ Yoshioka:
- Hãy chăm sóc hắn.
Khi Musashi cúi chào thì Denshichirou đã tắt thở rồi.
Từ trận đấu này đã dẫn đến trận quyết đấu kinh thiên động địa dưới gốc cổ tùng Sagari Matsu chùa Ichijou Ji. Trận đấu này, theo như ký thuật của Miyamoto Iori, dưỡng tử của Musashi viết trên văn bia “Niten koji bumi” nhằm tán dương công đức của dưỡng phụ thì:
- Môn sinh nhà Yoshioka ôm hận quyết tâm phục thù. Biết rằng nếu dùng binh thuật thì khó lòng thắng được nên bàn mưu tính kế. Yoshioka Mata Shichirou dẫn theo môn sinh mấy trăm người đến gặp ở dưới gốc cổ tùng ngoài thành.
Dĩ nhiên đây chỉ là ký thuật, không đúng sự thật của Iori nhằm tán dương khai tổ. Vì mấy trăm người chẳng phải là quân số mà chỉ có chư hầu vạn hộc mới huy động được sao? Vả lại đây là kinh thành, nếu huy động ngần ấy nhân số thì há nào sở ty đại lại nhắm mắt làm ngơ. Nếu có bí mật huy động thì nhà Yoshioka sau này cũng khó tránh khỏi việc bị Mạc Phủ Edo truy tội.
Nhưng lò luyện binh pháp Yoshioka vẫn bình an vô sự đến mười năm sau này, chẳng có dấu tích gì cho thấy họ bị hình phạt cả. Nhưng đúng là sau này, vào năm Keichou thứ mười chín thì võ đường Yoshioka bị phong tỏa. Nhưng đó là lý do khác.
Số là vào tháng sáu năm này, trong Hoàng cung có tổ chức buổi lễ nhạc Sarugaku, lúc bấy giờ có kẻ tên là Seijirou Shigekata nổi điên rút gươm gây nào loạn. Vì sự kiện này mà Yoshioka Kempou đóng cửa võ đường, dẫn theo môn đệ đến tá túc ở nhà một người bà con là Mishuku Echizen Nokami Naganori, mấy năm không về kinh.
Ba năm sau, Kempou quay lại Kyouto chuyên nghề thợ nhuộm. Vào những năm cuối đời, huynh đệ quy y với thiền sư Enkan, chuyên tâm học thiền và hưởng trọn tuổi trời. Truyền thuyết về Musashi và Yoshioka có khác nhau như thế. Có lẽ thịnh suy của một môn phái cũng phụ thuộc vào việc tuyên truyền giỏi dở. Nếu những tài liệu liên quan đến Musashi là sự thật thì có lẽ nhà Yoshioka đã tập hợp một nhân số không đáng kể.
Bọn môn sinh đặt con trai của Seijurou là Mata Shichirou vào vị trí tổng đại tướng. Lúc bấy giờ Mata Shichirou chỉ là một thiếu niên chưa biết đến đao thương kiếm thuật là gì. Hôm quyết đấu, Musashi rời kinh đô đến làng Ichijou Ji phía bắc thành khi trời đất còn mịt mờ. Lúc này bọn Yoshioka cũng chưa đến, bốn bề tối om. Đó đây vẳng lên tiếng gà gáy trong làng Ichijou Ji dọc theo sườn núi, trời Đông bắt đầu sáng dần từng chút một.
Musashi tựa lưng vào gốc cổ tùng, duỗi chân rồi quay ra ngủ. Một chặp sau đã trông thấy ánh đèn lồng lấp lánh điểm phía bên kia đường, Musashi ôm chặt thanh kiếm ba thước tám phân chẳng buồn ngồi dậy. Bọn Yoshioka cứ nghĩ rằng Musashi có thói quen hay đến muộn. Bọn chúng sơ hở ở điểm này. Cả bọn kéo đến gốc cổ tùng, sắp xếp nhân số. Lúc này trời vừa sáng tỏ mặt người. Một đứa sinh nghi bước ra.
- Người nằm kia là ai?
Bóng đen khẽ động đậy:
- Là Musashi.
Dứt lời đã bật dậy, đồng thời một chiêu chém chết Mata Shichirou đứng bên cạnh. Trong bọn môn sinh Yoshioka có kẻ chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, hỏi ra mới thấy thi thể Mata Shichirou thì hoảng hồn. Trận đấu chỉ diễn ra trong chốc lát, Musashi chém chết mấy kẻ đứng trước, mở đường máu rồi chạy vào trong núi. Thật là một trận đánh suông sẻ, ngoạn mục.
Đấy là vào năm hai mươi mốt tuổi. Trận đấu công khai duy nhất vào nửa đầu cuộc đời Musashi là với Sasaki Kojirou trên đảo Funashima ở Kokura vùng Buzen, lúc bấy giờ được hai mươi chín tuổi.
Sau này, trong trận chiến ở Osaka, Musashi theo bảng chiêu mộ kiếm khách giang hồ của thành Osaka mà nhập thành. Có lẽ Musashi vẫn chưa dứt được giấc mơ một nước một thành ngày nào. Binh pháp võ nghệ chẳng qua chỉ là một cái “nghệ” mà thôi.
Theo như từ ngữ đương thời thì những hạng kiếm sĩ như vậy chỉ là “nghệ giả” (Geisha), “nghệ thuật giả” (Geijutsu sha), “nghệ nhân” hay những người sử “nghệ”[3]. Nhưng Musashi ôm mộng làm tướng, không cam chịu chỉ là “nghệ thuật giả”. Nhưng trên văn bia “Niten koji bumi” có viết:
[3] Những từ này không được hiểu theo cách hiểu như ngày nay.
- Khi Toyotomi Hideyori gây binh biến ở Osaka thì Musashi lập không biết bao danh công chiến tích, không sao kể xiết.
Nhưng theo tư liệu của cả hai đạo quân Đông, Tây thì chẳng thấy tên tuổi Musashi đâu. Danh công chiến tích chỉ là xuất phát từ hiếu tâm của dưỡng tử Iori mà thôi. Nhưng lúc ấy có hơn sáu vạn võ sĩ giang hồ nhập thành Osaka, chắc Musashi cũng lẫn trong số đó.
Đương thời, khi có một võ sĩ giang hồ tên tuổi nhập thành như Mouri Katsunaga, Akashi Takenori, Gotou Matabei, Pandan Uemon hay Mishuku Kanbei thì khắp trong ngoài thành đều tuyên truyền đưa tin. Khi Musashi nhập thành thì chẳng ai hay. Trận đấu công khai với Sasaki Kojirou ở đảo Funashima thuộc Buzen Kokura do nhà Hosokawa giám sát chẳng phải là công lao nơi chiến trường mà chỉ là một cách nâng cao tên tuổi của một “nghệ thuật giả” mà thôi. Vì vậy mà Musashi vẫn bị xem thường. Sự bất hạnh này theo Musashi cho đến những năm cuối đời.
Ngày thành Osaka bị hạ, một lần nữa Musashi thuộc về phe bại trận phải lẩn trốn chui nhủi, sau cùng bọn võ sĩ giang hồ khác tẩu tán khắp nơi. Mấy năm vẫn không có tin tức gì. Miyamoto Musashi Masanobu chỉ bắt đầu bước đi trên con đường cái quan khi đã quá tuổi bốn mươi vào mười năm sau. Musashi tuổi trung niên đã trở thành một người hoàn toàn khác hẳn so với thời thanh niên.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (5)
Watanabe Kouan, lúc còn là Yamashiro Nokami Hikaru giữ chức tổng quản cho họ Tokugawa ở Suruga, trên đường từ Edo trở về thành Sunpu ngang qua đồi Thất Nạn gần chỗ đóng quân ở Kambara, thì thấy phía sau có một đoàn người lang thang. Kouan ngồi đu đưa trên ngựa, thân là tổng quản vạn hộc có ba kỵ binh theo hầu, mười binh sĩ đi mở đường cùng bọn tạp nhân hầu hạ theo sau.
Kouan quay lại hỏi bọn tùy tùng:
- Người kia có phải là hành giả tu khổ hạnh không?
- Vâng.
- Đến hỏi xem.
Thì ra đó là Musashi. Kouan nhầm với hành giả tu khổ hạnh trên núi là do lối ăn vận không rõ ràng, tay chống gậy năm thước, tóc bới sau gáy để dài xuống lưng, mắt sáng quắt dễ sợ, thật không khác những hành giả khổ hạnh là mấy. Những năm gần đây thường xuất hiện nhiều hành giả như thế này, họ dẫn theo nhiều đệ tử lang thang khắp nơi, đến gõ cửa chúc phúc cầu nguyện cho dân chúng hay nhà võ gia mà độ nhật. Musashi cũng dẫn theo hai người ra dáng là đệ tử theo sau.
Khi Kouan trở về doanh trại Kambara thì cho sứ giả đến nhà trọ Musashi đang ở, truyền lệnh miệng rằng mình muốn gặp.
- Ngài cần gì?
Musashi bất ngờ quay sang sứ giả với thái độ cao kỳ mà trịch thượng. Sứ giả thấy thái độ cao ngạo này hoảng hồn, bất giác phục xuống lễ:
- Chúa công là Yamashiro Nokami có chuyện muốn thỉnh giáo ngài đôi điều…
Musashi từ chối thẳng thừng. Chẳng phải là thái độ cương cứng như: nếu muốn hỏi gì thì cứ đến đây, nhưng trong lời nói dường như ẩn chứa sự cao ngạo: ta chẳng phải là phường con hát lái buôn gì. Musashi còn cho sứ giả mang về một con chim cút làm quà tặng cho “ngài Yamashiro”. Thật không một chút thất lễ. Kouan rất hứng thú với thái độ của Musashi, trịnh trọng hợp phép mà lại cao kỳ ngạo mạn.
Nhân vật Kouan này thuở niên thiếu đã ra chiến trường, không chỉ vung gươm giáo mà còn là đại tướng chỉ huy ba quân. Kouan cũng ham thích kiếm nghệ mà theo học, nhưng đối với giới kiếm khách lại tỏ thái độ: “Chỉ là một nghệ nhân”, có chút miệt thị.
Nhưng vào năm Genna thứ nhất, sau khi thành Osaka bị họ Tokugawa diệt thì thiên hạ thái bình, các nước chư hầu không còn đánh nhau nữa nên tầng lớp võ sĩ biến thành quan lại hành chánh. Lúc bấy giờ, võ nghệ kiếm thuật lại bắt đầu thịnh hành trở lại, binh pháp giả các phái bắt đầu có địa vị cao trong xã hội. Thái độ cao ngạo của Musashi có lẽ là do:
- Ảnh hưởng của thời thế.
- Không, chắc là có lý do khác.
Kouan nghĩ. Sau khi Kouan trở về thành Sunpu thì biết Musashi đang ở dưới thành. Lần này không cho người gọi đến dinh thất riêng nữa mà chọn chùa Lâm Tế (Rinzai Ji) làm nơi tiếp đãi, chuẩn bị chu đáo, lấy lễ bình đẳng không phân biệt trên dưới mà mời. Quả nhiên là Musashi đến thật.
Kouan cũng từng học qua kiếm pháp của phái Yagyu Ryu nên câu chuyện chủ yếu xoay quanh võ nghệ, binh pháp nhưng dường như Musashi chẳng hứng thú mấy. Chùa Lâm Tế tuy ở nơi nhà quê nhưng lại là ngôi chùa phụng dưỡng đời đời của danh gia Imagawa từ thời Chiến Quốc, nên có được khu vườn rất khang trang. Bất chợt, Musashi chuyển câu chuyện sang hướng khu vườn. Kouan là võ tướng sinh ra trong thời Chiến Quốc loạn lạc nên chẳng hiểu mấy chuyện vườn tược.
- Hình như là các hạ rất thích vườn tược.
- Không, cả đời tại hạ quyết không để tâm đến chuyện thích hay ghét cái gì. Nhưng cái hay của việc tạo ra khu vườn này là ở chỗ trong khi vận chuyển đá thì ở đó đã hình thành thiên địa rồi. Cho đến bây giờ thì tại hạ cũng chỉ như một viên đá ngoài kia. Từ bây giờ, tại hạ cũng muốn chuyển đá mà thử tạo thiên địa một phen.
- Tạo thiên địa?
Điều Musashi muốn nói, Kouan quả là không hiểu nổi. Trong lời nói dường như bao hàm cả triết lý rất sâu xa. Kouan vốn có hứng thú với Musashi nên lai lịch và tin đồn về Musashi thì bản thân mình biết rõ hơn ai hết. Trong số đó cũng có những tin đồn không mấy hay ho nên cũng đành chịu.
Theo như Kouan biết, thì tên tuổi Musashi được biết đến trong các chư hầu là vào những năm gần đây. Mấy năm trước, khi còn chưa mấy nổi tiếng, một hôm bỗng xuất hiện trong thành của một phiên thuộc Kita Kyushu để tuyên truyền mở rộng lưu phái của mình. Musashi ngồi kiệu lộng lẫy như một võ sĩ cao cấp, dẫn theo đệ tử vào thành rồi trọ lại nhà của một võ sĩ trong phiên theo lời thỉnh cầu của người này.
Musashi vốn rất có tài năng trong việc tuyên truyền quảng bá. Không biết lúc đó là do thận trọng khách khí hay sao mà phong thái hoàn toàn khác hẳn so với trước, mình vận chiếc áo cánh đính hoa văn lộng lẫy, đêm đêm xuất hiện trong khu rừng tùng dưới thành múa kiếm. Musashi một mình tả xung hữu đột trong rừng, bay nhảy một cách kỳ lạ như loài quái điểu. Qua chuyện này cũng hiểu được nỗi bất hạnh và nhẫn nhục trong thời niên thiếu vô danh của Musashi.
Rồi tin đồn lan truyền khắp thành, trong phiên có nhiều võ sĩ trẻ cũng lần lượt kéo đến học nghệ. Đây chẳng phải riêng gì Musashi mà là một cách độ nhật thông thường của giới binh pháp giả đương thời. Trong phiên bấy giờ có võ sĩ tên gì gì đó thuộc phái Nikaidou Ryu đang giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam”. Hắn thấy một kẻ không rõ lai lịch từ đâu đến lại được nhiều người trong phiên quan tâm nên lấy làm khó chịu, bèn cho sứ giả đến chỗ Musashi hẹn một trận quyết đấu.
- Vậy sao.
Musashi không trả lời là nhận lời thách đấu hay không, sau mấy hôm quan sát võ sĩ kia rồi rời khỏi thành không ai biết. Võ sĩ phái Nikaidou Ryu kia thấy vậy thì mững rỡ, huênh hoang khắp nơi:
- Vậy là hắn sợ ta mà chuồn mất rồi.
Cho dù có lý do gì đi nữa, nhưng nếu xem việc tuyên truyền là binh pháp thì rõ ràng Musashi đã thua trong trận đấu này rồi.
Musashi khi đã qua tuổi ba mươi thì thường tránh tỉ thí quyết đấu. Mà những năm trước ba mươi thì chỉ khi nào nhìn thấu suốt, hiểu rõ đối phương yếu hơn mình mới nhận lời. Năng lực siêu việt nhất của Musashi chính là “Mikiri” như đã đề cập trước đây, là khả năng tính toán, phán đoán thấu suốt.
Lại có lúc Musashi đến trọ tại nhà Shimamura Jurou Zaemon, gia thần của nhà Ogasawara ở Buzen Kokura. Một ngày nọ, trong lúc đang uống rượu cao hứng thì có võ sĩ gác cổng chạy vào bẩm báo:
- Ngoài cổng có binh pháp giả Aoki Jouemon nài nỉ xin được diện kiến tiên sinh. Chẳng hay có nên đuổi đi không?
- Không cần, cứ cho vào gặp.
Tâm trạng Musashi vui vẻ hơn bao giờ hết, cho người dẫn Aoki vào rồi quan sát cốt cách, thăm hỏi lý lịch:
- Ta thấy các hạ tài năng hơn người, như thế này thì việc tìm một chức Chỉ nam ở bất cứ chư hầu nào cũng không phải là việc khó.
Aoki nghe nói vui mừng, toan cáo lui thì Musashi chợt để tâm đến thanh mộc kiếm buộc sợi dây đỏ mà Aoki đeo bên mình.
- Vật màu đỏ đó là gì?
- Đây là vật mà tiểu sinh dùng mỗi khi có người thách đấu trên bước đường giang hồ.
- Thách đấu ư?
Musashi bỗng biến sắc, đứng dậy:
- Để ta cho các hạ thấy binh pháp thật sự là như thế nào.
Nói rồi mượn một tiểu đồng hầu hạ trong nhà gia chủ, Musashi đặt một nắm cơm lên đầu tiểu đồng ngay chỏm tóc rồi tuốt gươm. Cả bọn trông thấy đều không khỏi dao động.
- Xem đây!
Vừa thét lên là lưỡi gươm xé gió từ trên bổ xuống đầu tiểu đồng, nắm cơm tách làm đôi.
- Các hạ có làm được như vậy chăng?
- Tiểu... tiểu sinh không làm được.
- Cho dù có được khả năng như thế này đi nữa thì cũng không dễ gì thắng được địch. Tỉ thí quyết chẳng phải là chuyện đơn giản. Nếu như có kẻ thách đấu mà sớm rút lui, không bị lôi kéo vào thì đó mới chính là người am hiểu cái chân túy cực ý của chân binh pháp.
Phải đợi đến mười năm sau thì Kouan mới có cơ hội tiếp xúc với Musashi, lúc bấy giờ biết được rất nhiều tin đồn về nhân vật này. Nhiều nhân vật quan trọng trong Mạc Phủ ở Edo đều là chiến hữu cựu tri từng sát cánh bên Kouan chiến đấu qua suốt những năm Keichou, Genna xây dựng nên chính quyền Tokugawa, nên cho dù đang ở Suruga nhưng tin tức gì ở Edo cũng đều lọt vào tai Kouan hết.
Một hôm có người bạn cũ Tsuchiya Nui là Hatamoto hai ngàn hộc từ Edo đến nhận lãnh địa ở Minou, tiện đường đến thăm Kouan:
- Nghe nói có kẻ tên là Miyamoto Musashi đến xin được cử dụng vào vị trí Hatamoto.
- Ồ.
Trước đây, Musashi vốn quen biết thân thích với một gia thần của Mạc Phủ là Houjou Awanokami Ujinaga, cuộc vận động vào một chức quan này chắc là phải thông qua Ujinaga. Houjou Awanokami Ujinaga từ trước theo học binh thuật, quân sự phái Koushu, sau lập ra phái Houjou của riêng mình và là nhân vật gây sóng gió trong giới quân sự đương thời. Năm xấp xỉ bốn mươi thì Musashi có quan tâm đến quân sự nên bắt đầu tiếp cận với Ujinaga này.
Nhưng đây chẳng còn là thời Chiến Quốc nữa. Chỉ là một tay kiếm sĩ giang hồ dùng võ nghệ mà muốn leo lên đến vị trí Hatamoto, điều này chẳng ai dám nghĩ tới. Vì thể chế Mạc Phủ Tokugawa đã ổn định rồi, chẳng phải là thời loạn lạc như xưa nữa. Như nhà Yagyu là Chỉ nam kiếm thuật của Tướng Quân Tokugawa, nhưng ban đầu chỉ là một lãnh chúa nhỏ ở xứ Yamato, sau theo Ieyasu trong trận phân tranh Sekiga Hara lập được vô số chiến công giúp họ Tokugawa xây dựng bá nghiệp; lại như nhà Ono phái Ittou Ryu lập được công lớn trong trận đánh vào Ueda xứ Shinshu, từ đó sát cánh bên cạnh Tokugawa mà chiến đấu, lúc đầu bổng lộc chỉ hai trăm hộc nhưng ngày càng lập được nhiều công tích mà lên đến bốn trăm, sáu trăm hộc. Họ đều chẳng phải là những người đạt đến đỉnh vinh hiển chỉ nhờ võ nghệ kiếm pháp mà thôi đâu.
- Thật là kẻ tham vọng, hắn muốn giữ chức Chỉ nam cho Tướng Quân ư?
- Nhưng dường như hắn chẳng quan tâm đến chức Chỉ nam vài trăm hộc như nhà Ono, mà hắn muốn cái vị trí của Yagyu Tajima Nokami.
- Hắn muốn trở thành một Daimyou như Tajima sao?
Kouan nghe nói kinh ngạc.
- Quả thật là thế. Mà hình như nếu chẳng đến vị trí Daimyou thì hắn cũng ngấp nghé cái chức Hatamoto bên cạnh Tướng Quân.
Quả nhiên là nếu chỉ dựa vào võ nghệ không thôi, thì cao lắm cũng chỉ là cái chức Chỉ nam vài trăm hộc như nhà Ono. Có lẽ vì vậy mà Musashi bỗng chuyển hướng sang lãnh vực quân sự với hi vọng bước lên đỉnh cao bên cạnh Tướng Quân. Kouan cảm thấy dường như đã hiểu được ẩn ý về viên đá trong vườn của Musashi hôm nọ. Người này quyết chẳng phải là hạng tầm thường chỉ trông mong vào một vị trí dạy võ nghệ, mà là kẻ ôm mộng nắm binh mã trong thiên hạ, tham gia chính trị. Nhưng nếu nói chuyện binh mã thì Musashi chưa từng có kinh nghiệm chỉ huy ba quân ở chiến trường, còn nếu nói về chính trị thì Musashi lại càng không có cơ địa.
- Hắn đúng là điên rồi.
Kouan thầm nghĩ. Nếu là như vậy thì bây giờ ta đã hiểu vì sao mà trước kia hắn hai ba lượt từ chối chức Kiếm thuật chỉ nam của mấy phiên kia.
- Nhưng hình như là cuộc vận động quan chức này chẳng đi đến đâu.
- Thế là từ bao giờ?
- Gần đây thôi.
Nếu là như vậy, thì lần trước Kouan gặp Musashi ở gần doanh trại Kambara chính là lúc Musashi thất chí rời khỏi Edo. Tin tức quả là đi nhanh thật. Mới đó thôi mà chẳng bao lâu sau Kouan ở thành Sunpu lại nghe tin Musashi tiếp tục đến cầu quan chức với nhà Tokugawa ở Owari. Một khi đã không được giữ lại bên cạnh họ Tokugawa[1] ở Edo thì việc Musashi đến Owari cũng là điều dễ hiểu
[1] Họ Tokugawa Ieyasu sau trận Sekiga Hara mới phân chia những địa phương quan trọng cho những người bà con thân thuộc của mình cai quản, như Kyushu, Owari, Suruga… Còn đích thân mình thì đóng tại Mạc Phủ Edo. Tức là dòng Tokugawa chính thống vẫn cai trị thiên hạ ở Edo còn những họ Tokugawa ở nơi khác chỉ xem như chư hầu.
Kempou (Hiến Pháp) là gia hiệu truyền đời của dòng họ này, vì tổ tiên lấy sự chính trực làm gia hiến răn dạy con cháu. Tuy là lò luyện binh pháp cho cựu Tướng Quân Ashikaga, nhưng dân chúng trên kinh vẫn không e ngại gì vì lúc bấy giờ ở Kyoto, ngay cả những anh hàng kẹo chỉ cần lui tới cửa quyền quý là có ngay quan vị như “Mutsu Nodaijou” chẳng hạn.
Những anh như thế này đầy rẫy khắp nơi. Hơn nữa nhà Yoshioka lại không có quan vị. Nếu nhìn từ con mắt của dân chúng thì Yoshioka chẳng qua chỉ là một nhà buôn mua bán kiếm pháp mà thôi. Nhà Yoshioka này tuy mở lò luyện binh pháp, nhưng bên cạnh đó cũng kiêm luôn nghề thợ nhuộm do một Hoa kiều nhà Minh là Lý Tam Quan truyền lại. Tục gọi là màu nhuộm Yoshioka. Vải nhuộm Yoshioka bền lâu không phai màu nên rất được ưa chuộng.
Ngày xưa, từ đời Tướng Quân Ashikaga Yoshimochi, ông tổ Yoshioka Naomoto đã giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” và đến nay đã trải qua các đời gia chủ Naomitsu, Naokata, Naotsuna. Các đời đương chủ đều là người ôn hòa thân tình, mới nhìn qua thì dễ nhầm họ với giới thương nhân.
Lúc Musashi khiêu chiến thì đương chủ là Genzaemon Naotsuna, hiệu truyền đời là Kempou. Nhân vật này vào lúc cuối đời có giai thoại như thế này:
Vào thời Tướng Quân Tokugawa đời thứ ba là Iemitsu, thì ở Edo và Kyoto có tục Tsujigiri[1] rất thịnh hành trong số những kẻ tự mãn võ nghệ. Vào một năm niên hiệu KanEi, ở Mimasaka có hai võ sĩ nhà Mori lên kinh chém người. Hai gã đã rình chém chết một số cao thủ.
[1] Tsujigiri là khi một võ sĩ muốn thử độ bén của kiếm, đương đêm nấp nơi đầu đường rình kẻ qua lại mà bất chợt nhảy ra chém chết.
Một đêm, hai người chia nhau nấp trong bóng tối ở đầu đường. Đợi một lúc thì thấy một lão ẩn cư ăn vận ra dáng thương gia, vai mang thùng hành lí, chân đi dép cỏ bước tới.
- Đến rồi kìa.
Hai kẻ chia nhau ra đầu, cuối đường. Đầu tiên một kẻ nhảy ra, bất ngờ vung gươm từ phía sau xông tới. Nhưng lão ẩn cư vẫn không dừng chân, nhẹ nhàng dùng thùng hành lí mang trên vai gạt thanh gươm ra mà đi tuốt. Được một lúc thì kẻ chực ở đầu đường xông ra, tuốt gươm. Lão ẩn cư vội dừng chân:
- Hượm cái đã. Đợi ta chuẩn bị một chút.
Lão nhân cẩn thận cởi dép cỏ nhét vào thắt lưng, vén vạt áo rút quạt ra thủ thế.
- Nào được rồi, xuất chiêu đi.
Gã võ sĩ nhà Mori không biết chuyện gì, giơ gươm chém xuống nhưng lão nhân nhanh nhẹn tránh được. Hắn toan chém lần nữa thì toàn thân không thể cử động nổi, cứ như là nhúng thanh gươm vào nồi kẹo đặc mà khuấy vậy. Trong lúc đó lão nhân thừa thế tiến tới, dùng quạt gõ lốc cốc vào sống kiếm đối phương mà đùa rằng:
- Chưa được, chưa được.
Hắn toan huơ kiếm lên thì lão nhân chạm vào đổ lăn ra. Chốc sau gã kiếm khách lúc nãy chạy vội đến, lão nhân vừa buông vạt áo vừa nói:
- Các ngươi đi chơi đêm mà trình độ như thế này thì có ngày thiệt thân. Hãy chăm chỉ luyện tập thêm rồi muốn làm gì thì làm.
- Các hạ là ai?
- Là Kempou.
Lão ẩn cư vừa hát vừa bỏ đi.
Khi Musashi đến khiêu chiến là trước khi chuyện này xảy ra khoảng ba mươi năm, vào năm Keichou thứ chín, thứ mười gì đó. Lúc bấy giờ là khi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa vừa mới thành lập ở Edo, sở ty đại[2] Kyoto là Itakura Iganokami cũng rất gắt gay trong chuyện kiểm soát thị chính.
[2] Sở ty đại: một chức quan của Mạc Phủ giám sát tầng lớp quý tộc ở kinh đô và giải quyết tình hình ở các vùng lân cận.
Itakura quyết không để cho những chuyện ồn ào lộn xộn xảy ra ở kinh đô. Mà nhà Yoshioka đời đời bám rễ ở đất này cũng không ưa chuyện tư đấu nên mang chuyện tỉ thí bẩm lên sở ty đại. Iganokami bảo: “Đích thân ta sẽ giám sát”.
Thân là một quan thị chính nên Iganokami rất sợ chuyện hai bên để lại oán hận mà gây rối. Trận đấu được tiến hành trong dinh sở ty đại và theo sự giám sát của Iganokami thì “Hai bên ra đòn cùng lúc, hòa”. Sự thật là không biết có hòa hay không. Vì quan giám sát Iganokami chỉ là một quan văn xuất thân từ tăng lữ, chẳng biết gì về binh pháp.
Theo truyện “Yoshioka Den” thì trận đấu giữa Musashi và Kempou trước sau gì cũng chỉ có chừng này. Mà trong truyện “Musashi Den” thì cũng không thấy trận quyết đấu ở chùa Ichijou Ji trên cánh đồng Rendai. Nhưng theo truyện “Musashi Den” thì gia trưởng nhà Yoshioka không phải là Genzaemon Naotsuna mà là một người tên là Seijurou. Trong khi đó theo “Yoshioka Den” thì chẳng thấy tên tuổi Seijurou đâu cả.
Có một thuyết cho rằng họ Yoshioka ở Kyouto có hai căn gồm dòng chính và dòng phụ. Dòng chính gọi là Yoshioka trước và dòng phụ là Yoshioka sau. Như vậy thì có thể Musashi sau khi đánh bại Kempou của dòng chính mới tỷ thí với Seijurou của dòng phụ. Hay đây chỉ là một kiểu tuyên truyền của hai bên Musashi và Yoshioka, trộn lẫn hư thực với nhau.
Trận đấu với Yoshioka Seijurou diễn ra ở cánh đồng Rendai phía bắc thành Kyouto. Musashi đánh một đòn, Seijurou ngã vật ra tắt thở. Musashi thu mộc kiếm nhảy lui, quay về phía môn đệ Yoshioka:
- Mạch hắn hãy còn đập, mau gọi đại phu.
Đúng như giao ước ban đầu, Musashi đã không ra chiêu thứ hai.
Yoshioka Seijurou có người em trai là Denshichirou tính tình dễ kích động nhưng tài năng võ nghệ vượt cả huynh trưởng. Denshichirou quyết tâm phục thù, mang chiến thư đến chỗ Musashi. Hắn thấy rằng nếu đấu bình thường thì khó lòng thắng nổi, nên công phu được thanh mộc kiếm dài hơn năm thước, nơi mũi kiếm khoét một lỗ, trong có đoạn dây xích nối với quả chùy. Đây chẳng phải là điều bỉ ổi gì mà chẳng qua chỉ là nghĩ ra món binh khí mới, như Kusarigama vậy.
Hôm tỉ thí Musashi cố tình đến muộn giờ hẹn, Denshichirou trông thấy kích nộ:
- Musashi, ngươi sợ à!
- Ta ngủ quên mất.
Musashi tủm tỉm cười. Nụ cười còn chưa tắt thì thanh mộc kiếm hơn năm thước kia đã bổ xuống. Musashi giơ mộc kiếm lên đỡ, quả chùy vọt ra cắt đứt một đoạn tóc, dải khăn quấn đầu màu lam. Musashi nhất thời biến sắc. Nhưng quả chùy đã không đánh vỡ được hộp sọ của nhân vật dị thường này.
Trước khi bị quả chùy đánh trúng thì Musashi một tay dùng mộc kiếm đập vào nửa mặt Denshichirou rồi. Đối phương loạng choạng, Musashi không bỏ lỡ cơ hội nhảy ra cướp lấy thanh mộc kiếm dài năm thước kia.
- Ngươi đã thấy chưa!
Thanh mộc kiếm bổ thẳng xuống. Đầu Denshichirou vỡ vụn. Vứt mộc kiếm, Musashi quay sang bọn môn đệ Yoshioka:
- Hãy chăm sóc hắn.
Khi Musashi cúi chào thì Denshichirou đã tắt thở rồi.
Từ trận đấu này đã dẫn đến trận quyết đấu kinh thiên động địa dưới gốc cổ tùng Sagari Matsu chùa Ichijou Ji. Trận đấu này, theo như ký thuật của Miyamoto Iori, dưỡng tử của Musashi viết trên văn bia “Niten koji bumi” nhằm tán dương công đức của dưỡng phụ thì:
- Môn sinh nhà Yoshioka ôm hận quyết tâm phục thù. Biết rằng nếu dùng binh thuật thì khó lòng thắng được nên bàn mưu tính kế. Yoshioka Mata Shichirou dẫn theo môn sinh mấy trăm người đến gặp ở dưới gốc cổ tùng ngoài thành.
Dĩ nhiên đây chỉ là ký thuật, không đúng sự thật của Iori nhằm tán dương khai tổ. Vì mấy trăm người chẳng phải là quân số mà chỉ có chư hầu vạn hộc mới huy động được sao? Vả lại đây là kinh thành, nếu huy động ngần ấy nhân số thì há nào sở ty đại lại nhắm mắt làm ngơ. Nếu có bí mật huy động thì nhà Yoshioka sau này cũng khó tránh khỏi việc bị Mạc Phủ Edo truy tội.
Nhưng lò luyện binh pháp Yoshioka vẫn bình an vô sự đến mười năm sau này, chẳng có dấu tích gì cho thấy họ bị hình phạt cả. Nhưng đúng là sau này, vào năm Keichou thứ mười chín thì võ đường Yoshioka bị phong tỏa. Nhưng đó là lý do khác.
Số là vào tháng sáu năm này, trong Hoàng cung có tổ chức buổi lễ nhạc Sarugaku, lúc bấy giờ có kẻ tên là Seijirou Shigekata nổi điên rút gươm gây nào loạn. Vì sự kiện này mà Yoshioka Kempou đóng cửa võ đường, dẫn theo môn đệ đến tá túc ở nhà một người bà con là Mishuku Echizen Nokami Naganori, mấy năm không về kinh.
Ba năm sau, Kempou quay lại Kyouto chuyên nghề thợ nhuộm. Vào những năm cuối đời, huynh đệ quy y với thiền sư Enkan, chuyên tâm học thiền và hưởng trọn tuổi trời. Truyền thuyết về Musashi và Yoshioka có khác nhau như thế. Có lẽ thịnh suy của một môn phái cũng phụ thuộc vào việc tuyên truyền giỏi dở. Nếu những tài liệu liên quan đến Musashi là sự thật thì có lẽ nhà Yoshioka đã tập hợp một nhân số không đáng kể.
Bọn môn sinh đặt con trai của Seijurou là Mata Shichirou vào vị trí tổng đại tướng. Lúc bấy giờ Mata Shichirou chỉ là một thiếu niên chưa biết đến đao thương kiếm thuật là gì. Hôm quyết đấu, Musashi rời kinh đô đến làng Ichijou Ji phía bắc thành khi trời đất còn mịt mờ. Lúc này bọn Yoshioka cũng chưa đến, bốn bề tối om. Đó đây vẳng lên tiếng gà gáy trong làng Ichijou Ji dọc theo sườn núi, trời Đông bắt đầu sáng dần từng chút một.
Musashi tựa lưng vào gốc cổ tùng, duỗi chân rồi quay ra ngủ. Một chặp sau đã trông thấy ánh đèn lồng lấp lánh điểm phía bên kia đường, Musashi ôm chặt thanh kiếm ba thước tám phân chẳng buồn ngồi dậy. Bọn Yoshioka cứ nghĩ rằng Musashi có thói quen hay đến muộn. Bọn chúng sơ hở ở điểm này. Cả bọn kéo đến gốc cổ tùng, sắp xếp nhân số. Lúc này trời vừa sáng tỏ mặt người. Một đứa sinh nghi bước ra.
- Người nằm kia là ai?
Bóng đen khẽ động đậy:
- Là Musashi.
Dứt lời đã bật dậy, đồng thời một chiêu chém chết Mata Shichirou đứng bên cạnh. Trong bọn môn sinh Yoshioka có kẻ chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra, hỏi ra mới thấy thi thể Mata Shichirou thì hoảng hồn. Trận đấu chỉ diễn ra trong chốc lát, Musashi chém chết mấy kẻ đứng trước, mở đường máu rồi chạy vào trong núi. Thật là một trận đánh suông sẻ, ngoạn mục.
Đấy là vào năm hai mươi mốt tuổi. Trận đấu công khai duy nhất vào nửa đầu cuộc đời Musashi là với Sasaki Kojirou trên đảo Funashima ở Kokura vùng Buzen, lúc bấy giờ được hai mươi chín tuổi.
Sau này, trong trận chiến ở Osaka, Musashi theo bảng chiêu mộ kiếm khách giang hồ của thành Osaka mà nhập thành. Có lẽ Musashi vẫn chưa dứt được giấc mơ một nước một thành ngày nào. Binh pháp võ nghệ chẳng qua chỉ là một cái “nghệ” mà thôi.
Theo như từ ngữ đương thời thì những hạng kiếm sĩ như vậy chỉ là “nghệ giả” (Geisha), “nghệ thuật giả” (Geijutsu sha), “nghệ nhân” hay những người sử “nghệ”[3]. Nhưng Musashi ôm mộng làm tướng, không cam chịu chỉ là “nghệ thuật giả”. Nhưng trên văn bia “Niten koji bumi” có viết:
[3] Những từ này không được hiểu theo cách hiểu như ngày nay.
- Khi Toyotomi Hideyori gây binh biến ở Osaka thì Musashi lập không biết bao danh công chiến tích, không sao kể xiết.
Nhưng theo tư liệu của cả hai đạo quân Đông, Tây thì chẳng thấy tên tuổi Musashi đâu. Danh công chiến tích chỉ là xuất phát từ hiếu tâm của dưỡng tử Iori mà thôi. Nhưng lúc ấy có hơn sáu vạn võ sĩ giang hồ nhập thành Osaka, chắc Musashi cũng lẫn trong số đó.
Đương thời, khi có một võ sĩ giang hồ tên tuổi nhập thành như Mouri Katsunaga, Akashi Takenori, Gotou Matabei, Pandan Uemon hay Mishuku Kanbei thì khắp trong ngoài thành đều tuyên truyền đưa tin. Khi Musashi nhập thành thì chẳng ai hay. Trận đấu công khai với Sasaki Kojirou ở đảo Funashima thuộc Buzen Kokura do nhà Hosokawa giám sát chẳng phải là công lao nơi chiến trường mà chỉ là một cách nâng cao tên tuổi của một “nghệ thuật giả” mà thôi. Vì vậy mà Musashi vẫn bị xem thường. Sự bất hạnh này theo Musashi cho đến những năm cuối đời.
Ngày thành Osaka bị hạ, một lần nữa Musashi thuộc về phe bại trận phải lẩn trốn chui nhủi, sau cùng bọn võ sĩ giang hồ khác tẩu tán khắp nơi. Mấy năm vẫn không có tin tức gì. Miyamoto Musashi Masanobu chỉ bắt đầu bước đi trên con đường cái quan khi đã quá tuổi bốn mươi vào mười năm sau. Musashi tuổi trung niên đã trở thành một người hoàn toàn khác hẳn so với thời thanh niên.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (5)
Watanabe Kouan, lúc còn là Yamashiro Nokami Hikaru giữ chức tổng quản cho họ Tokugawa ở Suruga, trên đường từ Edo trở về thành Sunpu ngang qua đồi Thất Nạn gần chỗ đóng quân ở Kambara, thì thấy phía sau có một đoàn người lang thang. Kouan ngồi đu đưa trên ngựa, thân là tổng quản vạn hộc có ba kỵ binh theo hầu, mười binh sĩ đi mở đường cùng bọn tạp nhân hầu hạ theo sau.
Kouan quay lại hỏi bọn tùy tùng:
- Người kia có phải là hành giả tu khổ hạnh không?
- Vâng.
- Đến hỏi xem.
Thì ra đó là Musashi. Kouan nhầm với hành giả tu khổ hạnh trên núi là do lối ăn vận không rõ ràng, tay chống gậy năm thước, tóc bới sau gáy để dài xuống lưng, mắt sáng quắt dễ sợ, thật không khác những hành giả khổ hạnh là mấy. Những năm gần đây thường xuất hiện nhiều hành giả như thế này, họ dẫn theo nhiều đệ tử lang thang khắp nơi, đến gõ cửa chúc phúc cầu nguyện cho dân chúng hay nhà võ gia mà độ nhật. Musashi cũng dẫn theo hai người ra dáng là đệ tử theo sau.
Khi Kouan trở về doanh trại Kambara thì cho sứ giả đến nhà trọ Musashi đang ở, truyền lệnh miệng rằng mình muốn gặp.
- Ngài cần gì?
Musashi bất ngờ quay sang sứ giả với thái độ cao kỳ mà trịch thượng. Sứ giả thấy thái độ cao ngạo này hoảng hồn, bất giác phục xuống lễ:
- Chúa công là Yamashiro Nokami có chuyện muốn thỉnh giáo ngài đôi điều…
Musashi từ chối thẳng thừng. Chẳng phải là thái độ cương cứng như: nếu muốn hỏi gì thì cứ đến đây, nhưng trong lời nói dường như ẩn chứa sự cao ngạo: ta chẳng phải là phường con hát lái buôn gì. Musashi còn cho sứ giả mang về một con chim cút làm quà tặng cho “ngài Yamashiro”. Thật không một chút thất lễ. Kouan rất hứng thú với thái độ của Musashi, trịnh trọng hợp phép mà lại cao kỳ ngạo mạn.
Nhân vật Kouan này thuở niên thiếu đã ra chiến trường, không chỉ vung gươm giáo mà còn là đại tướng chỉ huy ba quân. Kouan cũng ham thích kiếm nghệ mà theo học, nhưng đối với giới kiếm khách lại tỏ thái độ: “Chỉ là một nghệ nhân”, có chút miệt thị.
Nhưng vào năm Genna thứ nhất, sau khi thành Osaka bị họ Tokugawa diệt thì thiên hạ thái bình, các nước chư hầu không còn đánh nhau nữa nên tầng lớp võ sĩ biến thành quan lại hành chánh. Lúc bấy giờ, võ nghệ kiếm thuật lại bắt đầu thịnh hành trở lại, binh pháp giả các phái bắt đầu có địa vị cao trong xã hội. Thái độ cao ngạo của Musashi có lẽ là do:
- Ảnh hưởng của thời thế.
- Không, chắc là có lý do khác.
Kouan nghĩ. Sau khi Kouan trở về thành Sunpu thì biết Musashi đang ở dưới thành. Lần này không cho người gọi đến dinh thất riêng nữa mà chọn chùa Lâm Tế (Rinzai Ji) làm nơi tiếp đãi, chuẩn bị chu đáo, lấy lễ bình đẳng không phân biệt trên dưới mà mời. Quả nhiên là Musashi đến thật.
Kouan cũng từng học qua kiếm pháp của phái Yagyu Ryu nên câu chuyện chủ yếu xoay quanh võ nghệ, binh pháp nhưng dường như Musashi chẳng hứng thú mấy. Chùa Lâm Tế tuy ở nơi nhà quê nhưng lại là ngôi chùa phụng dưỡng đời đời của danh gia Imagawa từ thời Chiến Quốc, nên có được khu vườn rất khang trang. Bất chợt, Musashi chuyển câu chuyện sang hướng khu vườn. Kouan là võ tướng sinh ra trong thời Chiến Quốc loạn lạc nên chẳng hiểu mấy chuyện vườn tược.
- Hình như là các hạ rất thích vườn tược.
- Không, cả đời tại hạ quyết không để tâm đến chuyện thích hay ghét cái gì. Nhưng cái hay của việc tạo ra khu vườn này là ở chỗ trong khi vận chuyển đá thì ở đó đã hình thành thiên địa rồi. Cho đến bây giờ thì tại hạ cũng chỉ như một viên đá ngoài kia. Từ bây giờ, tại hạ cũng muốn chuyển đá mà thử tạo thiên địa một phen.
- Tạo thiên địa?
Điều Musashi muốn nói, Kouan quả là không hiểu nổi. Trong lời nói dường như bao hàm cả triết lý rất sâu xa. Kouan vốn có hứng thú với Musashi nên lai lịch và tin đồn về Musashi thì bản thân mình biết rõ hơn ai hết. Trong số đó cũng có những tin đồn không mấy hay ho nên cũng đành chịu.
Theo như Kouan biết, thì tên tuổi Musashi được biết đến trong các chư hầu là vào những năm gần đây. Mấy năm trước, khi còn chưa mấy nổi tiếng, một hôm bỗng xuất hiện trong thành của một phiên thuộc Kita Kyushu để tuyên truyền mở rộng lưu phái của mình. Musashi ngồi kiệu lộng lẫy như một võ sĩ cao cấp, dẫn theo đệ tử vào thành rồi trọ lại nhà của một võ sĩ trong phiên theo lời thỉnh cầu của người này.
Musashi vốn rất có tài năng trong việc tuyên truyền quảng bá. Không biết lúc đó là do thận trọng khách khí hay sao mà phong thái hoàn toàn khác hẳn so với trước, mình vận chiếc áo cánh đính hoa văn lộng lẫy, đêm đêm xuất hiện trong khu rừng tùng dưới thành múa kiếm. Musashi một mình tả xung hữu đột trong rừng, bay nhảy một cách kỳ lạ như loài quái điểu. Qua chuyện này cũng hiểu được nỗi bất hạnh và nhẫn nhục trong thời niên thiếu vô danh của Musashi.
Rồi tin đồn lan truyền khắp thành, trong phiên có nhiều võ sĩ trẻ cũng lần lượt kéo đến học nghệ. Đây chẳng phải riêng gì Musashi mà là một cách độ nhật thông thường của giới binh pháp giả đương thời. Trong phiên bấy giờ có võ sĩ tên gì gì đó thuộc phái Nikaidou Ryu đang giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam”. Hắn thấy một kẻ không rõ lai lịch từ đâu đến lại được nhiều người trong phiên quan tâm nên lấy làm khó chịu, bèn cho sứ giả đến chỗ Musashi hẹn một trận quyết đấu.
- Vậy sao.
Musashi không trả lời là nhận lời thách đấu hay không, sau mấy hôm quan sát võ sĩ kia rồi rời khỏi thành không ai biết. Võ sĩ phái Nikaidou Ryu kia thấy vậy thì mững rỡ, huênh hoang khắp nơi:
- Vậy là hắn sợ ta mà chuồn mất rồi.
Cho dù có lý do gì đi nữa, nhưng nếu xem việc tuyên truyền là binh pháp thì rõ ràng Musashi đã thua trong trận đấu này rồi.
Musashi khi đã qua tuổi ba mươi thì thường tránh tỉ thí quyết đấu. Mà những năm trước ba mươi thì chỉ khi nào nhìn thấu suốt, hiểu rõ đối phương yếu hơn mình mới nhận lời. Năng lực siêu việt nhất của Musashi chính là “Mikiri” như đã đề cập trước đây, là khả năng tính toán, phán đoán thấu suốt.
Lại có lúc Musashi đến trọ tại nhà Shimamura Jurou Zaemon, gia thần của nhà Ogasawara ở Buzen Kokura. Một ngày nọ, trong lúc đang uống rượu cao hứng thì có võ sĩ gác cổng chạy vào bẩm báo:
- Ngoài cổng có binh pháp giả Aoki Jouemon nài nỉ xin được diện kiến tiên sinh. Chẳng hay có nên đuổi đi không?
- Không cần, cứ cho vào gặp.
Tâm trạng Musashi vui vẻ hơn bao giờ hết, cho người dẫn Aoki vào rồi quan sát cốt cách, thăm hỏi lý lịch:
- Ta thấy các hạ tài năng hơn người, như thế này thì việc tìm một chức Chỉ nam ở bất cứ chư hầu nào cũng không phải là việc khó.
Aoki nghe nói vui mừng, toan cáo lui thì Musashi chợt để tâm đến thanh mộc kiếm buộc sợi dây đỏ mà Aoki đeo bên mình.
- Vật màu đỏ đó là gì?
- Đây là vật mà tiểu sinh dùng mỗi khi có người thách đấu trên bước đường giang hồ.
- Thách đấu ư?
Musashi bỗng biến sắc, đứng dậy:
- Để ta cho các hạ thấy binh pháp thật sự là như thế nào.
Nói rồi mượn một tiểu đồng hầu hạ trong nhà gia chủ, Musashi đặt một nắm cơm lên đầu tiểu đồng ngay chỏm tóc rồi tuốt gươm. Cả bọn trông thấy đều không khỏi dao động.
- Xem đây!
Vừa thét lên là lưỡi gươm xé gió từ trên bổ xuống đầu tiểu đồng, nắm cơm tách làm đôi.
- Các hạ có làm được như vậy chăng?
- Tiểu... tiểu sinh không làm được.
- Cho dù có được khả năng như thế này đi nữa thì cũng không dễ gì thắng được địch. Tỉ thí quyết chẳng phải là chuyện đơn giản. Nếu như có kẻ thách đấu mà sớm rút lui, không bị lôi kéo vào thì đó mới chính là người am hiểu cái chân túy cực ý của chân binh pháp.
Phải đợi đến mười năm sau thì Kouan mới có cơ hội tiếp xúc với Musashi, lúc bấy giờ biết được rất nhiều tin đồn về nhân vật này. Nhiều nhân vật quan trọng trong Mạc Phủ ở Edo đều là chiến hữu cựu tri từng sát cánh bên Kouan chiến đấu qua suốt những năm Keichou, Genna xây dựng nên chính quyền Tokugawa, nên cho dù đang ở Suruga nhưng tin tức gì ở Edo cũng đều lọt vào tai Kouan hết.
Một hôm có người bạn cũ Tsuchiya Nui là Hatamoto hai ngàn hộc từ Edo đến nhận lãnh địa ở Minou, tiện đường đến thăm Kouan:
- Nghe nói có kẻ tên là Miyamoto Musashi đến xin được cử dụng vào vị trí Hatamoto.
- Ồ.
Trước đây, Musashi vốn quen biết thân thích với một gia thần của Mạc Phủ là Houjou Awanokami Ujinaga, cuộc vận động vào một chức quan này chắc là phải thông qua Ujinaga. Houjou Awanokami Ujinaga từ trước theo học binh thuật, quân sự phái Koushu, sau lập ra phái Houjou của riêng mình và là nhân vật gây sóng gió trong giới quân sự đương thời. Năm xấp xỉ bốn mươi thì Musashi có quan tâm đến quân sự nên bắt đầu tiếp cận với Ujinaga này.
Nhưng đây chẳng còn là thời Chiến Quốc nữa. Chỉ là một tay kiếm sĩ giang hồ dùng võ nghệ mà muốn leo lên đến vị trí Hatamoto, điều này chẳng ai dám nghĩ tới. Vì thể chế Mạc Phủ Tokugawa đã ổn định rồi, chẳng phải là thời loạn lạc như xưa nữa. Như nhà Yagyu là Chỉ nam kiếm thuật của Tướng Quân Tokugawa, nhưng ban đầu chỉ là một lãnh chúa nhỏ ở xứ Yamato, sau theo Ieyasu trong trận phân tranh Sekiga Hara lập được vô số chiến công giúp họ Tokugawa xây dựng bá nghiệp; lại như nhà Ono phái Ittou Ryu lập được công lớn trong trận đánh vào Ueda xứ Shinshu, từ đó sát cánh bên cạnh Tokugawa mà chiến đấu, lúc đầu bổng lộc chỉ hai trăm hộc nhưng ngày càng lập được nhiều công tích mà lên đến bốn trăm, sáu trăm hộc. Họ đều chẳng phải là những người đạt đến đỉnh vinh hiển chỉ nhờ võ nghệ kiếm pháp mà thôi đâu.
- Thật là kẻ tham vọng, hắn muốn giữ chức Chỉ nam cho Tướng Quân ư?
- Nhưng dường như hắn chẳng quan tâm đến chức Chỉ nam vài trăm hộc như nhà Ono, mà hắn muốn cái vị trí của Yagyu Tajima Nokami.
- Hắn muốn trở thành một Daimyou như Tajima sao?
Kouan nghe nói kinh ngạc.
- Quả thật là thế. Mà hình như nếu chẳng đến vị trí Daimyou thì hắn cũng ngấp nghé cái chức Hatamoto bên cạnh Tướng Quân.
Quả nhiên là nếu chỉ dựa vào võ nghệ không thôi, thì cao lắm cũng chỉ là cái chức Chỉ nam vài trăm hộc như nhà Ono. Có lẽ vì vậy mà Musashi bỗng chuyển hướng sang lãnh vực quân sự với hi vọng bước lên đỉnh cao bên cạnh Tướng Quân. Kouan cảm thấy dường như đã hiểu được ẩn ý về viên đá trong vườn của Musashi hôm nọ. Người này quyết chẳng phải là hạng tầm thường chỉ trông mong vào một vị trí dạy võ nghệ, mà là kẻ ôm mộng nắm binh mã trong thiên hạ, tham gia chính trị. Nhưng nếu nói chuyện binh mã thì Musashi chưa từng có kinh nghiệm chỉ huy ba quân ở chiến trường, còn nếu nói về chính trị thì Musashi lại càng không có cơ địa.
- Hắn đúng là điên rồi.
Kouan thầm nghĩ. Nếu là như vậy thì bây giờ ta đã hiểu vì sao mà trước kia hắn hai ba lượt từ chối chức Kiếm thuật chỉ nam của mấy phiên kia.
- Nhưng hình như là cuộc vận động quan chức này chẳng đi đến đâu.
- Thế là từ bao giờ?
- Gần đây thôi.
Nếu là như vậy, thì lần trước Kouan gặp Musashi ở gần doanh trại Kambara chính là lúc Musashi thất chí rời khỏi Edo. Tin tức quả là đi nhanh thật. Mới đó thôi mà chẳng bao lâu sau Kouan ở thành Sunpu lại nghe tin Musashi tiếp tục đến cầu quan chức với nhà Tokugawa ở Owari. Một khi đã không được giữ lại bên cạnh họ Tokugawa[1] ở Edo thì việc Musashi đến Owari cũng là điều dễ hiểu
[1] Họ Tokugawa Ieyasu sau trận Sekiga Hara mới phân chia những địa phương quan trọng cho những người bà con thân thuộc của mình cai quản, như Kyushu, Owari, Suruga… Còn đích thân mình thì đóng tại Mạc Phủ Edo. Tức là dòng Tokugawa chính thống vẫn cai trị thiên hạ ở Edo còn những họ Tokugawa ở nơi khác chỉ xem như chư hầu.
/22
|