Shibaryou Tarou (司馬遼太郎)(1923-1996) tên thật là Fukuda Teiichi (福田定一) sinh tại Osaka và là một trong những tiểu thuyết gia lịch sử vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông được biết đến nhiều qua thể loại tiểu thuyết lịch sử, truyền kỳ với lịch sử quan độc đáo và thể loại tùy bút, bút ký và tiểu luận về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa.
Trong thời gian còn làm ký giả cho các tờ báo, Shiba được nhiều người đánh giá cao ở cái nhìn về lịch sử. Lịch sử quan của ông thể hiện qua những trường thiên như “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken”. Dĩ nhiên khi viết về lịch sử thì bị hạn chế rất nhiều về kết cấu, kết thúc và sự kiện, nhưng Shiba cố gắng thổi một luồng gió mới vào thể loại tiểu thuyết lịch sử khi nhìn nhận nhân vật lịch sử ở những góc độ khác nhau. Ông thường bảo khi quan sát ai đó thì phải trèo lên cao nhìn xuống tổng thể. Còn nếu đứng ngang hàng nhìn mặt thì sẽ phát sinh nhiều ngộ nhận. Vì vậy, lý giải một nhân vật, sự kiện lịch sử là đặc điểm của Shiba.
Nói Shiba là một con gà mắn đẻ quả không sai, vì ông viết liên tục về sự thay đổi của Nhật Bản tập trung vào cuối thời Edo đến đầu Meiji. Số lượng tác phẩm của ông vô cùng lớn và phần nhiều người Nhật đều đọc ít nhất một tác phẩm của ông.
Năm 1981, ông trở thành hội viên Hội nghệ thuật Nhật Bản và được chọn là người có nhiều cống hiến cho văn hóa năm 1991. Ông nhận được huân chương văn hóa năm 1993 vì những cống hiến cho thể loại tiểu thuyết lịch sử, huân chương cao quý nhất của đất nước mặt trời mọc.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (1)
Ngày nay ở khu Ozuka thuộc quận Bunkyou thủ đô Tokyo có ngôi chùa Gokokuji[1], vốn được sinh mẫu của Tướng Quân đời thứ năm Tokugawa Tsunayoshi là Kei Shouin phát nguyện xây dựng từ những năm Genroku. Có một thuyết nói rằng ngôi chùa này mô phỏng theo lối kiến trúc của chùa Kiyomizu Dera ở Kyouto nên khu phố trước cổng chùa có tên là Otowa. Otowa vốn là tên của một ngọn thác nổi tiếng trong lành từ thời cổ ở bờ vực phía nam chùa Kiyomizu Dera ở Kyouto. Cho đến bây giờ thì giới thưởng trà ở Kyouto vẫn hay đến đây lấy nước về pha trà.
[1] Hộ Quốc Tự.
Đương thời, khu vực Ozuka này có nhiều đồi núi nhấp nhô giống Omuro ở Kyouto, mà hoa anh đào núi cũng mọc nhiều nên rất được giới văn nhân mặc khách trong thành ưa chuộng, cứ xuân đến là người thưởng hoa từ khắp nơi đổ về đây. Thật không khác những nơi dân dã ở Musashino là mấy.
Mấy năm sau niên hiệu Genroku, vào thời Houei[2] thì trước chùa Gokokuji xuất hiện một mái am của một lão nhân ẩn cư. Năm đó lão nhân được một trăm hai mươi tám tuổi.
[2] Niên hiệu kéo dài từ năm 1704-1711.
Lão tên là Watanabe Kouan, chính là nhân vật vào cuối đời để lại tập sách “Kouan Taiwa”[3]. Và nghe đâu lão Kouan này sinh vào năm Tenshou[4] thứ mười trong cùng tháng, khi Oda Nobunaga bị thuộc hạ Akechi Mitsuhide tạo phản sát hại ở chùa Honnou. Tuổi tác của lão quả là đáng ngạc nhiên và trở thành đề tài bàn tán cho dân trong thành Edo.
[3] Đối thoại với Kouan.
[4] Niên hiệu kéo dài từ năm 1573-1592.
Nhưng kinh lịch của lão nhân này chẳng phải là tầm thường, lão vốn là một Hatamoto được Tướng Quân Tokugawa Ieyasu sủng ái, sau đó phục vụ cho Tướng Quân đời thứ hai là Hidetada và trở về cai trị thành Fushimi vào những năm Keichou[5]. Lão Kouan này cũng đã từng xuất chinh trong trận mùa đông và mùa hè công thành Osaka, lập được công trạng nên sau cuộc chiến được phong tước Yamashiro Nokami, sau trở thành quan giám sát cho chúa thành Suruga là Dainagon Tadanaga[6], bổng lộc một vạn thạch.
[5] Niên hiệu kéo dài từ năm 1596-1615. Musashi tham gia vào trận chiến Sekigahara năm Keichou thứ năm.
[6] Con thứ của Tướng Quân Hidetada.
Song sau đó, chủ nhân Tadanaga bị anh trai mình là Iemitsu ngầm hại, họ Tokugawa ở Suruga tuyệt diệt nên Watanabe Kouan trở thành Samurai vô chủ. Theo như lời đương sự, sau này thì lão đã chu du sang Trung Hoa, lang bạt qua các miền rồi trở về nước ba mươi năm sau. Sau khi về nước, lão Kouan dựng am ẩn cư trước chùa Gokokuji.
Lão nhân Kouan mất vào năm Houei thứ tám, được một trăm hai mươi tám tuổi. Hai năm trước đó, vào mùa xuân năm Houei thứ tám, có chúa phiên Kaga một trăm vạn hộc là Thái Thú Maeda Tsunanori nghe tin đồn về kinh lịch của Kouan, nên cho hầu cận thân tín là Sugiki Sanno Jou đến thăm viếng và ghi chép lại những chuyện về nhân vật này.
Khi Sugiki Sanno Jou đến thăm Kouan thì rất đỗi ngạc nhiên, dung mạo của lão không khác người ở tuổi bảy mươi là mấy. Răng hãy còn cứng, tai hãy còn tinh tường như người trẻ tuổi. Chỉ có đôi chân là hơi yếu, khi đi lại gặp chút khó khăn.
Từ đó trở đi, Sugiki đều đến thăm Kouan đều đặn trong vòng hai năm cho đến lúc mất. Những điều nghe được ghi chép thành tập chừng trăm tờ giấy. Đó là tập “Kouan Taiwa” còn sót đến ngày nay.
Nội dung của tập đối thoại này là những điều Kouan tai nghe mắt thấy trong suốt cuộc đời kéo dài hơn một thế kỷ của mình, có những chuyện đàm luận lịch sử, chiến trận, mà cũng có cả những câu chuyện truyền miệng khôi hài như:
- Gongen sama[7] viết chữ xấu như thằng không biết chữ.
[7] Chỉ Ieyasu.
Kouan nói:
- Gongen sama học chữ ở chùa Hozouin xứ Mikawa, nhưng ngay cả những chữ cơ bản nhất viết cũng không nên. Mà chữ ký cũng bẩn thỉu lắm.
Đấy là chuyện của hơn chín mươi năm sau từ khi Ieyasu qua đời.
Đáng lý ra không nên châm chọc những chuyện xấu của cố chủ, nhưng con người ta đã sống đến một trăm hai mươi tám tuổi rồi thì còn cần gì đến e dè hay đàm tiếu của thế gian.
Nhân vật Watanabe Kouan này hơn Miyamoto Musashi hai tuổi và sống hơn nửa thế kỷ từ khi Musashi mất. Trong suốt cuộc đời hơn trăm năm này, Kouan đã từng thực tế quan sát Miyamoto Musashi. Ký sự về Musashi cũng xuất hiện trong tập đối thoại này.
Đến đây, tại sao tôi lại viết dài dòng về lão Kouan này, là vì tôi nghĩ rằng để quyết định hình tượng kiếm khách Musashi còn chưa rõ ràng này, thì “thực kiến” của Watanabe Kouan là đáng tin cậy nhất. Vả lại những chuyện về Musashi thì chính ông có viết lại trong cuốn “Gorin no sho” và trên văn bia do dưỡng tử Miyamoto Iori dựng, “Niten koji bumi”[8].
[8] Văn bia Nhị Thiên cư sĩ. Nhị Thiên là hiệu của Musashi sau này.
Sau này có nhiều chuyện do hậu nhân viết lại, nhưng nếu dựa vào giải thích của những tư liệu này thì cũng có thể hiểu Musashi chẳng phải là một kiếm hào vĩ đại đến thế. Thật ra thì những thuyết như thế này nhiều lắm.
Musashi trong cuốn “Gorin no sho” có viết về kiếm lịch của mình:
- Ta từ nhỏ đã để tâm đến binh pháp[9], chu du qua nhiều nước[10], gặp nhiều binh pháp giả, đấu hơn sáu mươi trận nhưng chưa một lần thất bại.
[9] Từ “binh pháp” thời kỳ này còn mang nghĩa võ nghệ.
[10] Thời đó nước Nhật bị phân tán thành nhiều nước nhỏ.
Đúng là mình nói về mình thì sao cũng được. Nhưng “binh pháp giả” mà Musashi nhắc tới là những ai? Trừ danh môn Yoshioka ở Kyouto ra thì bọn Musou Gonnosuke, Ose Hayato hay Tsujikaze gì gì đó chỉ là bọn kiếm khách hạng hai, hạng ba mà thôi.
Musashi sống vào đầu thời Edo, là thời đại hoàng kim của lịch sử võ nghệ Nhật Bản và Edo chẳng phải là nơi tập trung anh hùng hào kiệt, danh nhân thiên hạ sao? Có thể kể qua một vài cái tên ở Edo, như Yagyu Tajima Nokami Munenori, thế sao Musashi không một lần ghé đến?
Dĩ nhiên Yagyu Munenori là quan tổng giám sát[11], trọng thần của Mạc Phủ, là một Daimyou một vạn hai ngàn năm trăm hộc, lại giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” cho nhà Tướng Quân Tokugawa, thì chẳng có lý gì nhận lời thách đấu của một kiếm sĩ giang hồ lang bạt như Musashi cả. Nhưng trong số bọn môn đệ của nhà Yagyu, thì có những người được thừa nhận là danh nhân thiên hạ như Kimura Sukekurou, Shouda Kizaemon, ngoài ra còn có Kamiya Denshin phái Shinkage Ryu đời thứ năm, Onojirou Uemon phái Ittou Ryu... Musashi mấy lần đặt chân đến Edo nhưng không hề thấy dấu tích gì của việc đến thăm viếng những kiếm khách có kiếm lịch rõ ràng này. Thế là tại sao?
[11] Ometsuke.
Từ nghi vấn này, hiện tại xuất hiện thuyết Musashi “phi danh nhân”. Luận cứ của thuyết này chỉ là “vì Musashi không đấu với những danh gia này”. Tại sao Musashi không giao đấu với những bậc danh nhân được thiên hạ công nhận này và ghi chép kiếm lịch của mình rõ ràng hơn? Để trả lời câu hỏi này thì chắc chỉ có cách hỏi đương sự đang nằm dưới lòng đất mà thôi.
Nhưng cho dù những ghi chép rõ ràng về Musashi không nhiều thì cũng không thể nói này nói nọ về kiếm thuật của nhân vật này. Ở đây tôi dẫn ra nhân vật Watanabe Kouan sống cùng thời đại với Musashi và chỉ hơn hai tuổi là có lý do. Watanabe Kouan này trước đây là gia thần của Mạc Phủ, theo học binh pháp với bạn đồng liêu Yagyu Tajima Nokami Munenori và nhận được ấn chứng[12] của phái Yagyu. Vả lại vào những năm Houei này thì cả Musashi lẫn Munenori đều đã ra người thiên cổ, Kouan đã sống đến từng tuổi này thì chẳng còn e dè ngại ngùng gì. Vì vậy có thể nghĩ là nhận xét của Kouan là đáng tin cậy.
[12] Nguyên văn tiếng Nhật: Inka, Xem: Gorin no sho – Bộ máy xã hội thời Musashi.
Lão Kouan nói với gia thần của phiên Kaga:
- Ta vốn là đệ tử của Yagyu Tajima Nokami, nhận được ấn chứng của kiếm phái Yagyu. Nhưng lúc đó có bậc danh nhân Takemura Musashi, người này tự học và rèn luyện mà hội đắc kiếm pháp. Nếu so sánh với Tajima thì như trong ván cờ, Musashi chấp quân mà vẫn mạnh.
Chấp quân mà vẫn mạnh. Nghĩa là Kouan đánh giá Musashi cao hơn cả chức “Kiếm thuật chỉ nam” của Tướng Quân. Đoạn sau chắc Kouan chau mày mà thêm vào:
- Người đó vốn ghét rửa chân, cả đời không bao giờ tắm gội.
Chuyện Musashi ghét tắm gội thì tư liệu nào cũng có ghi nên chắc là sự thật. Hình dung bụi bặm bẩn thỉu chắc là trở thành đề tài đàm tiếu đương thời.
Musashi đôi khi chỉ vắt khăn mà lau chùi mình mẩy. Y phục thì bất kể xuân hạ thu đông, suốt bốn mùa chỉ mặc độc một bộ đồ bằng vải gai thô. Vì muốn che giấu cáu bẩn nên chọn loại vải đỏ đồng màu không có hoa văn gì. Vào cuối đời cũng chẳng mấy thay đổi, cho dù là cáu ghét thì cũng vẫn bình thản chẳng để tâm, thường mặc Hakama nhuộm Uzuramaki và chiếc áo chẽn không tay.
Tóc tai cũng chẳng chỉnh trang gì. Thuở nhỏ trên đầu mọc mụt nhọt nên không thể cạo đầu để kiểu tóc Sakayaki như các Samurai khác được. Tóc Musashi buộc thành búi sau gáy, thời còn trẻ đã dài đến thắt lưng, khi về già thì thòng qua vai. Nhưng mắt Musashi như tròng trứng, thân cao năm thước tám thốn[13], cốt cách to lớn mà không có ria mép. Người ria mép thưa xuất hiện nhiều ở vùng Kinki, Chuugoku và là đặc trưng của hệ Triều Tiên, Mông Cổ.
[13] 1 thước= 10 thốn, khoảng 30.3cm. Có thể xem là quá cao so với người đương thời.
- Vì vậy mà không đến gần bậc quyền quý.
Kouan nói. Vì Musashi là kiếm sĩ giang hồ không vợ con lại không tắm gội nên ngại đến chỗ quyền môn danh sĩ. Nhưng cũng không thể nói là vì dung mạo nhếch nhác mà không giao thiệp với các kiếm khách bậc nhất, mà chỉ tìm giao đấu với bọn kiếm khách hạng hai quê mùa được.
Tức là, thời trẻ Musashi không đến những chỗ quyền quý, có lẽ xuất phát từ tính cách cương mãnh cao ngạo mà cô độc gần như người cuồng của ông. Và lão Kouan này gọi Miyamoto Musashi là Takemura Musashi.
Không rõ là trí nhớ của lão Kouan có chính xác hay không? Hay là lúc lên Edo, Musashi lấy họ giả là Takemura? Thực ra vào đương thời, họ tên không phải là thứ đăng ký hộ tịch về mặt pháp luật như thời nay. Tùy vào hoàn cảnh gia hệ mà cùng một nhân vật có thể có rất nhiều họ. Những trường hợp này không hiếm trong xã hội Nhật cũ.
Về mặt gia hệ thì Musashi thuộc dòng Fujiwara (có thuyết nói là Sugawara), có ba họ là Hirata, Shinmen, Miyamoto, đôi khi nghe thấy cả họ Hirao. Cái nào cũng là họ huyết thống của Musashi. Còn về tên thì là Musashi, Masana và sau này đổi thành Masanobu. Vì vậy mà xuất phát nhiều thuyết về nhiều nhân vật Musashi.
Theo những thuyết này thì có những nhân vật giống nhau như Hirata Musashi, Takemura Musashi, Shinmen Miyamoto Musashi, lại còn còn Musashi Masana, Musashi Harunobu. Những nhân vật này chu du qua nhiều nước, giao đấu với nhiều người và hậu nhân dựa vào những truyện truyền kỳ, tung tích của những nhân vật này mà tổng hợp thành thuyết Miyamoto Musashi thông dụng như ngày nay.
Lại có một thuyết lạ lùng nữa là có người thợ rèn kiếm ở Mimasaka, nơi Musashi sinh ra, vì muốn quảng bá cho kiếm của mình nên cho mấy người xưng tên Musashi đi khắp nơi trong nước. Nhưng dù sao thì thuyết này cũng không mang tính thuyết phục lắm.
- Musashi chẳng những tinh thông võ nghệ, mà thi ca, trà đạo, cờ vây cờ tướng, chư nghệ chư năng thảy đều tinh thông tường tận.
Kouan xác nhận trong tập đối thoại. Sự thật là Musashi (về sau lấy hiệu là Niten – Nhị Thiên) là một họa gia, một nhà điêu khắc không thể thiếu trong lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Tác phẩm của ông được giữ đến ngày nay cũng rất nhiều. Như bức tranh “Koboku meigekizu” (Chim đậu cành khô), vẽ một cánh chim bách thanh (mozu) đậu trên cành khô được xem là tác phẩm quan trọng của mỹ thuật Nhật Bản, và chỉ cần nhìn là có thể hiểu ngay đây không phải là một họa phẩm do họa sĩ nửa mùa vẽ được. Với tài năng như thế thì chỉ có thể nói là cùng một người mà thôi.
Nếu xét về cuốn “Gorin no sho” thì có thể nói đây là một áng danh văn ý tưởng mới lạ mang tính luận lý cao, thuật ngữ thì từng chữ từng ý rất nghiêm mật, rất gần gũi với văn chương hiện đại. Cho đến trước thời Meiji (Minh Trị) thì những áng văn bình dị mà đạt ý như vậy chỉ có thể thấy ở tập sách “Tanni shou” không rõ tác giả, của cao tăng Rennyo Shounin, người có công trùng hưng chùa Honganji vào cuối thời Muromachi và Musashi mà thôi.
Vì vậy có thể nói rằng với tài năng xuất chúng ở nhiều mặt nói trên thì chỉ có thể là một người duy nhất. Đây hẳn là điều đương nhiên.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (2)
Kiếm khách giang hồ này ra đời vào tháng ba năm Tenshou thứ mười hai tại làng Miyamoto quận Yoshino thuộc xứ Mimasaka[1]. Phụ thân là Shinmen Munisai.
[1] Có thuyết khác về nơi sinh của nhân vật này nhưng ở đây không có mục đích khảo chứng lịch sử nên tác giả chỉ sử dụng những tư liệu mà mình tin tưởng nhất.
Dường như Munisai là một con người kỳ lạ. Một hôm, khi đã bước vào tuổi bốn mươi, Munisai đang ngồi trong phòng vót tăm thì thấy bóng Bennosuke (tên thời còn bé của Musashi) đẩy cửa Tobusuma[2] bước vào nghịch phá lưỡi dao đang gọt của mình. Thằng nhãi lại còn trêu chọc võ nghệ của thân phụ
[2] Cửa lùa dán giấy kiểu Nhật.
Về điểm này thì có thể thấy thời bé Musashi không phải là một đứa trẻ dễ thương. Tuy là con trai mình nhưng hình như Munisai không ưa Bennosuke, chỉ vừa trông thấy mặt là đã kích động, phóng con dao trong tay nhưng Bennosuke tránh được. Cuối cùng thì Munisai không chịu nổi rút đoản kiếm phóng về phía con trai.
- Mày thử tránh xem!
Quả là hai cha con kỳ lạ. Bennosuke nhẹ nhàng tránh được, vừa rút mũi kiếm đã cắm phập vào cột nhà vừa cười ngạo nghễ. Nếu câu chuyện trong tập bút ký “Tanji Houkin Hikki” này là sự thật, thì có thể thấy gia hệ của Musashi toàn những người có máu cuồng loạn.
Shinmen Munisai là một binh pháp giả nhà quê và nếu dựa vào gia hệ nhà Hirata vẫn còn lưu truyền đến ngày nay ở khu phố thương nhân vùng phụ cận làng Miyamoto, thì Munisai là trưởng tử của Hirata Shougen, một Samurai coi sóc khu vực quanh làng Miyamoto và Nakamura ở Mimasaka.
Ông nội của Musashi là Hirata Shougen phục vụ lãnh chúa Shinmen Iganokami Norishige, cai quản một dải đất quanh Miyamoto và làm đến chức tổng quản (Karou). Có thể xem địa vị của Shougen là một chức quan nhỏ chạy việc vặt cho thôn trưởng. Shougen được chúa Norishige sủng ái nên được mang họ Shinmen của chúa. Họ Shinmen của nhà Miyamoto bắt đầu từ đây.
Munisai kế thừa sự nghiệp của phụ thân Shougen và được truyền tụng là vũ dũng không ai bằng. Munisai tinh thông kiếm pháp, vào tuổi trung niên thì nổi danh với tài sử Jitte (một thứ võ khí như chĩa ba, có ngạnh để bắt kiếm đối phương) với phong thái độc đáo. Nhưng khi đã hứng thú với “nghệ” thì đường hoạn lộ lại trở nên nhàm chán. Munisai bỏ dở nghiệp nhà Shinmen về sống tại làng Miyamoto, lấy tên làng làm họ. Đây chính là lúc bắt đầu họ Miyamoto trong gia hệ nhà Musashi.
Munisai là một kiếm khách thượng thừa được Tướng Quân Ashikaga cuối cùng là Yoshiaki phong tặng danh hiệu “Hinoshita Musou Hyouhou Jutsusha” (Nhật hạ vô song binh pháp thuật giả). Không, đó là danh hiệu Munisai tự xưng đấy thôi.
Đương thời, khi đã qua đi những ngày tháng kích động của không khí Chiến Quốc thì nhà Tướng Quân Ashikaga ở kinh đô Kyoto, đến thời Yoshiteru, Yoshiaki thì chỉ còn lại cái danh mà không có thực. Tướng Quân Ashikaga cũng chẳng biết làm thế nào để bảo vệ chính sinh mạng của mình nữa. Như thời Yoshiteru thì Tướng Quân có cho vời kiếm thánh Tsukahara Bokuden đến dạy võ nghệ cho mình, bản thân cũng được cấp ấn chứng phái kiếm Bokuden.
Những năm sau, gia thần Miyoshi Nagayoshi tạo phản bao vây dinh Tướng Quân, Yoshiteru tự mình mang kiếm chiến đấu và chết trên chiến trường. Yoshiaki là Tướng Quân họ Ashikaga cuối cùng thì lại chọn cách kết giao với bọn võ sĩ, binh pháp giả các nước rồi tuyển vào vị trí hộ vệ hơn là tự mình học kiếm.
Chắc là vào lúc đó Munisai đôi khi cũng đặt chân đến kinh đô. Sau khi bàn luận kiếm học, binh pháp thì Yoshiaki hạ lệnh:
- Munisai hãy đấu với Kempou.
Kempou chính là đương chủ nhà Yoshioka, “lò luyện binh pháp” của Tướng Quân Ashikaga. Kempou là danh hiệu truyền đời của phái kiếm Yoshioka ở kinh đô, hùng bá ở phía Tây Nhật Bản. Nhà Yoshioka đời đời giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” cho họ Ashikaga và được phong tặng danh hiệu “Fusou Daiichi heijutsu” (Phù Tang đệ nhất binh thuật). Nhân vật Kempou này là tổ phụ (Naomitsu) hay thân phụ (Naokata) của Yoshioka Kempou mà sau này Musashi quyết đấu.
Trận đấu giữa Kempou và Munisai được phân thành ba hiệp. Cả hai vác mộc kiếm xông vào, hiệp đầu Kempou thắng nhưng Munisai không chịu nhượng. “Ta chưa thua”, đấu tiếp hai hiệp sau thì Munisai đều thắng cả. Munisai lấy điều này làm vinh dự cả đời nên tự xưng “Hinoshita Musou Hyouhou Jutsusha” đi rêu rao khắp nơi.
Nhưng vì sao sau lại về vùi thân trong chốn quê mùa Miyamoto, vừa vót tăm lại sanh sự với đứa con hãy còn bé? Có thể danh hiệu Hinoshita gì gì đó chỉ là thứ Munisai tự nghĩ ra để thổi phồng bản thân mà thôi. Hay là vì tính cách một chiều, cực đoan mà bị người đời ghét bỏ, nên không còn cách nào khác phải về sống ở nơi khỉ ho cò gáy này.
Mà thật ra là trước đó không lâu, nhân vật này đã bị vợ bỏ.
Thê tử Munisai là Yoshiko, con gái một thổ hào làng Heifuku quận Sayo thuộc xứ Harima cách làng Miyamoto một dãy núi (Yoshiko là sinh mẫu của Musashi nhưng cũng có thuyết nói rằng Musashi là con riêng của Yoshiko). Yoshiko chán ngán tính cách điên cuồng của Munisai mà bỏ trốn, hay là bị Munisai đuổi đi. Cho dù là thế nào đi nữa thì người phóng dao vào con mình đã đối xử như thế nào với vợ, điều này cũng không khó tưởng tượng. Rốt cuộc là hai người đã không chung sống được với nhau. Khi Musahi được ba tuổi thì bà Yoshiko bỏ nhà ra đi, sau tái hôn với người xứ Banshuu (Harima) là Tasumi Masahisa.
Sau này Munisai lấy người phụ nữ khác tên là Omasa làm vợ. Bia mộ của Munisai và Omasa đến nay vẫn còn ở phố Kagamino quận Tomata tỉnh Okayama. Sau này hậu nhân khảo sát thì thấy, Musashi là một người tài năng về văn chương học thuật, nhưng cho đến già vẫn không hề kể lại hay ghi chép một điều gì về nơi sinh chốn đẻ cũng như thời niên thiếu của mình. Có lẽ là đã trưởng thành trong một hoàn cảnh phức tạp, lạnh nhạt đến mức không thể nói ra được chăng? Đây là một điểm trọng yếu để hiểu về tính cách của nhân vật dị thường này.
Musashi sinh ra khi Munisai đã về già. Munisai mất tại làng sơn cước Miyamoto này vào năm Tenshou thứ mười tám. Lên bảy tuổi Musashi thành trẻ mồ côi và sau này đến đến đi đi, nương tựa nhờ những người bà con ở Banshuu. Sau cùng được gửi đến thảo am cho một nhà sư nuôi dạy. Trong số kiếm khách thì Musashi là người có học vấn uyên thâm, nền tảng đó có lẽ bắt đầu từ đây. Nhưng người ta vẫn không biết tên ngôi chùa ở Banshuu cũng như sư ông đã nuôi dạy Musashi.
Năm mười ba tuổi có binh pháp giả phái Shintou Ryu tên là Arima Kihei đến làng Miyamoto. Shintou Ryu là một võ phái thịnh hành ở khu vực lân cận xứ Mikawa khi Tokugawa Ieyasu vẫn còn ở đấy.
Lúc bấy giờ có binh pháp giả Arima Tokisada lang bạt đến xứ Mikawa. Ieyasu rất trân trọng phái này và theo học hết những điều cực ý. Sau khi Tokisada chết thì Ieyasu tiếc nuối, không muốn để nhà Arima tuyệt diệt nên cho nhận một người tên Akishige làm dưỡng tử, đổi tên thành Buzen Nokami và nhân vật này sau này giữ chức chỉ nam cho nhà Tokugawa ở Kishuu. Phái Shintou Ryu này thịnh hành cho đến giữa thời Edo.
Tên Arima Kihei đến làng Miyamoto này thuộc dòng họ Arima Buzen. Đây là nhân vật ưa lòe loẹt, đến làng dựng cọc dăng dây, cắm bảng đại khái viết rằng, nếu có anh hùng hào kiệt thì đấu với ta một trận. Dân làng trông thấy hoảng hồn.
Mục đích của Arima Kihei, dĩ nhiên là ngoài việc rèn luyện võ nghệ (Musha shugyou) thì đây còn là một hình thức tuyên truyền tông phái. Nhưng cho dù như thế, thì sao lại chọn nơi quê mùa vắng bóng võ sĩ như làng Miyamoto này làm nơi cắm cọc dăng bảng, mà không phải là Kyoto hay Edo, thế là ý gì?
Có lẽ bản ý của hắn chỉ là bán mặt ở địa phương này nhằm kiếm chác chút gì từ trưởng thôn. Đây cũng là một thủ đoạn độ nhật qua ngày của bọn võ sĩ giang hồ cuối thời Chiến Quốc. Nhưng thật bất hạnh cho Kihei khi người nhìn thấy bảng thách đấu lại là Bennosuke mới mười ba tuổi.
Bennosuke là con của võ sĩ nên không ưa người ta nói này nói nọ về Kihei, hắn tạt mực vào bảng hiệu của Arimai, ký tên vào bảng thách đấu rồi trở về chùa dường như không hay biết gì.
Nhưng Arima Kihei không xem rằng đó chỉ là trò nghịch ngợm của thằng nhãi mười ba tuổi. Hắn lập tức đến nơi dựng bảng, chặt tre vây thành hàng rào dựng đài tỉ thí rồi cho sứ giả đến chùa, bắt phải trả lời thư thách đấu. Sư trụ trì nuôi dưỡng Bennosuke hoảng hồn, lật đật chạy đến chỗ Kihei phân trần tạ tội.
- Thưa ngài, nó chỉ là một đứa trẻ.
Nhưng Kihei chẳng thèm ừ một tiếng. Dĩ nhiên là nếu bỏ qua thì tin đồn sẽ lan đi những nơi khác, hóa ra là Arima Kihei đã bỏ chạy không dám nhận lời thách đấu của một đứa trẻ.
- Trụ trì, đây không phải là ý mỗ. Vì chuyện này đã lan ra vùng bên cạnh. Lúc đó có đông kẻ chứng kiến. Mỗ muốn hôm sau phải bắt thằng Bennosuke xin lỗi trước đám đông.
- Như thế không khó đâu ạ. Bần tăng sẽ xách cổ nó đến cho ngài gõ đầu dạy bảo.
Ngày đó đã đến. Thầy chùa dẫn Bennosuke tiến đến trước Arima Kihei, đè đầu:
- Này, xin lỗi đi!
Bennosuke lặng câm không nói một lời, trừng mắt nhìn Kihei khiến hắn bối rối.
- Thằng nhóc, mau xin lỗi!
Vừa dứt lời thì Bennosuke vung cây gậy gỗ sồi trong tay xông tới, Kihei vừa tránh kịp vội rút gươm:
- Đã thế tao chém chết không tha!
Bennosuke trông thấy vội ném gậy đi, thét lớn:
- Vật nào!
- Ừ thì vật!
Khi vừa thấy đối phương rút gươm là đã biết không địch lại nên cố lái trận đấu sang hướng khác, đúng là thiên tài trong chiến thuật. Kihei cũng vứt gươm lao vào, đúng là hắn thấy con nít mà sơ suất. Vừa lao vào vật thì Bennosuke đã dùng quái lực của mình nâng bổng Kihei lên rồi ném phịch xuống đất. Đối phương còn đang hoảng hồn toan lồm cồm ngồi dậy thì đã bị cây gậy kia giáng xuống đầu, hộc máu ói cơm cả ra.
Kihei còn đang loạn choạng thì đã bị bồi tiếp mấy nhát, Bennosuke giết chết đối phương như dầm nát con ếch. Dân làng trông thấy cảnh tượng tàn nhẫn đó không khỏi rùng mình.
Musashi trong cuốn “Gorin no sho” của mình có viết:
-Ta từ nhỏ đã để tâm đến binh pháp, năm mười ba tuổi đấu trận đầu tiên. Đối phương là Arima Kihei phái Shintou Ryu.
Chính là chuyện này. Sau đó có lẽ Musashi không còn lưu lại làng nữa mà trốn khỏi chùa lưu lạc sang các nước. Lúc bấy giờ là thời kỳ cuối của đợt xuất binh chinh phạt Triều Tiên của Thái Cáp Toyotomi Hideyoshi, thiên hạ mệt mỏi kiệt quệ, khắp nơi giặc cướp cùng bọn võ sĩ giang hồ ngang dọc tung hoành. Có lẽ Musashi cũng lẫn lộn trong đám người đó.
Năm mười sáu tuổi lang bạc đến xứ Tajima, đánh chết một binh pháp giả tên là Akiyama gì gì đó. Trận đấu với nhân vật Akiyama này không được ghi lại rõ ràng. Đến ngay cả Musashi cũng không nhớ tên đối thủ của mình, thì hẳn đây chỉ là một tay kiếm khách hạng xoàng mà thôi.
Như Watanabe Kouan có nhắc đến, Musashi tự rèn luyện và hội đắc kiếm thuật. Suốt cuộc đời Musashi chẳng hề theo học phái nào mà cũng không tôn ai làm thầy. Binh pháp của Musashi được đúc kết từ kinh nghiệm giao đấu thực tế. Không cần học mà có thể hệ thống hóa từ thực chiến thì cổ lai chỉ có mỗi mình Musashi.
Thời đó, nếu chỉ xét tên thôi cũng có đến vài trăm phái kiếm khác nhau. Mỗi phái lại có những kĩ thuật đi kiếm phức tạp tinh diệu khác nhau, nhưng có lẽ chỉ là sự quảng bá tuyên truyền, một chiến lược kinh doanh của họ mà thôi (các võ đường sống bằng số lượng võ sinh nên họ phải tìm cách tuyên truyền hình ảnh của mình).
Như Yagyu Tajima Nokami cũng từng nói rằng: “Tất cả các thế thủ (kamae), đòn thế đều là vô dụng”. Cái cốt yếu ở kiếm thuật chẳng qua chỉ là tốc độ đi kiếm mà thôi. Nhưng tốc độ đi kiếm lại phụ thuộc vào ba yếu tố mà không thể thiếu bất cứ mặt nào, đó là thần kinh vận động, thần kinh phản xạ siêu việt cùng với thể lực và khí lực. Xét về ba yếu tố này thì Musashi được thiên phú, đúng là nhân vật vạn người có một.
Kiếm thuật của Musashi thì chỉ có mỗi mình Musashi là nắm được mà kẻ khác không thể bắt chước. Sau này có những phái kiếm ra đời dưới ảnh hưởng của ông, như phái Musashi Ryu, Masana Ryu, Enmyou Ryu, Niten Ichi Ryu, v.v..., và các phái này đều tôn bậc thiên tài bất xuất thế này là khai tổ.
Sau khi Musashi mất thì các phái này cũng gần như biến mất và không thể trở thành một phái chính thống trong lịch sử binh pháp Nhật Bản, vì chẳng có người nào chỉ cần học Musashi là trở thành Musashi được.
Trong thời gian còn làm ký giả cho các tờ báo, Shiba được nhiều người đánh giá cao ở cái nhìn về lịch sử. Lịch sử quan của ông thể hiện qua những trường thiên như “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken”. Dĩ nhiên khi viết về lịch sử thì bị hạn chế rất nhiều về kết cấu, kết thúc và sự kiện, nhưng Shiba cố gắng thổi một luồng gió mới vào thể loại tiểu thuyết lịch sử khi nhìn nhận nhân vật lịch sử ở những góc độ khác nhau. Ông thường bảo khi quan sát ai đó thì phải trèo lên cao nhìn xuống tổng thể. Còn nếu đứng ngang hàng nhìn mặt thì sẽ phát sinh nhiều ngộ nhận. Vì vậy, lý giải một nhân vật, sự kiện lịch sử là đặc điểm của Shiba.
Nói Shiba là một con gà mắn đẻ quả không sai, vì ông viết liên tục về sự thay đổi của Nhật Bản tập trung vào cuối thời Edo đến đầu Meiji. Số lượng tác phẩm của ông vô cùng lớn và phần nhiều người Nhật đều đọc ít nhất một tác phẩm của ông.
Năm 1981, ông trở thành hội viên Hội nghệ thuật Nhật Bản và được chọn là người có nhiều cống hiến cho văn hóa năm 1991. Ông nhận được huân chương văn hóa năm 1993 vì những cống hiến cho thể loại tiểu thuyết lịch sử, huân chương cao quý nhất của đất nước mặt trời mọc.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (1)
Ngày nay ở khu Ozuka thuộc quận Bunkyou thủ đô Tokyo có ngôi chùa Gokokuji[1], vốn được sinh mẫu của Tướng Quân đời thứ năm Tokugawa Tsunayoshi là Kei Shouin phát nguyện xây dựng từ những năm Genroku. Có một thuyết nói rằng ngôi chùa này mô phỏng theo lối kiến trúc của chùa Kiyomizu Dera ở Kyouto nên khu phố trước cổng chùa có tên là Otowa. Otowa vốn là tên của một ngọn thác nổi tiếng trong lành từ thời cổ ở bờ vực phía nam chùa Kiyomizu Dera ở Kyouto. Cho đến bây giờ thì giới thưởng trà ở Kyouto vẫn hay đến đây lấy nước về pha trà.
[1] Hộ Quốc Tự.
Đương thời, khu vực Ozuka này có nhiều đồi núi nhấp nhô giống Omuro ở Kyouto, mà hoa anh đào núi cũng mọc nhiều nên rất được giới văn nhân mặc khách trong thành ưa chuộng, cứ xuân đến là người thưởng hoa từ khắp nơi đổ về đây. Thật không khác những nơi dân dã ở Musashino là mấy.
Mấy năm sau niên hiệu Genroku, vào thời Houei[2] thì trước chùa Gokokuji xuất hiện một mái am của một lão nhân ẩn cư. Năm đó lão nhân được một trăm hai mươi tám tuổi.
[2] Niên hiệu kéo dài từ năm 1704-1711.
Lão tên là Watanabe Kouan, chính là nhân vật vào cuối đời để lại tập sách “Kouan Taiwa”[3]. Và nghe đâu lão Kouan này sinh vào năm Tenshou[4] thứ mười trong cùng tháng, khi Oda Nobunaga bị thuộc hạ Akechi Mitsuhide tạo phản sát hại ở chùa Honnou. Tuổi tác của lão quả là đáng ngạc nhiên và trở thành đề tài bàn tán cho dân trong thành Edo.
[3] Đối thoại với Kouan.
[4] Niên hiệu kéo dài từ năm 1573-1592.
Nhưng kinh lịch của lão nhân này chẳng phải là tầm thường, lão vốn là một Hatamoto được Tướng Quân Tokugawa Ieyasu sủng ái, sau đó phục vụ cho Tướng Quân đời thứ hai là Hidetada và trở về cai trị thành Fushimi vào những năm Keichou[5]. Lão Kouan này cũng đã từng xuất chinh trong trận mùa đông và mùa hè công thành Osaka, lập được công trạng nên sau cuộc chiến được phong tước Yamashiro Nokami, sau trở thành quan giám sát cho chúa thành Suruga là Dainagon Tadanaga[6], bổng lộc một vạn thạch.
[5] Niên hiệu kéo dài từ năm 1596-1615. Musashi tham gia vào trận chiến Sekigahara năm Keichou thứ năm.
[6] Con thứ của Tướng Quân Hidetada.
Song sau đó, chủ nhân Tadanaga bị anh trai mình là Iemitsu ngầm hại, họ Tokugawa ở Suruga tuyệt diệt nên Watanabe Kouan trở thành Samurai vô chủ. Theo như lời đương sự, sau này thì lão đã chu du sang Trung Hoa, lang bạt qua các miền rồi trở về nước ba mươi năm sau. Sau khi về nước, lão Kouan dựng am ẩn cư trước chùa Gokokuji.
Lão nhân Kouan mất vào năm Houei thứ tám, được một trăm hai mươi tám tuổi. Hai năm trước đó, vào mùa xuân năm Houei thứ tám, có chúa phiên Kaga một trăm vạn hộc là Thái Thú Maeda Tsunanori nghe tin đồn về kinh lịch của Kouan, nên cho hầu cận thân tín là Sugiki Sanno Jou đến thăm viếng và ghi chép lại những chuyện về nhân vật này.
Khi Sugiki Sanno Jou đến thăm Kouan thì rất đỗi ngạc nhiên, dung mạo của lão không khác người ở tuổi bảy mươi là mấy. Răng hãy còn cứng, tai hãy còn tinh tường như người trẻ tuổi. Chỉ có đôi chân là hơi yếu, khi đi lại gặp chút khó khăn.
Từ đó trở đi, Sugiki đều đến thăm Kouan đều đặn trong vòng hai năm cho đến lúc mất. Những điều nghe được ghi chép thành tập chừng trăm tờ giấy. Đó là tập “Kouan Taiwa” còn sót đến ngày nay.
Nội dung của tập đối thoại này là những điều Kouan tai nghe mắt thấy trong suốt cuộc đời kéo dài hơn một thế kỷ của mình, có những chuyện đàm luận lịch sử, chiến trận, mà cũng có cả những câu chuyện truyền miệng khôi hài như:
- Gongen sama[7] viết chữ xấu như thằng không biết chữ.
[7] Chỉ Ieyasu.
Kouan nói:
- Gongen sama học chữ ở chùa Hozouin xứ Mikawa, nhưng ngay cả những chữ cơ bản nhất viết cũng không nên. Mà chữ ký cũng bẩn thỉu lắm.
Đấy là chuyện của hơn chín mươi năm sau từ khi Ieyasu qua đời.
Đáng lý ra không nên châm chọc những chuyện xấu của cố chủ, nhưng con người ta đã sống đến một trăm hai mươi tám tuổi rồi thì còn cần gì đến e dè hay đàm tiếu của thế gian.
Nhân vật Watanabe Kouan này hơn Miyamoto Musashi hai tuổi và sống hơn nửa thế kỷ từ khi Musashi mất. Trong suốt cuộc đời hơn trăm năm này, Kouan đã từng thực tế quan sát Miyamoto Musashi. Ký sự về Musashi cũng xuất hiện trong tập đối thoại này.
Đến đây, tại sao tôi lại viết dài dòng về lão Kouan này, là vì tôi nghĩ rằng để quyết định hình tượng kiếm khách Musashi còn chưa rõ ràng này, thì “thực kiến” của Watanabe Kouan là đáng tin cậy nhất. Vả lại những chuyện về Musashi thì chính ông có viết lại trong cuốn “Gorin no sho” và trên văn bia do dưỡng tử Miyamoto Iori dựng, “Niten koji bumi”[8].
[8] Văn bia Nhị Thiên cư sĩ. Nhị Thiên là hiệu của Musashi sau này.
Sau này có nhiều chuyện do hậu nhân viết lại, nhưng nếu dựa vào giải thích của những tư liệu này thì cũng có thể hiểu Musashi chẳng phải là một kiếm hào vĩ đại đến thế. Thật ra thì những thuyết như thế này nhiều lắm.
Musashi trong cuốn “Gorin no sho” có viết về kiếm lịch của mình:
- Ta từ nhỏ đã để tâm đến binh pháp[9], chu du qua nhiều nước[10], gặp nhiều binh pháp giả, đấu hơn sáu mươi trận nhưng chưa một lần thất bại.
[9] Từ “binh pháp” thời kỳ này còn mang nghĩa võ nghệ.
[10] Thời đó nước Nhật bị phân tán thành nhiều nước nhỏ.
Đúng là mình nói về mình thì sao cũng được. Nhưng “binh pháp giả” mà Musashi nhắc tới là những ai? Trừ danh môn Yoshioka ở Kyouto ra thì bọn Musou Gonnosuke, Ose Hayato hay Tsujikaze gì gì đó chỉ là bọn kiếm khách hạng hai, hạng ba mà thôi.
Musashi sống vào đầu thời Edo, là thời đại hoàng kim của lịch sử võ nghệ Nhật Bản và Edo chẳng phải là nơi tập trung anh hùng hào kiệt, danh nhân thiên hạ sao? Có thể kể qua một vài cái tên ở Edo, như Yagyu Tajima Nokami Munenori, thế sao Musashi không một lần ghé đến?
Dĩ nhiên Yagyu Munenori là quan tổng giám sát[11], trọng thần của Mạc Phủ, là một Daimyou một vạn hai ngàn năm trăm hộc, lại giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” cho nhà Tướng Quân Tokugawa, thì chẳng có lý gì nhận lời thách đấu của một kiếm sĩ giang hồ lang bạt như Musashi cả. Nhưng trong số bọn môn đệ của nhà Yagyu, thì có những người được thừa nhận là danh nhân thiên hạ như Kimura Sukekurou, Shouda Kizaemon, ngoài ra còn có Kamiya Denshin phái Shinkage Ryu đời thứ năm, Onojirou Uemon phái Ittou Ryu... Musashi mấy lần đặt chân đến Edo nhưng không hề thấy dấu tích gì của việc đến thăm viếng những kiếm khách có kiếm lịch rõ ràng này. Thế là tại sao?
[11] Ometsuke.
Từ nghi vấn này, hiện tại xuất hiện thuyết Musashi “phi danh nhân”. Luận cứ của thuyết này chỉ là “vì Musashi không đấu với những danh gia này”. Tại sao Musashi không giao đấu với những bậc danh nhân được thiên hạ công nhận này và ghi chép kiếm lịch của mình rõ ràng hơn? Để trả lời câu hỏi này thì chắc chỉ có cách hỏi đương sự đang nằm dưới lòng đất mà thôi.
Nhưng cho dù những ghi chép rõ ràng về Musashi không nhiều thì cũng không thể nói này nói nọ về kiếm thuật của nhân vật này. Ở đây tôi dẫn ra nhân vật Watanabe Kouan sống cùng thời đại với Musashi và chỉ hơn hai tuổi là có lý do. Watanabe Kouan này trước đây là gia thần của Mạc Phủ, theo học binh pháp với bạn đồng liêu Yagyu Tajima Nokami Munenori và nhận được ấn chứng[12] của phái Yagyu. Vả lại vào những năm Houei này thì cả Musashi lẫn Munenori đều đã ra người thiên cổ, Kouan đã sống đến từng tuổi này thì chẳng còn e dè ngại ngùng gì. Vì vậy có thể nghĩ là nhận xét của Kouan là đáng tin cậy.
[12] Nguyên văn tiếng Nhật: Inka, Xem: Gorin no sho – Bộ máy xã hội thời Musashi.
Lão Kouan nói với gia thần của phiên Kaga:
- Ta vốn là đệ tử của Yagyu Tajima Nokami, nhận được ấn chứng của kiếm phái Yagyu. Nhưng lúc đó có bậc danh nhân Takemura Musashi, người này tự học và rèn luyện mà hội đắc kiếm pháp. Nếu so sánh với Tajima thì như trong ván cờ, Musashi chấp quân mà vẫn mạnh.
Chấp quân mà vẫn mạnh. Nghĩa là Kouan đánh giá Musashi cao hơn cả chức “Kiếm thuật chỉ nam” của Tướng Quân. Đoạn sau chắc Kouan chau mày mà thêm vào:
- Người đó vốn ghét rửa chân, cả đời không bao giờ tắm gội.
Chuyện Musashi ghét tắm gội thì tư liệu nào cũng có ghi nên chắc là sự thật. Hình dung bụi bặm bẩn thỉu chắc là trở thành đề tài đàm tiếu đương thời.
Musashi đôi khi chỉ vắt khăn mà lau chùi mình mẩy. Y phục thì bất kể xuân hạ thu đông, suốt bốn mùa chỉ mặc độc một bộ đồ bằng vải gai thô. Vì muốn che giấu cáu bẩn nên chọn loại vải đỏ đồng màu không có hoa văn gì. Vào cuối đời cũng chẳng mấy thay đổi, cho dù là cáu ghét thì cũng vẫn bình thản chẳng để tâm, thường mặc Hakama nhuộm Uzuramaki và chiếc áo chẽn không tay.
Tóc tai cũng chẳng chỉnh trang gì. Thuở nhỏ trên đầu mọc mụt nhọt nên không thể cạo đầu để kiểu tóc Sakayaki như các Samurai khác được. Tóc Musashi buộc thành búi sau gáy, thời còn trẻ đã dài đến thắt lưng, khi về già thì thòng qua vai. Nhưng mắt Musashi như tròng trứng, thân cao năm thước tám thốn[13], cốt cách to lớn mà không có ria mép. Người ria mép thưa xuất hiện nhiều ở vùng Kinki, Chuugoku và là đặc trưng của hệ Triều Tiên, Mông Cổ.
[13] 1 thước= 10 thốn, khoảng 30.3cm. Có thể xem là quá cao so với người đương thời.
- Vì vậy mà không đến gần bậc quyền quý.
Kouan nói. Vì Musashi là kiếm sĩ giang hồ không vợ con lại không tắm gội nên ngại đến chỗ quyền môn danh sĩ. Nhưng cũng không thể nói là vì dung mạo nhếch nhác mà không giao thiệp với các kiếm khách bậc nhất, mà chỉ tìm giao đấu với bọn kiếm khách hạng hai quê mùa được.
Tức là, thời trẻ Musashi không đến những chỗ quyền quý, có lẽ xuất phát từ tính cách cương mãnh cao ngạo mà cô độc gần như người cuồng của ông. Và lão Kouan này gọi Miyamoto Musashi là Takemura Musashi.
Không rõ là trí nhớ của lão Kouan có chính xác hay không? Hay là lúc lên Edo, Musashi lấy họ giả là Takemura? Thực ra vào đương thời, họ tên không phải là thứ đăng ký hộ tịch về mặt pháp luật như thời nay. Tùy vào hoàn cảnh gia hệ mà cùng một nhân vật có thể có rất nhiều họ. Những trường hợp này không hiếm trong xã hội Nhật cũ.
Về mặt gia hệ thì Musashi thuộc dòng Fujiwara (có thuyết nói là Sugawara), có ba họ là Hirata, Shinmen, Miyamoto, đôi khi nghe thấy cả họ Hirao. Cái nào cũng là họ huyết thống của Musashi. Còn về tên thì là Musashi, Masana và sau này đổi thành Masanobu. Vì vậy mà xuất phát nhiều thuyết về nhiều nhân vật Musashi.
Theo những thuyết này thì có những nhân vật giống nhau như Hirata Musashi, Takemura Musashi, Shinmen Miyamoto Musashi, lại còn còn Musashi Masana, Musashi Harunobu. Những nhân vật này chu du qua nhiều nước, giao đấu với nhiều người và hậu nhân dựa vào những truyện truyền kỳ, tung tích của những nhân vật này mà tổng hợp thành thuyết Miyamoto Musashi thông dụng như ngày nay.
Lại có một thuyết lạ lùng nữa là có người thợ rèn kiếm ở Mimasaka, nơi Musashi sinh ra, vì muốn quảng bá cho kiếm của mình nên cho mấy người xưng tên Musashi đi khắp nơi trong nước. Nhưng dù sao thì thuyết này cũng không mang tính thuyết phục lắm.
- Musashi chẳng những tinh thông võ nghệ, mà thi ca, trà đạo, cờ vây cờ tướng, chư nghệ chư năng thảy đều tinh thông tường tận.
Kouan xác nhận trong tập đối thoại. Sự thật là Musashi (về sau lấy hiệu là Niten – Nhị Thiên) là một họa gia, một nhà điêu khắc không thể thiếu trong lịch sử mỹ thuật Nhật Bản. Tác phẩm của ông được giữ đến ngày nay cũng rất nhiều. Như bức tranh “Koboku meigekizu” (Chim đậu cành khô), vẽ một cánh chim bách thanh (mozu) đậu trên cành khô được xem là tác phẩm quan trọng của mỹ thuật Nhật Bản, và chỉ cần nhìn là có thể hiểu ngay đây không phải là một họa phẩm do họa sĩ nửa mùa vẽ được. Với tài năng như thế thì chỉ có thể nói là cùng một người mà thôi.
Nếu xét về cuốn “Gorin no sho” thì có thể nói đây là một áng danh văn ý tưởng mới lạ mang tính luận lý cao, thuật ngữ thì từng chữ từng ý rất nghiêm mật, rất gần gũi với văn chương hiện đại. Cho đến trước thời Meiji (Minh Trị) thì những áng văn bình dị mà đạt ý như vậy chỉ có thể thấy ở tập sách “Tanni shou” không rõ tác giả, của cao tăng Rennyo Shounin, người có công trùng hưng chùa Honganji vào cuối thời Muromachi và Musashi mà thôi.
Vì vậy có thể nói rằng với tài năng xuất chúng ở nhiều mặt nói trên thì chỉ có thể là một người duy nhất. Đây hẳn là điều đương nhiên.
CHÂN THUYẾT MIYAMOTO MUSASHI (2)
Kiếm khách giang hồ này ra đời vào tháng ba năm Tenshou thứ mười hai tại làng Miyamoto quận Yoshino thuộc xứ Mimasaka[1]. Phụ thân là Shinmen Munisai.
[1] Có thuyết khác về nơi sinh của nhân vật này nhưng ở đây không có mục đích khảo chứng lịch sử nên tác giả chỉ sử dụng những tư liệu mà mình tin tưởng nhất.
Dường như Munisai là một con người kỳ lạ. Một hôm, khi đã bước vào tuổi bốn mươi, Munisai đang ngồi trong phòng vót tăm thì thấy bóng Bennosuke (tên thời còn bé của Musashi) đẩy cửa Tobusuma[2] bước vào nghịch phá lưỡi dao đang gọt của mình. Thằng nhãi lại còn trêu chọc võ nghệ của thân phụ
[2] Cửa lùa dán giấy kiểu Nhật.
Về điểm này thì có thể thấy thời bé Musashi không phải là một đứa trẻ dễ thương. Tuy là con trai mình nhưng hình như Munisai không ưa Bennosuke, chỉ vừa trông thấy mặt là đã kích động, phóng con dao trong tay nhưng Bennosuke tránh được. Cuối cùng thì Munisai không chịu nổi rút đoản kiếm phóng về phía con trai.
- Mày thử tránh xem!
Quả là hai cha con kỳ lạ. Bennosuke nhẹ nhàng tránh được, vừa rút mũi kiếm đã cắm phập vào cột nhà vừa cười ngạo nghễ. Nếu câu chuyện trong tập bút ký “Tanji Houkin Hikki” này là sự thật, thì có thể thấy gia hệ của Musashi toàn những người có máu cuồng loạn.
Shinmen Munisai là một binh pháp giả nhà quê và nếu dựa vào gia hệ nhà Hirata vẫn còn lưu truyền đến ngày nay ở khu phố thương nhân vùng phụ cận làng Miyamoto, thì Munisai là trưởng tử của Hirata Shougen, một Samurai coi sóc khu vực quanh làng Miyamoto và Nakamura ở Mimasaka.
Ông nội của Musashi là Hirata Shougen phục vụ lãnh chúa Shinmen Iganokami Norishige, cai quản một dải đất quanh Miyamoto và làm đến chức tổng quản (Karou). Có thể xem địa vị của Shougen là một chức quan nhỏ chạy việc vặt cho thôn trưởng. Shougen được chúa Norishige sủng ái nên được mang họ Shinmen của chúa. Họ Shinmen của nhà Miyamoto bắt đầu từ đây.
Munisai kế thừa sự nghiệp của phụ thân Shougen và được truyền tụng là vũ dũng không ai bằng. Munisai tinh thông kiếm pháp, vào tuổi trung niên thì nổi danh với tài sử Jitte (một thứ võ khí như chĩa ba, có ngạnh để bắt kiếm đối phương) với phong thái độc đáo. Nhưng khi đã hứng thú với “nghệ” thì đường hoạn lộ lại trở nên nhàm chán. Munisai bỏ dở nghiệp nhà Shinmen về sống tại làng Miyamoto, lấy tên làng làm họ. Đây chính là lúc bắt đầu họ Miyamoto trong gia hệ nhà Musashi.
Munisai là một kiếm khách thượng thừa được Tướng Quân Ashikaga cuối cùng là Yoshiaki phong tặng danh hiệu “Hinoshita Musou Hyouhou Jutsusha” (Nhật hạ vô song binh pháp thuật giả). Không, đó là danh hiệu Munisai tự xưng đấy thôi.
Đương thời, khi đã qua đi những ngày tháng kích động của không khí Chiến Quốc thì nhà Tướng Quân Ashikaga ở kinh đô Kyoto, đến thời Yoshiteru, Yoshiaki thì chỉ còn lại cái danh mà không có thực. Tướng Quân Ashikaga cũng chẳng biết làm thế nào để bảo vệ chính sinh mạng của mình nữa. Như thời Yoshiteru thì Tướng Quân có cho vời kiếm thánh Tsukahara Bokuden đến dạy võ nghệ cho mình, bản thân cũng được cấp ấn chứng phái kiếm Bokuden.
Những năm sau, gia thần Miyoshi Nagayoshi tạo phản bao vây dinh Tướng Quân, Yoshiteru tự mình mang kiếm chiến đấu và chết trên chiến trường. Yoshiaki là Tướng Quân họ Ashikaga cuối cùng thì lại chọn cách kết giao với bọn võ sĩ, binh pháp giả các nước rồi tuyển vào vị trí hộ vệ hơn là tự mình học kiếm.
Chắc là vào lúc đó Munisai đôi khi cũng đặt chân đến kinh đô. Sau khi bàn luận kiếm học, binh pháp thì Yoshiaki hạ lệnh:
- Munisai hãy đấu với Kempou.
Kempou chính là đương chủ nhà Yoshioka, “lò luyện binh pháp” của Tướng Quân Ashikaga. Kempou là danh hiệu truyền đời của phái kiếm Yoshioka ở kinh đô, hùng bá ở phía Tây Nhật Bản. Nhà Yoshioka đời đời giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” cho họ Ashikaga và được phong tặng danh hiệu “Fusou Daiichi heijutsu” (Phù Tang đệ nhất binh thuật). Nhân vật Kempou này là tổ phụ (Naomitsu) hay thân phụ (Naokata) của Yoshioka Kempou mà sau này Musashi quyết đấu.
Trận đấu giữa Kempou và Munisai được phân thành ba hiệp. Cả hai vác mộc kiếm xông vào, hiệp đầu Kempou thắng nhưng Munisai không chịu nhượng. “Ta chưa thua”, đấu tiếp hai hiệp sau thì Munisai đều thắng cả. Munisai lấy điều này làm vinh dự cả đời nên tự xưng “Hinoshita Musou Hyouhou Jutsusha” đi rêu rao khắp nơi.
Nhưng vì sao sau lại về vùi thân trong chốn quê mùa Miyamoto, vừa vót tăm lại sanh sự với đứa con hãy còn bé? Có thể danh hiệu Hinoshita gì gì đó chỉ là thứ Munisai tự nghĩ ra để thổi phồng bản thân mà thôi. Hay là vì tính cách một chiều, cực đoan mà bị người đời ghét bỏ, nên không còn cách nào khác phải về sống ở nơi khỉ ho cò gáy này.
Mà thật ra là trước đó không lâu, nhân vật này đã bị vợ bỏ.
Thê tử Munisai là Yoshiko, con gái một thổ hào làng Heifuku quận Sayo thuộc xứ Harima cách làng Miyamoto một dãy núi (Yoshiko là sinh mẫu của Musashi nhưng cũng có thuyết nói rằng Musashi là con riêng của Yoshiko). Yoshiko chán ngán tính cách điên cuồng của Munisai mà bỏ trốn, hay là bị Munisai đuổi đi. Cho dù là thế nào đi nữa thì người phóng dao vào con mình đã đối xử như thế nào với vợ, điều này cũng không khó tưởng tượng. Rốt cuộc là hai người đã không chung sống được với nhau. Khi Musahi được ba tuổi thì bà Yoshiko bỏ nhà ra đi, sau tái hôn với người xứ Banshuu (Harima) là Tasumi Masahisa.
Sau này Munisai lấy người phụ nữ khác tên là Omasa làm vợ. Bia mộ của Munisai và Omasa đến nay vẫn còn ở phố Kagamino quận Tomata tỉnh Okayama. Sau này hậu nhân khảo sát thì thấy, Musashi là một người tài năng về văn chương học thuật, nhưng cho đến già vẫn không hề kể lại hay ghi chép một điều gì về nơi sinh chốn đẻ cũng như thời niên thiếu của mình. Có lẽ là đã trưởng thành trong một hoàn cảnh phức tạp, lạnh nhạt đến mức không thể nói ra được chăng? Đây là một điểm trọng yếu để hiểu về tính cách của nhân vật dị thường này.
Musashi sinh ra khi Munisai đã về già. Munisai mất tại làng sơn cước Miyamoto này vào năm Tenshou thứ mười tám. Lên bảy tuổi Musashi thành trẻ mồ côi và sau này đến đến đi đi, nương tựa nhờ những người bà con ở Banshuu. Sau cùng được gửi đến thảo am cho một nhà sư nuôi dạy. Trong số kiếm khách thì Musashi là người có học vấn uyên thâm, nền tảng đó có lẽ bắt đầu từ đây. Nhưng người ta vẫn không biết tên ngôi chùa ở Banshuu cũng như sư ông đã nuôi dạy Musashi.
Năm mười ba tuổi có binh pháp giả phái Shintou Ryu tên là Arima Kihei đến làng Miyamoto. Shintou Ryu là một võ phái thịnh hành ở khu vực lân cận xứ Mikawa khi Tokugawa Ieyasu vẫn còn ở đấy.
Lúc bấy giờ có binh pháp giả Arima Tokisada lang bạt đến xứ Mikawa. Ieyasu rất trân trọng phái này và theo học hết những điều cực ý. Sau khi Tokisada chết thì Ieyasu tiếc nuối, không muốn để nhà Arima tuyệt diệt nên cho nhận một người tên Akishige làm dưỡng tử, đổi tên thành Buzen Nokami và nhân vật này sau này giữ chức chỉ nam cho nhà Tokugawa ở Kishuu. Phái Shintou Ryu này thịnh hành cho đến giữa thời Edo.
Tên Arima Kihei đến làng Miyamoto này thuộc dòng họ Arima Buzen. Đây là nhân vật ưa lòe loẹt, đến làng dựng cọc dăng dây, cắm bảng đại khái viết rằng, nếu có anh hùng hào kiệt thì đấu với ta một trận. Dân làng trông thấy hoảng hồn.
Mục đích của Arima Kihei, dĩ nhiên là ngoài việc rèn luyện võ nghệ (Musha shugyou) thì đây còn là một hình thức tuyên truyền tông phái. Nhưng cho dù như thế, thì sao lại chọn nơi quê mùa vắng bóng võ sĩ như làng Miyamoto này làm nơi cắm cọc dăng bảng, mà không phải là Kyoto hay Edo, thế là ý gì?
Có lẽ bản ý của hắn chỉ là bán mặt ở địa phương này nhằm kiếm chác chút gì từ trưởng thôn. Đây cũng là một thủ đoạn độ nhật qua ngày của bọn võ sĩ giang hồ cuối thời Chiến Quốc. Nhưng thật bất hạnh cho Kihei khi người nhìn thấy bảng thách đấu lại là Bennosuke mới mười ba tuổi.
Bennosuke là con của võ sĩ nên không ưa người ta nói này nói nọ về Kihei, hắn tạt mực vào bảng hiệu của Arimai, ký tên vào bảng thách đấu rồi trở về chùa dường như không hay biết gì.
Nhưng Arima Kihei không xem rằng đó chỉ là trò nghịch ngợm của thằng nhãi mười ba tuổi. Hắn lập tức đến nơi dựng bảng, chặt tre vây thành hàng rào dựng đài tỉ thí rồi cho sứ giả đến chùa, bắt phải trả lời thư thách đấu. Sư trụ trì nuôi dưỡng Bennosuke hoảng hồn, lật đật chạy đến chỗ Kihei phân trần tạ tội.
- Thưa ngài, nó chỉ là một đứa trẻ.
Nhưng Kihei chẳng thèm ừ một tiếng. Dĩ nhiên là nếu bỏ qua thì tin đồn sẽ lan đi những nơi khác, hóa ra là Arima Kihei đã bỏ chạy không dám nhận lời thách đấu của một đứa trẻ.
- Trụ trì, đây không phải là ý mỗ. Vì chuyện này đã lan ra vùng bên cạnh. Lúc đó có đông kẻ chứng kiến. Mỗ muốn hôm sau phải bắt thằng Bennosuke xin lỗi trước đám đông.
- Như thế không khó đâu ạ. Bần tăng sẽ xách cổ nó đến cho ngài gõ đầu dạy bảo.
Ngày đó đã đến. Thầy chùa dẫn Bennosuke tiến đến trước Arima Kihei, đè đầu:
- Này, xin lỗi đi!
Bennosuke lặng câm không nói một lời, trừng mắt nhìn Kihei khiến hắn bối rối.
- Thằng nhóc, mau xin lỗi!
Vừa dứt lời thì Bennosuke vung cây gậy gỗ sồi trong tay xông tới, Kihei vừa tránh kịp vội rút gươm:
- Đã thế tao chém chết không tha!
Bennosuke trông thấy vội ném gậy đi, thét lớn:
- Vật nào!
- Ừ thì vật!
Khi vừa thấy đối phương rút gươm là đã biết không địch lại nên cố lái trận đấu sang hướng khác, đúng là thiên tài trong chiến thuật. Kihei cũng vứt gươm lao vào, đúng là hắn thấy con nít mà sơ suất. Vừa lao vào vật thì Bennosuke đã dùng quái lực của mình nâng bổng Kihei lên rồi ném phịch xuống đất. Đối phương còn đang hoảng hồn toan lồm cồm ngồi dậy thì đã bị cây gậy kia giáng xuống đầu, hộc máu ói cơm cả ra.
Kihei còn đang loạn choạng thì đã bị bồi tiếp mấy nhát, Bennosuke giết chết đối phương như dầm nát con ếch. Dân làng trông thấy cảnh tượng tàn nhẫn đó không khỏi rùng mình.
Musashi trong cuốn “Gorin no sho” của mình có viết:
-Ta từ nhỏ đã để tâm đến binh pháp, năm mười ba tuổi đấu trận đầu tiên. Đối phương là Arima Kihei phái Shintou Ryu.
Chính là chuyện này. Sau đó có lẽ Musashi không còn lưu lại làng nữa mà trốn khỏi chùa lưu lạc sang các nước. Lúc bấy giờ là thời kỳ cuối của đợt xuất binh chinh phạt Triều Tiên của Thái Cáp Toyotomi Hideyoshi, thiên hạ mệt mỏi kiệt quệ, khắp nơi giặc cướp cùng bọn võ sĩ giang hồ ngang dọc tung hoành. Có lẽ Musashi cũng lẫn lộn trong đám người đó.
Năm mười sáu tuổi lang bạc đến xứ Tajima, đánh chết một binh pháp giả tên là Akiyama gì gì đó. Trận đấu với nhân vật Akiyama này không được ghi lại rõ ràng. Đến ngay cả Musashi cũng không nhớ tên đối thủ của mình, thì hẳn đây chỉ là một tay kiếm khách hạng xoàng mà thôi.
Như Watanabe Kouan có nhắc đến, Musashi tự rèn luyện và hội đắc kiếm thuật. Suốt cuộc đời Musashi chẳng hề theo học phái nào mà cũng không tôn ai làm thầy. Binh pháp của Musashi được đúc kết từ kinh nghiệm giao đấu thực tế. Không cần học mà có thể hệ thống hóa từ thực chiến thì cổ lai chỉ có mỗi mình Musashi.
Thời đó, nếu chỉ xét tên thôi cũng có đến vài trăm phái kiếm khác nhau. Mỗi phái lại có những kĩ thuật đi kiếm phức tạp tinh diệu khác nhau, nhưng có lẽ chỉ là sự quảng bá tuyên truyền, một chiến lược kinh doanh của họ mà thôi (các võ đường sống bằng số lượng võ sinh nên họ phải tìm cách tuyên truyền hình ảnh của mình).
Như Yagyu Tajima Nokami cũng từng nói rằng: “Tất cả các thế thủ (kamae), đòn thế đều là vô dụng”. Cái cốt yếu ở kiếm thuật chẳng qua chỉ là tốc độ đi kiếm mà thôi. Nhưng tốc độ đi kiếm lại phụ thuộc vào ba yếu tố mà không thể thiếu bất cứ mặt nào, đó là thần kinh vận động, thần kinh phản xạ siêu việt cùng với thể lực và khí lực. Xét về ba yếu tố này thì Musashi được thiên phú, đúng là nhân vật vạn người có một.
Kiếm thuật của Musashi thì chỉ có mỗi mình Musashi là nắm được mà kẻ khác không thể bắt chước. Sau này có những phái kiếm ra đời dưới ảnh hưởng của ông, như phái Musashi Ryu, Masana Ryu, Enmyou Ryu, Niten Ichi Ryu, v.v..., và các phái này đều tôn bậc thiên tài bất xuất thế này là khai tổ.
Sau khi Musashi mất thì các phái này cũng gần như biến mất và không thể trở thành một phái chính thống trong lịch sử binh pháp Nhật Bản, vì chẳng có người nào chỉ cần học Musashi là trở thành Musashi được.
/22
|