Kinh Đào

Q.1 - Chương 3 - Hài Nhi Khổ Mệnh

/7


Chiều hôm ấy ngược về phía bắc 10 dặm biển bỗng có một người kỳ quặc bơi lóp ngóp dưới biển lên, thân hình ướt sũng, cố gắng dùng thân người ôm bọc vải gấm lại. Hắn đi được vài bước thì ngã nhào ra đất, bọc gấm bị rớt xuống đất, bỗng dưng tiếng trẻ con khóc xé tim gan vang lên

_ Khốn kiếp, tiểu tử nhà mi khóc khóc cái gì? Hòa thượng ta vì che chắn cho mi, tay chân đều gãy, đã vậy vẫn phải cố bơi gần mười dặm dưới biển. Đói meo rồi đây.

Đứa bé nghe người đó nói, bèn khóc lớn hơn nữa. Người đấy nghe vậy, bèn ráng bò lên gần đứa nhỏ. Lúc này trời cũng chập chờn tối, nhìn kỹ thì thấy một thân hình cao to, mắt sắc như ưng. Trên đầu chẳng một sợi tóc, lại có chín chấm ở trên, thì ra là một hòa thượng

_ Nín nào, ngoan nào, ôi cha của ta, ông nội của ta, nín đi nào. Mi khóc lóc thế này ta biết làm sao đây

Nói đoạn, cố gượng chút hơi tàn đứng lên. Ẵm đứa nhỏ đi thẳng vào trong trấn tìm nơi hóa duyên. Lão vì tay chân đã gãy, nên khi bước đi cứ đau xé tim gan, lão cắn răng chịu đau đến nỗi chảy cả máu miệng

Đi mãi đến khi mặt trời đứng bóng, mới vào đến một thôn có người ở. Lão lê lết đi đến trước một cửa nhà, máu tươi bê bết vẫn còn rỉ ra kéo một mảng trên mặt xuống cánh tay, lão vung quyền gõ cửa đánh bốp, gọi to:

_ Có ai trong nhà không, cho ta hóa duyên!

_ Ai đấy?

Một người phụ nữ bước ra, khoảng 40 tuổi. Bà ta nhìn thấy vị sư thương tích đầy mình, lem luốc toàn màu thì bèn đâm nhợn. Nhưng ngặt vì Đại Việt có quốc giáo là Phật giáo, nên bà ta cũng không dám xua đuổi.

_ Chẳng hay, Đại sư cần chi?

_ Cần sữa, mong bà mở lòng từ bi cho ta ít sữa!

Nghe hòa thượng Bất Sân ăn nói thô lỗ, bà ta giật mình lùi vài bước. Người chồng đang chẻ củi gần đấy, nghe vậy cũng giận điên, bèn xách củi lao tới đập thẳng vào đầu Bất Sân hòa thượng.

_ Tổ cha thứ sư hổ mang, tu hành mà lại buông lời thóa mạ vợ ta sao?

Cây củi được ông ta đánh ra hết sức mình, ngờ đâu khi trúng vào đầu nhà sư thì như trúng phải tảng đá. Lực dội lại làm chảy máu hổ khẩu của lão.

_ Ngươi.... Ngươi ... là ... yêu quái sao?

_ Xin thí chủ tha lỗi, ta là tăng nhân của chùa Đại Thiện. Trên đường vì gặp giặc cướp nên mất hết đồ đạc, phải đi hóa duyên sống lây lất qua ngày.

_ Còn đây là........- Người vợ nhìn thấy bọc gấm mang trên người nhà sư, bèn tò mò nhìn vào

_ Là....con của ông....của đại sư sao- Người chồng tỏ vẻ nghi ngờ.

_ Đứa bé này ta nhặt được gần nơi bọn cướp, vì thấy tội nghiệp nên định mang về chùa nuôi dưỡng- Nhà sư thở dài rầu rĩ.

Người vợ thấy đứa trẻ cơ nhỡ, thiên chức của người làm mẹ nổi lên. Bèn chạy đến ôm đứa nhỏ vào lòng.

_ Nhà chúng tôi vừa may vắt được hai bầu sữa dê. Để tôi vào hâm nóng sữa rồi cho đứa bé này dùng.

Rồi chẳng kịp đợi nhà sư đồng ý, bà ta đã ẵm đứa bé đi vội vào nhà. Người chồng thấy vậy, cũng mau mau mời Bất Sân vào nhà. Cả hai tất bật bày cơm chay ra để đãi ông

Đến sáng hôm sau, cả hai tặng cho Bất Sân hòa thượng một bầu sữa dê cho đứa bé, còn có cả lương khô đi đường. Cả hai tiễn ông ra tận ngoài ngõ, rồi chỉ đường về chùa Đại Thiện. Đến khi ông và đứa nhỏ khuất dạng dưới đường mòn mới quay vào trong.

_ Mở cửa, mở cửa cho ta. Cái bọn lười biếng các ngươi lại ngủ quên rồi đúng không?

Tiếng kêu vừa dứt, rầm rập vài chục tăng nhân chạy ra. Thấy Bất Sân thì cả bọn biến sắc, tức tốc chắp tay hành lễ

_ Sư thúc

_ Ta chẳng có thời gian nói nhiều. Sư tổ đâu?

_ Sư tổ vừa về đến nơi, thấy công việc trong tự nhiều quá bèn giao hết cho chúng con cùng sư phụ, sau đó chống gậy đi mất

_ Hầy, ta đang có chuyện cần bẩm báo với sư phụ thì lại đi mất. Còn Bất Si sư huynh đâu?

_ Dạ sư phụ.....

Nhà sư nghe ấp úng, nhịn chẳng được bèn hỏi dồn

_ Hắn đâu, nói

_ Dạ sư phụ còn đang nấu ăn trong nhà bếp

_ Tốt, tốt lắm, ta đang cần mấy món ăn của hắn cho đứa nhỏ này ăn đây

Nói đoạn, Bất Sân hòa thượng đạp mạnh chân, lao vút vào trong chùa. Chúng tăng tất tả chạy theo chẳng kịp. Chân vừa chạm đến trước cửa nhà bếp, bèn xô mạnh cửa chạy thẳng vào

_ Sư huynh, cứu mạng, cứu mạng

_ Đừng quấy rầy ta đang nấu ăn

Một vị hòa thượng mập mạp ngẩng đầu lên, hai mép còn dính mỡ chưa lau sạch. Tay chân lấm lem các loại gia vị cùng rau cải. Hắn thoáng thấy Bất Sân thì kinh ngạc, quẳng đôi đũa cả đang dùng đảo thức ăn xuống lao tới

_ Sư đệ, sao lại thế này. Là ai đánh mi đến cỡ này

_ Chuyện dài dòng lắm, đứa nhỏ này đói lắm rồi. Huynh giúp ta nấu gì cho nó ăn với- Bất Sân hòa thượng đưa đứa nhỏ ra trước mặt Bất Si, kêu cứu vang trời

_ Hả, đưa ta xem- Vừa nhìn thấy đứa nhỏ, hòa thượng mập mạp bèn giật lấy. Đưa tay lên sờ vào cổ đứa nhỏ xong, lại thò mũi lại gần bọc gấm mà ngửi

_ Tên khốn kiếp nhà ngươi, có phải cho nó dùng sữa dê không?

_ Đúng vậy, ta lạc đường lại chẳng xin được cháo, hóa duyên được ít sữa dê cho nó uống. Ngờ đâu nó uống được vài lần thì bị tiêu chảy liên tục, đến khi ta mang về tự được thì nó gần như không khóc nổi nữa

_ Ngu ngốc- Hòa thượng Bất Si chửi lớn, sau đó rút vài cây kim bằng bạc ra, đâm thẳng vào các huyệt Túc Tam Lý, Khí Hải, Rồi sau đó lấy một cây nhang to tướng, đốt lên rồi hơ trên đầu đứa nhỏ

_ Ta dạy y thuật thì chẳng lo học, cứ ham mê thứ võ công sát phạt. Mi phải hiểu sữa dê rất khó tiêu, đứa nhỏ này còn nhỏ. Tam tiêu chưa ổn định, mi đút cái thứ đó vào nói sao nó chẳng bị tiêu chảy. Còn may là đưa về kịp

Bất Sân nghe xong, thì chỉ biết gãi đầu cười trừ. Sau đó để Bất Si cứu trị đứa nhỏ, bản thân thì lui ra sắp xếp an bày chỗ trong tự cho đứa bé

Sau khi đứa nhỏ gần tỉnh, Bất Si hòa thượng bèn nấu một ít cháo và thảo dược rồi đút cho nó. Nhịn đói lâu ngày, đứa bé thấy cháo đưa đến là nuốt ngay, ăn xong nó còn giương đôi mắt tìm thêm đồ ăn. Bất Si thấy đứa trẻ lanh lợi hoạt bát, cũng cảm mến trong lòng. Sau khi cho ăn xong thì ôm vào lòng dỗ cho đứa bé ngủ

_ Sư huynh, sao rồi?

_ Khẽ thôi, vừa mới ngủ xong. Mi theo ta về phòng nói chuyện

Vừa đến thư phòng, Bất Si bèn đóng cửa phòng lại, sau đó nghe ngóng thật kỹ mới cất tiếng

_ Đứa nhỏ này, đem từ đâu về? Mi biết nó là ai không?

Bất Sân lúc này bèn vò vò đầu, nói:

_ Ta giận Đạo Đức môn La Huyền vào quấy nhiễu nơi thanh tu của Đại sư huynh, bèn vào đại náo nơi đấy một trận. Đứa nhỏ này là ta đem từ nơi ấy về

Bất Si nghe xong, ngẩng đầu than trời:

_ Bất Sân à Bất Sân, khi nào mi mới bỏ được tính nóng nảy của mình đây. Đứa nhỏ này được bọc trong bọc gấm, trên người còn miếng ngọc bội màu xanh, có khắc chữ : LÝ theo thể triện văn. Mi nghĩ trẻ con tầm thường có thể có sao?

Bất Sân nghe xong cũng kinh ngạc, sau đó nói tiếp:

_ Chẳng lẽ là hậu nhân của Lý triều bị lưu lạc

Bất Si hòa thượng bèn uống ngụm trà, móc ra một tờ giấy, sau đó nói tiếp:

_ Còn nữa, trong túi gấm bọc đứa bé có một phong thư bằng máu. Ghi rõ lai lịch của nó. Còn có thêm một tờ giấy, là nét chữ của Vô Dụng chân nhân Đạo đức môn

_ Cái gì, sao ta không thấy- Bất Sân nhảy dựng lên, hoảng hốt

_ Đứa bé bị tiêu chảy, mi ngại dơ bẩn nên ngay cả quần còn chẳng thay cho nó. Thì làm sao thấy được những thứ được giấu bên trong. Ông ta rõ ràng đã đoán được việc mi sẽ đến cướp đưa bé, còn nhắn gửi vài lời với sư phụ là gửi đứa bé ở đây

Bất Sân nghe xong, bèn giật phăng tờ giấy trên tay sư huynh mình, bóc ra đọc to

Chư vị đồng đạo chùa Đại Thiện, bần đạo Vô Dụng, nhặt được đứa trẻ hậu nhân của Lý triều. Tự tiện nhận nó làm đồ đệ, đặt tên Lý Đồng Nhân. Vì lo nó thân trong loạn lạc, cảm nhiễm sát khí mà sau này thành ác nhân. Nên gửi đến quý tự, mong có thể dùng phật lực để cảm hóa đứa trẻ này

Vô dụng kính bút

_ Khốn kiếp, đến cả chuyện ta đem đứa nhỏ đi lão cũng đoán ra

_ Hà hà, Vô Dụng chân nhân tài trí hơn người, đoán được cũng chẳng có gì lạ. Sư đệ, đứa nhỏ đã là đệ mang về, vậy thì cứ để cho nó làm đệ tử của đệ

Nói rồi, Bất Si hòa thượng đẩy Bất Sân ra ngoài, đóng sập cửa. Bất Sân bị ép phải nuôi đứa nhỏ, lòng cảm thấy bức bối, muốn cãi với sư huynh nhưng chẳng biết làm sao. Sau một hồi dậm chân vùng vằng thì cũng về thư phòng của mình mà ngủ.


/7

THICHDOCTRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

[email protected]

DMCA.com Protection Status