Edit: Phong Miên
Beta: Cá Mập chứ không phải Cá Mập
Liên Đăng vô thức muốn tránh đi. Cô hơi ngửa người ra sau nhưng lại ngại thân phận của chàng ta nên cuối cùng vẫn không dám có phản ứng quá lớn. Hiện giờ, cô đang có chuyện cầu cạnh, tính mạng cũng nằm trong tay người ta rồi, đành mặc cho chàng ta xử lý vậy. Chàng ta biết cô có ý tránh, tay khựng lại giữa không khí, không thu lại cũng không đưa ra thêm mà chỉ nhìn cô, chờ cô tự hiểu ra, đoạn thẳng lưng lại mới đưa tay đến gần mặt cô.
Dường như cô hơi căng thẳng. Dưới ánh đèn, đôi mắt cô sáng đến chói lóa. Lúc nhìn chàng ta, mắt cô trợn to, cô sợ chàng ta sẽ ăn thịt mình chắc? Khóe miệng chàng ta hơi trễ xuống, lấy tay lột miếng hoa điền trên trán cô xuống.
Liên Đăng bị lột hơi đau. Cô ngơ ngác xoa vùng giữa hai lông mày. Cô đã gần như quên mất chuyện này. Đến khi trông thấy đôi cánh chim màu đỏ thẫm rơi xuống nệm, cô mới phát hiện là tự mình đã làm quá lên, người ta chẳng có ý gì cả, bỏ hết những thứ thừa thãi thì mới khắc họa lại được dáng mặt.
Cô hơi ngượng ngùng, cười xấu hổ: "Cái này do bạn tôi dán lên trước khi đi, cô ấy nói trang điểm vào sẽ đẹp hơn..."
Chàng ta nghe xong thì dần hiện lên nụ cười: "Quả thực là rất đẹp."
Liên Đăng không ngờ lại được chàng ta khen ngợi. Cô cảm thấy chàng ta không phải kiểu chịu hạ mình ứng phó với người khác, chàng ta nói đẹp thì nhất định là đẹp.
Cô là con gái, con gái luôn thích lời nói ngọt, cô cũng không ngoại lệ. Trước kia, ở trên Minh Sa Sơn không có quần áo để thay giặt, Vương A Bồ hay nói cô ở bẩn, cô cảm thấy rất buồn rầu. Sau này, cô dùng mấy tấm da dê đổi lấy một bộ Hồ phục, anh ta chỉ liếc qua rồi nói trông cũng tàm tạm. Quốc sư là người đàn ông đầu tiên khen cô đẹp, mặc dù cái đẹp này có thể chỉ để nói về miếng hoa điền trên trán nhưng cô vẫn cảm thấy rất vui.
Cô mím môi cười hơi gượng gạo, vừa cười vừa cố tìm kiếm sơ hở. Từ chân tóc đến cằm, rồi ra sau tai, tất cả chỗ có khả năng xuất hiện vết dán cô đều nhìn kỹ một lượt. Lạ thay, cô không phát hiện ra bất cứ dị thường gì. Vậy, gương mặt này hẳn là thật sao? Nếu là thật thì làm thế nào để giữ được cả trăm năm? Hoặc giả, ghi chép trong sử sách đều do đế vương thao túng, triều đình muốn chàng ta thọ ngang trời đất nên chàng ta nhất định phải trường sinh bất lão ư?
Cô cứ đứng ngây ra mà hứng chí suy đoán, không đề phòng chàng ta chụp cặn dầu lên mặt. Cô còn chưa kịp chuẩn bị gì, mắt đã tối sầm lại, sau đó trét tới nửa dưới, đến miệng của cô cũng bị bít kín.
Tay chàng ta nhẹ nhàng di chuyển trên mặt cô cách một lớp dầu mỏng manh giống như làm đồ gốm Việt Dao, phải nặn đi nặn lại từng chi tiết nhỏ một. Gương mặt cô dần dần hiện ra dưới lớp màng, kì lạ là mặt cô lại có đôi nét giống tượng Quan Âm mới đúc ở chùa Tướng Quốc năm ngoái.
"Tôi có hai lời khuyên, cô nhất định phải nhớ kĩ." Chàng ta mơn tr0n khóe miệng của cô, chậm rãi nói: "Giả vẫn mãi là giả, mánh khóe có giỏi đến đâu cũng sẽ có sơ hở. Nếu cô biết được điểm yếu của mình, cố gắng che giấu thì sẽ không có ai phát hiện ra bí mật của cô. Nhưng nếu cô quên mất thân phận của mình, tới gần hay thậm chí là đối mặt với kẻ thù thì sẽ phạm phải điều tối kỵ của dịch dung. Ví như khoảng cách của cô với cô bây giờ, sơ sẩy một cái là sẽ tự bại lộ ngay. Nếu tôi dịch dung, tôi sẽ không đứng gần cô như vậy... Còn một điều khác cần phải nhớ, vào Trường An rồi thì không thể lạm sát người vô tội. Cô có báo thù được hay không phải xem ý trời, tạo nghiệp quá nhiều thì trời cũng không tha thứ cho cô."
Gương mặt Liên Đăng ẩn dưới lớp cặn dầu, lòng bối rối, mặt nóng như nung. Phật giáo có loại năng lực tên là Tha Tâm Thông, không cần đối phương lên tiếng đã hiểu rõ lòng người, chẳng lẽ quốc sư cũng có phép thần thông ấy sao? Cô vẫn luôn hoài nghi tuổi của chàng ta, không biết có bị chàng ta phát giác hay chưa? Lời khuyên lúc trước của Xuân quan còn văng vẳng bên tai, cô không khỏi lo lắng. Nếu làm chàng ta bực mình thì có lẽ cô không cần phí sức vào thành tìm kẻ thù nữa, đao trên tay chàng ta sẽ xử cô luôn.
Cô không dám làm trái chàng ta. Mắt cô bị che kín, không nhìn thấy gì cả, chỉ nghe thấy giọng nói lạnh lùng của chàng ta quanh quẩn bên tai. Cô không thể trả lời, chỉ cố gắng gật đầu. Chàng ta coi như hài lòng, tay không hề ngừng lại, giọng điệu trở nên nhẹ nhàng hơn một chút, lẩm bẩm nói: "Cô bái Vương Lãng làm sư phụ quả không sai, cậu ta đã suy tính đủ đường cho cô. Ngay từ đầu, cậu ta đã có ý định đưa cô vào Thái Thượng thần cung. Vụ án Bách Lý Tế xảy ra ba năm trước, lúc đó mặc dù bổn tọa không trong triều nhưng vẫn nghe được đầu đuôi chuyện này. Cô chưa từng nghĩ đến việc nghe ngóng từ tôi à?"
Liên Đăng nghe vậy thì hơi ngẩng đẩu lên, tư thế kia đã nói lên suy nghĩ của cô. Chàng ta nhìn gương mặt trát đầy bùn, khóe môi khẽ nhếch lên: "Ý của cô là dù có hỏi thì tôi cũng không nói ư?"
Chẳng lẽ không phải sao? Dịch dung cho cô là để bảo vệ chu toàn cho Vương A Bồ và Thần cung. Nếu đưa danh sách kẻ thù cho cô, chẳng phải cái danh "Không màng thế sự" của quốc sư thành danh hão rồi hay sao? Bất luận là ai, bất kể chuyện gì thì sự giúp đỡ cũng chỉ có giới hạn của nó. Chàng ta giúp cô đến đây thì cô còn thấy cảm kích, nhưng nếu giúp sâu hơn thì e là cô phải nghi ngờ dụng ý của chàng ta.
Quả nhiên chàng ta chỉ đùa cô, một lúc sau mới đáp ừ: "Đoán không sai, quả thật là tôi sẽ không nói cho cô. Theo ý Vương Lãng, tôi thay cô lo liệu mới hợp lòng cậu ta. Bát gạo nuôi ân, đấu gạo dưỡng thù*, tốt quá hóa dở là đạo lí đã có từ xưa nay." Vừa nói, chàng ta vừa quan sát kĩ gương mặt cô, thấy gần được mới nhanh chóng vén từ dưới tai kéo lên, cẩn thận từng li từng tí lấy hết cặn dầu ra.
*Bát gạo nuôi ân, đấu gạo nuôi thù (câu gốc: thăng mễ ân đấu mễ cừu): ý chỉ nếu bạn ra tay giúp đỡ người khác, người đó sẽ coi bạn là ân nhân, nhưng nếu cứ giúp mãi thì họ sẽ coi đó là chuyện đương nhiên, không giúp nữa thì còn quay ra thù ghét.
Đường nét gương mặt cô đã ở trong tay, chàng ta xoay người, chậm rãi đi về phía cửa động. Trên mặt dinh dính nhưng Liên Đăng không bận tâm, chỉ nghiêng đầu lau qua vào vai áo rồi vội bước theo.
Ánh sáng trong động quá yếu, vừa đến cửa hang, cô bị đã ánh nắng làm chói mắt. Cô lấy tay che mắt, thất tha thất thểu đi đến đình Đào Nhiên. Quốc sư ngồi xuống mép đình, khuôn gốm đặt sẵn trên nệm cỏ nhưng không thấy chàng ta có hành động chuyên môn nào nữa, dường như chỉ cần phơi nắng nữa là được.
Cô không hiểu lắm, khoanh tay đứng ở bên cạnh khẽ hỏi: "Quốc sư, thế này là phải phơi khô khuôn ư?" Chàng ta khẽ gật đầu, cô lại hỏi: "Nung phôi gốm không phải là tốt hơn hay sao?"
Chàng ta mím môi, không muốn trả lời vấn đề của cô cho lắm nên dừng lại một chút rồi mới nói: "Tôi muốn khuôn gốm này thấm đượm dương khí, nung trong lửa, nhỡ thành ngói thì sao?"
Liên Đăng nghẹn lời, thầm nghĩ nếu không phải là khuôn mẫu không thể gặp sáng thì tại sao vừa rồi không làm dưới ánh nắng luôn đi? Lại còn phải vào hang động chịu rét, đến khi cái lạnh ngấm vào xương rồi mới chuyển ra ngoài, thế chẳng phải tự tìm khổ hay sao?! Cô nghĩ thì nghĩ vậy chứ không dám bép xép. Dù cô có hỏi thì chàng ta chỉ đáp quên rồi là mọi chuyện lại đi vào ngõ cụt.
Cô cũng là người biết cảm kích, biết thời thế, thấy chàng ta quay đầu không để ý đến cô nữa thì bèn chắp tay vái chào định cáo từ. Đúng lúc sắp đi thì chàng ta bỗng gọi cô lại, cau mày nói: "Hồi sáng cô đã gặp Xuân quan hả? Nói chuyện gì trong vườn vậy?"
Nhớ tới màn đối thoại với Phương Châu, đầu cô muốn nổ tung, từ đầu đến cuối, hai người toàn ông nói gà bà nói vịt. Người càng thông minh thì càng khó theo đuổi, cô đã tốn rất nhiều công sức, muốn hoàn thành tâm nguyện cho Chuyển Chuyển. Nhưng tiếc thay, Xuân quan hoàn toàn không có ý này, không thì chỉ có mấy câu ngắn gọn, đâu cần cố tình nói vòng vo phức tạp như vậy.
Nhưng chuyện mai mối này cũng hơi ngớ ngẩn, nói ra chỉ sợ khiến chàng ta phản cảm, cô không muốn nói kĩ nên chỉ nói không có gì: "Đúng lúc tôi tiễn bạn thì gặp Xuân quan, Xuân quan nói đang rảnh rỗi nên dẫn tôi đi dạo xung quanh. Sau đấy lại thấy quốc sư đi ngang qua nên Xuân quan với tôi tách nhau ra..." Cô liếc mắt thăm dò, mặt chàng ta vẫn tỉnh bơ như thường. Cô khẽ thở phào, vội dẫn chủ đề về chuyện mặt nạ: "Đúc khuôn xong còn cần tôi làm gì nữa không? Mặc dù không giúp được gì nhưng tôi vẫn làm được mấy việc vặt."
Song, chàng ta lại không hoan nghênh cô tham dự. Chàng ta đứng dậy nói: "Đây là bí thuật, không truyền cho người ngoài, nếu cô muốn học thì e rằng phải bái tôi làm thầy. Đáng tiếc, bổn tọa không nhận đồ đệ, thế nên cô chỉ cần trở về chờ tin tức của tôi. Làm xong, tôi khắc sẽ phái người tới truyền lời cho cô." Chàng ta vừa nói vừa đi xuống bậc thang, mới được một bước, như sực nhớ ra điều gì, chàng ta quay lại đưa tay về phía cô.
Liên Đăng không hiểu ý nhưng thấy tay chàng ta đang nắm lại, đoán chừng là có đồ gì đó muốn đưa cho cô! Cô ngập ngừng giơ tay ra nhận, chàng ta xòe tay ra, một vật nhẹ bẫng rơi vào lòng bàn tay cô. Cô cúi đầu nhìn, là miếng hoa điền. Nó nằm giữa kẽ tay cô, nhỏ bé mỏng manh như loài bướm gãy cánh.
Cô hơi giật mình, cứ tưởng đã mất rồi. Dù sao nó cũng nhỏ như vậy, gió thổi qua là bay mất luôn. Vừa nãy từ trong hang ra, cô không hề nghĩ đến nó, không ngờ nó lại ở trong tay chàng ta, trước khi đi vẫn không quên trả lại cho cô. Bởi việc này lại khiến lòng cô trào dâng sự thê lương trống vắng, không nói rõ được cũng không tả rõ được, lòng buồn bã vô cớ.
Vị quốc sư này luôn cho người ta cảm giác khó đoán, nói cao ngạo thì cũng không hẳn. Chí ít thì từ lần gặp ở chân tường Thần cung đến giờ, chàng ta tỏ ra rất bình thường. Bởi sự gửi gắm của Vương A Bồ nên chàng ta đã tận tâm giúp đỡ cô, nhưng nói chàng ta hiền lành thì bây giờ nói vẫn còn sớm. Bất kỳ lúc nào chàng ta cũng không quên gây khó dễ cho cô, mặc dù không ảnh hưởng toàn cục nhưng cũng đủ để khiến người ta buồn khổ một thời gian.
Liên Đăng vẫn chưa trở về, ánh mắt nhìn theo chàng ta, nhìn vạt áo dài quệt qua bàn đá xanh, theo gió đi về phía bãi cỏ.
Chàng ta đi rồi thì cái khuôn gốm này làm sao đây? Cứ để nó hấp thu tinh hoa đất trời như thế sao? Cô nhét hai tay vào tay áo, quan sát kĩ khuôn mặt. Nó được chép lại từ mặt cô nhưng cảm giác lại rất lạ lẫm, không giống lúc linh hồn cô rời khỏi cơ thể quan sát bản thân. Cô đứng đó ngần ngừ cả buổi, nếu đứng canh thì không biết phải canh tới khi nào. Lưỡng lự hồi lâu vẫn không nghĩ ra cách nào, cuối cùng cô đành trở lại Lâm Lang giới.
Mấy ngày sau đó, cô không ra khỏi Lâm Lang giới cũng không có tin tức gì từ quốc sư. Hàng ngày, chấn tử đưa cơm đúng giờ. Ngoài bọn họ ra, cô không hề gặp những người khác. Lúc Đàm Nô và Chuyển Chuyển ở đây không ngừng đấu võ mồm, thỉnh thoảng cô cũng chê họ phiền. Giờ các cô ấy không ở đây, cô mất đi liên hệ với bên ngoài như là bị nhốt giống những con hươu kia vậy.
Mặt nạ còn chưa làm xong thì cô vẫn phải ở lại nơi này. Cô nhàm chán lấy bàn cờ ra, ngồi trên bậc thềm, tự bày thế cờ rồi tự mình chơi hai quân. Đến khi trời tối, cô trèo lên trên nóc nhà, nằm trên mái ngói ngắm trăng.
Không biết hiện giờ Đàm Nô và Chuyển Chuyển thế nào, đã yên ổn hay chưa, đã thăm dò được tin tức nào hay chưa. Còn Vương A Bồ, trời lạnh rồi, huynh ấy đã chuẩn bị củi hay chưa. Hang núi lạnh lẽo, mong huynh ấy không bị lạnh giá nữa.
Cô là người nhớ nhà, tuy Minh Sa Sơn không được coi là nhà nhưng rời khỏi Đôn Hoàng rồi, không ngày nào là cô không nhớ đến những hang động với bốn vách tường trống tải. Tâm trạng buồn chán, cô gối hai tay nằm hát: "Cáo đỏ đứng trên cồn cát, nhà ai đang rước dâu? Ô kìa, đội đón dâu dài mười dặm, ngỗng đen cưỡi ngựa trắng, chim cút làm bà mai..."
Cô đang hát thì bỗng nghe thấy tiếng cười truyền tới từ phía trên đầu. Cô ngửa cổ nhìn, dưới ánh trăng, có người đang bước đến, đứng cách cô chỗ không xa, nhìn dáng người thì là Phương Châu.
Cô nhanh chóng chống tay ngồi dậy: "Sao Xuân quan lại tới đây?"
Anh ta ngồi xuống cạnh cô, cười nói: "Tôi không ngủ được nên ra ngoài cho khuây khỏa, nghe thấy có người đang hát nên cố tình đến cổ vũ." Sau đó, anh ta nghiền ngẫm lời ca, nói với vẻ khó hiểu: "Cáo đỏ đứng trên cồn cát, nó đang chờ nàng dâu của nó ư?"
Liên Đăng nói không phải: "Lúc mặt trời xuống núi, cáo đỏ đi giày cỏ là có thể biến thành người. Nó là người đưa tin trong sa mạc, mặt trời lặn bắt đầu đưa tin, mặt trời mọc sẽ trở lại thành trăng sáng."
Anh ta đến từ Trường An, nghe đủ chín bộ nhã nhạc và yến nhạc nhưng đây là lần đầu tiên nghe thấy lời ca này. Anh ta chưa từng nghe thấy cáo đỏ hay người đưa tin gì đó.
"Đây là nhạc thiếu nhi ở Tây Vực hả? Không giống nhạc Trung Nguyên."
Liên Đăng lắc đầu: "Tôi tự bịa đấy, lúc ở Đôn Hoàng, không có chuyện để làm nên tôi đành hát để giết thời gian."
Phương Châu ồ lên: "Mọi thứ ở đại mạc đều rất huyền diệu, còn có cả một con cáo đi giày cỏ."
Cô nghe xong cũng không trách anh ta, chỉ nhìn mặt trăng mà nói: "Cứ coi là thế đi!" Đoạn, cô quay sang nhếch miệng với anh ta: "Nếu tới rồi thì tôi hát từ đầu cho Xuân quan nghe nhé?"
Anh ta nói được, hai tay ôm má nhìn cô. Cô không có chút e thẹn nào, hắng giọng, khóe miệng ẩn chứa nụ cười, cảnh sắc tươi đẹp hiện ra qua lời ca êm ái như đang kể chuyện.
- -----oOo------
Beta: Cá Mập chứ không phải Cá Mập
Liên Đăng vô thức muốn tránh đi. Cô hơi ngửa người ra sau nhưng lại ngại thân phận của chàng ta nên cuối cùng vẫn không dám có phản ứng quá lớn. Hiện giờ, cô đang có chuyện cầu cạnh, tính mạng cũng nằm trong tay người ta rồi, đành mặc cho chàng ta xử lý vậy. Chàng ta biết cô có ý tránh, tay khựng lại giữa không khí, không thu lại cũng không đưa ra thêm mà chỉ nhìn cô, chờ cô tự hiểu ra, đoạn thẳng lưng lại mới đưa tay đến gần mặt cô.
Dường như cô hơi căng thẳng. Dưới ánh đèn, đôi mắt cô sáng đến chói lóa. Lúc nhìn chàng ta, mắt cô trợn to, cô sợ chàng ta sẽ ăn thịt mình chắc? Khóe miệng chàng ta hơi trễ xuống, lấy tay lột miếng hoa điền trên trán cô xuống.
Liên Đăng bị lột hơi đau. Cô ngơ ngác xoa vùng giữa hai lông mày. Cô đã gần như quên mất chuyện này. Đến khi trông thấy đôi cánh chim màu đỏ thẫm rơi xuống nệm, cô mới phát hiện là tự mình đã làm quá lên, người ta chẳng có ý gì cả, bỏ hết những thứ thừa thãi thì mới khắc họa lại được dáng mặt.
Cô hơi ngượng ngùng, cười xấu hổ: "Cái này do bạn tôi dán lên trước khi đi, cô ấy nói trang điểm vào sẽ đẹp hơn..."
Chàng ta nghe xong thì dần hiện lên nụ cười: "Quả thực là rất đẹp."
Liên Đăng không ngờ lại được chàng ta khen ngợi. Cô cảm thấy chàng ta không phải kiểu chịu hạ mình ứng phó với người khác, chàng ta nói đẹp thì nhất định là đẹp.
Cô là con gái, con gái luôn thích lời nói ngọt, cô cũng không ngoại lệ. Trước kia, ở trên Minh Sa Sơn không có quần áo để thay giặt, Vương A Bồ hay nói cô ở bẩn, cô cảm thấy rất buồn rầu. Sau này, cô dùng mấy tấm da dê đổi lấy một bộ Hồ phục, anh ta chỉ liếc qua rồi nói trông cũng tàm tạm. Quốc sư là người đàn ông đầu tiên khen cô đẹp, mặc dù cái đẹp này có thể chỉ để nói về miếng hoa điền trên trán nhưng cô vẫn cảm thấy rất vui.
Cô mím môi cười hơi gượng gạo, vừa cười vừa cố tìm kiếm sơ hở. Từ chân tóc đến cằm, rồi ra sau tai, tất cả chỗ có khả năng xuất hiện vết dán cô đều nhìn kỹ một lượt. Lạ thay, cô không phát hiện ra bất cứ dị thường gì. Vậy, gương mặt này hẳn là thật sao? Nếu là thật thì làm thế nào để giữ được cả trăm năm? Hoặc giả, ghi chép trong sử sách đều do đế vương thao túng, triều đình muốn chàng ta thọ ngang trời đất nên chàng ta nhất định phải trường sinh bất lão ư?
Cô cứ đứng ngây ra mà hứng chí suy đoán, không đề phòng chàng ta chụp cặn dầu lên mặt. Cô còn chưa kịp chuẩn bị gì, mắt đã tối sầm lại, sau đó trét tới nửa dưới, đến miệng của cô cũng bị bít kín.
Tay chàng ta nhẹ nhàng di chuyển trên mặt cô cách một lớp dầu mỏng manh giống như làm đồ gốm Việt Dao, phải nặn đi nặn lại từng chi tiết nhỏ một. Gương mặt cô dần dần hiện ra dưới lớp màng, kì lạ là mặt cô lại có đôi nét giống tượng Quan Âm mới đúc ở chùa Tướng Quốc năm ngoái.
"Tôi có hai lời khuyên, cô nhất định phải nhớ kĩ." Chàng ta mơn tr0n khóe miệng của cô, chậm rãi nói: "Giả vẫn mãi là giả, mánh khóe có giỏi đến đâu cũng sẽ có sơ hở. Nếu cô biết được điểm yếu của mình, cố gắng che giấu thì sẽ không có ai phát hiện ra bí mật của cô. Nhưng nếu cô quên mất thân phận của mình, tới gần hay thậm chí là đối mặt với kẻ thù thì sẽ phạm phải điều tối kỵ của dịch dung. Ví như khoảng cách của cô với cô bây giờ, sơ sẩy một cái là sẽ tự bại lộ ngay. Nếu tôi dịch dung, tôi sẽ không đứng gần cô như vậy... Còn một điều khác cần phải nhớ, vào Trường An rồi thì không thể lạm sát người vô tội. Cô có báo thù được hay không phải xem ý trời, tạo nghiệp quá nhiều thì trời cũng không tha thứ cho cô."
Gương mặt Liên Đăng ẩn dưới lớp cặn dầu, lòng bối rối, mặt nóng như nung. Phật giáo có loại năng lực tên là Tha Tâm Thông, không cần đối phương lên tiếng đã hiểu rõ lòng người, chẳng lẽ quốc sư cũng có phép thần thông ấy sao? Cô vẫn luôn hoài nghi tuổi của chàng ta, không biết có bị chàng ta phát giác hay chưa? Lời khuyên lúc trước của Xuân quan còn văng vẳng bên tai, cô không khỏi lo lắng. Nếu làm chàng ta bực mình thì có lẽ cô không cần phí sức vào thành tìm kẻ thù nữa, đao trên tay chàng ta sẽ xử cô luôn.
Cô không dám làm trái chàng ta. Mắt cô bị che kín, không nhìn thấy gì cả, chỉ nghe thấy giọng nói lạnh lùng của chàng ta quanh quẩn bên tai. Cô không thể trả lời, chỉ cố gắng gật đầu. Chàng ta coi như hài lòng, tay không hề ngừng lại, giọng điệu trở nên nhẹ nhàng hơn một chút, lẩm bẩm nói: "Cô bái Vương Lãng làm sư phụ quả không sai, cậu ta đã suy tính đủ đường cho cô. Ngay từ đầu, cậu ta đã có ý định đưa cô vào Thái Thượng thần cung. Vụ án Bách Lý Tế xảy ra ba năm trước, lúc đó mặc dù bổn tọa không trong triều nhưng vẫn nghe được đầu đuôi chuyện này. Cô chưa từng nghĩ đến việc nghe ngóng từ tôi à?"
Liên Đăng nghe vậy thì hơi ngẩng đẩu lên, tư thế kia đã nói lên suy nghĩ của cô. Chàng ta nhìn gương mặt trát đầy bùn, khóe môi khẽ nhếch lên: "Ý của cô là dù có hỏi thì tôi cũng không nói ư?"
Chẳng lẽ không phải sao? Dịch dung cho cô là để bảo vệ chu toàn cho Vương A Bồ và Thần cung. Nếu đưa danh sách kẻ thù cho cô, chẳng phải cái danh "Không màng thế sự" của quốc sư thành danh hão rồi hay sao? Bất luận là ai, bất kể chuyện gì thì sự giúp đỡ cũng chỉ có giới hạn của nó. Chàng ta giúp cô đến đây thì cô còn thấy cảm kích, nhưng nếu giúp sâu hơn thì e là cô phải nghi ngờ dụng ý của chàng ta.
Quả nhiên chàng ta chỉ đùa cô, một lúc sau mới đáp ừ: "Đoán không sai, quả thật là tôi sẽ không nói cho cô. Theo ý Vương Lãng, tôi thay cô lo liệu mới hợp lòng cậu ta. Bát gạo nuôi ân, đấu gạo dưỡng thù*, tốt quá hóa dở là đạo lí đã có từ xưa nay." Vừa nói, chàng ta vừa quan sát kĩ gương mặt cô, thấy gần được mới nhanh chóng vén từ dưới tai kéo lên, cẩn thận từng li từng tí lấy hết cặn dầu ra.
*Bát gạo nuôi ân, đấu gạo nuôi thù (câu gốc: thăng mễ ân đấu mễ cừu): ý chỉ nếu bạn ra tay giúp đỡ người khác, người đó sẽ coi bạn là ân nhân, nhưng nếu cứ giúp mãi thì họ sẽ coi đó là chuyện đương nhiên, không giúp nữa thì còn quay ra thù ghét.
Đường nét gương mặt cô đã ở trong tay, chàng ta xoay người, chậm rãi đi về phía cửa động. Trên mặt dinh dính nhưng Liên Đăng không bận tâm, chỉ nghiêng đầu lau qua vào vai áo rồi vội bước theo.
Ánh sáng trong động quá yếu, vừa đến cửa hang, cô bị đã ánh nắng làm chói mắt. Cô lấy tay che mắt, thất tha thất thểu đi đến đình Đào Nhiên. Quốc sư ngồi xuống mép đình, khuôn gốm đặt sẵn trên nệm cỏ nhưng không thấy chàng ta có hành động chuyên môn nào nữa, dường như chỉ cần phơi nắng nữa là được.
Cô không hiểu lắm, khoanh tay đứng ở bên cạnh khẽ hỏi: "Quốc sư, thế này là phải phơi khô khuôn ư?" Chàng ta khẽ gật đầu, cô lại hỏi: "Nung phôi gốm không phải là tốt hơn hay sao?"
Chàng ta mím môi, không muốn trả lời vấn đề của cô cho lắm nên dừng lại một chút rồi mới nói: "Tôi muốn khuôn gốm này thấm đượm dương khí, nung trong lửa, nhỡ thành ngói thì sao?"
Liên Đăng nghẹn lời, thầm nghĩ nếu không phải là khuôn mẫu không thể gặp sáng thì tại sao vừa rồi không làm dưới ánh nắng luôn đi? Lại còn phải vào hang động chịu rét, đến khi cái lạnh ngấm vào xương rồi mới chuyển ra ngoài, thế chẳng phải tự tìm khổ hay sao?! Cô nghĩ thì nghĩ vậy chứ không dám bép xép. Dù cô có hỏi thì chàng ta chỉ đáp quên rồi là mọi chuyện lại đi vào ngõ cụt.
Cô cũng là người biết cảm kích, biết thời thế, thấy chàng ta quay đầu không để ý đến cô nữa thì bèn chắp tay vái chào định cáo từ. Đúng lúc sắp đi thì chàng ta bỗng gọi cô lại, cau mày nói: "Hồi sáng cô đã gặp Xuân quan hả? Nói chuyện gì trong vườn vậy?"
Nhớ tới màn đối thoại với Phương Châu, đầu cô muốn nổ tung, từ đầu đến cuối, hai người toàn ông nói gà bà nói vịt. Người càng thông minh thì càng khó theo đuổi, cô đã tốn rất nhiều công sức, muốn hoàn thành tâm nguyện cho Chuyển Chuyển. Nhưng tiếc thay, Xuân quan hoàn toàn không có ý này, không thì chỉ có mấy câu ngắn gọn, đâu cần cố tình nói vòng vo phức tạp như vậy.
Nhưng chuyện mai mối này cũng hơi ngớ ngẩn, nói ra chỉ sợ khiến chàng ta phản cảm, cô không muốn nói kĩ nên chỉ nói không có gì: "Đúng lúc tôi tiễn bạn thì gặp Xuân quan, Xuân quan nói đang rảnh rỗi nên dẫn tôi đi dạo xung quanh. Sau đấy lại thấy quốc sư đi ngang qua nên Xuân quan với tôi tách nhau ra..." Cô liếc mắt thăm dò, mặt chàng ta vẫn tỉnh bơ như thường. Cô khẽ thở phào, vội dẫn chủ đề về chuyện mặt nạ: "Đúc khuôn xong còn cần tôi làm gì nữa không? Mặc dù không giúp được gì nhưng tôi vẫn làm được mấy việc vặt."
Song, chàng ta lại không hoan nghênh cô tham dự. Chàng ta đứng dậy nói: "Đây là bí thuật, không truyền cho người ngoài, nếu cô muốn học thì e rằng phải bái tôi làm thầy. Đáng tiếc, bổn tọa không nhận đồ đệ, thế nên cô chỉ cần trở về chờ tin tức của tôi. Làm xong, tôi khắc sẽ phái người tới truyền lời cho cô." Chàng ta vừa nói vừa đi xuống bậc thang, mới được một bước, như sực nhớ ra điều gì, chàng ta quay lại đưa tay về phía cô.
Liên Đăng không hiểu ý nhưng thấy tay chàng ta đang nắm lại, đoán chừng là có đồ gì đó muốn đưa cho cô! Cô ngập ngừng giơ tay ra nhận, chàng ta xòe tay ra, một vật nhẹ bẫng rơi vào lòng bàn tay cô. Cô cúi đầu nhìn, là miếng hoa điền. Nó nằm giữa kẽ tay cô, nhỏ bé mỏng manh như loài bướm gãy cánh.
Cô hơi giật mình, cứ tưởng đã mất rồi. Dù sao nó cũng nhỏ như vậy, gió thổi qua là bay mất luôn. Vừa nãy từ trong hang ra, cô không hề nghĩ đến nó, không ngờ nó lại ở trong tay chàng ta, trước khi đi vẫn không quên trả lại cho cô. Bởi việc này lại khiến lòng cô trào dâng sự thê lương trống vắng, không nói rõ được cũng không tả rõ được, lòng buồn bã vô cớ.
Vị quốc sư này luôn cho người ta cảm giác khó đoán, nói cao ngạo thì cũng không hẳn. Chí ít thì từ lần gặp ở chân tường Thần cung đến giờ, chàng ta tỏ ra rất bình thường. Bởi sự gửi gắm của Vương A Bồ nên chàng ta đã tận tâm giúp đỡ cô, nhưng nói chàng ta hiền lành thì bây giờ nói vẫn còn sớm. Bất kỳ lúc nào chàng ta cũng không quên gây khó dễ cho cô, mặc dù không ảnh hưởng toàn cục nhưng cũng đủ để khiến người ta buồn khổ một thời gian.
Liên Đăng vẫn chưa trở về, ánh mắt nhìn theo chàng ta, nhìn vạt áo dài quệt qua bàn đá xanh, theo gió đi về phía bãi cỏ.
Chàng ta đi rồi thì cái khuôn gốm này làm sao đây? Cứ để nó hấp thu tinh hoa đất trời như thế sao? Cô nhét hai tay vào tay áo, quan sát kĩ khuôn mặt. Nó được chép lại từ mặt cô nhưng cảm giác lại rất lạ lẫm, không giống lúc linh hồn cô rời khỏi cơ thể quan sát bản thân. Cô đứng đó ngần ngừ cả buổi, nếu đứng canh thì không biết phải canh tới khi nào. Lưỡng lự hồi lâu vẫn không nghĩ ra cách nào, cuối cùng cô đành trở lại Lâm Lang giới.
Mấy ngày sau đó, cô không ra khỏi Lâm Lang giới cũng không có tin tức gì từ quốc sư. Hàng ngày, chấn tử đưa cơm đúng giờ. Ngoài bọn họ ra, cô không hề gặp những người khác. Lúc Đàm Nô và Chuyển Chuyển ở đây không ngừng đấu võ mồm, thỉnh thoảng cô cũng chê họ phiền. Giờ các cô ấy không ở đây, cô mất đi liên hệ với bên ngoài như là bị nhốt giống những con hươu kia vậy.
Mặt nạ còn chưa làm xong thì cô vẫn phải ở lại nơi này. Cô nhàm chán lấy bàn cờ ra, ngồi trên bậc thềm, tự bày thế cờ rồi tự mình chơi hai quân. Đến khi trời tối, cô trèo lên trên nóc nhà, nằm trên mái ngói ngắm trăng.
Không biết hiện giờ Đàm Nô và Chuyển Chuyển thế nào, đã yên ổn hay chưa, đã thăm dò được tin tức nào hay chưa. Còn Vương A Bồ, trời lạnh rồi, huynh ấy đã chuẩn bị củi hay chưa. Hang núi lạnh lẽo, mong huynh ấy không bị lạnh giá nữa.
Cô là người nhớ nhà, tuy Minh Sa Sơn không được coi là nhà nhưng rời khỏi Đôn Hoàng rồi, không ngày nào là cô không nhớ đến những hang động với bốn vách tường trống tải. Tâm trạng buồn chán, cô gối hai tay nằm hát: "Cáo đỏ đứng trên cồn cát, nhà ai đang rước dâu? Ô kìa, đội đón dâu dài mười dặm, ngỗng đen cưỡi ngựa trắng, chim cút làm bà mai..."
Cô đang hát thì bỗng nghe thấy tiếng cười truyền tới từ phía trên đầu. Cô ngửa cổ nhìn, dưới ánh trăng, có người đang bước đến, đứng cách cô chỗ không xa, nhìn dáng người thì là Phương Châu.
Cô nhanh chóng chống tay ngồi dậy: "Sao Xuân quan lại tới đây?"
Anh ta ngồi xuống cạnh cô, cười nói: "Tôi không ngủ được nên ra ngoài cho khuây khỏa, nghe thấy có người đang hát nên cố tình đến cổ vũ." Sau đó, anh ta nghiền ngẫm lời ca, nói với vẻ khó hiểu: "Cáo đỏ đứng trên cồn cát, nó đang chờ nàng dâu của nó ư?"
Liên Đăng nói không phải: "Lúc mặt trời xuống núi, cáo đỏ đi giày cỏ là có thể biến thành người. Nó là người đưa tin trong sa mạc, mặt trời lặn bắt đầu đưa tin, mặt trời mọc sẽ trở lại thành trăng sáng."
Anh ta đến từ Trường An, nghe đủ chín bộ nhã nhạc và yến nhạc nhưng đây là lần đầu tiên nghe thấy lời ca này. Anh ta chưa từng nghe thấy cáo đỏ hay người đưa tin gì đó.
"Đây là nhạc thiếu nhi ở Tây Vực hả? Không giống nhạc Trung Nguyên."
Liên Đăng lắc đầu: "Tôi tự bịa đấy, lúc ở Đôn Hoàng, không có chuyện để làm nên tôi đành hát để giết thời gian."
Phương Châu ồ lên: "Mọi thứ ở đại mạc đều rất huyền diệu, còn có cả một con cáo đi giày cỏ."
Cô nghe xong cũng không trách anh ta, chỉ nhìn mặt trăng mà nói: "Cứ coi là thế đi!" Đoạn, cô quay sang nhếch miệng với anh ta: "Nếu tới rồi thì tôi hát từ đầu cho Xuân quan nghe nhé?"
Anh ta nói được, hai tay ôm má nhìn cô. Cô không có chút e thẹn nào, hắng giọng, khóe miệng ẩn chứa nụ cười, cảnh sắc tươi đẹp hiện ra qua lời ca êm ái như đang kể chuyện.
- -----oOo------
/124
|