Mấy năm trôi qua, thời thế thay đổi, thân phận con người cũng có nhiều biến chuyển đáng kể. Năm trước hãy còn là một kiếm khách xoàng nhưng giờ đây, Takechi Hanpeita đã trở thành thủ lãnh của Đảng Cần Vương phiên Tosa, đóng tại dinh thự đại diện của phiên ở Kyoto. Takechi được bầu vào vị trí công sứ tiếp đãi sứ thần các phiên của Tosa.
Trong phiên Tosa thì mọi chuyện chính sự đều do bọn Thượng sĩ gánh vác, và cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra đi nữa, thì cũng không gọi đến bọn Hào sĩ. Vì thuộc hai tầng lớp khác nhau, nên bọn Thượng sĩ không muốn để người ngoài nhúng tay vào. Thế nhưng Takechi là thân Hào sĩ, thuộc tầng lớp khác nhưng vẫn được bọn Thượng sĩ cử vào tổ chức chính trị của phiên.
Chuyện lạ lùng này bắt đầu từ một chính biến. Lúc đó, Takechi về Tosa ám sát tham chánh độc tài Yoshida Touyou rồi thao túng mọi sự trong nội các của phiên. Nhưng Takechi không đích thân ra tay ám sát, mà dẫn theo đám môn đệ Hào sĩ trong một đêm mưa gió xuống thành chém chết Yoshida. Tình hình trong phiên náo loạn cả lên.
Takechi trở thành một Thượng sĩ hạ cấp cầm đầu ba trăm Hào sĩ của Tosa, thế lực lớn mạnh chưa từng thấy trong phiên cũng như ở nơi khác. Mà quyền lực của Mạc phủ cũng ngày một suy yếu dần, kể từ khi xảy ra biến cố Đại lão Ii Kamon No Kami bị ám sát ngoài cổng thành Sakurada ở Edo. Ở Kyoto thì các chính khách của ba phiên Satsuma, Choushu và Tosa thành lập một chính quyền bất hợp pháp, lấy triều đình làm trung tâm và tranh nhau chức đại biểu của phiên mình, bành trướng thế lực ảnh hưởng.
Lúc bấy giờ, họ tập hợp bọn kiếm khách giang hồ khắp nơi trong nước vào tay mình và sẵn sàng chém chết các phe phản kháng. Đại diện cho quyền lực của Mạc phủ ở Kyoto là Sở ty đại, cảnh sát cũng sợ họ mà nhắm mắt làm ngơ, không dám điều tra về những cái chết diễn ra như cơm bữa ở Kinh đô. Tình hình hỗn loạn này kéo dài từ năm Bunkyu[1] thứ hai đến năm thứ ba, lúc bấy giờ đội cảnh vệ Shinsengumi vẫn còn chưa ra đời.
[1] Bunkyu: niên hiệu kéo dài từ năm 1861-1864
Lúc này Izou luôn theo sát Takechi như hình với bóng. Hắn không rời chủ nhân nửa bước, lúc nào cũng lẳng lặng bám theo sau. Takechi thường không mấy khi ở trong bản doanh, mà thường đến quán rượu Tantora ở phố Kiya cùng với những người đồng chí bàn chính sự. Cứ khoảng ba ngày một lần, lại lui tới khu phố du nữ ở Sanbongi hội họp với công sứ của các phiên khác.
Nói là đến uống rượu mua vui nhưng Takechi chỉ đến vì công việc. Công sứ là chức danh các phiên đặt ra, chỉ những người đứng ra làm trung gian đàm phán, giao thiệp giữa các phiên với nhau. Họ tụ tập ở những tửu điếm như thế này để trao đổi tình hình chính trị lúc bấy giờ. Phiên Tosa thì có Takechi Hanpeita, phiên Choushu thì có Katsura Kogorou là những nhân vật có tiếng đương thời. Bọn võ sĩ giang hồ các nơi, các võ sĩ phiên khác cũng vì mến mộ danh tiếng Takechi mà tập trung đến nhiều.
Trong số đó, phải kể đến nhân vật Tanaka Shinbei người phiên Satsuma được xưng tụng là Hitokiri cùng với Izou. Mỗi tối Shinbei đều ra vào quán Tantora nơi Takechi bàn kế sách, hai bên thân tình đến mức kết giao huynh đệ. Kusaka Genzui phiên Choushu cũng thường lui tới nơi này. Nói chung, những kẻ lui tới tửu điếm Tantora toàn là thành phần quá khích của các phiên theo chính sách Cần Vương bấy giờ như Inaba, Aki, Satsuma, Tsushima mà thôi. Những buổi hội họp như thế này thường là những cuộc tranh luận quá khích công kích lẫn nhau.
Izou ngồi ở một góc hành lang, mặc nhiên nghe những lời tranh luận bàn tán. Thỉnh thoảng Takechi lại gọi, “Izou, mang trà” là hắn lập tức đứng dậy xuống dưới nhà. Hắn chỉ ngồi đó đợi Takechi sai vặt. Quả là buồn chán, hắn nào muốn thế. Hắn cũng muốn được tham gia nghị luận như Takechi, cũng muốn chứng tỏ mình cũng là kẻ vì Thiên hạ Quốc gia. Nhưng một kẻ vô học như hắn thì làm sao tham gia, mọi người nói gì thì hắn nào có hiểu.
Nhưng không phải chỉ có mỗi mình Izou, đương thời có chí sĩ phiên Satsuma được gọi là Hitokiri Hanjirou, sau trở thành dân thường lấy tên là Kirino Toshiaki, cũng là người một chữ bẻ đôi không biết, mọi người hay nói “Tôn phiên”, “Tệ phiên” nhưng nhân vật chẳng hiểu được ý nghĩa của những từ này. “Tôn phiên” là từ kính trọng để chỉ phiên của đối phương, còn “Tệ phiên” dùng để nói về mình. Nhưng Hanjirou không rõ mà tưởng lầm “Tôn phiên” là “Tổn phiên”, từ khiêm tốn như “Tệ phiên”.
Vì vô học không rõ ý nghĩa của lời nói mà lại sử dụng vô tội vạ, nên lắm phen gây bối rối cho chí sĩ các phiên khác. Nhưng Hanjirou là người vui vẻ lạc quan tột độ, vì yêu thích sự non trẻ đó mà sư phụ Saigou Takamori thường không la mắng, Hanjirou cũng không hề cảm thấy thua kém gì, thường bông đùa rằng “Nếu ta có chữ nghĩa thì thiên hạ này đâu còn” và mọi chuyện chấm dứt.
Nhưng Takechi không phải là một ông chủ rộng lượng như Saigou. Sư phụ của Izou là một người hoàn toàn khác.
- Izou, như thế sai rồi.
Câu nói cửa miệng của Takechi là thế, cứ nhất nhất vạch vào những chỗ sai của tên đầy tớ. Cùng là thân phận cha mẹ, nhưng điểm khác nhau chí mệnh giữa Saigou và Takechi trong việc giáo dưỡng kẻ dưới chính là tính khôi hài của mỗi người. Tuy là người Tosa nhưng Takechi lại luôn nghiêm túc, hiếm khi nhìn sự việc dưới góc độ bông đùa như những người đồng hương của mình.
Izou thường cứng đơ người khi thấy Takechi liếc mắt nhìn mình. Mỗi khi hắn phát biểu câu gì sai là lập tức chí sĩ các phiên cười ồ lên, đối với Takechi thì đây là một sự sỉ nhục không thể chịu đựng được, không những ảnh hưởng đến danh dự bản thân là đại biểu của phiên, mà còn gây phương hại đến uy tín của địa phương mình. Takechi là người quá mẫn cảm với những chuyện như thế này. Chính vì điều này mà Izou thấy khó chịu, sợ hãi.
Nhưng cũng không thể nói rằng Takechi ghét bỏ tên đầy tớ của mình. Từ lúc còn ở võ đường Momoi ở Edo cho đến lúc lên Kyoto, đi đâu Takechi cũng đều dẫn Izou theo, đến các võ đường ở Kyushu tu học kiếm thuật, sau đó chu du đến các nơi như Yanagawa, Kurume, Omura, Kumamoto, Bungo... Đi đến đâu cũng đều xin tỉ thí với các danh kiếm của địa phương, trong khoảng thời gian này mà tên tuổi Izou nổi như cồn. Toàn bộ phí tổn đi lại đều do một tay Takechi chi trả. Phải nói rằng chính Takechi là người có công từ đầu cho đến cuối trong việc tạo dựng kiếm khách Izou.
Nhưng kẻ ngu độn đâu thể hiểu nổi người hiền tài.
Chính vì bị ức chế như thế, nên Izou luôn tìm kiếm những cơ hội giải tỏa nỗi uất ức của hắn. Chẳng hạn như trong hội nghị có người lên tiếng:
- Có tên nọ bề ngoài thì theo Cần Vương nhưng trong bụng vốn là bề tôi Mạc phủ.
Izou nghe được lẳng lặng biến mất. Đương đêm hắn chạy qua các khu phố, tìm đến nhà kẻ xấu số nọ rồi vung gươm chém chết. Hắn chùi máu rồi trở về hội nghị, thản nhiên như chẳng hay biết gì. Thế là Izou trở thành tên sát nhân mà trong một thời gian dài Takechi không hề hay biết gì.
Lần đầu tiên hắn ra tay giết người là vào tháng tám năm Bunkyu thứ hai ở khu phố Osaka. Lúc bấy giờ hắn còn trú chân tại dãy nhà dài trong doanh trại Osaka Sumida của phiên Tosa. Lúc này Takechi đã ám sát tham chính Yoshida Touyou rồi. Những kẻ trực tiếp hạ thủ là Nasu Shingo, Yasuoka Kasuke, Oishi Danzou, sau khi ám sát lập tức vượt qua dãy núi Shikoku trốn khỏi Tosa, lên kinh ẩn náu trong dinh thự đại diện của phiên Satsuma.
Còn ở Tosa thì bọn Thượng sĩ trực thuộc quyền quản lý của Yoshida Touyou, cử ra hai viên cảnh sát hạ cấp đến Osaka điều tra sự việc. Một người là Iwazaki Yatarou, vốn không theo phe Cần Vương, thấy phái này bắt đầu lũng đoạn chính sự trong phiên nên cảm thấy nguy hiểm trong công việc, lập tức bỏ mặc đồng liêu ở lại còn mình thì trở về Tosa. Người còn lại là Inoue Saichirou.
Izou nghe tin có phái viên từ Tosa đến điều tra thì bắt đầu nghĩ đến chuyện ám sát. Hắn sợ rằng nếu bọn Nasu, Yasuda và Oishi, những kẻ hạ thủ Yoshida bị bắt thì thể nào tên tuổi Takechi đứng đằng sau cũng bại lộ. Nói đến chuyện ám sát thì hắn đúng là kẻ giảo hoạt. Đầu tiên, hắn tập hợp đồng chí ở doanh trại Sumida lập kế hoạch, rủ thêm hai viên cảnh sát thuộc phái Cần Vương rồi cho đến thăm nhà trọ của Inoue Saichirou. Hai viên cảnh sát này vốn là chỗ quen biết cũ với Inoue.
- Đi làm vài chén!
Hai người dẫn theo Inoue đến tửu điếm gần cầu Shinsai, được một lúc thì bỗng bọn Izou ngẫu nhiên xuất hiện, nói:
- Ồ, lâu quá không gặp quan bác, hay ta xuống phía nam cùng uống, hàn huyên lại chuyện cũ.
Izou vốn không ưa Inoue. Cảnh sát ở Tosa chỉ là một chức danh xoàng được chọn ra từ lớp Hào sĩ, lính trơn nhưng lại nhận mệnh lệnh của Thượng sĩ mà điều tra mọi sai trái trong giới Hào sĩ. Đối với Izou thì đây là những kẻ phản bội, những tên bán đứng tầng lớp của mình. Mà Inoue lại là kẻ ngạo mạn. Ngày xưa, khi Izou còn là tên lính trơn dưới thành ở Tosa, có lần gặp mặt dưới chân cầu Harimaya nhưng hắn không chú ý mà quên cả thi lễ. Inoue gọi giật ngược lại: "Izou!"
- Izou, mày xưng là có bệnh rồi trốn phiên canh gác, thực ra hôm đó đã đến võ đường Takechi ở phố Tabuchi phải không? Liệu hồn!
Izou rùng mình. Nếu chuyện này được báo cáo lên trên thì nhiều khả năng hắn sẽ bị đuổi khỏi đội lính trơn. Đầu hắn nóng ran, đến khi hoàn hồn thì đã thấy mình dập đầu tạ tội một cách thảm thiết. Inoue nở nụ cười khinh miệt rồi bỏ đi mất. Suốt đời Izou không thể nào quên được nỗi nhục này. Phải nói rằng chính nỗi uất ức về sự thấp hèn của thân phận này, là động lực khiến hắn tìm đến kiếm thuật mà biến thành một con ác quỷ La sát.
Nhưng bây giờ khác rồi. Hắn là chí sĩ, một võ sĩ trong thiên hạ mà lắm kẻ biết tên. Izou cố ý nói to “Nào chúng ta xuống phía nam vừa uống rượu vừa ôm ấp mỹ nữ”. Inoue thấy sự thay đổi khinh bạc của Izou thì cho rằng tên này xấc láo lắm, nhưng biết đâu đó sẽ moi được chút tin tức gì, nên cùng cả bọn vượt qua cầu Shinsai theo xuống phía nam. Lúc này Inoue đã ngà ngà say. Cả bọn đến phố Kurou Uemon bù khú cho đến chặp tối rồi mò ra bờ sông Doutonbori.
- Say rồi, ta say rồi.
Izou loạng choạng, ra vẻ say bí tỉ rồi dựa vào Inoue, tay quàng qua cổ. Rồi hắn xiết mạnh. Inoue không kêu lên được tiếng nào. Chung quanh có nhiều người qua lại nhưng chẳng ai chú ý, chẳng có gì bất thường cả. Inoue loạng choạng một chặp thì tắt thở, toàn thân lạnh ngắt, mềm nhũn trong tay Izou. Chà, đây là thằng Inoue năm xưa trên cầu Harimaya sao? Đối với Izou, Inoue là một biểu tượng của quyền lực năm xưa mà nay lại mềm nhũn trong tay hắn. Phải chăng hắn đã hiểu được sự vô thường của cõi đời? Không, hắn đang vui mừng khôn xiết.
Con người là sinh vật đáng chán như thế này sao? Kẻ giàu có, kẻ nắm quyền lực khi chết đi chẳng qua chỉ là một cái xác mà thôi. Bằng việc biến đối phương thành xác chết, hắn cảm thấy được sự ưu việt của kẻ sống sót là mình. Izou cùng mấy người đồng chí rút gươm đâm vào bụng Inoue, hắn lấy làm khoái trá ra sức hành hạ tử thi, tha hồ ngoáy mũi kiếm vào trong xác chết. Nhưng có đâm mấy máu vẫn không vọt ra. Inoue vốn đã tắt thở trong cánh tay hắn lúc nãy rồi.
Rồi cả bọn đá xác chết xuống sông Doutonbori, để khi bọn cảnh sát phát hiện ra thì nghĩ rằng đây là một kẻ chết đuối.
Kể từ đó, Izou không thể nào quên được khoái cảm của việc giết người.
Lần hắn sát hại Tada Tatewaki ở Kyoto cũng thế. Tatewaki vốn người mảnh khảnh, da trắng như nữ nhân, lo những việc lặt vặt trong chùa Kinkaku. Trước đó mấy ngày ở Tantora, có lần Takechi buộc miệng bảo:
- Hình như mụ tỳ thiếp của Nagano Shuzen vẫn còn sống thì phải.
Izou nghe được lập tức chạy đi tìm tung tích. Nhưng thật tình hắn nào có biết Nagano Shuzen là ai. Shuzen vốn là người tâm phúc của Đại lão Ii và là nhân vật ngầm theo dõi mọi động tĩnh của giới học giả, võ sĩ ở kinh đô chống lại Mạc phủ rồi báo cáo lại cho Sở ty đại. Lúc sinh thời người này đã tống không ít chí sĩ chống Mạc vào ngục. Bên cạnh Shuzen còn có tình phụ Murayama Kazue ngấm ngầm trợ lực.
Kazue vốn là con hầu của của Ii, nhưng sau khi Ii lên chức Đại lão thì Kazue được thưởng cho mưu thần là Shuzen. Mụ tỳ thiếp mà Takechi nhắc đến chính là Kazue này. Izou không hề hay biết gì. Hắn cùng những người đồng chí phiên Tosa là Yorioka Gonkichi, Kobatake Mago Saburou, Kawano Masuya và Chiya Toranosuke ráo riết truy lùng, cuối cùng tìm được tung tích của Kazue.
Đêm ngày mười ba tháng mười một, cả bọn xông vào khu nhà ổ chuột ở Shimabara nơi Kazue đang ẩn náu, lôi cổ kéo đi. Cả bọn lột truồng Kazue ra rồi lôi qua cầu Sanjou Ohashi, trói vào bụi tre trên bờ đê gần đó, dựng cọc bố cáo tội trạng rồi bỏ mặc cho phơi sương gió ở đó. Tatewaki chính là con trai của nhân vật Kazue này.
Rồi Izou đến dọa nạt chủ khu nhà trọ Kazue thuê, bắt phải tìm ra tung tích con trai là Tatewaki. Sau đó ba ngày thì tìm thấy. Hắn cùng hai mươi người đồng chí giải Tatewaki đi từ Shimabara đến trên cầu Dobukawa hành hình. Tatewaki không đi nổi, thế là cả bọn lôi đi xềnh xệch. Đến chiều tối thì cả bọn lên trên cầu.
Có ý kiến cho rằng Tatewaki là thân thích của kẻ đã giết hại nhiều chí sĩ Cần Vương nên phải chém chết không tha, nhưng lại có kẻ phản đối rằng “Tatewaki vốn không phải là con của Kazue với Nagano Shuzen mà là với người chồng cũ Tada Genzaemon, không có quan hệ trực tiếp với Shuzen nên chẳng cần lấy mạng hắn, chỉ phơi sống như mẹ hắn là được rồi”. Izou lẳng lặng không nói gì, hắn chỉ nôn nóng muốn chém chết Tatewaki mà tay lăm lăm chuôi kiếm. Hắn muốn lập công? Không, không chỉ có thế, hắn ghét cay ghét đắng bộ phục đính hoa văn Tatewaki mặc, hắn ghét luôn cả cái thân thể dưới lớp lụa đắt tiền ấy.
Izou toan rút kiếm. Nhưng một chí sĩ Choushu của hắn đã nhanh tay hơn, chỉ nghe thấy một tiếng vút mạnh rồi một tiếng la thất thanh xé cổ họng của Tatewaki. Lưỡi kiếm của người Choushu kia vừa chạm vào xương cổ Tatewaki đã oằn lại, da thịt văng cả ra khiến gã thư sinh kia la thất thanh.
- Chém đầu phải chém như thế này!
Izou nói rồi bước tới một bước, đánh xoẹt một cái. Tiếng thét Tatewaki bỗng im bặt, cái đầu lìa khỏi cổ văng lên không rồi rơi xuống sông Dobukawa. Nước sông nhuốm một màu đỏ lòm.
Cả bọn như nín thở, Izou chùi lưỡi gươm nhuốm máu bằng tấm áo gấm của Tatewaki. Từ vết cắt trên cổ, máu tuôn ra như suối. Izou cầm lồng đèn tiến đến gần xác chết, tay sờ vào vết cắt thì quả nhiên, quanh miệng lỗ trên thân hình mất đầu kia nhẵn nhụi trơn tru như được gọt giũa bằng tay cẩn thận. Hắn lấy làm thỏa mãn lắm rồi xuống sông rửa tay. Người đồng chí của hắn soi đèn lồng vào, chỉ thấy khuôn mặt lạnh lùng bình thản của hắn như một bác sĩ ngoại khoa sau cuộc giải phẫu.
Sau chuyện này, Izou luôn có mặt ở hiện trường những vụ “Thiên tru” (Tenchu) nổi tiếng. “Thiên tru” có nghĩa là thay trời mà ra hình phạt, từ này xuất hiện vào khoảng thời gian này, từ những thành phần bất mãn với chính sách của Đại lão Ii Naosuke. Những thành phần này mang tư tưởng phản lại Mạc phủ, rồi sau đó hình thành thế lực lớn mạnh chủ trương đánh đổ Mạc phủ, ám sát những nhân vật quan trọng của bộ máy này. Mỗi khi ám sát người của Mạc phủ, kẻ ám sát thường để lại từ “Thiên tru” này.
Trong thời gian này Takechi cũng lần lượt chỉ huy các chí sĩ dưới tay mình thực hiện nhiều vụ “Thiên tru”, nhưng đối với chuyện giết người của Izou thì lại tỏ ra khó chịu.
Đối với Takechi, thì chuyện ám sát bắt nguồn từ luận lý chính trị và chính nghĩa, từ lý tưởng muốn đánh đổ Mạc phủ để cứu nguy cho quốc gia thiên hạ. Còn những cuộc chém giết của Izou chỉ là như chuyện đồ tể sát sanh mà thôi. Takechi lấy làm khó chịu vì có một kẻ ám sát ngu muội dưới trướng mình, vì hắn mà chuyện ám sát thần thánh của mình và các chí sĩ bị ô uế.
Nhưng đối với Izou thì giết người lại là chuyện thần thánh. Bản thân hắn chẳng thể nào nói lên được cái chính nghĩa và lý luận của mình, nên mới mượn chuyện ám sát để cái chính nghĩa đó được thừa nhận. Thế mà nó bị Takechi chà đạp, thì quả là không còn chỗ đứng đối với một chí sĩ như hắn.
Có lần Takechi nghiêm mặt hỏi gặng Izou:
- Tại sao ngươi giết người?
- Vì “Thiên tru”.
Izou cố bám víu. Nhưng khuôn mặt của Takechi bỗng trở nên lạnh lùng.
- Đó là từ ngữ của chúng ta, ngươi nói được sao?
Izou nín thinh. Sao, từ ngữ mà cũng có giai cấp à? Một tên lính trơn như hắn thì không được quyền nói từ “Thiên tru” sao? Con chó Izou nhìn ông chủ, ánh mắt chứa đầy vẻ ấm ức hận thù.
- Ánh mắt đó là thế nào?
Đối với Takechi thì đó quả là thái độ bất ngờ. Tại sao con chó lại có ánh mắt đó? Takechi định làm một ông chủ tốt, dạy cho con chó điều hay lẽ phải, cho nó học vấn, lý luận Cần Vương chính thống, nhưng chưa từng dạy cho bất cứ môn hạ nào thái độ như vậy, ánh mắt như vậy. Nhưng Takechi lại xem hắn như một tên lính trơn hèn kém mà không thèm để mắt, hay là một tên đầy tớ, một con chó, một tên gia đinh của tổ tiên năm xưa, mà tệ hơn cả là đối xử với hắn như một kẻ ngu độn.
- Tiên sinh.
Izou cúi đầu, hàng lệ rơi xuống chân. Hắn đã hối hận ư, Takechi thầm nghĩ. Nhưng thực ra những giọt lệ đó bắt nguồn từ một tuyến lệ khác, tuyến lệ này nối với sự oán hận. Đó là lần đầu tiên hắn oán hận Takechi, đệ nhất anh kiệt ở kinh đô, vẫn được thiên hạ truyền tụng là Mặc Long ở Nam Hải.
- Tiên sinh nuốt lời, chẳng phải luôn nói rằng các chí sĩ Cần Vương bên cạnh Thiên tử đều bình đẳng như nhau cả sao? Ta bây giờ đâu còn là thằng lính trơn Izou như ngày xưa nữa. Hãy hỏi võ sĩ các phiên xem, cái tên Okada Izou này chẳng phải là nổi như cồn khắp nơi sao?
Izou muốn thét lên.
Thực là bất hạnh, hắn chẳng thể nào hiểu được rằng không phải Takechi miệt thị hắn là vì xuất thân hèn kém của mình. Sự thật là có nhân vật Tanaka Shinbei cũng xuất thân từ lính trơn ở Satsuma nhưng Takechi không hề xét nét mà vẫn kết giao huynh đệ. Trong khi đó thì đối với Izou, Takechi lại luôn tỏ thái độ khinh miệt vì tầng lớp hạ đẳng của mình.
Một hôm, xảy ra sự kiện sát hại bốn người phụ tá cảnh sát (Yoriki) ở Kyoto là Ogawara Juzou, Mori Magoroku, Ueda Suke Nojo và Watanabe Kinsaburou. Takechi không trực tiếp hạ thủ mà chỉ huy những người đồng chí tiến hành vụ Thiên tru này. Bốn người này đều là gia thần của Mạc phủ, hoạt động rất mạnh trong vụ bắt bớ các chí sĩ Tôn Hoàng năm Ansei thứ năm do Đại lão Ii Naosuke lãnh đạo. Nhất là Watanabe Kinsaburou, người đã tiến hành bắt bớ, tra khảo rất gay gắt, đến cả dân chúng trong thành cũng phải kinh sợ mà ta thán thay. Vì vậy mà Takechi lập kế hoạch ám sát để báo thù cho những người đồng chí đã chết trong ngục.
Về phía Mạc phủ có lẽ cũng biết được điều này mà cho gọi bốn người đến Edo, lấy cớ là ban cho quan tước phục vụ Mạc phủ. Phía Takechi có chí sĩ Fukuha Bungorou người phiên Tsuwano vốn là trinh sát ở Tantora, dò la được tin này vội mật báo cho Takechi. Nhận được cấp báo, Takechi vội họp mặt chí sĩ cả ba phiên phía nam lại bàn bạc. Ý kiến cho rằng một mình Tosa thì không làm gì được nên cần phải phối hợp lực lượng cả ba phiên phương nam lại.
Rồi có Takazaki Satarou người phiên Satsuma đứng ra làm trung gian kết nối lực lượng của Tosa và Choushu lại để đối phó với Mạc phủ. Satsuma cử ra hai người, Choushu mười người, Tosa mười hai người, tổng cộng là hai mươi bốn người đứng ra thành lập “đội trảm gian”. Đây là tập đoàn thích khách lớn chưa từng có trước đó.
Sau này có thêm Nakajima Eikichi là chí sĩ phiên Sugahachi tham gia, thành hai mươi lăm người. Nhưng trong đội trảm gian không có mặt Izou. Nói đúng hơn là hắn bị những người đồng chí của mình làm ngơ.
Izou biết được kế hoạch ám sát của những người đồng chí, vội đến hỏi Takechi rằng tại sao tên mình không có trong danh sách, thì Takechi chỉ khảy tay rằng “Làm gì có kế hoạch ám sát nào”, rồi chẳng nói gì thêm. Nhưng trước đó, Takechi đã cho điều tra kĩ càng tình hình các khu lữ điếm trên con đường Toukaidou (một trong năm con đường giao thông chính của nước Nhật được Mạc phủ Tokugawa xây dựng, con đường này chạy dọc theo Thái Bình Dương từ Edo đến Kyoto), nắm bắt chính xác nhật trình của bốn viên cảnh sát nọ.
Bốn người rời khỏi kinh đô xuất phát vào rạng sáng ngày hai mươi ba tháng chín, rồi sẽ đến trọ ở khu Ishibe phiên Oumi trong ngày hôm ấy. Takechi còn cho điều tra rõ ràng từng nhà trọ bốn người ở nữa. Watanabe trọ ở quán Tachibanaya, Mori ở Saegiya, Ogawara ở Yorozuya còn Ueda trọ ở quán Kadoya.
Takechi cho gọi nhóm thích khách đại biểu của các phiên đến tửu điếm Yoshidaya dặn dò mọi việc. Theo như tin mật báo từ Ishibe, thì hôm đó sẽ có hai nhóm nhân mã của Daimyou Kuze Yamato no Kami và Matsudaira Shikibu Shounyu từ Edo đến, nên tình hình khu nhà trọ sẽ rất hỗn tạp, dĩ nhiên là việc canh phòng cũng nghiêm mật nên phải hết sức thận trọng.
Đến ngày hai mươi ba, vừa hay tin bốn viên cảnh sát rời Kyoto thì Takechi liền lệnh cho nhóm thích khách đuổi theo ngay. Khi được người đồng chí cùng phiên Tosa cho hay thì Izou vội nai nịt mang gươm khởi hành ngay. Nhưng lúc này mặt trời đã lên cao, cũng đã hai giờ trôi qua kể từ khi nhóm thích khách xuất phát.
Từ Kyoto đến Ishibe hơn chín dặm[2]. Nếu đi bộ thì hẳn là đến đêm mới tới. Nghĩ vậy Izou chạy như bay ra khỏi khu phố Kawahara[3], vượt qua cầu Sanjou Ohashi[4], lao ra cửa Awata[5], hắn chạy lên đồi xuống đồi, băng qua núi Osaka yama như kẻ phát cuồng dưới rừng lá phong, đến trà điếm ở Ozu[6] mua cái bánh rồi tiếp tục vừa chạy vừa ăn.
[2] Một dặm khoảng 4 km.
[3] Khu phố bên bờ sông Kamogawa ở Kyoto.
[4] Cây cầu bắc qua sông Kamogawa, là điểm cuối cùng trên con đường Toukaidou cũ.
[5] Một trong bảy cửa trọng yếu của Kyoto ngày xưa.
[6] Khu tây nam tỉnh Shiga hiện nay.
Trong phiên Tosa thì mọi chuyện chính sự đều do bọn Thượng sĩ gánh vác, và cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra đi nữa, thì cũng không gọi đến bọn Hào sĩ. Vì thuộc hai tầng lớp khác nhau, nên bọn Thượng sĩ không muốn để người ngoài nhúng tay vào. Thế nhưng Takechi là thân Hào sĩ, thuộc tầng lớp khác nhưng vẫn được bọn Thượng sĩ cử vào tổ chức chính trị của phiên.
Chuyện lạ lùng này bắt đầu từ một chính biến. Lúc đó, Takechi về Tosa ám sát tham chánh độc tài Yoshida Touyou rồi thao túng mọi sự trong nội các của phiên. Nhưng Takechi không đích thân ra tay ám sát, mà dẫn theo đám môn đệ Hào sĩ trong một đêm mưa gió xuống thành chém chết Yoshida. Tình hình trong phiên náo loạn cả lên.
Takechi trở thành một Thượng sĩ hạ cấp cầm đầu ba trăm Hào sĩ của Tosa, thế lực lớn mạnh chưa từng thấy trong phiên cũng như ở nơi khác. Mà quyền lực của Mạc phủ cũng ngày một suy yếu dần, kể từ khi xảy ra biến cố Đại lão Ii Kamon No Kami bị ám sát ngoài cổng thành Sakurada ở Edo. Ở Kyoto thì các chính khách của ba phiên Satsuma, Choushu và Tosa thành lập một chính quyền bất hợp pháp, lấy triều đình làm trung tâm và tranh nhau chức đại biểu của phiên mình, bành trướng thế lực ảnh hưởng.
Lúc bấy giờ, họ tập hợp bọn kiếm khách giang hồ khắp nơi trong nước vào tay mình và sẵn sàng chém chết các phe phản kháng. Đại diện cho quyền lực của Mạc phủ ở Kyoto là Sở ty đại, cảnh sát cũng sợ họ mà nhắm mắt làm ngơ, không dám điều tra về những cái chết diễn ra như cơm bữa ở Kinh đô. Tình hình hỗn loạn này kéo dài từ năm Bunkyu[1] thứ hai đến năm thứ ba, lúc bấy giờ đội cảnh vệ Shinsengumi vẫn còn chưa ra đời.
[1] Bunkyu: niên hiệu kéo dài từ năm 1861-1864
Lúc này Izou luôn theo sát Takechi như hình với bóng. Hắn không rời chủ nhân nửa bước, lúc nào cũng lẳng lặng bám theo sau. Takechi thường không mấy khi ở trong bản doanh, mà thường đến quán rượu Tantora ở phố Kiya cùng với những người đồng chí bàn chính sự. Cứ khoảng ba ngày một lần, lại lui tới khu phố du nữ ở Sanbongi hội họp với công sứ của các phiên khác.
Nói là đến uống rượu mua vui nhưng Takechi chỉ đến vì công việc. Công sứ là chức danh các phiên đặt ra, chỉ những người đứng ra làm trung gian đàm phán, giao thiệp giữa các phiên với nhau. Họ tụ tập ở những tửu điếm như thế này để trao đổi tình hình chính trị lúc bấy giờ. Phiên Tosa thì có Takechi Hanpeita, phiên Choushu thì có Katsura Kogorou là những nhân vật có tiếng đương thời. Bọn võ sĩ giang hồ các nơi, các võ sĩ phiên khác cũng vì mến mộ danh tiếng Takechi mà tập trung đến nhiều.
Trong số đó, phải kể đến nhân vật Tanaka Shinbei người phiên Satsuma được xưng tụng là Hitokiri cùng với Izou. Mỗi tối Shinbei đều ra vào quán Tantora nơi Takechi bàn kế sách, hai bên thân tình đến mức kết giao huynh đệ. Kusaka Genzui phiên Choushu cũng thường lui tới nơi này. Nói chung, những kẻ lui tới tửu điếm Tantora toàn là thành phần quá khích của các phiên theo chính sách Cần Vương bấy giờ như Inaba, Aki, Satsuma, Tsushima mà thôi. Những buổi hội họp như thế này thường là những cuộc tranh luận quá khích công kích lẫn nhau.
Izou ngồi ở một góc hành lang, mặc nhiên nghe những lời tranh luận bàn tán. Thỉnh thoảng Takechi lại gọi, “Izou, mang trà” là hắn lập tức đứng dậy xuống dưới nhà. Hắn chỉ ngồi đó đợi Takechi sai vặt. Quả là buồn chán, hắn nào muốn thế. Hắn cũng muốn được tham gia nghị luận như Takechi, cũng muốn chứng tỏ mình cũng là kẻ vì Thiên hạ Quốc gia. Nhưng một kẻ vô học như hắn thì làm sao tham gia, mọi người nói gì thì hắn nào có hiểu.
Nhưng không phải chỉ có mỗi mình Izou, đương thời có chí sĩ phiên Satsuma được gọi là Hitokiri Hanjirou, sau trở thành dân thường lấy tên là Kirino Toshiaki, cũng là người một chữ bẻ đôi không biết, mọi người hay nói “Tôn phiên”, “Tệ phiên” nhưng nhân vật chẳng hiểu được ý nghĩa của những từ này. “Tôn phiên” là từ kính trọng để chỉ phiên của đối phương, còn “Tệ phiên” dùng để nói về mình. Nhưng Hanjirou không rõ mà tưởng lầm “Tôn phiên” là “Tổn phiên”, từ khiêm tốn như “Tệ phiên”.
Vì vô học không rõ ý nghĩa của lời nói mà lại sử dụng vô tội vạ, nên lắm phen gây bối rối cho chí sĩ các phiên khác. Nhưng Hanjirou là người vui vẻ lạc quan tột độ, vì yêu thích sự non trẻ đó mà sư phụ Saigou Takamori thường không la mắng, Hanjirou cũng không hề cảm thấy thua kém gì, thường bông đùa rằng “Nếu ta có chữ nghĩa thì thiên hạ này đâu còn” và mọi chuyện chấm dứt.
Nhưng Takechi không phải là một ông chủ rộng lượng như Saigou. Sư phụ của Izou là một người hoàn toàn khác.
- Izou, như thế sai rồi.
Câu nói cửa miệng của Takechi là thế, cứ nhất nhất vạch vào những chỗ sai của tên đầy tớ. Cùng là thân phận cha mẹ, nhưng điểm khác nhau chí mệnh giữa Saigou và Takechi trong việc giáo dưỡng kẻ dưới chính là tính khôi hài của mỗi người. Tuy là người Tosa nhưng Takechi lại luôn nghiêm túc, hiếm khi nhìn sự việc dưới góc độ bông đùa như những người đồng hương của mình.
Izou thường cứng đơ người khi thấy Takechi liếc mắt nhìn mình. Mỗi khi hắn phát biểu câu gì sai là lập tức chí sĩ các phiên cười ồ lên, đối với Takechi thì đây là một sự sỉ nhục không thể chịu đựng được, không những ảnh hưởng đến danh dự bản thân là đại biểu của phiên, mà còn gây phương hại đến uy tín của địa phương mình. Takechi là người quá mẫn cảm với những chuyện như thế này. Chính vì điều này mà Izou thấy khó chịu, sợ hãi.
Nhưng cũng không thể nói rằng Takechi ghét bỏ tên đầy tớ của mình. Từ lúc còn ở võ đường Momoi ở Edo cho đến lúc lên Kyoto, đi đâu Takechi cũng đều dẫn Izou theo, đến các võ đường ở Kyushu tu học kiếm thuật, sau đó chu du đến các nơi như Yanagawa, Kurume, Omura, Kumamoto, Bungo... Đi đến đâu cũng đều xin tỉ thí với các danh kiếm của địa phương, trong khoảng thời gian này mà tên tuổi Izou nổi như cồn. Toàn bộ phí tổn đi lại đều do một tay Takechi chi trả. Phải nói rằng chính Takechi là người có công từ đầu cho đến cuối trong việc tạo dựng kiếm khách Izou.
Nhưng kẻ ngu độn đâu thể hiểu nổi người hiền tài.
Chính vì bị ức chế như thế, nên Izou luôn tìm kiếm những cơ hội giải tỏa nỗi uất ức của hắn. Chẳng hạn như trong hội nghị có người lên tiếng:
- Có tên nọ bề ngoài thì theo Cần Vương nhưng trong bụng vốn là bề tôi Mạc phủ.
Izou nghe được lẳng lặng biến mất. Đương đêm hắn chạy qua các khu phố, tìm đến nhà kẻ xấu số nọ rồi vung gươm chém chết. Hắn chùi máu rồi trở về hội nghị, thản nhiên như chẳng hay biết gì. Thế là Izou trở thành tên sát nhân mà trong một thời gian dài Takechi không hề hay biết gì.
Lần đầu tiên hắn ra tay giết người là vào tháng tám năm Bunkyu thứ hai ở khu phố Osaka. Lúc bấy giờ hắn còn trú chân tại dãy nhà dài trong doanh trại Osaka Sumida của phiên Tosa. Lúc này Takechi đã ám sát tham chính Yoshida Touyou rồi. Những kẻ trực tiếp hạ thủ là Nasu Shingo, Yasuoka Kasuke, Oishi Danzou, sau khi ám sát lập tức vượt qua dãy núi Shikoku trốn khỏi Tosa, lên kinh ẩn náu trong dinh thự đại diện của phiên Satsuma.
Còn ở Tosa thì bọn Thượng sĩ trực thuộc quyền quản lý của Yoshida Touyou, cử ra hai viên cảnh sát hạ cấp đến Osaka điều tra sự việc. Một người là Iwazaki Yatarou, vốn không theo phe Cần Vương, thấy phái này bắt đầu lũng đoạn chính sự trong phiên nên cảm thấy nguy hiểm trong công việc, lập tức bỏ mặc đồng liêu ở lại còn mình thì trở về Tosa. Người còn lại là Inoue Saichirou.
Izou nghe tin có phái viên từ Tosa đến điều tra thì bắt đầu nghĩ đến chuyện ám sát. Hắn sợ rằng nếu bọn Nasu, Yasuda và Oishi, những kẻ hạ thủ Yoshida bị bắt thì thể nào tên tuổi Takechi đứng đằng sau cũng bại lộ. Nói đến chuyện ám sát thì hắn đúng là kẻ giảo hoạt. Đầu tiên, hắn tập hợp đồng chí ở doanh trại Sumida lập kế hoạch, rủ thêm hai viên cảnh sát thuộc phái Cần Vương rồi cho đến thăm nhà trọ của Inoue Saichirou. Hai viên cảnh sát này vốn là chỗ quen biết cũ với Inoue.
- Đi làm vài chén!
Hai người dẫn theo Inoue đến tửu điếm gần cầu Shinsai, được một lúc thì bỗng bọn Izou ngẫu nhiên xuất hiện, nói:
- Ồ, lâu quá không gặp quan bác, hay ta xuống phía nam cùng uống, hàn huyên lại chuyện cũ.
Izou vốn không ưa Inoue. Cảnh sát ở Tosa chỉ là một chức danh xoàng được chọn ra từ lớp Hào sĩ, lính trơn nhưng lại nhận mệnh lệnh của Thượng sĩ mà điều tra mọi sai trái trong giới Hào sĩ. Đối với Izou thì đây là những kẻ phản bội, những tên bán đứng tầng lớp của mình. Mà Inoue lại là kẻ ngạo mạn. Ngày xưa, khi Izou còn là tên lính trơn dưới thành ở Tosa, có lần gặp mặt dưới chân cầu Harimaya nhưng hắn không chú ý mà quên cả thi lễ. Inoue gọi giật ngược lại: "Izou!"
- Izou, mày xưng là có bệnh rồi trốn phiên canh gác, thực ra hôm đó đã đến võ đường Takechi ở phố Tabuchi phải không? Liệu hồn!
Izou rùng mình. Nếu chuyện này được báo cáo lên trên thì nhiều khả năng hắn sẽ bị đuổi khỏi đội lính trơn. Đầu hắn nóng ran, đến khi hoàn hồn thì đã thấy mình dập đầu tạ tội một cách thảm thiết. Inoue nở nụ cười khinh miệt rồi bỏ đi mất. Suốt đời Izou không thể nào quên được nỗi nhục này. Phải nói rằng chính nỗi uất ức về sự thấp hèn của thân phận này, là động lực khiến hắn tìm đến kiếm thuật mà biến thành một con ác quỷ La sát.
Nhưng bây giờ khác rồi. Hắn là chí sĩ, một võ sĩ trong thiên hạ mà lắm kẻ biết tên. Izou cố ý nói to “Nào chúng ta xuống phía nam vừa uống rượu vừa ôm ấp mỹ nữ”. Inoue thấy sự thay đổi khinh bạc của Izou thì cho rằng tên này xấc láo lắm, nhưng biết đâu đó sẽ moi được chút tin tức gì, nên cùng cả bọn vượt qua cầu Shinsai theo xuống phía nam. Lúc này Inoue đã ngà ngà say. Cả bọn đến phố Kurou Uemon bù khú cho đến chặp tối rồi mò ra bờ sông Doutonbori.
- Say rồi, ta say rồi.
Izou loạng choạng, ra vẻ say bí tỉ rồi dựa vào Inoue, tay quàng qua cổ. Rồi hắn xiết mạnh. Inoue không kêu lên được tiếng nào. Chung quanh có nhiều người qua lại nhưng chẳng ai chú ý, chẳng có gì bất thường cả. Inoue loạng choạng một chặp thì tắt thở, toàn thân lạnh ngắt, mềm nhũn trong tay Izou. Chà, đây là thằng Inoue năm xưa trên cầu Harimaya sao? Đối với Izou, Inoue là một biểu tượng của quyền lực năm xưa mà nay lại mềm nhũn trong tay hắn. Phải chăng hắn đã hiểu được sự vô thường của cõi đời? Không, hắn đang vui mừng khôn xiết.
Con người là sinh vật đáng chán như thế này sao? Kẻ giàu có, kẻ nắm quyền lực khi chết đi chẳng qua chỉ là một cái xác mà thôi. Bằng việc biến đối phương thành xác chết, hắn cảm thấy được sự ưu việt của kẻ sống sót là mình. Izou cùng mấy người đồng chí rút gươm đâm vào bụng Inoue, hắn lấy làm khoái trá ra sức hành hạ tử thi, tha hồ ngoáy mũi kiếm vào trong xác chết. Nhưng có đâm mấy máu vẫn không vọt ra. Inoue vốn đã tắt thở trong cánh tay hắn lúc nãy rồi.
Rồi cả bọn đá xác chết xuống sông Doutonbori, để khi bọn cảnh sát phát hiện ra thì nghĩ rằng đây là một kẻ chết đuối.
Kể từ đó, Izou không thể nào quên được khoái cảm của việc giết người.
Lần hắn sát hại Tada Tatewaki ở Kyoto cũng thế. Tatewaki vốn người mảnh khảnh, da trắng như nữ nhân, lo những việc lặt vặt trong chùa Kinkaku. Trước đó mấy ngày ở Tantora, có lần Takechi buộc miệng bảo:
- Hình như mụ tỳ thiếp của Nagano Shuzen vẫn còn sống thì phải.
Izou nghe được lập tức chạy đi tìm tung tích. Nhưng thật tình hắn nào có biết Nagano Shuzen là ai. Shuzen vốn là người tâm phúc của Đại lão Ii và là nhân vật ngầm theo dõi mọi động tĩnh của giới học giả, võ sĩ ở kinh đô chống lại Mạc phủ rồi báo cáo lại cho Sở ty đại. Lúc sinh thời người này đã tống không ít chí sĩ chống Mạc vào ngục. Bên cạnh Shuzen còn có tình phụ Murayama Kazue ngấm ngầm trợ lực.
Kazue vốn là con hầu của của Ii, nhưng sau khi Ii lên chức Đại lão thì Kazue được thưởng cho mưu thần là Shuzen. Mụ tỳ thiếp mà Takechi nhắc đến chính là Kazue này. Izou không hề hay biết gì. Hắn cùng những người đồng chí phiên Tosa là Yorioka Gonkichi, Kobatake Mago Saburou, Kawano Masuya và Chiya Toranosuke ráo riết truy lùng, cuối cùng tìm được tung tích của Kazue.
Đêm ngày mười ba tháng mười một, cả bọn xông vào khu nhà ổ chuột ở Shimabara nơi Kazue đang ẩn náu, lôi cổ kéo đi. Cả bọn lột truồng Kazue ra rồi lôi qua cầu Sanjou Ohashi, trói vào bụi tre trên bờ đê gần đó, dựng cọc bố cáo tội trạng rồi bỏ mặc cho phơi sương gió ở đó. Tatewaki chính là con trai của nhân vật Kazue này.
Rồi Izou đến dọa nạt chủ khu nhà trọ Kazue thuê, bắt phải tìm ra tung tích con trai là Tatewaki. Sau đó ba ngày thì tìm thấy. Hắn cùng hai mươi người đồng chí giải Tatewaki đi từ Shimabara đến trên cầu Dobukawa hành hình. Tatewaki không đi nổi, thế là cả bọn lôi đi xềnh xệch. Đến chiều tối thì cả bọn lên trên cầu.
Có ý kiến cho rằng Tatewaki là thân thích của kẻ đã giết hại nhiều chí sĩ Cần Vương nên phải chém chết không tha, nhưng lại có kẻ phản đối rằng “Tatewaki vốn không phải là con của Kazue với Nagano Shuzen mà là với người chồng cũ Tada Genzaemon, không có quan hệ trực tiếp với Shuzen nên chẳng cần lấy mạng hắn, chỉ phơi sống như mẹ hắn là được rồi”. Izou lẳng lặng không nói gì, hắn chỉ nôn nóng muốn chém chết Tatewaki mà tay lăm lăm chuôi kiếm. Hắn muốn lập công? Không, không chỉ có thế, hắn ghét cay ghét đắng bộ phục đính hoa văn Tatewaki mặc, hắn ghét luôn cả cái thân thể dưới lớp lụa đắt tiền ấy.
Izou toan rút kiếm. Nhưng một chí sĩ Choushu của hắn đã nhanh tay hơn, chỉ nghe thấy một tiếng vút mạnh rồi một tiếng la thất thanh xé cổ họng của Tatewaki. Lưỡi kiếm của người Choushu kia vừa chạm vào xương cổ Tatewaki đã oằn lại, da thịt văng cả ra khiến gã thư sinh kia la thất thanh.
- Chém đầu phải chém như thế này!
Izou nói rồi bước tới một bước, đánh xoẹt một cái. Tiếng thét Tatewaki bỗng im bặt, cái đầu lìa khỏi cổ văng lên không rồi rơi xuống sông Dobukawa. Nước sông nhuốm một màu đỏ lòm.
Cả bọn như nín thở, Izou chùi lưỡi gươm nhuốm máu bằng tấm áo gấm của Tatewaki. Từ vết cắt trên cổ, máu tuôn ra như suối. Izou cầm lồng đèn tiến đến gần xác chết, tay sờ vào vết cắt thì quả nhiên, quanh miệng lỗ trên thân hình mất đầu kia nhẵn nhụi trơn tru như được gọt giũa bằng tay cẩn thận. Hắn lấy làm thỏa mãn lắm rồi xuống sông rửa tay. Người đồng chí của hắn soi đèn lồng vào, chỉ thấy khuôn mặt lạnh lùng bình thản của hắn như một bác sĩ ngoại khoa sau cuộc giải phẫu.
Sau chuyện này, Izou luôn có mặt ở hiện trường những vụ “Thiên tru” (Tenchu) nổi tiếng. “Thiên tru” có nghĩa là thay trời mà ra hình phạt, từ này xuất hiện vào khoảng thời gian này, từ những thành phần bất mãn với chính sách của Đại lão Ii Naosuke. Những thành phần này mang tư tưởng phản lại Mạc phủ, rồi sau đó hình thành thế lực lớn mạnh chủ trương đánh đổ Mạc phủ, ám sát những nhân vật quan trọng của bộ máy này. Mỗi khi ám sát người của Mạc phủ, kẻ ám sát thường để lại từ “Thiên tru” này.
Trong thời gian này Takechi cũng lần lượt chỉ huy các chí sĩ dưới tay mình thực hiện nhiều vụ “Thiên tru”, nhưng đối với chuyện giết người của Izou thì lại tỏ ra khó chịu.
Đối với Takechi, thì chuyện ám sát bắt nguồn từ luận lý chính trị và chính nghĩa, từ lý tưởng muốn đánh đổ Mạc phủ để cứu nguy cho quốc gia thiên hạ. Còn những cuộc chém giết của Izou chỉ là như chuyện đồ tể sát sanh mà thôi. Takechi lấy làm khó chịu vì có một kẻ ám sát ngu muội dưới trướng mình, vì hắn mà chuyện ám sát thần thánh của mình và các chí sĩ bị ô uế.
Nhưng đối với Izou thì giết người lại là chuyện thần thánh. Bản thân hắn chẳng thể nào nói lên được cái chính nghĩa và lý luận của mình, nên mới mượn chuyện ám sát để cái chính nghĩa đó được thừa nhận. Thế mà nó bị Takechi chà đạp, thì quả là không còn chỗ đứng đối với một chí sĩ như hắn.
Có lần Takechi nghiêm mặt hỏi gặng Izou:
- Tại sao ngươi giết người?
- Vì “Thiên tru”.
Izou cố bám víu. Nhưng khuôn mặt của Takechi bỗng trở nên lạnh lùng.
- Đó là từ ngữ của chúng ta, ngươi nói được sao?
Izou nín thinh. Sao, từ ngữ mà cũng có giai cấp à? Một tên lính trơn như hắn thì không được quyền nói từ “Thiên tru” sao? Con chó Izou nhìn ông chủ, ánh mắt chứa đầy vẻ ấm ức hận thù.
- Ánh mắt đó là thế nào?
Đối với Takechi thì đó quả là thái độ bất ngờ. Tại sao con chó lại có ánh mắt đó? Takechi định làm một ông chủ tốt, dạy cho con chó điều hay lẽ phải, cho nó học vấn, lý luận Cần Vương chính thống, nhưng chưa từng dạy cho bất cứ môn hạ nào thái độ như vậy, ánh mắt như vậy. Nhưng Takechi lại xem hắn như một tên lính trơn hèn kém mà không thèm để mắt, hay là một tên đầy tớ, một con chó, một tên gia đinh của tổ tiên năm xưa, mà tệ hơn cả là đối xử với hắn như một kẻ ngu độn.
- Tiên sinh.
Izou cúi đầu, hàng lệ rơi xuống chân. Hắn đã hối hận ư, Takechi thầm nghĩ. Nhưng thực ra những giọt lệ đó bắt nguồn từ một tuyến lệ khác, tuyến lệ này nối với sự oán hận. Đó là lần đầu tiên hắn oán hận Takechi, đệ nhất anh kiệt ở kinh đô, vẫn được thiên hạ truyền tụng là Mặc Long ở Nam Hải.
- Tiên sinh nuốt lời, chẳng phải luôn nói rằng các chí sĩ Cần Vương bên cạnh Thiên tử đều bình đẳng như nhau cả sao? Ta bây giờ đâu còn là thằng lính trơn Izou như ngày xưa nữa. Hãy hỏi võ sĩ các phiên xem, cái tên Okada Izou này chẳng phải là nổi như cồn khắp nơi sao?
Izou muốn thét lên.
Thực là bất hạnh, hắn chẳng thể nào hiểu được rằng không phải Takechi miệt thị hắn là vì xuất thân hèn kém của mình. Sự thật là có nhân vật Tanaka Shinbei cũng xuất thân từ lính trơn ở Satsuma nhưng Takechi không hề xét nét mà vẫn kết giao huynh đệ. Trong khi đó thì đối với Izou, Takechi lại luôn tỏ thái độ khinh miệt vì tầng lớp hạ đẳng của mình.
Một hôm, xảy ra sự kiện sát hại bốn người phụ tá cảnh sát (Yoriki) ở Kyoto là Ogawara Juzou, Mori Magoroku, Ueda Suke Nojo và Watanabe Kinsaburou. Takechi không trực tiếp hạ thủ mà chỉ huy những người đồng chí tiến hành vụ Thiên tru này. Bốn người này đều là gia thần của Mạc phủ, hoạt động rất mạnh trong vụ bắt bớ các chí sĩ Tôn Hoàng năm Ansei thứ năm do Đại lão Ii Naosuke lãnh đạo. Nhất là Watanabe Kinsaburou, người đã tiến hành bắt bớ, tra khảo rất gay gắt, đến cả dân chúng trong thành cũng phải kinh sợ mà ta thán thay. Vì vậy mà Takechi lập kế hoạch ám sát để báo thù cho những người đồng chí đã chết trong ngục.
Về phía Mạc phủ có lẽ cũng biết được điều này mà cho gọi bốn người đến Edo, lấy cớ là ban cho quan tước phục vụ Mạc phủ. Phía Takechi có chí sĩ Fukuha Bungorou người phiên Tsuwano vốn là trinh sát ở Tantora, dò la được tin này vội mật báo cho Takechi. Nhận được cấp báo, Takechi vội họp mặt chí sĩ cả ba phiên phía nam lại bàn bạc. Ý kiến cho rằng một mình Tosa thì không làm gì được nên cần phải phối hợp lực lượng cả ba phiên phương nam lại.
Rồi có Takazaki Satarou người phiên Satsuma đứng ra làm trung gian kết nối lực lượng của Tosa và Choushu lại để đối phó với Mạc phủ. Satsuma cử ra hai người, Choushu mười người, Tosa mười hai người, tổng cộng là hai mươi bốn người đứng ra thành lập “đội trảm gian”. Đây là tập đoàn thích khách lớn chưa từng có trước đó.
Sau này có thêm Nakajima Eikichi là chí sĩ phiên Sugahachi tham gia, thành hai mươi lăm người. Nhưng trong đội trảm gian không có mặt Izou. Nói đúng hơn là hắn bị những người đồng chí của mình làm ngơ.
Izou biết được kế hoạch ám sát của những người đồng chí, vội đến hỏi Takechi rằng tại sao tên mình không có trong danh sách, thì Takechi chỉ khảy tay rằng “Làm gì có kế hoạch ám sát nào”, rồi chẳng nói gì thêm. Nhưng trước đó, Takechi đã cho điều tra kĩ càng tình hình các khu lữ điếm trên con đường Toukaidou (một trong năm con đường giao thông chính của nước Nhật được Mạc phủ Tokugawa xây dựng, con đường này chạy dọc theo Thái Bình Dương từ Edo đến Kyoto), nắm bắt chính xác nhật trình của bốn viên cảnh sát nọ.
Bốn người rời khỏi kinh đô xuất phát vào rạng sáng ngày hai mươi ba tháng chín, rồi sẽ đến trọ ở khu Ishibe phiên Oumi trong ngày hôm ấy. Takechi còn cho điều tra rõ ràng từng nhà trọ bốn người ở nữa. Watanabe trọ ở quán Tachibanaya, Mori ở Saegiya, Ogawara ở Yorozuya còn Ueda trọ ở quán Kadoya.
Takechi cho gọi nhóm thích khách đại biểu của các phiên đến tửu điếm Yoshidaya dặn dò mọi việc. Theo như tin mật báo từ Ishibe, thì hôm đó sẽ có hai nhóm nhân mã của Daimyou Kuze Yamato no Kami và Matsudaira Shikibu Shounyu từ Edo đến, nên tình hình khu nhà trọ sẽ rất hỗn tạp, dĩ nhiên là việc canh phòng cũng nghiêm mật nên phải hết sức thận trọng.
Đến ngày hai mươi ba, vừa hay tin bốn viên cảnh sát rời Kyoto thì Takechi liền lệnh cho nhóm thích khách đuổi theo ngay. Khi được người đồng chí cùng phiên Tosa cho hay thì Izou vội nai nịt mang gươm khởi hành ngay. Nhưng lúc này mặt trời đã lên cao, cũng đã hai giờ trôi qua kể từ khi nhóm thích khách xuất phát.
Từ Kyoto đến Ishibe hơn chín dặm[2]. Nếu đi bộ thì hẳn là đến đêm mới tới. Nghĩ vậy Izou chạy như bay ra khỏi khu phố Kawahara[3], vượt qua cầu Sanjou Ohashi[4], lao ra cửa Awata[5], hắn chạy lên đồi xuống đồi, băng qua núi Osaka yama như kẻ phát cuồng dưới rừng lá phong, đến trà điếm ở Ozu[6] mua cái bánh rồi tiếp tục vừa chạy vừa ăn.
[2] Một dặm khoảng 4 km.
[3] Khu phố bên bờ sông Kamogawa ở Kyoto.
[4] Cây cầu bắc qua sông Kamogawa, là điểm cuối cùng trên con đường Toukaidou cũ.
[5] Một trong bảy cửa trọng yếu của Kyoto ngày xưa.
[6] Khu tây nam tỉnh Shiga hiện nay.
/22
|